Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

cách tiếp cận mới nhằm xác định hạn mức tín nhiệm ngân hàng thương mại tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 80 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG

CÁCH TIẾP CẬN MỚI NHẰM XÁC ĐỊNH HẠN
MỨC TÍN NHIỆM NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
TẠI VIỆT NAM

Mã số: T2013.2.165

Chủ nhiệm đề tài: TS. VÕ HỒNG ĐỨC

Tp.HCM, tháng 11 năm 2013

i


DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

STT

Họ và tên

1

ThS. Nguyễn Đình Thiên

Đơn vị cơng tác
Tập đồn Thành Thành


Cơng

i

Chức vụ
Chun viên phân tích
tổng hợp


TÓM TẮT ĐỀ TÀI

Đề tài “Cách tiếp cận mới nhằm xác định hạn mức tín nhiệm ngân hàng
thương mại tại Việt Nam” được thực hiện nhằm đưa ra một cách nhìn khác, cách tiếp
cận khác đối với vấn đề đang được chú ý khá nhiều cả trong và ngoài nước. Đây là
một đề tài khá mới mẻ tại Việt Nam khi sử dụng lý thuyết mờ trong lĩnh vực kinh tế,
đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.
Nghiên cứu đã thực hiện khảo nghiệm, đánh giá dữ liệu của toàn bộ các ngân
hàng thương mại tại Việt Nam. Với 34 ngân hàng có đầy đủ dữ liệu cần xem xét trong
năm 2011, tình hình tài chính của các ngân hàng thương mại được trình bày thơng qua
kết quả xếp hạng tín nhiệm. Để đánh giá, xem xét sức mạnh và triển vọng của các
ngân hàng, nghiên cứu tiến hành khảo lược lý thuyết phân tích tài chính trong đánh giá
hiệu quả hoạt động của ngân hàng; chỉ tiêu và phương pháp đánh giá của các tổ chức
xếp hạng uy tín trên thế giới và các qui định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam trong hoạt động ngân hàng. Tiếp đó, một bộ 27 chỉ tiêu tài chính dựa trên khung
phân tích CAMELS nhằm phản ánh đầy đủ sức khỏe tài chính của ngân hàng được
chọn lọc một cách kỹ càng để làm nền tảng cho quá trình xếp hạng.
Giai đoạn “mờ hóa”, nghiên cứu đã xây dựng được hàm thành viên cho các chỉ
tiêu xem xét đã phản ánh khá rõ nét về hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại
Việt Nam trong 2 năm 2010 và 2011. Các phân bố được kiểm định tính phù hợp bằng
kiểm định thống kê Chi-Square và Komogorov-Smirnov với mức ý nghĩa chấp nhận là

1%. Tiếp đó, “luật mờ” cũng được xây dựng dựa trên tính chất của các chỉ tiêu tài
chính để phục vụ cho bước “giải mờ”. Kết quả tổng hợp điểm cuối cùng là cơ sở để
xếp hạng tín nhiệm dựa trên mức độ ổn định của ngân hàng.
Nghiên cứu đã đạt được những kết quả có ý nghĩa như: đưa ra bộ tiêu chí dùng
trong đánh giá xếp hạng, sử dụng phương pháp đánh giá định lượng dựa trên toán học
và xác suất thống kê. Do đó, kết quả có thể được sử dụng bởi nhà đầu tư, cổ đông,
người gửi tiền và đặc biệt là Ngân hàng Nhà nước khi xem xét đầu tư, cho ngân hàng
vay vốn, gửi tiền và phân loại ngân hàng trong quản lý vĩ mô.

ii


MỤC LỤC
TĨM TẮT ĐỀ TÀI ..................................................................................................... i
DANH SÁCH HÌNH VẼ ........................................................................................... v
DANH SÁCH BẢNG BIỂU...................................................................................... vi
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................ vii
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN...................................................................................... 1
1.1 Lý do nghiên cứu ................................................................................................ 1
1.2 Câu hỏi và mục tiêu nghiên cứu .......................................................................... 2
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................................ 3
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................... 3
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 4
1.5 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ................................................................................. 5
1.6 Kết cấu đề tài ...................................................................................................... 5
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT .......................................................................... 7
2. 1 Các yếu tố tác động đến rủi ro và sự ổn định của ngân hàng ................................ 7
2.1.1 Chỉ số an toàn vốn (Capital adequacy) ..................................................... 7
2.1.2 Chất lượng tín dụng/tài sản (Asset quality) ............................................... 8
2.1.3 Hiệu quả quản lý (Management) ............................................................... 9

2.1.4 Khả năng sinh lời (Earnings) .................................................................... 9
2.1.5 Thanh khoản (Liquidity) ......................................................................... 10
2.1.6 Độ nhạy cảm với thị trường (Sensitivity to market risks) ......................... 11
2.2 Các nghiên cứu liên quan .................................................................................. 11
2.2.1 Nghiên cứu nước ngoài ........................................................................... 11
2.2.2 Nghiên cứu trong nước ........................................................................... 13
2.2.3 Phương pháp đánh giá của một số tổ chức xếp hạng uy tín..................... 14
2.3 Tổng hợp chỉ tiêu định lượng trong đánh giá sức khỏe tài chính ngân hàng ....... 16
CHƯƠNG 3: LOGIC MỜ VÀ PHÂN PHỐI XÁC SUẤT ..................................... 21
3.1 Tổng quan về logic mờ ...................................................................................... 21
3.2 Quá trình hình thành và phát triển của logic mờ ................................................ 22
3.3 Đặc trưng của logic mờ ..................................................................................... 23
3.3.1 Một số thuật ngữ ..................................................................................... 23

iii


3.3.2 Các hàm thành viên thường gặp ............................................................. 24
3.4 Các phép toán trên tập mờ ................................................................................. 26
3.4.1 Phép hợp mờ........................................................................................... 26
3.4.2 Phép giao mờ.......................................................................................... 26
3.4.3 Luật hợp thành ....................................................................................... 27
3.5 Các nghiên cứu trước về ứng dụng logic mờ trong tài chính .............................. 27
3.6 Lý thuyết về hàm phân phối xác suất ................................................................. 29
CHƯƠNG 4: PHƯƠNG PHÁP XẾP HẠNG TÍN NHIỆM BẰNG LÝ THUYẾT MỜ .. 34

4.1 Mô tả mẫu nghiên cứu ....................................................................................... 34
4.2 Các giả thiết nghiên cứu .................................................................................... 34
4.3 Lựa chọn chỉ tiêu............................................................................................... 35
4.3.1 Lựa chọn chỉ tiêu .................................................................................... 35

4.3.2 So sánh chỉ tiêu với các tổ chức xếp hạng uy tín ..................................... 37
4.4

Xác định trọng số ............................................................................................. 38

4.5 Phương pháp thực hiện xếp hạng ....................................................................... 38
4.5.1 Mờ hóa .................................................................................................. 39
4.5.2 Luật mờ .................................................................................................. 42
4.5.3 Giải mờ .................................................................................................. 43
4.5.4 Tổng hợp điểm ........................................................................................ 45
4.5.5 Phân loại ................................................................................................ 46
CHƯƠNG 5: KẾT QUẢ XẾP HẠNG TÍN NHIỆM .............................................. 49
5.1 Kết quả mờ hóa ................................................................................................. 49
5.2 Kết quả xếp hạng............................................................................................... 52
5.3 So sánh kết quả xếp hạng tín nhiệm năm 2010 và 2011 ..................................... 57
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ .............................................................. 60
6.1 Kết luận............................................................................................................. 60
6.2 Kiến nghị .......................................................................................................... 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 64
PHỤ LỤC A: BẢNG TRA THỐNG KÊ KIỂM ĐỊNH KOLMOGOROV-SMIRNOV .. 69

