Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

SKKN MỘT SỐ KINH NGHIỆM NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY PHÂN MÔN TẬP ĐỌC LỚP 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.13 KB, 19 trang )

MỘT SỐ KINH NGHIỆM NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
DẠY PHÂN MÔN TẬP ĐỌC LỚP 4-5
A. Phần mở đầu:
I. Lý do chọn đề tài.
Trong những năm gần đây, Nghị quyết của Đảng và các văn kiện của Nhà
nước, của Bộ giáo dục và đào tạo đều đưa ra mục đích là giáo dục học
sinh trở thành con người toàn diện “Đức – Trí – Văn - Thể - Mỹ”. Để đạt
được mục đích này, nhiệm vụ của người giáo viên giáo dục đạo đức cho
học sinh thì giáo viên còn phải cung cấp cho học sinh một vốn hiểu biết
về văn hóa thông qua tất cả các môn học.

Tiếng việt – Tiếng mẹ đẻ có vai trò cực kỳ quan trọng đối với đời sống
cộng đồng và đời sống mỗi con người. Đối với đời sống cộng đồng đó là
công cụ để giao tiếp, tư duy. Đối với con người, đặc biệt là trẻ em nó
càng có vai trò quan trọng hơn. Do có tầm quan trọng như thế nên Tiếng
Việt đã trở thành một môn học được giảng dạy trong trong nhà trường và
đặc biệt được quan tâm hơn ở cấp tiểu học.Tiếng Việt có tính chất hai
mặt, nó vừa là đối tượng học tập của học sinh vừa là phương tiện để học
sinh học tập các môn khác, để học sinh giao tiếp, tư duy.
Trong các môn học thì môn Tiếng Việt có nhiệm vụ hình thành năng lực
hoạt động ngôn ngữ cho học sinh. Năng lực hoạt động ngôn ngữ được thể
hiện qua bốn kỹ năng: Nghe – Nói - Đọc - Viết”. Trong đó đọc là một kỹ
năng chuyển dạng chữ viết sang lời nói có âm thanh và thông hiểu nó.
Nếu không biết đọc thì con người không thể tiếp thu nền văn minh của
loài người, không thể sống một cuộc sống bình thường, có hạnh phúc với
đúng nghĩa của từ này trong xã hội hiện đại. Biết đọc, con người đã nhân
khả năng tiếp nhận lên nhiều lần. Không biết đọc, con người sẽ không có
điều kiện hưởng thụ sự giáo dục mà xã hội dành cho họ, không thể hình
thành một nhân cách toàn diện. Vậy đọc thì phải đọc như thế nào? Đọc ra
sao? Đó mới là điều quan trọng.
Vì những lẽ trên, phân môn Tập đọc trong trường tiểu học có tầm quan


trọng rất lớn. Học tập đọc là một đòi hỏi đầu tiên đối với học sinh đi học.
Đầu tiên học sinh phải học đọc (Tập đọc), sau đó học sinh đọc để học.
Tập đọc là công cụ để học sinh học tập các môn học khác. Nó tạo ra hứng
thú và động cơ học tập. Nó tạo điều kiện cho học sinh có khả năng tự học
và tinh thần học tập cả đời. Việc dạy Tập đọc sẽ giúp cho các em hiểu
biết hơn, bồi dưỡng các em có lòng yêu cái thiện, cái đẹp, dạy cho các em
biết suy nghĩ một cách lôgíc cũng như biết tư duy hình ảnh. Mà trong
thực tế, qua nhiều năm là giáo viên trực tiếp giảng dạy ở bậc tiểu học, tôi
thấy việc học tập đọc của học sinh vẫn còn hạn chế. Có nhiều em đọc yếu.
Thậm chí học sinh lớp 4 – 5 còn đánh vần. Đọc chưa thể hiện được giọng
điệu theo nội dung bài, theo thể loại văn tả, kể chuyện, kịch, lời đối thoại.
Chính vì lẽ đó tôi đã tự mình tìm tòi một số biện pháp nhằm nâng cao
chất lượng dạy tập đọc ở lớp 4-5.
1. Cơ sở lí luận: Tập đọc là một phân môn thực hành. Nhiệm vụ quan
trọng nhất của nó là hình thành năng lực đọc cho học sinh. Năng lực đọc
được tạo nên từ 4 kỹ năng cũng là 4 yêu cầu về chất lượng của phân môn
Tập đọc: Đọc đúng, đọc nhanh (đọc lưu loát, trôi chảy), đọc có ý thức
(thông hiểu được nội dung những điều mình đọc hay còn gọi là đọc hiểu)
và đọc diễn cảm. Bốn kỹ năng này được hình thành qua 2 hình thức đọc:
Đọc thành tiếng và đọc thầm. Chúng được rèn luyện đồng thời và hỗ trợ
lẫn nhau. Vì vậy khi dạy tập đọc không thể xem nhẹ yếu tố nào.
Ngoài ra dạy tập đọc là giáo dục học sinh lòng ham đọc sách. Thông qua
việc dạy tập đọc, làm cho học sinh thích đọc và thấy được khả năng đọc
là có lợi ích cho các em trong cả cuộc đời. Phân môn Tập đọc giúp các
em có vốn kiến thức về ngôn ngữ, đời sống kiến thức văn học, phát triển
ngôn ngữ và tư duy, giáo dục tư tưởng, đạo đức, tình cảm, thị hiếu thẩm
mỹ.
Mặt khác, hiện nay trong phương pháp dạy tập đọc vẫn chưa thống nhất
được một chuẩn chính âm, ngữ điệu Tiếng Việt, làm cho không ít giáo
viên khi dạy còn lúng túng khi giải quyết vấn đề về đọc đúng, đọc diễn

