Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Cô giáo Trần Thị Nụ - Giáo viên khối 1 - SKKN Toán: Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (838.96 KB, 25 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>






<b>UBND QUẬN THANH XUÂN </b>


<b>TRƯỜNG TIỂU HỌC THANH XUÂN NAM </b>


<i><b>...... </b></i>


<b>SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM</b>



<b>MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG </b>


<b>DẠY HỌC GIẢI TỐN CĨ LỜI VĂN </b>



<b>CHO HỌC SINH LỚP MỘT </b>



<i><b>Tên tác giả : Trần Thị Nụ </b></i>


<i><b>Lĩnh vực : Mơn Tốn </b></i>


<i><b>Cấp học : Tiểu học </b></i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ ... 1 </b>


I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ... 1


II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ... 2


III. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ... 2


IV. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ... 2



<b>PHẦN THỨ HAI: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ... 3 </b>


I/ NHỮNG NỘI DUNG LÝ LUẬN ... 3


1. Cơ sở xác định mục tiêu của việc dạy toán ... 3


2. Cơ sở để xác định phương pháp dạy học ... 4


3. Cơ sở tâm lý ... 4


4. Cơ sở thực tiễn ... 4


II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ DẠY VÀ HỌC GIẢI TỐN CĨ LỜI VĂN
CHO HỌC SINH LỚP MỘT. ... 4


1. Tình hình thực tế của việc dạy và học giải tốn có lời văn ở lớp Một. .. 4


2. Nguyên nhân ... 5


III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ... 5


1. Tìm hiểu mục tiêu và phương pháp dạy học Toán lớp Một. ... 5


2. Các biện pháp tiến hành ... 7


IV. HIỆU QUẢ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ... 15


1. Dạy thực nghiệm ... 15


2.Kết quả thực nghiệm ... 20



<b>PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ... 21 </b>


I.Ý nghĩa ... 21


II. Bài học kinh nghiệm ... 21


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

1/22


<b>PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ </b>



<b>I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI </b>


Trong xây dựng cơ bản, như khi xây một toà nhà cao tầng hiện đại thì việc
xử lý móng là hết sức quan trọng, mà nền móng ngơi nhà lại là phần nằm sâu
trong lòng đất, nên người ta thường chỉ nhìn thấy những tầng cao ở trên; chỉ có
những người xây dựng, những người có chun mơn mới thấy rõ tầm quan
trọng, giá trị đích thực của nó. Bậc Tiểu học cũng được coi như cái nền móng
của ngơi nhà tri thức kia. Chính vì vậy, điều 2 của luật phổ cập giáo dục tiểu học
đã xác định bậc tiểu học là bậc học đầu tiên bậc học nền tảng của hệ thống giáo
dục quốc dân. Bậc tiểu học đã tạo những cơ sở ban đầu rất cơ bản và bền vững
cho các em tiếp tục học các bậc học trên. Nội dung giảng dạy của tiểu học luôn
gắn liền với thực tiễn, phục vụ thiết thực cho cuộc sống, khơng chỉ có thế mà
mỗi mơn học ở tiểu học đều góp phần vào việc hình thành và phát triển nhân
cách học sinh. Trong các mơn học, mơn tốn là một trong những mơn có vị trí
rất quan trọng. Các kiến thức, kỹ năng của mơn tốn có nhiều ứng dụng trong
đời sống, giúp học sinh nhận biết mối quan hệ về số lượng và hình dạng khơng
gian của thế giới hiện thực. Một trong những nội dung toán đáp ứng được mục
đích trên đó là đơn vị đo lường. Ngày nay, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học
kỹ thuật và công nghệ thông tin đã làm cho khả năng nhận thức của trẻ cũng


vượt trội. Điều đó đã địi hỏi những nhà nghiên cứu giáo dục ln luôn phải điều
chỉnh nội dung, phương pháp giảng dạy phù hợp với nhận thức của từng đối
tượng học sinh nhằm không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục tồn diện góp
<b>phần đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho quê hương, đất nước. </b>


Đó cũng chính là vinh dự và trách nhiệm của người giáo viên nói chung và
giáo viên lớp Một nói riêng khi dạy mơn Tốn ở lớp Một.


Đối với mạch kiến thức: “Giải tốn có lời văn”, là một trong năm mạch
kiến thức cơ bản xun suốt chương trình Tốn cấp Tiểu học. Thơng qua giải
tốn có lời văn, các em được phát triển trí tuệ, được rèn luyện kĩ năng tổng hợp:
đọc, viết, diễn đạt, tính tốn, trình bày. Tốn có lời văn là mạch kiến thức tổng
hợp của các mạch kiến thức tốn học, giải tốn có lời văn các em sẽ được giải
các loại toán về số học, các yếu tố đại số, các yếu tố hình học và đo đại lượng.
Tốn có lời văn là chiếc cầu nối giữa toán học và thực tế đời sống, giữa tốn học
với các mơn học khác. Chính những yếu tố quan trọng nói trên nên tôi đã mạnh
<i><b>dạn lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học giải toán </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

2/22


<b>II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU </b>


<i><b>Nghiên cứu dạy giải tốn có lời văn </b></i>


<i><b>- Dạy cho học sinh nhận biết về cấu tạo của bài giải tốn có lời văn. </b></i>
<i><b>- Đọc hiểu phân tích tóm tắt bài tốn </b></i>


<i><b>- Giải tốn đơn về thêm (bớt) bằng một phép tính cộng (trừ) </b></i>
<i><b>- Trình bày bài giải gồm: Câu lời giải, phép tính, đáp số. </b></i>
<i><b>- Tìm lời giải phù hợp cho bài toán bằng nhiều cách khác nhau </b></i>



- Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy các kiến thức kỹ năng về
<i><b>mơn tốn vào giải quyết những tình huống hàng ngày. </b></i>


<i><b> III. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU </b></i>


1. Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 1.


2. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 9 năm 2017 đến tháng 4 năm 2018.
3. Phạm vi nghiên cứu:


- Trong chương trình Tốn 1.


- Giải tốn có lời văn cho học sinh lớp 1.
- Từ tiết 81 đến tiết 108.


<i><b> IV. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU </b></i>


Tìm hiểu một số vấn đề lý luận về đổi mới phương pháp dạy học mơn Tốn
ở Tiểu học làm cơ sở cho việc viết đề tài .


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

3/22


<b>PHẦN THỨ HAI: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ </b>



<b>I. NHỮNG NỘI DUNG LÝ LUẬN </b>


<b>1. Cơ sở xác định mục tiêu của việc dạy toán </b>


Theo điều lệ Trường Tiểu học: Bậc tiểu học là bậc học nền tảng trong hệ


thống giáo dục quốc dân, ta coi lớp Một là cái móng của tịa nhà đồ sộ được xây
dựng lên. Muốn vững chắc bền lâu thì kĩ thuật xây dựng móng là hết sức quan
trọng. Địi hỏi người thợ xây móng phải giỏi, vừa có kỹ thuật cao vừa có sự sáng
tạo.


- Về kiến thức: Đối với học sinh lớp Một, việc giải toán gồm:
+ Giới thiệu bài toán đơn.


