Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Khả năng kháng khuẩn của tinh dầu đối với một số loại vi khuẩn gây bệnh trong thực phẩm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (740.53 KB, 9 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

Antimicrobial activity of essential oils on food pathogens


Ngoc T. A. Tong∗, Tu C. Nguyen, & Ha C. Nguyen


Department of Food Technology, College of Agriculture, Can Tho University, Can Tho, Vietnam


ARTICLE INFO


Research Paper


Received: February 19, 2020
Revised: July 15, 2020
Accepted: August 13, 2020


Keywords


Antimicrobial
Bacteria
Disk-diffusion
Essential oils


MIC (Minimum Inhibitory Concentration)
Pathogens




Corresponding author


Tong Thi Anh Ngoc
Email:



ABSTRACT


The study aimed to screen the antibacterial activity of seven
types of essential oils against 5 bacteria and 4 strains of E.
coli using disk diffusion and MIC method. The essential
oils were more effective against Gram-positive bacteria as
compared to Gram-negative species. Thyme and cinnamon
essential oils showed strong antimicrobial activity against
all microorganisms tested. Especially, the tested essential
oils inhibited the growth of multi-antibiotics resistant
bacteria isolated from food processing chains, indicating
the possibility of their potential use in reality. The MIC
values of cinnamon and thyme essential oils against E. coli
ATCC 25922, S. typhimurium, S. aureus, L. monocytogenes
and P. aeruginosa were 512-1024 µg/mL and 1024-4096
µg/mL, respectively. The present study provided useful
information and showed the potential use of cinnamon and
thyme essential oils in food storage as natural antimicrobial
preservatives.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Khả năng kháng khuẩn của tinh dầu đối với một số loại vi khuẩn gây bệnh trong
thực phẩm


Tống Thị Ánh Ngọc∗, Nguyễn Cẩm Tú & Nguyễn Công Hà


Bộ Môn Công Nghệ Thực Phẩm, Khoa Nông Nghiệp, Trường Đại Học Cần Thơ, Cần Thơ


THÔNG TIN BÀI BÁO


Bài báo khoa học



Ngày nhận: 19/02/2020
Ngày chỉnh sửa: 15/07/2020
Ngày chấp nhận: 13/08/2020


Từ khóa


Kháng khuẩn
Khuếch tán đĩa


Nồng độ ức chế tối thiểu (MIC)
Tinh dầu


Vi khuẩn gây bệnh




Tác giả liên hệ


Tống Thị Ánh Ngọc
Email:


TÓM TẮT


Nghiên cứu nhằm xác định khả năng kháng khuẩn của 7 loại tinh dầu:
tinh dầu tần (Plectranthus amboinicus), quế (Cinnamon zeylanicum), sả
(Cymbopogon citratus), hương nhu (Ocimum gratissium), bạc hà
(Men-tha arvensis), chúc (Citrus hystrix ) và rau om (Limnophila aromatica)
đối với 8 chủng vi khuẩn: Escherichia coli (ATCC 25922, E. coli 92E, E.
coli 82E, E. coli 74E ); S. typhimurium; P. aeruginosa; S. aureus và L.


monocytogenes bằng phương pháp khuếch tán trên đĩa thạch. Kết quả
nghiên cứu cho thấy vi khuẩn gram dương nhạy cảm với tinh dầu hơn
so với vi khuẩn gram âm. Tinh dầu tần và quế có khả năng kháng tốt
đối với 8 chủng vi khuẩn thử nghiệm. Đặc biệt, tinh dầu cũng có hoạt
tính kháng khuẩn đối với các chủng vi khuẩn E. coli đa kháng với thuốc
kháng sinh phân lập từ chuỗi chế biến cá Tra nên rất có tiềm năng ứng
dụng thực tế. Đồng thời, nghiên cứu cũng xác định nồng độ ức chế tối
thiểu MIC (Minimum Inhibitory Concentration) của tinh dầu lên các
chủng vi khuẩn. Giá trị MIC của tinh dầu quế dao động từ 512-1024
µg/mL và tinh dầu tần dao động từ 1024-4096 µg/mL đối với các chủng
vi khuẩn: E. coli ATCC 25922, S. typhimurium, S. aureus, L.
monocy-togenes và P. aeruginosa. Nghiên cứu cung cấp một số thông tin hữu
ích về khả năng kháng khuẩn của tinh dầu đối với một số loại vi khuẩn
gây bệnh truyền qua thực phẩm và cũng cho thấy tiềm năng của tinh
dầu tần và tinh dầu quế trong việc ứng dụng làm chất bảo quản thực
phẩm.


