Tải bản đầy đủ (.pdf) (32 trang)

Cô giáo Nguyễn Thị Năng - GV lớp 3 - SKKN - Tiếng Việt: Một số biện pháp nâng cao chất lượng học phân môn Tập đọc - Kể chuyện lớp 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (523.66 KB, 32 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>A. ĐẶT VẤN ĐỀ </b>



<b> I. Lý do CHọn đề tài: </b>


<b>1. Cơ sở lý luận </b>



Mơn Tiếng Việt có vị trí quan trọng trong tất cả các môn ở trường.Việc
giảng dạy và học tập môn Tiếng Việt đã góp phần hình thành và phát triển bốn
kĩ năng khi sử dụng tiếng Việt, đó là: nghe, nói, đọc, viết để tiếp tục học lên các
bậc cao hơn và để giao tiếp trong sinh hoạt hằng ngày. Đồng thời nó rèn luyện
cho học sinh thao tác tư duy như phân tích, tổng hợp, khái qt, hệ thống…
Ngồi ra mơn Tiếng Việt còn giúp nâng cao phẩm chất tư duy và năng lực về
nhận thức cho học sinh.


Khi học môn Tiếng Việt, các em sẽ được cung cấp các hiểu biết sơ giản về
hệ thông tiếng Việt và tri thức sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp. Song song với
nó, các em còn tiếp thu được những hiểu biết về xã hội, tự nhiên và con người,
về văn hóa và con người Việt Nam và nước ngồi. Tình u tiếng Việt của các
em sẽ được hình thành và phát triển thông qua việc học môn này, các em sẽ có ý
thức đối với việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Tất cả những điều đó sẽ
góp phần hình thành nên nhân cách của con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
<i>Tiếng Việt ở tiểu học gồm nhiều phân môn Tập đọc, Kể chuyện, Chính tả, Tập </i>


<i>làm văn, Tập viết, Luyện từ và câu. Trong hệ thống đó, mỗi phân mơn lại đóng </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

âm thanh của trời đất, của cuộc sống và có thể dùng trí tuệ của mình để phân
tích, đánh giá các hiện tượng tự nhiên, xã hội theo một cách riêng.Để làm được
việc đó, các em rất cần được trang bị cho bản thân một kĩ năng đọc và khả năng
cảm nhận, ghi nhớ tốt nhất.


<b>2. </b>

<b>Cơ sở thực tiễn </b>




Trong thực tế ở lớp 3, chương trình dạy Tập đọc vô cùng phong phú và đa
dạng. Trong phân phối chương trình gồm 31 bài Tập đọc – Kể chuyện ( mỗi bài
dạy trong 2 tiết ) và 31 bài Tập đọc ( mỗi bài dạy trong 1 tiết ) thuộc 15 chủ đề :
- Măng non, Mái ấm, Tới trường, Cộng đồng, Quê hương, Bắc – Trung –
Nam, Anh em một nhà, Thành thị và Nông thôn.


- Bảo vệ Tổ quốc, Sáng tạo, Nghệ thuật, Lễ hội, Thể thao, Ngôi nhà chung,
Bầu trời và mặt đất.


Chương trình Tiếng Việt lớp 3 khơng có tiết Kể chuyện riêng mà bố trí trong
bài tập đọc hai tiết ở đầu mỗi tuần.Khi học sinh đọc, kể lại được tác phẩm văn
chương con người không chỉ thức tỉnh về nhận thức mà cịn rung động về tình
cảm, nảy nở những ước mơ tốt đẹp, được khơi dạy năng lực hành động, sức
mạnh cũng như bồi dưỡng tâm hồn. Do đó Tập đọc - Kể chuyện đóng một vai
trị cực kì quan trọng trong dạy môn Tiếng Việt ở tiểu học. Đọc giúp học sinh có
thể giải mã được các tín hiệu ngơn ngữ, thơng hiểu văn bản, giúp học sinh hiểu
biết hơn, bồi dưỡng ở các em lòng yêu cái thiện, dạy cho các em biết suy nghĩ
một cách logic cũng như có hình ảnh. Kể chuyện giúp cho các em cảm thụ tốt
hơn cái hay, cái đẹp của tác phẩm, góp phần tích lũy vốn văn học, mở rộng vốn
sống cho trẻ. Từ đó gieo vào tâm hồn các em những ước mơ, hoài bão về một
tương lai tươi đẹp. Góp phần rèn luyện và phát triển kĩ năng nói, kể trước đám
đơng. Qua đó, các em sẽ tự tin hơn, mạnh dạn hơn trong giao tiếp với mọi người
để thu hút sự chú ý của mọi người, các em phải tìm cách làm sao để đọc và kể
sao cho hấp dẫn nhất.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

luôn băn khoăn suy nghĩ và trong năm học này tôi chọn cho mình đề tài nghiên
<i><b>cứu “ Các giải pháp nâng cao chất lượng học phân môn Tập đọc – Kể chuyện </b></i>
<i><b>lớp 3. ”. </b></i>


<b> </b>

<i><b> II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU </b></i>




Tôi nghiên cứu đề tài này với mục đích cụ thể như sau:


- Nâng cao hiểu quả dạy học phân môn Tập đọc – Kể chuyện lớp 3.
- Giúp học sinh có khả năng đọc diễn cảm và kể chuyện tự nhiên hơn.


- Tạo hứng thú học tập cho học sinh, giúp các em nhận thấy tầm quan trọng của
phân môn Tập đọc – Kể chuyện, từ đó giáo dục động cơ học tập cho các em.


<b> III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU </b>



Để đạt được những mục tiêu đã đề ra ở trên tôi đã thực hiện những nhiệm vụ
sau:


- Khảo sát và đánh giá thực trạng đọc và kể chuyện của học sinh lớp mình giảng
dạy.


- Cố gắng tìm ra một số biện pháp để tháo gỡ những khó khăn trong việc dạy
phân môn Tập đọc – Kể chuyện cho học sinh.


- Nghiên cứu những vấn đề lí luận có liên quan đến việc rèn kĩ năng đọc và kể
chuyện cho học sinh.


<b> </b>

<b>VI. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU </b>



Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tôi đã tiến hành sử dụng phối hợp nhiều
phương pháp nghiên cứu.


<b>- Phương pháp điều tra </b>



- Phương pháp thực nghiệm
- Phương pháp quan sát sư phạm.
- Phương pháp phỏng vấn


<b>V. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU </b>


Học sinh lớp 3G trường tôi.


<b> VI. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU </b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<b>B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ</b>


<b> </b>

<b>I. CƠ SỞ LÍ LUẬN </b>



Mơn Tiếng Việt ở trường có nhiệm vụ hình thành hoạt động ngơn ngữ cho học
sinh. Năng lực hoạt động ngôn ngữ được thể hiện trong 4 dạng hoạt động, tương
ứng với chúng là bốn kĩ năng nghe, nói, đọc, viết.


Vì những lẽ trên, dạy phân mơn Tập đọc có một ý nghĩa vơ cùng to lớn ở
Tiểu học. Đọc trở thành một đòi hỏi cơ bản đầu tiên với mỗi người đi học. Đầu
tiên trẻ phải học đọc, sau đó trẻ phải đọc để học. Từ đó giúp trẻ chiếm lĩnh ngơn
ngữ dùng để giao tiếp và học tập. Đọc là công cụ để học các mơn học khác.


Bên cạnh đó, phân mơn Kể chuyện có vị trí đặc biệt quan trọng không
kém trong dạy học tiếng mẹ đẻ, vì hành động kể là một hành động “nói” đặc biệt
trong hoạt động giao tiếp. Kể chuyện vận dụng một cách tổng hợp sự hiểu biết
về đời sống và tạo điều kiện để học sinh rèn luyện một cách tổng hợp các kĩ
năng Tiếng Việt như nghe, đọc, nói trong hoat động giao tiếp. Khi đọc, học sinh
đã tiếp nhận tác phẩm văn học ở dạng có âm thanh (đọc thành tiếng). Khi kể
chuyện, các em đang tái sản sinh một tác phẩm nghệ thuật ở dạng lời nói. Vì
truyện là một tác phẩm văn học nên kể chuyện có cả sức mạnh của văn học.
Truyện có khả năng bồi dưỡng tâm hồn trẻ thơ. Sự hiểu biết về cuộc sống, về


con người, tâm hồn, tình cảm của các em sẽ nghèo đi biết bao nhiêu nếu khơng
có mơn học Kể chuyện trong trường học.Kể chuyện ở lớp 3 được gắn bó chặt
chẽ với phân môn Tập đọc, đều là kể lại câu chuyện học sinh đã đọc trong bài
tập đọc đầu mỗi tuần trong thời gian 0,5 tiết.


Dạy tốt phân môn Tập đọc – Kể chuyện là tạo cho học sinh một nền tảng
vững chắc để học tốt môn học Tiếng Việt và tất cả các môn học khác. Có đọc
đúng, đọc trơi chảy mới cảm thụ được bài văn và từ đó sẽ hiểu tất cả các văn bản
khác để diễn đạt bằng lời thật tốt. Nhà trường phải từng bước hình thành và
trường Tiểu học nhận nhiệm vụ đặt nền móng đầu tiên.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

Năm học 2017 – 2018 tôi được phân công chủ nhiệm lớp 3G với tổng số 60
học sinh. Sau khi nhận lớp, qua q trình giảng dạy học sinh, tơi thấy lớp tơi có
những thuận lợi và khó khăn như sau :

<b> </b>



<i><b>1.Thuận lợi : </b></i>



- Đa số học sinh ngoan có ý thức phấn đấu vươn lên trong học tập. Trong lớp
có nhiều em u thích học môn Tiếng Việt; đọc to rõ ràng; học thuộc bài nhanh
và rất tích cực phát biểu xây dựng bài. Cha mẹ học sinh luôn quan tâm sát sao và
tạo mọi điều kiện tốt nhất cho con trong quá trình học tập.