cảm, vấn đề phát âm địa phương một cách có tính nguyên tắc. Không có
những chỉ dẫn cụ thể cho đọc diễn cảm mà bằng lòng với cách nói chung
chung, hời hợt. Ví dụ: Đọc kết thúc câu kể phai xuống giọng; hết câu hỏi
phải lên giọng… Những chỉ dẫn có tính định lượng về mối quan hệ giữa
cao độ, trường độ, cường độ, chỗ ngắt…của đoạn, bài chưa được xác
định. Vì vậy để dạy tốt phân môn Tập đọc cần phải có nhiều biện pháp cụ
thể dựa theo nguyên tắc và tình hình thực tế của học sinh tại địa bàn mà
giáo viên đang công tác, nhằm đảm bảo được mục tiêu của phân môn Tập
đọc nói riêng và môn Tiếng Việt ở trường tiểu học nói chung.
2 Cơ sở thực tiễn
2.1 Những thuận lợi cơ bản và khó khăn
+ Thuận lợi:
- Nhà trường có máy chiếu phục vụ cho công tác giảng dạy.
- Nhà trường đã tổ chức những buổi chuyên đề về phân môn Tập
đọc
- Giáo viên nhiệt tình trong công tác, có vốn từ ngữ về Tiếng
Việt nhất định.
- Có nhiều bài Tập đọc phù hợp với lứa tuổi học sinh tiểu học
gây hứng thú cho các em khi học bài.
- HS ngoan đã có sự chuẩn bị bài theo yêu cầu của giáo viên.
- HS có vốn từ ngữ về Tiếng Việt nhất định.
+ Khó khăn:
- Học sinh ngắt nghỉ lung tung khi đọc bài.
- Học sinh mắc lỗi đọc sai ở cả ba miền nên giáo viên phải chuẩn
bị và có hướng sửa sai nhiều.
- Học sinh chưa biết thể hiện diễn cảm văn bản khi chưa có sự
hướng dẫn của giáo viên.
- Có những bài tập đọc đòi hỏi học sinh phải có óc tưởng tưởng,
phải đọc nhiều lần mới hiểu.
II. Mục đích và phương pháp nghiên cứu.

