Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG VÀ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (338.84 KB, 50 trang )

Website: Email : Tel (: 0918.775.368
MỤC LỤC
Lời mở đầu .................................................................................................1
CHƯƠNG 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG VÀ
QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CÁC NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM....................................................................3
1.1.Rủi ro tín dụng trong các ngân hàng thương mại................................3
1.1.1.Khái niệm rủi ro tín dụng.......................................................................3
1.1.2.Bản chất rủi ro tín dụng..........................................................................4
1.2.3.Phân loại rủi ro tín dụng.........................................................................4
1.1.4.Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng........................................................6
1.1.4.1.Nguyên nhân chủ quan.........................................................................6
1.1.4.2.Nguyên nhân khách quan.....................................................................9
1.1.5.Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng tới hoạt động ngân hàng thương mại. .13
1.2.Quản lý rủi ro tín dụng trong Ngân hàng thương mại......................14
1.2.1.Khái niệm quản lý rủi ro tín dụng........................................................14
1.2.2.Sự cần thiết phải quản lý rủi ro tín dụng..............................................15
1.2.2.1.Giảm lợi nhuận..................................................................................15
1.2.2.2.Giảm khả năng thanh toán.................................................................15
1.2.2.3.Giảm uy tín của ngân hàng................................................................16
1.2.2.4.Phá sản ngân hàng.............................................................................16
1.2.3.Các nguyên tắc quản lý rủi ro tín dụng................................................17
1.2.3.1.Nguyên tắc chấp nhận rủi ro..............................................................17
1.2.3.2.Nguyên tắc điều hành rủi ro cho phép...............................................18
1.2.3.3.Nguyên tắc quản lý độc lập các rủi ro riêng biệt...............................18
1.2.3.4.Nguyên tắc phù hợp giữa mức độ rủi ro cho phép và mức độ thu nhập
.......................................................................................................................18
Đàm Phương Thu Lớp TCDN47C
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
1.2.3.5. Nguyên tắc phù hợp giữa mức độ rủi ro cho phép và khả năng tài
chính..............................................................................................................19


1.2.3.6.Nguyên tắc hợp lý về thời gian...........................................................19
1.2.3.7.Nguyên tắc chuyển đẩy các loại rủi ro không cho phép.....................19
CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG VÀ CÔNG TÁC
QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CÁC NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.............................................20
2.1.Thực trạng rủi ro tín dụng trong các ngân hàng thương mại ở Việt
Nam hiện nay...............................................................................................20
2.1.1.Xem xét theo nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng................................20
2.1.1.1.Rủi ro tín dụng xuất phát từ đạo đức của các cán bộ ngân hàng.......20
2.1.1.2. Rủi ro tín dụng xuất phát từ chính sách của nhà nước......................22
2.1.1.3. Rủi ro tín dụng xuất phát từ việc thực thi chức năng, nhiệm vụ của cơ
quan nhà nước...............................................................................................23
2.1.1.4.Rủi ro tín dụng do môi trường kinh tế không ổn định.........................24
2.1.2.Xem xét qua một số chỉ tiêu phản ánh mức độ rủi ro tín dụng............25
2.1.2.1.Tổng quát tình hình hoạt động của các ngân hàng thương mại.........25
2.1.2.2.Tỷ lệ an toàn vốn................................................................................27
2.1.2.3.Hệ số nợ quá hạn...............................................................................29
2.1.2.4.Hệ số rủi ro tín dụng..........................................................................29
2.1.2.5.Tỷ lệ nợ xấu........................................................................................30
2.2.Thực trạng công tác quản lý rủi ro tín dụng trong các ngân hàng
thương mại ở Việt Nam hiện nay...............................................................31
2.3.Đánh giá rủi ro tín dụng và công tác quản lý rủi ro tín dụng trong
các ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay......................................34
Đàm Phương Thu Lớp TCDN47C
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
CHƯƠNG 3 : GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HẠN CHẾ RỦI
RO TÍN DỤNG VÀ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỦI RO
TÍN DỤNG TRONG CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT
NAM.............................................................................................................38
3.1.Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng và hoàn thiện công tác quản

