Tải bản đầy đủ (.pdf) (136 trang)

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư phát triển các khu đô thị tại thành phố hạ long tỉnh quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.13 MB, 136 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

HOÀNG QUANG HẢI

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI
CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CÁC KHU ĐÔ THỊ
TẠI THÀNH PHỐ HẠ LONG TỈNH QUẢNG NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

Hà Nội - Năm 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

HOÀNG QUANG HẢI

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI
CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CÁC KHU ĐÔ THỊ
TẠI THÀNH PHỐ HẠ LONG TỈNH QUẢNG NINH

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

LUẬN VĂN THẠC SỸ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Phạm Thị Thu Hà



Hà Nội - Năm 2012


CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu
của riêng Tôi. Các số liệu nêu trong luận văn là hồn tồn
trung thực, có nguồn gốc rõ ràng.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Hoàng Quang Hải


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ...................................................................................................................1

1. Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................................2
2. Mục đích nghiên cứu .......................................................................................................3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................................4
4. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................................4
5. Kết cấu của luận văn........................................................................................................4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ ....5

1.1. Tổng quan về dự án đầu tư ..........................................................................................5
1.1.1. Khái niệm đầu tư .................................................................................................5
1.1.2. Dự án đầu tư .......................................................................................................5
1.1.2.1. Khái niệm ......................................................................................................5
1.1.2.2. Công dụng của dự án đầu tư ........................................................................6
1.1.2.3. Đặc điểm của dự án đầu tư ..........................................................................6

1.1.2.4. Phân loại dự án đầu tư và quản lý Nhà nước đối với dự án XDCT ...........7
1.2. Quản lý dự án đầu tư ...................................................................................................8
1.2.1. Khái niệm và đặc trưng của quản lý dự án .......................................................8
1.2.2. Mục đích của quản lý dự án ...............................................................................9
1.2.3. Quá trình quản lý dự án .................................................................................. .10
1.2.3.1. Giai đoạn chuẩn bị đầu tư ................................................................ .........11
1.2.3.2. Giai đoạn thực hiện dự án đầu tư ..............................................................16
1.2.3.3. Giai đoạn kết thúc đầu tư ............................................................................21
1.2.4. Các hình thức tổ chức quản lý dự án đầu tư .................................................25
1.3. Nội dung công tác quản lý nhà nước đối với dự án ĐTXD khu đô thị ..................26
1.3.1. Lập kế hoạch ..................................................................................................28
1.3.2. Tổ chức thực hiện ............................................................................................29
1.3.3. Kiểm tra thực hiện........................................................................................29
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư xây


dựng đô thị ...................................................................................................................30
1.4.4. Yếu tố vĩ mô .....................................................................................................30
1.4.2. Yếu tố vi mô .....................................................................................................33
1.5. Đặc điểm phát triển đô thị của thành phố Hạ Long..................................................33
1.6. Các phương hướng hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư
xây dựng khu đơ thị .......................................................................................................34
TĨM TẮT CHƯƠNG 1 .......................................................................................................36
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CƠNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI

VỚI DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG KHU ĐÔ THỊ TẠI ĐỊA BÀN TP HẠ LONG..37
2.1. Khái quát về thành phố Hạ Long............................................................................37
2.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên .................................................................37
2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên .......................................................................................39
2.1.1.2. Đặc điểm dân cư và phân bổ hành chính ...................................................40

2.1.2. Cơ sở hạ tầng ..........................................................................................................41
2.1.3. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian qua ......................................43
2.2. P hân tích thực trạng cơng tác quản lý nhà n ước đố i với dự án đầu tư xây dựng đô
thị tại thành phố Hạ Lo ng ..................................................................................................49
2.2.1 Thực trạng ...........................................................................................................49
2.2.2 Công tác quản lý nhà nước quy hoạch xây dựng..............................................69
2.3. Công tác cấp phép và quản lý sau cấp phép xây dựng ......................................71
2.2.4 Công tác quản lý về xây dựng cơng trình đơ thị..............................................71
2.2.5. Cơng tác quản lý và phát triển nhà ở đô thị....................................................73
2.2.6. Công tác thanh tra trật tự đô thị ........................................................................74

2.2.7. Công tác vệ sinh môi trường ........................................................................76
2.3. Đánh giá công tác quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư xây dựng đô thị tại thành
phố Hạ Long...................................................................................................................77
2.3.1 Công tác quy hoạch ............................................................................ ............83


2.3.2. Công tác cấp phép và quản lý sau cấp phép xây dựng ...................... ..........84
2.3.3 Công tác quản lý về xây dựng cơng trình đơ thị..........................................85
2.3.4. Cơng tác quản lý và phát triển nhà ở đô thị.................................................86
2.3.5. Công tác quản lý nhà nước các hoạt động thanh tra trật tự đô thị...............86
2.3.6. Công tác quản lý nhà nước về vệ sinh mơi trường......................................87
TĨM TẮT CHƯƠNG 2 .................................................................................................... .90
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CƠNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ

NƯỚC ĐỐI VỚI DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG KHU ĐÔ THỊ TẠI THÀNH PHỐ
HẠ LONG......................................................................................................................91
3.1. Đặt vấn đề ................................................................................................................91
3.2. Nhiệm vụ đầu tư phát triển đô thị thành phố Hạ Long đến 2030, tầm nhìn ngồi
năm 2030. ......................................................................................................................92

3.2.1 Định hướng phát triển............................................................................ ............93
3.2.3 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế..............................................................................96
3.2.4. Nguồn lực đầu tư phát triển Thành phố ................................................. .........96
3.2.5. Quy hoạch không gian sinh thái, môi trường.................................................97
3.2.6. Định hướng phát triển không gian vùng lân cận............................................98
3.2.7. Định hướng phát triển không gian thành phố Hạ Long..................................98
3.2.8. Định hướng về các trung tâm phát triển công nghiệp.....................................99
3.2.9. Định hướng về trung tâm dân cư đô thị, các đô thị vệ tinh..........................100
3.2.10. Định hướng kiến trúc cảnh quan, quy hoạch xây dựng, chỉnh trang các khu
đô thị.............................................................................................................................101
3.2.11. Định hướng phát triển hệ thống giao thông................................................102
3.2.12. Định hướng cấp điện, cấp nước, thông tin liên lạc.....................................102
3.2.13. Định hướng thoát nước thải, xử lý môi trường, nghĩa trang.......................103
3.2.14. Quy hoạch xây dựng đợt đầu và các chương trình dự án ưu tiên...............103