PHỤ LỤC B: KẾT QUẢ XẾP HẠNG NGÂN HÀNG NĂM 2010 – 2011 ............. 70

iv


DANH SÁCH HÌNH VẼ
Hình 1.1: Qui trình mờ hóa và giải mờ ...................................................................... 11
Hình 2.1. Phương pháp xếp hạng tín nhiệm ngân hàng của Moody’s ......................... 21
Hình 3.1: Đồ thị biểu diễn hàm thành viên về mức độ “tốt” của ROE ....................... 30

Hình 3.2: Đồ thị biểu diễn hàm thành viên về mức độ “tốt” của tỷ lệ cho vay/tổng tiền
gửi ............................................................................................................................. 31
Hình 3.3: Đồ thị biểu diễn kết quả các luật trong phép hợp mờ ................................. 32
Hình 3.4: Đồ thị biểu diễn kết quả các luật trong phép giao mờ ................................ 32
Hình 3.5: Phân phối Weibull với α = 2; và β = 1 và β = 0,5 và hàm mũ .................... 36
Hình 3.6: Hàm mật độ của phân phối Gamma (3;2) .................................................. 37
Hình 3.7: Hàm mật độ của phân phối Normal (0;1) và Normal (0;2)......................... 37
Hình 3.8: Hàm mật độ và tích lũy của phân phối Triangular .................................... 38
Hình 3.9: Hàm mật độ xác suất của Uniform (0;1), Uniform (-2;2) và Uniform (-2;1)39
Hình 4.1: Phân phối thể hiện chỉ tiêu tăng trưởng tổng tài sản năm 2011. ................. 46
Hình 4.2: Hai cách thể hiện phân bố liên tục ............................................................. 49
Hình 4.3: Cách giải mờ trên chỉ tiêu tăng trưởng tổng tài sản năm 2011 ................... 50
Hình 4.4: Cách giải mờ trên chỉ tiêu tỷ lệ nợ ngắn hạn trên tổng nợ năm 2011 ......... 51
Hình 4.5: Minh họa cách xác định điểm từ xác suất phá sản bằng Crystall Ball ........ 52
Hình 5.1. Biểu đồ phân bố xếp hạng ngân hàng năm 2011 ........................................ 63
Hình 5.2. Thống kê xếp hạng ngân hàng thương mại 2 năm 2010 và 2011 ................. 64

v


DANH SÁCH BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Đánh giá phương pháp xếp hạng các ngân hàng .......................................... 20
Bảng 2.2. Nhóm chỉ tiêu sinh lợi và hiệu quả hoạt động trong đánh giá hiệu quả hoạt
động ngân hàng ............................................................................................................. 23
Bảng 2.3. Nhóm chỉ tiêu rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro thị trường, rủi ro lãi
suất, rủi ro phá sản và rủi ro thu nhập trong đánh giá hiệu quả hoạt động ngân hàng .. 24
Bảng 2.4. Nhóm chỉ tiêu cơ cấu vốn và các chỉ tiêu khác trong phân tích hoạt động ngân
hàng ............................................................................................................................. 25
Bảng 4.1. 27 chỉ tiêu tài chính trong đánh giá tình hình tài chính và đo lường độ ổn định
của ngân hàng tại Việt Nam .......................................................................................... 42

Bảng 4.2: Thống kê dữ liệu của chỉ tiêu tăng trưởng tài sản năm 2011 .......................... 45
Bảng 4.3: Tóm tắt các phân phối của chỉ tiêu tăng trưởng tổng tài sản năm 2011 ......... 45
Bảng 4.4: Kiểm định Chi Square phân bố chỉ tiêu tăng trưởng tổng tài sản năm 2011 .. 47
Bảng 4.5: Thang bảng xếp hạng đề nghị ........................................................................ 54
Bảng 5.1: Kết quả mờ hóa các chỉ tiêu xếp hạng năm 2010 và 2011 .............................. 56
Bảng 5.2. Kết quả trùng với phân loại của Ngân hàng Nhà nước .................................. 59
Bảng 5.3 Trình bày các kết quả gần với phân loại của Ngân hàng Nhà nước ................ 60
Bảng 5.4. Một số chỉ tiêu tài chính của NH Đại Á, NH Đông Á, NH Kiên Long, NH Bưu
Điện Liên Việt và ngành ngân hàng ............................................................................... 62
Bảng 5.3: Ma trận thống kê các ngân hàng tăng, giảm và giữ nguyên mức tín nhiệm .... 64

vi


DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
NHTM:

Ngân hàng thương mại

NHNN:

Ngân hàng Nhà nước

XHTN:

Xếp hạng tín nhiệm

TTS:

Tổng tài sản


VCSH:

Vốn chủ sở hữu

EPS:

Lợi nhuận trên mỗi cổ phần

ROA:

Lợi nhuận trên tổng tài sản

ROE:

Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu

vii


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1 Lý do nghiên cứu
Hệ thống ngân hàng đóng vai trị rất quan trọng trong hệ thống tài chính của quốc
gia. Đối với các quốc gia lớn có nhiều sự chi phối vào thị trường tài chính quốc tế như
Hoa Kỳ hay Nhật Bản, hệ thống ngân hàng của các quốc gia này có thể ảnh hưởng đến
tồn bộ nền kinh tế thế giới. Ngân hàng là định chế tài chính trung gian thu hút vốn và
cung cấp tín dụng tạo điều kiện giúp nền kinh tế phát triển. Do đó, sự ổn định của hệ
thống ngân hàng đóng góp rất lớn đến sự ổn định của hệ thống tài chính (Philipp và
các tác giả, 2006). Kể từ sau khi Lehman Brothers - một trong những ngân hàng lâu

đời và hùng mạnh của Mỹ, đổ vỡ, sự nhìn nhận, đánh giá chính xác và sâu sắc hơn
những ảnh hưởng của hệ thống ngân hàng đến nền kinh tế và đến thị trường tài chính
là yêu cầu cần thiết. Chẳng hạn như, Ủy ban Giám sát Ngân hàng (the Basel
Committee on Banking Supervision) đã tiến hành thay đổi một số quy định đối với
hoạt động của ngân hàng, đặc biệt là tỷ lệ an toàn vốn.
Cũng giống như đối với các quốc gia khác, tại Việt Nam, hệ thống ngân hàng
đóng vai trị quan trọng trong nền kinh tế. Trong khi đó, chưa có những nghiên cứu cụ
thể, chi tiết nhằm cung cấp những bằng chứng khoa học xác đáng để đo lường, đánh
giá mức độ ổn định của các ngân hàng trong nước. Hơn bao giờ hết, sự an toàn của hệ
thống ngân hàng trong nước cần được chú ý nhiều hơn. Do đó, NHNN đã quy định
một số chỉ tiêu tài chính của các tổ chức tín dụng phải đạt mức yêu cầu tối thiểu để
giảm thiểu rủi ro trong hoạt động (Thông tư 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010). Các
quy định này được xây dựng mang tính tương đồng với các chuẩn mực của thế giới và
được đánh giá rất khắt khe trong bối cảnh hiện nay. Tuy nhiên, những quy định này là
cần thiết để các ngân hàng hoạt động ổn định và phát triển bền vững.
Hiện nay, có nhiều tổ chức xếp hạng thực hiện đánh giá tín nhiệm ngân hàng để
đo lường “sức khỏe tài chính” của ngân hàng và khả năng thanh khoản của ngân hàng
trên phạm vi toàn thế giới. Moody’s, Standard & Poor’s (S&P) và Fitch là ba tổ chức
xếp hạng lớn và có uy tín nhất trên thế giới với phương pháp xếp hạng rõ ràng và minh
bạch. Một số ngân hàng trong nước như Ngân hàng Thương mại cổ phần (NHTMCP)