1. Mục đích nghiên cứu:
Nhằm giúp các em học sinh lớp 4-5 hứng thú, đọc, cảm nhận văn bản
tốt hơn . Để những tiết học Tập đọc lớp 4 – 5 đạt kết quả cao nhất.
2. Phương pháp nghiên cứu :
Để thực hiện đề tài này, tôi đã sử dụng các phương pháp sau :
a. Nghiên cứu tài liệu :
- Đọc các tài liệu sách, báo, tạp chí giáo dục có liên quan đến nội
dung đề tài
- Đọc sách giáo khoa, sách giáo viên, các loại sách tham khảo: Vẻ
đẹp của ngôn ngữ văn học qua các tác phẩm văn học. Giúp em học tốt
Tiếng Việt.
b. Nghiên cứu thực tế :
- Dự giờ, trao đổi ý kiến với đồng nghiệp về các biện pháp nhằm
nâng cao chất lượng môn Tập Đọc.
- Tổng kết rút kinh nghiệm trong quá trình dạy học.
- Tổ chức và tiến hành thực nghiệm sư phạm (Soạn giáo án đã
thông qua các tiết dạy để kiểm tra tính khả thi của đề tài).
III Giới hạn của đề tài.
Biện pháp nhằm nâng cao chất lượng môn Tập Đọc ở lớp 4-5.
B. Nội dung
I. Thực trạng và những mâu thuẫn
Trong thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy:
1. Đối với học sinh: Đặc thù học sinh trong trường hội tụ trẻ em đủ cả ba
miền của đất nước nên khi đọc các em cũng đọc các em cũng sai những
lỗi sai đặc trưng của cả ba miền bởi các em đọc sai do các em phát âm
theo phương ngữ địa phương. Học sinh miền Nam phát âm sai thanh phụ
âm đầu v thành d. Ví dụ “vào” đọc thành “dào”. Về vần đọc sai vần ươm
thành vần ơm ví dụ “bươm bướm” đọc thành “bơm bớm”… Còn học sinh
miền Trung hay phát âm lẫn lộn thanh hỏi, thanh ngã với thanh nặng ; ví
dụ: “suy nghĩ” đọc thành “suy nghị”; ví dụ: “mãi mãi” đọc thành “mại

mại”… Học sinh miền Bắc đọc sai chủ yếu phụ âm đầu l/n; s/x; tr/ch;
r/gi/d. Ví dụ: “con lợn” đọc thành “con nợn”; “lặc lè” đọc thành “nặc nè”,
“ Trên trời mây trắng như bông ” đọc thành “ Chên chời mây chắng như
bông…”
Nhiều học sinh còn xem nhẹ môn tập đọc nên chưa có sự chuẩn bị bài
trước. Còn có em đọc yếu, vừa đọc vừa đánh vần tiếng khó dẫn đến đọc
không trôi chảy.
Học sinh chưa hiểu được mối quan hệ về nghĩa, quan hệ ngữ pháp giữa
các tiếng, từ nên ngắt hơi chưa đúng, chưa biết nhấn giọng ở những từ
ngữ gợi cảm, gợi tả dẫn đến chưa thể hiện được cách đọc diễn cảm bài
đọc.
Nhiều học sinh khi đọc một văn bản chưa biết thể hiện diễn cảm, các em
chỉ biết thể hiện diễn cảm khi có sự gợi ý của giáo viên.
2. Đối với giáo viên: Đôi khi giáo viên chuẩn bị bài chưa được chu đáo.
Tranh ảnh, đồ dùng học tập chưa phong phú, hình thức tổ chức tiết học
chưa sinh động.
Thời gian hạn chế nên việc rèn đọc cá nhân chưa nhiều cho tất cả các đối
tượng học sinh trong lớp.
Hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm còn qua loa, chỉ trú trọng vào từng bài
cụ thể chưa khái quát thành dạng tổng hợp.
II. Các biện pháp giải quyết vấn đề.
Trải qua nhiều năm giảng dạy và áp dụng các biện pháp khác nhau để rèn
cho học sinh học tốt môn Tập đọc, tôi xin đưa ra một số biện pháp dạy
môn Tập đọc như sau:
1. . Tổ chức dạy đọc thành tiếng.
*Chuẩn bị cho việc dạy đọc:
Giáo viên hướng dẫn học sinh tư thế ngồi đọc. Khi ngồi đọc phải ngồi
ngay ngắn, khoảng cách từ mắt đến sách từ 30cm đến 35cm, cổ và đầu
thẳng. Ở lớp, khi cô giáo gọi đọc, học sinh phải bình tĩnh, tự tin, không
hấp tấp đọc ngay.

