Tải bản đầy đủ (.pdf) (140 trang)

Phân tích và đánh giá hiệu quả kinh tế tài chính dự án cung cấp nước sạch cho công ty cổ phần nước sạch và vệ sinh nông thôn tỉnh nam định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.49 MB, 140 trang )

HOÀNG THỊ THU HẰNG

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
-------------------***--------------------

HỒNG THỊ THU HẰNG

PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ-TÀI CHÍNH
DỰ ÁN CUNG CẤP NƯỚC SẠCH CHO CÔNG TY CỔ PHẦN
NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH NÔNG THÔN TỈNH NAM ĐỊNH
QUẢN TRỊ KINH DOANH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN TRỊ KINH DOANH

2008-2010
Hà Nội – 2010


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
--------------------***-------------------

HỒNG THỊ THU HẰNG

PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ-TÀI CHÍNH DỰ ÁN
CUNG CẤP NƯỚC SẠCH CHO CÔNG TY CỔ PHẦN NƯỚC SẠCH VÀ
VỆ SINH NÔNG THÔN TỈNH NAM ĐỊNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ


Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. PHAN DIỆU HƯƠNG

Hà Nội – 2010


LỜI CAM ĐOAN
- Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
- Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều đã chỉ
rõ nguồn gốc.

Học viên

Hoàng Thị Thu Hằng


Lời cảm ơn
Xin bày tỏ lòng biết ơn TS. Phan Diệu Hương, người cô trực tiếp
hướng dẫn tôi hoàn thành bản luận văn này!
Xin chân thành cảm ơn những cá nhân, tập thể đà hướng dẫn, giúp
đỡ và cộng tác với tôi trong quá trình hoàn thành luận văn. Đặc biệt là
Khoa Kinh tế và quản lý, Viện sau Đại học - Trường Đại học Bách Khoa
Hà Nội, Ban giám đốc, cán bộ công nhân viên Công ty cổ phần nước sạch
và vệ sinh nông thôn tỉnh Nam Định, gia đình tôi và các bạn bè đồng
nghiệp.
Mặc dù hết sức cố gắng song luận văn không tránh khỏi những khiếm
khuyết và sai sót. Để luận văn đạt chất lượng tốt hơn, kính mong ý kiến

đóng góp của các thầy, cô giáo, bạn bè và đồng nghiệp.
Xin chân trọng cảm ơn!
Nam Đinh, ngày.. tháng.. năm 2010
Học viên

Hoàng Thị Thu Hằng


CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
Viết tắt

Ý nghĩa

ĐT

Đầu tư

BOT

Dự án xây dựng-kinh doanh-chuyển giao

NPV

Giá trị hiện tại thuần

IRR

Hệ số thu hồi vốn nội tại

B/C


Tỷ số lợi nhuận trên chi phí

NVL

Ngun vật liệu

NL

Nhiên liệu

TSCĐ

Tài sản cố định

CFBT

Dịng tiền trước thuế

CFAT

Dịng tiền sau thuế

VSNT

Vệ sinh nông thôn

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội


PTTH

Phổ thông trung học

THCS

Trung học cơ sở

HVS

Hợp vệ sinh

MTQG

Mục tiêu quốc gia

UBND

Ủy ban nhân dân

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

PA

Phương án



DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng

Trang

Bảng 1.1.

Phân loại dự án đầu tư

7

Bảng 2.1.

Đặc điểm khí hậu

34

Bảng 2.2.

Lượng mưa các tháng trong năm

35

Bảng 2.3.

Tổng hợp dân số vùng dự án năm 2009

36

Bảng 2.4.


Mức thu nhập và chi tiêu của các hộ gia đình tại 6 huyện vùng dự

37

án (tính bình qn)
Bảng 2.5.

Các nguồn nước chính được phân bổ cho các mục đích sử dụng

39

Bảng 2.6.

Chất lượng nguồn nước

40

Bảng 2.7.

Yêu cầu chất lượng nước ăn uống

45

Bảng 2.8.

Các thơng số thiết kế cơng trình xử lý

47


Bảng 2.9.

Dự báo qui mô dân số và khối lượng nước tiêu thụ (2010-2027)

51

Bảng 2.10.

Tỷ lệ khách hàng sử dụng dịch vụ nước sạch năm 2018 và 2027

52

Bảng 2.11.

Xác định nhu cầu dùng nước 06 huyện thuộc tỉnh Nam Định

55

Bảng 2.12.

Cơng suất cơng trình thiết kế

56

Bảng 2.13.

Phân tích lựa chọn phương án

60


Bảng 3.1.

Cơ cấu vốn của phương án 2

70

Bảng 3.2.

Cơ cấu vốn của phương án 3

71

Bảng 3.3

Cơ cấu vốn của phương án 4

72

Bảng 3.4.