lý rủi ro tín dụng..........................................................................................38
3.1.1.Chú trọng công tác giáo dục, đào tạo cán bộ........................................38
3.1.2.Xây dựng chính sách tín dụng hợp lý...................................................38
3.1.3.Thực hiện tốt quy trình quản lý tín dụng..............................................39
3.1.4.Lập quỹ dự phòng rủi ro.......................................................................40
3.1.5.Thực hiện các biện pháp phân tán rủi ro..............................................40
3.1.6.Sử dụng các hình thức đảm bảo tín dụng ( Cầm cố, thế chấp, bảo
lãnh...)............................................................................................................41
3.1.7.Tăng cường công tác kiểm toán, kiểm soát nội bộ trong các ngân hàng
.......................................................................................................................42
3.1.8.Tăng cường hiệu quả hoạt động của trung tâm thông tin ứng dụng
(CIC)..............................................................................................................42
3.2.Kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền..........................................43
3.2.1.Với ngân hàng nhà nước......................................................................43
3.2.2.Với chính phủ, nhà nước và các bộ ngành...........................................44
Kết luận......................................................................................................46
Danh mục tài liệu tham khảo..............................................................47
Đàm Phương Thu Lớp TCDN47C
Lời mở đầu
1.Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Sự ra đời hoạt động ngân hàng đánh dấu một bước ngoặt lịch sử trong
sự phát triển và tiến bộ của con người. Lênin đã coi sự ra đời ngân hàng như
“sự phát minh ra lửa” hay “sự phát minh ra bánh xe”. Ngân hàng là một tổ
chức trung gian tài chính, kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng, đây là đặc
thù của ngân hàng – điểm khác biệt xa với các doanh nghiệp khác. Với vị trí
là kênh dẫn vốn chủ yếu, ngân hàng đóng vai trò là cầu nối trung gian cung
cấp vốn cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư phát triển của toàn bộ
nền kinh tế. Ngoài ra, ngân hàng còn cung cấp một số các dịch vụ hay các
tiện ích đa dạng khác, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội trong
lĩnh vực tài chính tiền tệ.

Trong thời đại ngày nay, hoạt động ngân hàng ngày càng khẳng định
vai trò trọng yếu của mình đối với sự phát triển kinh tế của từng quốc gia nói
riêng và của thế giới nói chung. Cùng với sự phát triển này, nhu cầu vốn cho
nền kinh tế ngày càng tăng cao, đó là điều kiện thúc đẩy tăng trưởng tín
dụng. Tuy nhiên, mặt trái của sự tăng trưởng tín dụng là kéo theo sự gia tăng
rủi ro tín dụng, điều này làm ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả sử dụng vốn
và làm hạn chế việc mở rộng tín dụng của các ngân hàng thương mại. Tín
dụng là hoạt động quan trọng và có quy mô lớn nhất của ngân hàng thương
mại, nhưng nó lại tiềm ẩn đầy những rủi ro cho nên vấn đề về rủi ro tín dụng
và quản lý rủi ro tín dụng luôn được các nhà quản trị ngân hàng quan tâm.
Chính vì vậy, em quyết định chọn đề tài : “Rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro
tín dụng trong các ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay” để nghiên
cứu làm đề án môn học của mình.
Đàm Phương Thu Lớp TCDN47C
Đề án môn học 1 Lý thuyết Tài chính Tiền tệ
2.Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng : Rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng
- Phạm vi : Các ngân hàng thương mại ở Việt Nam
3.Phương pháp nghiên cứu
Để phù hợp với nội dung, yêu cầu, mục đích của đề tài đề ra, phương
pháp được thực hiện trong quá trình nghiên cứu gồm phương pháp so sánh,
phân tích kết hợp với phương pháp điều tra chọn mẫu và hệ thống hoá
4.Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Thông qua nghiên cứu vấn đề rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng
trong các ngân hàng thương mại để thấy được nguyên nhân, thực trạng rủi ro
tín dụng, từ đó đề xuất các giải pháp để hạn chế rủi ro tín dụng và các kiến
nghị để không ngừng nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng
5.Kết cấu của bài viết
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, hệ thống
bảng biểu, đề tài được chia thành 3 chương :