+ Giải các bài toán đơn về phép cộng và phép trừ, chủ yếu là các bài toán
thêm, bớt một số đơn vị.


- Về kỹ năng:


Đối với mạch kiến thức: “Giải tốn có lời văn”, là một trong năm mạch
kiến thức cơ bản xuyên suốt chương trình Tốn cấp tiểu học. Thơng qua giải
tốn có lời văn, các em được phát triển trí tuệ, được rèn luyện kỹ năng tổng hợp:
đọc, viết, diễn đạt, trình bày, tính tốn. Tốn có lời văn là mạch kiến thức tổng
hợp của các mạch kiến thức toán học, giải toán có lời văn các em sẽ được giải
các loại toán về số học, các yếu tố đại số, các yếu tố hình học và đo đại lượng.
Tốn có lời văn là chiếc cầu nối giữa toán học và thực tế đời sống, giữa tốn học
với các mơn học khác. Tuy nhiên vì mới quen với mơn tốn, với các phép tính
cộng, trừ, lại tiếp xúc với việc giải tốn có lời văn khơng khỏi có những bỡ ngỡ
với học sinh.


Giải toán là một hoạt động gồm những thao tác:


+ Xác lập được mối liên hệ giữa các dữ liệu, giữa cái đã cho và cái phải tìm
trong điều kiện của bài tốn.


+ Chọn phép tính thích hợp trả lời đúng câu hỏi của bài toán.



Điều chủ yếu của việc dạy học giải toán là giúp học sinh tự tìm hiểu được
mối quan hệ giữa cái đã cho và cái phải tìm trong điều kiện bài tốn mà thiết lập
các phép tính số học tương ứng, phù hợp. Để tiến hành được điều đó, việc dạy
tốn diễn ra theo 3 mức độ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

4/22


<b>2. Cơ sở để xác định phương pháp dạy học </b>


Quan tâm cơ bản để xác định phương pháp dạy học : Xem xét các quá trình
dạy học mơn tốn và các hiện tượng trong mối quan hệ nhiều mặt, trong sự tác
động qua lại. Trong sự vận động và phát triển phát hiện ra các mâu thuẫn và các
mặt đối lập để tìm ra động lực thúc đẩy sự phát triển q trình dạy học mơn
tốn. Thừa nhận thực tiễn là nguồn gốc của nhận thức và tiêu chuẩn của chân lý.
Nghiên cứu theo hướng đổi mới đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước .
Sự đổi mới của kinh thế xã hội đưa đến các yêu cầu về chất lượng đào tạo đáp
ứng các mục tiêu kinh tế xã hội. Tiến bộ của khoa học và công nghệ trên thế giới
cũng như trong nước sẽ thúc đẩy đòi hỏi phải đổi mới mục tiêu, phương pháp
giáo dục.


<b>3. Cơ sở tâm lý </b>


Nếu dạy học mà không nắm được khả năng nhận thức cũng như đặc điểm
của quá trình nhận thức ở trẻ em thì không đạt được hiệu quả. Hơn thế nữa, khả
năng nhận thức của trẻ em đang được hình thành và phát triển theo từng giai
<b>đoạn với đầy đủ ý nghĩa của nó mới có thể tiến hành dạy học tốn thành cơng. </b>


Người giáo viên cần nắm vững trẻ em đã hình thành khái niệm toán như thế
nào, trẻ em đã tiếp cận và hình thành khả năng tính tốn như thế nào, trẻ em


thường gặp khó khăn gì hoặc sai lầm phổ biến gì khi học mỗi dạng bài trong
<b>mơn tốn. </b>


<b>4. Cơ sở thực tiễn </b>


Xuất phát từ thực tế, khi dạy giải tốn có lời văn cho học sinh lớp Một tôi
nhận thấy học sinh rất lúng túng khi nêu lời giải, thậm chí nêu lời giải sai, viết
<b>sai phép tính, sai tên đơn vị,viết sai đáp số. </b>


Trước thực tế đó, tơi nhận thấy để giúp học sinh giải tốn có lời văn được
tốt là một việc làm cần thiết đối với giáo viên Tiểu học, nhằm góp phần nâng
cao hiệu quả dạy học mơn Tốn. Do đó bản thân tôi là một giáo viên, tôi từng
trăn trở nhiều vấn đề làm thế nào để việc dạy học mơn Tốn nói chung và phần
giải tốn có lời văn cho học sinh lớp Một nói riêng đạt kết quả tốt nhất.


<b>II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ DẠY VÀ HỌC GIẢI TỐN CĨ LỜI </b>
<b>VĂN CHO HỌC SINH LỚP MỘT. </b>


<b>1. Tình hình thực tế của việc dạy và học giải tốn có lời văn ở lớp Một. </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

5/22


các em chỉ nêu theo quán tính nhưng khi viết thường viết sai, một số em làm
đúng nhưng chưa biết cách diễn đạt. Chứng tỏ các em chưa nắm được một cách
chắc chắn khi giải bài tốn có lời văn. Kết quả điều tra đầu học kì II:


<i><b>Khảo sát </b></i>
<i><b>đầu HK </b></i>


<i><b>II </b></i>



<i><b>Sĩ </b></i>
<i><b>số </b></i>


<i><b>HS viết </b></i>
<i><b>đúng câu lời </b></i>


<i><b>giải </b></i>


<i><b>HS viết </b></i>
<i><b>đúng phép </b></i>


<i><b>tính </b></i>


<i><b>HS viết </b></i>
<i><b>đúng đáp số </b></i>


<i><b>Trình bày đúng </b></i>
<i><b>bài giải tốn có </b></i>


<i><b>lời văn </b></i>


64 30 46,9% 35 54,7% 36 56,3% 15 23,4%


<b>2. Nguyên nhân </b>


- Trong tuyến kiến thức tốn ở chương trình Tốn Tiểu học thì tuyến kiến


thức: “Giải tốn có lời văn” là tuyến kiến thức khó khăn nhất đối với học sinh,
và càng khó khăn hơn đối với học sinh lớp Một. Bởi vì đối với lớp Một: ngơn


ngữ nói chưa mạch lạc, nhiều học sinh đọc cịn ê a, vốn từ, vốn hiểu biết, khả
năng đọc hiểu, khả năng tư duy lơgic của các em cịn rất hạn chế. Nói chung học
sinh chưa biết cách học, chưa học tập một cách tích cực. Nhiều khi với một bài
tốn có lời văn các em có thể đặt và tính đúng phép tính của bài nhưng khơng
thể trả lời hoặc lý giải là tại sao các em lại có được phép tính như vậy.


- Thực tế hiện nay cho thấy, các em thực sự lúng túng khi giải bài tốn có
lời văn. Một số em chưa có thói quen đọc kỹ đề, chưa biết phân tích đề tốn để
tìm ra đường lối giải, chưa biết tổng hợp để trình bày bài giải, diễn đạt vụng về,
thiếu lơgic. Ngơn ngữ tốn học càng hạn chế, kĩ năng tính tốn, trình bày thiếu
chính xác, thiếu khoa học, chưa có biện pháp, phương pháp học tốn; các em
học tốn và giải tốn một cách máy móc, nặng về rập khn, bắt chước.