Dự tính giá bán nước năm 2011

73

Bảng 3.5.

Tỷ lệ khách hàng sử dụng nước sạch và khối lượng nước tiêu thụ

74


(2010-2015)
Bảng 3.6.

Định mức vật tư cho m3 nước sạch

75

Bảng 3.7.

Chỉ tiêu phản ánh tiềm lực tài chính của chủ đầu tư

85

Bảng 3.8.

Các chỉ tiêu tài chính của dự án (i = 11%)

88


Bảng 3.9.

Các chỉ tiêu tài chính của dự án (i = 4,05%)

88

Bảng 3.10.

Ảnh hưởng của các yếu tố đến chỉ tiêu tài chính của dự án


90

Bảng 3.11.

Sự thay đổi các chỉ tiêu IRR, NPV

91

Bảng 3.12.

Ảnh hưởng của các PPKH đến chỉ tiêu hiệu quả (i = 11,0%)

92

Bảng 3.13.

Ảnh hưởng của các PPKH đến chỉ tiêu hiệu quả (i = 4,05%)

92

Bảng 3.14

Tổng hợp chi phí đầu tư tài chính và đầu tư kinh tế 2009-2014

93

Bảng 3.15.

Đóng góp thuế cho nhà nước của dự án


94

Bảng 3.16.

Giá trị gia tăng của dự án

96


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ TRONG LUẬN VĂN
Tên hình vẽ

Trang

Hình 2.1.

Bản đồ hành chính Nam Định

32

Hình 2.2.

Nguồn nước chính được sử dụng tại các hộ

38

Hình 2.3.

Bản đồ vùng dự án


42

Hình 2.4.

Tỷ lệ khách hàng sử dụng nước sạch

52

Hình 2.5.

Sơ đồ dây chuyền xử lý nước trộn vách ngăn

59

Hình 2.6.

Sơ đồ dây chuyền xử lý nước trộn cơ khí

59

Hình 2.7.

Sơ đồ dây chuyền xử lý nước trộn xúc tiến

59

Hình 3.1.

Dịng tiền dựa án PA4 (i = 4,05%)


84

Hình 3.2.

Nguồn thu và nợ phải trả hàng năm PA2

85

Hình 3.3.

Nguồn thu và nợ phải trả hàng năm PA3

86

Hình 3.4.

Nguồn thu và nợ phải trả hàng năm PA4

86

Hình 3.5.

Ảnh hưởng của các yếu tố đến chỉ tiêu tài IRR của dự án

90


MỤC LỤC
Mục


Trang

MỞ ĐẦU

1

CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ

4

KINH TẾ - TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1.1. Khái niệm dự án đầu tư

5

1.1.1. Khái niệm dự án

5

1.1.2. Khái niệm dự án đầu tư

5

1.2. Phân loại dự án đầu tư

6

1.3. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh tế - tài chính dự án đầu


10


1.3.1. Giá trị theo thời gian của tiền tệ

10

1.3.1.1. Giá trị tương đương của một dòng tiền

10

1.3.1.2. Xác định tỷ suất chiết khấu trong phân tích dự án

10

1.3.2. Giá trị hiện tại thuần NPV (Net Present Value)

11

1.3.3. Hệ số thu hồi vốn nội tại IRR (Internal Rate of Return)

12

1.3.4. Tỷ số lợi ích/chi phí B/C (Benifit/Cost)

13

1.3.5. Thời gian hoàn vốn Thv

14


1.4. Đánh giá hiệu quả kinh tế tài chính của dự án đầu tư
1.4.1. Nội dung của phân tích kinh tế tài chính dự án đầu tư

15
15

1.4.1.1. Xác định nguồn vốn của dự án

16

1.4.1.2. Phương thức khấu hao, trả vốn gốc và lãi, thuế

17

1.4.1.3. Xác định dòng tiền của dự án

19

1.4.2. Đánh giá độ an toàn về mặt tài chính của dự án
1.4.2.1. An tồn về vốn

21
21


1.4.2.2. An tồn về khả năng thanh tốn nghĩa vụ tài chính ngắn hạn và

21


khả năng trả nợ
1.4.3. Phân tích dự án trong trường hợp có nhiều khả năng và rủi ro

22

1.4.3.1. Phân tích độ nhậy của dự án

22

1.4.3.2. Phương pháp toán xác suất

24

1.4.3.3. Phương pháp xác định tỷ suất lợi nhuận có điều chỉnh theo độ rủi

25

ro
CHƯƠNG II. MƠ TẢ DỰ ÁN CUNG CẤP NƯỚC SẠCH CỦA CÔNG TY CỔ

27

PHẦN NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH NÔNG THÔN TỈNH NAM ĐỊNH