- Chương 1 : Những vấn đề cơ bản về rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro
tín dụng trong các Ngân hàng thương mại ở Việt Nam
- Chương 2 : Thực trạng rủi ro tín dụng và công tác quản lý rủi ro tín
dụng trong các ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay
- Chương 3 : Giải pháp và kiến nghị nhằm hạn chế rủi ro tín dụng và
hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng trong các ngân hàng thương mại ở
Việt Nam
Đàm Phương Thu Lớp TCDN47C
Đề án môn học 2 Lý thuyết Tài chính Tiền tệ
CHƯƠNG 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ RỦI RO TÍN
DỤNG VÀ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CÁC
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM
1.1.Rủi ro tín dụng trong các Ngân hàng thương mại
1.1.1.Khái niệm rủi ro tín dụng
Ngân hàng ra đời và phát triển gắn liền với sự ra đời và phát triển của
nền kinh tế hàng hóa để giải quyết nhu cầu phân phối vốn, nhu cầu thanh
toán ... phục vụ cho phát triển mở rộng sản xuất kinh doanh của các tổ chức
kinh tế, cá nhân với đặc thù kinh doanh trên lĩnh vực đặc biệt – kinh doanh
tiền tệ. Vì vậy hoạt động của ngân hàng chứa đựng nhiều tiềm ẩn rủi ro mà
chúng ta khó có thể lường trước được. Nguyên nhân của những tiềm ẩn rủi ro
này là do ngân hàng là một trung gian tài chính, huy động vốn nhàn rỗi trong
nền kinh tế với lãi xuất thấp, sau đó cho các tổ chức kinh tế cá nhân vay lại
với lãi suất cao để thu lợi nhuận. Nếu ngân hàng không đáp ứng đủ vốn cho
nền kinh tế hoặc huy động đủ vốn nhưng không có thị trường để cho vay thì
ngân hàng hoạt động kém hiệu quả, sẽ dẫn đến rủi ro. Rủi ro của Ngân hàng
thương mại là những tổn thất có thể xảy ra ngoài dự kiến. Rủi ro của Ngân
hàng thương mại gắn liền với giảm sút thu nhập ngoài dự kiến.
Hoạt động kinh doanh ngân hàng rất nhạy cảm, có liên quan đến nhiều
lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế, chịu sự tác động của nhiều nhân tố khách
quan và chủ quan như kinh tế, chính trị, xã hội ...Hơn nữa ngân hàng kinh

