Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Phân tích cạnh tranh các dịch vụ của công ty viettel telecom

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.6 MB, 121 trang )

Phân tích cạnh tranh các dịch vụ của Viettel Telecom

LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin trân trọng cảm ơn!
Các Thầy giáo, Cô giáo Khoa Kinh tế và Quản lý – Trường Đại học Bách
Khoa Hà Nội đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ tơi trong q trình học tập và rèn
luyện tại trường.
Tác giả xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến Cô giáo: PGS.TS.Phan Thị Ngọc
Thuận đã tận tâm hướng dẫn và chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực hiện và hồn
thành luận văn.
Tác giả xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo Chi nhánh Viettel Hà Nội 1 Tập đồn viễn thơng Qn đội đã quan tâm và tạo điều kiện cho tôi suốt trong thời
gian học tập của khoá học. Đặc biệt là đã ủng hộ và giúp đỡ tơi hồn thành bản
luận văn với đề tài:
Phân tích cạnh tranh các dịch vụ của cơng ty Viettel Telecom.
Mặc dù đã có sự cố gắng, nhưng với thời gian và trình độ cịn hạn chế, nên
bản luận văn chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong
nhận được sự góp ý chân thành của các Thầy, Cô và các bạn đồng nghiệp để bổ
sung, hồn thiện trong q trình nghiên cứu tiếp vấn đề này.
Xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, tháng

năm 2011

Tác giả

Trần Duy Huấn

Trần Duy Huấn

Luận văn cao học



Phân tích cạnh tranh các dịch vụ của Viettel Telecom

LỜI CAM ĐOAN
Luận văn thạc sĩ Kinh tế với đề tài: “Phân tích cạnh tranh các
dịch vụ của cơng ty Viettel Telecom” là cơng trình do chính bản thân
tơi độc lập nghiên cứu một cách nghiêm túc và chƣa đƣợc công bố ở
bất kỳ dạng nào.
Tơi hồn tồn chịu trách nhiệm về nội dung và tính trung thực
của đề tài nghiên cứu này./.
Tác giả

Trần Duy Huấn

Trần Duy Huấn

Luận văn cao học


Phân tích cạnh tranh các dịch vụ của Viettel Telecom

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................. 8
CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH ................................. 1
I.1. Khái niệm cạnh tranh............................................................................... 2
I.2. Phƣơng pháp đánh giá vị thế cạnh tranh. .............................................. 4
I.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng cạnh tranh của các doanh
nghiệp trong ngành. ...................................................................................... 18
I.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng cạnh tranh của ngành viễn thơng. 25
I.5. Các tiêu chí đánh giá khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp

viễn thông ...................................................................................................... 28
I.6. Lý thuyết về thị phần.............................................................................. 32
3. Cách xác định thị phần. ............................................................................ 35
CHƢƠNG II: PHÂN TÍCH CẠNH TRANH TRONG NGÀNH VIỄN
THƠNG .......................................................................................................... 36
II.1. Khái quát về công ty viettel. ................................................................. 37
II.2. Đánh giá các đối thủ cạnh tranh của công ty viễn thông Viettel. ..... 43
II.2.1. Danh mục các đối thủ cạnh tranh của công ty viễn thông Viettel. .. 43
II.2.2. Phân tích cạnh tranh dịch vụ thoại. .................................................. 49
II.2.3. Phân tích cạnh tranh dịch vụ data. .................................................... 65
II.2.4. Phân tích cạnh tranh dịch vụ ADSL .................................................. 71
II.3. Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng cạnh tranh của công
ty Viettel. ........................................................................................................ 76
II.3.1. Phân tích ảnh hưởng của mơi trường vĩ mơ. .................................... 76
II.3.2. Phân tích ảnh hưởng của mơi trường ngành. .................................. 79
II.3.3. Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố nội bộ công ty. ........................ 81
Trần Duy Huấn

Luận văn cao học


Phân tích cạnh tranh các dịch vụ của Viettel Telecom

CHƢƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIỮ VỮNG, MỞ RỘNG THỊ
PHẦN VÀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY
VIỄN THÔNG VIETTEL ............................................................................ 87
III.1 Mục tiêu ................................................................................................. 88
III.2 Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của viettel. ............ 89
1. Giái pháp 1: Nâng cao chất lượng mạng lưới. ......................................... 89
2. Giải pháp 2: Đa dạng hoá các sản phẩm đồng thời nâng cao chất lượng

phục vụ khách hàng ....................................................................................... 96
3. Giải pháp 3: Nâng cao công tác truyền thông và giới thiệu sản phẩm đến
gần người tiêu dùng. .................................................................................... 103
5. Giải pháp 5: Nhóm giải pháp liên quan đến hợp tác cùng phát triển và
đầu tư nước ngoài – xu hướng chung để gia tăng thị phần dịch vụ di động
trong và ngoài nước. .................................................................................... 107
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..............................................................................109

TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 111

Trần Duy Huấn

Luận văn cao học


Phân tích cạnh tranh các dịch vụ của Viettel Telecom

BẢNG DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
TT

Nghĩa của cụm từ viết tắt

Chữ viết tắt

1

NCCDV

Nhà cung cấp dịch vụ


2

DNVT

Doanh nghiệp viễn thông

3

CSKH

Chăm sóc khách hàng

4

DNCCDV

Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ

5

TCN

Tiêu chuẩn ngành

6

DN

Doanh nghiệp


7

GSM

Global System for Mobile communications

8

CDMA

Code Division Multiple Access

9

MobiFone

Công ty thông tin di động VMS

10

VinaPhone

Công ty dịch vụ viễn thông

11

Beeline

Công ty cổ phẩn viễn thơng di động tồn cầu (GTEL Mobile JSC)


