Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

(Thảo luận kinh tế đầu tư) đánh giá hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại việt nam phân tích vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài trong phát triển kinh tế xã hội việt nam thời gian qua

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (336.34 KB, 22 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA KINH TẾ - LUẬT

BÀI THẢO LUẬN
KINH TẾ ĐẦU TƯ

Đề tài: “Đánh giá hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngồi tại Việt Nam.
Phân tích vai trị của đầu tư trực tiếp nước ngồi trong phát triển kinh
tế-xã hội Việt Nam thời gian qua.”

Nhóm thực hiện: Nhóm 7
Lớp HP: 2052FECO2021
GVHD: ThS Vũ Thị Yến

Hà Nội, ngày 20 /10/2020


MỤC LỤC
Lời mở đầu................................................................................................................... 2
Chương I: MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC
NGOÀI ........................................................................................................................ 3
1.1 Khái niệm và các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngồi....................................3
1.1.1 Khái niệm............................................................................................................. 3
1.1.2 Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài.......................................................3
1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài.................4
1.3. Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài..........................................................5
CHƯƠNG II: LIÊN HỆ THỰC TẾ VỚI ĐẦU TƯ QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM
THỜI GIAN QUA........................................................................................................7
2.1. Tổng quát tình hình vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi (FDI) tại Việt Nam.......7
2.2. Tình hình vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt Nam.........................7
2.3. Đánh giá............................................................................................................... 10


2.3.1. Kết quả đạt được từ đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam......................10
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân..................................................................................11
Chương III: VAI TRÒ CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRONG
PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI Ở VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM GẦN
ĐÂY…………............................................................................................................. 15

1


2


LỜI MỞ ĐẦU
Có thể nói trong 10 năm trở lại đây nền kinh tế của đất nước ta đã thay đổi rất
nhiều.Từ một nước nông nghiệp lac hậu chúng ta đã và đang đi lên xây dựng một nước
Việt Nam ấm no, giàu đẹp, và văn minh.
Chúng ta đang trên con đường xây dựng đất nước cơng nghiệp hóa hiện đaịhóa .
Trong đó phải nói đến một sự đóng góp rất tích cực từ những việc làm cho người lao
động.Thu hút được một lượng ngân sách rất lớn cho nhà nước.FDI là một trong những
nguồn vốn tư nước ngoài đầu tư vào nước ta. Những năm gần đây chúng ta đang thu
hút được rất nhiều nguồn vốn này. Điều này đã làm thay đổi rất nhiều bộ mặt kinh tế
nước ta. Nó đang đóng một vai trị rất quan trọng trong việc giúp tăng trưởng kinh tế
nước ta. Nhận thấy việc tìm hiểu về vốn đầu tư nước ngồi FDI là một vấn đề khá hay
và nhận nhiều sự quan tâm, vì vậy nhóm 7 đã quyết định đưa ra đề tài là “Đánh giá
hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngồi tại Việt Nam. Phân tích vai trị của đầu tư trực
tiếp nước ngoài trong phát triển kinh tế-xã hội Việt Nam thời gian qua.”

3



Chương I: MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC
NGỒI
1.1 Khái niệm và các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.1.1 Khái niệm
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (tiếng Anh: Foreign Direct Investment, viết tắt là
FDI) là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào nước khác
bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh. Cá nhân hay cơng ty nước ngồi đó sẽ
nắm quyền quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh này.
Tổ chức Thương mại Thế giới đưa ra định nghĩa như sau về FDI:
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước
chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền
quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các cơng cụ tài
chính khác.Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý
ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư thường
hay được gọi là "công ty mẹ" và các tài sản được gọi là "công ty con" hay "chi nhánh
công ty".
1.1.2 Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngồi
Thứ nhất, đầu tư trực tiếp nước ngồi theo hình thức thành lập tổ chức kinh tế
100% vốn từ nhà đầu tư nước ngồi
Nhà đầu tư nước ngồi được phép thành lập cơng ty theo quy định của pháp
luật doanh nghiệp tại Việt nam. Trước khi thành lập doanh nghiệp, nhà đầu tư phải đáp
ứng các điều kiện về vốn được quy định tại Khoản q Điều 22 Luật Đầu tư 2014; có dự
án đầu tư và phải xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định tại Điều 37
Luật Đầu tư 2014.
Thứ hai, đầu tư trực tiếp theo hình thức thành lập doanh nghiệp liên doanh giữa
các nhà đầu tư trong nước hoặc Chính phủ trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.
Thức đầu tư này rất phổ biến ở Việt Nam. Doanh nghiệp liên doanh được thành
lập tại nước sở tại theo quy định của pháp luật Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên
doanh được ký kết giữa một bên là nhà đầu tư nước ngoài với một bên là nhà đầu tư
trong nước hoặc cơ quan chính phủ nước sở tại.

Thứ ba, đầu tư theo hình thức hợp đồng PPP
4


Đây là hình thức hợp đồng mà theo đó nhà đầu tư ký kết hợp đồng PPP với cơ
quan nhà nước có thẩm quyền nhằm mục đích thực hiện dự án đầu tư xây dựng mới
hoặc cải tạo, nâng cấp, mở rộng, quản lý và vận hành cơng trình kết cấu hạ tầng hoặc
cung cấp dịch vụ công.
1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngồi


Nhân tố chính trị

Đối với nhân tố chính trị , đây là vấn đề được quan tâm đầu tiên của các nhà đầu
tư nước ngồi khi có ý định đầu tư vào một nước mà đối với họ còn nhiều khác biệt .
Khi đó một đất nước với sự ổn định và nhất quán về chính trị cũng như an ninh và trật
tự xã hội được đảm bảo sẽ bước đầu gây cho được tâm lý yên tâm tìm kiếm cơ hội làm
ăn cũng như có thể định cư lâu dài .