1


Á Châu, NHTMCP Quân Đội, NHTMCP Quốc tế, NHTMCP Kỹ Thương, NHTMCP
Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã được xếp hạng bởi các tổ chức này trong bối cảnh
thị trường tài chính trong nước bắt đầu hội nhập với thế giới. Tuy nhiên, kết quả xếp
hạng tín nhiệm ngân hàng trong nước được tiến hành bởi các tổ chức xếp hạng nước
ngoài như S&P thường bị giới hạn bởi trần tín nhiệm quốc gia. Và trong phương pháp
xếp hạng tín nhiệm, các tổ chức xếp hạng này sử dụng rất nhiều các đánh giá định tính

(qualitative assessment). Do vậy, kết quả xếp hạng chưa mang tính khách quan cần
thiết.
Xếp hạng tín nhiệm đóng vai trị rất quan trọng trong thị trường tài chính, đặc
biệt là xếp hạng tín nhiệm ngân hàng. Kết quả xếp hạng là cơ sở cho thị trường tài
chính đánh giá chất lượng các sản phẩm của ngân hàng và độ rủi ro của ngân hàng tốt
hơn. Ngân hàng có “sức khỏe” tốt có cơ hội vay vốn rẻ hơn, tiếp cận thị trường vốn dễ
dàng hơn (Van Laere và ctg, 2012; Jakob và Fabian, 2011). Trong khi đó, giai đoạn
hiện nay, khi hệ thống ngân hàng trong nước đang nhận được sự quan tâm của nhiều
chủ thể trong nền kinh tế và Chính phủ, việc cung cấp những bằng chứng khoa học
nhằm xác định tính hiệu quả và mức độ rủi ro của từng ngân hàng trong hệ thống trở
nên rất quan trọng. Bên cạnh đó, nghiên cứu về đo lường, đánh giá tín nhiệm ngân
hàng chưa được quan tâm đúng mức. Do đó, đề tài nghiên cứu “Cách tiếp cận mới
nhằm xác định hạn mức tín nhiệm ngân hàng thương mại tại Việt Nam” trong giai
đoạn hiện nay là rất cần thiết. Kết quả từ nghiên cứu này sẽ đóng góp vào cơ sở lý luận
khách quan về các phương pháp xếp hạng tín nhiệm ngân hàng, qua đó giúp kết quả
đánh giá, phân loại ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước minh bạch và rõ ràng hơn.
Đồng thời, nghiên cứu cũng góp phần vào nền tảng cơ sở lý luận trong các nghiên cứu
về đánh giá rủi ro hoạt động hoặc xếp hạng tín nhiệm của ngân hàng.
1.2

Câu hỏi và mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Câu hỏi nghiên cứu
Đề tài tập trung phân tích, đưa ra các chỉ tiêu đánh giá và đề xuất phương pháp
đánh giá tín nhiệm, đo lường sự ổn định của ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Do
đó, câu hỏi đặt ra trong nghiên cứu này là:
-

Những yếu tố nào tác động đến sự ổn định của ngân hàng?


2


-

Các phương pháp đo lường, đánh giá sự ổn định (độ rủi ro) của ngân hàng như
thế nào?

-

Lý thuyết mờ là gì?

-

Hiệu quả của ứng dụng lý thuyết mờ trong lĩnh vực tài chính như thế nào?

-

Đánh giá hiệu quả, đo lường rủi ro và xếp hạng tín nhiệm ngân hàng bằng lý
thuyết mờ như thế nào?

-

Kết quả xếp hạng có ý nghĩa như thế nào?

1.2.2 Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu chỉ đạt được khi trả lời đầy đủ các câu hỏi đã đặt ra, do đó mục tiêu
của nghiên cứu là:
-


Xác định được các yếu tố tác động đến tính ổn định và mức độ rủi ro hoạt động
của ngân hàng thương mại tại Việt Nam.

-

Tổng hợp, đánh giá hiệu quả các phương pháp xếp hạng tín nhiệm đã được
nghiên cứu và ứng dụng trên thế giới.

-

Khảo sát lý thuyết mờ và các ứng dụng của lý thuyết mờ trong lĩnh vực tài
chính.

-

Xác định hạn mức tín nhiệm ngân hàng bằng lý thuyết mờ thông qua xây dựng
hàm thành viên, xây dựng luật mờ và trọng số và thang bảng xếp hạng.
Sau khi đạt được các mục tiêu trên đây, kết quả của nghiên cứu sẽ cung cấp bằng

chứng khoa học về sự ổn định trong hoạt động và rủi ro của ngân hàng thương mại
Việt Nam. Qua đó, kết quả nghiên cứu cũng là tiêu chí tham khảo để đầu tư của các tổ
chức, cá nhân, quỹ đầu tư và đặc biệt là cơ sở để minh bạch hóa q trình xếp hạng
của các cơ quan quản lý nhà nước trong phân loại ngân hàng.
1.3

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Sau khi đã xác định vấn đề nghiên cứu, sự cần thiết của đề tài nghiên cứu và
thiết lập được mục tiêu nghiên cứu, đề tài sẽ tập trung hướng đến đối tượng nghiên

cứu đó là các ngân hàng thương mại Việt Nam. Nghiên cứu tập trung phân tích báo
cáo tài chính của các ngân hàng thương mại.

3


1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
Với tốc độ phát triển kinh tế nhanh trong những năm gần đây, hệ thống tài chính
của Việt Nam có những bước đột phá quan trọng. Thị trường chứng khoán đã được
thành lập trên 10 năm nhằm thu hút vốn dài hạn cho nền kinh tế. Bên cạnh đó là làn
sóng thành lập ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho doanh nghiệp hoạt động sản
xuất kinh doanh và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng nhiều của khu vực dân cư.
Tuy nhiên, việc ra đời hàng loạt ngân hàng mà sự kiểm soát rất hạn chế đã đẩy hệ
thống tài chính của Việt Nam vào tình trạng khó khăn khi phải gánh chịu những ngân
hàng yếu kém. Trong khi đó, Ngân hàng Nhà nước cũng chỉ mới thực hiện đánh giá sơ
bộ tính ổn định tài chính cho các ngân hàng trong nước nhằm mục đích phân loại để
quản lý. Tuy vậy, trong nước đến nay vẫn chưa có tổ chức nào đánh giá tín nhiệm
ngân hàng một cách hệ thống và khoa học.
Do đó, phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung chủ yếu đánh giá xếp hạng các
ngân hàng trong nước giai đoạn 2006-2011. Số liệu sẽ được thu thập từ các báo cáo tài
chính, bản cáo bạch, báo cáo thường niên và các thơng tin liên quan. Qua đó, đề tài
nghiên cứu tập trung xếp hạng trong 5 năm gần nhất để cho đo lường độ ổn định của
ngân hàng và đánh giá tình hình tài chính của các đối tượng xem xét. Nghiên cứu tập
trung phân tích, đánh giá và đề xuất các yếu tố định lượng, các chỉ tiêu tài chính cần
thiết trong đo lường tình hình tài chính và đề xuất phương pháp đánh giá rủi ro các
ngân hàng tại Việt Nam.
1.4

Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp định lượng thông qua lý thuyết xác suất thống kê


và lý thuyết mờ để đo lường hạn mức tín nhiệm. Phương pháp định lượng được sử
dụng chủ yếu cho các yếu tố liên quan đến các chỉ số tài chính thơng qua tính tốn các
tỷ số và tỷ trọng. Các phân bố xác suất được dùng để “mờ hóa”, xử lý thơng tin mờ và
“giải mờ” dữ liệu với sự hỗ trợ của phần mềm mô phỏng. Trình tự của quá trình
nghiên cứu được thể hiện như sau:

4


Hình 1.1: Qui trình mờ hóa và giải mờ
1.5

Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Nghiên cứu xếp hạng tín nhiệm sử dụng lý thuyết mờ là một đề tài mới tại Việt

Nam. Mặc dù việc xếp hạng ngân hàng thương mại đang được tiến hành bởi Ngân
hàng Nhà nước và một số tổ chức bên ngoài nhưng với cách tiếp cận sử dụng lý thuyết
mờ thì nghiên cứu này là một trong những nghiên cứu tiên phong. Vì vậy, thành công
của đề tài cũng là nền tảng tham khảo cho các nghiên cứu sau về lý thuyết mờ trong
đánh giá tín nhiệm và các nghiên cứu khác trong lĩnh vực tài chính. Về ý nghĩa thực
tiễn, nghiên cứu sẽ góp phần đưa ra cách nhìn tổng quan hơn về doanh nghiệp được
đánh giá sau khi tổng hợp tất cả các yếu tố được xem xét. Đề tài giúp nhà đầu tư, các
ngân hàng, quỹ đầu tư có cơ sở để xem xét đầu tư và cấp tín dụng hiệu quả hơn. Qua
đó, bản thân doanh nghiệp đánh giá được “sức khỏe” của mình để có những bước cải
thiện, “nâng cấp” chính mình.
1.6

Kết cấu đề tài
Đề tài có kết cấu 6 chương được trình bày theo thứ tự nội dung như sau:

 Chương 1 trình bày lý do nghiên cứu, vấn đề nghiên cứu nhằm thể hiện tính cấp
bách của đề tài. Các mục tiêu và đóng góp của đề tài trong nghiên cứu và thực
tiễn và phương pháp nghiên cứu sơ lược cũng được đề cập.

5


 Tiếp theo, Chương 2 thực hiện khảo lược lý thuyết phân tích báo cáo tài chính
ngân hàng. Qua đó, nghiên cứu sẽ phân tích, tổng hợp các chỉ số tài chính nhằm
làm rõ khả năng đánh giá khách quan tình hình tài chính của ngân hàng thơng
qua các chỉ tiêu định lượng. Trong chương này, nghiên cứu sẽ thực hiện tổng
hợp các nghiên cứu liên quan về đánh giá rủi ro, đo lường ổn định và xếp hạng
tín nhiệm ngân hàng của các tác giả, tổ chức trong và ngồi nước đã thực hiện.
 Để có cái nhìn sơ khởi và cho thấy những đặc điểm, lợi ích của lý thuyết mờ,
Chương 3 trình bày các nội dung: (i) giới thiệu về lý thuyết mờ; và (ii) các
nghiên cứu đã thực hiện trong ngành tài chính sử dụng lý thuyết mờ. Bên cạnh
đó, nghiên cứu cũng trình bày cơ bản về các phân phối xác suất nhằm mục đích
hiểu rõ hơn q trình “mờ hóa”.
 Tuy nhiên, Chương 4 sẽ là phần trình bày rõ hơn về phương pháp nghiên cứu,
từng bước thực hiện xếp hạng tín nhiệm theo lý thuyết mờ. Quá trình thu thập
và xử lý số liệu, các bước mờ hóa, xác định luật mờ, giải mờ và tổng hợp kết
quả xếp hạng sẽ được trình bày chi tiết.
 Với nền tảng có được từ chương 4, kết quả phân loại ngân hàng và thang bảng
xếp hạng theo lý thuyết mờ được thể hiện trong Chương 5. Đồng thời, nghiên
cứu cũng thực hiện giải thích, bình luận các kết quả có được.
 Cuối cùng, Chương 6 là phần đưa ra tổng kết các vấn đề nghiên cứu đạt được,
những hạn chế chưa giải quyết được và kiến nghị đối người sử dụng kết quả và
những nghiên cứu sau.

6



CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Ngân hàng là một trong các định chế tài chính quan trọng nhất trong nền kinh
tế. Thị trường tài chính và nền kinh tế nói chung rất nhạy cảm với những bất ổn của
hệ thống ngân hàng. Quản trị ngân hàng chịu ảnh hưởng rất lớn đến các ngân hàng nói
riêng và hệ thống tài chính quốc tế nói chung (Frank và Nikola, 2011, Peter, 2008;
Charles và Miguel, 2008; Trifonova và Zlateva, 2012). Việc đánh giá tình hình tài
chính ngân hàng là rất quan trọng để có thể kiểm sốt tình hình hoạt động nhằm phản
ứng kịp thời với các rủi ro mà ngân hàng có thể tạo ra cho nền kinh tế. Xếp hạng tín
nhiệm là một trong những cách đánh giá năng lực tài chính, đo lường độ rủi ro của hệ
thống ngân hàng nói chung và từng ngân hàng nói riêng.
2. 1

Các yếu tố tác động đến rủi ro và sự ổn định của ngân hàng
Các nghiên cứu đánh giá về tính ổn định và tình hình tài chính của ngân hàng

đều cho rằng cần xem xét 2 nhóm yếu tố trong quá trình xếp hạng ngân hàng là: (i) yếu
tố vĩ mơ (bao gồm các yếu tố như chính trị, luật pháp, lãi suất, lạm phát); và (ii) yếu tố
vi mô (các chỉ tiêu tài chính của từng ngân hàng) (Liliana, 2001; Mabwe và Robert,
2010). Trong đánh giá tình hình tài chínhnội tại các ngân hàng thì phân tích chỉ số tài
chính được quan tâm nhiều nhất.
Trong đánh giá tài chính ngân hàng thì CAMELS là hệ thống được sử dụng phổ
biến nhất (Dang Uyen, 2011; Kabir và Dey, 2012). CAMELS bao gồm các yếu tố: (i)
Chỉ số an toàn vốn (Capital adequacy); (ii) Chất lượng tài sản (Asset quality); (iii)
Quản trị (Management); (iv) Khả năng sinh lợi (Earnings); (v) Tính thanh khoản
(Liquidity); và (vi) Độ nhạy của ngân hàng với rủi ro của thị trường (Sensitivity to
market risks). Bên cạnh đó, Peter và Sylvia (2008) cũng đề xuất một vài nhóm chỉ tiêu
khác trong đánh giá hiệu quả và đo lường độ ổn định của một ngân hàng thương mại.