12

HTmobile

Công ty cổ phần viễn thông Hà Nội

13

EVN Telecom

Công ty viễn thông điện lực

14

Sfone

Trung tâm điện thoại di động CDMA S-Telecom

15

VTNet

Công ty Viettel Net

16

NOC PRO

Hệ thống giám sát hệ thống trạm BTS của Viettel


17

BTS

Base transceiver station

18

ADSL

Asymmetric Digital Subscriber Line

19

PSTN

Public switched telephone network

20

GTGT

Dịch vụ giá trị gia tăng

21

CBCNV

Cán bộ công nhân viên


Trần Duy Huấn

Luận văn cao học


Phân tích cạnh tranh các dịch vụ của Viettel Telecom

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Mơ hình 5 lực lƣợng cạnh tranh theo M.Porter. ............................... 5
Hình 1.2. Biên dạng canh tranh của các đối thủ sản xuất thuốc lá điếu ......... 11
Hình 1.3. Thị phần của các nhà cung cấp dịch vụ viễn thơng di động tại
Việt Nam năm 2009. ..................................................................... 33
Hình 2.1. Mơ hình tổ chức của Tập đồn Viễn thơng Quân Đội năm 2011 ... 40
Hình 2.2. Thị phần các nhà mạng trên thị trƣờng Việt Nam năm 2010 ......... 53

Trần Duy Huấn

Luận văn cao học


Phân tích cạnh tranh các dịch vụ của Viettel Telecom

DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Bảng 1.1. Tóm tắt điểm mạnh, điểm yếu của từng đối thủ theo các tiêu chí
cạnh tranh của doanh nghiệp sản xuất thuốc lá điếu ................... 10
Bảng 1.2. Đánh giá vị thế cạnh tranh dịch vụ 3G của các DNVT .................. 15
Bảng 1.3. Lựa chọn trong số đối với các tiêu chí ........................................... 17
Bảng 1.4. Đánh giá vị thế cạnh tranh dịch vụ 3G của các DNVT khi đƣa
thêm trọng số .................................................................................. 18
Bảng 2.1. Thống kê số lƣợng lao động của TĐVTQĐ qua các năm. ............ 42

Bảng 2.2. Trọng số tƣơng ứng đối với mức độ đánh giá ................................ 52
Bảng 2.3. Kết quả đo kiểm chất lƣợng mạng của Tổng cục chất lƣợng - Bộ
BCVT quý IV năm 2010 .............................................................. 54
Bảng 2.4. Bảng kết quả đánh giá vị thế cạnh tranh dịch vụ thoại của các hãng
viễn thông khi có trọng số ............................................................ 60
Bảng 2.5. Bảng kết quả đánh giá vị thế cạnh tranh dịch vụ thoại của các hãng
viễn thơng khi khơng có trọng số: ................................................ 61
Bảng 2.6: Bảng mô tả mức độ đạt đƣợc các tiêu chí của các nhà mạng trong
cạnh tranh dịch vụ thoại................................................................ 63
Bảng 2.7. Giải thích cách lựa chọn trọng số đối với từng tiêu chí ................. 66
Bảng 2.8. Đánh giá vị thế cạnh tranh dịch vụ data của các nhà mạng ........... 69
Bảng 2.9. Giải thích cách lựa chọn trọng số đối với từng tiêu chí ................. 71
Bảng 2.10. Đánh giá vị thế cạnh tranh dịch vụ ADSL của các DNVT – khi
chƣa có thêm trọng số ................................................................... 75
Bảng 2.11. Đánh giá vị thế cạnh tranh dịch vụ ADSL của các DNVT – khi có
thêm trọng số ................................................................................ 76

Trần Duy Huấn

Luận văn cao học


Phân tích cạnh tranh các dịch vụ của Viettel Telecom

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, thị trƣờng viễn thông tại Việt Nam đang bƣớc vào giai đoạn
cạnh tranh khốc liệt. Mặc dù Việt Nam đã có khn khổ pháp lý về cạnh tranh
trong lĩnh vực viễn thông, song để có một mơi trƣờng cạnh tranh thực sự lành
mạnh vẫn còn là câu hỏi bỏ ngỏ. Các doanh nghiệp kinh doanh trong ngành

viễn thông cần đánh giá đƣợc đúng vị thế cạnh tranh của mình trên thị trƣờng,
để có những đi đúng đắn nhằm phát triển các dịch vụ ngày càng hoàn thiện
phù hợp với nhu cầu của ngƣời tiêu dùng đồng thời đem lại lợi nhuận cho
doanh nghiệp.
Đứng trƣớc tình hình thực tế đó, cơng ty viễn thông Viettel (Viettel
Telecom) đã xác định mục tiêu tranh thủ chiếm lĩnh thị phần và nâng cao
năng lực cạnh tranh mọi mặt để phát triển bền vững đồng thời nâng cao uy tín
và vị thế của cơng ty. Một trong những mục tiêu quan quan trọng là phát triển
đa dạng hóa các dịch vụ đồng thời nâng cao tính cạnh tranh của các dịch vụ
cùng loại với đối thủ cạnh tranh
Với sự giúp đỡ, hƣớng dẫn của PGS.TS. Phan Thị Ngọc Thuận, sự
đồng ý của Viện đào tạo sau đại học, Khoa Kinh tế và Quản lý thuộc Đại học
Bách khoa Hà Nội tôi đã lựa chọn đề tài: “Phân tích cạnh tranh các dịch vụ
của cơng ty Viettel Telecom”.
Đề tài góp phần nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm của công ty
Viettel, đồng thời để xuất một số biện pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh
tranh của công ty.
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Luận văn tập trung nghiên cứu và làm sáng tỏ thêm một số vấn đề lý
luận cạnh tranh, phân tích cạnh tranh.
Trần Duy Huấn

