Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

D:vụ án nông trường sông hậu.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (992.52 KB, 25 trang )

Vụ án Nông trường Sông Hậu và lời kêu oan của bà Ba Sương!

(Ecolaw.vn) – Ngày 21-11-2009, báo điện tử VietnamNet.vn đưa tin nguyên Phó
Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình “hết sức bất bình và phản đối bản án phúc thẩm
vừa được tuyên đối với nguyên Giám đốc Nông trường Sông Hậu Trần Ngọc
Sương”. Trong lời nói cuối cùng trước Tòa, bà Sương tiếp tục kêu oan. Trên nhiều
phương tiện thông tin đại chúng, các câu hỏi về sự nghiêm minh và công bằng của
pháp luật cũng đã được đặt ra.

“So với một số vụ án tham nhũng gần đây, quá bất công cho cô ấy”

Theo VietNamNet, bà Nguyễn Thị Bình cho rằng việc xét xử này không đúng, chứng cứ cũng
chưa phải là có cơ sở. Nguyên Phó Chủ tịch nước nhấn mạnh: "Chính tôi là người đã từng đi
đến Nông trường Sông Hậu để xác minh có xứng đáng tuyên dương danh hiệu Anh hùng hay
không thì đã thấy rõ là hoàn toàn xứng đáng. Nông trường Sông Hậu đã cải thiện được cuộc
sống cho hàng ngàn người nông dân khi làm ăn càng ngày càng hiệu quả, phát triển. Đó là
Nông trường Anh hùng, cá nhân cô ấy (Trần Ngọc Sương) cũng là Anh hùng, không phải
ngẫu nhiên được như thế".

Về cáo buộc lập "Quỹ trái phép" hay "Quỹ đen" đối với bà Trần Ngọc Sương, nguyên Phó
Chủ tịch nước khẳng định: "Đây không phải là "Quỹ đen" mà phải gọi đúng tên là "Quỹ đời
sống", trong thời gian đó người ta cũng gọi đây là "Quỹ đời sống. Cô ấy duy trì quỹ đó
không phải để cho riêng mình tiêu xài, cũng không hề có gì dấu giếm để phục vụ cho những
lợi ích cá nhân".

Là người đã nhiều lần tiếp xúc với nguyên Giám đốc NTSH Trần Ngọc Sương, bà Nguyễn Thị
Bình chia sẻ:"Tôi biết cô ấy không lập gia đình, cả cuộc đời dành mọi tâm huyết lo lắng cho
Nông trường, cho cuộc sống biết bao người nông dân, nguyên cái đó thôi cũng khiến chúng
ta phải suy nghĩ về động cơ việc làm của cô ấy. Bây giờ nếu so sánh với một số vụ án tham
nhũng đã được xét xử gần đây thì bản án này quả là không công bằng, quá bất công cho cô
ấy", nguyên Phó Chủ tịch nước nói thêm.



Trung ương Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam "kiến nghị xem xét bản án"

Trong khi đó, Ban Thường trực Ủy ban T.Ư Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQ) Việt Nam đã
có văn bản 4309/MTTW-BTT gửi Bộ trưởng Bộ Công an, Viện trưởng Viện KSND Tối cao,
Chánh án TAND Tối cao, về việc “kiến nghị xem xét bản án”.

Theo ý kiến của cơ quan này: “Sau khi nghiên cứu, Ban Thường trực Ủy ban T.Ư MTTQ Việt
Nam nhận thấy, sự việc xảy ra ở Nông trường Sông Hậu, TP. Cần Thơ vừa qua là hết sức
đáng tiếc, thu hút sự quan tâm của dư luận, bởi nhiều năm qua Nông trường Sông Hậu là
một trong những đơn vị tiêu biểu của các nông trường quốc doanh trong cả nước. Chính vì
thế Nông trường Sông Hậu đã 2 lần được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao
động. Cá nhân bà Trần Ngọc Sương có nhiều đóng góp cho sự phát triển của nông trường
cũng như sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh
hùng Lao động…”.

