Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Bảo tồn, phát huy giá trị khảo cổ và kiến trúc nghệ thuật Óc Eo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.68 MB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

14/1/2016 Bảo tồn, phát huy giá trị khảo cổ và kiến trúc nghệ thuật Óc Eo


data:text/html;charset=utf-8,%3Ch2%20data-node-id%3D%22221871%22%20data-document-id%3D%22221835%22%20data-views%3D%22%22%20style%3D… 1/3


Bảo tồn, phát huy giá trị khảo cổ và kiến trúc nghệ thuật Óc Eo


<i>Thứ sáu, 26/06/2015 07:28</i>


(AGO) - Ngày 27- 6, tại Di tích Nam Linh Sơn tự, thuộc Khu di tích Ĩc Eo - Ba Thê, (thị trấn Ĩc Eo, Thoại
Sơn), UBND tỉnh long trọng tổ chức Lễ công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ xếp hạng Di tích
khảo cổ và kiến trúc nghệ thuật Ĩc Eo- Ba Thê là di tích quốc gia đặc biệt (DTQGĐB). Đây là sự kiện văn
hóa có ý nghĩa lịch sử quan trọng, là niềm vinh dự của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân An Giang.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

14/1/2016 Bảo tồn, phát huy giá trị khảo cổ và kiến trúc nghệ thuật Óc Eo


data:text/html;charset=utf-8,%3Ch2%20data-node-id%3D%22221871%22%20data-document-id%3D%22221835%22%20data-views%3D%22%22%20style%3D… 2/3


Nam như một vùng đất văn hóa (VH) khảo cổ đầy hấp dẫn. VH Ĩc Eo hình thành và phát triển từ thế kỷ thứ I đến
thứ VII sau Công nguyên. Những hiện vật phát hiện được ở quần thể di tích phân bố trên sườn núi Ba Thê và
cánh đồng Óc Eo đã chứng minh sự tồn tại của Vương quốc Phù Nam- một vương quốc thịnh trị, có tầm ảnh
hưởng bao trùm cả vùng Nam Bộ.


Vương quốc Phù Nam có nền thương nghiệp phát triển mạnh mẽ trong nội địa và cả vùng Đông Nam Á, phát triển
nhiều ngành nghề thủ công, như: Nghề gốm, luyện đồng, luyện sắt, luyện thiếc, kim hoàn và nghệ thuật tạc
tượng điêu luyện (gồm hai nhóm tượng Ấn Độ giáo và Phật giáo).


VH Ĩc Eo hình thành và phát triển mạnh ở khu vực đồng bằng Nam Bộ trong khoảng 10 thế kỷ đầu Công nguyên.
Năm 1937, Louis Malleret đã tiến hành khảo sát, nghiên cứu một vài địa điểm VH Óc Eo trong vùng Ba Thê và ghi
nhận hàng loạt di tích phân bố trên các gò thấp, hệ thống kênh cổ. Nhờ nghiên cứu không ảnh, ông đã xác định
được dấu vết của thành phố cổ Óc Eo. Qua khai quật khảo cổ, Louis Malleret cũng đã xác định được vòng thành
cổ và nhận định, đây là một đô thị cổ, hay cịn gọi là thị cảng Ĩc Eo.



Tên gọi Ĩc Eo được ơng Louis Malleret đặt theo tên địa điểm gị Óc Eo ở huyện Thoại Sơn, khi di tích này được
phát hiện và công bố năm 1942. Từ năm 1944 đến nay, nhiều di tích ở khu vực này đã được khai quật, như:
Giồng Cát, Giồng Xoài, Gị Ĩc Eo, Gị Cây Thị, Gị Da, Gị Út Trạnh, Nam Linh Sơn, Gò Cây Me, Gò Tư Trâm, Gị
Út Nhanh, di chỉ đá nổi …


Ngồi phân bố trên địa bàn huyện Thoại Sơn, di tích khảo cổ VH Óc Eo còn được phát hiện trên địa bàn huyện
Tri Tôn, Tịnh Biên và một số huyện, thị xã trong tỉnh. Qua nhiều đợt khảo sát, nghiên cứu khai quật, phát hiện và
bổ sung nhiều hiện vật quý giá; các di vật, di chỉ của nền VH Óc Eo được khai quật hết sức phong phú về loại
hình và đa dạng về chất liệu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

14/1/2016 Bảo tồn, phát huy giá trị khảo cổ và kiến trúc nghệ thuật Óc Eo


data:text/html;charset=utf-8,%3Ch2%20data-node-id%3D%22221871%22%20data-document-id%3D%22221835%22%20data-views%3D%22%22%20style%3D… 3/3


Với những giá trị lịch sử, VH tiểu biểu đó, di tích Ĩc Eo đã được Bộ Văn hóa- Thơng tin (nay là Bộ Văn hóa- Thể
thao và Du lịch) công nhận là khu di tích quốc gia, với 3 cụm di tích: Di tích kiến trúc nghệ thuật Hai Bia đá và
tượng Phật bốn tay được xếp hạng năm 1988; hai di tích khảo cổ Nam Linh Sơn tự và Gò Cây Thị được xếp
hạng năm 2002. Đặc biệt, ngày 14- 9- 2012, Thủ tướng Chính phủ đã xếp hạng Di tích khảo cổ và kiến trúc nghệ
thuật Óc Eo- Ba Thê là DTQGĐB.


Việc xếp hạng Di tích khảo cổ và kiến trúc nghệ thuật Óc Eo- Ba Thê là DTQGĐB nhằm tôn vinh giá trị to lớn của
một trong ba nền VH cổ Việt Nam, gồm: Đông Sơn, Sa Huỳnh và Óc Eo. Đây là cơ hội tốt để Di tích Ĩc Eo- Ba
Thê được quy hoạch, đầu tư đồng bộ, hợp lý, hiệu quả, hướng đến việc xây dựng một khu du lịch di tích VH thu
hút mọi người đến tham quan.


Theo Chủ tịch UBND tỉnh Vương Bình Thạnh, để tiếp tục gìn giữ bảo tồn và phát huy giá trị của di sản VH Óc Eo,
UBND tỉnh đã quyết định thành lập Ban Quản lý di tích Ĩc Eo và từng bước củng cố hoạt động đúng chức năng,
nhiệm vụ được giao. Bên cạnh đó, để phát huy giá trị DTQGĐB, các ban ngành, đoàn thể, các cấp chính quyền
và Nhân dân cùng với Ban Quản lý di tích VH Ĩc Eo tỉnh cần phối hợp chặt chẽ, trong cơng tác giữ gìn, bảo vệ,
tơn tạo và phát huy giá trị sẵn có. Đồng thời, đưa giá trị VH khoa học của Óc Eo xứng tầm với di sản VH cả


nước và thế giới.


THU THẢO


</div>

<!--links-->
Tài liệu Bảo tồn, phát huy giá trị di sản Lễ hội đền Trần trong đời sống đương đại doc
  • 9
  • 920
  • 7
  • ×