Luận văn cao học


Phân tích cạnh tranh các dịch vụ của Viettel Telecom

- Phân tích đánh giá có căn cứ khoa học vị thế cạnh tranh của công ty
Viettel Telecom so với các đối thủ khác ở một số dịch vụ.
- Trình bày có căn cứ khoa học quan điểm làm cơ sở cho việc nâng cao

năng lực cạnh tranh của công ty Viettel Telecom.
- Từ cơ sở lý luận và thực tiễn, luận văn trình bày rõ một số giải pháp
và những kiến nghị nhằm thực hiện nâng cao nâng cao năng lực cạnh tranh
của cơng ty Viettel Telecom.
3. Mục đích nghiên cứu
 Tổng hợp cơ sở lý luận về phân tích cạnh tranh, phƣơng pháp phân tích
vị thế cạnh tranh.
 Xây dựng các tiêu chí đánh giá vị thế cạnh tranh của các doanh nghiệp
viễn thông.
 Đánh giá các đối thủ cạnh tranh của cơng ty viễn thơng Viettel.
 Phân tích những yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng cạnh tranh của công ty
viễn thông Viettel.
 Đề xuất các giải pháp giữ vững, mở rộng thị phần và nâng cao năng lực
trạnh canh của công ty viễn thông Viettel.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu: các dịch vụ của các doanh nghiệp viễn thông
trên thị trƣởng Việt Nam.
- Giới hạn phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung phân tích vị thế
cạnh tranh của cơng ty viễn thông Viettel so với các đối thủ khác thông qua
một số dịch vụ thông dụng và đề ra các giải pháp nhằm giữ vững, mở rộng thị
phần và nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty viễn thông Viettel.

Trần Duy Huấn

Luận văn cao học


Phân tích cạnh tranh các dịch vụ của Viettel Telecom

5. Phƣơng pháp nghiên cứu

- Phƣơng pháp nghiên cứu lý luận: Tham khảo các tài liệu lý luận khoa
học, tạp chí, sách báo, internet, các báo cáo công ty.
- Phƣơng pháp phân tích - tổng hợp: Thống kê các số liệu, phân tích và
đánh giá.
- Phƣơng pháp chuyên gia: Tham khảo các ý kiến của các nhà quản lý,
các chuyên gia về viễn thơng..
- Phƣơng pháp thống kê tốn học: Thu thập và s lý số liệu trong quá
trình nghiên cứu thơng qua cơng cụ phân tích là phần mềm Microsoft Office
Excel 2007
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận
văn đƣợc kết cấu thành 3 chƣơng:
Chƣơng 1. Cơ sở lý luận về cạnh tranh
Chƣơng 2. Phân tích cạnh tranh trong ngành viễn thông.
Chƣơng 3. Đề xuất một số giải pháp giữ vững, mở rộng thị phần và nâng
cao năng lực cạnh tranh của công ty viễn thông Viettel.

Trần Duy Huấn

Luận văn cao học


Phân tích cạnh tranh các dịch vụ của Viettel Telecom

CHƢƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH

Trần Duy Huấn

1


Luận văn cao học


Phân tích cạnh tranh các dịch vụ của Viettel Telecom

I.1. KHÁI NIỆM CẠNH TRANH.
Thuật ngữ “cạnh tranh” đƣợc s dụng rất phổ biến hiện nay trong nhiều
lĩnh vực nhƣ: kinh tế, thƣơng mại, pháp luật, chính trị, quân sự, sinh thái, thể
thao… thƣờng xuyên đƣợc nhắc tới trong sách báo chuyên môn, diễn đàn
kinh tế cũng nhƣ các phƣơng tiện thông tin đại chúng và đƣợc sự quan tâm
của nhiều đối tƣợng, từ nhiều góc độ khác nhau, dẫn đến có rất nhiều khái
niệm khác nhau về “cạnh tranh”, cụ thể nhƣ sau:
- Trong từ điển Tiếng Việt của nhà xuất bản Ngôn Ngữ Học năm 1998:
Cạnh tranh là cố gắng giành phần thắng về mình giữa những người, những tổ
chức hoạt động nhằm những lợi ích như nhau.
- Theo C.Mác – nhà kinh tế học xã hội chủ nghĩa thì: Cạnh tranh là sự ganh
đua, sự đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản nhằm giành giật những điều kiện
thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa để thu được lợi nhuận siêu ngạch.
- Theo Michael Porter – nhà kinh tế học tƣ bản chủ nghĩa thì: Cạnh tranh
là giành lấy thị phần. Bản chất của cạnh tranh là tìm kiếm lợi nhuận, là
khoản lợi nhuận cao hơn mức lợi nhuận trung bình mà doanh nghiệp đang
có. Kết quả q trình cạnh tranh là sự bình quân hóa lợi nhuận trong ngành
theo chiều hướng cải thiện sâu dẫn đến hệ quả giá cả có thể giảm đi (1980).
Nhƣ vậy, cạnh tranh theo tơi, có thể hiểu nhƣ sau:
- Là sự ganh đua nhằm giành lấy phần thắng của các chủ thể tham dự.
- Cạnh trạnh hƣớng đến một mục tiêu, một đối tƣợng cụ thể nào đó
mà các bên muốn giành giật, nhƣ: cơ hội, sản phẩm.. và một loạt các điều
kiện có lợi, nhƣ: một thị trƣờng, một khách hàng… Mục đích cuối cùng là
đạt lợi nhuận cao.

- Cạnh tranh đƣợc diễn ra trong một mơi trƣờng cụ thể: có thể phạm vi
trong cùng một ngành, cùng một nƣớc… và có các ràng buộc chung mà các
bên đều phải tuân thủ, nhƣ: cùng một hệ thống chính trị, pháp luật, văn hóa…
Trần Duy Huấn