2.1. Sự cần thiết của dự án cung cấp nước sạch tỉnh Nam Định

28

2.1.1. Mơi trường vĩ mơ và chính sách phát triển của đất nước


31

2.1.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của khu vực dự án tỉnh Nam Định

31

2.1.2.1. Điều kiện tự nhiên

31

2.1.2.2. Tình hình kinh tế-xã hội vùng dự án

36

2.1.2.3. Tình hình cơ sở hạ tầng

38

2.1.3. Tình hình cấp nước và nhu cầu nước sạch của tỉnh

38

2.1.3.1. Hiện trạng sử dụng nước

38

2.1.3.2. Chất lượng nước

39


2.1.3.3. Mong muốn dùng nước sạch của người dân

40

2.1.3.4. Hiện trạng cung cấp nước sạch

41

2.1.4. Kết luận về sự cần thiết của dự án cung cấp nước sạch tỉnh Nam Định

41

2.2. Mô tả lựa chọn phương án kỹ thuật cho dự án cung cấp nước sạch tỉnh

43

Nam Định
2.2.1. Công nghệ cấp nước

43

2.2.1.1. Công nghệ cấp nước nhỏ lẻ

43

2.2.1.2. Cấp nước tập trung

44

2.2.2. Cơ sở đề xuất công nghệ của dự án


44


2.2.2.1. Các tiêu chuẩn dịch vụ

44

2.2.2.2. Các chỉ tiêu thiết kế

46

2.2.3. Đề xuất kỹ thuật cho dự án

50

2.2.3.1. Nhu cầu nước-đề xuất công suất

50

2.2.3.2. Đề xuất công suất thiết kế

56

2.2.3.3. Giải pháp nguồn nước khai thác

56

2.2.3.4. Đề xuất phương án dây chuyền xử lý nước


56

2.2.3.5. Phạm vi vùng phục vụ-đề xuất vị trí xây dựng nhà máy nước

63

2.2.3.6. Đề xuất mạng lưới truyền dẫn và phân phối nước

64

CHƯƠNG III. PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ-TÀI

67

CHÍNH CỦA DỰ ÁN VỀ CUNG CẤP NƯỚC SẠCH CHO CÔNG TY CỔ
PHẦN NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH NÔNG THÔN TỈNH NAM ĐỊNH

3.1. Xác định phương án tài chính của dự án

68

3.1.1. Xác định tổng mức vốn đầu tư

68

3.1.2. Xác định cơ cấu vốn của dự án

69

3.2. Xác định các yếu tố của dự án cung cấp nước sạch công ty cổ phần


72

nước sạch và vệ sinh nông thôn tỉnh Nam Định
3.2.1. Doanh thu hàng năm của dự án

72

3.2.1.1. Xác định giá bán nước

72

3.2.1.2. Sản lượng nước thương phẩm

73

3.2.2. Tổng hợp chí phí hàng năm của dự án

74

3.2.2.1. Chi phí hoạt động nhà máy

74

3.2.2.2. Chi phí quản lý doanh nghiệp

77

3.2.2.3. Dự tính chi phí khấu hao tài sản cố định


78

3.2.2.4. Lãi vay

80

3.2.2.5. Thuế

81

3.2.3. Dự tính lãi lỗ hàng năm của dự án

81


3.3. Xác định dòng tiền và các chỉ tiêu tài chính của dự án
3.3.1. Xác định dịng tiền của dự án

82
82

3.3.1.1. Dòng tiền trước thuế của dự án

82

3.3.1.2. Dòng tiền sau thuế của dự án

83

3.3.2. Các chỉ tiêu tài chính của dự án


84

3.3.2.1. Chỉ tiêu phản ánh tiềm lực của dự án

84

3.3.2.2. Khả năng trả nợ của dự án

85

3.3.2.3. Các chỉ tiêu NPV, IRR, Thv của dự án

87

3.4. Phân tích độ nhậy

89

3.5. Ảnh hưởng của các phương pháp khấu hao

92

3.6. Phân tích và đánh hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường của dự án

93

3.6.1. Hiệu quả kinh tế

94


3.6.2. Hiệu quả về xã hội

96

3.6.3. Hiệu quả về môi trường

97

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

99


PHỤ LỤC


TĨM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
Đề tài: “Phân tích và đánh giá hiệu quả kinh tế - tài chính dự án cung cấp nước sạch
cho công ty cổ phần nước sạch và vệ sinh nông thôn tỉnh Nam Định”
Tác giả luận văn: Hồng Thị Thu Hằng. Khóa: 2008-2010
Người hướng dẫn: TS. Phan Diệu Hương
1. Sự cần thiết của đề tài
Nước sạch và vệ sinh nơng thơn trở nên có ý nghĩa quan trọng được Đảng, Nhà
nước, Chính phủ đặc biệt quan tâm. Trong những năm qua, vị trí, vai trị, ý nghĩa và các
mục tiêu của công tác này đã liên tục được đề cập đến trong nhiều loại hình văn bản quy
phạm pháp luật của Đảng, Nhà nước, Chính phủ như: Nghị quyết TW VIII, Nghị quyết
TW IX, Chiến lược tồn diện về tăng trưởng và xố đói giảm nghèo, Chiến lược quốc gia
Nước sạch và vệ sinh nông thôn giai đoạn 1995 đến 2010.
Để tăng nhanh tỷ lệ dân cư nông thôn được sử dụng nước sạch và số hộ gia đình có