doanh trên nhiều lĩnh vực như hoạt động huy động vốn, cho vay, bảo lãnh,
kinh doanh ngoại hối, chứng khoán, thanh toán ...Do đặc thù kinh doanh của
ngân hàng thương mại nên rủi ro của ngân hàng thương mại là rất đa dạng :
rủi ro lãi suất, rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro hối đoái, rủi ro ngoại
Đàm Phương Thu Lớp TCDN47C
Đề án môn học 3 Lý thuyết Tài chính Tiền tệ
bảng ...Trong số tất cả các loại rủi ro kể trên thì rủi ro tín dụng chiếm tỷ lệ
đáng kể nhất và phức tạp nhất.
Rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra những tổn thất ngoài dự kiến cho
ngân hàng do khách hàng vay không trả đúng hạn, không trả, hoặc không trả
đầy đủ vốn và lãi.
1.1.2.Bản chất rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng gắn liền với hoạt động quan trọng nhất và có quy mô
lớn nhất của Ngân hàng thương mại – hoạt động tín dụng. Khi thực hiện một
hoạt động tài trợ cụ thể, ngân hàng cố gắng phân tích các yếu tố của người
vay sao cho độ an toàn là cao nhất. Và nhìn chung ngân hàng chỉ quyết định
cho vay khi thấy an toàn. Tuy nhiên, không một nhà kinh doanh ngân hàng
tài ba nào có thể dự đoán chính xác các vấn đề sẽ xảy ra. Khả năng hoàn trả
tiền vay của khách hàng có thể bị thay đổi do nhiều nguyên nhân. Hơn nữa,
nhiều cán bộ ngân hàng không có khả năng thực hiện phân tích tín dụng thích
đáng. Do vậy, trên quan điểm quản lý toàn bộ ngân hàng, rủi ro tín dụng là
không thể tránh khỏi, là khách quan. Nhiều quan điểm nhất trí rằng, rủi ro tín
dụng là bạn đường trong kinh doanh, có thể đề phòng, hạn chế, chứ không
thể loại bỏ hoàn toàn. Do vậy, rủi ro dự kiến luôn được xác định trước trong
chiến lược hoạt động chung của ngân hàng.
Hoạt động tín dụng bao gồm nhiều hình thức khác nhau : cho vay,
chiết khấu thương phiếu, cho thuê tài sản (leasing), bảo lãnh hoặc tái bảo
lãnh...Tuy nhiên trong khuôn khổ đề tài, chỉ đề cập tín dụng là hoạt động cho
vay và rủi ro tín dụng là rủi ro trong hoạt động cho vay của Ngân hàng
thương mại.

1.1.3.Phân loại rủi ro tín dụng
Căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro, rủi ro tín dụng được phân
chia thành các loại sau :
Đàm Phương Thu Lớp TCDN47C
Đề án môn học 4 Lý thuyết Tài chính Tiền tệ
* Rủi ro giao dịch : là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên
nhân phát sinh là do những hạn chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt
cho vay, đánh giá khách hàng. Rủi ro giao dịch có 3 bộ phận chính là rủi ro
lựa chọn, rủi ro bảo đảm và rủi ro nghiệp vụ.
- Rủi ro lựa chọn : là rủi ro có liên quan đến quá trình đánh giá và phân
tích tín dụng, khi ngân hàng lựa chọn những phương án vay vốn có hiệu quả
để ra quyết định cho vay.
- Rủi ro bảo đảm : phát sinh từ các tiêu chuẩn bảo đảm như các điều
khoản trong hợp đồng cho vay, các loại tài sản đảm bảo, chủ thể bảo đảm,
cách thức đảm bảo và mức cho vay trên giá trị của tài sản đảm bảo.
- Rủi ro nghiệp vụ : là rủi ro liên quan đến công tác quản lý khoản vay
và hoạt động cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và
kỹ thuật xử lý các khoản cho vay có vấn đề.
* Rủi ro danh mục : là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên
nhân phát sinh là do những hạn chế trong quản lý danh mục cho vay của
ngân hàng, được phân chia thành 02 loại : rủi ro nội tại và rủi ro tập trung.
Đàm Phương Thu Lớp TCDN47C
Đề án môn học 5 Lý thuyết Tài chính Tiền tệ
Rủi ro tín
dụng
Rủi ro tín
dụng
Rủi ro giao
dịch
Rủi ro giao

dịch
Rủi ro danh
mục
Rủi ro danh
mục
Rủi ro nội
tại
Rủi ro nội
tại
Rủi ro tập
trung
Rủi ro tập
trung
Rủi ro bảo
đảm
Rủi ro bảo
đảm
Rủi ro
nghiệp vụ
Rủi ro
nghiệp vụ
Rủi ro lựa
chọn
Rủi ro lựa
chọn
- Rủi ro nội tại : xuất phát từ các yếu tố, các đặc điểm riêng có, mang
tính riêng biệt bên trong của mỗi chủ thể đi vay hoặc ngành, lĩnh vực kinh tế.
Nó xuất phát từ đặc điểm hoạt động hoặc đặc điểm sử dụng vốn của khách
hàng vay vốn.
- Rủi ro tập trung : là trường hợp ngân hàng tập trung vốn cho vay quá