2

Luận văn cao học


Phân tích cạnh tranh các dịch vụ của Viettel Telecom

- Các chủ thể cạnh tranh có thể s dụng nhiều các cơng cụ khác nhau
để cạnh tranh: đặc tính sản phẩm, chính sách giá, chính sách tiêu thụ,
chính sách thanh tốn…
Cạnh tranh trong ngành viễn thơng cũng khơng nằm ngồi 4 vấn đề trên.
Trong nền kinh tế thị trƣờng, các doanh nghiệp viễn thông cạnh tranh trong
một môi trƣờng cạnh tranh hoàn hảo, tuy rất khắc nghiệt do các chủ thể cạnh
tranh ngày càng đƣa ra nhiều chính sách kinh doanh nhằm giành giật khách
hàng, chiếm lĩnh thị phần, nhƣng cũng là môi trƣờng để các doanh nghiệp
viễn thông chứng tỏ năng lực cạnh tranh của mình. Điều này sẽ góp phần tích
cực đƣa nƣớc ta trở thành một nƣớc mạnh cơng nghệ thơng tin theo định
hƣớng của Chính phủ.
Cạnh tranh có ý nghĩa là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế. Quy luật
cạnh tranh sẽ đào thải các doanh nghiệp làm ăn yếu kém, có chi phí cao và
thua lỗ kéo dài, thay vào đó là những doanh nghiệp kinh doanh năng động,
biết cách quản lý và s dụng một cách hợp lý và tiết kiệm các nguồn lực, có
chi phí thấp và hiệu quả kinh tế cao. Trong q trình cạnh tranh, hàng hóa,
dịch vụ sẽ ngày càng trở nên phong phú và đa dạng hơn, giá cả hàng hóa trên
thị trƣờng thì giảm xuống nhƣng chất lƣợng hàng hóa dịch vụ ngày càng đƣợc

nâng cao phù hợp với mong muốn của ngƣời tiêu dung và lợi ích xã hội. Do
áp lực cạnh tranh, các doanh nghiệp phải không ngừng nghiên cứu áp dụng
những tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới, những phƣơng pháp quản
lý tiên tiến để hạ thấp chi phí, nâng cao chất lƣợng và hiệu quả kinh doanh.
Đồng thời, quá trình cạnh tranh cũng là quá trình sản sinh ra các doanh nhân
giỏi và chân chính, đóng góp vào sự phát triển kinh tế đất nƣớc.
Cạnh tranh bao giờ cũng có tính chất hai mặt: tích cực và tiêu cực. Một
mặt, cạnh tranh là động lực mạnh mẽ thúc đẩy các chủ thể kinh doanh hoạt
động hiệu quả hơn trên cơ sở nâng cao năng suất, chất lƣợng, hiệu quả vì sự
sống cịn và phát triển của mình. Mặt khác, cạnh tranh cũng có thể dẫn đến
Trần Duy Huấn

3

Luận văn cao học


Phân tích cạnh tranh các dịch vụ của Viettel Telecom

nguy cơ tranh giành, giành giật, khống chế lẫn nhau… thậm chí cịn gây rối
loạn, đổ vỡ. Do đó xây dựng đƣợc một môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh hợp
pháp là điều vô cùng cần thiết để hƣớng các doanh nghiệp có thể phát triển
trong nền kinh tế thị trƣờng.
I.2. PHƢƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ VỊ THẾ CẠNH TRANH.
Đánh giá vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp có vai trị rất quan
trọng, nó giúp doanh nghiệp xác định đƣợc đối thủ cạnh tranh và đánh giá
đƣợc các điểm mạnh, điểm yếu của họ từ đó giúp doanh nghiệp có thể xây
dựng chiến lƣợc kinh doanh nhƣ thế nào? Có rất nhiều phƣơng pháp để
đánh giá vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Sau đây, tơi xin trình bày 3
phƣơng pháp đánh giá:

1. Phương pháp đánh giá theo Michael Porter.
Michael Porter nhà quản trị chiến lƣợc nổi tiếng của trƣờng đại học
Harvard trong cuốn sách của mình " Competitive Strategy :Techniques
Analyzing Industries and Competitors" xuất bản năm 1980 của NXB Free
Press, đã đƣa ra nhận định về các áp lực cạnh tranh trong mọi ngành sản xuất
kinh doanh. Theo ơng, tình trạng cạnh tranh trong một ngành là do sự cấu
thành của 5 lực lƣợng cạnh tranh, bao gồm:
1. Cạnh tranh trong nội bộ ngành (Competitive Rivalry)
2. Cạnh tranh từ các các doanh nghiệp ở ngành khác với các sản phẩm
thay thế của họ (Threat of substitute products)
3. Tiềm năng gia nhập ngành từ các đối thủ cạnh tranh mới (Threat of
new entrants) – gọi là đối thủ tiềm ẩn.
4. Quyền lực thƣơng lƣợng từ các nhà cung cấp (Bargaining power of
Suppliers).
5. Quyền lực thƣơng lƣợng từ khách hàng (Bargaining power of
Buyers).
Trần Duy Huấn

4

Luận văn cao học


Phân tích cạnh tranh các dịch vụ của Viettel Telecom

“Mơ hình 5 lực lƣợng cạnh tranh” của M. Porter là một công cụ mạnh
và đƣợc s dụng rộng rãi để phân tích một cách có hệ thống những sức ép
cạnh tranh chủ yếu trên thị trƣờng nhằm đánh giá mức độ và tầm quan trọng
của chúng (xem hình 1.1).


Hình 1.1. Mơ hình 5 lực lượng cạnh tranh theo M.Porter.
a. Cạnh tranh trong nội bộ ngành.
Cạnh tranh trong nội bộ ngành là lực lƣợng cạnh tranh mạnh nhất trong 5
lực lƣợng nói trên. Cạnh tranh này xảy ra do các đối thủ cạnh tranh nhìn nhận
thấy cơ hội đáp ứng yêu cầu của khách hàng tốt hơn hoặc sức ép phải cải thiện
tình hình hoạt động. Mức độ cạnh tranh trong nội bộ ngành đƣợc phản ánh thông
qua các công cụ cạnh tranh nhƣ: hạ giá, thay đổi kiểu dáng, dịch vụ chăm sóc
khách hàng, khuyến mãi…Các cơng ty từ chỗ thân thiện có thể trở nên thù ghét
và tiêu diệt lẫn nhau, điều đó phụ thuộc vào tần suất và cƣờng độ thực hiện
những hành động đe dọa tới lợi ích của đối thủ. Thơng thường thì các cơng ty
cạnh tranh nhau bằng cách gia tăng tính hấp dẫn của sản phẩm đối với người
mua và kiên trì khai thác các điểm yếu của nhau trong việc tiếp cận thị trường
Trần Duy Huấn