Sau đây là các nhóm chỉ tiêu chính trong đánh giá rủi ro và hiệu quả hoạt động của
ngân hàng.
2.1.1 Chỉ số an toàn vốn (Capital adequacy)
Các chỉ tiêu cơ cấu tài chính nhằm cho thấy tỷ lệ của từng hạng mục tạo nên tài
sản của ngân hàng. Cũng như doanh nghiệp, cơ cấu vốn rất quan trọng đối với một

7


ngân hàng. Nếu ngân hàng tập trung quá nhiều vào tài sản cố định sẽ làm giảm tài sản
sinh lợi thì khả năng sinh lợi của ngân hàng cũng giảm sút. Tuy nhiên, ngân hàng lại
là một tổ chức kinh doanh sử dụng đòn bẩy lớn. Đặc biệt, theo lịch sử thống kê xếp
hạng của Moody’s, tỷ lệ vốn có tương quan nghịch với mức xếp hạng; các ngân hàng
có tỷ lệ địn bẩy lớn thường có mức xếp hạng cao (Bauer và ctg, 2012).
Bên cạnh đó, tỷ lệ an toàn vốn (Capital Adequacy Ratio) phản ánh rủi ro của
ngân hàng (BIS, 2011; Li và Xiao, 2012). Tỷ lệ an tồn vốn là tỷ lệ của vốn tự có so
với tài sản “Có” rủi ro (Ngân hàng Nhà nước, 2010). Tỷ số này cho thấy mức độ an
toàn vốn của ngân hàng. Rủi ro tín dụng càng lớn rủi ro phá sản càng cao. Do vậy, để
giảm dần rủi ro của hệ thống ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước (2010) đã nâng chỉ tiêu
an toàn vốn của ngân hàng tại Việt Nam lên 9% để theo kịp với qui định của BIS
(2011). Đây là một chỉ tiêu được xem xét nhiều nhất, chú ý nhất trong phân tích tài
chính của một ngân hàng. Nhóm cơ cấu tài chính giúp nhà phân tích đánh giá tốt hơn
về khả năng thanh khoản của ngân hàng (Nguyễn Văn Nam và ctg, 2004; Peter và
Sylvia, 2008).
2.1.2 Chất lượng tín dụng/tài sản (Asset quality)
Cấp tín dụng cho các tổ chức, cá nhân rủi ro giúp ngân hàng có thể thu lại
nguồn lợi nhuận cao hơn tài sản ít rủi ro. Tuy nhiên, ngân hàng phải đối mặt với việc
mất đi nguồn vốn và làm giảm lợi nhuận của ngân hàng do phải trích lập dự phòng rủi
ro. Nguồn vốn dự phòng rủi ro được đánh giá là nguồn vốn “chết”, khơng cịn được
tính là tài sản sinh lợi (Judijanto và Khmaladze, 2003). Nhóm chỉ tiêu này được

Podviezko,A., Ginevičius, R. (2010), Kabir và Dey (2012); Lee và ctg (2012); Nguyễn
Văn Nam và ctg, (2004) đề xuất sử dụng trong mơ hình đánh giá sức khỏe trong các
nghiên cứu trước đây.
Theo Bauer và ctg (2012), chất lượng tài sản là yếu tố chính quyết định thu
nhập trong tương lai. Chất lượng tài sản giúp cho vốn tiếp tục được sinh lợi. Danh
mục cho vay là thành phần lớn nhất trong bảng cân đối kế toán của ngân hàng. Do đó,
chất lượng tín dụng được coi là một thành phần quan trọng trong việc xác định mức độ
tín nhiệm của ngân hàng.

8


Do vậy, để đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng cần chú ý đến tỷ lệ nợ
xấu và khoản dự phịng rủi ro mà ngân hàng phải trích lập. Ngân hàng thương mại tại
Việt Nam phải thực hiện phân loại nợ và lập dự phịng rủi ro tín dụng đối với các
khoản cho vay và ứng trước cho khách hàng theo qui định của Ngân hàng Nhà nước
(2013).
2.1.3 Hiệu quả quản lý (Management)
Kiểm sốt tốt chi phí trong hoạt động kinh doanh sẽ giúp ngân hàng cải thiện
được lợi nhuận và nâng cao hiệu quả hoạt động. Xem xét tỷ trọng chi phí dựa trên qui
mơ tài sản và trên thu nhập của ngân hàng giúp đánh giá được khả năng quản lý của
ban quản trị một cách tốt nhất (Podviezko và Ginevičius, 2010; Gupta và Aggarwal,
2012).
Trong khi đó, lợi nhuận từ dịch vụ là chỉ tiêu ít được đề cập trong các nghiên
cứu trước đây trong phân tích hoạt động ngân hàng. Tuy nhiên, Gupta và Aggarwal
(2012) nhận thấy sự cần thiết của yếu tố này trong đánh giá hiệu quả quản lý. Tỷ trọng
lợi nhuận từ dịch vụ càng lớn thì giá trị gia tăng của ngân hàng càng lớn, chất lượng
phục vụ khách hàng càng cao. Vì vậy, ngân hàng sẽ có được những nguồn thu ổn định
và bền vững trong quá trình phát triển.
2.1.4 Khả năng sinh lời (Earnings)

Trong quá trình hoạt động, ngân hàng phải chịu sức ép rất lớn từ cổ đông, người
gửi tiền, nhân viên, khách hàng vay vốn và đồng thời phải chịu những qui định khắt
khe từ Ngân hàng Nhà nước. Trong đó, yếu tố tối đa hóa giá trị của ngân hàng luôn là
mục tiêu lớn nhất. Để đạt được lợi nhuận thì khả năng quản lý của ban quản trị đóng
vai trị quan trọng. Hai nhóm chỉ tiêu đánh giá tốt nhất các yếu tố này trong phân tích
ngân hàng là Nhóm hiệu suất sinh lời và Hiệu quả quản lý (Nguyễn Văn Nam và ctg,
2004; Peter và Sylvia, 2008).
Mục tiêu đối đa hóa lợi nhuận được cụ thể và lượng hóa bằng việc tối đa hóa lợi
nhuận sau thuế và lợi nhuận trên vốn cổ phần (Nguyễn Minh Kiều, 2007). Lợi nhuận
sau thuế sẽ là nguồn lợi nhuận cịn lại dành cho cổ đơng sau khi trừ tất cả các chi phí.
Đây là lợi ích mà hầu hết các cổ đông quan tâm. Lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)
và Lợi nhuận trên vốn chủ (ROE) là hai chỉ tiêu tài chính được dùng trong đánh giá

9


hiệu suất sinh lời phổ biến nhất của hoạt động ngân hàng (Judijanto và Khmaladze,
2003; Gupta và Aggarwal, 2012). Trong khi đó, thu nhập cận biên trước những giao
dịch đặc biệt, tỷ lệ thu nhập lãi thuần, tỷ lệ thu nhập hoạt động là các tỷ số nhằm phân
tích những góc cạnh khác về khả năng sinh lời của ngân hàng (Nguyễn Văn Nam và
ctg, 2004; Peter và Sylvia, 2008).
Tỷ lệ lãi cận biên (Net Interest Margin) và tỷ lệ thu nhập ngồi lãi cận biên là
các thước đo tính hiệu quả cũng như khả năng sinh lời. Tỷ lệ này chỉ ra năng lực của
Hội đồng quản trị trong việc duy trì sự tăng trưởng của các nguồn thu so với mức tăng
chi phí (Nguyễn Văn Nam và ctg, 2004). Với đặc thù, chi phí đầu vào chính là lãi tiền
gửi mà ngân hàng phải chi trả cho người gửi tiền nên khả năng sinh lời của ngân hàng
phụ thuộc rất lớn vào yếu tố huy động vốn. Tỷ lệ lãi cận biên và chi phí huy động vốn
là thước đo đánh giá yếu tố này rất tốt (Nguyễn Minh Kiều, 2007; Peter và Sylvia,
2008; Podviezko và Ginevičius, 2010; Kabir và Dey, 2012; Lee và ctg, 2012; Gupta và
Aggarwal, 2012).

