Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Giáo tŕnh guitar

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (271.72 KB, 19 trang )

Trao đổi kinh nghiệm,tư vấn-hỗ trợ mua đàn =>
www.facebook.com/guitarnghethuat
Bài 1: Giới thiệu guitar và kiến thức căn bản:
Đàn guitar thường được sử dụng với 2 loại dây là dây nilon và dây kim loại.
- Dây Nilon thường dùng cho chơi theo phong cách cổ điển (Classic).
- Dây kim loại thường dùng cho đệm hát (Modern)
Đàn guitar thông thường có 6 dây, thứ tự dây tính từ dây bé nhất là dây số 1,
dây lớn nhất là dây số 6:
- Dây số 1 là dây mi cao (E)
- Dây số 2 là dây si (B)
- Dây số 3 là dây son (G)
- Dây số 4 là dây re (D)
- Dây số 5 là dây la (A)
- Dây số 6 là dây mi trầm (E)
Vậy lần lượt khi gảy từ trên xuống ta có các nốt: E, A, D, G, B, E.
Ký hiệu các nốt nhạc bằng chữ cái latin: Do (C), Re (D), Mi (E), Pha (F), Son
(G),La (A), Si (B).
• Cách lên dây đàn:
Người ta thường dùng âm thoa phát ra nốt "A" với tần số 440 Hz
(Hertz).Do một nhóm vật lý học người Đức tìm ra vào khoảng năm
1834 làm âm chuẩn khi lên dây đàn guitar.
Âm thoa (diapasion) là một cây chĩa hai nhánh nhỏ làm bằng thép
Bấm ngăn V trên dây 1 (E) = nốt la (A) 440 Hz
Khi có dây E đúng nốt tiêu chuẩn rồi, ta dùng giây này làm tiêu chuẩn
cho những dây còn lại. Cách thông thường là ta bắt đầu so dây 2 với
dây thứ nhất, xong tiếp tục lần lượt so các dây từ nhỏ đến lớn:
Bấm ngăn V trên giây 2 (B) = giây 1 (E)
Bấm ngăn IV trên giây 3 (G) = giây 2 (B)
Bấm ngăn V trên giây 4 (D) = giây 3 (G)
Bấm ngăn V trên giây 5 (A) = giây 4 (D)
Bấm ngăn V trên giây 6 (E) trầm = giây 5 (A)


Designed by Hoang Thong .SĐT: 0938.6868.93 Page 1
Trao đổi kinh nghiệm,tư vấn-hỗ trợ mua đàn =>
www.facebook.com/guitarnghethuat
 Một số kiến thức lý thuyết âm nhạc cơ bản
1. Các bậc cơ bản
 Trong âm nhạc người ta dùng 7 bậc cơ bản để chỉ độ cao thấp của âm
thanh:
Do – re – mi – fa – sol – la – si
Các bậc âm cơ bản còn được kí hiệu bằng chữ cái Latin:
C (do) – D (re) – E (mi) – F (fa) – G (sol) – A (la) – B (si)
Các bậc âm này được lặp lại theo chu kì, hết 1 chu kì (từ 1 nốt đến 1 nốt cùng
tên kế tiếp) gọi là một quãng 8.
 Cung và nửa cung:
Là đơn vị đo độ cao thấp của âm thanh. 1 cung = 2 nửa cung. Giữa các bậc cơ
bản có 2 khoảng cách nửa cung là khoảng cách giữa Mi-Fa (E – F) và Si-Do (B
–C), các khoảng cách còn lại cách nhau 1 cung.
C (do) – D (re) – E (mi) – F (fa) – G (sol) – A (la) – B (si)—C(Đo)
Chúng ta cần học thuộc qui tắc này để ứng dụng.Ví dụ có thể xác định tất
cả các nốt nhạc trên đàn.Trên cần đàn cứ 1 ngăn là nửa cung,2 ngăn là 1
cung.Ví dụ theo như qui tắc Cung ở trên dây thứ nhất (E) các bạn bấm vào
ngăn thứ nhất tức là đang lên nửa cung và nốt đó sẽ là nốt Fa.(Mi lên Fa
nửa cung theo qui tắc).Tương tự cho các nốt còn lại.
 Dấu thăng: Kí hiệu: #
Là kí hiệu biểu thị sự nâng bậc cơ bản lên nửa cung
Ví dụ:Cũng như ở trên F lên 1 cung (2 ngăn) sẽ là G.Như vậy F lên nửa cung ko
có nốt nào trong qui tắc trên nó sẽ là nốt F#.
 Dấu dáng: kí hiệu là b
Biểu thị cho sự giảm bậc xuống nửa cung.Đi kèm sau các hợp âm ví dụ
như:Ab,Cb,…
Ví dụ:Tương tự ví dụ trên G giảm nửa cung sẽ là Gb.(Son giáng).Như vậy có