- Có học sinh viết sai lời giải.
- Có học sinh viết sai phép tính.
- Có học sinh sai đơn vị.


- Có học sinh tính tốn sai.
- Có học sinh quên đáp số.


<b>III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN </b>


<b>1. Tìm hiểu mục tiêu và phương pháp dạy học Toán lớp Một. </b>


<i><b>1.1.Mục tiêu dạy học Toán 1 nhằm giúp học sinh: </b></i>


<i> a. Hình thành số. </i>
<i> - So sánh số. </i>
<i> b. Các phép tính </i>



- Phép cộng, trừ trong phạm vi 10


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

6/22
- Đơn vị đo độ dài


- Đơn vị đo thời gian
<i> d. Các yếu tố hình học </i>
- Nhận dạng hình học
- Điểm, đoạn thẳng


- Thực hành vẽ đoan thẳng
<i> e. Giải tốn có lời văn </i>


- Mức độ 1: Học sinh hiểu đề tốn qua hình vẽ, suy nghĩ chọn phép tính
thích hợp.


- Mức độ 2: Học sinh đọc được hiểu được tóm tắt, biết diễn đạt đề bài và
lời giải bài tốn bằng lời, chọn phép tính thích hợp.


- Mức độ 3: Học sinh quan sát tranh phát triển thành ngơn ngữ, thành chữ
viết. Giải tốn có lời văn ban đầu được thực hiện bằng phép tính cộng phù hợp
với tư duy tự nhiên của học sinh.


- Mức độ 4: Học sinh giải bài tốn có lời văn cần :


+ Đọc kĩ đề toán: Đề tốn cho biết những gì? Đề tốn hỏi gì?
+ Tóm tắt đề tốn


+ Tìm được cách giải bài tốn
+ Trình bày bài giải



+ Kiểm tra lời giải và đáp số.


<i><b>1.2. Phương pháp dạy học Toán 1. </b></i>


<i>Phương pháp dạy học Toán 1 ở Tiểu học là sự vận dụng các phương pháp </i>
dạy học tốn (nói chung) cho phù hợp với mục tiêu, nội dung. Nội dung
kiến thức, kí năng tốn học của chương trình Tốn lớp 1 là kiến thức đã có đối
với giáo viên, nhưng là kiến thức chưa có đối với học sinh đã tồn tại bên ngoài
tư duy học sinh.


Giáo viên sử dụng phương pháp dạy học tốn ở Tiểu học nói chung và
phương pháp dạy học Toán 1 nói riêng để giúp học sinh lĩnh hội kiến thức,
kỹ năng toán.


Học sinh sẽ lĩnh hội kiến thức, kỹ năng khơng chỉ nhờ vào thính giác
(nghe), tri giác (nhìn) và tư duy (suy nghĩ, nhớ ) mà cịn có sự tham gia phối hợp
của các mà cịn có sự tham gia phối hợp của các hoạt động như cầm nắm, tách
gộp, phân tích, tổng hợp, viết, nói….


Vì vậy, người giáo viên phải biết sử dụng phối hợp các phương pháp dạy
học để hướng dẫn học sinh tự tìm tịi, phát hiện, tự chiếm lĩnh kiến thức cho
chính mình. Các phương pháp dạy học tốn thường vận dụng là:


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

7/22
- Phương pháp gợi mở vấn đáp.


- Phương pháp trực quan: (Sử dụng đồ dùng, trang thiết bị dạy học).
- Phương pháp luyện tập thực hành.



- Sử dụng trị chơi học tập.


Nội dung Tốn 1 chủ yếu là những kiến thức cơ bản của giai đoạn đầu nên khi
dạy học Toán lớp 1, giáo viên cần: Tổ chức hướng dẫn các hoạt động học tập cho
học sinh. Tuyệt đối khơng nói, viết, làm mẫu những gì học sinh có thể làm được
(cá nhân hoặc nhóm). Khi dạy học, cần giúp học sinh tự nêu vấn đề, tự phát hiện
các kiến thức, kỹ năng đã có, với sự trợ giúp (nếu cần thiết) của các hình vẽ, mơ
hình thật để giải quyết vấn đề (cá nhân hoặc nhóm) trao đổi ý kiến, bình luận,
thực hành vận dụng ngay trong tiết học. Tận dụng thời gian học tập ngay trên
lớp để hoàn thành về cơ bản nhiệm vụ học tốn, nếu có thời gian thì giúp học
sinh tự học ở mức sâu hơn các nội dung sách giáo khoa


<i><b>1.3. Phương pháp dạy học giải bài tốn có lời văn lớp Một. </b></i>


- Giải tốn là một hoạt động trí tuệ khó khăn phức tạp, hình thành kỹ năng
giải tốn khó hơn nhiều so với kỹ xảo tính vì các bài tốn là sự kết hợp đa dạng
nhiều khái niệm, nhiều quan hệ tốn học.


Nắm chắc các ý nghĩa phép tính đòi hỏi khả năng độc lập suy luận của học
sinh, đòi hỏi học sinh biết cách tính thơng thạo, đặc biệt là biết nhận dạng bài
toán để lựa chọn phép tính thích hợp.


- Để giúp học sinh thực hiện được các hoạt động có hiệu quả, giáo viên
không làm thay, không chỉ dẫn quá chi tiết cho học sinh hoặc áp đặt cách giải,
mà hướng dẫn học sinh cách phân tích bài tốn để học sinh tự biết phải sử dụng
các kiến thức nào trong các kiến thức đã học khi giải quyết từng vấn đề của bài
toán, từ giúp học sinh từng bước tìm ra cách giải của bài toán, xác đinh được
dạng toán và cách giải của dạng toán đó.


<b>2. Các biện pháp tiến hành </b>



Để nâng cao chất lượng dạy học tốt mơn Tốn lớp Một nói chung, “Giải bài
tốn có lời văn” nói riêng, điều đầu tiên mỗi giáo viên phải nắm bắt hệ thơng
hóa nội dung chương trình sách giáo khoa. Sách giáo khoa tốn 1 là cụ thể hóa
của chương trình mơn Tốn lớp 1, sách giáo khoa được trình bày mở, khơng
thơng báo tường minh kiến thức, tạo cơ hội để học sinh suy nghĩ, tìm tịi. Như
vậy giáo viên cần phải khai thác, sử dụng như một định hướng với mỗi dạng bài
trong chương trình nhằm truyền thụ cho học sinh một cách hiệu quả nhất.


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

8/22


giải và cuối cùng đưa ra đáp số của bài tốn. Giải tốn có lời văn góp phần củng
cố kiến thức tốn, rèn luyện khả năng diễn đạt, tích cực góp phần phát triển tư
duy cho học sinh lớp Một nói riêng và cấp Tiểu học nói chung.