nhiều đối với một số khách hàng, cho vay quá nhiều doanh nghiệp hoạt động
trong cùng một ngành, lĩnh vực kinh tế; hoặc trong cùng một vùng địa lý
nhất định; hoặc cùng một loại hình cho vay có rủi ro cao.
1.1.4.Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng
Hai đối tượng tham gia trong quan hệ tín dụng là ngân hàng cho vay
và người đi vay. Người đi vay dùng tiền vay với điều kiện không gian và thời
gian cụ thể đồng thời chịu sự ảnh hưởng của các yếu tố nhất định, đó là môi
trường kinh doanh. Với rủi ro được gây ra từ ngân hàng được gọi là rủi ro do
nguyên nhân chủ quan. Rủi ro xuất phát từ môi trường kinh doanh và khách
hàng vay gọi là rủi ro do khách quan.
1.1.4.1. Nguyên nhân chủ quan
Lỏng lẻo trong công tác kiểm tra nội bộ các ngân hàng. Kiểm tra nội
bộ có điểm mạnh hơn thanh tra Ngân hàng nhà nước ở tính thời gian vì nó
nhanh chóng, kịp thời ngay khi vừa phát sinh vấn đề và tính sâu sát của
người kiểm tra viên, do việc kiểm tra được thực hiện thường xuyên cùng với
công việc kinh doanh. Nhưng trong thời gian trước đây, công việc kiểm tra
nội bộ của các ngân hàng hầu như chỉ tồn tại trên hình thức.
Bố trí cán bộ thiếu đạo đức và thiếu trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
Trình độ cán bộ còn thấp, chưa cao được thể hiện ở hiệu quả việc làm. Nếu
như với kiến thức ít, kinh nghiệm làm việc còn thiếu thì việc phân tích khách
hàng, thẩm định dự án đầu tư của khách hàng, xác định lãi suất cho vay, nhu
cầu cho vay...sẽ không chính xác. Rủi ro tín dụng là chắc chắn xảy ra. Bên
Đàm Phương Thu Lớp TCDN47C
Đề án môn học 6 Lý thuyết Tài chính Tiền tệ
cạnh đó, đạo đức của cán bộ là một trong các yếu tố tối quan trọng để giải
quyết vấn đề hạn chế rủi ro tín dụng. Một cán bộ kém về năng lực có thể trau
dồi kiến thức, bồi dưỡng thêm, đào tạo lại, nhưng một cán bộ tha hóa về đạo
đức mà lại giỏi về mặt nghiệp vụ thì thật vô cùng nguy hiểm khi được bố trí
trong công tác tín dụng. Nhiều cán bộ tín dụng làm trái quy trình tín dụng để
mưu lợi cá nhân, định giá tài sản thế chấp không đúng với giá trị thực tế do