1. Đặt Vấn Đề


Việt Nam là một trong những nước có nguồn
tài nguyên thực vật phong phú và đa dạng. Những
nghiên cứu về hoạt tính kháng khuẩn từ các cây
dược liệu đang được quan tâm (Vu & Nguyen,
2015). Thành phần của tinh dầu đã được chứng
minh là có tính chất kháng khuẩn, kháng nấm,
chống cơn trùng và chống oxy hóa (Burt, 2004;
Kordali et al., 2005). Nhiều nghiên cứu về hiệu
quả của tinh dầu kháng lại các tác nhân gây
bệnh truyền nhiễm qua thực phẩm và chống lại
vi khuẩn gây hư hỏng các sản phẩm thực phẩm


đã được thực hiện trước đây (Melo & ctv., 2015;
Desam & ctv., 2017; da Silva & ctv., 2018).


Hoạt tính kháng khuẩn của tinh dầu phụ thuộc
vào thành phần hoạt động của các nhóm chức
có mặt trong tinh dầu và sự tương tác giữa
chúng (Dorman & Deans, 2000). Tinh dầu chứa


các thành phần như: carvacrol, eugenol, thymol,
cyclohexane, limonene, β-pinene,... có hoạt tính
kháng lại các vi khuẩn gây bệnh thực phẩm
(Srisukh & ctv., 2012; Chouhan & ctv., 2017). Cơ
chế trong hoạt tính kháng khuẩn của tinh dầu có
thể tác động lên màng tế bào chất, làm gián đoạn
lực đẩy proton, ức chế hô hấp, làm kết tủa các
chất trong tế bào... (Cetin & ctv., 2011; La Storia
& ctv., 2011; Magi & ctv., 2015).


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

vi khuẩn gây bệnh trong thực phẩm. Đồng thời
nghiên cứu cũng xác định nồng độ ức chế tối thiểu
(MIC) của tinh dầu đối với một số loại vi khuẩn
thử nghiệm. Nghiên cứu cung cấp một số thơng
tin hữu ích và làm cơ sở cho việc chọn lựa tinh
dầu trong ứng dụng làm chất bảo quản tự nhiên,
có thể giúp kéo dài hạn sử dụng của một số sản
phẩm thực phẩm.


2. Vật Liệu và Phương Pháp Nghiên Cứu


2.1. Vật liệu thí nghiệm



2.1.1. Tinh dầu


Các loại tinh dầu như: tinh dầu tần
(Plectran-thus amboinicus), quế (Cinnamon zeylanicum),
sả (Cymbopogon citratus), hương nhu (Ocimum
gratissium), bạc hà (Mentha arvensis), chúc
(Cit-rus hystrix ) và rau om (Limnophila aromatica)
được sử dụng trong nghiên cứu dưới dạng nguyên
chất (Công ty TNHH Tinh dầu thiên nhiên Y
Lang, Việt Nam).