5

Luận văn cao học


Phân tích cạnh tranh các dịch vụ của Viettel Telecom

Trong một ngành các yếu tố sau sẽ làm gia tăng sức ép cạnh tranh trên
các đối thủ:
 Tình trạng ngành: Nhu cầu, độ tốc độ tăng trƣởng ,số lƣợng đối thủ
cạnh tranh
 Cấu trúc của ngành : Ngành tập trung hay phân tán
 Ngành phân tán là ngành có rất nhiều doanh nghiệp cạnh tranh với
nhau nhƣng khơng có doanh nghiệp nào có đủ khả năng chi phối các doanh
nghiệp cịn lại
 Ngành tập trung : Ngành chỉ có một hoặc một vài doanh nghiệp

nắm giữ vai trò chi phối ( Điều khiển cạnh tranh- Có thể coi là độc quyền)
 Các rào cản rút lui (Exit Barries): Giống nhƣ các rào cản gia nhập
ngành, rào cản rút lui là các yếu tố khiến cho việc rút lui khỏi ngành
của doanh nghiệp trở nên khó khăn.
 Rào cản về cơng nghệ, vốn đầu tƣ.
 Ràng buộc với ngƣời lao động.
 Ràng buộc với chính phủ, các tổ chức liên quan (Stakeholder).
 Các ràng buộc chiến lƣợc, kế hoạch.
Thị trƣờng cung cấp dịch vụ viễn thông di động Việt Nam hiện nay đã
có rất nhiều nhà cung cấp nhƣng quyền lực chi phối thị trƣờng vẫn nằm trong
tay 3 nhà cung cấp dịch vụ viễn thông là Vina Phone, Mobifone và Viettel..
Nhu cầu s dụng dịch vụ của Việt Nam tăng khoảng 5-10%/ năm, doanh thu,
lợi nhuận của các nhà cung cấp cũng tăng với con số tƣơng đƣơng. Mặc dù
cho các rào cản gia nhập ngành, rào cản rút lui.... là cao, áp lực từ khách hàng
không đáng kể nhƣng đang có rất nhiều doanh nghiệp chuẩn bị gia nhập vào
thị trƣờng . Một điều đáng mừng hơn nữa là sự ra đời của ngành dịch vụ kèm
theo dịch vu viễn thơng nhƣ: Các tổng đài giải trí, các dịch vụ khác mà điển
Trần Duy Huấn

6

Luận văn cao học


Phân tích cạnh tranh các dịch vụ của Viettel Telecom

hình gần đây là xem giá chứng khoán qua mạng di động. Với xu hƣớng này
sức cạnh tranh trong nội bộ ngành sẽ ngày càng gia tăng và lúc đó ngƣời tiêu
dùng sẽ ngày càng đƣợc tôn trọng hơn.
b. Cạnh tranh từ các sản phẩm thay thế.

Sản phẩm thay thế là những sản phẩm đƣợc cung cấp bởi các đối thủ
cạnh tranh thuộc ngành khác và gần nhƣ thỏa mãn đƣợc cùng nhu cầu của
ngƣời tiêu dùng, chẳng hạn nhƣ: bia thay cho rƣợu...
Sức ép cạnh tranh từ các sản phẩm thay thế thể hiện ở các mặt sau:
Cạnh tranh về giá: sự sẵn có với giá cả cạnh tranh của hàng hóa thay
thế định ra một mức giá trần cho sản phẩm ngành mà phải cố gắng để gánh
chịu và để khách hàng khơng đƣợc khuyến khích chuyển sang mua hàng hóa
thay thế. Đồng thời mức giá trần này có thể làm cho các hãng có thể khơng có
lợi nhuận nếu khơng tìm cách cắt giảm chi phí và thay đổi công nghệ.
Cạnh tranh về chủng loại, chất lƣợng: sự sẵn có của hàng hóa thay thế
sẽ tạo ra cho khách hàng có sự so sánh về chất lƣợng, hình thức của hàng hóa.
Tính bất ngờ, khó đốn của sản phẩm thay thế: Ngay cả trong nội bộ
ngành với sự phát triển của cơng nghệ cũng có thể tạo ra sản phẩm thay thế
cho ngành mình. Điện thoại di động chính là sản phẩm thay thế cho điện thoại
cố định và sắp tới là VOIP sẽ thay thế cho cả hai sản phẩm cũ.
c. Cạnh tranh từ các đối thủ tiềm ẩn.
Những ngƣời mới vào ngành sẽ tạo thêm năng lực sản xuất mới, mong
muốn tạo dựng một chỗ đứng đảm bảo trên thị trƣờng và đôi khi tung ra
những thủ đoạn cạnh tranh. Mức độ đe dọa cạnh tranh nghiêm trọng của
ngƣời mới gia nhập trên thị trƣờng cụ thể phụ thuộc vào hai nhóm nhân tố:
 Rào cản gia nhập ngành: kỹ thuật, vốn, các yếu tố thƣơng mại (hệ
thống phân phối, thƣơng hiệu, hệ thống khách hàng...
Trần Duy Huấn