Các bài tốn có lời văn được chuẩn bị từng bước cho học sinh lớp Một.
Nhận thức được tầm quan trọng đó, tơi xin mạnh dạn đưa ra các biện pháp nhằm
nâng cao dạy học giải tốn có lời văn cho học sinh lớp Một như sau:


<i><b>2.1 Biện pháp </b></i>


Để giúp học sinh có một phương pháp giải chính xác, trình bày bài toán
đúng theo yêu cầu, khi dạy học sinh giải tốn có lời văn giáo viên hướng dẫn
học sinh thực hiện các bước sau:


+ Đọc và tìm hiểu đề tốn: Đề tốn cho biết những gì? u cầu làm gì?
+ Tóm tắt đề tốn.


+ Tìm được cách giải bài tốn
+ Trình bày bài giải.



+ Kiểm tra lại bài giải.


<i><b>a. Bước 1: Đọc và tìm hiểu đề tốn: </b></i>


Muốn học sinh hiểu và giải được bài tốn thì điều quan trọng đầu tiên là
phải giúp các em đọc và hiểu được nội dung bài toán. Giáo viên cần tổ chức cho
các em đọc kĩ đề toán, hiểu rõ một số từ khóa quan trọng như “thêm, và, tất cả”
Hoặc “bớt, bay đi, cho, bán, trong đó, cịn lại ”. Giáo viên nên kết hợp cho học
sinh quan sát tranh vẽ để hổ trợ thêm cho các em hiểu đề. Để học sinh dễ hiểu đề
bài, khi hướng dẫn tìm hiểu đề giáo viên nên gạch chân dưới các từ ngữ chính
trong đề bài và nên đổ màu khác để cho dễ nhìn.


Đầu tiên, giáo viên giúp học sinh phân tích đề tốn. Và dựa vào câu trả lời
của học sinh để viết tóm tắt, sau đó cho học dựa vào tóm tắt để nêu lại đề toán.
Đây là cách rất tốt để giúp học sinh phân tích đề tốn. Nếu học sinh cịn gặp khó
khăn khi đọc đề tốn thì giáo viên nên cho các em quan sát theo tranh và trả lời
câu hỏi.


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

9/22


<b> Bài tốn: Nhà An có 5 con gà, mẹ mua thêm 4 con gà. Hỏi nhà An có tất </b>
cả mấy con gà ?


Giáo viên cho học sinh quan sát tranh trên màn hình rồi gợi mở bằng câu
hỏi yêu cầu học sinh trả lời từ đó nắm được nội dung bài tốn.


+ Nhà An có mấy con gà?
+ Mẹ mua thêm mấy con gà?



<i><b>b.Bước 2: Tóm tắt bài tốn </b></i>


- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung bài toán : Yêu cầu học sinh
đọc kĩ bài toán. Đây là bước nghiên cứu đầu tiên giúp học sinh có suy nghĩ ban
đầu về ý nghĩa bài toán .


Nắm được nội dung bài toán và đặc biệt cần chú ý đến câu hỏi của bài. Do
đó, tơi đã u cầu học sinh cầm bút chì và thước gạch chân dưới những dữ kiện
quan trọng của bài toán: “Hãy gạch một gạch những điều đã cho và gạch hai
gạch dưới câu hỏi của bài toán”. Như vậy tất cả học sinh cùng làm việc, em nào
không làm việc giáo viên đã biết và nhắc nhở.


- Xây dựng, thiết lập mối quan hệ giữa hai dữ kiện đã cho của bài tốn .
- Tìm cách diễn đạt nội dung của bài tốn bằng ngơn ngữ. Tóm tắt bài tốn
bằng cách ghi dữ kiện, điều kiện và câu hỏi của


bài toán dưới dạng cô đọng, ngắn gọn nhất .


<b> Bài tốn: Nhà An có 5 con gà, mẹ mua thêm 4 con gà. Hỏi nhà An có tất </b>


cả mấy con gà ?


- Phân tích nội dung:
+ Học sinh đọc đề toán.


+ Giáo viên đọc hai câu lệnh làm việc: “ Hãy gạch một gạch dưới dữ kiện
đã cho. Gạch hai gạch dưới câu hỏi của bài toán”.


Sau khi học sinh đã thực hiện theo hai câu lệnh làm việc của giáo viên, yêu
cầu một số học sinh trình bày phân tích nội dung để hiểu rõ nội dung bài toán.



</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

10/22
Có : 5 con gà


Thêm : 4 con gà
Có tất cả : ….con gà ?
<i><b> c/Bước 3: Tìm cách giải bài tốn </b></i>


Gắn liền với việc phân tích các dữ liệu, điều bài tốn đã cho và điều cần
tìm, xác lập mối quan hệ giữa chúng để lập kế hoạch giải bài toán:


Giáo viên hướng dẫn học sinh đi từ câu hỏi của bài toán đến các số liệu đã
cho:


- Bài toán cho biết gì? ( Bài tốn cho biết nhà An có 5 con gà, mẹ mua
thêm 4 con gà.)


- Bài tốn hỏi gì? ( Hỏi nhà An có mấy con gà ?)


Đầu tiên giáo viên hướng dẫn học sinh đặt câu lời giải. Với học sinh lớp 1,
lần đầu tiên được làm quen với cách giải tốn có lời văn nên các em rất lúng
túng. Thế nào là câu lời giải, vì sao phải viết câu lời giải? Khơng thể giải thích
cho học sinh lớp 1 hiểu một cách thấu đáo nên có thể giúp học sinh bước đầu
hiểu và nắm được cách làm. Khi giải tốn thì câu lời giải đóng một vai trị cực kì
quan trọng trong “giải tốn có lời văn” lời giải sai, phép tính và kết quả có đúng
cũng xem như sai tồn bộ, ngược lại lời giải đúng, phép tính sai các em vẫn có
một phần số điểm. Chính vì vậy mà việc hướng dẫn cho các em tập có lời giải
đúng là một việc làm vô cùng cần thiết. Giáo viên gợi mở cho học sinh bằng các
cách sau:



Thứ nhất: Dựa vào câu hỏi của bài toán rồi bỏ bớt từ đầu (hỏi) và các từ
cuối (mấy con gà?) để có câu lời giải: “Nhà An có tất cả:” hoặc thêm từ “là” để
có câu lời giải: “Nhà An có tất cả là:”


Thứ hai: Đưa từ: “con gà” ở cuối câu hỏi lên đầu thay thế cho từ “Hỏi” và
thêm từ “Số” ở đầu câu, bỏ chữ "mấy” ở cuối câu thay thế vào đó là chữ “là” :
“Số con gà nhà An có tất cả là:”


Thứ ba: Dựa vào dịng cuối của phần tóm tắt, coi đó là “từ khóa” của câu
lời giải rồi thêm chữ.


Ví dụ: Từ dịng cuối của tóm tắt: “Có tất cả : …. con gà?”. Học sinh viết
câu lời giải: “Có tất cả là; “Số con gà có tất cả là; “Con gà nhà An có tất cả
là:”,…


Thứ tư: Giáo viên nêu miệng câu hỏi: “Hỏi nhà An có tất cả mấy con gà?”
để học sinh trả lời miệng: “Nhà An có tất cả 9 con gà” rồi viết phép tính vào để
có cả bước giải (gồm câu lời giải và phép tính)


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

11/22


em nêu nhiều câu lời giải khác nhau, sau đó cùng thống nhất đến câu lời giải
đúng chứ không nên bắt buộc học sinh phải viết theo một kiểu.