- Cơ sở vật chất : Trường lớp sạch sẽ, thoáng mát. Lớp học đủ ánh sáng và
được trang bị đầy đủ đồ dùng học tập cũng như đồ dùng bán trú. Đây là yếu tố
luôn mang lại sự thoải mái giúp cho học sinh học tập tốt hơn.


- Các đồng chí trong Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm chỉ đạo sát sao
trong lĩnh vực chuyên môn. Nhắc nhở và giúp đỡ kịp thời tới từng giáo viên
trong quá trình giảng dạy, tạo điều kiện tốt giúp học sinh đạt được kết quả cao
trong học tp.



<i><b> 2. Khó khăn. </b></i>



- Trong thực tế giảng dạy phân môn Tập đọc – Kể chuyện ở lớp 3 hiện nay
tôi nhận thấy giáo viên đã dạy đúng chương trình và sách giáo khoa, học sinh
nắm chắc nội dung bài và được rèn đọc tốt hơn. Tất cả học sinh đều được tham
gia đọc và kể (theo cá nhân, cặp đơi, nhóm). Tuy nhiên, không thể tránh khỏi
những tồn tại và khó khăn. Một số giáo viên phối hợp các hình thức dạy học cịn
máy móc, chưa chú ý hướng dẫn đọc diễn cảm, sửa ngọng cho học sinh, phân bố
thời gian tiết dạy chưa hợp lý, chưa phối hợp nhịp nhàng giữa hoạt động cá nhân
với thảo luận nhóm của học sinh, chưa khuyến khích học sinh phát huy tính sang
tạo khi kể chuyện, chưa khai thác đồ dùng hợp lý….


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<b>Tổng số </b>
<b>HS </b>


<b>Kĩ năng đọc và kể </b>
<b>chuyện chưa tốt </b>


<b>Kĩ năng đọc và kể </b>
<b>chuyện bình thường </b>


<b>Kĩ năng đọc và kể </b>
<b>chuyện tốt </b>


<b>Số lượng </b> <b>Tỷ lệ </b> <b>Số lượng </b> <b>Tỷ lệ </b> <b>Số lượng </b> <b>Tỷ lệ </b>


60 22 36,6% 25 34,8% 13 21,6%





<b>III . GIẢI PHÁP </b>



Đứng trước tầm quan trọng, vị trí nhiệm vụ của phân môn Tập đọc – Kể
chuyện và dạy học phân môn này ở lớp 3 cũng như tình hình thực tế giảng dạy
hiện nay, tơi mạnh dạn xin trình bày các giải pháp nâng cao chất lượng dạy và
học phân môn Tập đọc – Kể chuyện lớp như sau:


<i><b> 1. Biện pháp 1: Điều tra về cấu trúc, kĩ năng, nội dung chương </b></i>



<i><b>trinh phần Tập đọc, Kể chuyện ở lớp 3 </b></i>


<b> a. Kĩ năng đọc </b>


- Đọc một số văn bản nghệ thuật, hành chính, báo chí, khoa học thưởng thức
(chú trọng đọc tên riêng nước ngoài, từ dễ đọc sai do ảnh hưởng của cách phát
âm địa phương).


- Đọc thầm tìm hiểu ý chính của đoạn, nội dung của bài; nhận xét về nhân vật,
hình ảnh, chi tiết; đặt đầu đề cho đoạn văn, tác phẩm.


- Đọc thuộc một số bài thơ, bài văn, đoạn văn ngắn.
<b> b. Kĩ năng kể chuyện </b>


- Kể từng đoạn hoặc kể lại toàn bộ câu chuyện sau khi đọc tác phẩm.
- Kể lại câu chuyện theo lời của nhân vật.


<b> c. Cấu trúc dạng bài Tập đọc - Kể chuyện </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

- Câu chuyện có lời thoại: 22 bài.
- Câu chuyện dạng tự sự: 9 bài.



Yêu cầu của phần Kể chuyện:
- Yêu cầu dựa vào tranh để kể: 17 bài.
- Yêu cầu dựa vào câu gợi ý: 7 bài.
- Các yêu cầu khác: 7 bài.


<i><b> 2. Biện pháp 2: Phân loại học sinh </b></i>



Để giúp cho việc dạy học theo đối tượng học sinh có hiệu quả, ngay từ
đầu năm học, tôi đã điều tra và theo dõi việc đọc, kể chuyện của các em hàng
ngày để ghi vào sổ theo dõi; ghi chi tiết về ưu, nhược điểm của mỗi em; để lên
kế hoạch học theo nội dung, chương trình và thời điểm của năm học, đồng thời
theo dõi sự tiến bộ từng ngày của các em, dù là rất nhỏ.


Từ đó kịp thời động viên, khuyến khích các em và thay đổi kế hoạch dạy
học sao cho phù hợp với từng đối tượng học sinh. Có như vậy mới có thể giúp
các em phát huy được ưu điểm, khắc phục được những mặt cịn hạn chế. Tơi đã
sắp xếp chỗ cho các em học sinh đọc yếu ngồi cạnh các bạn đọc khá, đọc tốt để
trở thành đôi bạn cùng tiến, giúp đỡ nhau trong việc đọc khi hoạt động cá nhân,
nhóm hay cặp đơi. Đồng thời nêu tầm quan trọng, yêu cầu cơ bản về việc rèn kĩ
năng đọc diễn cảm giúp các em cảm thụ tác phẩm văn học, dựa vào đó mới có
thể kể lại, truyền đạt lại một cách sinh động, lôi cuốn người nghe.


<i><b>3. Biện pháp 3: Nâng cao chất lượng dạy và học qua hoạt động </b></i>



<i><b>làm mẫu của giáo viên </b></i>



Đối với đối tượng là học sinh tiểu học thì việc làm mẫu của giáo viên đóng một
vai trị quan trọng.



</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

<i><b> 4.Biện pháp 4 : Chú trọng sự chuẩn bị của học sinh </b></i>



Học sinh ít đọc sách, khơng chịu đọc sách ở nhà. Nếu có đọc thì học sinh
cũng chưa biết cách đọc, chỉ đọc một cách đại khái qua loa, đọc cho có học, lười
tìm hiểu; học sinh đọc cịn chậm, chưa biết cách ngắt nghỉ hơi khi đọc; chưa có
sự chuẩn bị chu đáo trước khi lên lớp với tiết kể chuyện.


Chính vì những tồn tại đó, trước khi kết thúc một tiết Tập đọc bao giờ tôi
cũng dành một ít phút dặn dị học sinh chuẩn bị trước bài sau. Đọc nhiều lần ở
nhà cho trôi chảy và chuẩn bị trước phần câu hỏi, tìm hiểu nội dung bài trong
sách giáo khoa để nắm rõ nội dung bài. Từ đó dặn học sinh tập kể chuyện miệng
trước ở nhà đối với tiết Tập đọc đầu tuần để khi lên lớp kể các em không bị lúng
túng do thiếu tự tin trước đám đơng hay vì chưa nắm được nội dung truyện.


<i><b>5. Biện pháp 5: Rèn kĩ năng Tập đọc, Kể chuyện cho học sinh</b></i>



<i><b>5.1.Tập đọc </b></i>



<i><b> a</b></i>

<i><b>. Chuẩn bị đọc cho học sinh</b></i>


Tôi luôn chú ý đến tư thế đọc của học sinh. Khi ngồi đọc cần ngay ngắn,
khoảng cách từ sách đến mắt khoảng 30- 35cm, cổ và đầu thẳng. Khi cô giáo gọi
đọc phải bình tĩnh, tự tin, khơng hấp tấp đọc ngay. Trước khi đọc câu đầu, đoạn
đầu hay toàn bài phải đọc tên bài. Tư thế đứng đọc phải đoàng hoàng, thoải mái,
sách phải được mở rộng và cầm bằng hai tay.


<i><b>b</b></i>

<i><b>. Luyện phát âm đúng và sửa ngọng cho học sinh thông qua việc đọc thành </b></i>
<i><b>tiếng </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

những đối tượng khác để phát huy được năng lực, sở trường của từng em trong


lớp.


Để luyện phát âm đúng, sửa được ngọng cho học sinh, trước hết và thực
chất phải giải quyết vấn đề phương ngữ. Mục tiêu của chúng ta đặt ra là luyện
cho học sinh vươn đến một tiếng nói dân tộc Việt Nam thống nhất, đẹp đẽ về
mặt âm thanh. Muốn vậy, chúng ta phải luyện cho học sinh đọc đúng, hay trong
phạm vi giao tiếp rộng hơn phương ngữ hẹp của mình.


Khi hướng dẫn phát âm tơi phân tích cho các em thấy sự khác biệt của
phát âm đúng và phát âm sai mà các em mắc phải. Giáo viên làm mẫu hoặc mô
tả hệ thống môi, răng, lưỡi khi phát âm.