Nhân tố kinh tế

Đối với nhân tố kinh tế , bất cứ quốc gia nào dù giàu hay nghèo , phát triển hoặc
đang phát triển đều cần nguồn vốn nước ngoài để phát triển kinh tế trong nước tùy
theo các mức độ khác nhau . Những nước có nền kinh tế năng động , tốc độ tăng
trưởng cao , cán cân thương mại và thanh toán ổn định , chỉ số lạm phát thấp , cơ cấu
kinh tế phù hợp thì khả năng thu hút vốn đầu tư sẽ cao . Ngoài ra , đối với các nhà đầu
tư thì một quốc gia có lợi thế về vị trí địa lý , thuận lợi cho lưu thơng thương mại , sẽ
tạo ra được sự hấp dẫn lớn hơn . Nó sẽ làm giảm chi phí vận chuyển cũng như khả
năng tiếp cận thị trường lớn hơn , rộng hơn.



Nhân tố văn hóa - xã hội .

Mơi trường văn hóa - xã hội ở nước nhận đầu tư cũng là một vấn đề được các nhà
đầu tư rất chú ý và coi trọng . Hiểu được phong tục tập qn , thói quen , sở thích tiêu
dùng của người dân nước nhận đầu tư sẽ giúp cho nhà đầu tư thuận lợi trong việc triển
khai và thực hiện một dự án đầu tư .. Chính vì vậy , mà trong cùng một quốc gia , vùng
hay miền nào có sức tiêu dùng lớn , thu nhập bình quân đầu người đi kèm với thị hiếu
tiêu dùng tăng thì sẽ thu hút được nhiều dự án đầu tư hơn.


Nhân tố pháp lý .

Pháp luật và bộ máy hành pháp có liên quan đến việc chi phối hoạt động của nhà
đầu tư ngay từ khi bắt đầu tìm kiếm cơ hội đầu tư cho đến khi dự án kết thúc thời hạn
hoạt động . Đây là yếu tố có tác động trực tiếp cũng như gián tiếp đến hoạt động đầu
5


tư . Nếu môi trường pháp lý và bộ máy vận hành nó tạo nên sự thơng thống , cởi mở
và phù hợp với thông lệ quốc tế , cũng như sức hấp dẫn và đảm bảo lợi ích lâu dài cho
các nhà đầu tư thì cùng với các yếu tố khác , tất cả sẽ tạo nên một môi trường đầu tư
có sức thu hút mạnh đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
1.3. Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài
1. Đối với các nước đầu tư
 Tích cực
-

Vì được quyền quản lý, điều hành nên chủ đầu tư sẽ đưa ra những quyết định


có lợi cho họ để đảm bảo tính hiệu quả của nguồn vốn đầu tư.
-

Nhà đầu tư nước ngoài được khai thác lợi thế của thị trường đó: có nguồn tài

nguyên thiên nhiên, giá thành lao động rẻ, thị trường tiêu thụ lớn,...để đem lại những
nguồn lợi nhuận khổng lồ.
-

Với hình thức FDI, các chủ đầu tư sẽ tránh được các rào cản bảo hộ mậu

dịch, phí mậu dịch của nước tiếp nhận đầu tư.
 Tiêu cực
-

Khi nhà đầu tư đem vốn đi đầu tư ra nước ngồi thì trong nước sẽ mất đi một

khoản đầu tư. Nước đó cũng có thể rơi vào hồn cảnh khó khăn trong việc tìm nguồn
vốn để phát triển, giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động....
-

Doanh nghiệp FDI sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro nếu nước tiếp nhận đầu tư

xảy ra xung đột vũ trang, thay đổi chính sách đầu tư,..Do đó, các nhà đầu tư FDI sẽ
chọn những nước có mơi trường chính trị ổn định, chính sách kinh tế cởi mở,...
2. Đối với nước nhận đầu tư
 Tích cực
-


Một là, thực hiện tốt việc tiếp nhận FDI đem lại cho nước tiếp nhận nguồn

vốn lớn cho sự phát triển kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường
-

Hai là, thông qua FDI các công ty xuyên và đa quốc gia thường với nguồn

vốn lớn, cơng nghệ cao, trình độ quản lý tiên tiến đã chuyển giao công nghệ và tài sản
vơ hình cho các doanh nghiệp nước tiếp nhận có quan hệ kinh doanh.
-

Ba là, thơng qua FDI, các nước tiếp nhận đầu tư có điều kiện thuận lợi trong

việc tiếp nhận các kỹ năng, phương pháp quản lý, cách thức điều hành tiên tiến của các
công ty xuyên và đa quốc gia.
6


-

Bốn là, thực hiện FDI tại nước tiếp nhận đầu tư, các công ty xuyên và đa

quốc gia sử dụng lao động tại địa phương tạo cơ hội và điều kiện thuận lợi cho người
lao động nâng cao trình độ, kỹ năng và tri thức của họ.
-