3.3. Một số giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư xây
dựng khu đô thị tại thành phố Hạ Long.......................................................................105
3.3.1.Giải pháp về công tác quản lý quy hoạch.....................................................108
3.3.2.Giải pháp về công tác quản lý chất lượng xây dựng đô thị..........................110
3.3.3.Giải pháp về công tác QLNN về tiến độ, giá thành các dự án.............112
3.3.4. Giải pháp về chính sách..............................................................................113
3.3.5. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực...........................................................114
3.3.7.Các giải pháp khác.......................................................................................115
3.4. Một số kiến nghị....................................................................................................117
3.4.1. Về hồn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách ...........................117
3.4.2. Đối với UBND tỉnh Quảng Ninh............................................................117
TÓM TẮT CHƯƠNG 3...............................................................................................119
KẾT LUẬN ...........................................................................................................120 - 123



CÁC CHỮ VIẾT TẮT ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN

Ban quản lý dự án

BQLDA

Bộ Tài chính

BTC

Chính phủ

CP

Quản lý đơ thị

QLĐT

Đầu tư xây dựng

ĐTXD

Quản trị kinh doanh

QTKD

Giải phóng mặt bằng

GPMB


Kinh tế xã hội

KT-XH

Kho bạc Nhà nước

KBNN

Đồng bằng Sông Hồng

ĐBSH

Nghị định



Tổng mức đầu tư

TMĐT

Ngân sách địa phương

NSĐP

Ngân sách nhà nước

NSNN

Xây dựng công trình


XDCT

Hạ tầng kỹ thuật

HTKT

Trung ương

TW

Uỷ ban nhân dân

UBND

Vốn đầu tư

VĐT

Xây dựng cơ bản

XDCB

Thành phố

TP

Thiết kế kỹ thuật

TKKT


Kế hoạch và đầu tư

KH&ĐT

Quản lý chất lượng

QLCL

Cơng trình

CT


Đề tài: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước
đối với các dự án đầu tư phát triển các khu đô thị tại thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 10/1998/QÐ-TTg ngày
23-1-1998 phê duyệt Ðịnh hướng phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm
2020, trong đó vai trị của các đơ thị được xác định là những động lực phát triển
chính trong cơng cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thực hiện mục tiêu
phát triển cơ bản thành nước công nghiệp vào năm 2020; hệ thống đô thị Việt Nam
không ngừng phát triển, mở rộng cả về diện tích đất, số lượng cơng trình và chất
lượng xây dựng. Tăng trưởng kinh tế ở khu vực đơ thị trung bình đạt từ 12% đến
15%, cao gấp 1,5 đến 2 lần so với mặt bằng chung trong cả nước. Hiện nay nguồn
thu đô thị, nhất là của các thành phố lớn chiếm tỷ lệ 70% trong cơ cấu GDP cả
nước. Tại một số đô thị lớn, GDP bình quân đầu người đạt hơn 1.500 USD như: Hà

Nội khoảng 1.500 USD/năm, Nha Trang 1.779 USD/năm... Sự phát triển kinh tế đô
thị đã và đang tạo ra hàng triệu việc làm cho người lao động, góp phần quan trọng
trong việc duy trì sự ổn định và phát triển chung của xã hội. Năm 1999, diện tích
nhà ở bình quân đầu người đạt 6 m2 đến nay đã tăng gấp đơi, đạt 12 m2. Mơ hình
đầu tư phát triển các khu đô thị mới đồng bộ đã được nghiên cứu nhân rộng tại
nhiều địa phương trong cả nước, sử dụng có hiệu quả quỹ đất dành cho phát triển đô
thị, đồng thời từng bước giải quyết nhu cầu rất lớn của xã hội về nhà ở. Hệ thống
công trình hạ tầng kỹ thuật và xã hội đơ thị như: hệ thống giao thơng, cấp nước,
thốt nướcvà xử lý chất thải rắn và cơng trình phúc lợi cơng cộng của các đô thị
được đầu tư xây dựng, cải tạo và phát triển khá nhanh, tạo nên bộ khung cơ bản để
các đô thị phát triển...
Tỉnh Quảng Ninh là một tỉnh có vị trí quan trọng trong vùng kinh tế trọng
điểm Bắc Bộ (Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh), được xem như một phần quan
trọng trong tăng trưởng kinh tế ở phía Bắc. Hướng phát triển của Quảng Ninh được
Chính phủ xác định: “Hình thành các trung tâm lớn có ý nghĩa tạo vùng và giao lưu

Học viên: Hoàng Quang Hải - Lớp 2010A - Chuyên ngành quản trị kinh doanh
1


Đề tài: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước
đối với các dự án đầu tư phát triển các khu đô thị tại thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh

quốc tế hỗ trợ cho các tỉnh Nam vùng Đồng bằng Sơng Hồng, hình thành các trung
tâm công nghiệp lớn, phát triển các ngành công nghệ cao thuộc các lĩnh vực điện tử,
tin học, sản xuất vật liệu mới, sản xuất hàng tiêu dùng, chế biến thực phẩm, phát
triển kinh tế cảng biển và đi đầu trong hợp tác quốc tế, thu hút đầu tư nước ngoài”.
Đặc biệt thành phố Hạ Long là thủ phủ, là trung tâm kinh tế - chính trị của tỉnh, có
vị trí thuận lợi, có Vịnh Hạ long đã 2 lần được tổ chức UNESCO công nhận là Di
sản thiên nhiên Thế giới ... Trong những năm qua Quảng Ninh nhiều đô thị cũ được