<b>Ví dụ: Khi dạy bài“Cơ giáo tí hon” (Tiếng Việt 3, tập 1)có đoạn: </b>


<i>“Mấy đứa nhỏ làm y hệt đám học trị, đứng cả dậy, khúc khích cười chào </i>
cơ”.


<i>“Đàn em ríu rít đánh vần theo. Thằng Hiển ngọng líu, nói khơng kịp hai </i>
<i>đứa lớn. Cái Anh hai má núng nính, ngồi gọn trịn như củ khoai, bao giờ cũng </i>
giành phần đọc xong trước”.


<i>Để học sinh đọc tốt các từ khúc khích, ríu rít, ngọng líu, núng nính giáo </i>
viên phát âm chuẩn là học sinh sẽ đọc đúng theo. Với nhiều em do quá ảnh
<i>hưởng bởi địa phương, dù phát âm nhiều lần nhưng vẫn bị sai: núng nính đọc sai </i>
<i>thành lúng lính, ngọng líu đọc sai thành ngọng níu dù đã được nghe cô và các </i>
<i>bạn đọc đúng. Vì vậy, tơi đã hướng dẫn các em cách phát âm l - n (lờ/nờ) bằng </i>
một số cách sau:


- Hướng dẫn học sinh đặt lưỡi đúng vị trí khi phát âm:



<b>+ Âm n: đầu lưỡi đặt ở chân răng hàm trên vòm cứng, lúc này miệng hơi mở, khi </b>
<i>nói, lưỡi cứng và bật nhẹ đầu lưỡi xuống, phát âm “nờ”. </i>


<b>+ Âm l: đầu lưỡi đặt ở chân hàm răng trên, lúc này miêng hơi mở, khi nói uốn </b>
<i>nhanh đầu lưỡi cong lên, bật mạnh và rơi tự do xuống, phát âm “lờ”. </i>


- Luyện phát âm bằng cách tìm những câu nói, bài thơ, cụm từ giúp dễ
<i>phân biệt l/n: </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

+ Nói năng nên luyện ln ln
Nói lời lưu lốt luyện luôn lúc này


Lẽ nào nao núng lung lay
Lên lớp lú lẫn lại hay nói lầm.


Ngồi ra, giáo viên cần chú ý luyện đọc đúng cho các em các vần dễ nhẫm
<i>lẫn như: ưu, ươu, uyu, uya... trong các từ như lưu luyến, con hươu, đêm khuya, </i>


<i>khuỷu tay…;các tiếng có âm đầu s - x, ch - tr, hay r - d - gi. </i>


Giáo viên vận dụng phương pháp luyện đọc theo mẫu, yêu cầu học sinh
nghe và nhìn; giáo viên đọc mẫu thật chuẩn, học sinh chú ý nghe và nhìn miệng
giáo viên để đọc theo, học sinh sẽ nhận diện và khắc sâu trí nhớ cách đọc sao
<i>cho đúng. Khi đọc tên riêng nước ngồi như: Ê-đi-xơn, Cơ-rét-ti, En-ri-cơ… cần </i>
phải đọc tốc độ vừa phải, không nên đọc chậm hay ngắt rời rạc từng
tiếng.Những phần luyện này tôi luôn kết hợp trong phần luyện đọc cá nhân. Vì
vậy, dù đọc ở mức độ nào cũng phải yêu cầu phát âm đúng, tuy nhiên cũng
<i>không nên quá nhấn mạnh ở các phụ âm như: tr- ch, s - x, r – d- gi làm giọng </i>
đọc mất tự nhiên.



<i><b>c</b></i>

<i><b>. Luyện cho học sinh đọc ngắt nghỉ đúng </b></i>


Ngoài việc rèn đọc đúng, chính xác, giáo viên cần hướng dẫn học sinh
ngắt nghỉ hợp lý để đọc đúng nội dung. Thực tế trong lớp vẫn cịn có một số học
sinh hiểu sai nghĩa nên ngắt sai. Đối với những bài văn xuôi, khi đọc phải nghỉ
hơi theo dấu câu nhưng có em lại đọc luôn một mạch. Các em cứ đọc mãi đến
khi nào hết hơi của mình rồi mới chịu nghỉ để lấy hơi đọc tiếp, hết hơi chỗ nào
lại ngắt hơi đúng chỗ đó. Khiến cho người nghe thấy khó hiểu ý nghĩa của câu
văn. Vì vậy, giáo viên có định hướng cho các em bằng các câu hỏi gợi mở:


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

câu văn dài. Học sinh còn cần chú ý đến các bài tập đọc dạng bài thơ để ngắt
nghỉ đúng dòng thơ, khổ thơ, thể thơ.


Đối với bài thơ, tùy theo từng thể loại thơ mà tôi hướng dẫn học sinh cách
đọc sao cho đúng nhịp câu thơ. Tuy vậy cũng phải dựa vào từng dòng cụ thể để
ngắt cho đúng để ý nghĩa câu thơ, đoạn thơ được bộc lộ đúng.


Ví dụ:


<b>Bài “Về quê ngoại” (Tiếng Việt 3, tập 1) </b>


“Em về quê ngoại/ nghỉ hè,/
Găp đầm sen nở/ mà mê hương trời.//


Gặp bà/ tuổi đã tám mươi,/


Quên quên/ nhớ nhớ những lời ngày xưa”.//


<i><b>d</b></i>

<i><b>. Luyện đọc diễn cảm cho học sinh </b></i>



Đọc diễn cảm ở đây được hiểu là đọc hay, được xem là một yêu cầu đặt ra
khi đọc một văn bản, một tác phẩm. Ở Tiểu học không yêu cầu học sinh có
phong cách đọc riêng mà yêu cầu học sinh có ý thức đọc đúng ngữ điệu để biểu
đạt đúng ý nghĩa, tình cảm mà tác giả đã gửi gắm vào trong tác phẩm, đồng thời
biểu hiện sự thông hiểu, cảm thụ của người đọc đối với tác phẩm.


Giáo viên có thể đọc mẫu sau đó dùng câu hỏi gợi mở cho học sinh để thôi
thúc khả năng tư duy, tự tìm ra cách đọc của các em. Tôi chỉ là người lắng nghe
và sửa cách đọc cho từng em học sinh. Tôi luôn khuyến khích các em cố gắng
đọc diễn cảm.


Ví dụ: Sau mỗi bài tập đọc tôi thường hướng dẫn các em đọc diễn cảm cả
bài hoặc một đoạn. Hướng dẫn học sinh đọc phù hợp với nội dung của đoạn. Tổ
chức các thi đọc diễn cảm, đọc phân vai…(đối với tác phẩm có nhiều lời thoại).
Chính vì vậy mà giờ Tập đọc lớp tơi, các em rất thích và hào hứng khi tham gia
đọc diễn cảm.


Dưới đây tôi xin đi vào chi tiết một số phương diện liên quan đến đọc diễn
cảm, nghiên cứu sâu để giúp các em đọc tốt hơn:


<b>Cao độ: Khi nói đến việc sử dụng cao độ để đọc diễn cảm là muốn nói </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

sách giáo khoa có rất nhiều văn bản truyện, ở đó ln có sự xen kẽ lời nhân vật
và lời của người dẫn chuyện. Khi đọc những lời dẫn chuyện cần đọc với giọng
nhỏ hơn, thấp hơn với lời nói trực tiếp của nhân vật. Tơi nói với học sinh: đó là
sự chuyển giọng mà những lời dẫn như nền thấp để cho những lời hội thoại nổi
lên.


<b>Ngữ điệu: Ngữ điệu là sự thay đổi giọng nói, giọng đọc, là sự lên cao hay </b>



hạ thấp giọng đọc, nhấn giọng.
Ví dụ:


<b>(1) Bài “Cậu bé thông minh” (Tiếng Việt 3, tập 1) </b>


Bài văn được viết theo thể kể chuyện – kể về một cậu bé thông minh, tài
giỏi, nhanh trí. Tình tiết câu chuyện hấp dẫn, sinh động. Khi đọc, phải thể hiện
rõ giọng của từng nhân vật, học sinh cần làm rõ các chi tiết đó bằng cách nhấn
<i>giọng vừa phải ở các từ ngữ như:“ầm ĩ”, “tìm được”, “trọng thưởng”… </i>


Đặc biệt các câu đối thoại giữa Đức Vua và cậu bé ngữ điệu đọc phải toát
lên vẻ ngộ nghĩnh, ngây thơ nhưng thể hiện sự thông minh của cậu bé với những
<i>câu trả lời hồn nhiên. Tôi hỏi học sinh: “Để thể hiện đúng câu trả lời rất hồn </i>


<i>nhiên, vô tư của cậu bé, con cần đọc với giọng như thế nào?”. </i>


“Muôn tâu Đức Vua – cậu bé đáp – bố con mới đẻ em bé, bắt con phải đi
xin sữa cho em. Con không xin được, liền bị đuổi đi”.


Với lời của Đức Vua khi quát cậu bé:


<i>“- Thằng bé này láo, dám đùa với trẫm! Bố ngươi là đàn ơng/ thì đẻ sao được!” </i>
Khi đọc câu này tôi dặn học sinh cần lên cao giọng ở cuối câu cảm, phải
<i>nhấn giọng ở một số từ như “láo, đùa, đàn ông, đẻ sao được” để thể hiện đúng </i>
sắc thái nhân vật là đang quát cậu bé. Tôi cũng nhắc học sinh lưu ý sự khác nhau
<i>khi đọc hai câu cảm ở trên. Câu cảm thứ nhất (Thằng bé này láo, dám đùa với </i>
trẫm!) thể hiện sự hách dịch của nhà vua. Câu cảm thứ hai (Bố ngươi là đàn ơng/
<i>thì đẻ sao được!) gần như là một câu hỏi nên phải lên giọng ở tiếng “được”. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

chú ý nhắc học sinh ngắt hơi ở dấu hai chấm, dấu chấm phẩy. Đặc biệt phải biết


ngắt hơi ở những chỗ khơng có dấu câu là những chỗ tách ý.


