'"PH ƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN TĂNG GIẢM TSCĐ "
A. PHẦN MỞ ĐẦU:
I. Lý do chọn đề tài:
Để làm tốt công việc kế toán thì trước hết phải hiểu rất rõ về nghiệp vụ kế
toán. Mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh là phản ánh sự tăng giảm nguồn, vốn của
đơn vị. Góp phần quản lý chặt chẽ về nguồn ,vốn, tài sản của nhà nước nói
chung, của đơn vị nói riêng.
Ngoài việc hạch toán các nghiệp vụ kế toán, việc "Hạch toán tài sản cố
định" cũng không kém phần quan trọng, nó phản ánh sự tăng hoặc giảm và số
hao mòn đã trích về tài sản cố định của đơn vị theo từng thời điểm. Qua đó nắm
được giá trị tài sản của đơn vị một cách chính xác nhất. Qua quá trình làm việc
tôi nhận thấy việc hạch toán tài sản cố định của nhiều đồng nghiệp còn có những
khúc mắc, túng túng . Đó cũng là nguyên nhân thúc đẩy tôi mạnh dạn xây dựng
đề tài này.
Trong quá trình làm việc, tôi lấy được rất nhiều ý kiến về việc hạch toán tài
sản cố định, có người còn hiểu sai về nguyên tắc về xác định nguyên giá, giá trị
còn lại của TSCĐ, có người nói làm thế này đúng, có người nói làm thế này là
sai. Nhưng tôi vẫn bảo vệ ý kiến của tôi, và tôi vừa thực hiện vừa nghiên cứu tài
liệu. Cụ thể từ năm 1998 đến nay, năm đó cũng là năm nhà nước ban hành Q Đ
số 466/ TTg ngày 02 tháng 7 năm 1997 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiến
hành tổng kiểm kê đánh giá lại TSCĐ của nhà nước tại khu vực hành chính sự
nghiệp, và từ đó tôi căn cứ số liệu đó để theo dõi giá trị TSCĐ của đơn vị trường
Tiểu học Võ Liệt 2 cho đến nay.
Ngày 30/03/2006, Bộ trưởng Bộ tài chính đã ký Quyết định số 19 /
2006/QĐ-BTC ban hành chế độ hành chính sự nghiệp áp dụng cho các đơn vị
hành chính sự nghiệp trong cả nước thực hiện từ năm 2006 thay thế QĐ số 999-
TC/QĐ/CĐKT ngày 02/11/1996 của Bộ Tài chính. Các chế độ kế toán đựơc ban
hành lần này được thiết kế , xây dựng trên nguyên tắc thoả mãn và cập nhật các
yêu cầu mới nhất của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập
Quốc tế, tuân thủ luật ngân sách nhà nước, luật kế toán. Đồng thời các chế độ kế
toán được xây dựng cũng phù hợp, thích ứng với đặc điểm kinh tế, yêu cầu và
1
'"PH ƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN TĂNG GIẢM TSCĐ "
trình độ quản lý kinh tế, tài chính của các đơn vị hành chính sự nghiệp ở Việt
Nam hiện nay và những năm sắp tới.
II. Mục đích:
1. Nghiên cứu thực trạng về hạch toán kế toán nói chung và về nghiệp vụ
hạch toán tài sản cố định nói riêng.
Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ kế toán chưa đồng đều, có
những nghiệp vụ kinh tế phát sinh chưa khắng định được mình đã làm đúng hay
sai, miễn là bảng cân đối đã cân là đúng.
Về hạch toán tài sản cố định lại càng lúng túng hơn nữa, có đồng chí xác
định nguyên giá TSCĐ năm nay bằng giá trị còn lại năm trước. Về mức độ đánh
giá tài sản cố định không đồng nhất , như mức giá trị tài sản cố định , thời hạn sử
dụng và tỷ lệ trích khấu hao tài sản.
2. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu về nghiệp vụ hạch toán tài sản
cố định.
a) Nhiệm vụ: Kế toán là một trong những công cụ quan trọng nhất để quản lý
kinh tế, tài chính, tài sản của đơn vị và phải thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:
- Thu thập, ghi chép, phản ánh xử lý các thông tin về nguồn vốn, nguồn kinh phí,
được cấp , được tài trợ, được hình thành từ các nguồn khác nhau và tình hình sử
dụng nguồn vốn theo đúng đối tượng, chuẩn mực và chế độ kế toán quy định.
- Kiểm tra , giám sát tình hình dự toán, thực hiện các tiêu chuẩn định mức hiện
hành. Kiểm tra nguồn hình thành và việc quản lý, sử dụng tài sản của đơn vị. phát
hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính , kế toán.
- Tổ chức phân tích thông tin, số liệu kế toán; tham mưu đề xuất các giải pháp
quản lý tài chính, tài sản của đơn vị.
- Lập và nộp đúng thời hạn các báo cáo tài chính cho các cơ quan quản lý cấp
trên và cơ quan tài chính, cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định hiện
hành của Nhà nước phục vụ cho thủ trưởng, giám đốc và cấp trên và công khai
tài chính theo chế độ quy định.
b) Phương pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến chế độ hạch toán kế toán “Tăng giảm
TSCĐ” trên lĩnh vực hành chính sự nghiệp. Các luật kế toán, nghị định của Chính
2
'"PH ƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN TĂNG GIẢM TSCĐ "
phủ ban hành; Chỉ thị, Thông tư của Bộ tài chính ; Các quyết định của Bộ tài
chính , cụ thể:
Quyết định số 351-TC/QĐ/CĐKT ngày 22/5/ 1997 của Bộ trưởng Bộ tài
chính về việc ban hành chế độ quản lý , sử dụng và tính hao mòn tài sản cố định.
Quyết định số 206 /2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ tài chính về việc
ban hành chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định.
Cuốn “Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp” ban hành theo Quyết định số
19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006 của Bộ trưởng BTC. (Nhà XB Tài chính).
Cuốn “Thực hành kế toán trong trường học” ( thuộc bản quyền nhà xuất bản
giáo dục – 2008). Tác giá : ThS.Nguyễn Duy Liễu.
B. NỘI DUNG:
“Hạch toán tăng giảm tài sản cố định” ở các đơn vị hành chính sự nghiệp.
1. Quy định chung :
- Phản ánh đầy đủ , chính xác, kịp thời cả về số lượng, giá trị và hiện trạng
tài sản cố định hiện có, tình hình tắng giảm và việc sử dụng, thông qua đó
giám đốc chặt chẽ việc mua sắm, sử dụng tài sản cố định của đơn vị.
- Trong mọi trường hợp kế toán tài sản cố định phải tôn trọng nguyên tắc
đánh giá tài sản cố định theo nguyên giá ( giá thực tế hình thành tài sản cố
định) và giá trị còn lại của tài sản cố định.
- Phản ánh đầy đủ 3 chỉ tiêu của tài sản cố định: Nguyên giá; Giá trị hao
mòn và giá trị còn lại của TSCĐ.
- Phân loại TSCĐ theo đúng phương pháp phân loại đã được quy định thống
nhất.
2. Sổ sách , chứng từ:
Sổ tài sản cố định (mẫu S31-H) ;
Biên bản giao nhận TSCĐ ( mẫu C50-HD).
Biên bản thanh lý TSCĐ (mẫu C51-HD).
Biên bản đánh giá lại TSCĐ ( mẫu C52-HD).
Biên bản kiểm kê TSCĐ (mẫu C53-HD).
Biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành (mẫu C54-HD)
Bảng tính hao mòn TSCĐ (mẫu C55a-HD).
3
'"PH ƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN TĂNG GIẢM TSCĐ "
Và các chứng từ liên quan như hợp đồng, biên bản nghiệm thu việc xây dựng
hoặc sửa chữa lớn; các bảng kế chi tiết kèm theo.