cải tạo, nâng cấp, được đầu tư xây dựng mới kết cấu hạ tầng kỹ thuật về cấp điện,
cấp nước, thoát nước, cầu cống, xây mới nhiều cơng trình cơng ích, nhà ở, tạo dáng
vẻ mới về vệ sinh môi trường, cảnh quan xanh, sạch, đẹp. nhiều đô thị mới, quy mô
lớn ra đời, với những cơng trình kiến trúc hiện đại. Vấn đề cải thiện điều kiện mơi
trường đơ thị cũng đã được chính quyền đô thị quan tâm. Một số khu đô thị đã có
nhà máy hoặc trạm xử lý nước thải được đầu tư xây dựng và đi vào hoạt động; tỷ lệ
thu gom chất thải rắn sinh hoạt bình quân đạt khoảng 80%. Cấp điện và chiếu sáng
đô thị được cải thiện rõ rệt; 90% số các tuyến đường trục chính cấp đô thị được
chiếu sáng. Dịch vụ cung cấp thông tin liên lạc phát triển nhanh chóng phục vụ tích
cực cho các yêu cầu đặt ra của sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.
Bên cạnh những kết quả rất đáng khích lệ của cơng tác phát triển đơ thị của
tỉnh Quảng Ninh nói chung và Thành phố Hạ Long trong những năm vừa qua,
chúng ta cũng cần thẳng thắn nhìn nhận cịn nhiều việc cần phải làm. Công tác lập
quy hoạch xây dựng đô thị trong cả nước nhìn chung đã được quan tâm triển khai.
Cả nước đã có chín đồ án quy hoạch vùng được Chính phủ phê duyệt; 59/63 tỉnh,
thành phố có quy hoạch vùng tỉnh, phục vụ việc quản lý sự phát triển mạng lưới đô
thị của các địa phương. Tất cả các đô thị từ loại IV trở lên đều đã có quy hoạch
chung xây dựng được phê duyệt. Tuy nhiên, tỷ lệ phủ kín quy hoạch chi tiết tại các
đơ thị của cả nước nói chung và Quảng Ninh nói riêng cịn thấp. Mặt khác, tốc độ
tăng trưởng tại phần lớn các đô thị đã dẫn đến sự mất cân đối trong khả năng đáp
ứng của hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị; Mặc dù việc cấp điện, nước sạch đã
được cải thiện đáng kể nhưng tỷ lệ thất thốt, thất thu nước bình qn vẫn cao từ

Học viên: Hoàng Quang Hải - Lớp 2010A - Chuyên ngành quản trị kinh doanh
2


Đề tài: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước
đối với các dự án đầu tư phát triển các khu đô thị tại thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh


20 % đến 30%, vừa gây thất thoát nguồn tài nguyên quan trọng, vừa giảm nguồn thu
cho ngân sách trên địa bàn. Tình trạng úng ngập, ùn tắc giao thơng tại đơ thị cịn
diễn ra. Nhiều khu đơ thị vẫn cịn khó khăn trong việc tìm ra nguồn lực đầu tư hệ
thống cơ sở hạ tầng thốt nước, xử lý chất thải rắn, giao thơng đơ thị... Trong những
năm qua, các cấp chính quyền đơ thị đã rất quan tâm đầu tư để xây dựng đội ngũ,
liên tục đào tạo, bồi dưỡng trình độ cán bộ làm công tác quản lý đô thị bằng nguồn
kinh phí ngân sách Nhà nước... Mặc dù vậy, những cán bộ đã qua đào tạo chuyên
môn lĩnh vực xây dựng và phát triển đơ thị cịn thấp, chưa đáp ứng được mức độ địi
hỏi của khối lượng cơng việc. Mặt khác, do lĩnh vực quản lý đô thị và kinh tế đơ thị
cịn là vấn đề khá mới mẻ, vừa làm vừa rút kinh nghiệm để phù hợp đặc thù của
tỉnh, do đó ở nhiều nơi, vai trị của chính quyền đô thị trong việc điều phối các đối
tượng và điều tiết nguồn lực tham gia trong quá trình phát triển đơ thị cịn có nhiều
hạn chế. Có thể thấy rằng, có nhiều bất cập hạn chế trong nhiều cấp độ, thuộc nhiều
lĩnh vực từ việc xây dựng phát triển đô thị theo quy hoạch cho đến việc quản lý các
quá trình phát triển trong đời sống hằng ngày của đơ thị. Thực tế này có nhiều
ngun nhân chủ quan và khách quan, liên quan đến mọi đối tượng tham gia trong
đô thị từ cơ quan quản lý Nhà nước và chính quyền đơ thị cho đến các doanh
nghiệp, nhà đầu tư cũng như chính bản thân người dân đơ thị; chính vì vậy việc
nâng cao hiệu quả cơng tác Quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư xây dựng khu đô
thị trên địa bàn là rất cần thiết. Vì vậy, Em chọn vấn đề: “ Một số giải pháp nâng
cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư phát triển các
khu đô thị tại thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh” làm đề tài luận văn Thạc sĩ
ngành Quản trị kinh doanh.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu một số cơ sở lý luận cơ bản về công tác quản lý
nhà nước đối với dự án đầu tư xây dựng khu đô thị trong nền kinh tế quốc dân. Vận
dụng những cơ sở đó để phân tích thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với dự
án đầu tư xây dựng khu đô thị và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công
tác quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư xây dựng khu đô thị tại thành phố Hạ
Học viên: Hoàng Quang Hải - Lớp 2010A - Chuyên ngành quản trị kinh doanh

3


Đề tài: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước
đối với các dự án đầu tư phát triển các khu đô thị tại thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh

Long. Trên cơ sở đó đề xuất giải pháp, hoàn thiện nâng cao hiệu quả công tác quản
lý nhà nước đối với dự án đầu tư xây dựng khu đô thị tại thành phố Hạ Long tỉnh
Quảng Ninh trong giai đoạn tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến công
tác quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư xây dựng khu đô thị. Phương hướng
chiến lược phát triển kinh tế xã hội của thành phố Hạ Long và các giải pháp nâng
cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư xây dựng khu đô thị tại
thành phố Hạ Long.
Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu vào tình hình cơng tác
quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư xây dựng khu đô thị tại thành phố Hạ Long
trong thời gian qua.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng lý luận kết hợp các phương pháp thống kê, phân tích và
tổng hợp, đồng thời kết hợp với tổng kết rút kinh nghiệm thực tiễn ở địa phương để
nghiên cứu, giải quyết vấn đề đặt ra của đề tài.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia làm 3 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư xây dựng
đơ thị.
Chương 2: Phân tích thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với dự án
đầu tư xây dựng khu đô thị tại thành phố Hạ Long.
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước
đối với dự án đầu tư xây dựng khu đô thị tại thành phố Hạ Long.