Năm là, nhiều quốc gia tiếp nhận đầu tư thực hiện khuyến khích các cơng ty

nước ngồi thành lập các chi nhánh nghiên cứu và phát triển ở nước họ.
-


Sáu là, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các nước đang phát triển sẽ

giúp các doanh nghiệp nước tiếp nhận tiếp cận với thị trường thế giới thông qua liên
doanh và mạng sản xuất, cung ứng trong khu vực và toàn cầu.
-

Bảy là, FDI được thực hiện một cách hiệu quả hướng vào việc hình thành cơ

cấu ngành kinh tế, khu vực kinh tế, tạo điều kiện từng bước khai thác có hiệu quả
nguồn tài nguyên đất nước, chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, thúc đẩy
nền kinh tế hội nhập vào sự phân công lao động và hợp tác quốc tế.
 Tiêu cực
-

Một là, dòng vốn FDI vào các nước đang phát triển có thể làm giảm tỷ lệ tiết

kiệm và đầu tư nội địa. Bằng nhiều biện pháp, chính sách cạnh tranh khác nhau, các
cơng ty xun và đa quốc gia có thể làm phá sản các doanh nghiệp trong nước nhằm
chiếm lĩnh thị trường.
-

Hai là, khai thác và sử dụng quá mức các nguồn tài nguyên thiên nhiênlàm

cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên và gây ô nhiễm môi trường sinh thái.
-

Ba là, làm mất cân đối ngành, vùng kinh tế. Vì các nhà đầu tư thường quan

tâm nhiều đến mục đích thu lợi nhuận, nên vốn đầu tư của họ thường tập trung vào các

ngành, lĩnh vực có lợi nhuận cao. Trong khi đó, các chính phủ thường quan tâm nhiều
đến mục tiêu bảo đảm sự phát triển cân đối cơ cấu kinh tế, phát triển mạnh các vùng
có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn nhằm giảm khoảng cách phát triển với các vùng
khác.
-

Bốn là, chuyển giao công nghệ lạc hậu và gây ơ nhiễm mơi trường. Đây là

những cơng nghệ có khả năng biến nước tiếp nhận trở thành “bãi rác” công nghệ cho
các nhà đầu tư.

7


CHƯƠNG II: LIÊN HỆ THỰC TẾ VỚI ĐẦU TƯ QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM
THỜI GIAN QUA
2.1. Tổng quát tình hình vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt Nam
Trong những năm gần đây, vốn FDI vào châu Á đầu tư cho các ngành cơng
nghiệp máy móc với giá trị gia tăng cao và nhu cầu trên thị trường thế giới lớn mạnh,
như đồ điện gia dụng, ô tô, máy tính cá nhân, v.v. nhưng FDI vào Việt Nam lại chủ yếu
là những ngành dùng nhiều lao động giản đơn như may mặc, giày dép, và trở thành
những ngành xuất khẩu chủ đạo, gần đây tỷ trọng vốn FDI vào ngành công nghiệp
điện tử mới tăng cao. Các doanh nghiệp FDI chủ yếu tập trung vào hoạt động gia công,
lắp ráp, nguyên vật liệu chủ yếu nhập từ nước ngoài nên giá trị gia tăng chưa cao,
trong khi Việt Nam là một nước có thế mạnh về nơng nghiệp, tỷ trọng vốn đầu tư của
các doanh nghiệp FDI vào sản xuất kinh doanh ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản rất
thấp và có xu hướng giảm dần.
Sau thời kỳ cải cách và mở cửa, cùng những đổi mới căn bản trong nhận thức và
đường lối chính sách đầu tư nước ngoài và nhất là FDI Việt Nam đã đạt được nhiều
thành tích.

2.2. Tình hình vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi (FDI) tại Việt Nam
 Tình hình hoạt động
Vốn thực hiện:
Trong năm 2019, ước tính các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải ngân
được 20,38 tỷ USD, tăng 6,7% so với cùng kỳ năm 2018 và tang 14,15%so với cùng
kỳ năm 2017. Trong bối cảnh suy giảm chung của dịng FDI tồn cầu, việc vẫn duy trì
được mức tăng trưởng vốn thực hiện là thành quả đáng khích lệ.
Mặc dù vốn thực hiện của khu vực đầu tư nhà nước năm 2019 tăng so với cùng
kỳ nhưng có thể thấy rằng mức tăng đã suy giảm so với năm 2017 và 2018.

8


2010
2011
2012
2013
2014
2015
2016
2017
2018
2019

Số dự án
1 237
1 191
1 287
1 530
1 843

2 120
2 613
2 741
3 147
3 883

Tổng vốn đăng

Tổng số vốn thực

% so với vốn

ký (TỷUSD)
19.887
15.619
16.348
22.352
21.922
24.115
26.900
30.080
26.300
38.020

hiện (TỷUSD)
11.000
11.000
10.047
11.500
12.500

14.500
15.800
17.500
19.100
20.380

đăng ký
55.3
70.4
61.5
51.4
57.0
60.1
58.7
56.8
72.6
53.6

 Tình hình đăng ký đầu tư
Năm 2019, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của
nhà ĐTNN đạt gần 38,02 tỷ USD, tăng 7,2% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó:
Vốn đăng ký mới:
Năm 2019, cả nước có 3 883 dự án mới được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu
tư, tăng 23,4% số dự án so với cùng kỳ năm 2018. Tổng vốn đăng ký cấp mới 16,75 tỷ
USD, bằng 93,2% so với cùng kỳ năm 2018.
Quy mô vốn đăng ký bình quân của dự án mới giảm từ 5,9 triệu USD năm 2018
xuống còn 4,3 triệu USD năm 2019.
 FDI theo lĩnh vực đầu tư
Số dự


Tổng vốn đăng ký

án

(Tỷ USD)

Tổng số

4 028

38,951

Công nghiệp chế biến, chế tạo

1 365

25,196

1 140

2,594

Dịch vụ lưu trú và ăn uống

106

0,490

Thông tin và truyền thông


310

0,530

Hoạt động kinh doanh bất động sản

127

3,860

Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ

518

1,839

…………….