2.1.2. Chủng vi khuẩn


Các chủng vi khuẩn sử dụng trong nghiên cứu
như: Escherichia coli ATCC 25922, Pseudomonas
aeruginosa, Salmonella typhimurium,
Staphylo-coccus aureus và Listeria monocytogenes (Trường
Đại học Cần Thơ). Ngoài ra, các chủng vi khuẩn
như: Escherichia coli 92E (đề kháng với 8 loại
kháng sinh: ampicillin, cefotaxime,
sulfamethox-alole, streptomycin, nalidixic acid, tetracycline,
chloramphenicol và ciprofloxacin), Escherichia
coli 80E (đề kháng với 4 loại kháng sinh:
ampi-cillin, ciprofloxacin, chloramphenicol và nalidixic
acid), Escherichia coli 74E (đề kháng với 2 loại
kháng sinh: tetracycline và streptomycin) được
phân lập từ nước cắt tiết, bề mặt tiếp xúc và cá
Tra tại cơng đoạn chỉnh hình trong qui trình chế
biến cá Tra phi lê đơng lạnh.



2.1.3. Mơi trường, hố chất


Tryptone Soya Broth (TSB, Merck, Đức sản
xuất)


Meuller-Hinton Agar (MHA, Merck, Đức sản
xuất)


Brain Heart Infusion (BHI, Merck, Đức sản
xuất)


Máu cừu (Merck, Đức sản xuất)


Tăm bông vô trùng (Cotton swaps, Anh sản
xuất)


Độ đục chuẩn McFarland 0,5 (Nam Khoa, Việt
Nam sản xuất)


Tween 80 (Đức sản xuất)


2.2. Phương pháp nghiên cứu


2.2.1. Chuẩn bị huyền phù vi khuẩn


Các chủng vi khuẩn thuần chủng trữ lạnh đông
ở -80o<sub>C được tăng sinh trong Tryptone Soya</sub>


Broth, sau khi ủ ở 37oC trong 24 giờ sẽ có được


huyền phù vi khuẩn sử dụng trong thí nghiệm.


2.2.2. Khả năng kháng khuẩn của tinh dầu


Khả năng kháng khuẩn của tinh dầu được
thử nghiệm bằng phương pháp khuếch tán đĩa
(Nguyen & ctv., 2015; CLSI, 2019). Dùng tăm
bông vô trùng thấm đều huyễn dịch vi khuẩn có
mật số 108 <sub>CFU/mL (tương đương với độ đục</sub>


của McFarland 0,5) và quét đều trên mặt thạch
Meuller-Hinton Agar (đường kính đĩa petri 9 cm)
đến khi khơ bề mặt. Riêng đối với chủng L.
mono-cytogenes, môi trường MHA được bổ sung 5%
máu cừu. Đĩa giấy vơ trùng (đường kính đĩa giấy
6 mm) chứa 10µL tinh dầu sau đó được đặt lên
mặt thạch MHA đã quét vi khuẩn. Mẫu đối chứng
là đĩa giấy không chứa tinh dầu được đặt trên
mặt thạch. Tiếp theo, các đĩa petri được giữ mát
trong 4 giờ để tinh dầu khuếch tán ra mặt thạch
trước khi ủ ở 37oC trong 24 giờ. Sau thời gian ủ,
đường kính vịng vơ khuẩn (D-d) được xác định
bằng hiệu của đường kính vịng kháng ngồi (D,
mm) và đường kính đĩa giấy (d = 6 mm), khi D-d
> 0 mm thì tinh dầu được xem là có tính kháng
khuẩn. Kết quả ghi nhận D là trung bình của 3
lần đo lặp lại trên cùng một đơn vị thí nghiệm.


2.2.3. Nồng độ ức chế tối thiểu



</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

là 104 <sub>CFU/mL và thể tích cuối là 10 mL. Mẫu</sub>


đối chứng là mẫu chứa tinh dầu nhưng không
chứa vi khuẩn (ứng với mỗi nồng độ tinh dầu
thử nghiệm sẽ có một mẫu đối chứng âm). Ngồi
ra, mẫu chỉ chứa vi khuẩn (khơng chứa tinh dầu)
cũng được chuẩn bị để đối chứng với sự phát triển
từng chủng vi khuẩn thử nghiệm. Sau khi ủ mẫu
ở 37o<sub>C trong 24 giờ, so sánh độ đục của ống mẫu</sub>


so với ống đối chứng và ghi nhận kết quả. MIC
của tinh dầu ứng với từng loại vi khuẩn được
xác định là nồng độ tinh dầu thấp nhất mà ở đó
khơng quan sát thấy sự phát triển của vi khuẩn
so với các mẫu đối chứng.