thông đồng với khách hàng, lập hồ sơ vay vốn giả, tẩy xóa sửa chữa chứng
từ...
Thiếu giám sát và quản lý sau khi cho vay. Các ngân hàng thường có
thói quen tập trung nhiều công sức cho việc thẩm định trước khi cho vay mà
lơi lỏng quá trình kiểm tra, kiểm soát đồng vốn sau khi cho vay. Khi ngân
hàng cho vay thì khoản cho vay cần phải được quản lý một cách chủ động để
đảm bảo sẽ được hoàn trả. Theo dõi nợ là một trong những trách nhiệm quan
trọng nhất của cán bộ tín dụng nói riêng và của ngân hàng nói chung. Việc
theo dõi hoạt động của khách hàng vay nhằm tuân thủ các điều khoản đề ra
trong hợp đồng tín dụng giữa khách hàng và ngân hàng nhằm tìm ra những
cơ hội kinh doanh mới và mở rộng cơ hội kinh doanh. Tuy nhiên, trong thời
gian qua các Ngân hàng thương mại chưa thực hiện tốt công tác này. Điều
này một phần do yếu tố tâm lý ngại gây phiền hà cho khách hàng của cán bộ
ngân hàng, một phần do hệ thống thông tin quản lý phục vụ kinh doanh tại
các doanh nghiệp quá lạc hậu, không cung cấp được kịp thời, đầy đủ các
thông tin mà Ngân hàng thương mại yêu cầu.
Sự hợp tác giữa các Ngân hàng thương mại quá lỏng lẻo. Kinh doanh
ngân hàng là một nghề đặc biệt, huy động vốn để cho vay hay nói cách khác
là đi vay để cho vay, do vậy vấn đề rủi ro trong hoạt động tín dụng là không
thể tránh khỏi, các ngân hàng cần phải hợp tác chặt chẽ với nhau nhằm hạn
chế rủi ro. Sự hợp tác nảy sinh do nhu cầu quản lý rủi ro đối với cùng một
Đàm Phương Thu Lớp TCDN47C
Đề án môn học 7 Lý thuyết Tài chính Tiền tệ
khách hàng khi khách này vay tiền tại nhiều ngân hàng. Trong quản trị tài
chính, khả năng trả nợ của một khách hàng là một con số cụ thể, có giới hạn
tối đa của nó. Nếu do sự thiếu trao đổi thông tin, dẫn đến việc nhiều ngân
hàng cùng cho một khách hàng vay đến mức vượt quá giới hạn tối đa này thì
rủi ro chia đều cho tất cả chứ không chừa một ngân hàng nào.
Ngân hàng dồn dập tín dụng quá mức. Khi đó sự lựa chọn khách hàng
một cách ồ ạt mà không chú trọng đến công tác phân tích, thẩm định trước

khi cho vay tạo ra sự lựa chọn không chính xác. Với lượng khách hàng lớn,
ngân hàng không thể đảm bảo được sự giám sát của cán bộ tín dụng đối với
khách hàng là chặt chẽ được. Đây là cơ hội tốt cho những khách hàng muốn
thực hiện ý đồ xấu của mình, rủi ro đạo đức từ phía người đi vay xảy ra. Khả
năng thu hồi vốn của ngân hàng giảm xuống, ngân hàng dần dần mất vốn. Do
đó, ngân hàng sẽ quyết định giảm hoạt động cho vay đồng thời tăng cường
chặt chẽ quy trình cho vay. Thị phần của ngân hàng mất đi và trở nên ít hơn.
Với tình trạng như vậy, ngân hàng tìm mọi cách để mở rộng điều kiện vay
vốn góp phần tăng thị trường. Các hoạt động này tạo thành vòng quay khép
kín, tổn thất cho tín dụng là khó tránh khỏi.
Do quy chế tín dụng chưa chặt chẽ. Các quy định trong quy chế tạo
điều kiện cho ngân hàng và khách hàng thực hiện hoạt động tín dụng. Tuy
nhiên, thiếu sự logic, chặt chẽ trong quy chế tạo lỗ hổng, khe hở cho những
hành động không tốt.
Sự cạnh tranh không lành mạnh nhằm thu hút khách hàng giữa các
ngân hàng. Việc xác định lãi suất của ngân hàng làm sao để có được nhiều
khách hàng hơn các ngân hàng khác trở nên đơn giản hơn, có thể chấp nhận
lãi suất thấp hơn mặc dù không đủ để bù đắp chi phí khác. Do đó, trong một
khoảng thời gian dài, lợi nhuận ngân hàng không những giảm xuống mà kèm
theo là rủi ro tín dụng.
Đàm Phương Thu Lớp TCDN47C
Đề án môn học 8 Lý thuyết Tài chính Tiền tệ

×