nhà tiêu hợp vệ sinh, Việt Nam đã thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và
vệ sinh môi trường nông thôn các giai đoạn 1999-2005, giai đoạn 2006-2010. Tuy nhiên
đến nay công tác cấp nước và vệ sinh sinh nông thôn trong cả nước vẫn còn nhiều hạn
chế, tỷ lệ người dân được sử dụng nước sạch chưa cao và gặp phải một số khó khăn.
Chính phủ Việt Nam đã đề xuất Hiệp hội phát triển Quốc tế của Ngân hàng thế
giới cung cấp một khoản tín dụng cho dự án cấp nước và vệ sinh nông thôn đồng bằng
sông Hồng gồm 12 tỉnh. Giai đoạn 1 bắt đầu từ năm 2010-2015 thực hiện tại 4 tỉnh: Nam
Định, Ninh Bình, Hải Dương và Thái Bình.
Dự án cung cấp nước sạch và vệ sinh mơi trường nơng thơn tại tỉnh Nam Định nói
riêng, cả nước nói chung như là một tất yếu trước những đòi hỏi của thực tế về nước sạch
và vệ sinh nông thôn. Xuất phát từ những lý do trên tôi đã chọn đề tài: “Phân tích và
đánh giá hiệu quả kinh tế-tài chính dự án cung cấp nước sạch của công ty cổ phần
nước sạch và vệ sinh nông thôn tỉnh Nam Định” nhằm phát huy những thành quả đạt
được của chương trình mục tiêu Quốc gia nước sạch & vệ sinh môi trường nông thôn giai


đoạn 1999-2010, giải quyết những khó khăn cịn tồn tại, và góp phần hồn thành các mục
tiêu đề ra trong “Chiến lược Quốc gia về nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2020”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích và đánh giá hiệu quả của dự án nhằm mục đích hỗ trợ cơng ty
cổ phần nước sạch và vệ sinh nơng thơn có quyết định đầu tư vào dự án hay không.
3. Đối tượng, phạm vi, phương pháp nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Dự án cung cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn tỉnh Nam
Định.
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu các sự lựa chọn kỹ thuật, tài chính của dựa cung
cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn tỉnh Nam Định và chủ yếu tập trung xem xét, phân
tích đánh giá hiệu quả các chỉ tiêu tài chính của dự án thơng qua các số liệu dự tính, tài
liệu về báo cáo tài chính của cơng ty cổ phần nước sạch và vệ sinh nông thôn tỉnh Nam
Định, các văn bản pháp luật có liên quan.
- Phương pháp nghiên cứu: Điều tra, tổng hợp, so sánh, phân tích kết hợp với việc sử

dụng các bảng số liệu minh họa để làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu đã được đạt ra.
4. Nội dung của luận văn
- Cơ sở lý luận về phân tích và đánh hiệu quả kinh tế-tài chính của dựa án đầu tư.
- Mô tả dự án cung cấp nước sạch của công ty cổ phần nước sạch và vệ sinh nơng
thơn tỉnh Nam Định
- Phân tích và đánh giá hiệu quả kinh tế-tài chính của dự án về cung cấp nước sạch
cho công ty cổ phần nước sạch và vệ sinh nông thôn tỉnh Nam Định.
5. Kết luận
Hiệu quả lớn nhất của chương trình nước sạch và vệ sinh mơi trường nông thôn là
làm chuyển biến đời sống và ý thức của dân cư nông thôn. Để dự án đạt hiệu quả hơn,
góp phần hồn thành mục tiêu của chương trình quốc gia về nước sạch và vệ sinh mơi
trường nơng thơn giai đoạn 2020, trong q trình vận hành dự án cần chú ý giảm chi phí,
tăng tỷ lệ người dân sử dụng nước sạch, khuyến khích họ tham gia xây dựng cơng trình
nước sạch.