Tiếp theo giáo viên nêu câu hỏi gợi mở cho học sinh để tìm phép tính :
“Muốn biết nhà An có tất cả mấy con gà em làm tính gì? (Tính cộng). Mấy cộng
mấy? ( 5 + 4) , 5 + 4 bằng mấy? (5 + 4 = 9) . Cuối cùng giáo viên gợi mở tiếp :
Nhà An có tất cả mấy con gà? “9 con gà”, nên ta viết “con gà” vào trong ngoặc
đơn: 5 + 4 = 9 (con gà).



<i><b>d.Bước 4: Trình bày bài giải </b></i>


Học sinh trình bày bài giải là trình bày một sản phẩm của tư duy. Thực tế
hiện nay các em học sinh lớp 1 trình bày bài giải còn rất hạn chế, kể cả học sinh
hoàn thành tốt. Cần rèn cho học sinh nề nếp và thói quen trình bày bài giải một
cách chính xác, khoa học, sạch đẹp dù trong giấy nháp, bảng lớp, bảng con hay
vở, giấy kiểm tra. Cần trình bày bài giải một bài tốn có lời văn như sau:


<i>Bài giải </i>


<b>Nhà An có tất cả số con gà là: </b>
<i><b>5 + 4 = 9 ( con gà ) </b></i>


<i><b>Đáp số : 9 con gà </b></i>


Từ cách hướng dẫn như trên, học sinh sẽ nắm chắc được các bước giải và
trình tự giải một bài tốn có lời văn , từ đó các em áp dụng vào việc thực hành
khi giải một bài tốn có lời văn.


<i><b>e.Bước 5: Kiểm tra lại cách làm( hoặc thử lại). </b></i>


- Tập cho học sinh có thói quen làm xong bài nào cũng phải tự kiểm tra lại
xem có nhầm lẫn, có làm sai khơng,……


- Khi giải bài tốn có lời văn, u cầu học sinh phải xác định đúng “ Bài
toán đó thuộc dạng tốn gì ?”


- Khi cần có thể cho học sinh trao đổi ý kiến trong nhóm nhỏ hoặc trong
toàn lớp về cách giải một bài tập. Khuyến khích học sinh tự nói ra những hạn
chế của mình, bình luận cách giải của bạn để rút kinh nghiệm và nêu cách khắc


phục.


<i><b>2.2. Một số biện pháp nhằm khắc sâu dạng giải toán có lời văn </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

12/22


<i> Ví dụ 1 : Nhìn tranh vẽ, viết tiếp vào chỗ chấm để có bài tốn, rồi giải </i>
bài tốn đó.



Bài tốn: Trong bến có... ô tô, có thêm… ô tô vào bến.


Hỏi ... ?
Bài 1: ( trang 151- Toán 1)


<i> Ví dụ 2: Giải bài tốn theo tóm tắt sau : Bài 4 - Toán 1 (trang 151) </i>
Có : 15 hình trịn


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

13/22


Song song với việc nhìn tranh để hình thành đề tốn người giáo viên cần
chuẩn bị thêm một số mơ hình, vật thật để học sinh tự thao tác bằng tay trên các
vật thật đó để một em đặt đề tốn, một em giải bài toán và ngược lại nhằm khắc
sâu kiến thức về các dạng toán cơ bản các em đã được học trong chương trình.


<b>Tổ chức trị chơi phù hợp : </b>


- Đối với các bài toán có lời văn (dựa vào tranh, ảnh), ở SGK để hồn thiện
cấu trúc đề thì giáo viên có thể tổ chức các trị chơi theo nhóm tổ, ... để rèn học
sinh kĩ năng nói, kĩ năng giao tiếp, từ đó học sinh có thể thực hiện kĩ năng tính


tốn tốt hơn.


- Giáo viên có thể cho học sinh cách đặt đề tốn từ một phép tính đã cho
thơng qua trị chơi “Ai nhanh hơn”, hình thức này không chỉ nhằm giúp cho học
sinh kĩ năng tính tốn nhanh mà cịn có thể phát huy trí lực ở mức độ cao hơn về
dạng bài tốn có lời văn và cịn tạo cho học sinh tâm lí nhẹ nhàng thỏa mái
“học mà chơi – chơi mà học” nhằm khắc sâu kiến thức cho học sinh một cách
nhẹ nhàng mà hiệu quả.


Ví dụ: Trị chơi “Vượt chướng ngại vật – Chinh phục đỉnh cao”
- Mục tiêu : Rèn kĩ năng giải các bài toán có lời văn đơn giản.


- Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị 2 tờ giấy rôki (hoặc 2 bảng phụ). Có vẽ sẵn
cắt hình tượng trưng gắn hoa hoặc túi đựng đề toán mà hai đội cần giải như:


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

14/22


Đề 2 Đề 2


Đề 1 Đề 1




Đội Thỏ Trắng Đội Sóc Nâu


+ Đề bài 1: An có 7 viên bi, An cho Bảo 3 viên bi. Hỏi An còn lại mấy viên
bi?


+ Đề bài 2: Mẹ nuôi 10 con thỏ, mẹ đã bán 2 con thỏ. Hỏi mẹ còn mấy con
thỏ?



Học sinh các lớp chuẩn bị 2 tờ giấy ô li, bút, kéo dán.
- Giáo viên chia thành 2 đơi. Mỗi đội tự đặt tên cho mình


Ví dụ: Đội Thỏ Trắng, đội Sóc Nâu. Mỗi đội cử 2 em lên chơi. số còn lại
làm cổ động viên cho đội nhà.


+ Cách chơi: Khi giáo viên có hiệu lệnh bắt đầu chơi mỗi đội lên chơi lần
lượt rút đề đọc, trong đội hội ý, thảo luận sau đó giải và ghi nhanh vào giấy
nháp. Các đội bắt đầu giải từ đề 1, sau khi giải xong đề 1 thì dán lên “ đỉnh núi”
số 1, sau đó tiếp tục rút đề 2 đọc kỹ đề thảo luận và giải đề 2. Giải xong đề 2 thì
dán lên “đỉnh núi” số 2. Sau 7 phút quy định giáo viên cho 2 đội về chỗ. Giáo
viên cùng cả lớp bắt đầu kiểm tra từng đội 1, đội nào giải đúng lời giải, phép
tính và đáp số đúng đẹp thì đội đó thắng. Đội nào chứa giải đúng, thiếu lời giải,
đáp số thì thua cuộc.


Sau khi nhận xét 2 đội, đội nào giải đúng, xong trước thì đội đó được 10 lá
cờ và là đội đã “ Chinh phục đỉnh cao” sẽ thắng cuộc cả lớp cùng tuyên dương
và giáo viên phát phần thưởng kích lệ như: Thước kẻ hoặc vở viết.


