Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN NHÀ VIỆT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (183.43 KB, 14 trang )

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN NHÀ VIỆT
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Nhà Việt
Công ty Cổ phần Nhà Việt có:
- Tên giao dịch : CÔNG TY CỔ PHẦN NHÀ VIỆT
- Tên Tiếng Anh : Viethome Joint Stock Company
- Tên viết tắt : Viethome., JSC
- Trụ sở chính : Số nhà 19 ngách 91/20, phố Nguyễn Chí Thanh, Phường
Láng Hạ, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội.
Công ty Cổ phần Nhà Việt được thành lập theo mô hình Công ty Cổ
phần, được tổ chức và hoạt động theo luật Doanh nghiệp. Công ty là một đơn vị
kinh doanh, hạch toán độc lập, tự chủ về tài chính, bảo toàn và phát triển vốn, tự
bù đắp chi phí và tự chịu rủi ro. Công ty có tài khoản riêng, có con dấu riêng
được sở Thương mại Cấp giấy phép hoạt động và được Sở Kế hoạch và Đầu tư
thành phố Hà Nội cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngày 16/08/2002.
Căn cứ theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đã được Sở kế hoạch
và đầu tư Hà Nội cấp phép hoạt động, các lĩnh vực kinh doanh của Công ty Cổ
phần Nhà Việt bao gồm:
- Xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp; trang trí nội ngoại thất.
- Sản xuất đồ nội thất, đồ lưu niệm, đồ gỗ, các sản phẩm từ cao su, plastic, kim
loại và vật liệu xây dựng, bao bì.
- Thiết kế tổng mặt bằng, kiến trúc, nội ngoại thất đối với các công trình xây
dựng dân dụng, công nghiệp; tư vấn xây dựng; thiết kế tạo mẫu, in logo, biểu
tượng.
- Quảng cáo thương mại; in và các dịch vụ liên quan đến in (trừ loại hình Nhà
nước cấm).
- Tư vấn đầu tư trong và ngoài nước; xúc tiến thương mại; buôn bán sản phẩm
nội thất, thiết bị văn phòng, đồ dùng, mỹ phẩm; sản xuất và buôn bán thực phẩm
thủy sản; đại lý mua bán, ký gửi hàng hóa.
- Dịch vụ vận tải hàng hóa, vận chuyển hành khách bằng xe ôtô theo hợp
đồng…
Thành lập năm 2002 với chỉ vẻn vẹn 05 thành viên, đến nay Công ty Cổ


phần Nhà Việt đã có bộ máy hơn 80 cán bộ công nhân viên cùng nhà xưởng sản
xuất rộng gần 2000m
2
. Với phương châm làm việc “Chúng tôi nói cái chúng tôi
làm”, Công ty Cổ phần Nhà Việt xác định: mỗi thách thức là một cơ hội. Công
ty đã và đang phát huy nghiên cứu đổi mới về cả sản phẩm và phương thức tiếp
cận thị trường.
Hiện nay, Công ty Cổ phần Nhà Việt đang đẩy mạnh 05 mảng kinh doanh
lớn, đó là: Quảng cáo - Nội thất - Thiết kế - Xây dựng - Thương mại. Trong đó
mảng Thiết kế, Quảng cáo và Nội thất thực sự là thế mạnh của Công ty. Các sản
phẩm của Công ty cũng đã đáp ứng được nhiều đối tác lớn như: Yamaha Motor
Việt Nam, Ford Việt Nam, Unilever Việt Nam, Honda Việt Nam, VPBank,
Tràng Tiền Plaza, Hà Đông Plaza, Nagakawa… và rất nhiều các Công ty, các
Văn phòng đại diện, các cá nhân trong và ngoài nước.
Bảng số 1: Một số chỉ tiêu khái quát của Công ty trong những năm gần đây.
Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
1) Doanh thu tiêu thụ
Triệu đồng 3.147,9 9.498,7 14.245,2
2) Vốn chủ sở hữu Triệu đồng 1.125 1.125 1.500
3) Lợi nhuận sau thuế Triệu đồng 247,3 717,6 -
4) Thu nhập bình quân 1000 đồng 1.315 1.856 2.072
1.2. Tổ chức bộ máy hoạt động của Công ty Cổ phần Nhà Việt
Theo điều lệ của Công ty thì Bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Nhà
Việt bao gồm:
- Đại hội đồng cổ đông.
- Hội đồng Quản trị.
- Tổng Giám đốc.
Hội đồng quản trị
Tổng Giám đốc
Giám đốc phụ trách khối văn phòngGiám đốc phụ trách khối kinh doanhGiám đốc phụ trách khối săn xuấtTrưởng phòng kế toán