- Rèn đọc đúng: Giáo viên phải nói đến tiêu chí cường độ và tư thế khi
đọc, tức là rèn đọc to, đọc đàng hoàng. Cho học sinh biết khi mình đọc
thành tiếng là người đọc có thể đọc cho mình hoặc cho người khác hoặc
cho cả hai. Đọc và phát biểu trong lớp là hai hình thức giao tiếp giúp cho
các em có sự tự tin cần thiết. Khi đọc thành tiếng các em phải tính đến
người nghe. Đọc không phải chỉ cho mình cô giáo mà để cho tất cả các
bạn cùng nghe nên cần đọc đủ lớn cho tất cả những người này nghe rõ.
Những hoàn toàn không có nghĩa là phải đọc quá to hoặc gào lên. Đối với
học sinh đọc quá nhỏ “lí nhí”, giáo viên cần tập cho học sinh đọc to
chừng nào bạn ở xa nhất trong lớp nghe thấy mới thôi. Giáo viên nên cho
học sinh đứng lên bảng để đối diện với những người nghe. Tư thế đọc
phải vừa đàng hoàng, vừa thoải mái. Sách phải được mở rộng và cầm
bằng hai tay.
*Luyện đọc đúng:
Đối với từ, câu khó: Luyện đọc đúng: Giáo viên phải rèn cho học sinh
thể hiện cảm xúc các âm vị Tiếng Việt.
Đọc đúng các phụ âm đầu, có ý thức phân biệt để không đọc “nẫn nộn”,
“ló lói”, “phẻ phắn”, “cá gô” mà phải đọc “lẫn lộn ”, “nó nói”, “khỏe
khoắn”, “cá rô”.
Đọc đúng các âm chính: Cần có ý thức phân biệt, không đọc “iu tin”,
“mua riệu”, “chấm múi”, “hoọc hành” mà phải đọc “ưu tiên”, “mua
rượu”, “chấm muối”, “học hành”.
Đọc đúng các âm cuối là không đọc “luông luông”, “ngạc mũi”, “đao tai”
mà phải đọc “luôn luôn”, “ngạt mũi”, “đau tay”.
Đọc đúng các thanh: Về thanh có các lỗi phát âm địa phương như sau: lẫn
thanh hỏi và thanh ngã; thanh ngã và thanh nặng. Ở một số vùng như
Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên -
Huế. Riêng tiéng Nam Bộ nhập hai thanh hỏi và ngã thành một khi đọc.
Đọc đúng bao gồm cả đúng tiết tấu, ngắt nghỉ hơi, ngữ điệu câu. Cần phải
dựa vào nghĩa, vào quan hệ ngữ pháp giữa các tiếng, từ để ngắt hơi cho

đúng. Khi đọc không đọc tách một từ ra làm hai, ngắt hơi giữa các cụm từ
cho đúng:
Ví dụ khi đọc câu thơ và câu văn sau thì học sinh thường đọc:
Đất xanh tre / mãi xanh màu / tre xanh.
Tôi quay / phắt lưng phóng càng đạp phanh phách / ra oai.
Việc dựa vào nghĩa và quan hệ cú pháp sẽ giúp chúng ta xác định cách
ngắt đúng của các câu như sau:
Đất xanh / tre mãi / xanh màu tre xanh.
Tôi quay phắt lưng / phóng càng / đạp phanh phách ra oai.
Việc ngắt hơi phải phù hợp với các dấu câu: nghỉ ít ở dấu phẩy, nghỉ lâu
hơn ở dấu chấm. Đọc đúng các ngữ điệu câu: Lên giọng ở cuối câu hỏi,
xuống giọng ở cuối câu kể. Thay đổi giọng cho phù hợp với tình cảm diễn
đạt trong câu cảm. Với câu cầu khiến cần nhấn giọng cho phù hợp để thấy
rõ các nội dung yêu cầu khác nhau. Ngoài ra còn phải hạ giọng khi đọc bộ
phận giải thích của câu…
Đối với những văn bản nước ngoài giáo viên hướng dẫn thật cụ thể cách
đọc những từ được phiên âm thành tiếng Việt: như Lê –ô – nác – đô đa
Vin – xi, Vê – rô – ki – ô, Bu – ra – ti – nô, Tooc – ti – la…
Để thực hiện tốt yêu cầu luyện đọc đúng, trước khi lên lớp giáo viên phải
dự tính để ngăn ngừa các lỗi khi đọc. Tùy đối tượng học sinh, giáo viên
xác định các lỗi phát âm mà học sinh địa phương dễ mắc phải để định ra
các tiếng, từ, cụm từ, câu khó để cho những học sinh đó luyện đọc Tức là
giáo viên phải có sự chuẩn bị bài tốt.
Khi lên lớp, đầu tiên giáo viên đọc mẫu (nếu giáo viên có giọng đọc
không tốt, chưa chuẩn thì có thể gọi học sinh có giọng đọc tốt, phát âm
chuẩn đọc mẫu cho cả lớp nghe), cuối cùng cho học sinh đọc cá nhân các
tiếng, từ khó. Đối với cách ngắt nghỉ câu, giáo viên cũng hướng dẫn
tương tự như đọc đúng âm, tiếng, từ.
Ngoài ra giáo viên nên có sự sắp xếp các đối tượng học sinh ngồi 3 miền
xen kẽ vào nhau để tạo điều kiện cho các em có sự giao tiếp, giúp nhau