Văn bản 4309/MTTW-BTT nêu rõ: “Đề nghị các đồng chí chỉ đạo công tác điều tra, truy tố,
xét xử cần hết sức thận trọng, khách quan, chính xác, tránh làm oan người vô tội. Quá trình
xử lý vụ việc cũng cần tính đến sự chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế trong giai đoạn hiện
nay; nhiều qui định có thể không phù hợp với sự vận hành của một nông trường quốc doanh
vừa có tính chất của một doanh nghiệp Nhà nước lại vừa có tính chất như một hợp tác xã.
Mặt khác, quá trình xử lý cũng cần cân nhắc thận trọng đến hiệu ứng của dư luận đối với kết
quả bản án; nhân thân cũng như những đóng góp của cá nhân bà Trần Ngọc Sương đối với
sự phát triển của đất nước, của ngành nông nghiệp trong thời gian qua”.

Ngoài ra, vài ngày ngay trước khi phiên tòa phúc thẩm diễn ra, 110 người dân ở Nông
trường Sông Hậu đã cùng nhau ký tên vào lá đơn gửi các cơ quan chức năng đề nghị "xin ở
tù thay" cho nguyên Giám đốc Trần Ngọc Sương.

Luật sư : Bà Sương không phạm tội lập quỹ trái phép


Trước đó, ngày 19-11-2009, sau 2 lần tạm hoãn, Tòa án nhân dân TP Cần Thơ đã tuyên y án
sơ thẩm 8 năm tù giam, buộc bồi hoàn hơn 4,3 tỷ đồng đối với bà Trần Ngọc Sương. Theo
Hội đồng xét xử của tòa này, "Nông trường Sông hậu đến nay vẫn là 100% vốn nhà nước,
việc lập quỹ để ngoài sổ sách trái quy định được phép là vi phạm pháp luật".



Bà Trần Ngọc Sương kêu oan tại phiên tòa phúc thẩm ngày 19-11-2009 (ảnh Vietnamnet)

Trong phần tranh luận tại phiên phúc thẩm, với tư cách là người bào chữa cho bà Sương,
luật sư Nguyễn Đăng Trừng nói rằng thực chất "Quỹ trái phép" hay "Quỹ đen" này đã được
lập từ 30 năm trước, có tác dụng cho bà con Nông trường trong việc ma chay, lễ tết, thăm
viếng, thi đua khen thưởng, hỗ trợ gia đình chính sách... khi buổi đầu khai phá Nông trường,
Nhà nước không cấp một đồng ngân sách nào mà hoàn toàn là phải đi vay.

Trên báo Tuổi Trẻ ngày 21-11-2009, dẫn lời Luật sư Trừng nói: “Theo tôi, cần đặt vụ việc
vào giai đoạn lịch sử thành lập, hoạt động của Nông trường Sông Hậu. Nông trường đã hình
thành từ năm 1979, ngay từ khi cha bị cáo Sương là ông Trần Ngọc Hoằng điều hành nông
trường. Từ thời điểm đó, nguồn quỹ này được hình thành.

Đó là quỹ công đoàn, sử dụng cho ba lợi ích. Đến giai đoạn của bị cáo Sương điều hành
nông trường, nguồn quỹ đó tiếp tục duy trì, ai cũng biết, không phải giấu giếm gì. Làm sao
mà trong từng ấy năm các cơ quan chức năng không biết, không xử lý mà để đến bây giờ
mới đem bà Sương ra quy trách nhiệm? Xử lý bà Sương về tội “lập quỹ trái phép” trong khi
bà không phải là người lập ra quỹ ấy là chưa chuẩn xác. Bản thân bị cáo cũng không hề sử
dụng bất cứ đồng nào từ nguồn quỹ ấy để chi xài riêng cho bản thân mình. Tất cả khoản chi
đều là cho nông trường: tiếp khách, ma chay, trợ cấp, tìm đối tác...”.

Luật sư Trừng cho biết điểm mấu chốt thứ hai của vụ án là hậu quả do việc lập quỹ trái phép

ấy gây ra. Kết luận giám định về thiệt hại của vụ án đã gây ra nhiều bức xúc cho các bị cáo
trong vụ án. Bị cáo Sương đã khiếu nại về kết luận giám định này. Về nguyên tắc, kết luận
giám định cũng chỉ là một trong các chứng cứ, tài liệu để hội đồng xét xử xem xét trong quá
trình giải quyết vụ án.

Khi kết luận giám định còn nhiều khúc mắc, các bị cáo, luật sư không đồng tình, đề nghị
giám định viên ra tòa để tham gia thẩm vấn thì lẽ ra hội đồng xét xử phải chấp nhận đề nghị
này. Tuy nhiên, tất cả yêu cầu đều bị tòa sơ thẩm và phúc thẩm từ chối.