7

Luận văn cao học


Phân tích cạnh tranh các dịch vụ của Viettel Telecom


d. Sức ép từ các nhà cung cấp.
Các nhà cung cấp là lực lƣợng cạnh tranh mạnh hay yếu trong một
ngành phụ thuộc vào điều kiện thị trƣờng trong ngành mà ngƣời cung cấp
đang hoạt động và tầm quan trọng của loại hàng hóa mà họ cung cấp. Lực
lƣợng cạnh tranh là các nhà cung cấp sẽ bị hạn chế nhiều bất cứ khi nào mà
mặt hàng họ cung cấp là hàng tiêu chuẩn ít có trên thị trƣờng và đƣợc cung
cấp bởi một số lƣợng lớn các nhà cung cấp với cơng suất khơng đủ đáp ứng
nhu cầu. Bởi vì khi đó ngƣời mua sẽ bị nhà cung cấp để đạt đƣợc điều kiện
mua hàng tốt nhất và bởi vậy họ phải chấp nhận những điều khoản có lợi cho
ngƣời cung cấp.
e. Sức ép từ khách hàng.
Cũng nhƣ nhà cung cấp, ngƣời mua hàng cũng có sức mạnh cạnh tranh.
Đặc biệt trong trƣờng hợp khách hàng lớn và mua với khối lƣợng hàng chiếm
tỉ lệ phần lớn sản phẩm của ngành. Ngƣời mua càng nhiều thì càng có sức
mạnh cạnh tranh với những ngƣời bán nhƣ: sự ƣu đãi về giá, thanh toán…
Ngƣời mua cũng đạt đƣợc quyền lực khi chỉ cần chi phí thấp tƣơng đối để
chuyển sang mua hàng của đối thủ cạnh tranh hoặc có thể là hàng hóa thay
thế. Tất cả những ngƣời mua thì khơng có đều một mức quyền thƣơng thuyết
nhƣ nhau đối với ngƣời bán và một số có thể ít nhạy cảm hơn với những
ngƣời khác về giá cả, chất lƣợng hoặc dịch vụ.
Nhận xét: Five Forces Model đƣa ra cơ sở để phân tích mức độ cạnh
tranh đối với một ngành nghề cụ thể. Từ đó đƣa ra đánh giá về mức độ sinh
lợi của ngành. Kết quả của việc phân tích này là bƣớc khởi đầu rất rất quan
trọng trong phân tích tài chính.
Tuy nhiên, phƣơng pháp này có nhƣợc điểm là M. Porter phát triển mơ
hình này với giả định về sự ổn định của thị trƣờng. Trong điều kiện thị trƣờng
biến động nhanh, khó dự đốn, thì mơ hình này có thể sẽ khơng cịn hồn tồn
hữu dụng, nhƣng nó vẫn là cơng cụ tuyệt vời cho nhà phân tích.
Trần Duy Huấn


8

Luận văn cao học


Phân tích cạnh tranh các dịch vụ của Viettel Telecom

2. Phương pháp đánh giá theo cách vẽ đồ thị biên dạng cạnh tranh.
Theo phƣơng pháp này, các nhà phân tích s dụng phƣơng pháp vẽ đồ
thị để đánh giá khả năng cạnh tranh của sản phẩm, bao gồm 3 bƣớc nhƣ sau:
 Bước 1: Chọn tiêu chí đánh giá khả năng cạnh tranh.
 Bước 3: Mô tả mức độ đạt được các tiêu chí của từng đối thủ.
 Bước 3: Vẽ đồ thị biên dạng cạnh tranh.
Để làm rõ vấn đề, tơi xin đƣa ra một ví dụ nhằm minh họa phƣơng pháp
đó là: Phân tích đối thủ cạnh tranh các công ty sản xuất thuốc là điếu.
1. Chọn tiêu chí đánh giá khả năng cạnh tranh.
Tiêu chí đánh giá khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp của các
ngành khác nhau thì khơng giống nhau. Việc lựa chọn tiêu chí nào là do nhà
phân tích cân nhắc để đánh giá chính xác nhất khả năng cạnh tranh của đối
thủ. Với các công ty sản xuất thuốc là điếu, tiêu chí đánh giá là: 1. Thƣơng
hiệu, 2. Thị phần, 3. Thị trƣờng tiêu thụ, 4. Nhãn thuốc và chất lƣợng sản
phẩm, 5. Trình độ cơng nghệ, 6. Chi phí sản xuất (hoặc giá bán), 7.Tiềm lực
tài chính.
2. Mơ tả mức độ đạt được các tiêu chí của từng đối thủ.
Từ các tiêu chí đánh giá trên, ta tiến hành đánh giá từng cơng ty thơng
qua từng tiêu chí. Mức độ đánh giá của từng tiêu chí ta nên thống nhất lấy
chung một mức thang đo (để dựa trên cơ sở đó có thể vẽ đƣợc đồ thị ở bƣớc
tiếp theo). Ví dụ nhƣ với tiêu chí thƣơng hiệu, ta lấy theo 3 mức từ thấp đến
cao nhƣ sau: nổi tiếng, khá, và chƣa có thƣơng hiệu. Với tiêu chí thị phần ta

cũng chọn 3 mức từ thấp đến cao là: lớn, khá và nhỏ. Cách mô tả mức độ đạt
đựoc của từng tiêu chí hợp lý nhất là tiến hành lập thành 1 bảng có đầy đủ các
điểm mạnh, điểm yếu của từng đối thủ. Có thể tham khảo nhƣ sau:

Trần Duy Huấn

9

Luận văn cao học


Phân tích cạnh tranh các dịch vụ của Viettel Telecom

Bảng 1.1. Tóm tắt điểm mạnh, điểm yếu của từng đối thủ theo các tiêu chí cạnh tranh của
doanh nghiệp sản xuất thuốc lá điếu
Tiêu chí đánh giá khả năng cạnh tranh
S
TT

Tên đối thủ

Nhà
1 máy thuốc là
1

Thăng Long

Nhà
2 máy thuốc là
2


Sài Gịn

3

BAT
Phillip
4
Moris (Mỹ)

4

và JT (Nhật)
Các
5 NMTL Bắc

5

Sơn, Thanh Hóa

Thƣơng

Thị

hiệu

phần

Khá


Khá

Thị trƣờng tiêu thụ

Lớn

Trình độ

sản phẩm

cơng nghệ

Chủ yếu ở miền Bắc và miền

Nhiều loại nhãn thuốc, sản phẩm

Trung

chất lƣợng thấp chiếm 70%,

Xuất khẩu 10%

cạnh tranh ở sản phẩm cấp thấp

Thị trƣờng rộng khắp cả nƣớc,
Khá

Nhãn thuốc và chất lƣợng

> 65% sản lƣợng tiêu thụ ở

miền Bắc, xuất khẩu nhiều

Một bộ phận dây
chuyền công nghệ
tƣơng đối hiện đại
và đồng bộ

Chi phí

Tiềm

sản xuất

lực tài

(hoặc giá)