sửa sai khi đọc.
Đối với văn bản: Đọc đúng là sự tái hiện mặt âm thanh của bài đọc một
cách chính xác, không có lỗi. Đọc đúng là không đọc thừa, không đọc sót
từng âm, vần, tiếng. Đọc phải thể hiện đúng hệ thống ngữ âm chuẩn, tức
là đọc đúng âm chính (không đọc theo cách phát âm địa phương lệch
chuẩn). Đọc đúng bao gồm về đọc đúng các âm, thanh (đúng âm vị), ngắt
nghỉ hơi đúng chỗ (đọc đúng ngữ điệu).
* Luyện đọc nhanh: Đọc nhanh là đọc không ê a, ngắc ngứ, không vừa
đọc vừa đánh vần. Đọc nhanh thực sự có ích khi nó không tách rời việc
hiểu rõ điều được đọc. Khi đọc phải xác định được tốc độ đọc nhanh
nhưng để cho người nghe hiểu kịp được.
Biện pháp luyện đọc nhanh: Giáo viên hướng dẫn học sinh làm chủ tốc độ
đọc bằng cách đọc mẫu để học sinh đọc theo tốc độ đã định. Đơn vị đọc
nhanh là cụm từ, câu, đoạn, bài. Ngoài ra còn biện pháp đọc nối tiếp trên
lớp, đọc nhẩm có sự kiểm tra của giáo viên, của bạn bè để điều chỉnh tốc
độ đọc. Giáo viên nêu yêu cầu tốc độ đọc cho phù hợp với từng thời điểm
trong năm học phù hợp với chuẩn kiến thức kĩ năng của Bộ. Giáo viên đo
tốc độ đọc bằng cách chọn sẵn bài có số tiếng cho trước và dự định sẽ đọc
trong bao nhiêu phút. Ví dụ như đến cuối học kì I thì học sinh lớp 4 phải
đọc với tốc độ khoảng 80 tiếng trên một phút. Nhưng với những bài có
nhiều từ khó giáo viên có thể điều chỉnh tốc độ để nhiều học sinh trong
lớp đọc đạt yêu cầu.
*Luyện đọc diễn cảm: Đọc diễn cảm là việc đọc thể hiện kỹ năng làm
chủ ngữ điệu, chỗ ngừng giọng, cường độ giọng… để thể hiện đúng tư
tưởng, tình cảm mà tác giả đã gửi gắm trong bài đọc, đồng thời thể hiện
được sự thông hiểu, cảm thụ của người đọc qua bài đọc Để đọc diễn cảm
thì người đọc phải làm chủ được tốc độ đọc, chỗ ngắt giọng, biết nhấn
giọng ở những từ ngữ gợi cảm, gợi tả, biết đọc đúng ngữ điệu khi gặp câu
hỏi, câu cảm….
Với đoạn văn sau các em phải biết thể hiện đúng ngữ điệu của câu cảm,