Bộ phận Thương mạiBộ phận HC&NSBộ phận Kinh doanhBộ phận Thiết kếBộ phận Sản xuấtBộ phận Xưởng nội thấtBộ phận TC&KT
- Giám đốc phụ trách các bộ phận.
- Các bộ phận chức năng hoạt động chuyên môn.
Sơ đồ số 1: Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Nhà Việt
Trong đó chức năng và nhiệm vụ của từng đối tượng được quy định như sau:

Đại hội cổ đông: là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty, bao gồm tất cả
các Cổ đông có quyền biểu quyết.

Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý Công ty do Đại hội đồng Cổ đông bầu
ra và là cơ quan đại diện thường trực của Đại hội đồng Cổ đông, thay mặt cho
Đại hội đồng quản trị Công ty giữa 02 kỳ đại hội. Hội đồng Quản trị có toàn
quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích
quyền lợi của Công ty, từ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng Cổ
đông. Hội đồng quản trị Công ty từ 03 đến 06 thành viên, nhiệm kỳ 05 năm. Số
thành viên Hội đồng quản trị mỗi nhiệm kỳ do Đại hội đồng Cổ đông quyết
định. Thành viên Hội đồng quản trị do Đại hội đồng Cổ đông bổ nhiệm hoặc
miễn nhiệm. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng quản trị được
quy định trong điều lệ Công ty.

Tổng Giám đốc: là cấp quản lý điều hành hàng ngày của Công ty, Tổng
Giám đốc do Hội đồng quản trị bổ nhiệm và miễn nhiệm. Chức năng, nhiệm vụ
và quyền hạn của Tổng Giám đốc được quy định chi tiết trong điều lệ Công ty.

Giám đốc bộ phận: là cấp quản lý điều hành hàng ngày của Công ty, Giám
đốc bộ phận do Tổng giám đốc bổ nhiệm và miễn nhiệm. Chức năng, nhiệm vụ
và quyền hạn của Giám đốc bộ phận được quy định chi tiết như sau:
• Giám đốc phụ trách khối văn phòng:
- Do Tổng Giám đốc bổ nhiệm. Gọi tắt là Giám đốc hành chính.
- Chức năng phụ trách các công việc hậu cần về nhân sự, đào tạo, hành chính,

quản lý tài sản công ty, quan hệ đối ngoại và phát triển thương hiệu.
- Quản lý, điều hành và xắp xếp tổ chức bộ máy nhân sự trực tiếp trong bộ phận
Thương mại và bộ phận Hành chính của Công ty.

