Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÁ ỐP LÁT CAO CẤP VINACONEX

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (334.46 KB, 30 trang )

THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÁ ỐP LÁT CAO CẤP VINACONEX
Hoạt động tài chính là một trong những nội dung cơ bản thuộc hoạt động
kinh doanh của bất kỳ một công ty nào nhằm giải quyết các mối quan hệ kinh tế
phát sinh trong quá trình kinh doanh được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ.
Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp là quá trình xem xét, kiểm tra,
đối chiếu và so sánh số liệu về tài chính hiện hành với quá khứ. Qua đó, người
sử dụng thông tin có thể đánh giá đúng thực trạng tài chính của công ty, nắm
vững tiềm năng, xác định chính xác hiệu quả kinh doanh cũng như những rủi ro
trong tương lai và triển vọng của công ty.
Thông tin về tình hình tài chính rất hữu ích đối với việc quản trị công ty
và cũng là nguồn thông tin quan trọng đối với những người ngoài công ty. Đối
với phân tích tình hình tài chính không những cho biết tình hình tài chính của
công ty tại thời điểm báo cáo mà còn cho thấy những kết quả hoạt động của
công ty đạt được trong hoàn cảnh đó.
Mục đích của phân tích tình hình tài chính là giúp người sử dụng thông
tin đánh giá chính xác sức mạnh tài chính, khả năng sinh lãi và triển vọng của
công ty. Bởi vậy, phân tích tình hình tài chính của công ty là mối quan tâm của
ban giám đốc, hội đồng quản trị, các nhà đầu tư, các cổ đông, các khách hàng,
chủ nợ, …
2.1. Hệ thống tài liệu phục vụ cho phân tích tình hình tài chính
Để tiến hành phân tích tình hình tài chính phải sử dụng nhiều tài liệu khác
nhau trong đó chủ yếu là các báo cáo tài chính. Báo cáo tài chính rất hữu ích đối
với việc quản trị doanh nghiệp và là nguồn thông tin chủ yếu đối với những
người ngoài doanh nghiệp. Báo cáo tài chính gồm:
Bảng cân đối kế toán: là một báo cáo kế toán tài chính chủ yếu phản ánh tổng
quát tình hình tài sản của công ty theo giá trị tài sản và nguồn hình thành tài sản
ở một thời điểm nhất định. Bảng cân đối kế toán phản ánh mối quan hệ cân đối
tổng thể giữa tài sản và nguồn vốn của công ty thể hiện ở phương trình cơ bản
sau:
TÀI SẢN= NỢ PHẢI TRẢ+ NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU


Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: là một báo cáo kế toán tài chính phản
ánh tổng hợp doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh của công ty. Ngoài ra,
báo cáo này còn phản ánh tình hình thực hiện nghĩa vụ của công ty đối với nhà
nước cũng như tình hình thuế GTGT được khấu trừ, được hoàn lại, được giảm.
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cũng là báo cáo tài chính quan trọng cho
nhiều đối tượng khác nhau nhằm phục vụ cho việc đánh giá hiệu quả kinh
doanh và sinh lời của công ty.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh việc hình
thành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của công ty. Thông tin
về lưu chuyển tiền tệ của công ty cung cấp cho người sử dụng thông tin cơ sở để
đánh giá khả năng tạo ra các khoản tiền và việc sử dụng những khoản tiền đã
tạo ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
2.2. Phương pháp phân tích hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần đá
ốp lát cao cấp Vinaconex
Các công cụ chủ yếu để phân tích tình hình tài chính của công ty:
Trên bảng cân đối kế toán với tổng tài sản, nguồn vốn để đánh giá từng khoản
mục so với quy mô chung.
Phân tích theo chiều ngang: Phản ánh sự biến động khác của từng chỉ tiêu làm
nổi bật xu thế và tạo nên mối quan hệ của các chỉ tiêu phản ánh trên cùng một
dòng báo cáo
2.2.1. Phương pháp so sánh
So sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích để đánh
giá kết quả, xác định xu hướng biến động của các chỉ tiêu phân tích. Vì vậy để
tiến hành so sánh phải giải quyết những vấn đề cơ bản như xác định số gốc để
so sánh, xác định điều kiện so sánh và mục tiêu so sánh
Trị số của chỉ tiêu kỳ phân tích
Tỷ lệ % HT kế hoạch = x 100
Trị số của chỉ tiêu kỳ gốc
+ So sánh bằng số tương đối liên hệ: được thực hiện bằng cách liên hệ chỉ
tiêu phân tích với một chỉ tiêu khác có mối quan hệ mật thiết với nó nhằm