Học viên: Hoàng Quang Hải - Lớp 2010A - Chuyên ngành quản trị kinh doanh
4


Đề tài: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước
đối với các dự án đầu tư phát triển các khu đô thị tại thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
ĐỐI VỚI DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ĐÔ THỊ
1.1 Tổng quan về dự án đầu tư khu đô thị
1.1.1 Khái niệm khu đô thị
Đô thị là một không gian cư trú của cộng đồng người sống tập trung và hoạt
động trong những khu vực kinh tế phi nông nghiệp (từ điển Bách khoa Việt Nam,
NXB Hà Nội, 1995)
Đô thị là nơi tập trung dân cư, chủ yếu lao động phi nông nghiệp, sống và
làm việc theo kiểu thành thị (Giáo trình quy hoạch đơ thị, ĐH Kiến trúc Hà Nội)
Đô thị là điểm tập trung dân cư với mật độ, chủ yếu là lao động phi nơng
nghiệp, có cơ sở hạ tầng thích hợp, là trung tâm tổng hợp hay trung tâm chuyên
ngành có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, của một vùng
trong tỉnh hoặc trong huyện (Thông tư 31/TTLD, ngày 20/11/1990 của liên Bộ Xây
Dựng và Ban tổ chức Chính phủ).
Như vậy, Đơ thị là điểm dân cư tập trung với mật độ cao, chủ yếu là lao
động phi nơng nghiệp, có hạ tầng cơ sở thích hợp, là trung tâm tổng hợp hay
chuyên ngành, có vai trị thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, của cả
một miền đô thị, của một đô thị, một huyện hoặc một đô thị trong huyện.
Trước tiên ta nghiên cứu về các khái niệm: Dự án đầu tư; Quản lý dự án đầu
tư và quá trình liên quan đến quản lý dự án đầu tư.
1.1.2 Dự án đầu tư

1.1.2.1 Khái niệm
Dự án đầu tư là tập hợp các đề xuất để thực hiện một phần hay tồn bộ cơng
việc nhằm đạt được mục tiêu hay yêu cầu nào đó trong một thời gian nhất định dựa

Học viên: Hoàng Quang Hải - Lớp 2010A - Chuyên ngành quản trị kinh doanh
5


Đề tài: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước
đối với các dự án đầu tư phát triển các khu đô thị tại thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh

trên nguồn vốn xác định (Theo Điều 3 - Luật đấu thầu ), hay nói cách khác dự án
đầu tư là một lĩnh vực hoạt động đặc thù, một nhiệm vụ cần phải được thực hiện với
phương pháp riêng, nguồn lực riêng và theo một kế hoạch tiến độ nhằm tạo ra một
thể thực mới.
“Dự án đầu tư” là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để xây
dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất định nhằm đạt được sự
tăng trưởng về số lượng hoặc duy trì, cải tiến, nâng cao chất lượng của sản phẩm
hoặc dịch vụ trong khoảng thời gian xác định (chỉ bao gồm hoạt động đầu tư trực
tiếp). (Nghị định 52/1999/NĐ-CP ngày 08/07/1999).
1.1.2.2 Công dụng của dự án đầu tư
Đối với các cơ quan quản lý nhà nước: dự án đầu tư là cơ sở thẩm định và ra
quyết định đầu tư.
Trên góc độ Chủ đầu tư: Dự án đầu tư là căn cứ để xin phép đầu tư và giấy
phép hoạt động, xin phép nhập khẩu máy móc vật tư kỹ thuật, xin hưởng các khoản
ưu đãi đầu tư, xin gia nhập các khu chế xuất, khu công nghiệp, xin vay vốn của các
định chế tài chính trong và ngồi nước, là căn cứ để kêu gọi góp vốn hoặc phát hành
các cổ phiếu, trái phiếu…
Dự án đầu tư khi được xây dựng sẽ đem lại những kết quả KT - XH to lớn:
Kết quả trực tiếp: cơng trình cơ sở hạ tầng được xây dựng tạo điều kiện giao

thông thuận lợi, phát triển kinh tế, kéo theo hàng loạt những dự án đầu tư khác
khiến bộ mặt kinh tế quanh khu vực có cơng trình thay đổi.
Kết quả gián tiếp: tạo công ăn việc làm, nhiều ngành nghề mới phát sinh
trong khu vực có cơng trình xây dựng được tạo nên, tạo cảnh quan đô thị.
1.1.2.3. Đặc điểm của dự án đầu tư
Dự án có mục đích, kết quả xác định. Điều này thể hiện tất cả các dự án đều
phải có kết quả được xác định rõ. Kết quả này có thể là một tịa nhà, một con
đường, một dây chuyền sản xuất… Mỗi dự án bao gồm một tập hợp nhiệm vụ cần

Học viên: Hoàng Quang Hải - Lớp 2010A - Chuyên ngành quản trị kinh doanh
6


Đề tài: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước
đối với các dự án đầu tư phát triển các khu đô thị tại thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh

thực hiện. Mỗi nhiệm vụ lại có kết quả riêng, độc lập. Tập hợp các kết quả cụ thể
của các nhiệm vụ hình thành nên kết quả chung của dự án.
Dự án chu kỳ phát triển riêng và thời gian tồn tại hữu hạn. Dự án là một sự
sáng tạo, dự án không kéo dài mãi mãi. Khi dự án kết thúc, kết quả dự án được
chuyển giao cho bộ phận quản lý vận hành, nhóm quản lý dự án giải tán.
Dự án có sự tham gia của nhiều bên như: Chủ đầu tư, nhà thầu, cơ quan cung
cấp dịch vụ trong đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước. Dự án nào cũng có sự tham gia
của nhiều bên hữu quan như chủ đầu tư, người hưởng từ dự án, các nhà tư vấn. Nhà
thầu, các cơ quan quản lý Nhà nước. Tùy theo tính chất của dự án và yêu cầu của
chủ đầu tư mà sự tham gia của các thành phần trên cũng khác nhau.
Dự án có tính bất định và độ rủi ro cao, do đặc điểm mang tính dài hạn của
hoạt động đầu tư phát triển. Hầu hết các dự án địi hỏi quy mơ tiền vốn, vật tư và lao
động rất lớn để thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định. Mặt khác, thời gian
đầu tư và vận hành kéo dài nên các dự án đều tư thường có độ rủi ro cao.