thể thấy được nốt Gb sẽ trùng với nốt F#.Nên gọi nốt đó là Gb hay F# thì cũng
là nó cả.
 Hợp âm
Là sự kết hợp của 3 âm thanh trở lên, hợp âm được dùng đệm cho giai điệu
chính.
a) Hợp âm: có 3 loại cơ bản
Designed by Hoang Thong .SĐT: 0938.6868.93 Page 2
Trao đổi kinh nghiệm,tư vấn-hỗ trợ mua đàn =>
www.facebook.com/guitarnghethuat
 Hợp âm trưởng đươc kí hiệu bằng chữ cái viết Hoa
VD: C = Hợp âm đô trưởng; G = Hợp âm sol trưởng…
 Hợp âm thứ kí hiệu bằng chữ cái chỉ tên nốt in hoa kèm chữ
VD: Em = Hợp âm mi thứ; Dm = Hợp âm rê thứ…
 Hợp âm hợp âm bảy kí hiệu bằng chữ cái chỉ tên nốt in hoa kèm số 7 phía
sau
VD: A7 = Hợp âm la bảy; D7 = Hợp âm rê bảy…
Ta có 7 nốt cơ bản như vậy sẽ có 7 hợp âm tương ứng với mỗi nốt.Và mỗi
nốt sẽ có cơ bản là 3 loại hợp âm vừa nói trên.
Ví dụ: C(đô) thì có hợp âm C( đô trưởng), Cm (đô thứ), C7 (đô bảy)
• Cách đánh:
Tay phải:


Tay trái:
Designed by Hoang Thong .SĐT: 0938.6868.93 Page 3
Trao đổi kinh nghiệm,tư vấn-hỗ trợ mua đàn =>
www.facebook.com/guitarnghethuat
Ngón tay cái (P) phụ trách gảy 3 dây Bass 4,5,6.Ngón trỏ (i) gảy dây
3,ngón giữa(m) gảy dây 2,ngón áp út (a) gảy dây 1.
=========================================================

Bài 2: Tập Điệu-Hợp Âm
• Bài Tập: Điệu slow (Nhịp 6/8)
Tuổi Hồng Thơ Ngây
---------------------C -------------------Am--------Dm-------------G7
Tuổi hồng thơ ngây dưới mái trường tuổi thơ đă đi qua rồi, để
-----------C-----------Am-------Dm---------------------G7
lại trong tôi 1 nỗi buồn nói lên tiếng yêu lặng thầm anh dành
------C
cho em.
--C---------------------------Am----------Dm-------------------G7
Xưa chúng ta chung trường cùng nhau kết hoa ước hẹn, mà
--C-----------------------Am-----Dm--------------------G7----------------C--
sao bỗng dưng em lại bỏ quên hoa, quên tình tôi. Em vội ra đi
-----------Am----------Dm------------------G7------------------C
trong li biệt tháng năm vẫn trôi qua dần, anh chờ tin em.
------------------C-------------Am-------D----------------------G7
Kỉ niệm trong tôi đă phai mờ giờ em bước đi theo chồng,
Designed by Hoang Thong .SĐT: 0938.6868.93 Page 4
Trao đổi kinh nghiệm,tư vấn-hỗ trợ mua đàn =>
www.facebook.com/guitarnghethuat
----------------C------------Am-------Dm--------------G7--------------------C
bỏ lại trong tôi một bóng h
́
ình nói lên yêu lặng thầm anh dành cho em.
 Cách Bấm Hợp Âm:
Đô trưởng:C La thứ: Am
Rê thứ:Dm Son bảy: G7
• Điệu blue: Hòn đá cô đơn(nhịp 2/4)
Có [C] hòn đá cô đơn [G] xa xa
Đứng [Am]ở đó cớ sao [Em] một mình

Phải [F] chăng đá cũng thất [C] tình
Hoà [Dm] niềm đau với ta [G].
Designed by Hoang Thong .SĐT: 0938.6868.93 Page 5
Trao đổi kinh nghiệm,tư vấn-hỗ trợ mua đàn =>
www.facebook.com/guitarnghethuat
[C] Có chị gió bay ngang [G] qua
Khẽ [Am] nhẹ vuốt mát tâm [Em] hồn mình
Này [F] cậu trai thất [C] tình
Buồn [G] làm chi hỡi em [C]?
Dạo.
Verse 2:
Có giọt nước rơi trên mi
Khẽ nhẹ thấm xót xa trong lòng
Hình như nước cũng biết rằng
Nàng đã xa cách ta
Ôi giọt nước đau thương kia ơi
Chớ vội khóc khiến ta thêm buồn
Vì ta cũng đã biết rằng
Nàng đã xa cách ta.
Dạo
Verse 3:
Khi người nỡ quay lưng ra đi
Dẫu còn chút vấn vương trong lòng
Thì người yêu ơi ta biết rằng
Nàng đã xa cách ta.
Ta ôm một chút đau thương thôi
Giấu thật kín mãi trong tâm hồn
Vì người yêu ơi ta biết rằng
Nàng sẽ quên mất ta.
 Cách bấm hợp âm:

Fa trưởng: F có 2 cách bấm.
Designed by Hoang Thong .SĐT: 0938.6868.93 Page 6
Trao đổi kinh nghiệm,tư vấn-hỗ trợ mua đàn =>
www.facebook.com/guitarnghethuat
Son trưởng:G Mi thứ :Em
• Điệu valse (nhịp ¾) Bài : Làng Tôi
C............................
Làng tôi xanh bóng tre,
.........F......................C
từng tiếng chuông ban chiều,
............G7................C
Tiếng chuông nhà thờ rung
C....................................
Đời đang vui đồng quê yêu dấu
.........F.................G7..................C
bóng cau với con thuyền một giòng sông.
C.........................G7..........C
Nhưng thôi rồi còn đâu quê nhà,
F.........................G7...........C
ngày giặc Pháp tới làng triệt thôn.
C................Am.....................Dm
Đường ngập bao xương máu tơi bời,
..........F............G7...........C
đồng không nhà trống tan hoang.
Designed by Hoang Thong .SĐT: 0938.6868.93 Page 7
Trao đổi kinh nghiệm,tư vấn-hỗ trợ mua đàn =>
www.facebook.com/guitarnghethuat
• Điệu boston (valse chậm) Bài: Nhật kí của mẹ
Bao ngày Mẹ ngóng [Am] bao ngày Mẹ trông [Em], bao ngày Mẹ mong [F]
con chào đời [C],

Ấp trong đáy lòng [Am] , có chăng tiếng cười [F] của một hài nhi [G] đang lớn
dần [E]?
Mẹ chợt tỉnh giấc[Am] , và Mẹ nhìn thấy [Em] hình hài nhỏ bé [F] như thiên
thần, [C]
Tiếng con khóc oà [Am] , mắt Mẹ lệ nhòa [G] , cám ơn vì con [F] đến [G] bên
Mẹ [Am]...
Này con yêu ơi [Am] , con biết không [Em] ? Mẹ yêu con [F] , yêu con nhất đời
[C] !
Ngắm con ngoan [Am] nằm trong nôi [Em] , mắt xoe tròn [F or Dm7], ôi bé
cưng [G] !
Nhìn Cha con [Am] , Cha đang rất vui [Em] , giọt nước mắt [F] lăn trên khóe
môi [C] ,
Con hãy nhìn kìa [Am] , Cha đang [G] khóc vì con. [Am]..
• Điệu surf chậm (nhịp 2/4) Bài: Con đường tình yêu
Có một con đường (C) mang tên là tình yêu (G)
Khi tôi bước một mình (Am) đếm những nỗi cô đơn (Em)
Đếm trong từng làn (F) gió thoảng... đếm trong từng hạt (Em) mưa bay
Đến đây (Dm) từng tiếng nắng sớm mai, đến khi ngàn ánh (G) sao rơi trong
bóng đêm
Có một con đường (C) mang tên là tình yêu (G)
Một ngày khi em đến (Am) sánh bước đi cùng tôi (Em)
Có nằng ấm giữa mùa đông (F), có tiếng hát trong con tim (Dm) cô đơn
bấy lâu (G).
Designed by Hoang Thong .SĐT: 0938.6868.93 Page 8
Trao đổi kinh nghiệm,tư vấn-hỗ trợ mua đàn =>
www.facebook.com/guitarnghethuat
Điệp khúc:
Nào ngờ đâu duyên số (C) em đi với tôi một đoạn (Am) thôi
Bóng em xa khuất dần (F) giấu nước mắt nghe cô đơn em quay về (G)
Và giờ đây thêm nỗi (F) nhớ em... quấn quanh đêm (G)