<i><b>Về tốc độ đọc: Tốc độ đọc chi phối sự diễn cảm, có ảnh hưởng đến việc </b></i>
thế hiện nghĩa, cảm xúc.


Ví dụ:


- Cảm xúc phấn khởi tự hào cũng cần thể hiện với tốc độ không quá chậm.
<b>Những bài văn xi trữ tình, chứa chan cảm xúc như bài “Nhớ lại buổi đầu đi </b>


<i><b>học”(Tiếng Việt 3, tập 1) cần phải được đọc chậm, nhất là những câu “Tôi quên </b></i>


<i>thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lịng tơi như mấy cánh </i>
<i>hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng”. </i>


<b>Cường độ: Trước khi nói đến sử dụng cường độ trong đọc diễn cảm phải </b>


nói đến chuyện dạy đọc to. Khi đọc trước nhiều người, học sinh phải tính đến
người nghe. Các em phải hiểu rằng khơng chỉ đọc cho mình nghe mà phải đọc
cho các bạn và cô giáo cùng nghe. Như vậy, phải đọc sao cho cả tập thể nghe rõ.
Nghĩa là phải đọc to chừng nào bạn ở xa nhất trong lớp nghe thấy. Nhưng như
thế khơng có nghĩa là đọc q to hoặc gào lên như cách đọc để gây sự chú ý của
một số học sinh. Vì vậy tơi nhắc các em khi đọc, phải mở miệng to và tròn tiếng,
lấy hơi đọc sao cho luồng khí phát ra từ cổ họng phải dễ dàng, thoải mái, mạnh
vừa phải, đủ để cả lớp nghe rõ. Cường độ với hợp với cao độ sẽ tạo ra giọng
vang hoặc giọng trầm lắng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

đọc. Với những học sinh rụt rè nhút nhát tơi thường khích lệ động viên, khơng
gắt gỏng để các em khắc phục nhược điểm đó và khi đọc bớt bối rối, luống
cuống. Đối với các em học sinh nghịch ngợm, thiếu tập trung tôi thường chỉ định


cho đọc nối tiếp. Các em khá, giỏi được tôi cho đọc mẫu nhằm giúp các em phát
huy sở trường. Trong mỗi tiết Tập đọc tôi đều theo dõi chất lượng đọc của các
nhóm học sinh qua việc đọc thành tiếng.


<i><b>đ. Rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh </b></i>



Khả năng đọc và vốn sống của học sinh Tiểu học còn hạn chế nên về cơ
bản dạy đọc hiểu ở Tiểu học là cách phân tích văn bản đi từ hiểu nghĩa của bộ
phận nhỏ (giải nghĩa từ, trả lời câu hỏi cuối bài) đến hiểu nội dung và đích của
tồn bài. Để giúp các em cảm nhận văn bản, hiểu văn bản thì việc dạy môn Tập
đọc phải chú ý rèn luyện khả năng đọc hiểu cho học sinh. Đó là vấn đề cần thiết,
quan trọng đối với học sinh lớp 3. Có hiểu nội dung bài đọc mới có cách đọc
đúng và hay được. Việc luyện đọc hiểu thường được thực hiện trong các bước
đọc thầm. Kết quả đọc thầm phải giúp học sinh hiểu nghĩa từ, cụm từ, câu, đoạn,
bài, tức là toàn bộ những gì đọc được. Vì vậy đối với các em để cảm thụ văn học
tốt thì nền tảng là vốn từ, hiểu từ ngữ và vận dụng một cách có hiệu quả vào
những bài học cụ thể thì tơi rất chú trọng phần tìm hiểu bài. Có thể kết hợp đan
xen lồng giảng các biện pháp nghệ thuật mà tác giả đã sử dụng trong bài. Bằng
vốn sống, bằng năng lực của học sinh, cần định hướng giúp các em đến với nghệ
thuật văn chương một cách tự nhiên khéo léo.


<b> Ví dụ: Bài “Mưa” (Tiếng Việt 3, tập 2) </b>


“Mây đen lũ lượt Chớp đông chớp tây
Kéo về chiều nay Rồi mưa nặng hạt
Mặt trời lật đật Cây lá xòe tay


Chui vào trong mây Hứng làn nước mát”….


<i>Tác giả đã sử dụng biện pháp nhân hóa để vẽ nên khung cảnh trời mưa </i>


<i>rất sinh động. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

học sinh lướt qua văn bản để phân loại được thể loại văn bản, từ đó có phong
cách, giọng đọc phù hợp với nội dung.


<b>5.2</b>

<b>. Kể chuyện </b>


<b>a</b>

<b>. Hướng dẫn học sinh đọc và cảm thụ câu chuyện </b>


Khâu chuẩn bị của người kể vô cùng quan trọng. Đọc để thâm nhập truyện
là bước đầu làm quen với truyện kể. Người kể phải đọc đi đọc lại câu chuyện,
phải suy nghĩ về những sự việc, con người trong câu chuyện, phải đồng cảm với
suy nghĩ, tâm tư của tác giả, số phận của nhận vật. Đọc nhiều lần thì mới hiểu
hết ý nghĩa, ngôn từ của câu chuyện. Đọc diễn cảm để lắng nghe từng âm điệu
mà tác giả gửi gắm vào lời nói, giọng điệu cử chỉ, điệu bộ của từng nhân vật.
Điều này tôi đã giúp các em có thể thực hiện tốt ở phần đọc diễn cảm và đọc
hiểu. Khi đã nắm rõ nội dung, cốt truyện, các em sẽ kể lại tốt được câu truyện.


<b>b</b>

<b>. Giúp học sinh chọn lời kể trong khi kể chuyện </b>


Khi đọc truyện, người đọc cần bám sát vào ngôn từ trong văn bản. Khi kể
chuyện, lời kể thoát ra khỏi văn bản và trở thành ngôn từ của người kể. Trên cơ
sở nắm vững cốt truyện, nhớ kĩ các tình tiết, hiểu thấu đáo nội dung và nghệ
thuật của truyện, người kể chọn lời kể sao cho phù hợp. Có như vậy câu chuyện
được kể tự nhiên hơn, không phải kể như kiểu thuộc vẹt, phụ thuộc vào văn bản.
Tôi dặn học sinh:


<i>- Lời kể có khi được lược bỏ hết chi tiết rườm rà, không cần thiết. </i>


<i>- Lời kể có thể thêm một số từ, câu hoặc đoạn nhỏ miêu tả nhân vật, tả cảnh </i>


<i>nhằm bộc lộ tình cảm, tâm trạng, tính cách nhân vật cho câu chuyện trở nên </i>
<i>sinh động hấp dẫn hơn. </i>


<b>Ví dụ: Truyện “Cậu bé thông minh” (Tiếng Việt 3, tập 1) </b>


<i>Trích văn bản: </i>


<i>“Vua biết là đã tìm được người giỏi, bèn trọng thưởng cho cậu bé và gửi cậu bé </i>


vào trường học để luyện thành tài”.


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

“Nhận lại chiếc kim khâu từ tay sứ giả, nhà vua vô cùng mừng rỡ. Vua trọng
thưởng cho hai bố con cậu bé và gửi cậu vào trường học ở kinh đô để đào tạo
<b>thành nhân tài”. </b>


<i>- Khi kể theo lời của một nhân vật trong chuyện phải chú ý từ ngữ xưng hơ. </i>
<b>Ví dụ: Truyện “Các em nhỏ và cụ già” (Tiếng Việt 3, tập 1) </b>


<i>Trích văn bản: </i>


<i>“Đám trẻ lặng đi. Các em nhìn cụ già đầy thương cảm. </i>


Một lát sau, xe buýt đến. Giúp ông cụ lên xe rồi, các em cịn đứng lại nhìn theo
mãi mới ra về”.


<i>Lời kể của học sinh theo lời một bạn nhỏ: </i>


“Chúng tôi lặng đi. Nước mắt tơi ứa ra. Tất cả chúng tơi nhìn cụ già với nhiều ái
ngại và thương cảm. Chúng tôi chờ chuyến xe buýt đến. Tôi và các bạn giúp cụ
lên xe. Chúng tơi đứng lặng, dõi nhìn cho đến lúc chiếc xe khuất hẳn rồi mới kéo


nhau về”.


<b>c.</b>

<b> Giúp học sinh lựa chọn ngữ điệu kể </b>


Ngữ điệu kể bao gồm các yếu tố sau:


- Sự lên cao giọng hoặc hạ thấp giọng ở những lời kể khác nhau (câu kể, câu hỏi,
câu cảm thán, câu cầu khiến).


- Sự ngắt nghỉ trong lời kể (tạo sự chờ đợi, khơng khí n tĩnh…).
- Cường độ (to/ nhỏ) và tốc độ (nhanh/ chậm) của lời kể.


- Sắc thài tình cảm của giọng kể (vui, buồn, hờn, giận, mệt mỏi, hào hứng, dịu
dàng, tức giận…).