1.1.2.4. Phân loại dự án đầu tư và quản lý Nhà nước đối với dự án XDCT
Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ
quy định các dự án đầu tư xây dựng cơng trình (sau đây gọi chung là dự án) được
phân loại như sau:
Theo quy mơ và tính chất: Dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội thông qua
chủ trương và cho phép đầu tư; các dự án còn lại được phân thành 3 Nhóm A,
Nhóm B, Nhóm C.
Theo nguồn vốn đầu tư:
- Dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước.
- Dự án sử dụng vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư
phát triển của Nhà nước.
- Dự án sử dụng vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp Nhà nước.

Học viên: Hoàng Quang Hải - Lớp 2010A - Chuyên ngành quản trị kinh doanh
7


Đề tài: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước
đối với các dự án đầu tư phát triển các khu đô thị tại thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh

- Dự án sử dụng vốn khác bao gồm cả vốn tư nhân hoặc sử dụng hỗn hợp
nhiều nguồn vốn.
Các dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước do cơ quan quản lý nhà nước có
thẩm quyền quyết định theo phân cấp, phù hợp với quy định của pháp luật về ngân
sách Nhà nước.
1.2. Quản lý dự án đầu tư
1.2.1. Khái niệm và đặc trưng của quản lý dự án
Quản lý nói chung là sự tác động có mục đích của chủ thể quản lý vào các
đối tượng quản lý nhằm đạt được các mục tiêu đề ra.
Quản lý dự là quá trình lập kế hoạch, theo dõi và kiểm soát tất cả những vấn

đề của một dự án và điều hành mọi thành phần tham gia vào dự án đó nhằm đạt
được những mục tiêu của dự án đúng thời hạn trong phạm vi ngân sách được được
duyệt với các chi phí, chất lượng và khả năng thực hiện chuyên biệt. Nói cách khác
QLDA là công việc áp dụng các chức năng và hoạt động của quản lý vào suốt vòng
đời của dự án hay nói cách khác QLDA là việc huy động các nguồn lực và tổ chức
các công nghệ để thực hiện được mục tiêu đề ra.
QLDA đầu tư xây dựng là một q trình phức tạp nó mang tính duy nhất
khơng có sự lặp lại, khơng xác định rõ ràng và khơng có dự án nào giống dự án nào.
Mỗi dự án có địa điểm khác nhau, khơng gian và thời gian khác nhau, yêu cầu về số
lượng và chất lượng khác nhau, tiến độ khác nhau, con người cũng khác nhau…
thậm chí trong q trình thực hiện dự án cịn có sự thay đổi mục tiêu, ý tưởng từ
Chủ đầu tư. Cho nên việc điều hành QLDA cũng luôn thay đổi linh hoạt, khơng có
cơng thức nhất định.
Quản lý dự án bao gồm những đặc trưng cơ bản sau:
1. Chủ thể của quản lý dự án chính là người quản lý dự án.
2. Khách thể của QLDA liên quan đến phạm vi cơng việc của dự án (tức là
tồn bộ nhiệm vụ công việc của dự án). Những công việc này tạo thành q trình

Học viên: Hồng Quang Hải - Lớp 2010A - Chuyên ngành quản trị kinh doanh
8


Đề tài: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước
đối với các dự án đầu tư phát triển các khu đô thị tại thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh

vận động của hệ thống dự án. Quá trình vận động này được gọi là chu kỳ tồn tại của
dự án.
3. Mục đích của QLDA là để thể hiện được mục tiêu dự án, tức là sản phẩm
cuối cùng phải đáp ứng được yêu cầu của khách hàng. Bản thân việc quản lý không
phải mục đích mà là cách thực hiện mục đích.

4. Chức năng của QLDA có thể khái quát thành nhiệm vụ lên kế hoạch, tổ
chức, chỉ đạo, điều tiết, khống chế dự án. Nếu tách rời các chức năng này thì dự án
khơng thể vận hành có hiệu quả, mục tiêu quản lý cũng khơng được thực hiện. Q
trình thực hiện mỗi dự án cần có tính sáng tạo, vì thế chúng ta thường coi việc quản
lý dự án là quản lý sáng tạo.
1.2.2. Mục đích của quản lý dự án
QLDA địi hỏi sự kết hợp của nhiều yếu tố như sự nỗ lực, tính tập thể, u
cầu hợp tác… vì vậy nó có tác dụng rất lớn, dưới đây trình bày một số mục đích chủ
yếu như sau:
- Liên kết tất cả các công việc, các hoạt động của dự án.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho việc liên hệ thường xuyên, gắn bó giữa nhóm
quản lý dự án với khách hàng và các nhà cung cấp đầu vào cho dự án.
- Tăng cường sự hợp tác giữa các thành viên và chỉ rõ trách nhiệm của các
thành viên tham gia dự án.
- Tạo điều kiện phát hiện sớm những khó khăn vướng mắc nảy sinh và điều
chỉnh kịp thời trước những thay đổi hoặc điều kiện không dự án được. Tạo điều kiện
cho việc đàm phán trực tiếp giữa các bên liên quan để giải quyết những bất đồng.
- Tạo ra những sản phẩm và dịch vụ có chất lượng cao hơn.
Đối với những dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách Nhà nước vai trò của
QLDA lại càng thể hiện một cách rõ rệt vì:
- Dự án đầu tư là những dự án có tính chất phức tạp, quy mơ tiền vốn lớn,

Học viên: Hồng Quang Hải - Lớp 2010A - Chuyên ngành quản trị kinh doanh
9


Đề tài: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước
đối với các dự án đầu tư phát triển các khu đô thị tại thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh

máy móc, thiết bị, vật tư cần nhiều, thời gian thi công kéo dài.