nhấn giọng ở một số từ ngữ tả đôi giày và biết ngắt giọng ở câu văn dài
giúp người nghe hiểu được cảm xúc của tác giả khi được mang đôi giày.
Chao ôi! Đôi giày mới đẹp làm sao! Cổ giày ôm sát chân. Thân giày làm
bằng vải cứng, dáng thon thả, màu vải như màu da trời những ngày thu.
Phần thân giày gần sát cổ có hai hàng khuy dập và luồn một sợi dây trắng
nhỏ vắt ngang. Tôi tưởng tượng nếu mang nó vào / chắc bước đi
sẽ nhẹ và nhanh hơn, tôi sẽ chạy trên những con đường đất mịn trong
làng / trước cái nhìn thèm muốn của các bạn tôi.
Biện pháp luyện đọc diễn cảm: Sau khi học sinh hiểu nội dung bài đọc thì
các em sẽ biết cách diễn đạt thích hợp dưới sự hướng dẫn của giáo viên
để hình thành kỹ năng đọc theo các bước:
- Tập lấy hơi và tập thở: Biết thở sau ở chỗ ngưng nghỉ để lấy hơi khi đọc.
- Rèn cường độ giọng đọc - Luyện đọc to (bắt đầu từ lớp 1).
- Luyện đọc chính âm (đã trình bày ở phần đọc đúng).
- Luyện đọc diễn cảm:
+ Giáo viên hướng dẫn học sinh trao đổi, thảo luận vì sao đọc như vậy.
Có thể đọc phân vai để làm sống lại nhân vật của bài đọc.
- Luyện đọc cá nhân.
2 Tổ chức dạy đọc thầm.
- Chuẩn bị cho việc đọc thầm: Về tư thế ngồi đọc như tư thế ngồi đọc
tiếng.
- Quá trình đọc thầm: Kỹ năng đọc thầm phải được chuyển dần từ ngoài
vào trong, từ đọc to đến đọc nhỏ, đến đọc mấp máy môi (không thành
tiếng), đến đọc hoàn toàn bằng mắt, không mấp máy môi (đọc thầm).
Giáo viên cần kiểm soát quá trình đọc thầm của học sinh bằng cách quy
định thời gian đọc thầm cho từng đoạn và bài. Học sinh đọc xong báo cáo
cho giáo viên biết, từ đó giáo viên điều chỉnh tốc độ đọc thầm.
- Đọc hiểu: Kết quả của đọc thầm là học sinh phải hiểu nghĩa của từ, cụm
từ, câu, đoạn, bài. Tức là toàn bộ những gì được đọc. Với yêu cầu này
giáo viên phải chuẩn bị cho mình về vốn từ Tiếng Việt để chọn từ giải

thích cho phù hợp, đồng thời phải chuẩn bị để sẵn sàng giải đáp cho học
sinh về bất cứ từ nào trong bài mà các em yêu cầu bằng cách tham khảo
từ điển Tiếng Việt. Cần có biện pháp giúp học sinh phát hiện ra những từ
có tín hiệu nghệ thuật. Đó là những từ giàu màu sắc biểu cảm như các từ
láy, các từ đa nghĩa, những từ mang nghĩa bóng. Ví dụ tính đa nghĩa của
từ “sáng” là chỗ làm nên cái hay của hai câu thơ:
Cửa vuông mở rộng khung trời
Giữa đêm mà vẫn thấy đời sáng sao!
Cần giúp học sinh phát hiện ra câu quan trọng của bài, những câu nêu ý
chung của bài. Cần tìm được mối liên hệ bên trong của bài để học sinh
thấy được ý nghĩa hàm ẩn của nó chứ không phải chỉ có ý nghĩa biểu
hiện.
III. Hiệu quả áp dụng.
Qua việc áp dụng các biện pháp trên vào việc dạy học môn Tập đọc, tôi
nhận thấy khả năng đọc của nhiều em tiến bộ hơn, hạn chế rất nhiều về
tình trạng vừa đọc vừa đánh vần và khắc phục được rất nhiều lỗi đọc sai
do âm ngữ địa phương. Nhiều em biết đọc diễn cảm thể hiện nội dung bài
đọc. Học sinh hứng thú trong tiết học tập đọc hơn, kỹ năng đọc của các
em tiến bộ rõ rệt qua các kỳ thi, 100% học sinh đạt từ điểm trung bình trở
lên. Qua đó giúp các em thêm yêu môn Tiếng Việt, yêu thiên nhiên, yêu
đất nước, con người. Việc học tốt phân môn Tập đọc còn giúp các em học
tốt các môn học khác.
C. Kết luận
I. Ý nghĩa của đề tài đối với công tác.
Dạy Tập đọc ở Tiểu học khi mới nghe thì tưởng chừng là đơn giản.
Nhưng khi bước vào giảng dạy thì thật không đơn giản chút nào. Bởi mỗi
bài Tập đọc dù thuộc thể loại văn miêu tả hay kể chuyện dù là kịch hay
thơ thì nó đòi hỏi cách đọc, cách thể hiện, cách thông hiểu riêng. Vì vậy
đòi hỏi người giáo viên phải tích cực, sáng tạo, đổi mới phương pháp dạy
học để giờ dạy Tập đọc của minh đạt hiệu quả cao nhất.