2.3. Xử lí số liệu


Các thí nghiệm được bố trí ngẫu nhiên và được
lặp lại 3 lần độc lập. Đường kính vịng vơ khuẩn
(mm) được biểu diễn dưới dạng trung bình ± độ
lệch chuẩn.


3. Kết Quả và Thảo Luận


3.1. Khả năng kháng khuẩn của một số loại
tinh dầu đối với các dòng vi khuẩn thử
nghiệm


Nghiên cứu tiến hành xác định khả năng kháng


khuẩn của 7 loại tinh dầu: tần, quế, sả, hương
nhu, bạc hà, chúc và rau om trên 8 chủng vi khuẩn
là: Escherichia coli (ATCC 25922, E. coli 92E,
E. coli 82E, E. coli 74E); S. typhimurium; P.
aeruginosa; S. aureus và L. monocytogenes. Kết
quả thể hiện ở Bảng1và Hình1cho thấy tinh dầu
tần có tác dụng kháng khuẩn rất tốt với tất cả các
chủng vi khuẩn thử nghiệm. Nhìn chung, tinh dầu
tần có tác dụng ức chế tốt trên vi khuẩn Gram
dương hơn là vi khuẩn Gram âm. Đặc biệt, tinh
dầu tần có tác dụng ức chế hồn tồn đối với L.
monocytogenes vì vi khuẩn khơng mọc trên toàn
đĩa thạch, kế đến là chủng S. aureus với đường
kính vịng vơ khuẩn là 26 ± 1,0 mm. Trong số
các chủng vi khuẩn Gram âm được thử nghiệm,
tinh dầu tần có tác dụng kháng khuẩn mạnh nhất
đối với E. coli ATCC 25922 (20 ± 1,2 mm) và
yếu nhất đối với P. aeruginosa (7,3 ± 0,6 mm).
Ngoài ra, tinh dầu tần cũng cho thấy tác dụng
kháng khuẩn tốt đối với các chủng E. coli đa
kháng thuốc, đường kính vịng vơ khuẩn đối với
các chủng vi khuẩn này dao động từ 10,7 - 19,7
mm và giảm dần đối với các chủng E. coli đa
kháng với nhiều loại kháng sinh hơn.


Kết quả của nghiên cứu trước đây cũng cho


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

thấy khả năng ức chế của tinh dầu tần mạnh
hơn đối với Staphyloccus spp., so với Escherichia
coli và Pseudomonas spp. (Hassani & ctv., 2012;


Ajitha & ctv., 2014). Do trong tinh dầu tần có
cavacrol có hoạt tính kháng khuẩn mạnh nên rất
có tiềm năng sử dụng tinh dầu tần để ức chế sự
phát triển của các vi khuẩn nhằm kéo dài thời
hạn bảo quản thực phẩm (Baydar & ctv., 2004;
Mith & ctv., 2014).


Tương tự với tinh dầu tần, tinh dầu quế có tác
dụng kháng khuẩn tốt đối với tất cả các chủng vi
khuẩn thử nghiệm và có tác dụng ức chế mạnh đối
với vi khuẩn Gram dương hơn là vi khuẩn Gram
âm; kết quả này cũng phù hợp với các báo cáo
trước đây (Burt, 2004; Trombetta & ctv., 2005;
Shan & ctv., 2007). Vi khuẩn Gram âm có cấu
tạo màng tế bào dày và phức tạp hơn vi khuẩn
Gram dương, điều này tạo ra một số rào cản đối
với sự khuếch tán của các đại phân tử, vì thế
cho phép vi khuẩn Gram âm có khả năng kháng
lại tốt hơn đối với các hợp chất kháng khuẩn có
trong tinh dầu (Nikaido, 2003).