…..

…….

Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ơ tơ, mơ tơ, xe máy và
xe có động cơ khác

9


Trong năm 2019, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 19 ngành lĩnh vực,
trong đó đầu tư tập trung nhiều nhất vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo với

tổng số vốn đăng ký là 25,196 tỷ USD, chiếm 64,86% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Lĩnh vực hoạt động kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn đăng ký
đầu tư 3,86 tỷ USD, chiếm 10% tổng vốn đầu tư đăng ký. Tiếp theo là các lĩnh vực bán
buôn bán lẻ, hoạt động chuyên môn khoa học công nghệ, …
 FDI theo đối tác đầu tư
Số dự án Tổng vốn đăng ký (Tỷ USD)
TỔNG SỐ

4.028,0

38.951,7

Trong đó:

..

..

Hàn Quốc

1.181,0

8.344,4

Đặc khu hành chính Hồng Cơng
(TQ)

346,0

8.178,3


Xin-ga-po

304,0

4.421,2

Nhật Bản

454,0

4.169,2

CHND Trung Hoa

705,0

4.115,2

Đài Loan

155,0

1.883,1

Quần đảo Virgin thuộc Anh

46,0

1.406,2


………………

…..

…………

Trong năm 2019, đã có 125 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam.
Hàn Quốc dẫn đầu với tổng vốn đăng ký đầu tư 8.3 tỷ USD, chiếm 21,33% tổng số
vốn đăng ký đầu tư vào Việt Nam với 1181 dự án đầu tư; Trung Quốc đứng thứ hai với
tổng vốn đăng ký đầu tư 8.1 tỷ USD chiếm 20,82%, Singapore đứng vị trí thứ 3 với
tổng vốn đầu tư đăng ký là 4.2 tỷ USD.
 FDI theo địa bàn đầu tư
Tỉnh/TP
Hà Nội
TP. Hồ Chí Minh
Bình Dương
Đồng Nai

Số dự án
919
1 365
253
124

Tổng vốn đăng ký (Tỷ USD)
8,669 (22,2% tổng vốn đầu tư)
8,338 (21,3% tổng vốn đầu tư)
3,508
2,178

10


Bắc Ninh
Bà Rịa - Vũng Tàu

254
49

1,695
1,085

Các nhà ĐTNN đã đầu tư vào 62 tỉnh thành phố, trong đó Hà Nội là địa phương
thu hút nhiều vốn ĐTNN nhất với tổng số vốn đăng ký 8,6 tỷ USD, chiếm 22,2% tổng
vốn đầu tư. Vốn đầu tư tại Hà Nội chủ yếu là theo phương thức góp vốn, mua cổ phần
với 6,47 tỷ USD, chiếm tới 76,6% tổng vốn đầu tư đăng ký của Hà Nội.
TP Hồ Chí Minh đứng thứ 2 với tổng vốn đăng ký gần 8,338 tỷ USD, chiếm
21,3% tổng vốn đầu tư. Cũng giống như Hà Nội, đầu tư của TP Hồ Chí Minh theo
phương thức góp vốn, mua cổ phần chiếm tỷ trọng lớn, chiếm 67,5% tổng vốn đầu tư
đăng ký của thành phố và chiếm 58,1% tổng số lượt góp vốn, mua cổ phần của cả
nước.
Tiếp theo lần lượt là Bình Dương, Đồng Nai, Bắc Ninh,...
Trong năm 2019 số lượng các đồn sang làm việc tìm hiểu cơ hội đầu tư tăng khá
mạnh, tăng khoảng 30% so với cùng kỳ năm trước. Các đối tác chủ yếu đến từ Nhật
Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Hồng Kông, Singapore.
2.3. Đánh giá
2.3.1. Kết quả đạt được từ đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam
Nghiên cứu cho thấy, việc thu hút vốn FDI Việt Nam thời gian qua đã mang lại
nhiều kết quả quan trọng. Tổng số dự án FDI đăng ký mới, bổ sung thêm vốn và các
lượt góp vốn tăng nhanh qua các năm, cả về số lượng lẫn giá trị. Báo cáo tình hình thu

hút FDI của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), 5 tháng đầu năm 2019,
Việt Nam tiếp tục ghi dấu mốc kỷ lục mới về giá trị vốn đăng ký đầu tư trong vòng 5
năm trở lại đây.
Tính chung 5 tháng đầu năm 2019, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 19
ngành, lĩnh vực của Việt Nam, trong đó tập trung nhiều nhất là công nghiệp chế biến,
chế tạo với tổng số vốn đạt 12 tỷ USD, chiếm 71,8% tổng vốn đầu tư đăng ký; Lĩnh
vực kinh doanh bất động sản đứng thứ hai, với tổng vốn đầu tư 1,38 tỷ USD, chiếm
8,2% tổng vốn đầu tư đăng ký; thứ ba là lĩnh vực bán buôn, bán lẻ với tổng vốn đầu tư
đăng ký 864 triệu USD, chiếm 5,2% tổng vốn đầu tư đăng ký.