đánh giá tốt hơn chất lượng công tác
+ So sánh bằng số tương đối kết hợp: thực chất là việc kết hợp giữa so sánh
giản đơn và liên hệ nhằm xác định mức biến động tương đối bằng số tuyệt
đối
Mức tăng giảm của
chỉ tiêu phân tích
=
Trị số của chỉ tiêu
kỳ phân tích
-
Trị số của chỉ tiêu
kỳ kế hoạch
x
Tỷ lệ % HTKH của chỉ
tiêu liên hệ
2.2.2. Phương pháp loại trừ
Trong phân tích kinh doanh , nhiều trường hợp cần nghiên cứu ảnh hưởng
của các nhân tố tới kết quả kinh doanh nhờ phương pháp loại trừ. Loại trừ là
phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến kết quả sản xuất
kinh doanh bằng cách loại trừ ảnh hưởng của các nhân tố khác. Số lợi nhuận thu
được trong sản xuất kinh doanh một loại sản phẩm bất kỳ có thể chịu ảnh hưởng
của các nhân tố: Lượng hàng hoá bán ra, suất lợi nhuận trên một đơn vị sản
phẩm. Cả hai nhân tố trên đồng thời ảnh hưởng tới lợi nhuận, để nghiên cứu ảnh
hưởng của một nhân tố phải loại trừ ảnh hưởng của nhân tố khác. Muốn vậy, có
thể dựa vào mức biến động của từng nhân tố .
2.3.Nội dung phân tích tình hình tài chính tại Công ty cổ phần đá ốp lát cao
cấp Vinaconex
2.3.1. Đánh giá khái quát tình hình tài chính
Đánh giá khái quát tình hình tài chính nhằm cung cấp thông tin cho tất cả
mọi đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của công ty biết được khả năng

tài chính của công ty ở trạng thái như thế nào, để từ đó đưa ra các quyết định
ứng xử cho phù hợp. Để đảm bảo độ tin cậy của các quyết định ngoài việc cung
cấp thông tin tài chính là cơ bản, còn tham khảo các thông tin về môi trường
xung quanh như chiến lược phát triển dài hạn của công ty, cầu thị trường về sản
phẩm....
Để biết sâu về tình hình tài chính, về khả năng tự tài trợ về mặt tài chính, mức
độ tự chủ trong sản xuất kinh doanh và những khó khăn mà công ty gặp phải ta
phải phân tích các chỉ tiêu sau( căn cứ vào bảng cân đối kế toán năm
2006.2007) :
Vốn chủ sở hữu
Hệ số tài trợ vốn chủ sở hữu =
Tổng nguồn vốn
35.370.848.699
+ Đ ầu năm = = 0.092
383.642.766.965
182.847.594.627
+ Cuối năm = = 0.387
471.624.459.079
Chỉ tiêu này cho biết tại thời điểm phân tích công ty có một đồng vốn thì có
bao nhiêu đồng vốn chủ sở hữu. Đối với công ty thì hệ số tài trợ vốn chủ sở hữu
cuối năm so với đầu năm tăng 4.2 lần tuy chưa cao nhưng cũng chứng tỏ càng
ngày công ty càng chủ động trong các hoạt động tài chính, tuy nhiên chỉ tiêu
này phụ thuộc rất nhiều vào ngành nghề kinh doanh. Để biết khả năng thanh
toán của vốn bằng tiền và các khoản tương đương tiền đối với nợ ngắn hạn ta có
hệ số thanh toán nhanh:
Tiền + các khoản tương đương tiền
Hệ số thanh toán nhanh =
Nợ ngắn hạn
2.482.099.319
+ Đầu năm = = 0.0208