Và giờ tôi không muốn (C) đi tiếp con đường (Am) kia
Ngày em xa tôi (F) giấc mơ kia đã tan (G) rồi
Chỉ có thể yêu em thôi (Em) tình này trao hết em (Am) rồi
Và từng đêm tôi vẫn (F) mơ về, ở đoạn cuối (G) con đường có em (C).
• Surf nhanh( nhịp 2/4) Bài : Mặt trời bé con
Ngoài kia [Am] có cô bé nhìn qua khe [F] nghe tiếng đàn [G] của tôi [Am]
Ngoài kia [Am] có chú bé trèo cành me [F] mắt xoe tròn [G] lắng nghe [Am]
Đàn tôi [Am] hát câu gì [G] mà sao cô bé cười [F] ngộ ghê [E]
Đàn tôi [Am] hát câu chi [G] mà sao chú bé ngồi [F] mơ màng [E]
Hạnh phúc [Am] quá đơn sơ [Dm], đời tôi đâu có ngờ [F]
Từng đêm cô bé chờ [E] như chờ từng [G] giấc mơ [Am]
Ngày xưa [Am] cũng như bé tuổi còn thơ [F] tôi vẫn thường [G] trộm
nghe [Am]
Nhà bên [Am] có anh lính rời xa quê [F] hay chơi đàn [G] rất khuya [Am]
Đàn anh [Am] đã cho tôi [G] trời xanh như ước mơ [F] tuổi thơ [E]
Đàn anh [Am] đã cho tôi [G] dòng sông mang cánh buồm [F] khát vọng [E]
Tuổi thơ [Am] đã đi qua [Dm], giờ đây hát bên em [F],
Từng đêm đứng quanh tôi [E] những mặt trời [G] bé con [Am]
Đàn anh [Am] đã cho tôi [G] trời xanh như ước mơ [F] tuổi thơ [E]
Đàn anh [Am] đã cho tôi [G] dòng sông mang cánh buồm [F] khát vọng [E]
Tuổi thơ [Am] đã đi qua [Dm], giờ đây hát bên em [F],
Từng đêm đứng quanh tôi [E] những mặt trời [G] bé con [Am]
Trời mưa [Am] quá em ơi [G], bài ca ướt mất rồi [F], còn đâu[E].
Trời mưa [Am] đến bao lâu [G], mà sao em vẫn chờ [F] vẫn đợi [E]...
Hạnh phúc [Am] quá đơn sơ [Dm], đời tôi đâu có ngờ [F],
Từng đêm em vẫn chờ [E], vẫn chờ đợi [G] dưới mưa [Am]....
Designed by Hoang Thong .SĐT: 0938.6868.93 Page 9
Trao đổi kinh nghiệm,tư vấn-hỗ trợ mua đàn =>
www.facebook.com/guitarnghethuat
• Surf mental ballade (nhịp 4/4)

Bài: Cung đàn buồn
[C] Người yêu ơi [G] giờ đây em ở đâu?
Lòng ta [Am] tiếc thương bao [Em] đêm thâu
Nhớ phút [F] cuối bên nhau, [C] hai tâm hồn rã rời, [Dm] em với tôi[G]
.
[C] Tình ta như bầu [G] trời giăng kín mây
Còn đâu [Am] bao niềm vui nơi [Em] chốn đây?
Vẫn mong [F] chờ một ngày ưu [C] phiền như mây bay
[F] Bao điều u ám [G] sẽ tan biến…
.
[C] Muốn đốt cháy nỗi nhớ theo [G] thời gian
[Em] Khi bao nhiêu yêu thương đã [Am] phai tàn
Cuộc [F] tình ngày nào giờ đã [C] phôi pha
Để lại trái [F] tim này ngàn [G] điều xót xa
.
[C] Em ra đi nơi phương xa [G] theo với gió ngàn
[Em] Nơi đây ta rên xiết bên [Am] cung đàn
[F] Lòng còn nguyện cầu cho [C] em được yên vui
Nỗi [Dm] đau xin [G7] để riêng [C] tôi…
• Điệu disco-bebop (nhịp 2/4)
Bài: vùng trời bình yên
[Am]Mây lang thang buồn trôi,
Nặng mang ưu tư khát [G7]khao trong tim tháng ngày .
[Am]Theo mưa rơi lạnh căm,
từng đêm anh xót [G7] xa, em ơi có [C] hay !
[F]Giữa bóng tối chập [G7]chùng,
tình anh như giấc mơ xanh bao hy [Am] vọng.
[F]Dẫn lối bước anh về
Dìu em qua đắng [E7] cay
[Am]Xua mây đen tàn nhanh