- Dự án đầu tư có ảnh hưởng rất lớn đến tình hình kinh tế xã hội nơi nó tọa
lạc khi được hoàn thành.
- Do sử dụng vốn của Nhà nước, nguồn vốn quản lý có nhiều lỏng lẻo và tồn
tại nhiều kẽ hở nên cần phải quản lý một cách chặt chẽ.
1.2.3. Q trình quản lý dự án đầu tư
Cơng tác QLDA các dự án có một q trình bao gồm nhiều công việc. Chủ
đầu tư hoặc Ban quản lý dự án Nhà nước trực tiếp hoặc gián tiếp giao vốn để thực
hiện Dự án từ khâu chuẩn bị đầu tư đến khâu kết thúc xây dựng đưa vào khai thác
sử dụng với mục đích cuối cùng là tạo ra những sản phẩm đáp ứng yêu cầu đề ra, sử
dụng có hiệu quả. Quá trình QLDA đầu tư gồm các giai đoạn: Chủ trương, ý tưởng
đầu tư, Chuẩn bị đầu tư; kết thúc đầu tư; kết thúc xây dựng đưa công trình vào quản
lý khai thác sử dụng.
Chủ trương, ý tưởng đầu tư
Xác định
Chủ đầu tư
Chuẩn bị đầu tư
Dự án được
phê duyệt
Thực hiện đầu tư
Dự án được
nghiệm thu
Kết thúc đầu tư

Hình 1.1: Quá trình quản lý dự án
Do đặc điểm của sản phẩm xây dựng chi phối, cho nên hoạt động đầu tư xây
dựng địi hỏi phải tn thủ trình tự các bước theo từng giai đoạn của dự án. Vi phạm
trình tự đầu tư và xây dựng sẽ gây ra lãng phí, thất thốt và tạo sơ hở cho tham
nhũng trong hoạt động đầu tư và xây dựng. Trên cơ sở quy hoạch được phê duyệt,

Học viên: Hoàng Quang Hải - Lớp 2010A - Chuyên ngành quản trị kinh doanh

10


Đề tài: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước
đối với các dự án đầu tư phát triển các khu đô thị tại thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh

trình tự thực hiện dự án đầu tư được thực hiện theo các bước trong từng giai đoạn
như sau:
1.2.3.1. Giai đoạn chuẩn bị đầu tư
Chủ đầu tư dự án chuẩn bị lập hồ sơ đầu tư theo các nội dung sau:
- Nghiên cứu về sự cần thiết phải đầu tư.
- Nghiên cứu thị trường để xác định nhu cầu tiêu thụ, khả năng cạnh tranh
của sản phẩm, tìm nguồn cung cấp thiết bị, vật tư cho sản xuất; xem xét khả năng về
nguồn vốn đầu tư và lựa chọn hình thức đầu tư.
- Tiến hành điều tra, khảo sát và chọn địa điểm xây dựng:
+ Tờ trình phê duyệt đề cương - dự tốn chi phí khảo sát lập báo cáo nghiên
cứu khả thi.
+ Thơng báo cho lập báo cáo nghiên cứu khả thi.
+ Quyết định chỉ định đơn vị tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi.
- Lập dự án đầu tư.
- Thẩm định dự án đầu tư.
- Phê duyệt dự án đầu tư.
Trình tự, thủ tục thẩm định, phê duyệt dự án như sau:
a) Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức thẩm định trước khi trình người có
thẩm quyền quyết định dự án bao gồm:
- Tờ trình thẩm định dự án;
- Dự án đầu tư xây dựng cơng trình gồm phần thuyết minh và thiết kế cơ sở;
- Văn bản cho phép đầu tư đối với dự án quan trọng quốc gia; văn bản chấp
thuận về quy hoạch ngành đối dự án nhóm A khơng có trong quy hoạch ngành; văn
bản chấp thuận về quy hoạch xây dựng đối với các dự án khơng có trong quy hoạch

xây dựng;

Học viên: Hồng Quang Hải - Lớp 2010A - Chuyên ngành quản trị kinh doanh
11


Đề tài: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước
đối với các dự án đầu tư phát triển các khu đô thị tại thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh

- Các văn bản pháp lý có liên quan.
b) Đơn vị đầu mối thẩm định dự án có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ dự án của
chủ đầu tư và gửi tới cơ quan để lấy ý kiến, đồng thời gửi hồ sơ để lấy ý kiến thẩm
định thiết kế cơ sở của cơ quan có thẩm quyền quyết định dự án.
Cơ quan thẩm định thiết kế cơ sở có trách nhiệm tổ chức thẩm định và gửi
kết quả thẩm định tới đơn vị đầu mối thẩm định dự án.
Để đảm bảo thuận tiện, đơn vị đầu mối thẩm định dự án có thể ủy quyền cho
chủ đầu tư trực tiếp gửi hồ sơ dự án và giải trình với cơ quan có thẩm quyền quyết
định thiết kế cơ sở.
Giai đoạn này có ý nghĩa thật sự quan trọng, nó vạch ra phương hướng đầu
tư đúng đắn, hợp lý của dự án. Thành bại của một dự án, dự án có phát huy tác dụng
tối đa khi đưa vào khai thác sử dụng hay không chính là nhờ vào việc xác định mục
tiêu đầu tư đúng đắn. Do đó cơng việc đầu tư bao gồm: Nghiên cứu về sự cần thiết
phải đầu tư và quy mô đầu tư. Xem xét khả năng về nguồn vốn đầu tư và lựa chọn
hình thức đầu tư, tiến hành điều tra, khảo sát và lựa chọn địa điểm xây dựng. Lập và
trình duyệt quy hoạch, báo cáo đầu tư,dự án đầu tư.
Một dự án đầu tư được coi là hiệu quả khi giai đoạn chuẩn bị đầu tư đáp ứng
được các yêu cầu về quy hoạch, kỹ thuật, hiệu quả tài chính, hiệu quả kinh tế - xã
hội do dự án đem lại.
Dự án phải phù hợp với quy hoạch được duyệt
Về nguyên tắc trong hoạt động đầu tư công tác quy hoạch cần đi trước một