Luận văn Thạc sỹ QTKD

Trường đại học Bách Khoa Hà Nội

MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Nước sạch và vệ sinh nơng thơn trở nên có ý nghĩa quan trọng được Đảng,
Nhà nước, Chính phủ đặc biệt quan tâm. Trong những năm qua, vị trí, vai trị, ý
nghĩa và các mục tiêu của công tác này đã liên tục được đề cập đến trong nhiều loại
hình văn bản quy phạm pháp luật của Đảng, Nhà nước, Chính phủ như: Nghị quyết
TW VIII, Nghị quyết TW IX, Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xố đói giảm
nghèo, Chiến lược quốc gia Nước sạch và vệ sinh nông thôn giai đoạn 1995 đến
2010.
Để tăng nhanh tỷ lệ dân cư nông thơn được sử dụng nước sạch và số hộ gia

đình có nhà tiêu hợp vệ sinh, thực hiện mục tiêu cải thiện điều kiện sống và sức
khỏe của người dân nơng thơn nhằm góp phần thực hiện cơng cuộc xóa đói giảm
nghèo và từng bước hiện đại hóa nơng thơn, từ năm 1999, Việt Nam đã thực hiện
chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nơng thơn các giai
đoạn 1999-2005, giai đoạn 2006-2010. Vì vậy, trong nhiều năm qua việc phát triển
xây dựng các hệ thống cấp nước và vệ sinh nông thôn đã đươc triển khai rộng khắp
trên cả nước bằng nhiều nguồn vốn: Ngân sách nhà nước, nhân dân góp, vốn tài trợ.
Tuy nhiên đến nay công tác cấp nước và vệ sinh sinh nơng thơn trong cả nước vẫn
cịn nhiều hạn chế, tỷ lệ người dân được sử dụng nước sạch chưa cao và gặp phải
một số khó khăn.
Chính phủ Việt Nam đã đề xuất Hiệp hội phát triển Quốc tế của Ngân hàng
thế giới cung cấp một khoản tín dụng cho dự án cấp nước và vệ sinh nông thôn
đồng bằng sông Hồng gồm 12 tỉnh. Giai đoạn 1 bắt đầu từ năm 2010-2015 thực
hiện tại 4 tỉnh: Nam Định, Ninh Bình, Hải Dương và Thái Bình.
Dự án cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tại tỉnh Nam
Định nói riêng, cả nước nói chung như là một tất yếu trước những đòi hỏi của thực
tế về nước sạch và vệ sinh nông thôn. Xuất phát từ những lý do trên tơi đã chọn đề
tài: “Phân tích và đánh giá hiệu quả kinh tế-tài chính dự án cung cấp nước sạch
cho công ty cổ phần nước sạch và vệ sinh nông thôn tỉnh Nam Định” nhằm phát
1


Luận văn Thạc sỹ QTKD

Trường đại học Bách Khoa Hà Nội

huy những thành quả đạt được của chương trình mục tiêu Quốc gia nước sạch & vệ
sinh môi trường nông thơn giai đoạn 1999-2010, giải quyết những khó khăn cịn tồn
tại, và góp phần hồn thành các mục tiêu đề ra trong “Chiến lược Quốc gia về nước
sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2020”.

2. Mục tiêu nghiên cứu
Dựa vào kết quả phân tích và đánh giá hiệu quả của dự án nhằm mục đích hỗ
trợ cơng ty cổ phần nước sạch và vệ sinh nơng thơn có quyết định đầu tư vào dự án
hay không, luận văn tập trung vào các vấn đề:
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận liên quan đến phân tích và đánh giá hiệu
kinh tế-quả tài chính dự án đầu tư.
- Nghiên cứu các lựa chọn về giải pháp kỹ thuật cũng như tài chính của dự án.
- Phân tích và đánh giá hiệu quả tài chính của dự án cung cấp nước sạch của
công ty cổ phần nước sạch và vệ sinh nông thôn tỉnh Nam Định, chỉ ra được dự án
có khả thi về mặt tài chính hay khơng.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế-tài chính của dự án
cung cấp nước sạch của công ty cổ phần nước sạch và vệ sinh nông thôn tỉnh Nam
Định.
3. Đối tượng, phạm vi, phương pháp nghiên cứu
• Đối tượng nghiên cứu
Dự án cung cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn tỉnh Nam Định. Cụ thể là
các giải pháp kỹ thuật-tài chính, các chỉ tiêu tài chính, lợi ích mà dự án đem lại.
• Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu sự lựa chọn kỹ thuật, tài chính của dựa cung cấp nước sạch và vệ
sinh nông thôn tỉnh Nam Định. Chủ yếu tập trung xem xét, phân tích đánh giá hiệu
quả các chỉ tiêu tài chính của dự án thơng qua các số liệu dự tính, tài liệu về báo cáo
tài chính của cơng ty cổ phần nước sạch và vệ sinh nông thôn tỉnh Nam Định, các
văn bản pháp luật, các thơng tư, nghị định…có liên quan.
• Phương pháp nghiên cứu

