Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường châu âu của công ty cổ phần najimex

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 109 trang )

Luận văn CH QTKD

Viện Ktế và Qlý, ĐHBK HN

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan những ý tưởng, nội dung và đề xuất trong luận văn này là
kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu, tiếp thu các kiến thức từ Giảng viên
hướng dẫn và các Thầy, Cô trong Viện Kinh tế và Quản lý – Trường Đại học Bách
Khoa Hà Nội.
Số liệu được nêu trong luận văn là trung thực và có trích nguồn. Kết quả
nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ cơng
trình nghiên cứu nào khác.
Nếu sai tơi hồn toàn chịu trách nhiệm.
Tác giả

CAO THỊ THANH TÂM

HV: Cao Thị Thanh Tâm – 2012A Nam Định


Luận văn CH QTKD

Viện Ktế và Qlý, ĐHBK HN

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn giảng viên PGS.TS. Nguyễn Văn Thanh là người
đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo cũng như đã có những đóng góp quý báu để tơi hồn
thành luận văn cao học này!
Tơi xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô trong Viện Kinh tế và Quản lý, trường
Đại học Bách khoa Hà Nội, những người đã trang bị kiến thức cho tơi trong suốt


khóa học.
Tôi cũng xin cảm ơn tới Ban lãnh đạo của Công ty cổ phần Najimex đã tạo
điều kiện cho tôi nghiên cứu, khảo sát, cung cấp cho tôi những tài liệu liên quan đến
luận văn.
Trình độ của tơi có hạn nên luận văn tốt nghiệp cịn nhiều thiếu sót, mong
q thầy cơ trong hội đồng bảo vệ đóng góp ý kiến để luận văn của tơi được hồn
thiện hơn.
Tác giả

CAO THỊ THANH TÂM

HV: Cao Thị Thanh Tâm – 2012A Nam Định


Luận văn CH QTKD

Viện Ktế và Qlý, ĐHBK HN

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Định nghĩa

ASEAN

The Association of Southeast Asian Nations (Hiệp hội các nước
Đông Nam Á)

ASC


Năng lực cạnh tranh tuyệt đối của đối thủ cạnh tranh

BH

Bán hàng



Cao đẳng

CBCNV

Cán bộ công nhân viên

CP

Cổ phần

ĐH

Đại học

EU

European Union (Liên minh Châu Âu)

GDP

Gross Domestic Product (Tổng sản phẩm nội địa)


HĐQT

Hội đồng quản trị

IWAY

The IEKA Way on Purchasing Home Furnishing Products ( Điều
kiện mua hàng của IEKA)

KHTT

Phòng kế hoạch thị trường

QWAY

Hệ thống Quản lý chất lượng

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TB

Trung bình

TCHC

Tổ chức – hành chính


TCMN

Thủ công mỹ nghệ

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TC

Trung cấp

USD

Đô la Mỹ

WTO

World Trade Organization (Tổ chức Thương mại thế giới)

KCN

Khu công nghiệp

QLCL

Quản lý chất lượng

PX


Phân xưởng

XTTM

Xúc tiến thương mại

HV: Cao Thị Thanh Tâm – 2012A Nam Định


Luận văn CH QTKD
UBND

Ủy ban Nhân dân

STT

Số thứ tự

TSCĐ

Tài sản cố định

ĐVT

Đơn vị tính

QĐ-UB

Quyết định - Ủy Ban


CSH

Chủ sở hữu

XNK

Xuất nhập khẩu

%

Phần trăm

HV: Cao Thị Thanh Tâm – 2012A Nam Định

Viện Ktế và Qlý, ĐHBK HN


Luận văn CH QTKD

Viện Ktế và Qlý, ĐHBK HN

DANH MỤC HÌNH VÀ TÊN HÌNH

HÌNH

TÊN HÌNH

2.1

Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty cổ phần

Najimex

2.2

Cơ cấu nhân lực của cơng ty năm 2013

3.1

Chuỗi lợi ích của giải pháp: Nâng cao khả năng duy trì
và mở rộng thị trường Châu Âu đến năm 2017