bước làm cơ sở cho công tác lập dự án. Để đảm bảo hiệu quả hoạt động đầu tư thì
ngay trong quá trình lập dự án cần quan tâm thỏa đáng đến công tác quy hoạch.
Các dự án có yêu cầu phải duyệt quy hoạch thì trước tiên Chủ đầu tư thuê tổ
chức Tư vấn có năng lực lập quy hoạch tổng thể và chi tiết trình cơ quan có thẩm
quyền phê duyệt. Có quy hoạch Nhà nước mới quản lý vĩ mơ, điều tiết, phân bố,
định hướng sự phát triển các vùng, các ngành cho phù hợp tránh sự chồng chéo, đầu

Học viên: Hoàng Quang Hải - Lớp 2010A - Chuyên ngành quản trị kinh doanh
12


Đề tài: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước
đối với các dự án đầu tư phát triển các khu đô thị tại thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh

tư khơng có hiệu quả về sau. Do đó Quy hoạch xây dựng phải phù hợp với chiến
lược phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch xây dựng dài hạn. Tính thống nhất của quy
hoạch xây dựng với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, lãnh thổ, quy hoạch phát
triển ngành. Ngoài ra cịn phải thể kiện được tính khả thi của quy hoạch và biện
pháp quản lý quy hoạch xây dựng.
Dự án phải đạt được yêu cầu về mặt kỹ thuật
Lập Báo cáo đầu tư :
Các Dự án Quốc gia theo Nghị quyết số 66/2006/QH11 của Quốc hội trước
khi lập dự án đầu tư xây dựng cơng trình, các dự án quan trọng Quốc gia các Chủ
đầu tư phải lập báo cáo đầu tư xây dựng cơng trình để trình Chính phủ để xem xét
trình Quốc hội thơng qua chủ trương và cho phép đầu tư.
Nội dung của Báo cáo đầu tư:
- Nêu được sự cần thiết đầu tư xây dựng cơng trình, các điều kiện thuận lợi
và khó khăn, chế độ khai thác tài nguyên Quốc gia nếu có.
- Dự kiến quy mơ đầu tư, diện tích xây dựng, các điều kiện, cung cấp vật tư
thiết bị, nguyên vật liệu, năng lượng, dịch vụ, hạ tầng kỹ thuật; phương án giải

phóng mặt bằng, tái định cư nếu có; các ảnh hưởng của dự án đối với mơi trường,
sinh thái, phịng chống cháy nổ, an ninh, quốc phịng.
- Nêu rõ hình thức đầu tư.
- Xác định sơ bộ TMĐT, thời gian thực hiện dự án, phương án huy động vốn
theo tiến độ và hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án và phân kỳ đầu tư nếu có.
Trên cơ sở báo cáo đầu tư xây dựng cơng trình được lập, Chủ dự án có trách
nhiệm gửi tới Bộ quản lý ngành. Bộ quản lý ngành là cơ quan đầu mối giúp Thủ
tướng Chính phủ lấy ý kiến của các Bộ, ngành, địa phương có liên quan, tổng hợp
đề xuất ý kiến Chính phủ xem xét để trình Quốc hội thơng qua chủ trương và cho
phép đầu tư.

Học viên: Hồng Quang Hải - Lớp 2010A - Chuyên ngành quản trị kinh doanh
13


Đề tài: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước
đối với các dự án đầu tư phát triển các khu đô thị tại thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh

Thời gian lấy ý kiến:
- Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo đầu tư xây dựng cơng
trình, Bộ quản lý ngành phải gửi văn bản lấy ý kiến của các Bộ, ngành, địa phương
liên quan.
- Thời hạn 30 ngày làm việc kể từ khi nhận được ý kiến phải có Văn bản trả
lời về những nội dung thuộc phạm vi quản lý của mình. Trong vịng 7 ngày làm việc
kể từ ngày nhận được văn bản trả lời theo thời hạn nêu trên, Bộ quản lý ngành phải
lập báo cáo để trình.
Dự án phải đạt được hiệu quả tài chính
- Để dự án đạt được hiệu quả tài chính thì công tác lập và thẩm định dự án
đầu tư phải được thực hiện tốt những công việc sau:
- Công tác điều tra, khảo sát tìm hiểu các thơng tin phải được chuẩn bị và

thực hiện một cách chính xác, khoa học, đầy đủ để cơ sở so sánh lựa chọn các
phương án đầu tư. Từ đó cân đối giữa nhu cầu và khả năng cho việc tiến hành đầu
tư, tính toán các kết quả và hiệu quả sẽ đạt được nếu thực hiện đầu tư.
- Việc lập dự án đầu tư bao gồm nghiên cứu về sự cần thiết phải đầu tư, tìm
ra được các điều kiện thuận lợi cũng như khó khăn, chỉ ra được quy mơ dự kiến,
phân tích và lựa chọn được địa điểm xây dựng và dự kiến nhu cầu sử dụng đất, phân
tích và lựa chọn về cơng nghệ, kỹ thuật trên cơ sở đó xác định tổng mức đầu tư,
phương án huy động các nguồn vốn, khả năng hoàn trả vốn và trả nợ thu lãi.
- Phải sử dụng các phương pháp phân tích phù hợp để phân tích được hiệu
quả về mặt tài chính. Có thể tính tốn các chỉ tiêu phân tích tài chính dự án đầu tư
như sau:
a. Chỉ tiêu NPV (giá trị hiện tại thuần): NPV là mức lợi nhuận mà cả vòng
đời dự án đem lại.
n

NPV  
i 1

( Bi  C i )
(1  r ) i

Học viên: Hoàng Quang Hải - Lớp 2010A - Chuyên ngành quản trị kinh doanh
14


Đề tài: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước
đối với các dự án đầu tư phát triển các khu đô thị tại thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh

Trong đó:
Bi: Tổng thu nhập của dự án năm thứ i.