2


Luận văn Thạc sỹ QTKD


Trường đại học Bách Khoa Hà Nội

Luận văn sử dụng các phương pháp như: Điều tra, quan sát, tổng hợp, so
sánh, diễn giải, dự báo, phân tích kết hợp với việc sử dụng các bảng số liệu minh
họa để làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu đã được đạt ra.
4. Kết cấu luận văn
Luận văn bao gồm:
Chương 1: Cơ sở lý luận về phân tích và đánh hiệu quả kinh tế-tài chính của
dựa án đầu tư
Chương 2: Mô tả dự án cung cấp nước sạch của công ty cổ phần nước sạch
và vệ sinh nông thôn tỉnh Nam Định
Chương 3: Phân tích và đánh giá hiệu quả kinh tế-tài chính của dự án về
cung cấp nước sạch cho công ty cổ phần nước sạch và vệ sinh nông thôn tỉnh Nam
Định.

3


Luận văn Thạc sỹ QTKD

Trường đại học Bách Khoa Hà Ni

Chương I
cơ sở lý luận về phân tích và
đánh giá hiệu quả kinh tế-tài
chính của dự án đầu tư

4



Luận văn Thạc sỹ QTKD

Trường đại học Bách Khoa Hà Nội

CHƯƠNG 1
1.1. KHÁI NIỆM DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1.1.1. Khái niệm dự án
Trong “Qui chế đầu tư và xây dựng” theo Nghị định 52/1999/NĐ-CP ngày
08 tháng 07 năm 1999 của chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
“Dự án là một tập hợp những đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để tạo mới, mở
rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất định nhằm đặt được sự tăng trưởng về
số lượng hoặc duy trì, cải tiến, nâng cao chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ
trong khoảng thời gian xác định”.
Với những quan điểm khác nhau, có thể có các khái niệm khác nhau về dự
án. Song, một cách tổng quát nhất, dự án được hiểu là một tập hợp các hoạt động
đặc thù liên kết chặt chẽ và phụ thuộc lẫn nhau nhằm đạt được trong tương lai ý
tưởng đã đặt ra với nguồn lực và thời gian xác định.
1.1.2. Khái niệm dự án đầu tư
• Khái niệm
“Dự án đầu tư là một tập hồ sơ tài liệu trình bày một cách chi tiết và hệ thống
các hoạt động sẽ được thực hiện với các nguồn lực và chi phí, được bố trí theo một
kế hoạch chặt chẽ nhằm đạt được những kết quả cụ thể để thực hiện những mục tiêu
kinh tế-xã hội nhất định”
• Một dự án đầu tư bao gồm các yếu tố cơ bản sau:
- Các mục tiêu của dự án: Đó là những kết quả và lợi ích mà dự án đem lại cho
nhà đầu tư và cho xã hội.
- Các hoạt động (các giải pháp về tổ chức, kinh tế, kỹ thuật) để thực hiện mục
tiêu của dự án.
- Các nguồn lực cần thiết để thực hiện các hoạt động của dự án và chi phí về
các nguồn lực đó.

- Thời gian và địa điểm thực hiện các hoạt động của dự án.
- Các nguồn vốn đầu tư để tạo nên vốn đầu tư của dự án.
- Các sản phẩm và dịch vụ được tạo ra của dự án.

5


Luận văn Thạc sỹ QTKD

Trường đại học Bách Khoa Hà Nội

Như vậy, dự án không phải là một ý định phác thảo mà có tính cụ thể và mục
tiêu xác định, nhằm đáp ứng một nhu cầu nhất định. Dự án không phải là một
nghiên cứu trừu tượng mà phải cấu trúc lên một thực tế mới, một thực tế mà trước
đó cịn chưa tồn tại một ngun bản tương ứng. Dự án không phải là một cơ hội đầu
tư, dự án là tập hợp những hành động để biến cơ hội đầu tư thành hiện thực.
1.2. PHÂN LOẠI DỰ ÁN ĐẦU TƯ
• Theo người khởi xướng: Dự án được phân loại thành: Dự án cá nhân, dự án
tập thể, dự án quốc gia, dự án quốc tế.
• Theo lĩnh vực dự án: Dự án được phân loại thành: Dự án xã hội, dự án kinh
tế, dự án tổ chức, dự án kỹ thuật, dự án hỗn hợp.
• Theo loại hình dự án: Dự án giáo dục đào tạo, dự án nghiên cứu và phát
triển, dự án đổi mới, dự án hỗn hợp.
• Theo thời gian: Dự án ngắn hạn, dự án trung hạn, dự án dài hạn.
• Theo cấp độ:
- Dự án lớn: Thường là các chương trình phức tạp và chuyên ngành tầm cỡ
quốc tế, quốc gia, miền, vùng lãnh thổ, liên ngành, địa phương. Đặc trưng của dự án
này là vốn đầu tư lớn, số lượng các chủ thể tham gia đông, sử dụng nhiều công nghệ
phức tạp khác nhau, thời gian dài, có ảnh hưởng lớn đến môi trường kinh tế và môi
trường sinh thái. Dự án lớn địi hỏi nhà quản lý phải có nhiều phẩm chất tốt, đặc