Tinh dầu quế có tác dụng ức chế hiệu quả nhất
đối với vi khuẩn S. aureus và yếu nhất đối với vi
khuẩn P. aeruginosa (đường kính vịng vơ khuẩn
tương ứng là 27 ± 1,7 và 8,3 ± 0,6 mm). Khác
với tinh dầu tần, hoạt động kháng khuẩn của
tinh dầu quế có tác dụng giống nhau đối với các
chủng E. coli đa kháng thuốc (đường kính vịng
vơ khuẩn dao động từ 19-19,3 mm). Theo các
cơng bố trước đây, tinh dầu quế có khả năng ức


chế đối với các chủng vi khuẩn gây bệnh như: S.
aureus, L. monocytogenes, E. coli O157:H7 và S.
typhimurium (Oussalah & ctv., 2007; Kumar &
Kumari, 2019). Kết quả nghiên cứu của Keskin
& Toroglu (2011) cho thấy tinh dầu quế có tác
dụng chống lại P. aeruginosa ATCC 27895, S.
aureus 6538 P và E. coli ATCC 8739 với đường
kính vùng ức chế dao động từ 7-18 mm. Hoạt
tính kháng khuẩn mạnh của tinh dầu quế có thể
được giải thích do thành phần chủ yếu của
trans-cinnamaldehyde có trong tinh dầu quế (Shan &
ctv., 2007; Castilho & ctv., 2012; Mith & ctv.,
2014).


Bảng 1 cũng cho thấy các loại tinh dầu khác
như: sả, hương nhu, bạc hà, chúc và rau om có
tác dụng kháng khuẩn yếu đối với các chủng vi
khuẩn thử nghiệm. Trong nghiên cứu này, tinh
dầu sả, hương nhu, bạc hà và rau om khơng có
tác dụng kháng khuẩn đối với vi khuẩn P.
aerug-inosa. Kết quả này tương tự các nghiên cứu trước
đây kết luận chung là tinh dầu sả không có tác


dụng ức chế đối với chủng P. aeruginosa (Marta
War & ctv., 2004; Pereira & ctv., 2004). Ngược
lại, nghiên cứu của Subramaniam & ctv. (2020)
cho thấy tinh dầu sả có tác dụng ức chế tốt đối với
chủng P. aeruginosa. Trong khi đó, nghiên cứu
của Kin & ctv. (2018) cho thấy tinh dầu hương
nhu có hoạt tính kháng khuẩn đối với E. coli, tuy


nhiên khơng có tác dụng kháng khuẩn đối với
Salmonella spp.


3.2. Nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của tinh
dầu đối với các chủng vi khuẩn nhạy cảm


Kết quả khảo sát nồng độ ức chế tối thiểu
(MIC) của tinh dầu đối với một số loại vi khuẩn
thử nghiệm có đường kính vịng vơ khuẩn: ≥ 4
mm và ≤ 4 mm được thể hiện ở Bảng2. Đối với
tinh dầu tần, MIC của vi khuẩn Gram âm cao
hơn so với vi khuẩn Gram dương. MIC của tinh
dầu tần đối với tất cả các chủng vi khuẩn E. coli,
S. typhimurium và P. aeruginosa (Gram âm) là
4096 µg/mL. MIC của tinh dầu tần đối với S.
aureus và L. monocytogenes (Gram dương) lần
lượt là 1024 và 2048 µg/mL. Nghiên cứu trước
đây của Judith & ctv. (2013) cho thấy tinh dầu
tần có hoạt động kháng khuẩn chống lại các vi
khuẩn đường ruột như Salmonella spp., Shigella
spp., Escherichia coli và Vibrio spp. với giá trị
MIC thấp nhất là 10 µg/mL, thấp hơn so với
trong nghiên cứu này. Có thể là do sự khác nhau
giữa đặc tính hóa lí của tinh dầu sử dụng và sự
khác biệt trong đặc tính của các chủng vi khuẩn
(Matasyoh & ctv., 2008).