chính

Chi phí sản
xuất thấp, giá
bán thấp

Trung
bình

Cạnh tranh ở tất cả các loại sản

Hiện đại và đồng


Giá cạnh

Khá

phẩm cao, trung bình và thấp

bộ

tranh

mạnh

Nổi tiếng

Lớn

Tập trung ở thành phố lớn

Sản phẩm cao cấp

Cao

Cao

Mạnh

Nổi tiếng

Nhỏ


Mới xâm nhập thị trƣờng

Sản phẩm cao cấp

Cao

Cao

Mạnh

Chƣa có

Nhỏ

Ở miền Bắc, sản lƣợng nhỏ

Sản phẩm cấp thấp

Trần Duy Huấn

10

Khơng hồn chỉnh,
lạc hậu

Thấp

Luận văn cao học

Yếu



Phân tích cạnh tranh các dịch vụ của Viettel Telecom

3. Vẽ đồ thị biên dạng cạnh tranh.
Từ bảng tóm tắt trên, ta tiến hành vẽ đồ thị thông qua các mức độ đánh
giá từng đối thủ.
Tốt
Tiêu chuẩn đánh giá

+

Yếu

Trung bình
-

+

-

+

-

1. Thƣơng hiệu
2. Thị phần
3. Thị trƣờng tiêu thụ
4. Nhãn thuốc và chất
lƣợng sản phẩm

5. Trình độ cơng nghệ
6. Chi phí sản xuất và
giá bán
7. Tiềm lực tài chính

Hình 1.2. Biên dạng canh tranh của các đối thủ sản xuất thuốc lá điếu
Kí hiệu:

BAT
Cơng ty hữu hạn MTV thuốc lá Sài Gịn
Cơng ty thuốc lá Thăng Long.
Cơng ty Phillip Morris (Mỹ) và JT (Nhật Bản)
Nhà máy thuốc lá Bắc Sơn, Thanh Hóa

Nhận xét: Nhìn vào đồ thị biên dạng cạnh tranh ta có thể thấy: cơng ty
Trần Duy Huấn

11

Luận văn cao học


Phân tích cạnh tranh các dịch vụ của Viettel Telecom

TNHH 1TV thuốc lá Sài Gịn có sức cạnh tranh tốt nhất (phần đồ thị nằm bên
cột “tốt”) rồi đến hàng BAT, tiếp theo là công ty thuốc lá Thăng Long. Cuối
cùng là nhà máy thuốc lá Bắc Sơn, Thanh Hóa.
Tuy nhiên phƣơng pháp này cũng có nhƣợc điểm là khó đánh giá trong
trƣờng hợp có quá nhiều đối thủ cạnh tranh, các chỉ tiêu đánh giá nhiều làm
cho đồ thị trở nên rối rắm, khó quan sát chính xác.

3. Phương pháp đánh giá theo PGS. TS Phan Thị Ngọc Thuận.
Theo PGS; TS Phan Thị Ngọc Thuận, để đánh giá đối thủ cạnh tranh
cần tuân thủ 5 bƣớc sau:
 Bước 1. Lập danh mục đối thủ cạnh tranh.
 Bước 2. Chọn tiêu chí đánh giá khả năng cạnh tranh của các đối thủ.
 Bước 3. Tóm tắt điểm mạnh, điểm yếu của các đối thủ cạnh tranh
theo các tiêu chí lựa chọn.
 Bước 4. Giải thích cách cho điểm từng tiêu chí đã chọn.
 Bước 5. Lập bảng đánh giá vị thế cạnh tranh của các đối thủ.
Sau đây, tôi xin đi vào chi tiết từng bƣớc, trong mỗi bƣớc có ví dụ minh
hoạ để làm rõ vấn đề
Bước 1. Lập danh mục đối thủ cạnh tranh.
Trong mục này kể tên các đối thủ hoặc nhóm đối thủ cạnh tranh ngang
sức. Nếu có ít đối thủ, nhƣng q nhiều doanh nghiệp kinh doanh ngành hàng
(nhƣ dƣợc phẩm) có thể phải phân nhóm đối thủ cạnh tranh.
Ví dụ: Danh mục đối thủ cạnh tranh của công ty Viettel bao gồm:
1. VinaPhone
2. MobiFone
3. EVN…
Bước 2. Chọn tiêu chí đánh giá khả năng cạnh tranh của các đối thủ
Trần Duy Huấn

12

Luận văn cao học


Phân tích cạnh tranh các dịch vụ của Viettel Telecom

Tiêu chí đánh giá khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp là hồn

tồn khác nhau. Việc chọn tiêu chí cần cân nhắc để đánh giá chính xác nhất.
Chẳng hạn, để phân tích cạnh tranh dịch vụ 3G của cơng ty viễn thơng
Viettel, chọn các tiêu chí sau: thị phần, chất lƣợng dịch vụ, chăm sóc khách
hàng, đa dạng hóa về dịch vụ 3G, giá cƣớc, vùng phủ (mạng lƣới rộng khắp),
thƣơng hiệu …
Nhƣng với các công ty sản xuất về thang máy tự động thì tiêu chí đánh
giá cạnh tranh là: sản lƣợng bán, chất lƣợng, giá bán, tiềm lực tài chính,
thƣơng hiệu, hệ thống quả lý. Cịn với các cơng ty vận tải taxi thì các tiêu chí
là: chất lƣợng xe, giá cƣớc, chất lƣợng phục vụ, thƣơng hiệu, hệ thống phân
phối, khả năng tài chính
Bước 3. Tóm tắt điểm mạnh, điểm yếu của các đối thủ cạnh tranh theo
các tiêu chí lựa chọn.
Trong ví dụ dƣới đây mơ tả phân tích đối thủ cạnh tranh về dịch vụ 3G
của công ty Viễn thông Viettel trên địa bàn Hà Nội
1. Về thị phần: công ty Viettel là tốt nhất vì hiện Viettel đang chiếm thị
phần nhiều nhất, MobiFone đứng thứ 2, VinaPhone đứng thứ 3 còn EVN kém
nhất.
2. Về chất lượng dịch vụ: công ty MobiFone đứng thứ nhất căn cứ vào
kết quả đo kiểm của Bộ Thông Tin truyền thông nhiều năm liền đều đạt kế
quả tốt, nhiều năm liền đƣợc bình chọn giải thƣởng khách hàng yêu thích,
Viettel đứng thứ

2 với kết quả đo kiểm chỉ kém MobiFone chút ít,

VinaPhone đứng thứ 3, cịn EVN đứng cuối.
3. Giá cước: Viettel đứng đầu với giá cƣớc rẻ nhất, EVN đứng thứ 2,
VinaPhone đứng thứ 3, MobiFone đứng thứ 4.
4. Chăm sóc khách hàng: MobiFone đứng thứ nhất do có số cuộc gọi
thành cơng tổng đài chăm sóc khách hàng nhanh nhất, Vinaphone đứng thứ 2,
Viettel đứng thứ 3 cịn EVN đứng cuối.