biệt là khả năng giao tiếp tốt và năng lực tổ chức cao nhằm thiết lập hệ thống quản
lý và tổ chức thực hiện dự án thành công.
- Dự án nhỏ: Thường là các dự án cá nhân, dự án của tổ chức kinh tế hoặc của
tổ chức xã hội. Các dự án này khơng địi hỏi nhiều vốn, thời gian thực hiện ngắn và
ít được ưu tiên. Các dự án nhỏ cho phép sử dụng một cách đơn giản các phương
pháp quản lý.
• Ở Việt Nam dự án thường được phân loại như sau:
Theo “Qui chế quản lý đầu tư và xây dựng” ban hành kèm theo Nghị định số
12/2000/NĐ-CP ngày 5-5-2000 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung Nghị định số
52/1999/NĐ-CP ngày 8-7-1999, dự án được phân loại cụ thể như sau:
6


Luận văn Thạc sỹ QTKD

Trường đại học Bách Khoa Hà Nội

Bảng 1.1. Phân loại dự án đầu tư

STT

Tổng mức vốn

Loại dự án

ĐT

Nhóm A
1


Các dự án thuộc phạm vi bảo vệ an ninh, quốc phịng Khơng kể mức
có tính bảo mật quốc gia, có ý nghĩa chính trị xã hội vốn.
quan trọng, thành lập và xây dựng hạ tầng khu công
nghiệp mới.

2

Các dự án sản xuất chất độc hại, chất nổ.

Không kể mức
vốn.

3

Các dự án: Công nghiệp điện, khai thác dầu khí, chế Trên 600 tỷ đồng.
biến dầu khí, hóa chất, phân bón, chế tạo máy (bao
gồm cả mua và đóng tầu, lắp ráp ô tô), xi măng, luyện
kim, khai thác, chế biến khống sản; các dự án giao
thơng: cầu, cảng biến, cảng sông, sân bay, đường sắt,
đường quốc lộ.

4

Các dự án: Thủy lợi, giao thông (khác điểm I.3), cấp Trên 400 tỷ đồng.
thốt nước và cơng trình hạ tầng kỹ thuật, kỹ thuật
điện, sản xuất thiết bị thông tin, điện tử, tin học, hóa
dược, thiết bị y tế, cơng trình cơ khí khác, sản xuất vật
liệu, bưu chính viễn thơng, BOT trong nước, xây dựng
khu nhà ở, đường giao thông nội thị thuộc các khu đơ
thị đã có quy hoạch chi tiết được duyệt.


5

Các dự án: Hạ tầng kỹ thuật của khu đô thị mới; các Trên 300 tỷ đồng.
dự án: công nghiệp nhẹ, sành sứ, thủy tinh, in, vườn
quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, mua sắm thiết bị
xây dựng, sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy
sản, chế biến nông, lâm sản.

7


Luận văn Thạc sỹ QTKD

Trường đại học Bách Khoa Hà Nội

Bảng 1.1. Phân loại dự án đầu tư (tiếp theo)

STT
6

Tổng mức vốn

Loại dự án

ĐT

Các dự án: Y tế, văn hóa, giáo dục, phát thanh, truyền Trên 200 tỷ đồng.
hình, xây dựng dân dụng, kho tàng, du lịch, thể dục
thể thao, nghiên cứu khoa học và các dự án khác.


Nhóm B
1

Các dự án: Cơng nghiệp điện, dầu khí, hóa chất, phân Từ 30 đến 600 tỷ
bón, chế tạo máy (bao gồm cả mua và đóng tầu, lắp đồng.
ráp ơ tơ), xi măng, luyện kim, khai thác, chế biến
khoáng sản; các dự án giao thông: cầu, cảng biến, cảng
sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ.

2

Các dự án: Thủy lợi, giao thông (khác điểm II.1), cấp Từ 20 đến 400 tỷ
thoát nước và cơng trình hạ tầng kỹ thuật, kỹ thuật đồng.
điện, sản xuất thiết bị thông tin, điện tử, tin học, hóa
dược, thiết bị y tế, cơng trình cơ khí khác, sản xuất vật
liệu, bưu chính viễn thơng, BOT trong nước, xây dựng
khu nhà ở, đường giao thông nội thị thuộc các khu đơ
thị đã có quy hoạch chi tiết được duyệt.