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

Hình 1. Khả năng kháng khuẩn của tinh dầu tần (A) và quế (B) đối với các chủng vi khuẩn thử nghiệm.
1 - E. coli ATCC 25922; 2 - E. coli 74E; 3 - E. coli 80E; 4 - E. coli 92E; 5 - S. typhimurium; 6 - P. aeruginosa;
7 - S. aureus; 8 - L. monocytogenes.



Bảng 2. MIC của tinh dầu (µg/mL) đối với các chủng vi khuẩn thử nghiệm


Vi khuẩn Tinh dầu


Tần Quế Sả Hương nhu Bạc hà


Vi khuẩn Gram âm


E. coli ATCC 25922 4096∗∗ 512∗∗ 4096∗ - 2048*


S. typhimurium 4096∗∗ 512∗∗ 8192∗ - 8192∗


P. aeruginosa 4096∗∗ 1024∗∗ - -


-Vi khuẩn Gram dương L. monocytogenes 2048


∗∗ <sub>512</sub>∗∗ <sub>1024</sub>∗ <sub>-</sub> <sub>1024</sub>∗


S. aureus 1024∗∗ 512∗∗ 2048∗∗ 4096∗∗ 1024∗


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

Hình 2. MIC (= 512µg/mL) của tinh dầu quế đối với vi khuẩn S. typhimurium.
Ở các nồng độ tinh dầu cao: 2048 và 4096µg/mL sẽ gây đục ống nghiệm.
do hoạt động kháng khuẩn của tinh dầu bị ảnh


hưởng chủ yếu bởi phương pháp thực hiện, dung
môi, cách xác định MIC, nồng độ tinh dầu và loại
vi khuẩn (Van de Vel & ctv., 2019; Kalemba &
Synowiec, 2020).



4. Kết Luận


Tinh dầu tần và quế có khả năng kháng tốt
đối với 8 chủng vi khuẩn thử nghiệm. Đặc biệt,
tinh dầu cũng có hoạt tính kháng lại các chủng vi
khuẩn đa kháng thuốc được phân lập từ chuỗi chế
biến cá Tra nên rất có tiềm năng ứng dụng thực
tế. Tinh dầu tần có khả năng kháng tốt nhất đối
với L. monocytogenes trong khi tinh dầu quế có
khả năng kháng tốt nhất đối với S. aureus. Đối với
các chủng E. coli ATCC 25922, S. typhimurium,
S. aureus, L. monocytogenes và P. aeruginosa,


giá trị MIC của tinh dầu quế dao động từ
512-1024µg/mL và tinh dầu tần dao động từ
1024-4096µg/mL. Trong khi đó, tinh dầu sả và bạc hà
có MIC chung là 1024µg/mL đối với L.
monocy-togenes.


Lời Cam Đoan


Nghiên cứu này khơng tồn tại bất kỳ mâu
thuẫn nào giữa các tác giả.


Lời Cảm Ơn


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

Tài Liệu Tham Khảo (References)


Ajitha, B., Reddy, Y. A. K., & Reddy, P. S. (2014).
Biosynthesis of silver nanoparticles using Plectranthus


amboinicus leaf extract and its anti-microbial activity.
Spectrochimica Acta Part A: Molecular and
Biomolec-ular Spectroscopy 128, 257-262.


Al-Mariri, A., & Safi, M. (2014). In vitro antibacterial
activity of several plant extracts and oils against some
gram-negative bacteria. Iranian Journal of Medical
Sciences 39, 36.


Baydar, H., Sagdiác, O., ăOzkan, G., & Karadogan, T.
(2004). Antibacterial activity and composition of
es-sential oils from Origanum, Thymbra and Satureja
species with commercial importance in Turkey. Food
Control 15(3), 169-172.


Burt, S. (2004). Essential oils: their antibacterial
prop-erties and potential applications in foods - a review.
International Journal of Food Microbiology 94,
223-253.


