Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

GIÁO ÁN HƯỚNG NGHIỆP-Tháng 10-GV:Bùi THị Tân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.47 KB, 5 trang )

Giáo án: HOẠT ĐỘNG HƯỚNG NGHIỆP
Chủ đề: NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP VÀ TRUYỀN THỐNG NGHỀ
NGHIỆP GIA ĐÌNH
Ngày soạn: 15/10/2010
I. Mục tiêu:
Qua chủ đề giúp học sinh:
- Biết được năng lực bản thân thể hiện qua quá trình học tập và lao động
- Biết được điều kiện và truyền thống gia đình trong việc quyết định chọn nghề tương
lai.
- Tự xác định sự phù hợp của năng lực nghề nghiệp bản thân với nghề nào
- Có ý thức tìm hiểu nghề và chọn nghề (chú ý năng lực bản thân và truyền thống gia
đình).
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên:
- Nghiên cứu kĩ sách hướng dẫn và tài liệu liên quan.
- Hướng dẫn các lớp chuẩn bị chủ đề.
2. Học sinh:
- Tìm hiểu ngành nghề truyền thống của địa phương
- Một số tiết mục văn nghệ
III. Tiến trình thực hiện
A. Ổn định: Nhắc học sinh trật tự
B. Vào bài: Xin chào tất cả các em. Chúng ta đã gần kết thúc tháng thứ ba của năm học
mới, đang ở giữa giai đoạn học kỳ 1. Tiết hướng nghiệp của tháng 10 cô sẽ dành thời
gian cùng các em tìm hiểu về “năng lực nghề nghiệp và truyền thống nghề nghiệp của
gia đình”.
- Theo em, bản thân mình ó thể làm nghề gì trong tương lai?
HS: Kể ra một số nghề mình thích và lựa chọn
- Liệu các em có đạt được ước mơ của mình không?
Trước khi định hướng cho mình một nghề trong tương lai, nhất thiết phải nói tới vấn
đề năng lực, chúng ta đã biết sự thành công của bất cứ một nghề nào cũng là sự kết hợp
hài hòa giữa năng lực chung với năng lực chuyên biệt, đồng thời phát huy cao độ những


yếu tố tạo thành năng lực nghề nghiệp
1. Tầm quan trọng của việc chuẩn bị năng lực nghề nghiệp:
Người ta thường nói: “Không có người bất tài, chỉ có những người không tìm ra đúng
sở trường của mình”. Thật vậy, dù làm bất cứ một nghề gì cũng đòi hỏi người làm nghề
đó phải có những phẩm chất tâm sinh lý đáp ứng những nhu cầu của nghề. Muốn thành
công trong nghề phải phấn đấu tìm ra được sự phù hợp tối đa giữa yêu cầu của nghề với
năng lực của bản thân.
Các em đang ở giai đoạn lứa tuổi từ 11-17 là thời kỳ chọn thử, ướm thử của thế giới
nghề nghiệp. Học xong lớp 10, một số em sẽ tiếp tục học lên, còn đại bộ phận sẽ học vào
các trường Trung cấp chuyên nghiệp, các trường Dạy nghề hoặc trực tiếp tham gia lao
động sản xuất, dịch vụ, kinh doanh…
Muốn chọn được nghề phù hợp và hứa hẹn thành đạt trong nghề, ở lứa tuổi này các
em phải tích cực hoạt động, tham gia mọi sinh hoạt, tiến hành chọn thử, ướm thử để tìm
ra sở trường của mình.
Làm việc đúng sở trường sẽ góp phần nâng cao năng suất lao động xã hội, chất lượng
sản phẩm, phát triển toàn diện nhân cách, tạo điều kiện cho con người cống hiến tối đa,
đem lại sự thỏa mãn về đạo đức, niềm tin vào sức mạnh của bản thân.
Ví dụ: Nhà sinh học Dacwin thời học sinh, Dacwin học không thật suất sắc. Người
cha dự định cho Dacwin chuyển sang học thần học. Nhưng Dacwin biết rõ nhược điểm
của mình: trí nhớ kém, nói năng vụng về; xã giao kém do vậy không phù hợp với phẩm
chất của một mục sư tương lai. Nhưng Dacwin lại thấy điểm vượt trội của mình đó là sự
say mê sinh học, năng lực phát hiện và năng lực tư duy vượt trội, do vậy Dacwin đã
chọn sinh học làm nghề tương lai cho bản thân mình. Và chính tại lĩnh vực nghiên cứu
đó, năng lực quan sát, óc quan sát và tinh thần sáng tạo của Dacwin được phát huy tới
mức tối đa, cuối cùng ông trở thành nhà khoa học vĩ đại đã có công xây dựng thuyết tiến
hóa…
Như vậy, để chọn nghề phù hợp thì phải có năng lực và sở trường tương ứng với
nghề mình chọn.
2. Năng lực nghề nghiệp là gì?
Năng lực là những phẩm chất, nhân cách cần có giúp con người lĩnh hội và hoàn