3

Các dự án: Hạ tầng kỹ thuật của khu đô thị mới; các Từ 15 đến 300 tỷ
dự án: công nghiệp nhẹ, sành sứ, thủy tinh, in, vườn đồng.
quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, mua sắm thiết bị
xây dựng, sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy
sản, chế biến nơng, lâm sản.

4


Các dự án: Y tế, văn hóa, giáo dục, phát thanh, truyền Từ 7 đến 200 tỷ
hình, xây dựng dân dụng, kho tàng, du lịch, thể dục đồng.
thể thao, nghiên cứu khoa học và các dự án khác.

8


Luận văn Thạc sỹ QTKD

Trường đại học Bách Khoa Hà Nội

Bảng 1.1. Phân loại dự án đầu tư (tiếp theo)

STT

Tổng mức vốn

Loại dự án

ĐT

Nhóm C
1

Các dự án: Cơng nghiệp điện, dầu khí, hóa chất, phân Dưới 30 tỷ đồng.
bón, chế tạo máy (bao gồm cả mua và đóng tầu, lắp
ráp ô tô), xi măng, luyện kim, khai thác, chế biến
khoáng sản; các dự án giao thông: cầu, cảng biến, cảng
sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ. Các trường
phổ thông nằm trong quy hoạch (không kể mức vốn).


2

Các dự án: Thủy lợi, giao thông (khác điểm III.1), cấp Dưới 20 tỷ đồng.
thốt nước và cơng trình hạ tầng kỹ thuật, kỹ thuật
điện, sản xuất thiết bị thông tin, điện tử, tin học, hóa
dược, thiết bị y tế, cơng trình cơ khí khác, sản xuất vật
liệu, bưu chính viễn thơng, BOT trong nước, xây dựng
khu nhà ở, đường giao thông nội thị thuộc các khu đơ
thị đã có quy hoạch chi tiết được duyệt.

3

Các dự án: Hạ tầng kỹ thuật của khu đô thị mới; các Dưới 15 tỷ đồng.
dự án: công nghiệp nhẹ, sành sứ, thủy tinh, in, vườn
quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, mua sắm thiết bị
xây dựng, sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy
sản, chế biến nơng, lâm sản.

4

Các dự án: Y tế, văn hóa, giáo dục, phát thanh, truyền Dưới 7 tỷ đồng.
hình, xây dựng dân dụng, kho tàng, du lịch, thể dục
thể thao, nghiên cứu khoa học và các dự án khác.

Nguồn: Giáo trình Quản lý dự án đầu tư

9



Luận văn Thạc sỹ QTKD

Trường đại học Bách Khoa Hà Nội

1.3. HỆ THỐNG CÁC CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ-TÀI
CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1.3.1. Giá trị theo thời gian của tiền tệ
1.3.1.1. Giá trị tương đương của một dòng tiền
Bất cứ một dự án đầu tư nào cũng liên quan đến chi phí và lợi ích. Để có
những phân tích đánh giá định lượng người ta thường tính tốn lợi ích và chi phí
thơng qua đơn vị tiền tệ. Đồng tiền có giá trị theo thời gian vì nó có khả năng sinh
lãi qua đầu tư và có thể giảm giá do lạm phát, do đó trong quá trình tính tốn kinh tế
người ta cần quan tâm đến giá trị theo thời gian của đồng tiền.
Để có thể so sánh, tính tốn và đánh giá được những dịng tiền ở các thời
điểm khác nhau cần có phương pháp qui đổi về một thời điểm. Có thể qui đổi dòng
tiền về hiện tại, tương lai hay dòng tiền đều tùy theo mục đích nghiên cứu đánh giá.
Các cơng thức qui đổi như sau:
P = F. (P⁄F, i, n) = F. (1 + i)−n

F = P. (F⁄P, i, n) = P. (1 + i)n

(1.3)

(1+i)n −1

(1.4)

i

(1.5)


(1+i)n −1

(1.6)

(1+i)n −1

A = F. (A�F, i, n) = F.

(1+i)n −1

F = A. (F�A, i, n) = F.
Trong đó:

(1.2)

i.(1+i)n

A = P. (A�P, i, n) = P.

P = A. (P�A, i, n) = A.

(1.1)

i.(1+i)n

i

P: Giá trị hiện tại
F: Giá trị tương lai

A: Giá trị dòng tiền đều

1.3.1.2. Xác định tỷ suất chiết khấu trong phân tích dự án
Tỷ suất chiết khấu i đươc sử dụng trong việc tính chuyển các khoản tiền phát
sinh trong thời kỳ phân tích về cùng một mặt bằng thời gian hiện tại hoặc tương lai,
đồng thời nó cịn được dùng làm độ đo giới hạn để xét sự đánh giá của các dự án
đầu tư.

10


×