* Hướng dẫn sử dụng các trò chơi.


- Các trò chơi trên được sử dụng bằng bìa giấy, giấy rơ ki, vở bìa cứng. Sau
đó cắt theo kích thước phù hợp ví dụ: Cắt từng miếng bìa cứng có kích thước
(10x 15 em) hình chữ nhật, hoặc các hình vng (10x 20 em) rồi dán giấy trắng
màu lên mặt để ghi số. Có thể sử dụng lâu dài mà chỉ cần bóc đi lượt giấy dán và
viết số.


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

15/22



<b>IV. HIỆU QUẢ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM </b>
<b>1. Dạy thực nghiệm </b>


Tôi đã tiến hành dạy thực nghiệm ở khối lớp mình. Sau đây là tiết tốn mà
tơi xin trình bày giáo án trong đề tài đó là bài: Giải tốn có lời văn <Tốn 1-
trang 117> và bài giải tốn có lời văn (tiếp theo) <Tốn 1 – trang 150>


<b>Mơn : Tốn </b>


<i><b>Tiết số 82 Tuần 22 </b></i>


<i><b>Tên bài dạy: Giải tốn có lời văn </b></i>
<i><b>I.Mục tiêu: </b></i>


<i><b>Sau khi học xong bài này học sinh sẽ có được: </b></i>
<i><b>1. Kiến thức : </b></i>


<i><b>+ Bước đầu học sinh nhận biết các việc thường làm khi giải tốn có lời </b></i>
<i><b>văn. Tìm hiều bài tốn cho biết gì?Bài tốn hỏi gì? </b></i>


<i><b>Giải bài tốn gồm có:câu lời giải, phép tính, đáp số. </b></i>
<i><b>2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng giải tốn có lời văn </b></i>


<i><b>3. Thái độ: u thích mơn học </b></i>
<i><b>II. Chuẩn bị </b></i>


<i><b>- Thầy: Máy tính, máy chiếu, giáo án điện tử </b></i>
<i><b>- Trò : SGK, vở viết </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

16/22



<i><b>Thời </b></i>
<i><b>gian </b></i>


<i><b>Nội dung kiến thức cơ bản </b></i> <i><b>Phương pháp,hình thức tổ chức </b></i>
<i><b>dạy học </b></i>


<i><b>Hoạt động của </b></i>
<i><b>thầy </b></i>
<i><b>Hoạt động </b></i>
<i><b>của trò </b></i>
<i>4phút </i>
<i>4phút </i>
<i>12phút </i>


<i><b>A. Bài cũ </b></i>


<i><b>B. Bài mới </b></i>
<i><b>1. Giới thiệu bài </b></i>
<i><b>2. Giải toán </b></i>


<i>Bài toán: Nhà An có 5 con gà, mẹ </i>
<i>mua thêm 4 con gà. Hỏi nhà An </i>
<i>có tất cả mấy con gà? </i>


<i>GV đưa tranh </i>


<i> </i>


<i>GV giới thiệu bài </i>


<i>GVgiới thiệu tranh </i>
<i>Đếm cho cơ có </i>
<i>mấy con gà? </i>


<i>Thêm mấy con gà? </i>
<i>Tất cả có mấy con </i>
<i>gà? </i>


<i>KM hiện bài toán </i>


<i>2 HS nêu bài </i>
<i>toán </i>


<i>1 HS nhận xét </i>


<i>2HS nêu đề </i>
<i>bài </i>


<i>5 con gà </i>
<i>4 con gà </i>
<i>9 con gà </i>
<i>Bài tốn cho biết </i>


<i>gì? </i>


<i>Bài tốn hỏi gì? </i>
<i>Dựa vào bài tốn </i>
<i>tóm tắt </i>


<i>Bài tốn cho </i>


<i>biết nhà An có </i>
<i>5 con gà </i>


<i>Bài tốn hỏi </i>
<i>Nhà An có tất </i>
<i>cả mấy con </i>
<i>gà. </i>


<i>bµi như sau . GV </i>
<i>viÕt tãm t¾t lên </i>
<i>bảng </i>


<i>Túm tt </i>


<i>Cú : 5 con gà </i>
<i>Thêm : 4 con gà </i>
<i>Có tất cả : ….con gà ? </i>
<i> Bài giải </i>


<i> Nhà An có tất cả là: </i>
<i> 5 +4 =9 ( con gà) </i>
<i> Đáp số : 9 con gà </i>


<i>Nêu cách trình bày </i>
<i>bài giải tốn có lời </i>
<i>văn. </i>


<i>GV viết bài giải </i>
<i>lên bảng </i>



<i>Chốt ý: Bài giải </i>
<i>có: Lời giải, phép </i>
<i>tính, đáp số </i>


<i>Viết bài giải, </i>
<i>lời giải, phép </i>
<i>tính, đáp số </i>
<i>1 HS đọc bài </i>
<i>giải </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

17/22


<i>2 phút TCVĐ: Tập tầm vông </i> <i>GV nêu YC </i> <i>HS chơi </i>


<i> 15 </i>
<i>phút </i>


<i><b>3. Luyện tập </b></i>


<i>Bµi 1 : </i>
<i>Tóm tắt </i>


<i>An có : …….quả bóng </i>
<i>Bình có : …..quả bóng </i>
<i>Có tất cả : …..quả bóng? </i>


<i>KM hiện bài tốn </i>
<i>Bài tốn cho biết </i>
<i>gì ? </i>



<i>Bài tốn hỏi gì ? </i>
<i>KM :Tóm tắt bài </i>
<i>tốn </i>


<i>Để giải bài tốn </i>
<i>này chúng ta viết </i>
<i>những gì ? </i>
<i>Tìm lời giải dựa </i>
<i>vào đâu? </i>


<i>1 HS đọc đề </i>
<i>toán </i>


<i>1-2 HS nêu </i>
<i>Viết bài giải </i>


<i>Lớp làm bài </i>
<i>vào SGK </i>


<i>Chữa bài cho HS </i>
<i>Nhận xét bài của </i>
<i>bạn </i>


<i>1 HS nhận xét </i>
<i>Bài giải thiếu gì ? Thiếu phép </i>


<i>tính </i>


<i>Tìm lời giải khác </i> <i>1-2 HS tìm </i>



<i>Bài 2 </i> <i>KM hiện bài </i> <i>1-2 HSđọc </i>


<i>Tóm tắt </i>


<i>Có : …..bạn </i>
<i>Thêm : ……bạn </i>
<i>Có tất cả :………bạn ? </i>
<i>Bài 3 </i>


<i>Tóm tắt </i>


<i>Ở dưới ao : ……con </i>
<i>Trên bờ : …….con </i>
<i><b>Có tất cả: ……..con? </b></i>