11


Trong 5 tháng đầu năm 2019 đã có 88 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư
tại Việt Nam. Hồng Kông dẫn đầu với tổng vốn đầu tư 5,08 tỷ USD, chiếm 30,4% tổng
vốn đầu tư; Hàn Quốc đứng thứ hai, theo sau là Singapore, Trung Quốc và Nhật
Bản.Đầu tư nước ngồi hiện nay đã có mặt khắp 63 tỉnh, thành phố, trong đó TP. Hồ
Chí Minh vẫn là địa phương dẫn đầu trong thu hút FDI khoảng 45,5 tỷ USD (chiếm
13% tổng vốn đầu tư). Tiếp theo là Hà Nội với khoảng 33,4 tỷ USD (chiếm 9,5 % tổng
vốn đầu tư), Bình Dương là 32,7 tỷ USD (chiếm 9,3% tổng vốn đầu tư).
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân
a) Hạn chế
Bên cạnh những kết quả đã đạt được thì thực tiễn thu hút FDI trong hơn 30 năm
qua cũng đặt ra nhiều vấn đề, hạn chế mà Việt Nam cần phải lưu tâm, đặc biệt trong
bối cảnh chiến lược FDI thế hệ mới đang được xây dựng nhằm đáp ứng đòi hỏi phát
triển của đất nước.
Thứ nhất, môi trường đầu tư và năng lực cạnh tranh của Việt Nam mặc dù đã
được cải thiện, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng hoàn toàn được yêu cầu của các nhà đầu tư
quốc tế. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp tục đổ vào Việt Nam nhưng nhiều doanh
nghiệp FDI vẫn than phiền về những bất cập trong môi trường đầu tư như thủ tục hành

chính rườm rà, hạ tầng và công nghiệp phụ trợ yếu kém, lạm phát gia tăng,… Luật
Đầu tư 2014 đã có nhiều thay đổi đáng kể nhưng lại khiến các nhà đầu tư không kịp
xoay xở và không yên tâm đầu tư kinh doanh. Đây là vấn đề đã được các nhà đầu tư
nước ngoài đề cập nhiều lần tại các hội nghị đầu tư trong và ngoài nước hàng năm.
Thứ hai, Việt Nam đang mất dần lợi thế thu hút FDI so với các nước láng giềng
như Thái Lan, Indonesia, do mất dần lợi thế về nhân cơng, tài ngun và chính sách ưu
đãi. Đặc biệt, gần đây, sự trỗi dậy của Ấn Độ cũng có thể coi là một thách thức lớn đối
với Việt Nam trong việc thu hút FDI.
Thứ ba, việc đẩy nhanh quá trình thu hút nguồn vốn FDI mà khơng có chọn lọc
như trong giai đoạn vừa qua đã dẫn đến nhiều nguồn vốn FDI chất lượng thấp vào Việt
Nam như: quy mô vốn nhỏ, ứng dụng công nghệ thấp, khơng mang tính bền
vững...Trong số các doanh nghiệp FDI đầu tư vào Việt Nam chỉ có khoảng 5% là cơng
nghệ cao, 80% là cơng nghệ trung bình, cịn lại 15% là sử dụng công nghệ thấp và
công nghệ đã lạc hậu.
12


Thứ tư, Quá trình thu hút FDI đã bộc lộ nhiều tồn tại, hạn chế như vốn vẫn đổ
nhiều vào lĩnh vực thâm dụng lao động, ô nhiễm môi trường.Một số doanh nghiệp
FDI đã gây ra sự cố môi trường nghiêm trọng, làm biến đổi hệ sinh thái, ảnh hưởng
đến phát triển kinh tế, an sinh xã hội trên địa bàn và gây bức xúc trong dư luận nhân
dân, cuộc sống, nơi cư trú của các động vật hoang dã, thực vật đã bị xáo trộn, phá hủy,
ảnh hưởng xấu đến đa dạng sinh học, tài nguyên nước, thủy sản, biến đổi khí hậu và
gia tăng ơ nhiễm các lưu vực sơng… Bên cạnh đó cịn là tình trạng chuyển giá, trốn
thuế. Lĩnh vực nông nghiệp và vùng sâu, vùng xa, hải đảo vẫn thiếu vắng các dự án
FDI.
Thứ năm, các nhà đầu tư nước ngoài khi tham gia vào thị trường Việt Nam
thường lo ngại vì thủ tục liên quan phức tạp, rườm rà. Theo kết quả khảo sát của VCCI
(2019), 59% doanh nghiệp có cơng trình xây dựng trong hai năm gần đây cho thấy họ
gặp khó khăn khi thực hiện các thủ tục liên quan đến đất đai, giải phóng mặt bằng…

Bên cạnh đó, các thủ tục trong lĩnh vực thuế phí, bảo hiểm xã hội mất nhiều thời gian
để thực hiện.
Thứ sáu, từ trước đến nay, nguồn lao động giá rẻ, lao động chăm chỉ được xem là
điểm thu hút nhà đầu tư chứ không phải là nguồn nhân lực có kỹ năng, chất lượng cao.
Trong khi đó, để thu hút được những dự án cơng nghệ cao thì nguồn nhân lực của quốc
gia sở tại phải có trình độ, đáp ứng được u cầu của nhà đầu tư. Mặc dù Việt Nam đã
có nhiều cải cách về giáo dục và đào tạo, nhưng nhìn chung chính sách phát triển
nguồn nhân lực của Việt Nam và chính sách phát triển nguồn nhân lực phục vụ khu
vực FDI mới chỉ tập trung theo chiều rộng và chưa chú trọng đến chiều sâu về chất
lượng.