3.2

TRANG
34
39
76

Chuỗi lợi ích của giải pháp: Tăng cường các hoạt động
xúc tiến thương mại đến thị trường mục tiêu đến năm 87
2017

3.3

Chuỗi lợi ích của giải pháp; Xây dựng chế độ tài
chính, khuyến khích hoạt động xuất khẩu đến thị 92
trường mục tiêu đến năm 2017

HV: Cao Thị Thanh Tâm – 2012A Nam Định



Luận văn CH QTKD

Viện Ktế và Qlý, ĐHBK HN

DANH MỤC BẢNG VÀ TÊN BẢNG

BẢNG
2.1

2.2
2.3
2.4

2.5

2.6

2.7
2.8

TÊN BẢNG
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty từ năm
2011 đến năm 2013
Cơ cấu lao động của công ty cổ phần Najimex theo đơn vị
năm 2013
Một số thị trường chủ yếu của công ty cổ phần Najimex
Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu sang thị trường Châu Âu của
công ty cổ phần Najimex
Kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty

cổ phần Najimex sang thị trường Châu Âu
Doanh số của công ty TNHH Tiến Động tại một số thị
trường năm 2013
Doanh số của công ty cổ phần sản xuất kinh doanh xuất
khẩu Vĩnh Long tại một số thị trường năm 2013
Cơ cấu nguồn vốn của Công ty giai đoạn 2011-20013

TRANG
37

38
41
42

45

47

48
55

Dự báo doanh số tiêu thụ hàng thủ công mỹ nghệ sang thị
3.1

trường EU của công ty cổ phần Najimex từ năm 2015 đến

67

năm 2017
3.2


Một số chỉ tiêu tài chính của cơng ty cổ phần Najimex từ
năm 2015 đến năm 2017

68

3.3

Kế hoạch thực hiện giải pháp 1

75

3.4

Dự kiến kinh phí thực hiện giải pháp 1

75

3.5

Tỷ trọng doanh thu quảng cáo theo từng khu vực

80

3.6

Những quốc gia chi tiêu nhiều nhất cho quảng cáo online

80


3.7

Kế hoạch thực hiện giải pháp 2

86

HV: Cao Thị Thanh Tâm – 2012A Nam Định


Luận văn CH QTKD

3.8
3.9

3.10

3.11

Viện Ktế và Qlý, ĐHBK HN

Dự kiến kinh phí thực hiện giải pháp 2
Dự kiến cơ cấu nguồn vốn của Công ty giai đoạn 20152017
Các trang thiết bị phục vụ sản xuất
Khấu hao tài sản cố định của công ty từ năm 2015 đến
năm 2017

86
89

90


91

3.12

Kế hoạch thực hiện giải pháp 3

93

3.13

Dự trù kinh phí thực hiện giải pháp 3

93

HV: Cao Thị Thanh Tâm – 2012A Nam Định


Luận văn CH QTKD

Viện Ktế và Qlý, ĐHBK HN
MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC HÌNH VÀ TÊN HÌNH
DANH MỤC BẢNG VÀ TÊN BẢNG
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1

CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THÚC ĐẨY
XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ .......................................... 4
1.1. Cơ sở lý luận về đề tài ............................................................................................ 4
1.1.1. Sản phẩm thủ công mỹ nghệ [26] ...............................................................4
1.1.2. Xuất khẩu thủ cơng mỹ nghệ và vai trị của xuất khẩu hàng thủ cơng mỹ
nghệ [11] ....................................................................................................8
1.1.3. Vai trị của xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ [11,17,19] .........................9
1.2. Cơ sở lý luận về nâng cao khả năng duy trì và mở rộng thị trƣờng Châu Âu
đến năm 2017 .........................................................................................................13
1.2.1. Nghiên cứu thị trường [3, 4, 8].................................................................13
1.2.2. Xác định thị trường mục tiêu [3, 4] ..........................................................15
1.2.3. Xây dựng chiến lược cạnh tranh [3, 4, 5] .................................................16
1.3. Cơ sở lý luận về tăng cƣờng các hoạt động xúc tiến thƣơng mại và quảng bá
đến thị trƣờng mục tiêu đến năm 2017 [4, 6] ...................................................18
1.3.1. Xúc tiến thương mại [4, 6] .......................................................................18
1.3.2. Các công cụ xúc tiến [4, 6] ......................................................................20
1.4. Cơ sở lý luận về xây dựng chế độ tài chính, khuyến khích hoạt động xuất
khẩu đến năm 2017 [7].........................................................................................23
1.4.1. Bản chất của tài chính doanh ghiệp [7] ....................................................23
1.4.2. Chức năng của tài chính doanh nghiệp [7] ...............................................24
1.4.3. Tài sản và nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp ...............................25
1.4.4. Chi phí ......................................................................................................27
1.4.5. Doanh thu và lợi nhuận ...........................................................................27
1.4.6. Vốn kinh doanh của doanh nghiệp và khấu hao tài sản cố định ..............29
HV: Cao Thị Thanh Tâm – 2012A Nam Định