mặt trời bừng tia nắng tươi [G7]lung linh ấm nồng.
[Am]Khi cơn mưa vụt qua,
Designed by Hoang Thong .SĐT: 0938.6868.93 Page 10
Trao đổi kinh nghiệm,tư vấn-hỗ trợ mua đàn =>
www.facebook.com/guitarnghethuat
tình yêu đưa ta thoát cơn[G7] phong ba bão giông[C]
[F]Khuất lấp những đêm[G7] dài
Tình anh luôn chiếu soi cho em yêu đời[Am].
[F]Xóa hết những nghi ngờ [E7]
Tình yêu như khúc ca
Từng vòng tay trao hơi [Am] ấm,
rộn [F] rã đôi tim mừng [G7] vui gặp [C] gỡ
[Am]Trong ngày [F] mới,nắng say tình [G7] dâng ngập [Am] lối.
Nắng lên qua hàng [F] cây,
gió mơn man đùa[G7] lả lơi đàn [C] bướm
Bước [Am] chân vui hạnh [F] phúc,
Nắm tay ta [G7] về vùng trời bình [Am] yên
• Điệu ballade (nhịp 4/4)
Bài Giấc mơ chapi
Ở nơi ấy[Em] tôi đã thấy trên ngọn núi[G] cao
Có hai người[Em] , chỉ có hai người [G] yêu nhau [Am] [Em]
Họ đã sống[Em] không mùa đông không mùa nắng [G] mưa
Có một mùa[Em] , chỉ có một mùa[G] yêu nhau [Am] [Em]
Ở nơi ấy[G] đàn dê trắng nhởn nhơ quanh đồi[Am]
Một mái tranh nghèo[C] một nhà sàn[B7] yên vui[Em]
Ở nơi ấy[G] họ đang sống cuộc sống yên bình [Am]
Ai nghèo[Am] cũng có cây đàn[Em] cha pi
Khi rung lên [Am] vài sợi dây đàn đã đong đầy[C] hồn người[B7]
Raglai[Em]
Ôi [C] Raglai những rừng cây ngọn núi mang tiếng đàn [G] Cha pi [Em]

Ai [C] yêu tự do yêu rừng xanh thì lên núi nghe đàn[G] Cha pi [Em]
Tôi [Am] yêu Cha pi không còn cô đơn, không buồn[Em] , không vui[Em]
Tôi [Am] nghe Cha pi chợt thấy[C] nao lòng vì một giấc mơ[B7] , ôi
Cha pi[Em]
 Cách bấm hợp âm:
Si bảy: B7
Designed by Hoang Thong .SĐT: 0938.6868.93 Page 11
Trao đổi kinh nghiệm,tư vấn-hỗ trợ mua đàn =>
www.facebook.com/guitarnghethuat

• Điệu Bolero (4/4). Bài Cô Hàng Xóm
................Am---- G------------ Am
vùng ngoại ô tôi có căn nhà tranh
...--- G................... Am .........---- A7............................Dm
tuy bé nhưng thật xinh tháng ngày sống riêng một mình ,
..... --- Dm....--- Am.................--- Dm
nhà ở bên em sống trong giàu sang
.......--- Am..................C... ----- F.............. E
quen gấm nhung đài trang đi về xe đón đưa .
..........Dm.................------ F
Đêm đêm dưới ánh trăng vàng
............---- Dm ...---- F.............C
tôi với cây đàn âm thầm thở than
......................... E.................---- G....... --- Em.........Am
và cô nàng bên xóm mỗi lúc lên đèn sang nhà làm quen
................... Am............................---- F
tôi ca không hay tôi đàn nghe cũng dở
-- E...........................Am...................
nhưng nàng khen nhiều và thật nhiều
...--- A7.............---- Dm.......................

làm tôi thấy trong tâm tư xôn xao
.........................------ Am....--- G....................E7
như lời âu yếm mặn nồng của đôi lứa yêu nhau .
Bài 3: Nhạc lí-Gam của một bài hát
Designed by Hoang Thong .SĐT: 0938.6868.93 Page 12
Trao đổi kinh nghiệm,tư vấn-hỗ trợ mua đàn =>
www.facebook.com/guitarnghethuat
1. CÁC VẤN ĐỀ VỀ GAM (SCALE)
Chắc các bạn đã không ít lần được nghe: "Bài này chơi ở gam Đô
trưởng (C) hay giọng đô trưởng..." Vậy "Gam là gì?"
Khái niệm: Sự sắp xếp âm thanh của điệu thức theo thứ tự các quãng
hai đi lên từ âm chủ (bậc I) đến âm chủ quãng 8 tiếp theo gọi là hàng
âm của điệu thức hay còn gọi là GAM. Các âm hợp thành gam gọi là
các bậc. Mỗi gam trưởng hoặc thứ đều có 7 bậc được ký hiệu bằng số
La Mã.
Ở phần trước chúng ta đã có khái niệm về quãng. Quãng 2 là khoảng
cách giữa 2 nốt nhạc liền kề nhau (VD: C -> D; D -> E; E -> F..... khi
đó ta nói: D là bậc 2 của C; E là bậc 2 của D; E là bậc 2 của F....) Như
vậy để xác định bậc của một âm nào đó so với âm chủ thì ta bắt đầu
đếm từ âm chủ (bậc 1) đến âm cần xác định bậc.
VD: Âm chủ là C, cần xác định G là bậc mấy của C ta sẽ đếm: C (bậc
1); D (bậc 2); E (bậc 3); F (bậc 4); G (bậc 5). Vậy G là bậc 5 của C.
Theo cách làm như vậy ta sẽ thấy bậc 8 của C chính là C nhưng ở cao
độ cao hơn.
Chú ý: Các bạn cần ghi nhớ thứ tự dãy âm và khoảng cách giữa
chúng:
- Thứ tự dãy âm: C (đô); D (Rê); E (mi); F (Fa); G (Sol); A (la); B
(Si); tiếp theo là một quãng 8 như vậy nhưng ở cao độ cao hơn.
- Khoảng cách
Như vậy trong một Gam sẽ có 7 bậc. Dưới đây sẽ là một số ví dụ cụ