13


b) Ngun nhân
- Mơi trường đầu tư chưa thơng thống minh bạch nên chưa hấp dẫn được các
công ty đa quốc gia.
Mặc dù sự ổn định về chính trị và kinh tế vĩ mô là yếu tố hàng đầu để các nhà
đầu tư đánh giá sự hấp dẫn của môi trường đầu tư của một quốc gia, tuy nhiên yếu tố
này vẫn chưa đủ. Những yếu tố bất cập của mơi trường đầu tư liên quan đến thủ tục
hành chính, đất đai, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực đã khiến các nhà đầu tư nước ngồi,
nhất là các cơng ty đa quốc gia chưa cảm thấy sự hấp dẫn vượt trội của môi trường đầu
tư Việt Nam so với các nước xung quanh.
-

Năng lực của các doanh nghiệp trong nước cịn yếu khơng đáp ứng được

chất lượng để tham gia chuỗi giá trị toàn cầu
Khu vực doanh nghiệp tư nhân trong nước chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa,
năng lực vốn, cơng nghệ, lao động có kỹ năng, kỹ năng quản trị còn yếu, đây là một

nút thắt rất lớn để thu hút được lợi ích từ FDI. Khu vực doanh nghiệp nhà nước có quy
mơ lớn hơn nhưng hoạt động hiệu quả thấp.
Việt Nam chưa có chính sách và giải pháp hiệu quả để thúc đẩy doanh nghiệp
trong nước lớn mạnh, đủ khả năng cung cấp nguyên vật liệu đầu vào, linh kiện công
nghệ cao cho các doanh nghiệp FDI.
-

Ngành công nghiệp hỗ trợ chưa phát triển

Công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam hầu hết là sản phẩm cơng nghiệp hỗ trợ ít, giá
trị tích lũy trong sản phẩm còn thấp, phải nhập khẩu bổ sung. Do đó Việt Nam mới là
một địa điểm lắp ráp chứ chưa trở thành nơi sản xuất và cung ứng toàn cầu.
Thời gian qua, chính sách hỗ trợ phát triển cơng nghiệp hỗ trợ chưa hiệu quả, các
doanh nghiệp Việt Nam vốn ít khơng thể nâng cấp máy móc, cải thiện khả năng sản
xuất.
-

Cơ chế phân cấp nảy sinh nhiều bất cập

Từ năm 2006 việc phân cấp cấp giấy phép dự án FDI được thực hiện phân cấp
mạnh nhưng năng lực của các cơ quan được phân cấp còn yếu khiến công tác thẩm
định, cấp giấy chứng nhận đầu tư cũng như quản lý, giám sát các dự án FDI còn nhiều
lỏng lẻo, dẫn đến chất lượng dự án FDI được cấp phép trong thời gian qua chưa cao.
Nhiều dự án được cấp phép đã phá vỡ một số quy hoạch ngành hay cấp phép nhiều
cho các dự án quy mô lớn nhưng không triển khai hoặc triển khai rất chậm.
14


-


Chính sách ưu đãi đầu tư chưa hiệu quả

Chính sách ưu đãi đầu tư thời gian qua thiếu định hướng, chưa hiệu quả trong
phát triển công nghiệp phụ trợ trong nước. Yếu tố quan trọng tác động đến hoạt động
sản xuất kinh doanh và quyết định đầu tư của doanh nghiệp FDI khơng phải là những
chính sách ưu đãi đầu tư mà là sự ổn định kinh tế, chính trị, chi phí lao động, thuế,
khn khổ pháp lý, chất lượng cơ sở hạ tầng, chất lượng nguồn nhân lực của quốc gia
đó. Trong đó chất lượng nguồn nhân lực là yếu tố then chốt nhất thu hút các doanh
nghiệp FDI.
-

Quy định về môi trường lỏng lẻo

Việt Nam đã và đang áp dụng các quy định về môi trường dành cho các nước đã
và đang phát triển. Tuy nhiên, vẫn còn khơng ít các doanh nghiệp FDI khơng thực hiện
hoặc thực hiện không đầy đủ các cam kết khi đăng ký kinh doanh về đầu tư trang thiết
bị và xử lý chất thải, bảo vệ môi trường.

15


Chương III: VAI TRÒ CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI Ở VIỆT NAM TRONG NHỮNG
NĂM GẦN ĐÂY

Sự hiện diện của các DN FDI trong ba thập kỷ qua đã góp phần “thay da đổi thịt”
nền kinh tế Việt Nam.Chính bởi vậy, đầu tư trực tiếp nước ngồi đóng một vai trị hết
sức quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam, điển hình phải kể đến đó là:
- FDI đóng vai trò bổ sung nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển: Cơ cấu
nguồn vốn đầu tư những năm gần đây tiếp tục dịch chuyển theo hướng tăng tỷ trọng

của khu vực tư nhân - dân cư trong nước và giảm tỷ trọng đầu tư từ khu vực nhà nước
(Hình 2). Theo đó, khu vực nhà nước giảm mạnh tỷ trọng đầu tư tới 6,6 điểm phần
trăm, từ 39,9% năm 2014 xuống còn 33,3% năm 2018. Tuy nhiên, tỷ trọng của khu
vực FDI trong tổng đầu tư cơ bản giữ ổn định ở mức trung bình 23,5% trong cả giai
đoạn 2015 - 2018 (Hình 3) và khẳng định vai trị quan trọng đối với đầu tư phát triển
kinh tế - xã hội Việt Nam.