Castilho, P. C., Savluchinske-Feio, S., Weinhold, T. S.,
& Gouveia, S. C. (2012). Evaluation of the
anti-microbial and anti-oxidant activities of essential oils,
extracts and their main components from oregano from
Madeira Island, Portugal. Food Control 23, 552-558.
Cetin, B., Cakmakci, S., & Cakmakci, R. (2011). The


investigation of antimicrobial activity of thyme and
oregano essential oils. Turkish Journal of Agriculture
and Forestry 35, 145-154.



Chouhan, S., Sharma, K., & Guleria, S. (2017).
Antimi-crobial activity of some essential oils - present status
and future perspectives. Medicines 4, 58.


CLSI (Clinical and Laboratory Standards Institute).
(2019). Performance standards for antimicrobial disk
susceptibility tests, approved standard (29thed.) CLSI
document M02-A11. Pennsylvania, USA: Clinical and
Laboratory Standards Institute.


da Silva, F. T., da Cunha, K. F., Fonseca, L. M.,
An-tunes, M. D., El Halal, S. L. M., Fiorentini, A. M., da
Rosa Zavareze, E., & Dias, A. R. G. (2018). Action of
ginger essential oil (Zingiber officinale) encapsulated
in proteins ultrafine fibers on the antimicrobial
con-trol in situ. International Journal of Biological
Macro-molecules 118, 107-115.


Desam, N. R., Al-Rajab, A. J., Sharma, M., Mylabathula,
M. M., Gowkanapalli, R. R., & Albratty, M. (2017).
Chemical constituents, in vitro antibacterial and
an-tifungal activity of Mentha Ö Piperita L.
(pepper-mint) essential oils. Journal of King Saud
University-Science.


Dorman, H., & Deans, S. G. (2000). Antimicrobial agents
from plants: antibacterial activity of plant volatile oils.
Journal of Applied Microbiology 88, 308-316.
Hassani, M. S., Zainati, I., Zrira, S., Mahdi, S., &



Oukessou, M. (2012). Chemical composition and
an-timicrobial activity of Plectranthus amboinicus (Lour)
Spring. Essential oil from archipelago of Comoros.
Journal of Essential Oil Bearing Plants 15, 637-644.


Judith, V., Luis, B. R., Tulia, D. & Alfredo, U. (2013).
Chemical composition and antibacterial activity of
the essential oil of Coleus amboinicus Lour., against
enteric pathogens. Journal of Essential Oil Bearing
Plants 12(4), 453-461.


Kalemba, D., & Synowiec, A. (2020). Agrobiological
in-teractions of essential oils of two menthol mints:
Men-tha piperita and menMen-tha arvensis. Molecules 25(1), 59.
Keskin, D., & Toroglu, S. (2011). Studies on antimicrobial
activities of solvent extracts of different spices. Journal
of Environmental Biology 32, 251-256.


Kin, A., Yaki, L. M., Abubakar, I., Olusola, L. F., &
Zubairu, R. (2018). Antibacterial activity of Ocimum
gratissimum (scent leaf) on some pathogenic
gastroin-testinal bacteria. African Journal of Microbiology
Re-search 12, 923-929.


Kordali, S., Kotan, R., Mavi, A., Cakir, A., Ala, A.,
& Yildirim, A. (2005). Determination of the
chemi-cal composition and antioxidant activity of the
essen-tial oil of Artemisia dracunculus and of the anti-fungal
and anti-bacterial activities of Turkish Artemisia


ab-sinthium, A. dracunculus, Artemisia santonicum, and
Artemisia spicigera essential oils. Journal of
Agricul-tural and Food Chemistry 53, 9452-9458.


Kumar, S., & Kumari, R. (2019). Cinnamomum: Review
article of essential oil compounds, ethnobotany,
anti-fungal and antibacterial effects. Open Access Journal
of Science 3(1), 13-16.


La Storia, A., Ercolini, D., Marinello, F., Di Pasqua, R.,
Villani, F., & Mauriello, G. (2011). Atomic force
mi-croscopy analysis shows surface structure changes in
carvacrol-treated bacterial cells. Research in
microbi-ology 162, 164-172.