thành một hoạt động nhất định với kết quả cao.
Ví dụ: Một khách du lịch có chiếc va li đẹp bị mất chìa khóa. Gọi đến 3-4 người thợ
khóa đến thử đi, thử lại, cuối cùng đều bó tay không sao mở được. Họ giới thiệu tìm đén
ông B ở một phố H. Ông B đến xem xét tra chìa, vặn mở, dũa đi dũa lại vài ba lần, rồi
lại tra, vặn và khóa bật ra…người ta nói ông B là người thợ khóa giỏi.
Mỗi người lao động cần có bốn loại năng lực cơ bản:
1. Năng lực nhận thức: như sự chú ý, tài quan sát, trí tưởng tượng, khả năng tư duy…
2. Năng lực thao tác thực tiễn như năng lực thao tác máy móc, năng lực vận động,
năng lực phối hợp chân tay…
3. Năng lực giao tiếp, năng lực diễn đạt
4. Năng lực tổ chức quản lý
Năng lực nghề nghiệp chỉ những phẩm chất tâm lý cần có để hoàn thành một nghề
nghiệp nhất định:
Ví dụ:
+ Năng lực của người giáo viên:
- Năng lực diễn đạt: giọng nói to, rõ ràng, lúc lên lúc xuống, bao gồm cả ánh
mắt, nụ cười…để tập trung sự chú ý của học sinh.
- Năng lực bao quát lớp, quản lý học sinh…
+ Năng lực của một người bán hàng gồm:
- Năng lực phân phối chú ý: một người bán hàng giỏi cùng một lúc có thể
tiếp 3 khách hàng “hỏi người thứ nhất, tiếp người thứ hai mời người thứ ba”.
- Năng lực tính nhẩm: có những nhân viên bán hàng nhẩm giá từng mặt
hàng, số lượng mua rồi cộng lại rất nhanh ít khi bị nhầm lẫn.
- Năng lực thao tác nhanh nhẹn: vừa lấy hàng, bốc hàng, cân hàng và gói rất
chính xác, mĩ thuật , ít có động tác thừa.
- Năng lực giao tiếp: hiểu tâm lý khách hàng, thái độ lịch sự, vui vẻ, hòa
nhã…
3. Học sinh nên bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp như thế nào?
a) Cần tự giác bồi dưỡng năng lực căn cứ vào nhu cầu hoạt động nghề nghiệp tương
lai:

Trước tiên cần bồi dưỡng năng lực nhận thức và hiểu biết thế giới nghề nghiệp. Dù
ở Trung học hay học lên Đại học, năng lực nhận thức rất cần thiết để học bất cứ một
ngành nào. Thậm chí ngay cả khi tham gia hoạt động nghề nghiệp, thực tiễn công tác
vẫn đòi hỏi chúng ta phải có những tri thức văn hóa khoa học phong phú, biết cách ứng
dụng những tri thức đó vào thực tiễn, đồng thời học được cách thu lượm tri thức mới.
b) Cần chú ý phát hiện sở trường và năng lực tiềm tàng của bản thân mình:
Bất kỳ một học sinh nào cũng đều có những tiềm năng chưa khai thác, thực ra
chúng ta chỉ mới phát huy một phần tiềm năng. Trong mọi hoạt động khi chúng ta tham
gia một cách tích cực thì tiềm năng đó sẽ sớm được khai thác và phát huy.
c) Biết cách chọn nghề căn cứ vào khuynh hướng năng lực và sự phù hợp nghề:
Thật vậy, có những người ở lĩnh vực này thì tỏ ra vụng về khờ khạo nhưng ở lĩnh
vực khác hợp với sở trường bỗng trở nên hoạt bát, sinh động và nổi trội hẳn.
Ví dụ: Nhà toán học nổi tiếng người Pháp S.Poisson, lúc còn ở tuổi thiếu niên
được gia đình cho đi học nghề làm thuốc. Cậu thường phải tập chích dao vào gân lá bắp
cải để luyện tay khi chích vào mạch máu. Nhưng học mãi mà Poisson vẫn không sao học
được nghề này. Cậu luôn bị ông lang già măng là “hậu đậu” và cuối cùng bị đuổi về nhà.
Ấy thế mà chàng thiếu niên “kém cỏi” đó vừa đọc được một tờ tạp chí có nhiều bài tập
toán, thì ngay lập tức đã trở thành một người thông minh khéo léo. Poisson giải hết bài
toán khó này đến bài toán khó khác và năm 17 tuổi, ông đã làm cho các nhà toán học nỗi
tiếng đương thời phải kinh ngạc về tài năng toán học hiếm có của mình.
4. Lao động nghề nghiệp và năng lực:
Lao động nghề nghiệp và năng lực có mối quan hệ như thế nào?
Các nhà khoa học nghiên cứu vấn đề ảnh hưởng của lao động nghề nghiệp đến năng lực
cảm thụ của con người đã phát hiện ra rằng những công nhân chuyên dệt vải màu đen thì
năng lực phân biệt sắc điệu màu đen nói chung cao hơn người khác. Những công nhân
dệt có kinh nghiệm phân biệt được tới khoảng trên 40 loại màu đen đậm, nhạt khác nhau
mà một người bình thường chỉ phân biệt được 4 – 5 loại là cùng, như thế có nghĩa năng
lực phân biệt màu đen của người công nhân dệt có kinh nghiệm cao gấp 10 lần người
khác.
Thính giác của những người công nhân gốm sứ rất tinh nhạy, họ có thể căn cứ vào

tiếng kêu của sản phẩm mà đoán định ra chất lượng mặt hàng.
Tất cả những sự thực ấy cho thấy rằng, lao động nghề nghiệp khác nhau ảnh hưởng
rất lớn đến phương hướng phát triển tới một trình độ cao.
Vậy, vì sao hoạt động nghề nghiệp lại có thể nâng cao và phát triển năng lực?
Nguyên nhân chủ yếu là rèn luyện lâu dài qua thực tiễn. Vì vậy, trong quá trình
chuẩn bị nghề nghiệp, các em phải tăng cường rèn luyện năng lực, tích cực thực hành kĩ
thuật hoặc tham gia lao động sản xuất tại các xí nghiệp, công trường hoặc các giờ dạy kĩ
thuật tại các TT KTTH – HN để sau này thích ứng nghề một cách nhanh chóng.
* Để thay đổi không khí, cô xin mời một tiết mục văn nghệ đến từ
10B1: Thu Phượng
10B5: Hồng Yến
5. Tiếp theo, chúng ta sẽ tìm hiểu truyền thống nghề nghiệp gia đình với việc chọn
nghề
Hơn bất cứ một lĩnh vực nào, trong nghề nghiệp người ta đặc biệt nhấn mạnh đến
vấn đề kinh nghiệm. Chính vì thế mà trong các nhà máy, xí nghiệp, hợp tác xã thường
có hình thức kèm cặp, dạy nghề, truyền nghề. Đặc biệt trong gia đình, dòng họ, làng xã
nếu như có được sự chuyển giao kinh nghiệm, sự tiếp nối giữa các thế hệ, giữa cha mẹ
và con cái sẽ làm cho nghề ngày càng phát triển, đơm hoa kết trái, không bị mai một.
a) Những dòng họ quang vinh:
Trong lịch sử văn hóa loài người, có những dòng họ đã đóng góp cho xã hội
nhiều thế hệ liên tiếp các nhà khoa học, nhạc sĩ, họa sĩ nổi tiếng.
Ví dụ: Ở nước Đức có dòng họ nhạc sĩ Bach đã cống hiến cho loài người nhiều
nhạc sĩ nổi tiếng, trong đó người nổi tiếng nhất là Jonhann Bach.
Ở Pháp, có gia đình Curie, trong gia đình này có tới 4 người được giải
thưởng Nobel về Vật Lý.
b) Các làng nghề truyền thống:
Mọi người đều biết khi nói đến nghề dệt truyền thống thì phải kể đến vải trơn
Nghi Tàm, lụa La Khê (Hà Tây), gấm Vạn Phúc (Hà Tây).
Ngoài ra: nghề khảm chạm ở huyện Chương Mỹ (Hà Tây), nghề thêu ở làng
Quất Động (Hà Tây), nghề làm giấy ở làng Bưởi (Hà Nội), nghề in tranh dân gian Đông