119.252.451.291
16.510.264.920
+ Cuối năm = = 0.075
219.783.560.646
Chỉ tiêu này cao quá hoặc thấp quá đều không tốt do vậy công ty phải có kế
hoạch thu chi tiền một cách khoa học sao cho có hệ số 0,5=< k<= 1 là tốt So
với đầu năm hệ số thanh toán nhanh của công ty tăng lên tức là công ty ngày
càng có khả năng thanh toán thì rủi ro tài chính giảm
Tổng tài sản
Hệ số thanh toán bình thường=
Tổng nợ phải trả
383.642.766.965
+ Đầu năm = = 1.1015
348.271.918.266
472.624.759.079
+ Cuối năm = = 1.633
288.776.864.452
Hệ số thanh toán bình thường cuối năm cao hơn đầu năm chứng tỏ công ty
ngày càng chủ động trong hoạt động tài chính. Tuy nhiên để đảm bảo thì công
ty cần phải duy trì một hệ số phù hợp phụ thuộc vào đặc điểm kinh doanh của
công ty.
Lợi nhuận sau thuế
Hệ số lợi nhuận sau thuế

=
So với tài sản ( ROA) Tài sản bình quân

5,621,985,847
+ Năm 2006 = = 0.015
378,949,118,979

41,149,093,324
+ Năm 2007 = = 0.096
427,633,613,022
Trong một kỳ hoạt động : Năm 2006 công ty bỏ ra 1đồng tài sản thì thu
được 0.015đ lợi nhuận sau thuế, đến cuối năm 2007 công ty bỏ ra 1 đồng tài sản
thì thu được 0.096 đ lợi nhuận sau thuế, điều này chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài
sản của công ty ngày càng tốt.
Lợi nhuận sau thuế
Hệ số lợi nhuận sau thuế =
So với VCSH( ROE) Vốn chủ sở hữu bình quân

5,621,985,847
+ Năm 2006 = = 0.193
29,071,818,084
41,149,093,324
+ Năm 2007 = = 0.378
108,773,566,284
Năm 2006 công ty bỏ ra 1đồng vốn chủ sở hữu thì thu được 0.193đồng lợi
nhuận sau thuế. Năm 2007 công ty bỏ ra 1 đồng vốn chủ sở hữu thì thu được
0.378 đồng lợi nhuận sau thuế. Điều này chứng tỏ công ty sử dụng vốn chủ sở
hữu ngày càng tốt.
Tuy nhiên để đánh giá chính xác các chỉ tiêu trên ta cần phải so sánh với các
công ty có cùng ngành nghề kinh doanh, cùng quy mô hoạt động.
Phân tích cấu trúc tài chính của công ty
Đối tượng phân tích chủ yếu là các chỉ tiêu kinh tế trên bảng cân đối kế toán
qua các năm, việc phân tích giúp cho các nhà quản lý đánh giá tình hình tài
chính của Công ty một cách tổng quát nhất về sử dụng vốn và nguồn vốn. Sau
khi so sánh đối chiếu số liệu theo nguyên tắc:
Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn
Qua bảng cân đối kế toán ngày 31/12/2007 ta thấy rằng sự tăng lên một cách