2.1.5 Thanh khoản (Liquidity)
Kinh doanh cốt lõi của ngân hàng là kinh doanh rủi ro. Do đó, bên cạnh việc tối
đa hóa lợi nhuận thì ngân hàng cần phải chú ý đến mức độ rủi ro và khả năng thanh
khoản. Thiếu thanh khoản luôn là nguyên nhân sâu xa của sự đổ vỡ của ngân hàng
(Bauer et al., 2012). Một ngân hàng được xem là có khả năng thanh khoản tốt nếu như
ngân hàng có thể có được những khoản vốn khả dụng với chi phí thấp ngay tại thời
điểm có nhu cầu (Nguyễn Văn Nam và ctg, 2004). Nếu ngân hàng dự trữ thanh khoản
quá nhiều sẽ bỏ qua cơ hội sinh lời của đồng vốn vay. Ngược lại, cho vay quá nhiều
sẽ dẫn đến trạng thái mất thanh khoản, làm gia tăng rủi ro của ngân hàng.
Tỷ lệ cho vay/Tài sản (Loan/Asset Ratio) được sử dụng để đánh giá chất lượng
tài sản có của ngân hàng. Ngân hàng có tỷ lệ cho vay cao thì khả năng sinh lợi được
cải thiện (Nguyễn Minh Kiều, 2007). Tỷ lệ cho vay/tiền gửi (Loan/Deposit Ratio) cho
thấy mức độ tận dụng nguồn vốn đầu vào để sinh lợi. Nhưng tỷ lệ này cũng đánh giá
được mức độ dự trữ thanh khoản của ngân hàng (Gupta và Aggarwal, 2012; Lee và
ctg; 2012).

10


2.1.6 Độ nhạy cảm với thị trường (Sensitivity to market risks)
2.1.6.1 Tốc độ tăng trưởng
Nhóm chỉ tiêu tăng trưởng là bộ chỉ số đo lường tốc độ phát triển của ngân
hàng qua từng giai đoạn. Bằng cách tính tốn tăng trưởng tổng tài sản, lợi nhuận trên
từng cổ phiếu cho thấy nguồn vốn và lợi nhuận mà ngân hàng và cổ đông nhận được
cho thấy nguồn vốn của nhà đầu tư phát triển ở mức độ nào. Từ đó, nhà phân tích, cổ
đơng có thể thấy được tiềm năng tăng trưởng của ngân hàng. Nhóm chỉ tiêu này được
các tác giả Judijanto và Khmaladze (2003), Podviezko và Ginevičius (2010), Lee và
ctg (2012) dùng trong mơ hình đánh giá, khảo sát độ ổn định của ngân hàng trong
nghiên cứu của mình.
2.1.6.2 Rủi ro lãi suất

Rủi ro lãi suất được xem là một trong những rủi ro thị trường có tác động lớn
đến hệ thống ngân hàng nói chung và từng loại hình ngân hàng trong nền kinh tế nói
riêng. Rủi ro lãi suất tồn tại dưới nhiều hình thức: (i) rủi ro về tái định giá hàng hóa khi
lãi suất thay đổi (repricing risk), (ii) rủi ro từ đường cong lãi suất (yield curve risk), và
(iii) rủi ro cơ sở (basis risk). Cái chung nhất và dễ nhận thấy là rủi ro lãi suất tác động
trực tiếp và nhiều nhất đến tỷ lệ lãi cận biên của các ngân hàng (English, 2002). Tuy
vậy, rủi ro lãi suất có tác động khác nhau đến từng loại hình ngân hàng. Tại Đức,
Entrop và ctg (2007) cho thấy ngân hàng lớn lại có rủi ro lãi suất lớn hơn ngân hàng
nhỏ cũng như các ngân hàng tiết kiệm và hợp tác gặp nhiều rủi ro về lãi suất hơn các
ngân hàng thương mại tư nhân.
2.2

Các nghiên cứu liên quan

2.2.1 Nghiên cứu nước ngoài
Trong nghiên cứu phá sản ngân hàng tại thị trường Indonesia, Judijanto và
Khmaladze (2003) đã chọn lọc 12 chỉ số từ 32 chỉ tiêu tài chính. Các nhóm chỉ tiêu tài
chính bao gồm: lợi nhuận, hiệu quả hoạt động, chất lượng tài sản, cơ cấu vốn, tăng
trưởng, thanh khoản. Mẫu nghiên cứu bao gồm 213 ngân hàng giai đoạn 1994 -1996
đã được tổng hợp và chia thành các nhóm tùy thuộc vào tình hình tài chính của ngân
hàng. Ba nhóm bao gồm: (i) ngân hàng đang sáp nhập hoặc phá sản, (ii) ngân hàng có
vấn đề và chịu sự giám sát của Ủy ban Tái cấu trúc Indonesia; và (iii) ngân hàng hoạt

11


động bình thường. Kết quả nghiên cứu cho thấy báo cáo tài chính và phân tích tài
chính, mặc dù thơng tin có phần hạn chế, nhưng vẫn có thể khai thác để đánh giá “sức
khỏe” ngân hàng.
Trong báo cáo của Quỹ tiền tệ thế giới (IMF), đo lường sự ổn định ngân hàng

nhằm đánh giá những thay đổi làm tác động đến sự ổn định của hệ thống ngân hàng tại
các quốc gia như Mỹ và Châu Âu là vấn đề trọng tâm. Trong báo cáo này, Charles và
Miguel (2008) đã tiến hành xem xét thực nghiệm các tác động của ngân hàng có vốn
đầu tư nước ngồi đến hệ thống tài chính ở các quốc gia như Mỹ latinh, Châu Á và
Đông Âu. Nghiên cứu đã đo lường sự ổn định của ngân hàng thông qua:
o

Đánh giá rủi ro chung hệ thống ngân hàng.

o

Đánh giá rủi ro riêng lẻ từng ngân hàng.

o

Đánh giá rủi ro từng ngân hàng tác động lên hệ thống.

o

Đánh giá ảnh hưởng rủi ro các ngân hàng với nhau.