“Nông trường Sông Hậu là một điển hình của mô hình kinh tế trong thời kỳ đổi mới, đã hai
lần được phong danh hiệu anh hùng. Nếu cho rằng giám đốc Trần Ngọc Sương có sai phạm
trong quản lý, điều hành nông trường thì cơ quan tố tụng phải đưa ra được các chứng cứ để
chứng minh. Nếu bà Sương có vi phạm gì thì cũng không phải là tội lập quỹ trái phép".

Phó bí thư TP. Cần Thơ : Xử như vậy là có tình có lý rồi !

Liên quan đến kết quả vụ án, cũng báo Tuổi Trẻ ngày 21-11-2009 có đăng bài phỏng vấn
qua điện thoại ông Phạm Thanh Vận, phó bí thư thường trực Thành ủy Cần Thơ.

Ông Phạm Thanh Vận nói : Các cơ quan pháp luật của TP Cần Thơ đã làm đúng theo quy
định, mức án mà tòa tuyên xử đối với chị Ba Sương như vậy là đã có tình có lý rồi. Ra tòa là
quyền quyết định của tòa, Thành ủy không can thiệp gì cả.

Theo ông Vận, chuyện hoạt động của Nông trường Sông Hậu lâu nay nhiều lãnh đạo đã đánh
giá rồi, ông không nhắc lại. Tuy nhiên có công thì khen thưởng xứng đáng, có tội thì phải xử
lý. “Chúng tôi đã báo cáo đầy đủ quá trình hoạt động và những sai phạm của giám đốc Nông
trường Sông Hậu với Ban Bí thư và các cơ quan trung ương rồi”.

Về việc đơn của 110 nông trường viên gửi lãnh đạo Thành ủy Cần Thơ xin đi tù thay cho bà
Sương ông Vận cho biết đã nhận đơn và sau khi nhận đơn, Thành ủy đã chuyển cơ quan tư

pháp của thành phố rà lại xem có phải thực tế là do dân viết không, có căn cứ pháp lý
không, hay do ai xúi giục họ viết đơn.

Về văn bản kiến nghị của Ủy ban MTTQ Việt Nam gửi các vị lãnh đạo cơ quan pháp luật
trung ương đề nghị xem xét vụ án ở Nông trường Sông Hậu và việc truy tố bà Sương ông
Vận cho biết : “Cái này tôi chưa nhận được và anh em tòa án cũng chưa báo với chúng tôi”.

Bà Sương sẽ kêu oan thành công ?

Tại phần tuyên án vào chiều ngày 19/11, bà Trần Ngọc Sương không có mặt tại tòa vì đã
phải nhập viện cấp cứu, sau trọn buổi sáng tới đầu giờ chiều ngồi tham gia phiên xét xử
phúc thẩm do sức khỏe quá yếu.

Theo các báo, trong phần nói cuối cùng trước khi Hội đồng xét xử vào phòng nghị án, bà
Trần Ngọc Sương nói rằng sẽ tiếp tục kêu oan đến cùng.

Theo qui định của pháp luật, bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật ngay lập tức. Tức là về
nguyên tắc, bà Sương sẽ phải thụ hình (ở tù).

Tuy nhiên, luật tố tụng hình sự cũng qui định rằng trong trường hợp bản án trên bị kháng
nghị vì “phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc xử lý vụ án” hoặc “có
những tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung bản án” thì bản án
trên sẽ được xem xét lại theo trình tự giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.

Như vậy, có thể thấy để kêu oan thành công, vấn đề của bà Sương là phải chứng minh hoặc
ai đó chứng minh giúp bà Sương rằng ( theo qui định tại Điều 273 Bộ luật tố tụng hình sự về
điều kiện để bản án được giám đốc thẩm) :

- Việc điều tra, xét hỏi tại phiên tòa là phiến diện hoặc không đầy đủ.


- Kết luận trong bản án không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án.

- Có sự vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong khi điều tra, truy tố hoặc xét xử.

- Có những sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng Bộ luật hình sự.

Hoặc là ( theo qui định tại điều 291 Bộ luật tố tụng hình sự về điều kiện để bán án được
xem xét theo trình tự tái thẩm) :

- Lời khai của người làm chứng, kết luận giám định, lời dịch của người phiên dịch có những
điểm quan trọng được phát hiện là không đúng sự thật;

- Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm đã có kết luận không đúng làm cho vụ
án bị xét xử sai;

- Vật chứng, biên bản điều tra, biên bản các hoạt động tố tụng khác hoặc những tài liệu
khác trong vụ án bị giả mạo hoặc không đúng sự thật;

- Những tình tiết khác làm cho việc giải quyết vụ án không đúng sự thật.