rõ rệt về tài sản cũng như nguồn vốn vào cuối năm so với đầu năm là:
471.624.459.079-383.642.766.965=87.981692.114đ tương ứng là 122.93%
Điều này chứng tỏ công ty đã mở rộng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tuy nhiên qua sự so sánh trên chúng ta chưa thể kết luận một cách đầy đủ Công
ty làm ăn đạt hiệu quả cao hay thấp, có bảo toàn và phát triển vốn của mình một
cách đầy đủ hay không mà chúng ta phải tiếp tục xem xét qua các phần phân
tích tiếp theo.
Trong sự tăng lên của phần tài sản phải kể đến sự tăng lên của tiền và các
khoản tương đương tiền: 16.510.264.920 - 2.482.099.318 = 14.028.165.601đ
tương đương 665% đặc biệt là tiền gửi ngân hàng. Hàng tồn kho so với đầu năm
tăng cao: 145.318.672.782 - 94.357.367.666 = 50.961.305.116đ tăng 154.01%
điều này chúng ta cũng chưa khẳng định được điều gì
Trong sự tăng lên của phần nguồn vốn là do nợ và vay ngắn hạn tăng so
với đầu năm: 186.196.094.686 - 90.356.663.950 = 95839.430.736đ tăng
206.07% và sự tăng lên của nguồn vốn chủ sở hữu, năm 2007 Công ty huy động
vốn từ 30 tỷ lên 100 tỷ bằng cách phát hành cổ phiếu để đầu mở rộng sản xuất,
góp vốn liên doanh tái cơ cấu lại tài chính. Hiện nay các cổ đông chỉ có thể góp
thêm vốn cổ phần khi họ nhìn thấy thực tế kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh của Công ty.
a. . Phân tích cơ cấu tài sản
Cơ cấu tài sản của công ty phụ thuộc vào đặc điểm của ngành nghề kinh doanh,
điều kiện trang bị vật chất kỹ thuật của công ty đối với quá trình sản xuất kinh
doanh. Mỗi một công ty cần xây dựng một cơ cấu tài sản phù hợp với đặc điểm
của ngành nghề kinh doanh để góp phần nâng cao kết quả của quá trình sản
xuất.
Căn cứ vào bảng cân đối kế toán năm 2007 ta lập bảng phân tích cơ cấu tài sản
của Công ty :
BẢNG 1:BẢNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI SẢN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
ĐÁ ỐP LÁT CAO CẤP VINACONEX( NĂM 2007)
CHỈ TIÊU

Số đầu năm Số cuối năm
So sánh số cuối kỳ so với
đầu năm
Số tiền % Số tiền % +- %
A
TÀI SẢN NGẮN
HẠN
154,961,247,885 40.4 236,578,382,359 50.2 81,617,134,474
152.6
7
1 Tiền
2,482,099,319 1.6 16,510,264,920 7.0 14,028,165,601
665.1
7
2 Đầu tư ngắn hạn
- - 9,500,000,000 4.0 9,500,000,000
3
Các khoản phải thu
NH
49,179,331,944
31.
7
49,916,523,590
21.
1
737,191,646
101.5
0
4 Hàng tồn kho
94,357,367,666 60.9

145,318,672,78
2
61.
4
50,961,305,116
154.0
1
2
Dự phòng giảm giá
hàng tồn kho
- - - - -
5
Tài sản ngắn hạn
khác
8,942,348,956 5.8 15,332,921,067 6.5 6,390,572,111
171.4
6
B
TÀI SẢN DÀI
HẠN
228,681,519,080 59.6 235,046,076,720 49.8 6,364,557,640 188
I Tài sản cố định
227,103,920,567 99.3 198,460,195,164 84.4 (28,643,725,403) 87.39
1 TSCĐHH
226,619,547,815 99.8
193,040,250,88
1
97.
3
(33,579,296,934

)
85.18
2 TSCĐ thuê tài chính
- - - - -
3 TSCĐVH
177,103,997 0.1 172,910,527 0.1 (4,193,470) 97.63
4 CPXD DD
307,268,755 0.1 5,247,033,756 2.6 4,939,765,001
1,707.
64
II
Các khoản đầu tư
tài chính dài hạn
- - 35,000,000,000
14.
9
35,000,000,000
1
Đầu tư vào công ty
con
- - - - -
2
Đầu tư vào công ty
liên kết, liên doanh
- - 35,000,000,000
17.
6
35,000,000,000
II
I