<i>Bài tốn hỏi gì ? </i>
<i>Bài tốn cho biết </i>
<i>gì ? </i>


<i>KM hiện bài </i>
<i>Bài tốn cho biết </i>
<i>gì? </i>


<i>Bài tốn hỏi gì? </i>


<i>1 HS nêu tóm </i>
<i>tắt </i>


<i>HS giải tốn </i>
<i>vào SGK </i>



<i>1-2 HS nêu </i>
<i>HS nêu </i>
<i>HS giải toán </i>
<i>2 phút </i>


<i> </i>


<i><b>4. Củng cố </b></i>
<i><b>5. Dặn dò </b></i>


<i>Bài sau : Xăng ti mét – Đo độ dài </i>


<i>GV hỏi: Học bài </i>
<i>gì? </i>


<i>Dặn dò HS </i>


<i>1-2 HS TL </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

18/22


<b>Mơn : Tốn </b>


<i><b>Tiết số: 109 Tuần 28 </b></i>
<i><b>Tên bài dạy: Giải tốn có lời văn </b></i>
<i><b>I.Mục tiêu: </b></i>


<i><b>Sau khi học xong bài này học sinh sẽ có được: </b></i>
<i><b>1. Kiến thức : </b></i>



<i><b>+ Giúp học sinhcủng cố kĩ năng giải tốn có lời văn. </b></i>


<i><b>Tìm hiều bài tốn cho biết gì? Bài tốn địi hỏi phải tìm gì? </b></i>


<i><b>+ Giải bài tốn thực hiện phép tính để tìm điều chưa biết. Trình bày bài giải. </b></i>
<i><b>2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng giải tốn có lời văn </b></i>


<i><b>3. Thái độ: u thích mơn học, thích giải tốn </b></i>
<i><b>II. Chuẩn bị </b></i>


<i><b>- Thầy: Máy tính, máy chiếu, giáo án điện tử </b></i>
<i><b>- Trò : SGK, vở viết </b></i>


<i><b>III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: </b></i>


<i><b>Thời </b></i>
<i><b>gian </b></i>


<i><b>Nội dung kiến thức cơ bản Phương pháp,hình thức tổ chức dạy học </b></i>
<i><b>Hoạt động của thầy Hoạt động của </b></i>


<i><b>trò </b></i>


<i>4phút </i>


<i>4phút </i>


<i><b>A. Bài cũ </b></i>



<i> 1. >, <,=? </i>
<i>73….76 </i>
<i>47…39 </i>
<i>19….15+4 </i>


<i>2.Cho các số: 12, 95,40, 75 </i>
<i>- Số lớn nhất : </i>


<i>- Số bé nhất : </i>


<i>Tìm số lớn nhất có hai chữ </i>
<i>số </i>


<i>Tìm số bé nhất có hai chữ </i>
<i>số </i>


<i><b>B.Bài mới </b></i>


<i><b>1. Giới thiệu bài </b></i>


<i>GV chép bài lên </i>
<i>bảng lớp </i>


<i> GV nêu yêu cầu </i>


<i> GV giới thiệu bài </i>


<i>Gọi 2 học sinh </i>
<i>lên bảng làm bài </i>
<i>2 HS chữa bài </i>



<i>3-4HS trả lời </i>


<i>2HS nêu đề bài </i>
<i>HS ghi vở </i>


<i><b>12phút 2. Giải toán </b></i> <i>KM giới thiệu tranh </i>


<i>Đếm xem có tất cả </i>
<i>mấy con gà? </i>
<i>Có mấy con gà ở </i>
<i>ngồi lồng? </i>


<i>Mấy con gà ở ngoài </i>


<i>9 con gà </i>
<i>6 con gà </i>
<i>3 con gà </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

19/22
<i>Bài toán : Nhà An có 9 con </i>
<i>gà, mẹ đem bán 3 con gà. </i>
<i>Hỏi nhà An còn lại mấy con </i>
<i>gà? </i>


<i>lồng? KM hiện bài </i>
<i>tốn </i>


<i>Bài tốn cho biết gì? </i>
<i>Bài tốn hỏi gì? </i>



<i>đọc thầm </i>
<i>3- 4 HS nêu </i>


<i>Dựa vào bài tốn </i>
<i>tóm tắt </i>


<i>bài như sau </i>


<i>GV viết tóm tắt bài </i>
<i>tốn </i>


<i>lên bảng </i>
<i>Tóm tắt </i>


<i>Có : 9 con gà </i>
<i>Bán : 3 con gà </i>
<i>Còn lại : ….con gà ? </i>
<i> Bài giải </i>
<i>Số con gà còn lại là: </i>
<i> 9 - 3 = 6 ( con ) </i>
<i> Đáp số : 6 con gà </i>


<i>Muốn giải bài toán </i>
<i>có lời văn chúng ta </i>
<i>viết những gì? </i>
<i>GV viết bài giải lên </i>
<i>bảng </i>


<i>Chốt ý : Muốn giải </i>


<i>bài tốn có lời văn </i>
<i>các con viết những </i>
<i>gì? </i>


<i>Bài giải gồm có : lời </i>
<i>giải, phép tính, đáp </i>
<i>số </i>


<i>Viết bài giải, lời </i>
<i>giải, phép tính, </i>
<i>đáp s </i>


<i>1 HS c bi gii </i>
<i>2-3 HS nêu lại </i>


<i>HS nghe </i>


<i>2 phút TCVĐ: Tập tầm vông </i> <i>GV nêu YC </i> <i>HS chơi </i>


<i>15phút </i> <i><b>3. Luyện tập </b></i>
<i>Bài 1 : </i>


<i>Tóm tắt </i>


<i>Có : …….con chim </i>
<i>Bay đi : …..con chim </i>
<i>Cịn lại: …..con chim? </i>


<i>KM hiện bài tốn </i>
<i>Bài tốn cho biết gì ? </i>


<i>Bài tốn hỏi gì ? </i>
<i>Kích máy tóm tắt bài </i>
<i>tốn </i>


<i>Để giải bài tốn có </i>
<i>lời văn chúng ta viết </i>
<i>những gì? </i>


<i>Tìm lời giải dựa vào </i>
<i>đâu </i>


<i>1 HS đọc bài toán </i>
<i>1-2 HS nêu </i>
<i>Viết bài giải </i>


<i>Lớp làm bài vào </i>
<i>SGK </i>


<i>Chữa bài cho HS </i>


<i>Nhận xét bài của bạn 1 HS nhận xét </i>
<i>Bài giải thiếu gì? </i> <i>ThiÕu phÐp tÝnh </i>


<i>Tìm lời giải khác </i> <i>1-2 HS tìm </i>


<i>Bµi 2 </i> <i>KM hiện bài </i> <i>1-2 HS nêu </i>


<i>Tóm tắt </i>


<i>Có : …..quả bóng </i>


<i>Đã thả : …..quả bóng </i>
<i>Cịn lại : …. quả bóng ? </i>


<i>Bài tốn cho biết gì? </i>
<i>Bài tốn hỏi gì? </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

20/22
<i>Bài 3 </i>


<i>Tóm tắt </i>


<i>Đàn vịt : …..con </i>
<i>ở dưới ao : …..con </i>
<i><b>Trên bờ :………con ? </b></i>


<i>KM hiện bài </i>
<i>Bài toán cho biết </i>
<i>những gì? </i>


<i>Bài tốn hỏi gì? </i>


<i>1-2 HS nêu </i>
<i>HS nêu </i>
<i>HS giải toán </i>
<i>2 phút </i>


<i> </i>


<i><b>4. Củng cố </b></i>
<i><b>5. Dặn dò </b></i>



<i>Bài sau : Luyện tập </i>


<i>GV hỏi: Học bài gì? </i>
<i>Dặn dị HS </i>


<i>1-2 HS TL </i>


<b>2.Kết quả thực nghiệm </b>


Từ nhận thức của bản thân trên cơ sở thực tiễn chọn đề tài và các biện pháp
triển khai đề tài, qua khảo sát thực tế việc tiếp thu của học sinh, tôi thấy đã đạt
được một số kết quả cụ thể như sau :


Học sinh được đánh giá chính xác kết quả học tập, các em biết vận dụng
thành thạo các kiến thức đã học làm cơ sở cho việc tiếp thu một cách thuận lợi,
vững chắc.