Phần này khi học sinh đọc diễn cảm, các em đã được tơi hướng dẫn rất kĩ
như đã nói ở trên trong giờ luyện đọc. Vì vậy sẽ dễ dàng chọn ngữ điệu khi kể
chuyện sao cho phù hợp nhất với đặc điểm nội dung nghệ thuật của truyện, tùy
theo tình cảm, tâm trạng, tính cách của nhân vật. Tôi cũng cho học sinh hiểu
rằng, giọng khi kể chuyện cũng giống như khi đọc truyện, nếu giọng kể cứ đều
đều từ đầu đến cuối thì câu chuyện sẽ trở nên nhàm chán, không hấp dẫn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

chuyện bằng cách gợi mở, dùng từ ngữ để dẫn dắt, luyện cách mở đầu vào câu
chuyện. Ví dụ:


<b>(1) Truyện “Ai có lỗi?” (Tiếng Việt 3, tập 1) </b>


<i>Lời kể của học sinh khi kể tranh 5: “Các bạn có biết, sau khi đôi bạn cùng </i>


<i>lớp Cô-rét-ti và En-ri-cô làm lành với nhau ở cổng trường, chuyện gì đã xảy ra </i>


<i>nữa không? Các bạn nghe tớ kể tiếp nhé: Về đến nhà, En-ri-cô kể lại câu chuyện </i>
<i>ấy cho bố nghe. Cậu ta tưởng sẽ làm bố vui lòng. Nào ngờ, bố cậu ta nghiêm </i>
<i>giọng mắng: “Đáng lẽ chính con phải đưa tay trước cho bạn chứ! Con có lỗi thế </i>
<i>mà lại giơ thước dọa đánh bạn”. </i>


<b>d.</b>

<b> Hướng dẫn học sinh cử chỉ, điệu bộ khi kể chuyện </b>


Kể chuyện là một hoạt động mang tính nghệ thuật nên có yêu cầu diễn
xuất. Diễn xuất trong kể chuyện bao gồm ngữ điệu kể và sự thể hiện qua nét mặt,
điệu bộ của người kể. Tùy theo nội dung và các diễn biến của các tình tiết qua
nét mặt, điệu bộ của người kể cần phối hợp một cách tự nhiên cùng với lời kể.
Tuy nhiên không quá cường điệu mà chỉ là sự phối hợp tự nhiên với ngữ điệu kể.
Trước khi học sinh kể, tôi sẽ kể mẫu vài chi tiết, đồng thời kết hợp cử chỉ
điệu bộ cho học sinh xem như nét mặt, cử chỉ của tay. Từ đó động viên, kích
thích sự sáng tạo của học sinh khi kể chuyện để lôi cuốn người nghe.


<b>Ví dụ: Khi kể câu chuyện “Các em nhỏ và cụ già” (Tiếng Việt 3, tập 1) </b>
Tôi kể và hướng dẫn mẫu cho học sinh như sau: “Các con sẽ thể hiện
động tác, cử chỉ, điệu bộ theo nội dung, chi tiết mà các con kể”:


<i>- “Hôm ấy, chúng tôi đi dạo chơi đang trên đường trở về”. (chân bước đi như </i>


<i>đang dạo về). </i>


<i>- Dừng lại rồi kể tiếp, tay chỉ sang một phía hơi chếch lên cao, mắt hướng lên </i>


<i>cùng với tay kết hợp kể: “Mặt trời tà tà về chân núi phía Tây. Gió chiều mát rượi. </i>


Đàn sếu đang sải cánh trên bầu trời xanh”.



<i>- “Chúng tơi đang ríu tít chuyện trị”. (khn mặt thể hiện sự tươi vui, miệng </i>


<i>mỉm cười). </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

<b>đ</b>

<b>. Sử dụng các phương tiện hỗ trợ khi kể chuyện </b>


Có thể sử dụng các phương tiện hỗ trợ cho kể chuyện như: các tranh ảnh,
đồ vật, cảnh vật liên quan đến câu chuyện… để minh họa, dẫn dắt câu chuyện,
đồng thời chắp cánh cho trí tưởng tượng bay bổng, phong phú của người nghe về
câu chuyện.


Hiện nay vấn đề này chưa thật sự được các trường, các giáo viên đặc biệt
quan tâm. Hơn nữa đồ dùng của tiết Kể chuyện hầu hết là dựa vào tranh minh
họa trong sách giáo khoa. Vì vậy tơi thường chiếu to tranh minh họa để hiệu quả
tiết dạy được cao hơn khi sử dụng tranh trong sách. Bởi khi kể học sinh sẽ khơng
phải nhìn sách giáo khoa, tránh trường hợp có em nhìn vào nội dung bài Tập đọc
<i>- Kể chuyện. </i>


Trong phần kể chuyện, với yêu cầu dựa vào tranh để kể, tôi cho học sinh
khai thác nội dung từng tranh trước. Từ đó yêu cầu các em nhẩm lại nội dung
của đoạn đó một cách dễ dàng dựa vào tranh. Ví dụ: khi dạy cho học sinh kể bài
<b>“Nhà ảo thuật” (Tiếng Việt 3, tập 2) tôi giúp học sinh khai thác nội dung từng </b>
tranh như sau:


 Tranh 1:


- Buổi biểu diễn nghệ thuật gì được người ta dán quảng cáo khắp nơi?


- Mặc dù rất thích, nhưng vì sao hai chị em Xô-phi và Mác không đi xem ảo
thuật?



 Tranh 2:


- Xô-phi và Mác đi đâu?


- Hai chị em đã giúp chú Lý – nhà ảo thuật việc gì?
- Vì sao hai chị em về ngay mà không chờ chú Lý?


 Tranh 3:


- Tối hơm đó, chú Lý hỏi thăm nhà ai?


- Bước vào nhà, chú Lý nói gì với mẹ của Xơ-phi và Mác?


 Tranh 4:


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

- Hai chị em cảm thấy thế nào về chú Lý và các tiết mục ảo thuật?


Ngoài việc kể chuyện theo tranh, để học sinh có thể dựng và diễn lại câu
chuyện thì các đồ dùng “dựng cảnh” là rất cần thiết. Ví dụ:


<b>Bài “Giọng quê hương”(Tiếng Việt 3, tập 1) </b>


<i>Khi dựng lại câu chuyện, giáo viên cần chuẩn bị bàn ghế nhựa, bát đũa… </i>
<i>để học sinh diễn lại bối cảnh trong quán ăn. Có như vậy mới gây được hứng thú </i>
<i>và </i>


<b> e.</b>

<b> Tập cho học sinh kể một số chi tiết hoặc từng đoạn của câu chuyện </b>


Đây là một việc làm quan trọng quyết định sự thành công của học sinh khi


tham gia kể chuyện. Giúp học sinh nắm vững, hiểu và có cảm xúc đối với câu
chuyện sắp kể. Nhờ vậy các em tự tin, mạnh dạn và chủ động.


Học sinh Tiểu học còn nhỏ tuổi, khả năng ghi nhớ, khả năng chú ý có
những hạn chế. Vì thế lúc đầu nên để cho các em kể từng phần câu chuyện. Tập
kể một số chi tiết, tình tiết quan trọng, tập kể từng đoạn trong câu chuyện. Khi
kể từng đoạn như vậy, do dung lượng ngắn, học sinh có điều kiện tập vận dụng
các kĩ năng thích hợp với nội dung đoạn truyện. Phần này tơi thường hướng dẫn
các em tìm nội dung chính của từng đoạn truyện hay đặt tên cho từng đoạn của
câu chuyện. Từ ý chính đó học sinh tìm chi tiết liên quan và kể lại một đoạn của
câu chuyện.


Khi dạy học sinh tập kể từng đoạn, tơi khơng gị ép các em phải rập khn
theo văn bản hay theo lời kể của cô mà để các em tự kể theo giọng điệu riêng,
theo cách kể chuyện riêng, xuất phát từ cách cảm, cách hiểu của mình. Chỉ khi
nào các em qn hoặc khơng kể được, tôi mới gợi ý, hướng dẫn thêm.


<b> g</b>

<b>. Tập cho học sinh kể toàn bộ câu chuyện </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

bộ câu chuyện học sinh cần luyện tập theo cả hai yêu cầu: kể đúng và kể hay. Để
kể đúng, các em cần nắm vững nội dung truyện. Để kể hay, các em phải luyện
tập nhiều để đạt trình độ thành thục hơn.


<b>h.</b>

<b> Những lưu ý khi hướng dẫn học sinh kể chuyện </b>


Giáo viên cần lưu ý học sinh đến đặc điểm riêng của từng loại bài để dễ
dàng hướng dẫn học sinh và tiến trình bài dạy diễn ra một cách nhẹ nhàng nhằm
rèn luyện kĩ năng kể chuyện cho học sinh một cách tốt nhất. Bên cạnh đó, giáo
viên cần lưu ý khi hướng dẫn học sinh kể chuyện:



- Nếu có em đang kể bỗng lúng túng vì qn truyện, giáo viên có thể nhắc nhở
một cách nhẹ nhàng để em đó nhớ lại câu chuyện.


- Nếu có em kể thiếu chính xác, cũng khơng nên ngắt lời thô bạo. Chỉ nhận xét
khi em đó đã kể xong.


- Nên động viên, khuyến khích các em tự tin, hồn nhiên như là đang kể cho anh,
chị, em hay bạn bè nghe.