Magi, G., Marini, E., & Facinelli, B. (2015).
Anti-microbial activity of essential oils and carvacrol, and
synergy of carvacrol and erythromycin, against clinical,
erythromycin-resistant Group A Streptococci.
Fron-tiers in microbiology 6, 165.


Marta War, O., Rodriguez, M., Garcia, G., &
CeliaLierene, R. (2004). Antimicrobial activity of the
essential oil and cream of Cymbopogon citratus (DC.)
stapf. Revcubana Plt Med 2, 44-47.


Matasyoh, L. G., Matasyoh, J. C., Wachira, F. N.,
Kinyua, M. G., Muigai, A. W. T., & Mukiama, T.
K. (2008). Anti-microbial activity of essential oils of
Ocimum gratissimum L. from different populations of


Kenya. African Journal of Traditional,
Complemen-tary and Alternative Medicines 5, 187-193.


Melo, A. D. B., Amaral, A. F., Schaefer, G., Luciano, F.
B., de Andrade, C., Costa, L. B., & Rostagno, M. H.
(2015). Anti-microbial effect against different bacterial
strains and bacterial adaptation to essential oils used
as feed additives. Canadian Journal of Veterinary
Re-search 79, 285-289.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

Nguyen, L. T. H., Bui, T. Q., Le, T. D., & Nguyen, D.
T. N. (2015). Study on the Anti-bacterial Activity of
Essential Oils from Perilla Leaves. Journal of Science
and Development 13, 245-250.


Nikaido, H. (2003). Molecular basis of bacterial outer
membrane permeability revisited. Microbiology and
Molecular Biology Reviews 67, 593-656.


Oussalah, M., Caillet, S., Saucier, L., & Lacroix, M.
(2007). Inhibitory effects of selected plant essential
oils on the growth of four pathogenic bacteria: E.
coli O157: H7, Salmonella typhimurium,
Staphylococ-cus aureus and Listeria monocytogenes. Food Control
18(5), 414-420.


Pereira, R. S., Sumita, T. C., Furlan, M. R., Jorge, A.
O. C., & Ueno, M. (2004). Antibacterial activity of
essential oils on microorganisms isolated from urinary
tract infection. Revista de Saude Publica 38, 326-328.


Shan, B., Cai, Y. Z., Brooks, J. D., & Corke, H. (2007).
Antibacterial properties and major bioactive
compo-nents of cinnamon stick (Cinnamomum burmannii ):
activity against foodborne pathogenic bacteria.
Jour-nal of Agricultural and Food Chemistry 55, 5484-5490.
Srisukh, V., Tribuddharat, C., Nukoolkarn, V.,
Bunyapraphatsara, N., Chokephaibulkit, K.,
Phoom-niyom, S., Chuanphung, S., & Srifuengfung, S.
(2012). Antibacterial activity of essential oils from
Citrus hystrix (makrut lime) against respiratory tract
pathogens. Science Asia 38, 212-217.


Subramaniam, G., Yew, X. Y., & Sivasamugham, L. A.
(2020). Antibacterial activity of Cymbopogon citratus
against clinically important bacteria. South African
Journal of Chemical Engineering 34, 26-30.


Tayel, A. A., El-Tras, W. F., Moussa, S. H., &
El-Sabbagh, S. M. (2012). Surface
decontamina-tion and quality enhancement in meat steaks using
plant extracts as natural biopreservatives. Foodborne
Pathogens and Disease 9(8), 755-761.


Trombetta, D., Castelli, F., Sarpietro, M. G., Venuti, V.,
Cristani, M., Daniele, C., Saija, A., Mazzanti, G., &
Bisignano, G. (2005). Mechanisms of antibacterial
ac-tion of three monoterpenes. Antimicrobial Agents and
Chemotherapy 49(6), 2474-2478.


Van de Vel, E., Sampers, I., & Raes, K. (2019). A review


on influencing factors on the minimum inhibitory
con-centration of essential oils. Critical Reviews in Food
Science and Nutrition 59, 357-378.


</div>

<!--links-->
<a href=''>www.jad.hcmuaf.edu.vn</a>

×