Nghiên cứu này đã ứng dụng xác suất thống kê trong tính tốn mức chịu đựng
thanh khoản của các ngân hàng trong từng đánh giá.
Askoldas và Romualdas (2010) đã thực hiện nghiên cứu về tác động của các chỉ
tiêu tài chính trong đánh giá tình hình tài chính và đo lường độ ổn định của ngân hàng.
Các tác giả đã sử dụng 40 chỉ số tài chính theo phương pháp CAMELS để đánh giá các
ngân hàng tại Lithuania. Mục đích của nghiên cứu là đưa ra bộ tiêu chí để đánh giá độ
ổn định của ngân hàng trong nước nhằm phục vụ cho khách hàng gửi tiền. Nghiên cứu
cũng đã đạt được một số kết quả có thể ứng dụng thực tế trong đo lường rủi ro ngân
hàng dựa trên các chỉ tiêu tài chính.

Mabwe và Robert (2010) thực nghiệm về hoạt động của ngân hàng trước và sau
khủng hoảng giai đoạn 2005 - 2009 tại Nam Phi. Các ngân hàng thương mại lớn được
đánh giá về lợi nhuận, thanh khoản và chất lượng tín dụng thơng qua 7 yếu tố tài
chính. Kết quả chỉ ra rằng có sự sụt giảm đáng kể về lợi nhuận, thanh khoản thấp, chất
lượng tín dụng xấu khi khủng hoảng xảy ra với tất cả ngân hàng. Nghiên cứu cũng đã
phát hiện ra rằng mức độ thanh khoản trong các ngân hàng thương mại Nam Phi đã đạt
đến mức đáng báo động sau khủng hoảng.
Askoldas và Romualdas (2011) nhận định cuộc khủng hoảng hiện tại đã làm gia
tăng nguy cơ phá sản của ngân hàng. Kế thừa nghiên cứu các đánh giá ngân hàng

12


trước đó, các tác giả đã phát triển qui trình phân tích đánh giá ngân hàng thương mại.
Theo đó, bước lựa chọn chỉ tiêu được xem là bước khởi đầu và là bước quan trọng
nhất. Tác giả đã chọn lựa 10 chỉ tiêu từ 32 chỉ số tài chính ban đầu theo khung phân
tích CAMELS. Từ kết quả đạt được, các tác giả kết luận yếu tố định lượng đóng vai
trò rất quan trọng trong đo lường ổn định và rủi ro của ngân hàng.
Gupta và Aggarwal (2012) đã dùng 12 chỉ số định lượng nhằm đánh giá hoạt
động của các ngân hàng tại Ấn Độ trước và sau khi gia nhập WTO, đặc biệt thời điểm
Ấn Độ phải mở cửa ngành ngân hàng vào năm 2005. Các chi số trong nghiên cứu
nghiêng về hiệu quả hoạt động của ngân hàng mà chưa đề cập đến các yếu tố khác như
cơ cấu vốn, chất lượng tài sản, tính thanh khoản. Tuy nhiên, kết quả đánh giá cũng
phản ánh khá tốt tình trạng của ngân hàng. Nghiên cứu cho thấy chính sách mở cửa
lĩnh vực ngân hàng đã có những tác động tích cực.
2.2.2 Nghiên cứu trong nước
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2012) chủ trương thực hiện phân loại NHTM và
ngân hàng quốc doanh trong nước nhằm mục đích phân bổ hạn mức tăng trưởng tín
dụng. Các tổ chức tín dụng được phân loại thành 4 nhóm: (i) Nhóm 1 tăng trưởng tối
đa 17%, (ii) Nhóm 2 tăng trưởng tối đa 15%, (iii) Nhóm 3 tăng trưởng tối đa 8%; và

(iv) Nhóm 4 khơng được tăng trưởng. Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước chưa cơng bố
những tiêu chí cụ thể để đánh giá.
Trong khi đó, các nghiên cứu về xây dựng, đánh giá XHTN ngân hàng ở Việt
Nam không phổ biến. Nhóm tác giả khơng thể tìm được bất kỳ một nghiên cứu chính
thống nào về xếp hạng các ngân hàng ở Việt Nam, ngoại trừ nghiên cứu duy nhất được
đề cập trong năm 2012. Trong báo cáo thường niên chỉ số tín nhiệm Việt Nam 2012,
Nguyễn Hữu Lục và các tác giả (2012) đã cơng bố xếp hạng tín nhiệm của 32 NHTM
trong nước lần đầu tiên. Tuy nhiên, các ngân hàng đã phản ứng mạnh mẽ với kết quả
xếp hạng do kết quả chưa đánh giá đúng tình hình tài chính của ngân hàng và quan
trọng hơn, các tiêu chí xếp hạng mang tính chủ quan và quá trình xếp hạng chưa đầy
đủ và chưa thể hiện được tính minh bạch cần thiết.
Các nghiên cứu về xếp hạng tín nhiệm tại Việt Nam chưa được quan tâm đúng
mức mặc dù đây là một đề tài rất cần thiết và mang tính ứng dụng cao. Đặc biệt,
những nghiên cứu về xếp hạng tín nhiệm ngân hàng lại càng hiếm. Cho đến thời điểm

13


hiện tại, ngoài nghiên cứu vừa đề cập ở trên, tác giả đã khơng thể tìm được thêm bất
kỳ nghiên cứu xếp hạng tín nhiệm ngân hàng trong nước nào.
2.2.3 Phương pháp đánh giá của một số tổ chức xếp hạng uy tín
Trong phần 2.2.1 và 2.2.2, một số nghiên cứu liên quan đến đo lường độ ổn
định và đánh giá rủi ro ngân hàng thông qua các chỉ tiêu tài chính dựa trên khung phân
tích CAMELS đã được trình bày. Về phương pháp đánh giá xếp hạng ngân hàng, các
tổ chức xếp hạng uy tín trên thế giới như Moody’s, Standard and Poor’s và Fitch cũng
sử dụng các chỉ tiêu tài chính khi đánh giá tình hình tài chính riêng lẻ và đo lường rủi
ro nội tại của từng ngân hàng. Phương pháp xếp hạng của 3 tổ chức nêu trên có thể
được tóm tắt như Bảng 2.1 sau đây.
Bảng 2.1. Đánh giá phương pháp xếp hạng các ngân hàng
Fitch

Đánh giá riêng từng
ngân hàng
(Sức mạnh tài chính
nội tại)

Phân tích dựa vào
nguồn vốn khơng trực
tiếp, kinh phí và rủi ro
thanh khoản

Đánh giá xếp hạng
của tổ chức đánh giá
(Có tác động từ bên
ngoài)
Đánh giá mở rộng

Kết quả xếp hạng
riêng của ngân hàng là
mức sàn trong cách
đánh giá này
Dựa trên:

Xếp hạng tín nhiệm
quốc gia

Rủi ro hệ thống có tác
động đến xếp hạng
ngân hàng?

Những thay đổi chính

gần nhất

Moody’s

Standard & Poor’s
Tập trung đánh giá hoạt
Tập trung đánh giá triển động điều chỉnh rủi ro hiệu
vọng về tỷ lệ vốn dựa vào suất và khả năng tăng
các khoản lỗ dự kiến.
trưởng vốn từ các khoản lợi
nhuận
Dựa trên cách đánh giá
Đánh giá triển vọng hệ
xếp hạng riêng của
thống ngân hàng dựa trên
Moody về ngân hàng và
rủi ro hệ thống
các yếu tố hỗ trợ
Dựa trên:
Dựa trên:

- Chỉ số vĩ mơ.
Khơng có
- Trung bình xếp
hạng các ngân hàng.
Khơng.
Đánh giá triển vọng hệ
thống ngân hàng dựa
trên rủi ro hệ thống
ngân hàng.