Giáo viên cần quan niệm đúng mức về kể sáng tạo. Chúng ta không coi
việc học sinh kể thuộc lòng câu chuyện, kể chính xác từng câu chữ trong văn bản
truyện là thiếu sáng tạo. Chỉ trong trường hợp học sinh kể như đọc văn bản, vừa
kể vừa cố nhớ lại một cách máy móc từng câu chữ trong văn bản, giáo viên mới
nhận xét là kể chưa tốt.


Sau mỗi lần kể, cả lớp và giáo viên nhận xét nhanh theo những yêu cầu
sau:


- Về nội dung: Kể có đủ ý, đúng trình tự khơng?


- Về diễn đạt: Nói đã thành câu chưa? Dùng từ có phù hợp khơng? Đã biết kể
bằng lời của mình chưa?


- Về cách thể hiện: Giọng kể có thích hợp, có tự nhiên không? Đã biết phố hợp
giữa lời kể với điệu bộ, nét mặt chưa?


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

<i><b>6. Biện pháp 6: Thực hiện sắm vai thường xuyên và tổ chức có khoa </b></i>



<i><b>học </b></i>




Học sinh rất thích đóng kịch, dù đó khơng phải là vở kịch có xung đột kịch,
có diễn biến phức tạp. Vì vậy mà bất cứ bài học nào phù hợp với phương pháp
đóng vai thì tổ chức cho học sinh sắm vai. Tuy thời gian đầu có khó khăn vì các
em cịn nhỏ, nhưng sau dần các em sẽ quen và sẽ trở thành nhu cầu học tập. Sử
dụng hình thức này để rèn kĩ năng nói, kĩ năng kể cho học sinh, đồng thời giúp
các em hiểu sâu hơn tình cảm, tính cách của nhân vật trong bài học.


Với tiết Tập đọc, có thể cho các em sắm vai đọc lại bài tập đọc trong phần
luyện đọc lại. Lời các nhân vật phải trung thành với bài đọc, không được thay
đổi. Giáo viên chú ý nhắc giọng của từng nhân vật, trong đó có người dẫn
chuyện.


<b>Ví dụ: Khi cho học sinh đọc phân vai bài “Chiếc áo len” (Tiếng Việt 3, </b>
tấp 1, trang 20) cần chú ý giọng từng nhân vật như sau:


- Người dẫn chuyện: giọng nhẹ nhàng, tình cảm.


- Giọng mẹ: bối rối khi nói với Lan, cảm động khi nói với Tuấn.


- Giọng Lan: phụng phịu, làm nũng khi nói với mẹ, phần cuối bài giọng ân hận.
- Giọng Tuấn: nhỏ, thì thào, nhưng dứt khốt, mạnh mẽ, thuyết phục.


Với kể chuyện, khơng chỉ có nhân vật chính mà cịn có thêm cả các nhân
vật phụ cho câu chuyện thêm sinh động, hấp dẫn. Giáo viên khơng cung cấp
trước lời nói của các nhân vật để các em tự tìm lấy. Giáo viên khơng bày sẵn các
tình huống mà để các em dựa vào câu chuyện để xử lí tình huống đó; tạo điều
kiện cho các em thỏa sức sáng tạo, nhưng phải bám sát nội dung câu truyện. Bên
cạnh đó dùng cử chỉ, hành động để thể hiện nội dung câu chuyện.


<i><b>7. Biện pháp 7: Sử dụng trò chơi học tập </b></i>




</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

đáp ứng được mục tiêu mơn học. Đó chính là trị chơi học tập. Thơng qua trò
chơi sẽ giúp học sinh lĩnh hội, khám phá tri thức, từ đó hình thành nên những kĩ
năng cần thiết. Trị chơi là một hình thức học tập tích cực và sáng tạo. Từ định
hướng của Bộ và thực tiễn nói trên, tơi xin chọn ra một số trò chơi góp phần
nâng cao hiệu quả dạy và học phân môn Tập đọc - Kể chuyện.


<b>7.1.</b>

<b>Tổ chức trò chơi trong giờ Tập đọc</b>



<b>* Trị chơi: Đọc “truyền điện” </b>


<b>- Mục đích: + Rèn kĩ năng đọc (đọc thầm, đọc thành tiếng). </b>


+ Luyện thói quen tập trung chú ý cao (kết hợp vừa đọc thầm vừa
nghe bạn đọc thành tiếng); khả năng phản xạ nhanh, kịp thời (có khả năng đọc
nối tiếp thật nhanh khi được chỉ định “truyền điện”).


<b>- Chuẩn bị: + Các bài tập đọc trong sách giáo khoa Tiếng Việt 3. </b>


+ Giáo viên (hoặc lớp cử 1 học sinh đọc tốt) làm trọng tài; có thể
kết hợp đánh dấu, ghi tên những học sinh được “Truyền điện” và kết quả đọc của
học sinh đó. Đọc tốt: hoa đỏ tương đương 15 điểm; đọc khá: hoa xanh tương
đương 10 điểm, đọc chưa tốt: hoa vàng tương đương 5 điểm.


<b>- Cách tiến hành: Trọng tài nêu cách chơi: </b>


+ Cả lớp cử một người đọc đầu tiên (theo cách bình chọn hoặc bốc thăm). Người
đọc đầu tiên (học sinh 1) đứng lên đọc thành tiếng thật rõ ràng, rành mạch từ 1
đến 4 câu văn (dịng thơ) thì dừng lại và chỉ định nhanh “truyện điện” vào một
bạn bất kì trong lớp (hoc sinh 2) đọc tiếp theo.



+ Nêu học sinh 2 được chỉ định nhưng không đọc được câu tiếp theo (sau khi cả
lớp đếm 1, 2, 3) hoặc đọc không đúng câu tiếp theo (cả lớp hơ “sai”), thì phải
đứng tại chỗ; học sinh 1 có quyền “truyền điện” lần 2 (mời bạn khác đọc tiếp).
Nếu học sinh 2 đọc đúng (từ 1 đến 4 câu) thì dừng lại “truyền điện” 1 bạn khác
(học sinh 3)…. Cứ như vậy cho đến hết bài.


</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

+ Học sinh phải đọc hết câu mới được dừng lại chỉ định người đọc
tiếp. Cần dừng lại sau các câu đã gọn ý để người nghe dễtheo dõi.


+ Khi 1 học sinh đọc thành tiếng, cả lớp phải đọc thầm theo dõi.
+ Khi kết thúc trò chơi, lớp tuyên dương bạn đọc tốt dựa vào điểm
của trọng tài và bình bầu của cả lớp. Giáo viên nhắc nhở những bạn bị đứng vì
đọc sai cần tập trung theo dõi bạn đọc, động viên những bạn học chưa tốt.


<i><b>Ví dụ: Khi dạy bài tập đọc “Ơng ngoại”(Tiếng Việt 3, tập 1), giáo viên có </b></i>
thể tổ chức cho học sinh như sau:


<i>Học sinh đọc: “Thành phố sắp vào thu. Những cơn gió nóng mùa hè đã </i>


<i>nhường chỗ cho luống khí mát dịu mỗi sáng”. Học sinh 1 chỉ định học sinh 2 </i>


<i>đọc tiếp: “Trời xanh ngắt trên cao, xanh như dịng sơng trong, trơi lặng lẽ giữa </i>


<i>những ngọn cây hè phố. Năm nay, tôi sẽ đi học”. Học sinh 2 chỉ định học sinh 3 </i>


<i>đọc tiếp: “Ơng ngoại dẫn tơi đi mua vở, dán nhãn, pha mực và dạy tôi những </i>


<i>chữ cái đầu tiên. Một sáng, ơng bảo: “Ơng cháu mình đén xem trường thế nào”. </i>



Học sinh 3 chỉ định tiếp, học sinh 4 chỉ định... cứ như vậy cho đến hết bài.


Khi dạy một tiết Tập đọc, có thể tổ chức trị chơi này ở khâu luyện đọc
từng câu, từng đoạn trước lớp.


<b>7.2. Tổ chức trò chơi trong giờ Kể chuyện </b>



<b>* Trị chơi: Mảnh ghép kì diệu </b>


<b>- Mục đích: Trau dồi khả năng ghi nhớ câu chuyện đã học; biết sắp xếp các ý </b>


theo đúng trình tự diễn biễn của câu chuyện khi tập kể; rèn trí thơng minh, nhanh
nhạy.


<b>- Chuẩn bị: Làm các bìa kích thước khoảng 30cm x 40cm, gắn nam châm mặt </b>
sau, đủ ghi rõ các ý tóm tắt hoặc chi tiết nổi bật theo từng đoạn của câu chuyện
đã tập đọc, tạo thành 1 bộ phiếu; có thể làm nhiều bộ phiếu cho nhiều nhóm
cùng chơi, mỗi bộ phiếu đựng trong một phong bì to (các phiếu lộn xộn, khơng
đúng trình tự), ngồi phong bì điền tên câu chuyện. Lập các nhóm từ 2 – 3 bạn. 1
học sinh khá giỏi làm trọng tài.


</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

gian, nhóm chưa thực hiện xong là thua cuộc. Nhóm cịn lại hoặc khi cả 2 nhóm
cùng xong thì đối chiếu kết quả. Nhóm nào đúng và nhanh là thắng.


<b>Ví dụ: Khi cho học sinh kể lại truyện sau khi tập đọc bài “Hai Bà Trưng” </b>
(Tiếng Việt 3, tập 2, trang 4), giáo viên đưa ra các chi tiết để sắp xếp như sau:
+ Giặc ngoại xâm chém giết dân lành, bóc lột sức dân. Nhân dân ốn hận.