thể (chúng ta sẽ lấy 2 gam Đô trường (C) và La thứ (Am) để phân tích
cấu tạo vì trong 2 gam này không có các dấu hóa thăng và giáng)
VD1: Gam đô trưởng (âm chủ là C) sẽ được cấu tạo như sau:
C (1) D (1) E (1/2) F (1) G (1) A (1) B (1/2) C
* Trong ngoặc là khoảng cách giữa các nốt nhạc với
- 1: ký hiệu cho 1 cung
- 1/2: ký hiệu cho 1/2 cung
Như vậy từ gam C ta rút ra được quy luật của gam trưởng tự nhiên
sẽ là:
|1| 1| 1/2| 1| 1| 1| 1/2| (* ).Đây cũng là qui tắc âm giai của Gam
trưởng.
Từ quy luật ( *) ở trên ta sẽ phân tích được cấu tạo của tất cả các gam
Designed by Hoang Thong .SĐT: 0938.6868.93 Page 13
Trao đổi kinh nghiệm,tư vấn-hỗ trợ mua đàn =>
www.facebook.com/guitarnghethuat
trưởng tự nhiên khác. VD gam D (Rê trưởng). Trước hết ta viết ra dãy
hợp âm của gam D: (Bắt đầu từ âm chủ D, và kết thúc ở âm D ở cao
độ cao hơn một quãng 8):
|D|E|F|G|A|B|C|D|
Sau đó ta áp quy luật (* ) vào dãy âm trên. Cụ thể:
- Ta thấy D và E các nhau đúng 1 cung --> Giữ nguyên
- E và F cách nhau 1/2 cung --> Nốt F phải thăng lên 1/2 cung để đúng
theo quy luật ( *) --> ta có nốt F# thay vì F
- F# và G cách nhau 1/2 cung --> giữ nguyên.
- G và A cách nhau 1 cung --> giữ nguyên.
- A và B cách nhau 1 cung --> giữ nguyên.
- B và C cách nhau 1/2 cung --> Nốt C phải thăng lên 1/2 cung --> ta
có nốt C#
- C# và D cách nhau 1/2 cung --> giữ nguyên.
Như vậy, dãy âm giai của gam D là: D/E/F#/G/A/B/C#/D. Có thể

thấy trong gam D có 2 dấu thăng. Đây chính là cách để bạn tìm ra gam
của một bản nhạc thông qua các dấu hóa ở đầu khuông nhạc.
Tương tự như vậy, các bạn thử thực hiện cho các gam trưởng khác
VD2: Ta sẽ lấy một ví dụ về gam thứ tự nhiên. Gam Am (La thứ)
Dãy âm của gam Am: A (1) B (1/2) C (1) D (1) E (1/2) F (1) G (1) A
Vậy quy luật của gam thứ tự nhiên là: 1..1/2..1..1..1/2..1..1 (* *)
Đây cũng là qui tắc âm giai của Gam Thứ.
Ta sẽ áp dụng quy luật (* *) để phân tích cấu tạo các gam thứ tự nhiên
khác. VD gam Bm (Gam Si thứ)
Dãy âm của gam Bm: B/C/D/E/F/G/A/B
Khi đưa quy luật (* *) vào ta sẽ có âm giai của Bm là :
B/C#/D/E/F#/G/A/B. Có thể thấy trong gam Bm có 2 dấu thăng.
• Gam song song.
- Qua các ví dụ trên ta có nhận xét: Gam C và Am cùng không có dấu hóa
(# hay b), Gam D và Bm cùng có 2 dấu hóa (2 dấu #). Người ta gọi đó là các
cặp gam song song. Vậy 1 cặp gam song song là một cặp gam trưởng và thứ
có cùng dấu hóa. Ký hiệu: C//Am; D//Em và tương tự với các cặp khác.
• Có các Gam song song như sau:
a) Bộ khoá không mang dấu hoá (trong dãy âm ko có dấu # hay b gì cả):
Do trưởng ( C) và La thứ ( Am)
b) Bộ khoá mang dấu thăng (#) :
1# (có 1 dấu #): Sol trưởng và Mi thứ
2# : Rê trưởng và Si thứ
Designed by Hoang Thong .SĐT: 0938.6868.93 Page 14
Trao đổi kinh nghiệm,tư vấn-hỗ trợ mua đàn =>
www.facebook.com/guitarnghethuat
3# : La trưởng và Fa#thứ
4# : Mi trưởng và Do#thứ
5# : Si trưởng và Sol# thứ
6# : Fa# trưởng và Re# thứ