5. Đa dạng hóa về gói cước 3G: Viettel đứng đầu với số lƣợng dịch vụ
Trần Duy Huấn

13

Luận văn cao học


Phân tích cạnh tranh các dịch vụ của Viettel Telecom

3G lớn nhất với 16 dịch vụ, EVN đứng thứ 2 với 11 dịch vu, VinaPhone đứng
thứ 3 với 6 dịch vụ, MobiFone đứng thứ 4 với 5 dịch vụ.
6. Vùng phủ sóng: Viettel đứng đầu với vùng phủ rộng khắp, VinaPhone
đứng thứ 2, MobiFone đứng thứ 3 còn EVN đứng cuối.
7. Thương hiệu: Viettel lâu nay đƣợc biết đến với thƣơng hiệu “Bình dân
hóa 3G” nên đứng đầu, MobiFone đứng thứ 2, VinaPhone đứng thứ 3 còn
EVN đứng cuối.
Qua phân tích sơ bộ các điểm mạnh và điểm yếu ta thấy đối thủ cạnh
tranh của công ty Viettel là công ty MobiFone và VinaPhone, EVN chƣa phải
là đối thủ của Viettel.
Để có thể xếp hạng các đối thủ cạnh tranh, phải tiến hành cho điểm từng
tiêu chí đã chọn.
Bước 4. Giải thích cách cho điểm từng tiêu chí đã chọn.
Để đánh giá mức độ cạnh tranh, phải cho điểm các đối thủ theo từng tiêu
chí. Trong mỗi tiêu chí cần đƣa ra các thang điểm khác nhau. Ví dự nhƣ, đối
với tiêu chí thị phần ngành viễn thơng ở bƣớc trên, ta đƣa ra đánh giá 5 mức,
từ 1 đến 5 điểm, đối với các tiêu chí mà các đối thủ khá đồng đều nhau thì nên
chia thành ít mức, có thể từ 1 đến 3 điểm hoặc 1 đến 0 điểm thì có thể đƣa ra.
Cụ thể nhƣ sau:
1. Tiêu chí thị phần:

 Thị phần chiếm trên 30% ….…………………..….cho 4 - 5 điểm
 Thị phần chiếm 20 - 30% ………………..….……cho 2 - 3 điểm
 Thị phần chiếm < 10% ……………………..…….cho 0 - 1 điểm
2. Tiêu chí chất lượng dịch vụ:
 Chất lƣợng dịch vụ tốt, đƣợc nhiều ngƣời s dụng khen ngợi, đạt tiêu
chuẩn ngành................................................................................ cho 5 điểm
 Chất lƣợng dịch vụ khá tốt, đạt tiêu chuẩn ngành ................. cho 3 - 4 điểm
Trần Duy Huấn

14

Luận văn cao học


Phân tích cạnh tranh các dịch vụ của Viettel Telecom

 Chất lƣợng dịch vụ khá ...................................................cho 1 – 2 điểm
 Khơng đạt tiêu chuẩn ngành ...........................................cho 0 điểm
3. Tiêu chí giá cước:
 Giá cƣớc sát với mức giá cƣớc của ngành ......................cho 1 điểm
 Giá cƣớc cao hơn mức giá của ngành .............................cho 0 điểm
4. Tiêu chí chăm sóc khách hàng:
 Tỉ lệ thiết lập cuộc gọi đến tổng đài CSKH đạt tiêu chuẩn ngành
ít bị khách hàng phàn nàn ....................................................cho 2 - 3 điểm
 Tỉ lệ thiết lập cuộc gọi đến tổng đài CSKH đạt tiêu chuẩn ngành, hay
bị khách hàng phản ánh ...............................................................cho 1 điểm
5. Tiêu chí về đa dạng hóa các gói cước 3G:
 Có các dịch vụ cơ bản của 3G (4 dịch vụ) và nhiều gói cƣớc (>5)
GTGT ..........................................................................................cho 2 - 3 điểm
 Có các dịch vụ cơ bản của 3G (4 dịch vụ) và ít gói cƣớc (<5) GTGT

.................................................................................................................cho 1 điểm
6. Tiêu chí vùng phủ (mạng lưới rộng khắp):
 Mạng lƣới rộng khắp cả nƣớc .........................................cho 4-5 điểm
 Mạng lƣới bao phủ toàn bộ các thành phố lớn và 1 phần nông thôn
.....................................................................................................cho 2-3 điểm
 Mạng lƣới chƣa bao phủ hết các thành phố lớn ..............cho 1 điểm
7. Tiêu chí thương hiệu:
 Đã tạo dựng đƣợc thƣơng hiệu mạnh đƣợc nhiều ngƣời biết đến và ƣu
tiên khi s dụng. ..........................................................................cho 3 - 4 điểm
 Đang tạo dựng thƣơng hiệu ........................................... cho 2 điểm
 Chƣa có thƣơng hiệu ...................................................... .cho 1 điểm
Bước 5. Lập bảng đánh giá vị thế cạnh tranh của các đối thủ:
Theo cách cho điểm giải thích ở trên, tiến hành cho điểm từng tiêu chí
cho các đối thủ và đƣa vào bảng 1.2:
Bảng 1.2. Đánh giá vị thế cạnh tranh dịch vụ 3G của các DNVT
Trần Duy Huấn

15

Luận văn cao học


×