+ Trưng Trắc và Trưng Nhị, giỏi võ nghệ, ni chí giành lại non sông. Thi Sách
bị tướng giặc Tô Định giết chết.



+ Hai Bà Trưng kéo quân về thành Luy Lâu hỏi tội kẻ thù, Hai Bà Trưng ngồi
lên bành voi, đoàn quân rùng rùng lên đường.


+ Thành trì của giặc bị sụp đổ, Tơ Định ôm đầu chạy về nước.


+ Đất nước sạch bóng quân thù. Nhân dân ghi nhớ công ơn Hai Bà Trưng.


Khi tiến hành dạy Kể chuyện, sau khi hướng dẫn cho học sinh nhớ lại nội
dung câu chuyện, GV có thể tổ chức cho học sinh thi với nhau.


<b>* Trò chơi: Thi kể chuyện theo lời nhân vật: “Tơi kể bạn nghe” </b>


<b>- Mục đích: Rèn kĩ năng kể chuyện theo lời của một nhân vật trong truyện; </b>


luyện trí nhớ và khả năng dùng từ ngữ chính xác.


<b>- Chuẩn bị: Dùng mảnh bìa cứng làm thành vịng mũ đội đầu, phía trước ghi tên </b>
hoặc hình của nhân vật.


<b>- Cách tiến hành: Từng học sinh xung phong tham gia khi kể chuyện theo lời </b>
nhân vật mà mình chọn (kể từng đoạn). Giáo viên và các bạn còn lại nhận xét
cho điểm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>

<b>IV . KẾT QUẢ THỰC HIỆN </b>


<b> 1. Kế hoạch bài dạy thực nghiệm. </b>



<b> Sau gần một năm giảng dạy, thực tế lớp tôi, các em học sinh đã có kĩ năng </b>


đọc và kể chuyện tốt, tiến bộ hơn hẳn. Hầu hết các em đều xem trước bài ở nhà


vì thế khi lên lớp nhiều em đọc, trả lời câu hỏi tốt và kể chuyện đúng nội dung.
Thậm chí có rất nhiều em kể chuyện rất sáng tạo. Các em rất hào hứng, thích thú
trong giờ Tập đọc – Kể chuyện. Có những bài Tập đọc – kể chuyện từ đầu năm
mà đến gần cuối năm các em vẫn kể lại rất đúng nội dung và thể hiện giọng kể
sáng tạo. Qua việc khảo sát một số bài Tập đọc – Kể chuyện, tôi nhận thấy chất
lượng phân môn Tập đọc – Kể chuyện của lớp 3G được nâng lên rõ rệt so với
đầu năm học. Tỉ lệ học sinh có kĩ năng đọc và kể chuyện sáng tạo được tăng lên
rất cao. Giờ Tập đọc lớp học rất sôi nổi, hào hứng. Các em thi đua nhau cố gắng
đọc to, rõ ràng, tích cực giơ tay phát biểu và kể chuyện rất hay. Phụ huynh trong
lớp rất phấn khởi vì những tiến bộ con em mình đạt được. Gần cuối năm học, tơi
đã có tơi khảo sát chất lượng ở một bài Tập đọc – Kể chuyện như sau:


<b> </b>

<b>kế hoạch bài d¹Y </b>



<b>Mơn: Tập đọc - Kể chuyện Tuần 28 Tiết 82 </b>



<i><b> Bài: Cuộc chạy đua trong rừng </b></i>



<i><b> - Xuân Hoàng - </b></i>


<b>I MỤC TIÊU </b>



<b> A- TẬP ĐỌC </b>


<i><b> 1- KiÕn thøc: </b></i>


<i> - Hiểu các từ ngữ trong bài: nguyệt quế, móng, đối thủ, vận động viên, thảng thốt, </i>


<i>chủ quan. </i>


<i> - Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Làm việc gì cũng phải cẩn thận, chu đáo. Nếu chủ quan, </i>



<i>thiếu cẩn thận, coi thường những thứ tưởng chừng nhỏ thì cơng việc sẽ bị thất bại. </i>


<i><b> 2- Kỹ năng : </b></i>


<i><b> - Học sinh tự tìm ra cách đọc, ngắt giọng. Đọc trơi chảy tồn bài; đọc đúng các tiếng </b></i>
<i>có âm, vần khó: nguyệt quế, bộ đồ nâu, ngúng nguẩy, rần rần, khỏe khoắn, thảng thốt, </i>


<i>lung lay. </i>


- Biết phân biệt đối thoại giữa Ngựa Con và Ngựa Cha.


<i><b> 3- Thái độ: - Có ý thức lắng nghe ý kiến của mọi ng-ời; cẩn thận , chu đáo trong </b></i>
công việc.


</div>
<span class='text_page_counter'>(26)</span><div class='page_container' data-page=26>

<b> - Dựa vào điểm tựa là các tranh minh họa từng đoạn học sinh kể lại được toàn bộ </b>


câu chuyện bằng lời của Ngựa Con; biết phối hợp lời kể với cử chỉ điệu bộ, biết thay đổi
<b>giọng cho phù hợp với nội dung. </b>


<b> - Học sinh nghe bạn kể rồi nhận xét, bổ sung nội dung. </b>


<b> II. CHUN B </b>



-Thầy: Máy tính. Bi ging in t.
-Trò:SGK, vë.


<b> III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC </b>



<i><b>Thêi </b></i>


<i><b>gian </b></i>


<i><b>Nội dung kiến thức cơ bản </b></i> <i><b>Ph-ơng pháp, hình thức tổ chức dạy học </b></i>
<i><b>Hoạt động của GV </b></i> <i><b>Hoạt động của HS </b></i>
40’
5’
2’
17’
<b> TẬP ĐỌC </b>
<b>A.ễĐTC </b>


<b>B. KiĨm tra bµi cị </b>


<i>- Kể lại câu chuyện Quả táo </i>
và TLCH.


<b>C. Bµi míi </b>


<i><b>1. Giíi thiƯu bµi: </b></i>


Giới thiệu chủ điểm và truyện
đọc


<i><b>2. Luyện đọc </b></i>


<b>MT:HS bit ngt ngh hi ỳng </b>


sau các dấu câu, giữa các cụm
<b>từ. </b>



<i><b>a. Đọc mẫu </b></i>


<i>Đ1: Giọng sôi nổi , hào hứng </i>
<i>Đ2: Ngựa cha: âu yếm, ân cần </i>
<i> Ngùa con: tù tin, ngóng </i>
<i>ngy </i>


<i>§3: Giäng chËm, gän, râ </i>
<i>§4: Giäng nhanh, håi hép </i>


<i><b>b. HD luyện đọc + giải nghĩa </b></i>
<i><b>t </b></i>


* Đọc nối tiếp câu


<i>c ỳng: muụng thỳ, ngỳng </i>


<i>nguẩy, l-ớt qua. </i>


* Đọc nối tiếp đoạn:


HD HS nghỉ hơi đúng, đọc các
câu văn vơí giọng thích hợp:
(SGV h-ớng dẫn)


Giải nghĩa các từ: nguyệt quế,
đối thủ, vận động viên,thảng
thốt.


- Nªu YC


Nhận xét.


- Nêu MĐ - YC của tiết học.
Ghi bảng.





- Đọc mẫu toàn bài


- Nêu YC.


- Viết từ khó và sửa lỗi phát
âm.


- Chia đoạn
- Đ-a câu dài.


- c mu. HD cỏch ngt
ngh; giọng đọc


- Giao nhiƯm vơ.


- 2 HS kĨ vµ TLCH
- NhËn xÐt.


- Ghi vë


- Nghe+ Theo dõi
SGK



- Đọc tiếp nối câu (2
l-ợt)


- 3 HS đọc; CL đọc
đồng thanh..


-Đánh dấu trong SGK
- 2 HS đọc.


</div>
<span class='text_page_counter'>(27)</span><div class='page_container' data-page=27>

14’


2’


40’


15’


* Đọc ĐT cả bài.
<i><b>3. HD tìm hiểu bài </b></i>


<b>MT:</b>HS trả lời đúng các câu hỏi


<i>và hiểu nội dung bi. </i>
<i><b>*Đoạn 1: </b></i>


<i> Chốt: Chú chỉ lo chải chuốt, tô </i>


<i>điểm cho vẻ ngoài của mình. </i>



*Đoạn 2:


<i>- Gi¶i nghÜa: mãng </i>


<i>(Cha yên tâm đi, móng của con </i>
<i>chắc lắm. Con nhất định sẽ </i>
<i>thắng) </i>


* Đoạn 3,4:


<i>(chun b khụng chu ỏo, quỏ </i>
<i>ch quan) </i>


<i>(Đừng bao giờ chủ quan dù là </i>
<i>việc nhỏ nhÊt.) </i>


<i>- TN: chđ quan </i>


<b>* Chèt Bµi häc: Làm việc gì cũng </b>
phảipp phải cẩn thận, chu đáo. Nếu chủ
qua quan, coi thường những thứ
<i>tương tưởng chừng nhỏ thì sẽ thất bại. </i>


<b> KỂ CHUYỆN </b>


<i><b>1.Luyện đọc lại: </b></i>


<b>MT: Luyện đọc diễn cảm toàn </b>


bài. Phân vai dựng lại truyện.