Hồ (Bắc Ninh), gốm sứ Bát Tràng (Hà Nội), chạm đá Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng)…
Còn có: những hiệu thuốc gia truyền, nghề đúc gia truyền, dao kéo gia truyền,
thậm chí cả phở gia truyền…
Ngày nay với chính sách mở cửa, sản phẩm của nhiều làng nghề được xuất đi
nhiều nước trên thế giới thu lại một khoản ngoại tệ về cho đất nước.
c) Khu công nghiệp truyền thống:
Tỉnh Bình Dương hiện có hơn 400 cơ sở sản xuất gốm sứ, trong đó có 65/125
doanh nghiệp tham gia xuất khẩu. Bình Dương đang triển khai làng nghề gốm sứ, xúc
tiến thành lập Hiệp hội gốm sứ, quy hoạch vùng nguyên liệu, hỗ trợ đổi mới công nghệ
nhằm tạo điều kiện công ăn việc làm cho thanh thiếu niên, giữ gìn và phát huy nghề
truyền thống của địa phương.
Đối với các em, trong gia đình nếu bố mẹ là giáo viên thì các em có thể chọn
nghề giáo viên; bố mẹ là bác sĩ, công an, kinh doanh…các em có thể lựa chọn nghề bác
sĩ, công an, kế toán...Ở đây, đa phần các em đều là con em nông thôn, bố mẹ làm nông
(đánh cá, chăn nuôi, trồng trọt…) tâm lý các em không muốn mình tiếp nối nghề lao
động chân tay của cha mẹ, ngược lại các em muốn tiến xa hơn sau này giúp đỡ một phần
cho kinh tế gia đình. Tuy nhiên các em phải tùy vào năng lực, khả năng vốn có của mình
để lựa chọn một nghề phù hợp với hoàn cảnh gia đình.
Vì vậy, ngay từ bây giờ, chúng ta phải ra sức học tập, rèn luyện năng lực, trau dồi
phẩm chất đạo đức để sau này định hướng được cho mình một nghề xứng đáng không
chỉ góp phần giúp đỡ gia đình mà còn góp phần vào xây dựng quê hương.
Cô đã trình bày xong cho các em về năng lực nghề nghiệp và truyền thông nghề
nghiệp của gia đình.
IV. Dặn dò
Để chuẩn bị cho tiết hướng nghiệp tháng 11, các em về nhà tìm hiểu về “nghề dạy
học”
Tiết sinh hoạt hướng nghiệp đến đây kết thúc. Cuối cùng, cô chúc các em thành công
trên bước đường mà mình sẽ chọn!

×