II. Bài học kinh nghiệm và hướng phát triển
1. Bài học kinh nghiệm:
Qua thực tế giảng dạy áp dụng một số biện pháp mà tôi nêu trên, bản thân
tôi rút ra bài học sau:
* Đối với giáo viên:
- Giáo viên phải có giọng đọc thật chuẩn (đối với những giáo viên có
giọng đọc chưa chuẩn trong các tiết dạy phải cố gắng rèn đọc, nói sao cho
chuẩn)
- Thường xuyên quan tâm đến học sinh, nhất là học sinh có hoàn cảnh
khó khăn, khuyết tật… để nắm bắt và phân loại đối tượng học sinh, từ đó
có biện pháp và sắp xếp chỗ ngồi học sinh cho hợp lý và mang lại hiệu
quả trong giờ học.
- Hướng dẫn đọc phải cụ thể.
- Sửa sai kịp thời, hướng dẫn sửa sai cụ thể (cách uốn lưỡi, cong lưỡi, bật
hơi…)
- Kết hợp rèn đọc cho học sinh không những trong giờ tập đọc mà trong
tất cả các giờ học khác.
- Giao việc về nhà cho học sinh phải cụ thể (Tìm những từ em hay đọc
sai?, đoạn văn đó em sẽ đọc thế nào? …)
- Phải có sự chuẩn bị bài tốt trước khi lên lớp về giáo án, đồ dùng phục vụ
cho giờ dạy (tranh ảnh, vật thật…). Bảng phụ ghi sẵn câu, đoạn rèn đọc.
- Giáo viên phải khen thưởng kịp thời đối với học sinh có ý thức học tập
tốt, cố gắng vươn lên trong học tập.
* Đối với học sinh:
- Chuẩn bị trước bài ở nhà. Đọc bài, trả lời những câu hỏi trong sách giáo
khoa (nếu có thể), chuẩn bị theo yêu cầu của giáo viên.
- Chuẩn bị đồ dùng học tập (khi giáo viên có yêu cầu).
- Có ý thức tốt trong giờ học.
2. Hướng phát triển
Trong thời gian tới tôi sẽ khắc phục những mặt còn hạn chế để

tiết học thật sự đạt hiệu quả. Đồng thời trong những buổi sinh hoạt
chuyên đề của khối về phân môn Tập đọc, tôi sẽ chia xẻ cùng các bạn
trong trong khối để các bạn đồng nghiệp có thể tham khảo, và để kinh
nghiệm nhỏ này của tôi được các bạn đồng nghiệp có thể sử dụng trong
các tiết dạy của mình.
III. Đề xuất
1.Đối với nhà trường.
- Nên mở nhiều buổi chuyên đề, hội thảo đối với phân môn Tập đọc,
- Nên nhân rộng những tiết hội giảng (môn Tập đọc) đạt kết quả cao
để giáo viên khác học tập.
- Nên trang bị thêm sách tham khảo.
- Nên tổ chức các hoạt động nhằm rèn kỹ năng của phân môn Tập
đọc như thi kể chuyện, đọc thơ…
2. Đối với phòng giáo dục:
- Nên mở nhiều buổi chuyên đề, hội thảo về phân môn tập Tập đọc.
- Nên nhân rộng những tiết hội giảng (môn Tập đọc) đạt kết quả cao để
giáo viên khác học tập.
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ mà tôi đã tích góp được trong
quá trình giảng dạy môn Tập đọc. Xin chia sẻ và mong được sự góp ý
chân thành của cấp trên và đồng nghiệp để đề tài có tính khả thi cao
hơn.
Tôi xin trân thành cảm ơn !
Phước Bửu, ngày 1 tháng 3 năm 2011
Người viết



Phùng Thị Nhài
Xác nhận của HĐKH nhà trường
………………………………………

………………………………………
……………………………………
………………………………………
……………………………………….

×