Không.
Đánh giá triển vọng hệ
thống ngân hàng dựa trên
rủi ro hệ thống ngân
hàng.

- Chỉ số vĩ mô
- Ngành và mơi trường
kinh doanh
Có, dựa vào:
- Tỷ số vĩ mơ tại
- Ngành và môi trường kinh
doanh

Phát triển phương pháp
đánh giá (2011)
Phát triển cách đánh giá
Phân tích rủi ro hệ
Nhấn mạnh:
xếp hạng riêng dựa trên
thống (2005)
- Rủi ro toàn hệ thống
đánh giá bổ sung (2007)
- Tạo sự liên kết từ lợi
nhuận đến nguồn vốn
Nguồn: Frank và Nikola (2011)

14



Cụ thể hơn, các bước xếp hạng và các yếu tố tác động đến kết quả xếp hạng riêng lẻ
và tổng thể của một ngân hàng của tổ chức đánh giá mức độ tín nhiệm của Moody’s
được thể hiện trong Hình 2.1.

Các chỉ tiêu
tài chính

Trần lãi suất
tiền gửi nội tệ

Trần lãi suất
gửi ngoại tệ

Đánh giá
sức khỏe
tài chính

Xếp hạng
tiền gửi
nội tệ

Xếp hạng
tiền gửi
ngoại tệ

Yếu tố ngành

Các yếu tố hỗ
trợ bên ngoài


Xác suất cần sự hỗ
trợ từ bên ngoài

Giá trị thương
hiệu
Các rủi ro phi
hệ thống

Môi trường
kinh doanh

Yếu tố nội tại

Yếu tố bên ngồi

Nguồn: Moody (2007)
Hình 2.1. Phương pháp xếp hạng tín nhiệm ngân hàng của Moody’s
Trong cách đánh giá tình hình tài chính riêng lẻ cho từng ngân hàng của tổ chức
Fitch, Lee và ctg (2012) đề xuất các chỉ tiêu tài chính trong phân tích định lượng. Các
chỉ tiêu được phân thành nhiều nhóm khác nhau dựa trên: tỷ số về lãi suất (6 chỉ tiêu),
chỉ tiêu lợi nhuận (14 chỉ tiêu), cấu trúc vốn (7 chỉ tiêu), chất lượng tín dụng (11 chỉ
tiêu), tính thanh khoản (5 chỉ tiêu). Cấu trúc này dựa trên khung phân tích CAMELS
nhưng có sự điều chỉnh, bổ sung từ các thông tin trong phương pháp xếp hạng của
Fitch trong đánh giá phân tích các định chế tài chính và đặc biệt là hệ thống ngân
hàng.
Tóm lại, các nghiên cứu đánh giá về tính ổn định và tình hình tài chính của ngân
hàng đều đề xuất hai nhóm chỉ tiêu được xem xét khi xếp hạng là: (i) Yếu tố vĩ mô (bao
gồm các yếu tố như chính trị, luật pháp, lãi suất, lạm phát); (ii) Yếu tố vi mơ (các chỉ
tiêu tài chính của từng ngân hàng) (Liliana, 2001; Mabwe và Robert, 2010). Trong đó,

khi xem xét các chỉ tiêu tài chính thì CAMELS là hệ thống được sử dụng phổ biến

15


(Dang Uyen, 2011; Kabir và Dey, 2012). CAMELS bao gồm các yếu tố: (i) Chỉ số an
toàn vốn (Capital adequacy); (ii) Chất lượng tài sản (Asset quality); (iii) Quản trị
(Management); (iv) Khả năng sinh lợi (Earnings); (v) Tính thanh khoản (Liquidity);
(vi) Độ nhạy của ngân hàng với rủi ro của thị trường (Sensitivity to market risks).
2.3

Tổng hợp chỉ tiêu định lượng trong đánh giá sức khỏe tài chính ngân hàng
Trong phần 2.1 và 2.2, nghiên cứu đã cho thấy một số các yếu tố chính tác động

đến hiệu quả hoạt động và rủi ro mà một ngân hàng có thể gặp phải. Dựa trên nền tảng
lý thuyết đã được khảo sát, nghiên cứu tổng hợp bộ chỉ tiêu định lượng trong đo lường
“sức khỏe tài chính” và đánh giá triển vọng một ngân hàng. Bộ chỉ tiêu phân tích tài
chính trình bày trong bảng 2.2 dựa trên các nghiên cứu của Nguyễn Văn Nam và các
tác giả, 2004; Nguyễn Minh Kiều, 2007; Peter và Sylvia, 2008; Dang Uyen (2011);
Charles và Miguel (2008); Moody (2007) và Lee (2007).

16


Bảng 2.2.

Nhóm chỉ tiêu sinh lợi và hiệu quả hoạt động trong đánh giá hiệu quả
hoạt động ngân hàng

STT


Chỉ tiêu

Cách tính

Chỉ tiêu sinh lợi
1

Tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu (ROE)

Lợi nhuận sau thuế / Vốn chủ sở hữu

2

Tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản (ROA)

Lợi nhuận sau thuế / Tổng tài sản

3

Tài sản sinh lợi

Tổng tài sản - (Tiền mặt và kim loại quý +
TSCĐ + TS khác)

4

Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM)

(Thu nhập lãi vay và đầu tư - chi phí trả lãi tiền

gửi và nợ khác) / Tổng tài sản sinh lợi

5

Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên

(Thu nhập ngoài lãi - Chi phí ngồi lãi) / Tài sản
sinh lời

6

Tỷ lệ thu nhập hoạt động cận biên

(Tổng thu từ hoạt động - Tổng chi từ hoạt động)
/ Tổng tài sản

7

Thu nhập cận biên trước những giao dịch
đặc biệt (NRST)

(Lợi nhuận sau thuế - Lãi (lỗ) từ mua bán chứng
khoán đầu tư - Lãi thuần từ hoạt động khác) /
Tổng tài sản

8

Chênh lệch lãi suất bình quân

Thu từ lãi / Tổng tài sản sinh lời - Chi phí trả lãi

/ Tổng nguồn vốn phải trả lãi

Hiệu quả hoạt động
9

Thu nhập lãi/Tổng thu nhập

Thu nhập lãi / Tổng thu nhập

10

Thu nhập phi tín dụng/Tổng thu nhập

Thu nhập phi tín dụng / Tổng thu nhập

11

Thu nhập trên cổ phiếu (EPS)

(Lợi nhuận sau thuế - Cổ tức ưu đãi) / Tổng số
cổ phiếu thường lưu hành hiện tại

12

Hiệu quả hoạt động

Tổng chi phí hoạt động / Tổng thu từ hoạt động

13


Hiệu quả sử dụng tài sản (AU)

Tổng thu từ hoạt động / Tổng tài sản

14

Tỷ lệ tài sản sinh lợi

Tài sản sinh lợi / Tổng tài sản

15

Tỷ lệ sinh lời hoạt động (NPM)

Lợi nhuận sau thuế / Tổng thu từ hoạt động

16

Tỷ trọng vốn chủ (EM)

Tổng tài sản / Tổng vốn chủ sở hữu

17


×