Có thể thấy, đây là một trong số hiếm hoi những vụ án hình sự tại Việt Nam mà ngay từ
trong quá trình xét xử và ngay sau khi tuyên án, dự luận xã hội nhìn chung đã có những ý
kiến khác nhau và có nhiều lời bênh vực cho bị cáo.

Liệu bà Trần Ngọc Sương có thành công trong việc kêu oan ?

Ba Sương, tên thường gọi của bà Trần Ngọc Sương - giám đốc Nông trường Sông Hậu,
người phụ nữ ấn tượng khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đã không còn sức để đứng
suốt buổi trước vành móng ngựa trong phiên xử phúc thẩm hôm 19-11.
Bà Ba Sương ngày nhận danh hiệu Anh hùng lao động

(1999) và... Ảnh tư liệu
... sau vành móng ngựa trong phiên tòa sơ thẩm, tháng
8-2009 - Ảnh: Quang Vinh
Một ngày sau phiên xử, chúng tôi đến thăm bà tại căn nhà nhỏ ở quận Ninh Kiều, TP Cần
Thơ. Bà Sương già sọm đi, nước da nhợt nhạt, thân hình tiều tụy đến không ngờ.
Ngồi bệt trên chiếc ghế bố cũ cạnh đống tài liệu và một ít hình ảnh chụp chung với người
cha quá cố và bà con nông trường viên, bà sụt sùi: “Hơn 30 năm sống chết với Nông
trường Sông Hậu, với bà con, bây giờ tôi không còn gì cả! Không chồng, không con,
không nhà cửa... Căn nhà này cũng của người em, tôi đang tá túc ở nhờ để đeo đuổi công
lý. Tôi biết đào đâu ra tiền tỉ để bồi hoàn theo phán quyết của tòa. Với chứng đau tim
mang trong mình, không biết tôi còn đủ sức để tiếp tục kêu oan”.
Tổng bí thư Đỗ Mười đến thăm Nông trường Sông Hậu
tháng 1-1996. Ông Năm Hoằng - ba của bà Ba Sương,
một người nông dân luôn đi chân đất cho dù đón lãnh
đạo cao cấp - Ảnh tư liệu
Chủ tịch UBND tỉnh Cần Thơ trao danh hiệu Anh hùng lao động lần 2 cho Nông
trường Sông Hậu năm 1999 - Ảnh tư liệu
Mới 16 tuổi, Ba Sương đã đoạt giải nhất cuộc thi cấp tỉnh tại Trường cao đẳng Nữ công
gia chánh Bạc Liêu (1965), giỏi giang từ chọn mẫu thời trang đến nấu nướng, cắm hoa...
Lẽ ra với năng khiếu mang đậm thiên chức phụ nữ tại gia như thế, cuộc đời bà đi theo
một hướng khác. Nhưng không, Ba Sương lại coi đó là cũ, tự đổi mới bằng cách đi học
khóa 1 ĐH Nông nghiệp Cần Thơ.
“Gia đình tôi là nông dân. Tấm gương cần cù của cha tôi, ông Trần Ngọc Hoằng (Năm
Hoằng), đã truyền cho tôi một tình yêu đam mê với ruộng vườn, sông nước. Vì thế sau
một thời gian về công tác ở Nông trường Sông Hậu, tôi đi nghiên cứu về quản lý kinh tế ở
Liên Xô, quyết tâm trở về xây dựng nông trường thành nông trường kiểu mẫu” - bà kể.
Những chiếc xe máy kéo khai mở mảnh đất hoang hóa, nhiễm phèn. Ở thời kỳ
đầu, đoàn “cán bộ khung” do ông Năm Hoằng là đảng viên duy nhất phụ trách chỉ
có 16 người là đoàn viên thanh niên, bộ đội xuất ngũ..., tài sản chỉ có 3.450ha đất
(95% bị nhiễm phèn trung bình và phèn ít, 5% diện tích nhiễm phèn nặng), 10

máy kéo mua chịu của Chi cục Cơ khí Hậu Giang và 50.000 đồng vay của Phòng
Thương binh - xã hội huyện Thốt Nốt để mua sắm nồi chảo, gạo mắm phục vụ
“cuộc đọ sức với thiên nhiên” - Ảnh tư liệu

×