Ci: Tổng chi phí của dự án năm thứ i.
r: Tỷ lệ chiết khấu được chọn.
Dự án được chấp nhận khi NPV  0, khi đó tổng các khoản thu của dự án 
tổng các khoản chi phí sau khi đã đưa về mặt bằng hiện tại.
b. Chỉ tiêu IRR (tỷ suất hoàn vốn nội bộ): Tỷ suất hoàn vốn nội bộ là mức lãi
suất nếu dùng nó làm tỷ suất chiết khấu để tính chuyển các khoản thu, chi của dự án
về cùng một mặt bằng thời gian hiện tại thì tại đó tổng thu bằng tổng chi.
n

( Bi  C i )

 (1  IRR )

i

0

i 1

Kết quả nếu IRR > lãi suất tiền gửi ngân hàng dài hạn cùng thời điểm (chi
phí cơ hội của vốn) thì dự án đầu tư có hiệu quả.
Trường hợp ngược lại, dự án đầu tư không có hiệu quả.
c. Chỉ tiêu thời gian thu hồi vốn đầu tư (T)
Thời gian thu hồi vốn đầu tư (T) là số thời gian cần thiết mà dự án cần hoạt
động để thu hồi đủ số vốn đầu tư ban đầu. Thời gian thu hồi vốn đầu tư tính theo
tình hình hoạt động từng năm theo cơng thức:
Ti 

Lvo
(W  D) iPV


Trong đó:
Ti: Thời gian thu hồi vốn.
Chỉ tiêu này (Ti) cho biết thời gian thu hồi vốn nếu chỉ dựa vào khoản thu
hồi lợi nhuận thuần và khấu hao của năm i.
d. Chỉ tiêu số lao động có việc làm: Do thực hiện đầu tư và số lao động có

Học viên: Hồng Quang Hải - Lớp 2010A - Chun ngành quản trị kinh doanh
15


Đề tài: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước
đối với các dự án đầu tư phát triển các khu đô thị tại thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh

việc làm tính trên một đơn vị vốn đầu tư.
Số lao động có việc làm bao gồm số lao động có việc làm trực tiếp và việc
làm gián tiếp. Hệ số lao động có việc làm trên một đơn vị vốn đầu tư được tính
bằng cơng thức:
IT 

LT
I VT

Trong đó:
IT: Là hệ số lao động có việc làm trên một đơn vị vốn đầu tư
IVT: Tổng số vốn đầu tư
LT: Tổng số lao động có việc làm.
Dự án đạt được hiệu quả về kinh tế - xã hội:
Việc lập và thẩm định dự án đầu tư được coi là hiệu quả khi phân tích được
chính xác hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án đầu tư, thông qua một số tiêu chuẩn

đánh giá được thể hiện như sau:
Mức độ đóng góp cho tăng trưởng kinh tế và nâng cao đời sống của các tầng
lớp dân cư.
- Gia tăng số lao động có việc làm.
- Tăng thu ngân sách.
- Phát triển các ngành công nghệ chủ đạo có tác dụng gây phản ứng dây
chuyền thúc đẩy phát triển các ngành nghề khác.
- Phát triển kinh tế - xã hội ở các địa phương thu nhập thấp.
1.2.3.2. Giai đoạn thực hiện dự án đầu tư
Trên cơ sở dự án đầu tư được duyệt Chủ đầu tư tiến hành các công việc tiếp
theo để triển khai xây dựng cơng trình, sớm đưa vào khai thác sử dụng, phục vụ
mục tiêu đầu tư đã đề ra.

Học viên: Hoàng Quang Hải - Lớp 2010A - Chuyên ngành quản trị kinh doanh
16


Đề tài: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước
đối với các dự án đầu tư phát triển các khu đô thị tại thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh

Giai đoạn thực hiện đầu tư, gồm các công việc sau:
- Thiết kế kỹ thuật thi cơng, dự tốn và tổng dự tốn xây dựng cơng trình;
- Thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự tốn, tổng dự tốn xây dựng cơng trình;
- Lựa chọn Nhà thầu theo luật đấu thầu;
- Đền bù thực hiện GPMB;
- Quản lý thi cơng xây dựng cơng trình;
- Quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng cơng trình.
a. Thiết kế kỹ thuật thi cơng, dự tốn và tổng dự tốn xây dựng cơng trình:
b. Thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự tốn, tổng dự tốn xây dựng cơng trình:
Thẩm định, phê duyệt: Chủ đầu tư tự tổ chức thẩm định, phê duyệt thiết kế

kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi cơng, dự tốn, tổng dự tốn của hạng mục, cơng trình
trước khi đưa ra thi cơng phải được cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt.
- Nội dung thẩm định thiết kế: Sự phù hợp với các bước thiết kế trước được
phê duyệt; sự tuân thủ các tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng; đánh giá mức độ an
tồn của cơng trình; sự hợp lý việc lựa chọn dây chuyền và thiết bị công nghệ; bảo
vệ môi trường; phịng chống cháy, nổ.
- Nội dung thẩm định dự tốn, tổng dự tốn xây dựng cơng trình: Sự phù hợp
giữa khối lượng thiết kế và khối lượng dự tốn. Tính đúng đắn của việc áp dụng các
định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí, đơn giá của địa phương; việc vận
dụng định mức, đơn giá, các chế độ, chính sách có liên quan và các khoản mục chi
phí trong dự tốn theo quy định. Xác định giá dự toán, tổng dự toán XDCT.
c. Lựa chọn Nhà thầu:
Với sự phát triển của nền kinh tế, đặc biệt trong bối cảnh chuyển đổi từ cơ
chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa,
khi có thị trường đầu vào cũng như đầu ra thì vấn đề đấu thầu chẳng những được trở
thành công cụ trong quản lý chỉ tiêu các nguồn kinh phí của Nhà nước, nó cũng là
Học viên: Hồng Quang Hải - Lớp 2010A - Chuyên ngành quản trị kinh doanh
17


×