Luận văn CH QTKD

Viện Ktế và Qlý, ĐHBK HN


1.5. Tóm tắt chƣơng 1..................................................................................................30

CHƢƠNG 2: PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU
HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NAJIMEX
SANG THỊ TRƢỜNG CHÂU ÂU TỪ NĂM 2011 ĐẾN NĂM 2013 ....... 31
2.1. Tổng quan về công ty cổ phần Najimex [25] .....................................................31
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển công ty Cổ phần Najimex .................31
2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ
phần Najimex [1, 25] ...............................................................................32
2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty cổ phần Najimex ................34
2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh công ty từ năm 2011 đến năm 2013 [1] ..37
2.1.5. Nguồn nhân lực của cơng ty cổ phần Najimex ........................................38
2.2. Phân tích, đánh giá hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần Najimex từ
năm 2011 đến năm 2013 ......................................................................................40
2.2.1. Thị trường mục tiêu (EU) [1, 25] .............................................................40
2.2.2. Người tiêu dùng mục tiêu [1, 25] .............................................................44
2.3. Đánh giá hoạt động xuất khẩu của công ty cổ phần Najimex về việc nâng
cao khả năng duy trì và mở rộng thị trƣờng Châu Âu đến năm 2017 ........45
2.3.1. Thực trạng [1] ...........................................................................................45
2.3.2. Ưu điểm và nhược điểm ...........................................................................50
2.3.3. Cơ hội và thách thức.................................................................................51
2.3.4. Nhiệm vụ đặt ra cho công ty trong thời gian tới ......................................52
2.4. Đánh giá việc xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty cổ phần
Najimex về tăng cƣờng các hoạt động xúc tiến thƣơng mại đến thị trƣờng
mục tiêu đến năm 2017 ........................................................................................52
2.4.1. Thực trạng ................................................................................................52
2.4.2. Ưu điểm và nhược điểm ...........................................................................53
2.4.3. Cơ hội và thách thức.................................................................................53
2.4.4. Nhiệm vụ đặt ra cho công ty trong thời gian tới ......................................54

2.5. Đánh giá việc xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty cổ phần
Najimex về xây dựng chế độ tài chính, khuyến khích hoạt động xuất khẩu
đến thị trƣờng mục tiêu đến năm 2017 .............................................................54
2.5.1. Thực trạng ................................................................................................54
2.5.2. Ưu điểm và nhược điểm ...........................................................................56
HV: Cao Thị Thanh Tâm – 2012A Nam Định


Luận văn CH QTKD

Viện Ktế và Qlý, ĐHBK HN

2.6. Tóm tắt chƣơng 2...................................................................................................58

CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT
KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ SANG THỊ TRƢỜNG CHÂU
ÂU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NAJIMEX ĐẾN NĂM 2017 ................. 59
3.1. Dự báo nhu cầu tiêu thụ hàng thủ công mỹ nghệ trên thế giới, EU và xu
hƣớng phát triển ngành thủ công mỹ nghệ tại Việt Nam [2, 12, 18] ............59
3.1.1. Dự báo sơ bộ.............................................................................................59
3.1.2. Dự báo xu hướng phát triển ngành thủ công mỹ nghệ tại Việt Nam[18].63
3.2. Định hƣớng chiến lƣợc về hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của
công ty cổ phần Najimex sang thị trƣờng EU trong 3 năm tới [1,17] ..........65
3.2.1. Xác định các điểm mạnh của công ty ......................................................65
3.2.2. Các điểm yếu của công ty.........................................................................66
3.2.3. Cơ hội .......................................................................................................66
3.2.4. Thách thức ................................................................................................67
3.2.5. Đánh giá ...................................................................................................67
3.2.6. Các giải pháp để đạt được những chỉ tiêu kinh tế trên .............................68
3.3. Các giải pháp cho hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang thị

trƣờng Châu Âu của công ty trong 3 năm tới. .................................................69
3.3.1. Giải pháp 1: Nâng cao khả năng duy trì và mở rộng thị trường Châu Âu
đến năm 2017 ...........................................................................................69
3.3.2. Giải pháp 2: Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại và quảng bá
đến thị trường mục tiêu đến năm 2017 ....................................................77
3.3.3. Giải pháp 3: Xây dựng chế độ tài chính, khuyến khích hoạt động xuất
khẩu đến thị trường mục tiêu đến năm 2017 ...........................................88

KẾT LUẬN .................................................................................................... 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO

HV: Cao Thị Thanh Tâm – 2012A Nam Định


Luận văn CH QTKD

Viện Ktế và Qlý, ĐHBK HN

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Để đẩy nhanh q trình cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước thì đòi hỏi sự phát
triển của tất cả các ngành nghề trong xã hội. Trong xu thế tồn cầu hóa hiện nay, hoạt động
kinh doanh xuất khẩu ngày nay đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của lĩnh vực
ngoại thương và sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia.
Việc định hướng phát triển xuất khẩu giúp tận dụng được nguồn nguyên liệu có sẵn
trong nước để phát triển những mặt hàng xuất khẩu là vấn đề rất quan trọng trong giai đoạn
hiện nay. Đối với Việt Nam, được sự quan tâm và tạo điều kiện của Đảng và Nhà nước. Nên
hoạt động xuất khẩu, thực sự có ý nghĩa chiến lược trong sự nghiệp xây dựng và phát trỉển
kinh tế, tạo tiền đề vững chắc, cho công nghiệp hoá đất nước và là mũi nhọn ưu tiên trong
nền kinh tế quốc dân. Có đẩy mạnh xuất khẩu, mở cửa ra thế giới bên ngồi thì Việt Nam

mới có điều kiện, thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, ổn định đời sống
nhân dân.
Trong chiến lược hướng vào xuất khẩu và chuyển dịch cơ cấu ngành hàng, Đảng và
Nhà nước đã xác định mặt hàng thủ công mỹ nghệ là mặt hàng xuất khẩu chiến lược, có khả
năng tăng trưởng cao, mang lại lợi nhuận lớn và có ý nghĩa xã hội sâu rộng. Trải qua những
bước thăng trầm, hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đã có mặt trên 120 quốc gia trên thế
giới, hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam ngày càng thu hút sự quan tâm của nhiều khách
hàng đặc biệt là khách hàng nước ngồi. Thủ cơng mỹ nghệ là một ngành có giá trị khơng
lớn, song có giá trị xuất khẩu cao, tuy nhiên lại góp phần tăng nguồn ngoại tệ cho nền kinh tế
quốc gia.
Tuy nhiên hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đang gặp những khó khăn khơng
nhỏ trong vấn đề đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu và tìm thị trường tiêu thụ ổn định. Chính vì
vậy cần có những chính sách để khai thác và thâm nhập những thị trường tiềm năng trong đó
có Châu Âu là một thị trường đầy hứa hẹn.
Hiện nay, quan hệ Việt Nam – Châu Âu đang diễn ra rất tốt đẹp, nhu cầu tiêu thụ
hàng thủ công mỹ nghệ ngày càng tăng. Đây là một thị trường truyền thống của Việt Nam.
Mặc dù nhu cầu tiêu thụ mặt hàng này lớn nhưng Việt Nam mới chỉ chiếm 5% thị phần, một
con số ít so với khả năng sản xuất và sức mua của thị trường này.
HV: Cao Thị Thanh Tâm – 2012A Nam Định