3. Tài khoản sử dụng: Có 2 tài khoản chính và 2 tài khoản liên quan .
+ Tài khoản 211 – TSCĐ hữu hình.
+ Tài khoản 213 – TSCĐ vô hình.
+ Tài khoản 214 – Hao mòn TSCĐ.
+ Tài khoản 466 – Nguồn hình thành TSCĐ.
I. PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH:
TÀI KHOẢN 211
TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH
HẠCH TOÁN TÀI KHOẢN NÀY CẦN TÔN TRỌNG MỘT SỐ QUY DỊNH SAU:
1. TSCĐ hữu hình là những tư liệu lao động có hình thái vật chất, có đủ tiêu
chuẩn của TSCĐ về giá trị và thời gian sử dụng theo quy đinh trong chế độ
quản lý tài chính (có giá trị từ 5 năm triệu đồng trở lên, và có thời gian sử
dụng từ 1 năm trở lên). Hoặc TSCĐ trong nhà trường có một số loại được
quy định đặc biệt như: Tư liệu lao động có thời gian sử dụng trên 1 năm
nhưng chưa đạt chuẩn về giá trị (dưới 5 năm triệu đồng) vẫn được quy định
là TSCĐ gồm như máy móc thiết bị, phương tiện quản lý văn phòng như :
bộ máy vi tinh, các thiết bị ngoài của máy vi tính (ổn áp, lưu điện), đầu
máy vi deo, máy điện thoại, dụng cụ dùng cho học tập, két sắt, bộ sa
lông,tủ đựng tài liệu, tủ,giá TV, tủ đựng TBDH, bảng chống loá, bàn ghế
học sinh, bàn ghế giáo viên….
2. Giá trị TSCĐ hữu hình phản ánh trên TK 211 theo nguyên giá, tuỳ thuộc
vào nguồn hình thành, nguyên giá TSCĐ được xác định như sau:
a) TSCĐ do mua sắm:
Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua sắm (kể cả TSCĐ mới và đã sử dung) bao
gồm: Giá mua thực tế (giá ghi trên hoá đơn có cả thuế GTGT) – các khoản
giảm giá , chiết khấu mua hàng (nếu có ) + Chi phí vận chuyển, bốc dỡ, sửa
chữa, cải tạo, nâng cấp trước khi đưa TSCĐ vào sử dụng, lắp đặt, chạy thử,
thuế, lệ phí trước bạ (nếu có)
Riêng trường hợp TSCĐ mua về dùng cho hoạt động SXKD dịch vụ thuộc
đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ thì NG TSCĐ
4
'"PH ƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN TĂNG GIẢM TSCĐ "
bao gồm giá mua (không có thuế GTGT) + các chi phí vận chuyển, bốc dỡ,
lắp đặt chạy thử (nếu có).
b) TSCĐ do hoàn thành đầu tư XDCB:
NG TSCĐ do hoàn thành đầu tư XDCB bàn giao đưa vào sử dụng = giá
thực tế của công trình xây dựng được duyệt y quyết toán theo quy định tại
Điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành, các chi phí khác có liên quan
và lệ phí trứoc bạ (nếu có) .
Đối với TSCĐ là súc vật lạm việc hoặc súc vật cảnh cho sản phẩm , vườn
cây lâu năm thì nguyên giá là toàn bộ chi thực tế hợp lý, hợp lệ đã chi ra cho
súc vật , vườn cây từ lúc hình thành cho đến khi đưa vào khai thác, sử dụng
theo quy định tại Điều lệ quản lý đầu tư xây dựng hiện hành, các chi phí
khác có liên quan và lệ phí trước bạ (nếu có).
c) TSCĐ do được cấp, được điều chuyển đến.