7# : Do# trưởng và La# thứ
c) Bộ khoá mang dấu giáng :
1b : Fa trưởng và Re thứ
2b : Sib trưởng và Sol thứ
3b : Mib trưởng và Do thứ
4b : Lab trưởng và Fa thứ
5b : Reb trưởng và Sib thứ
6b : Solb trưởng và Mib thứ
7b : Dob trưởng và Lab thứ
Ví dụ: Ở bài hát trên nhịp ¾ cho ta biết nên chơi điệu gì (như valse hoặc
boston.).Để ý ở đầu khuông nhạc có 1 dấu #.Như vậy nó sẽ được chơi ở Gam G
hoặc Em( Do đây là 2 Gam song song) .Để biết được nó chơi ở gam gì thì nhìn
vào nốt cuối cùng của bài hát là nốt gì thì bài hát sẽ được chơi ở Gam đó.Như ví
dụ này thì nốt cuối là nốt G nên sẽ được chơi ở Gam G.
Designed by Hoang Thong .SĐT: 0938.6868.93 Page 15
Trao đổi kinh nghiệm,tư vấn-hỗ trợ mua đàn =>
www.facebook.com/guitarnghethuat
Tuy nhiên cái này(nhìn bản nhạc) để đánh khá ít ứng dụng trong thực tế.Ví
dụ:Khi đang ngẫu hứng bài nào đó bạn lấy ra chơi thì lấy đâu ra cái bản nhạc
như trên.Hoặc ra ngoài đánh hát vs bạn bè thì không thể nào mà lúc nào cũng
mang cả một đống bản nhạc đi theo được…..nên cần đọc những gì mình nói tiếp
sau đây để ứng dụng.
• Hợp âm:
Hợp âm cơ bản có 3 nốt, đc tính theo quy tắc 1-3-5.
Cấu tạo:
• Hợp âm trưởng:
1: Nốt gốc, cũng chính là tên của hợp âm
3: Nốt quãng 3 cách nốt gốc 2 cung.
5: Nốt quãng 5, cách nốt quãng 3 1,5 cung
• Hợp âm thứ:

1: Nốt gốc, cũng chính là tên của hợp âm
3: Nốt quãng 3 cách nốt gốc 1,5 cung.
5: Nốt quãng 5, cách nốt quãng 3 2 cung
Như vậy có thể thấy cấu tạo Thứ và Trưởng ngược nhau.
VD: Hợp âm C (DO trưởng) gồm có 3 nốt:
1: C (do) chính là nốt gốc
3: E (mi) cách nốt gốc C khoảng cách 2 cung
5: G (sol) cách nốt E khoảng cách 1,5 cung
VD: Hợp âm Am (La thứ) gồm có 3 nốt:
1: A (La) chính là nốt gốc
3: C (Đô) cách nốt gốc A khoảng cách 1,5 cung
5: E (Mi) cách nốt gốc A khoảng cách 2 cung
+ Đây là cái cần thiết phải biết để xác định các hợp âm trong một Gam
mà mình sắp nói sau đây.
• Cách xác định các hợp âm trong Gam
Designed by Hoang Thong .SĐT: 0938.6868.93 Page 16
Trao đổi kinh nghiệm,tư vấn-hỗ trợ mua đàn =>
www.facebook.com/guitarnghethuat
Ở phần nói về Gam mình đã đề cập tới vấn đề cách xác định các nốt âm
giai trong Gam.
Ví dụ: Các nốt trong âm giai Gam D ở ví dụ trên là:
D- E-F#-G-A-B-C#-D.
Như vậy bài hát chơi ở D thì trong bài sẽ có các hợp âm E,F#,G,A,B,C# nhưng
quan trọng là phải biết các hợp âm đó là thứ hay trưởng.Thì để xác định cần
nắm vững qui tắc cấu tạo hợp âm.
Hợp âm E:Nốt gốc là E nốt quãng 3 của E là G và quãng 5 là B.
G cách E 1,5 cung.B cách G 2 cung.Do đó hợp âm E sẽ là Em.
Hợp âm F#: Nốt gốc là F#, nốt quãng 3 của F# là A Quãng 5 là C#.
A cách F# 1,5 cung, C# cách A 2 cung .Do đó đây sẽ là hợp âm F#m
Tương tự cho các hợp âm còn lại.Các hợp âm cho Gam D là:

D – G – A -Bm – Em – F#m
Về một cách đơn giản gần đúng nhìn vào dãy âm giai thì vị trí 1-4-5 sẽ là
hợp âm trưởng.2-3-6 sẽ là hợp âm thứ.
Và áp dụng 6 hợp âm này bài hát đã được xử lí 99%.
Tương tự các bạn thử tự mình xác định các hợp âm cho các Gam còn lại và
so sánh với kết quả sau nhé:
Đô trưởng – La thứ. (2 Gam song song,tức là bài hát được chơi trên
C hay Am thì sẽ xuất hiện các hợp âm đi kèm như sau)
C - F - G -Am – Dm – Em
Rê trưởng – Si thứ
D – G – A-Bm – Em – F#m
Mi trưởng – Đô thăng thứ
E – A – B-C#m – F#m – G#m
Fa trưởng – Rê thứ
F – Bb – C-Dm – Gm – Am
Sol trưởng – Mi thứ
G – C – D-Em – Am – Bm
La trưởng – Fa thăng thứ
A – D – E-F#m - Bm – C#m
Designed by Hoang Thong .SĐT: 0938.6868.93 Page 17
Trao đổi kinh nghiệm,tư vấn-hỗ trợ mua đàn =>
www.facebook.com/guitarnghethuat
Si trưởng – Sol thăng thứ
B – E – F#-G#m – C#m – D#m
Tuy nhiên do về âm giai thì có nhiều loại như âm giai tự nhiên,âm giai hòa
âm… nên do đó các bạn có thể thấy một số bài hát nó sẽ có thêm một số
khác biệt.Ví dụ:một số bài chơi ở Am thì theo qui tắc trên thì sẽ xuất hiện
Em (ví dụ bài :Cô bé mùa đông).Nhưng nếu theo âm giai hòa âm thì sẽ là
E.Nên một số bài hát như :Bất chợt 1 tình yêu,Em ơi Hà Nội Phố….sẽ là E
chứ ko phải Em.

Nhưng về cơ bản các kết quả như trên đã xử lí được 99% bài hát rồi.
• Đặt hợp âm vào bài hát ra sao,chỗ nào,hợp âm gì??
Nếu nắm vững lý thuyết căn bản âm nhạc thì chỉ cần nhìn vào các nốt trong mỗi
ô nhịp là cũng biết ngay ô nhịp ấy thuộc hợp âm gì? Tuy nhiên do vấn đề bản
nhạc dành cho dân chơi nghiệp dư như chúng ta là không cần thiết.(như mình đã
nói ở trên).Trong trường hợp học đệm đàn “cấp tốc” này thì chỉ còn cách là phải
“ mò “ như sau :
Bắt đầu với chủ âm của bài hát, sau đó nghe theo giai điệu của bài hát để
cảm nhận lúc nào thì chuyển và chuyển qua hợp âm gì trong Gam đó và
phải đảm bảo đúng nhịp.Ban đầu cứ mò đánh lên xem hợp âm nào thì hợp
lí.Cái này các bạn phải tập nghe nhạc nhiều để nhận biết.Và nếu chơi nhiều
thì để ý những bài nhạc Việt rất hay đi theo vòng Canon.(C-G-Am-Em-F-
C-Dm-G.) Hoặc đi theo một vòng xác định nào đó,chơi nhiều các bạn sẽ
biết.
============
Và giáo trình về cơ bản cho người mới tập chơi kết thúc ở đây.Các bài hát
ở trong giáo trình mình đã đưa về hầu hết là về C và Am nhằm mục đích
để các bạn làm quen và dễ dàng hơn trong lúc tập điệu vì đã quen cách
bấm những hợp âm quen thuộc. Hy vọng giáo trình này có thể giúp được
phần nào các bạn trong quá trình đệm hát.
========================================================
Lưu ý:Giáo trình được mình soạn dựa trên một số nền tảng cơ bản cần
thiết và kinh nghiệm cá nhân.Giáo trình được rút gọn ngắn và dễ hiểu nhất
có thể cho các bạn nhằm mục đích để người chơi dễ dàng nắm bắt và tiếp
Designed by Hoang Thong .SĐT: 0938.6868.93 Page 18
Trao đổi kinh nghiệm,tư vấn-hỗ trợ mua đàn =>
www.facebook.com/guitarnghethuat
thu một cách nhanh nhất.Tất nhiên có thể sẽ có những thiếu sót.Các bạn có
thể góp ý qua SDT:0938.6868.93 hay email: để
mình có thể hoàn thiện một cách tốt nhất nhé.Xin cảm ơn và chúc các bạn

luôn yêu đời với cây đàn của mình.^.^.
Designed by Hoang Thong .SĐT: 0938.6868.93 Page 19

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×