1


Luận văn CH QTKD

Viện Ktế và Qlý, ĐHBK HN

Công ty cổ phần Najimex là một công ty chuyên sản xuất và xuất khẩu mặt hàng thủ
công mỹ nghệ ra thị trường thế giới. Trong xu thế phát triển của ngành thủ cơng mỹ nghệ thì
cơng ty cũng đang từng bước mở rộng thị trường xuất khẩu của mình sang thị trường Châu

Âu, trong bước tiến này công ty sẽ gặp khơng ít những khó khăn và thách thức. Trong q
trình thực tập tại công ty tác giả nhận thấy cần có những biện pháp nhằm hỗ trợ và thúc đẩy
xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty sang thị trường Châu Âu, nhất là trong bối
cảnh hiện nay.
Xuất phát từ yêu cầu cấp thiết đó, tác giả chọn đề tài:
“Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường Châu Âu của
Công ty Cổ Phần Najimex" làm luận văn thạc sĩ của mình.
2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
- Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu các giải pháp thúc đẩy xuất
khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường Châu Âu của cơng ty cổ phần Najimex
nói riêng và trong lĩnh vực xuất nhập khẩu nói chung.
- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu phân tích, đánh giá thực trạng
xuất khẩu hàng thủ cơng mỹ nghệ sang thị trường Châu Âu của công ty cổ phần Najimex từ
năm 2011 đến năm 2013, đồng thời dựa vào đinh hướng phát triển của công ty nhằm đưa ra
các giải pháp để thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty sang thị trường
Châu Âu từ nay đến năm 2017.
3. Nội dung và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu tổng quan lý thuyết và thực tiễn về hoạt động xuất khẩu hàng thủ cơng
mỹ nghệ nói chung và của cơng ty cổ phần Najimex nói riêng.
Đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ
sang thị trường Châu Âu của công ty cổ phần Najimex từ nay tới năm 2017.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài
Trong quá trình nghiên cứu, luận văn sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp khác
nhau. Đó là các phương pháp nghiên cứu tài liệu, hệ thống hóa, phương pháp thống kê, so
sánh, phương pháp phân tích, nghiên cứu điển hình, điều tra thu thập và phân tích những tư
liệu thực tế để đánh giá thực trạng và đề xuất những giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng
thủ công mỹ nghệ sang thị trường Châu Âu của công ty cổ phần Najimex.

HV: Cao Thị Thanh Tâm – 2012A Nam Định


2


Luận văn CH QTKD

Viện Ktế và Qlý, ĐHBK HN

5. Những đóng góp mới của luận văn và các giải pháp
Chương 1: Hệ thống hóa lại các cơ sở lý luận các hoạt động xuất khẩu hàng thủ công
mỹ nghệ .
Chương 2: Phân tích, đánh giá thực trạng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang thị
trường Châu Âu của Công ty Cổ Phần Najimex nói riêng, từ đó phân tích, đánh giá về thị
trường mục tiêu của công ty là Châu Âu.
Chương 3: Đề xuất những giải pháp góp phần thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng thủ
công mỹ nghệ sang thị trường Châu Âu của Cơng ty. Từ đó khuyến nghị với các cơ quan
chức năng Nhà nước để hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của các công ty được
hiệu quả.
Giải pháp1: Nâng cao khả năng duy trì và mở rộng thị trường Châu Âu đến
năm 2017.
Giải pháp 2: Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại và quảng bá đến
thị trường mục tiêu đến năm 2017.
Giải pháp 3: Xây dựng chế độ tài chính, khuyến khích hoạt động xuất khẩu
đến năm 2017.
6. Nội dung và kết cấu của đè tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận liên quan đến hoạt động thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ cơng
mỹ nghệ.
Chương 2: Phân tích, đánh giá hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang thị
trường Châu Âu của công ty cổ phần Najimex.
Chương 3: Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang thị

trường Châu Âu của công ty cổ phần Najimex.