- Đóng góp vào tăng trưởng GDP và thu ngân sách nhà nước (NSNN): Nguồn
vốn FDI đóng vai trò như là động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Việt
Nam. Mức đóng góp của khu vực FDI trong GDP của cả nước tăng từ 9,3% năm 1995
lên 16,9% năm 2008 và 19,6% năm 2017 (Hình 4). Tỷ trọng thu NSNN từ khu vực
FDI cũng gia tăng đáng kể, từ 1,8 tỷ USD trong giai đoạn 1994-2000 lên 23,7 tỷ USD

16


trong giai đoạn 2011-2015, chiếm gần 14% tổng thu NSNN. Riêng năm 2017, khu vực
FDI đã đóng góp vào NSNN hơn 8 tỷ USD, chiếm 17,1% tổng thu NSNN.

- Gia tăng tỷ trọng xuất khẩu: Thành tích xuất khẩu ấn tượng của Việt Nam nhiều
năm qua ghi dấu ấn đậm nét của các DN FDI. Tỷ trọng đóng góp vào xuất khẩu của
khối này đã tăng mạnh từ dưới 50% tổng kim ngạch trước năm 2003 lên trên 60% và
2012 và tiếp tục tăng vượt 70% từ 2015 trở lại đây (Hình 5).
Tác động lan tỏa xuất khẩu từ DN FDI đến khối DN nội địa được phân tích sâu
trong nghiên cứu của Nguyễn Bích Ngọc (2017) đối với ngành công nghiệp chế biến,
chế tạo. Nghiên cứu cho thấy, các dự án FDI quy mô lớn đã tạo ra cú hích tác động
mạnh mẽ tới kết quả xuất khẩu của các ngành này ở Việt Nam. Sự hiện diện của các
DN FDI trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đã tạo sức ép, buộc các DN trong
nước đổi mới cơng nghệ, cải thiện sản xuất, gia tăng tìm hiểu thị trường xuất khẩu,
tăng cường liên kết thương mại. Lợi thế áp đảo về vốn và công nghệ của các tập đoàn

đa quốc gia đã tạo ra những áp lực không nhỏ tới thị phần xuất khẩu cũng như năng
lực cạnh tranh của các DN nội địa. Thêm nữa, từ góc nhìn vĩ mơ, vị thế của DN FDI
áp đảo trong xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, thực trạng này cũng tạo ra tính bất
ổn đối với việc xuất khẩu, bởi do sản xuất và xuất khẩu của khối FDI phụ thuộc rất
nhiều vào chuỗi cung ứng khu vực và tồn cầu.
- Đóng góp vào tăng trưởng năng suất lao động: Trên phương diện lý thuyết,
dịng vốn FDI có quan hệ qua lại với năng suất lao động (NSLĐ) của nước tiếp nhận,
tuy nhiên cũng cần lưu ý là nó sẽ có tác động tích cực khi khu vực DN nội địa đủ năng
17


lực học hỏi công nghệ mới, hoặc đủ năng lực cung cấp đầu vào cho khối DN FDI.
Theo chiều ngược lại, NSLĐ cũng là nhân tố ảnh hưởng tới thu hút FDI. Theo báo cáo
của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, khu vực FDI đang tạo việc làm cho hơn 3,6 triệu lao động
trực tiếp và khoảng 5-6 triệu lao động gián tiếp. Phân tích từ báo cáo của Tổng cục
Thống kê (2016) cho thấy, theo thời gian khoảng cách NSLĐ giữa các thành phần kinh
tế mặc dù dần được thu hẹp nhưng nhìn chung thì NSLĐ khu vực FDI cao hơn khoảng
1,4 lần so với khu vực kinh tế nhà nước và cao gấp 7 đến 8 lần so với khu vực dân
doanh (Hình 6).

Nghiên cứu của Lê Văn Hùng (2017) đo lường và phân tách đóng góp của khu
vực này vào tăng trưởng NSLĐ trong giai đoạn 2006 - 2016 cho thấy, khu vực FDI
đóng vai trị quan trọng vào thúc đẩy tăng trưởng NSLĐ của Việt Nam. Tuy nhiên,
đóng góp của khu vực FDI vào tăng trưởng NSLĐ được tạo bởi tác động dịch chuyển
lao động từ khu vực NSLĐ thấp (chủ yếu từ khu vực nông nghiệp) sang khu vực FDI
với NSLĐ cao hơn (chiếm 64%). Theo đó, tăng trưởng NSLĐ thực sự từ khu vực FDI
chiếm tỷ lệ nhỏ hơn rất nhiều (36%).Thêm nữa, do mức độ liên kết giữa khu vực FDI
và khu vực nội địa hầu hết đều thấp ở mọi ngành, đặc biệt nhóm ngành cơng nghệ và
kỹ năng cao. Thực trạng này hàm ý khả năng tác động gián tiếp vào NSLĐ của khu
vực FDI thông qua công nghệ và kỹ năng lao động hiện nay còn thấp.