Học sinh có thói quen suy nghĩ, quan sát, lập luận để phát huy trí thơng
minh, óc sáng tạo, khả năng phân tích, tổng hợp, tư duy độc lập và thông qua
việc thảo luận, tranh luận mà học sinh phát triển khả năng nói lưu lốt, biết lí
luận chặt chẽ khi giải tốn.


Học sinh biết vận dụng các kiến thức đơn lẻ để giải các bài toán tổng hợp
nhiều kiến thức .


Tạo khơng khí sơi nổi, niềm say mê hứng thú cho học sinh bằng các bài
toán sinh động, hấp dẫn, thực sự biến giờ học, lớp học luôn là khơng gian tốn
cho học sinh.



<i><b>Khảo sát </b></i>
<i><b>cuối HK </b></i>


<i><b>II </b></i>


<i><b>Sĩ </b></i>
<i><b>số </b></i>


<i><b>HS viết </b></i>
<i><b>đúng câu lời </b></i>


<i><b>giải </b></i>


<i><b>HS viết đúng </b></i>
<i><b>phép tính </b></i>


<i><b>HS viết </b></i>
<i><b>đúng đáp số </b></i>


<i><b>Trình bày đúng </b></i>
<i><b>bài giải tốn có </b></i>


<i><b>lời văn </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

21/22


<b>PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ </b>



<i><b>I. Ý nghĩa </b></i>



Do nắm được tầm quan trọng của việc dạy và học mạch kiến thức "Giải
tốn có lời văn" mà trong suốt q trình giảng dạy tôi luôn cố gắng vận dụng
những kinh nghiệm đã có từ thực tế giảng dạy để vận dụng vào q trình giảng
dạy nhờ đó:


- Học sinh được luyện tập nhiều qua các dạng toán nên các em nắm vững
các bước giải toán.


- Học sinh biết cách phân tích đề tốn. Qua đó giúp học sinh hình thành
được phép tính thích hợp.


- Học sinh hiểu được ý nghĩa của bài toán.


- Học sinh biết cách trình bày bài tốn một cách hợp lí khoa học.


<b>II. Bài học kinh nghiệm </b>


<b> Qua quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài, bản thân tôi đã rút được rất </b>


nhiều điều bổ ích cho nghiệp vụ chun mơn:


Q trình dạy học mơn Tốn ở Tiểu học nói chung và ở lớp 1 nói riêng có
hai hoạt động rõ ràng: Hoạt động dạy của thầy (giữ vai trò chỉ đạo) ; Hoạt động
học của học sinh (giữ vai trị tích cực, chủ động). Hai hoạt động này phải diễn ra
đồng bộ, tạo mối quan hệ mật thiết để đạt kết quả cao.


Việc dạy giải tốn có lời văn là vấn đề quan trọng trong chương trình tốn
Tiểu học. Nó được kết hợp chặt chẽ với nội dung của kiến thức về số học, các
yếu tố đại số, các yếu tố hình học.



Tơi nhận thấy việc dạy cho học sinh giải tốn có lời văn thành thạo khơng
phải là khó song cũng khơng phải là dễ. Làm cho học sinh hiểu được mục đích
quan trọng của giải Tốn có lời văn chính là cơ sở ban đầu cho việc tiếp tục của
các em ở các lớp trên.


Để đạt được hiệu quả cao trong việc dạy học giải tốn có lời văn giáo viên
cần làm tốt các vấn đề sau:


- Phải có cái nhìn tổng quát về chương trình, đặc biệt là phần giải tốn có
lời văn gồm những dạng nào. Để từ đó xây dựng bài giảng trên cơ sở khắc phục
những nhược điểm, kế thừa và phát huy những ưu điểm của phương pháp dạy
học truyền thống để nâng cao chất lượng dạy học.


</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

22/22


Nhờ đó, mà giáo viên có thể biết được năng lực của từng học sinh,cũng như
các em có chịu suy nghĩ (làm việc) hay không.


- Khi dạy học, giáo viên là người hướng dẫn, giúp học sinh cách phân tích
để hiểu bài tốn, biết tóm tắt bài tốn và tự mình biết phải sử dụng những kiến
thức nào trong các kiến thức đã học vào việc giải bài tốn đó.


- Học sinh nắm được các bước khi thực hiện giải bài tốn có lời văn và
ghi nhớ các bước đó để vận dụng vào việc luyện tập thực hành.


<b>III. Kết luận và kiến nghị </b>


<b>Qua thực nghiệm với kết quả rất khả quan, tơi có một số kết luận sau: </b>


- Thực tế cho thấy chương trình mơn tốn lớp 1 cịn nặng ở một số bài,


một số tiết về “Giải tốn có lời văn” . Phần thời gian dành cho “Giải tốn có lời
văn” thường ở cuối tiết nên đôi khi bị phần trên lấn sang, làm cho nội dung này
phải thực hiện một cách vội vàng, chưa thoả đáng.


- Cịn có vướng mắc về từ ngữ đối với học sinh lớp 1 nên cũng là một khó
khăn trở ngại đối với giáo viên trong dẫn dắt gợi mở cho học sinh.


Trên đây là một vài kinh nghiệm của tôi trong việc dạy giải tốn có lời
văn cho học sinh lớp 1. Mặc dù luôn mong muốn tiến tới mục đích bằng tất cả
cố gắng của mình. Song do khả năng có hạn, điều kiện thời gian cịn hạn chế nên
khơng tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý, bổ sung của
các cấp lãnh đạo và các bạn đồng nghiệp để đề tài của tơi được hồn thiện hơn.


Tơi xin cam đoan sáng kiến kinh nghiệm này do tôi tự viết, không sao chép
nội dung từ người khác.


<i>Tôi xin trân trọng cảm ơn! </i>


<i> Thanh Xuân, ngày 25 tháng 4 năm 2018 </i>
<b> Người viết </b>


<i> </i>


<i> Trần Thị Nụ </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>

<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO </b>


1. Chuẩn kiến thức kĩ năng Toán 1


2. Phương pháp dạy các môn học ở lớp 1


3. Sách giáo viên Toán 1


</div>

<!--links-->

×