HV: Cao Thị Thanh Tâm – 2012A Nam Định

3


Luận văn CH QTKD

Viện Ktế và Qlý, ĐHBK HN

CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THÚC ĐẨY
XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ
1.1.

Cơ sở lý luận về đề tài

1.1.1. Sản phẩm thủ công mỹ nghệ [26]
a. Khái niệm sản phẩm thủ công mỹ nghệ
Sản phẩm thủ cơng mỹ nghệ (TCMN) là những sản phẩm mang tính
truyền thống và độc đáo của từng vùng, có giá trị chất lượng cao, vừa là hàng hóa
vừa là sản phẩm văn hóa, nghệ thuật, mỹ thuật, thậm chí có thể trở thành di sản văn
hóa của dân tộc, mang bản sắc văn hóa của vùng lãnh thổ hay quốc gia sản xuất ra
chúng.
Hàng thủ công mỹ nghệ bao gồm các nhóm hàng sau:
-

Hàng gốm sứ
Một trong những mặt hàng TCMN phổ biến trong cuộc sống là gốm sứ. Gốm


sứ được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày của mỗi người dân Việt Nam như bát
đĩa, ấm chén, bình lọ hoa hay chum vại, gốm sứ được dùng để làm đồ thờ như bát
hương, tượng…, được dùng trong xây dựng như chân sứ, vật cách điện… Ngoài ra,
gốm sứ được sử dụng để làm quà lưu niệm.
Để làm ra các sản phẩm gốm sứ ngồi ngun liệu chính là đất, thì phải kể
đến kỹ thuật gốm sứ là bàn xoay và lị nung. Bàn xoay thì có xoay tay và xoay điện.
Lò nung xưa kia là lò vồng (nung củi) và lị hộp (nung bằng than) thì ngày nay cịn
có lị tunel đốt gas.
Các sản phẩm bằng gốm không chỉ được ưa chuộng ở Việt Nam và các nước
phương Đông mà còn được rất nhiều các nước phương Tây ưa chuộng. Đây cũng là
một trong những mặt hàng xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu
TCMN.
-

Hàng mây tre đan
Cây tre, cây song, cây mây rất quen thuộc với người dân Việt Nam. Từ bao

đời nay, những người thợ thủ công đã sử dụng các thân của cây này để tạo ra các
sản phẩm TCMN độc đáo. Từ những cây tre, mây, song có thể tạo ra giường, bàn
ghế, giỏ hoa… Sản xuất hàng mây tre đan cũng tạo thành các làng nghề nổi tiếng
HV: Cao Thị Thanh Tâm – 2012A Nam Định

4


Luận văn CH QTKD

Viện Ktế và Qlý, ĐHBK HN

trong cả nước như Phú Vinh, Yên Sở (Hà Tây), Nho Quan (Ninh Bình), Vĩnh Ba

(Phú Yên)… Ở Phú Vinh (Hà Tây) có 8000 người làm nghề đan lát. Hàng mây tre
đan ở đây có tới hơn 500 mẫu mã khác nhau. Có thể nói mây tre đan đã thu hút và
giải quyết khá nhiều việc làm cho người lao động, từ đó nâng cao chất lượng cuộc
sống cho người dân nơi đây.
-

Mặt hàng gỗ mỹ nghệ
Ở Việt Nam, sản phẩm từ gỗ dùng trong cuộc sống hàng ngày như bàn ghế,