- Tạo tác động lan tỏa công nghệ: Nguồn vốn FDI đã tạo ra tác động lan tỏa
cơng nghệ, góp phần nâng cao trình độ công nghệ thông qua chuyển giao công nghệ
18


(CGCN) và chuyển giao kỹ năng quản lý cho người Việt Nam, tạo sức ép cạnh tranh,
đổi mới công nghệ đối với các DN trong nước. Các kết quả nghiên cứu thực nghiệm
(Carol và cộng sự, 2015; Nguyễn Thị Tuệ Anh và cộng sự, 2015; Trịnh Minh Tâm,
2016; Phạm Thế Anh, 2018) cho thấy, sự hiện diện của các DN FDI có tác động lan
tỏa tích cực đến thúc đẩy đổi mới, CGCN đã giúp cải thiện năng suất của DN trong
nước. Nhìn chung, Việt Nam đã nhận được tác động tích cực từ FDI, song mức độ tác
động tích cực còn thấp, chủ yếu do khả năng cạnh tranh, học hỏi, nhất là liên kết sản
xuất, tham gia vào chuỗi cung ứng của DN trong nước còn yếu. Đây cũng là nguyên
nhân cơ bản hạn chế tác động lan tỏa từ FDI. Thực tế cho thấy, các dự án FDI chủ yếu
tập trung vào lắp ráp, gia công, tỷ lệ nội địa hoá thấp, giá trị tạo ra tại Việt Nam không
cao. FDI chưa tạo được mối liên kết chặt chẽ với DN Việt để cùng tham gia chuỗi giá
trị, chưa thúc đẩy được công nghiệp hỗ trợ Việt Nam phát triển và kinh nghiệm quản lý
chưa đạt như kỳ vọng.
Kết luận :
Như vậy, có thể sơ bộ kết luận nguồn vốn FDI của Việt Nam hiện nay đang thiếu
một sự định hướng và điều tiết mạnh mẽ từ chính phủ.Việc thiếu các chính sách định
hướng nguồn vốn FDI khiến cho nguồn vốn này không thể phát huy tối đa hiệu quả
cho nền kinh tế Việt Nam. Có thể khẳng định nguồn vốn FDI vẫn là một động lực quan
trọng của tăng trưởng kinh tế Việt Nam hiện nay và trong nhiều năm nữa. Tuy nhiên
công tác quản lý và định hướng nguồn vốn này nhằm phát huy tối đa hiệu quả của nó
cũng như hạn chế các mặt tiêu cực đòi hỏi một chiến lược sáng suốt của chính phủ
Việt Nam.

19



CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- tự do- hạnh phúc
BIÊN BẢN LÀM VIỆC NHÓM 7
1. Địa điểm làm việc: Phòng G302 Đại học Thương Mại
2. Thời gian làm việc: Từ 8h đến 10h ngày 6 tháng 10 năm 2020
3. Thành viên có mặt:


Lê Thị Minh Thư ( Nhóm trưởng)



Vương Thị Thảo (Thư kí)



Phạm Thành Tân



Phùng Thị Hồng Thắm



Nguyễn Thanh Thùy



Hồ Thị Phương Thanh




Đỗ Minh Thùy



Trịnh Thị Thúy

4. Mục tiêu: Tìm hiểu tổng quan về bài thảo luận, phân tích yêu c ầu bài
thảo luận, đưa ra các công việc cần làm và thời gian thực hiện cụ th ể cho từng
công việc.
5. Nội dung công việc: Cả nhóm đưa ra ý kiến của mình về đề tài, từ đó
phân cơng cơng việc như sau:


Nhóm trưởng tìm hiểu nội dung phần: mở đầu kết luận , chỉnh sửa và

tổng hợp word


Vương Thị Thảo : làm powerpoint



Phạm Thành Tân – Đỗ Minh Thùy – Phùng Thị Hồng Thắm – Trịnh Th ị

Thúy – Nguyễn Thanh Thùy : Tìm tài liệu các phần được phân công



Hồ Thị Phương Thanh : Thuyết Trình



Thư kí ghi nhận biên bản cuộc họp



Những lần họp còn lại diễn ra tại buổi online trên messenger đ ể trao

đổi và sửa chữa bài hoàn chỉnh.
Hà Nội, ngày 06 tháng 10 năm 2020
Nhóm trưởng

Thư kí

Thư

Thảo

Lê Thị Minh Thư

Vương Thị Thảo
20


21


BIÊN BẢN ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ NHÓM THẢO LUẬN NHÓM 7

Điêm

STT

Ho va tên sinh viên

nhân

Mã SV

đánh
giá
1
2
3
4
5
6
7
8

Lê Thị Minh Thư
Vương Thị Thảo
Phạm Thành Tân
Phùng Thị Hồng Thắm
Hồ Thị Phương Thanh
Nguyễn Thanh Thùy
Đỗ Minh Thùy
Trịnh Thị Thúy


18D160051
18D160048
18D160047
18D160189
18D160188
18D160120
18D160191
18D160330

22

Nhóm
đánh

Ký tên

Ghi chu

giá
Nhóm Trưởng
Thư kí
Thành viên
Thành viên
Thuyết trình
Thành viên
Thành viên
Thành viên




×