Tài sản dài hạn
khác
1,577,598,513 0.7 1,585,881,556 0.7 8,283,043 100.53
1 CP trả trước dài hạn
1,577,598,513 0.7 1,385,124,056 0.7 (192,474,457) 87.80
2
Tài sản thuế thu
nhập hoãn lại
- - - - -
3 Tài sản dài hạn khác
- - 200,757,500 0.1 200,757,500
Tổng tài sản
383,642,766,965 100 471,624,459,079 100 87,981,692,114
122.9
33
Nhìn vào bảng trên ta thấy tổng tài sản cuối kỳ so với đầu năm tăng
87.981.692.114đ tương ứng 122,933% trong đó tài sản ngắn hạn tăng
81,617,134,474đ và chiếm 0,2% tổng tài sản. Bên cạnh đó tỷ trọng và giá trị tài
sản dài hạn của công ty vào cuối năm giảm. Điều này cho thấy trong năm 2007
công ty mở rộng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng quy mô tài sản
sử dụng lại giảm cụ thể như sau:
• Đối với tài sản dài hạn
Tài sản dài hạn giảm 28,643,725,403đ với tỷ lệ giảm từ 99,3 đầu năm
xuống 84,4 vào cuối năm. Đây không thể nhận định rằng cơ sở vật chất, máy
móc của công ty trong năm 2007 không được tăng cường đầu tư mà do máy
móc thiết bị nhà xưởng mới được đầu tư xây dựng cùng với công ty với dây
chuyền công nghệ hiện đại, việc sử dụng tài sản hợp lý.
Chi phí xây dựng cơ bản dở dang của Công ty tăng lên rất nhiều từ chỗ
đầu năm CPXDCB DD là 307,268,755 đ đến cuối năm 5,247,033,756đ tăng
1.707,64% điều này là do năm 2007 công ty được cấp đất để mở rộng mặt bằng

xây dựng nhà xưởng, kho chứa nguyên vật liệu, thành phẩm và đầu tư vào dây
chuyền mới nhưng vào cuối năm các công trình đều chưa hoàn thành.
Để đánh giá đầy đủ và kết luận chính xác hơn về tình hình đầu tư chiều sâu này ta đi xem xét 2 tỷ suất
đầu tư sau:
TSCĐ hiện có + ĐTTCDH + CP XDCBDD
Tỷ suất đầu tư chung =
Tổng tài sản
227,103,920,567 + 307,268,755
+ Đầu năm= = 0,5927
383,642,766,965
198,460,195,164 + 5,247,033,756
+ Cuối năm= = 0,4319
471,624,459,079
Trị giá TSCĐ hiện có
Tỷ suất đầu tư TSCĐ=
Tổng tài sản
227,103,920,567
+ Đầu năm= = 0,5919
383,642,766,965
198,460,195,164
+ Đầu năm= = 0,4208
471,624,459,079
Như vậy vào cuối năm cùng với sự giảm xuống về giá trị của TSCĐ trong
tổng tài sản thì tỷ suất đầu tư chung và tỷ suất đầu tư tài sản cố định đều
giảm.
• Đối với tài sản ngắn hạn
Do cấu tạo phức tạp nếu để đánh giá chính xác hơn tính hợp lý của các
khoản mục trong tài sản ngắn hạn, khi phân tích cơ cấu tài sản ngắn hạn ta phải
lập một bảng phân tích riêng:
Qua bảng phân tích ta thấy so với đầu năm thì vào cuối năm tổng tài sản

ngắn hạn tăng 81,617,134,474đ đạt 152,67% so với đầu năm trong đó chủ yếu
là tiền gửi ngân hàng, do lượng hàng xuất khẩu vào cuối năm cao và khách hàng
thanh toán luôn qua ngân hàng. Lượng tiền gửi ngân hàng của công ty chiếm tỷ
trọng lớn nhất trong tổng tài sản so với các khoản khác thuộc vốn bằng tiền vào
thời điểm cuối năm, điều này cho khả năng thanh toán tức thời của công ty được
đảm bảo.
Trên thực tế, vốn bằng tiền là loại tài sản dễ thanh khoản nhất, linh hoạt nhất,
dễ dàng có thể thoả mãn nhu cầu sản xuất kinhn doanh nên việc tăng lên của
vốn bằng tiền thể hiện tính chủ động trong kinh doanh và đảm bảo khả năng
thanh toán cho công ty. Tuy nhiên, nếu vốn bằng tiền tăng quá cao hoặc chiếm
tỷ trọng quá lớn không hẳn là tốt vì nếu doanh thu không đổi mà lượng tiền dự
trữ quá lớn sẽ gây tình trạng vòng quay tiền chậm, hiệu quả sử dụng vốn không
cao.
BẢNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI SẢN NGẮN HẠN CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN ĐÁ ỐP LÁT CAO CẤP VIANCONEX( NĂM 2007)
CHỈ TIÊU
Số đầu năm Số cuối năm
So sánh số cuối kỳ so
với đầu năm
Số tiền % Số tiền % +- %
A TÀI SẢN NGẮN HẠN 154,961,247,885 40.4 236,578,382,359 50.2 81,617,134,474
152.6
7
I
Tiền và các khoản
tương đương tiền
2,482,099,319 16,510,264,920 14,028,165,601
665.1
7
1 Tiền 2,482,099,319 1.6 16,510,264,920 7.0 14,028,165,601