- NhËn xÐt.
- Nªu YC.


- Nªu YC


- Ngùa Con chuÈn bÞ tham
dù héi thi ntn?


- NhËn xÐt, chèt KT
- Nªu YC


- Ngùa Cha khuyªn nhủ con
điều gì?


- Nghe cha nói Ngựa Con
phản ứng thế nào?


- Nhn xột và chốt câu TL
đúng.


- Nªu YC.


- Vì sao Ngựa Con không đạt
kết quả trong hội thi?


- YC TLuận nhóm 2.
-Nhận xét chốt ý đúng



<i>- Ngựa Con rút ra bài học gì? </i>
- YC đặt câu với từ


“ chñ quan”.
- Rót ra bµi häc.


-GV đọc mẫu đoạn 2


-YC HS tự phân vai đọc lại
câu chuyện.


- Nhận xét HS.


- NhËn xÐt.
-1 HS đọc cả bài


- CL c thm on 1
- 2 HS TL


- NhËn xÐt.


- 1 HS đọc đoạn 2, CL
đọc thầm và TLCH
(Khuyên Ngựa Con
xem lại bộ móng…)
- 1 HS TL


- 1 HS đọc đoạn 3, 4,
CL đọc thầm.



- Thảo luận nhóm 2.
- Đại diện nhóm TL
- 2 HS đặt câu.
- 1HS nhắc lại


<b>- HS tự phát hiện các </b>


từ cần nhấn giọng.
- 2-3 HS luyện đọc
hay.


</div>
<span class='text_page_counter'>(28)</span><div class='page_container' data-page=28>

22’


<i><b>2. Kể chuyện </b></i>


<b>a. Nêu nhiệm vụ </b>


<b>b. Hướng dẫn HS kể chuyện </b>


<b>- Kể lại từng đoạn chuyện. </b>


- Kể lại toàn bộ câu chuyện.


- Gọi 1 HS nêu yêu cầu.


- Yêu cầu đọc đoạn kể mẫu.
- Con hiểu kể lại câu chuyện
bằng lời của Ngựa Con là
như thế nào?



(Nhập vai mình là Ngựa
Con, kể lại câu chuyện, xưng
là “tơi” hoặc “mình”, “tớ”.)
- Nói nhanh nội dung từng
tranh.


- Để kể tốt câu chuyện con
cần làm gì?


( Nắm rõ nội dung, biết chọn
giọng kể, sử dụng điệu bộ,
cử chỉ.)


- Yêu cầu HS quan sát để
nhận xét bạn. Nêu tiêu chí
đánh giá.


-GV nhận xét


<b>- Dựa vào 4 tranh </b>


minh họa 4 đoạn câu
chuyện, kể lại toàn
chuyện bằng lời của
Ngựa Con.


- 1 HS đọc, lớp đọc
thầm.


- HS trả lời.



- Tranh 1: Ngựa Con
mải mê soi bóng
mính dưới nước.
- Tranh 2: Ngựa cha
khuyên con đến gặp
bác thợ rèn.


- Tranh 3: Cuộc thi,
các đối thủ đang
ngắm nhau.


- Tranh 4: Ngựa Con
phải bỏ dở cuộc đua
vì hỏng móng.


- HS nêu tiêu chí
đánh giá.


<b>- 4 HS nối tiếp nhau </b>


kể lại từng đoạn của
câu chuyện theo lời
của Ngựa Con.


</div>
<span class='text_page_counter'>(29)</span><div class='page_container' data-page=29>

2’


1’


<b>D. Cđng cè </b>



- Cđng cè bµi.
- Nhận xét tiết học.


<b>E. Dặn dò: </b>


- Chuẩn bị bài sau: Cùng vui
chơi.


. Sau khi học bài con rút ra
bài học gì ?


- Nhận xét tiết học.


- Dặn dò.


- C lp nhận xét.


- 1 HS kể lại cả câu
chuyện.


- Nghe


- CL theo dâi.


<i><b>Bỉ sung </b></i> <i><b>Rót kinh nghiƯm </b></i>


<b>2. Kết quả khảo sát: </b>



<b>Tổng số </b>


<b>HS </b>


<b>Kĩ năng đọc và kể </b>
<b>chuyện chưa tốt </b>


<b>Kĩ năng đọc và kể </b>
<b>chuyện bình thường </b>


<b>Kĩ năng đọc và kể </b>
<b>chuyện tốt </b>


<b>Số lượng </b> <b>Tỷ lệ </b> <b>Số lượng </b> <b>Tỷ lệ </b> <b>Số lượng </b> <b>Tỷ lệ </b>


60 5 8,3% 14 23,4 % 41 68,3%


<b> Đây thực sự là một kết quả rất khả quan so với kết quả khảo sát đầu năm mà </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(30)</span><div class='page_container' data-page=30>

không ngừng của bản thân, tôi đã quyết tâm làm trong suốt thời gian qua, tất cả
<b>mục đích là giúp học sinh có kĩ năng đọc và kể chuyện tốt hơn. </b>


Qua việc tổ chức trò chơi áp dụng vào dạy học phân môn Tập đọc – Kể
chuyện lớp 3, tôi thấy học sinh đã có nhiều hứng thú hơn trong học tập. Các em
tiếp thu bài nhanh hơn, khắc sâu nội dung bài, không cảm thấy nhàm chán trong
giờ học. Cùng với việc áp dụng những phương pháp giảng dạy đã nêu ở trên, kết
quả học tập của học sinh do lớp tơi phụ trách đã có nhiều tiến bộ.


- 100% học sinh thích học Tập đọc – Kể chuyện.


- Khơng khí trong tiết học trở nên sơi nổi hơn, các em rất tích cực tham gia đọc
và kể; chủ động hơn trong học tập.



- Kĩ năng tập đọc, kể chuyện có nhiều chuyển biến rõ rệt. Các em đọc to, rõ ràng
hơn. Biết sử dụng ngữ điệu, phân biệt giọng từng nhân vật khi đọc. Khi kể
chuyện các em đã tự tin, nắm được cốt truyện, kể tự nhiên, có sức hút, có sáng
tạo. Đặc biệt, các em rất thích phân vai để đọc hoặc dựng lại câu chuyện.


</div>
<span class='text_page_counter'>(31)</span><div class='page_container' data-page=31>

<b> </b>

<b>C. KẾT LUẬN</b>


<b>I. Bài học kinh nghiệm </b>


Trong quá trình nghiên cứu đề tài, qua nghiên cứu lý luận và thực tế để
nâng cao hiệu quả dạy và học Tập đọc - Kể chuyện cho học sinh lớp 3 thông qua
dạy bộ môn Tiếng Việt, tôi đã rút ra được những bài học có giá trị sau:


<b>* Về phương pháp: Giáo viên phải có lịng say mê nghề nghiệp, ln có </b>


ý thức tìm tòi, nghiên cứu, sáng tạo.Sử dụng linh hoạt, sáng tạo, đổi mới các
phương pháp, hình thức tổ chức dạy học.


<b>* Về giảng dạy: </b>


- Phải kiên trì uốn nắn cho các em kịp thời, phân bố thời gian hợp lí, rèn luyện
học sinh, theo dõi, kiểm tra thường xuyên việc đọc và kĩ năng đọc cho học sinh;
luôn khen thưởng, động viên các em đúng lúc.


- Cần tạo ra thói quen đọc diễn cảm, kể chuyện sáng tạo và tạo phong trào thi
đua giữa các học sinh trong lớp với nhau.


- Cần đưa ra yêu cầu phù hợp với từng đối tượng học sinh, trong các tiết học chú
ý dạy theo đối tượng.



- Trong quá trình giảng dạy nên tổ chức trị chơi học tập để thay đổi khơng khí
học tập gây hứng thú với học sinh.


<b>II. Kết luận </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(32)</span><div class='page_container' data-page=32>

phương pháp dạy học, đầu tư suy nghĩ sáng tạo cho các em say mê, hứng thú
hoạt động học tập.


Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân tôi về giải pháp giúp dạy và
học tốt phân môn Tập đọc – Kể chuyện cho học sinh lớp 3. Mặc dù rất cố gắng
song không tránh khỏi những thiếu sót. Tơi rất mong nhận được những ý kiến
đóng góp của các cấp lãnh đạo và các đồng nghiệp để sáng kiến kinh nghiệm này
được hoàn thiện hơn và được áp dụng vào thực tế.


<b>III. Các đề xuất và khuyến nghị </b>


Trên thực tế, để nâng cao kết quả dạy và học phân môn Tập đọc – Kể
chuyện thông qua môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 3, tơi có một số kiến nghị
như sau:


* Đối với giáo viên:


- Để giúp giáo viên tổ chức các hoạt động dạy - học đạt kết quả cao thì mỗi giáo
viên cần tích cực sưu tầm các tài liệu tham khảo, tranh ảnh, băng hình, khai thác
các tài liệu dạy Tập đọc- Kể chuyện qua Đài truyền hình, mạng Internet… để kỹ
năng dạy của giáo viên được hoàn thiện hơn.


- Nâng cao hơn nữa hiệu quả của các buổi sinh hoạt chuyên môn giữa các khối
lớp để cùng nhau trao đổi thảo luận về phương pháp dạy các tiết khó.



* Đối với phụ huynh:


- Quan tâm đến việc học tập của con em, thường xuyên kiểm tra sách vở, đốc
thúc quản lý việc học ở nhà.


</div>

<!--links-->

×