• Giám đốc phụ trách khối kinh doanh :
- Do Tổng Giám đốc bổ nhiệm. Gọi tắt là Giám đốc kinh doanh.
- Thực hiện chức năng tự doanh, tìm kiếm khách hàng, mở rộng mạng lưới,
nghiên cứu và thực hiện dự án. Quản lý, chăm sóc khách hàng và hoạch định
chiến lược phát triển kinh doanh của Công ty.
- Quản lý, điều hành và xắp xếp tổ chức bộ máy nhân sự trực tiếp trong bộ phận
kinh doanh và bộ phận thiết kế của Công ty. Riêng bộ phận thiết kế, do đặc thù
nghề nghiệp, cần có báo cáo trực tiếp lên Tổng giám đốc.
• Giám đốc phụ trách khối sản xuất :
- Do Tổng Giám đốc bổ nhiệm. Gọi tắt là Giám đốc sản xuất.
- Có trách nhiệm quản lý sản xuất, tìm đối tác sản xuất và thực hiện thi công sản
xuất các hợp đồng của Công ty. Thực hiện nhiệm vụ bảo trì bảo dưỡng sản
phẩm do công ty sản xuất gọi chung là dịch vụ sau bán hàng.
- Quản lý, điều hành và xắp xếp tổ chức bộ máy nhân sự trực tiếp trong bộ phận
sản xuất và bộ phận xưởng sản xuất nội thất của Công ty. Riêng bộ phận xưởng
sản xuất nội thất, do đặc thù công việc và hoạt động tách rời trụ sở Công ty, cần
kết hợp với cán bộ phụ trách xưởng có báo cáo trực tiếp lên Tổng giám đốc.

Các phòng chức năng:
Thực thi công việc Công ty là các phòng chức năng, nằm dưới quyền điều hành
trực tiếp của Giám đốc bộ phận chuyên quyền.
♦ Bộ phận hành chính - nhân sự :
- Chức năng thực thi các công việc hậu cần về nhân sự, đào tạo, hành chính,
quản lý tài sản công ty, quan hệ đối ngoại và phát triển thương hiệu.
- Giúp việc cho Giám đốc bộ phận, hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn.
- Nhân sự bộ phận gồm nhân viên bộ phận văn phòng,nhân sự, kho, reception

và tổ xe (lái xe), do Giám đốc phụ trách bộ phận bổ nhiệm và bãi nhiệm có báo
cáo trình Tổng giám đốc.
- Thuộc quyền quản lý trực tiếp của Giám đốc hành chính.
♦ Bộ phận thương mại:
- Có các trưởng bộ phận phụ trách ngành nghề kinh doanh do Giám đốc phụ
trách bộ phận bổ nhiệm và bãi nhiệm.
- Chức năng kinh doanh thương mại với ngành nghề theo chức năng hoạt động
được Sở Kế hoạch Đầu tư Hà Nội cấp phép.
- Giúp việc cho Giám đốc bộ phận, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao
- Nhân sự bộ phận gồm nhân viên bộ phận căn cứ theo nhu cầu sử dụng nhân sự
của bộ phận, do Giám đốc phụ trách bộ phận bổ nhiệm và bãi nhiệm.
- Thuộc quyền quản lý trực tiếp của Giám đốc hành chính.
♦ Bộ phận tài chính – kế toán :
- Có trách nhiệm lập kế hoạch tài chính cho công ty, thực hiện việc hạch toán
các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong suốt quá trình hợp đồng của công ty, lập
các báo cáo tài chính phục vụ công tác quản lý và theo chế độ quy định.
- Thực thi nghiệp vụ báo cáo thuế, làm các công việc liên quan và giúp Công ty
thực thi nghĩa vụ thuế với Nhà nước theo quy định của Pháp luật.
- Nhân sự bộ phận do Trưởng bộ phận đề cử Tổng giám đốc bổ nhiệm. Giúp
việc cho Trưởng bộ phận phụ trách bộ phận.
- Thuộc quyền quản lý trực tiếp của Trưởng bộ phận phụ trách bộ phận tài chính
- kế toán gọi tắt là Trưởng phòng kế toán.
Trách nhiệm của Trưởng phòng kế toán bao gồm:
+ Có trách nhiệm lập kế hoạch tài chính cho công ty, thực hiện việc hạch toán
các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong suốt quá trình hợp đồng của công ty, lập
các báo cáo tài chính phục vụ công tác quản lý và theo chế độ quy định.

×