665.1
7
II
Các khoản đầu tư tài
chính ngắn hạn
- - 9,500,000,000 4.0 9,500,000,000
2 Đầu tư ngắn hạn - - 9,500,000,000 4.0 9,500,000,000
2
Dự phòng giảm giá đầu
tư ngắn hạn
- - - - -
III
Các khoản phải thu
ngắn hạn
49,179,331,944 31.7 49,916,523,590 21.1 737,191,646
101.5
0
1 Phải thu khách hàng 46,191,157,881
29.
8
43,624,620,318 18.4 (2,566,537,563) 94.44
2 Trả trước cho người bán 2,879,284,702 1.9 6,317,400,368 2.7 3,438,115,666
219.4
1
3 Các khoản phải thu khác 108,889,361 0.1 488,564,217 0.2 379,674,856
448.6
8
4
Dự phòng phải thu ngắn
hạn khó đòi

- (514,061,313) (0.2) (514,061,313)
IV Hàng tồn kho 94,357,367,666
60.
9
145,318,672,782 61.4 50,961,305,116
154.0
1
1 Hàng tồn kho 94,357,367,666
60.
9
145,318,672,78
2
61.4 50,961,305,116
154.0
1
2
Dự phòng giảm giá hàng
tồn kho
- - - - -
V Tài sản ngắn hạn khác 8,942,348,956 5.8 15,332,921,067 6.5 6,390,572,111
171.4
6
1
Chi phí trả trước ngắn
hạn
5,428,881,897 3.5 10,478,874,662 4.4 5,049,992,765
193.0
2
2
Thuế GTGT được khấu

trừ
2,608,375,977 1.7 3,768,367,237 1.6 1,159,991,260
144.4
7
3
Thuế và các khoản phải
thu Nhà nước
- - - - -
4 Tài sản ngắn hạn khác 905,091,082 0.6 1,085,679,168 0.5 180,588,086
119.9
5
Tổng tài sản 383,642,766,965 100 471,624,459,079 100 87,981,692,114
122.9
33
Các khoản phải thu của khách hàng giảm 2,566,537,563đ vào cuối năm các
khoản nợ của khách hàng đã được thu hồi nhanh.
Hàng tồn kho của công ty là loại tài sản lưu động chiếm tỷ trọng lớn trong
tổng tài sản của công ty 61,4% vào cuối năm tăng so với đầu năm là
50,961,305,116đ tương ứng 154,01% đó là do đặc thù kinh doanh của công ty
là xuất nhập khẩu, thị trường chủ yếu ở Châu Úc, Châu Âu, Châu Mỹ cuối năm
là thời gian nghỉ lễ Noel và tết dương lịch thời gian hàng cập cảng là một tháng
từ khi rời cảng Hải Phòng. Do vậy thông thường các đơn đặt hàng đặt cho tháng
11,12 và tháng 1 năm sau hoặc là xuất trước ngày 15/11 hoặc là sau ngày 25/12,
khoảng thời gian giữa ngày 15/11 và ngày 25/12 tạm dừng đưa hàng xuống cảng
nên lượng thành phẩm tồn kho cuối ngày 31/12 hàng năm đều tăng hơn so với
các quý khác.

×