Nguyên giá tài sản do được cấp, được điều chuyển đến… là giá trị của
TSCĐ đã ghi trong “biên bản giao nhận TSCĐ” của đơn vị có tài sản cấp
hoặc giá theo đánh giá thực tế của Hội đồng giao nhận và chi phí sửa chữa,
cải tạo nâng cấp; Chi phí vận chuyển, bốc dỡ, lắp đặt, chạy thử, lệ phí trước
bạ, (nếu có)… mà bên nhận phải chi ra trước khi đưa vào sử dụng.
d) TSCĐ do được viện trợ, tài trợ, biếu tặng…. Là giá được cơ quan
tài chính tính để ghi thu ghi chi ngân sách hoặc giá trị theo đánh giá thực tế
của Hội đồng giáo nhận cộng (+) các chi phí sửa chữa, cải tạo, nâng cấp
TSCĐ, các chi phí vận chuyển, bốc dỡ, lắp đặt, chạy thử, lệ phí trứơc bạ
(nếu có) mà bên nhận phải chi ra trước khi đưa vào sử dụng.
3. Nguyên giá TSCĐ được đánh giá lại theo quyết định của Nhà nước là giá
khôi phục áp dụng trong việc đánh giá lại tài sản cố định.
Nguyên giá TSCĐ trong đơn vị hành chính sự nghiệp chỉ được thay đổi trong
các trường hợp sau:
- Đánh giá lại giá trị TSCĐ theo quyết định của nhà nước;
- Cải tạo, nâng cấp làm tăng năng lực,kéo dài thời gian sử dụng của TSCĐ.
- Tháo dỡ một hay một số bộ phận TSCĐ TSCĐ;
- Xây dựng , trang bị thêm 1 hay một số bộ phận của TSCĐ.
5
'"PH ƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN TĂNG GIẢM TSCĐ "
4. Mọi trường hợp tăng giảm TSCĐ hữu hình đều phải lập “Biên bản giao,
nhận tài sản cố định” “Biên bản thanh lý, nhưỡng bán TSCĐ”phải thực
hiện đúng và đầy đủ các thủ tục theo quy định của Nhà nước . Sau đó phải
lập và hoàn chỉnh hồ sơ TSCĐ về mặt kế toán .
5. TSCĐ hữu hình phải đựơc theo dõi chi tiết cho từng đối tượng ghi TSCĐ ,
theo từng loại TSCĐ và địa điểm bảo quản, quản lý và sử dụng tài sản cố
định.
KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH
CỦA TÀI KHOẢN 211 – TSCĐ HỮU HÌNH
Bên nợ:
- Nguyên giá của TSCĐ hữu hình tăng do mua sắm, do xây dựng cơ bản
hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng, do đựơc cấp, do được tài trợ, tặng,
biếu, viện trợ…
- Điều chỉnh tăng nguyên giá của TSCĐ do xây lắp, trang bị thêm hoặc do
cải tạo, nâng cấp;
- Các trường hợp khác làm tăng nguyên giá của TSCĐ (đánh gía lại TSCĐ
theo QĐ của nhà nước, kiểm kê phát hiện thừa..).
Bên có:
- Nguyên giá của TSCĐ hữu hình giảm do điều chuyển cho đơn vị khác, do
nhưỡng bán, thanh lý hoặc do những lý do khác (mất, hỏng do thiên tai
như lũ lụt gây ra…);
- Nguyên giá TSCĐ hữu hình giảm do tháo dỡ 1 số bộ phận;
- Các trường hợp khác làm giảm nguyên giá của TSCĐ (Đánh giá lại TSCĐ
theo QĐ của nhà nước, kiểm kê phát hiện thiếu…)
Số dư nợ:
Nguyên giá của TSCĐ hữu hình hiện có ở đơn vị.
Tài khoản 211 có 6 tài khoản cấp 2 như sau:
TK 2111 - Nhà cửa , vật kiến trúc: Phản ánh giá trị của các TSCĐ là
nhà cửa, vật kiến trúc gồm:
6