giường tủ, sập cho đến đồ trang trí như tranh khảm, tượng… đến những sản phẩm
dành cho đồ thờ cúng như bàn thờ, ống hương, câu đối, ngai, tượng… Nghê mộc là
cái tên thân thuộc mà dân gian hay gọi cho nghề sản xuất các sản phẩm đồ gỗ. Các
mặt hàng gỗ rất phong phú, có những sản phẩm giản đơn phục vụ mục đích sử dụng
hàng ngày, nhưng cũng có những sản phẩm kết hợp điêu khắc, tạc, trổ cầu kì tạo
nên giá trị nghệ thuật cao. Tính nghệ thuật, cầu kì của mỗi sản phẩm lại tuỳ vào đơi
tay khéo léo của người thợ mộc. Với những sản phẩm gỗ khảm trai thì giá trị của
sản phẩm đó tăng lên gấp bội. Chạm khắc gỗ nổi tiếng của Việt Nam có Đồng Kỵ,
Phù Khê (Bắc Ninh), Bích Chu (Vĩnh Phú), Kim Bồng (Quảng Nam), Mỹ Xuyên
(Huế)… Trong đó, cơ sở sản xuất gỗ mỹ nghệ lớn nhất nước ta phải kể đến Đồng
Kỵ (Bắc Ninh).
- Hàng thêu ren
Thêu ren là một nghề truyền thống ở nước ta. Nguyên liệu và dụng cụ sản
xuất thì đơn giản nhưng địi hỏi người thợ thủ cơng phải có sự khéo léo, kiên trì và
sáng tạo. Ngày nay, đã có máy thêu nhưng chỉ thêu được những sản phẩm chữ, biểu
tượng, cờ… Đối với những sản phẩm cầu kì, sáng tạo riêng vẫn cần có đơi bàn tay
khéo léo, cần mẫn của người thợ thủ cơng. Một số vùng có thêu ren nổi tiếng như
Lý Nhân (Hà Nam), Minh Lãng (Thái Bình), Văn Lam (Ninh Bình)… và một số
vùng dân tộc thiểu số. Ở nước ta, thêu ren xuất hiện sớm, nhưng phạm vi sản xuất
cịn nhỏ, chưa quy mơ và chưa có thị trường nên khó khăn trong việc sản xuất và
phát triển mặt hàng này.

- Mặt hàng thổ cẩm
Mặt hàng này được sản xuất chủ yếu bởi đồng bào dân tộc thiểu số như dân
tộc Mường, Khơ me, Thái, Tày, Dao, Lự… Ở miền Bắc nổi tiếng với làng nghề Nà
HV: Cao Thị Thanh Tâm – 2012A Nam Định

5


Luận văn CH QTKD

Viện Ktế và Qlý, ĐHBK HN

Phồn, Xâm Kh (Hồ Bình) của dân tộc Thái, hay làng nghề Mường Bí, Mường
Vang, Mường Thành, Mường Đậu (Hồ Bình). Một số dân tộc ở miền Nam đều có
nghề dệt gia đình. Hàng thổ cẩm rất đa dạng, có thể làm quần áo, túi xách, ví, tranh
treo tường… với nhiều kiểu dáng và hoạ tiết độc đáo, đặc trưng cho văn hóa và
quan niệm của người dân tộc. Mặt hàng thổ cẩm chủ yếu được bán tại các khu du
lịch cho khách nước ngồi.
b. Đặc điểm của hàng thủ cơng mỹ nghệ
-

Tính văn hóa
Khác với sản xuất trong cơng nghiệp, trong sản xuất tiểu thủ công, lao động

chủ yếu dựa vào đơi bàn tay khéo léo và đầu óc sáng tạo của người thợ, người nghệ
nhân. Sản phẩm làm ra vừa có gái trị sử dụng nhưng lại mang dấu ấn bàn tay tài hoa
của người thợ và phong vị độc đáo của một vùng q nào đó. Cũng chính vì vậy mà
hàm lượng văn hóa ở các sản phẩm thủ công mỹ nghệ được đánh giá cao hơn nhiều
so với hàng công nghiệp sản xuất hàng loạt. Ngay từ khi phát hiện ra các sản phẩm
Trống đồng Đông Sơn, trống đồng Ngọc Lũ, thế giới đã biết đến một nền văn hóa

Việt Nam qua những sản phẩm phản ánh sinh động và sâu sắc về nền văn hóa, tư
tưởng thời đại Hùng Vương. Cho đến nay những sản phẩm thủ cơng mỹ nghệ mang
đậm tính văn hóa như gốm sứ Bát Tràng,… đã được xuất khẩu rộng rãi ra khắp thế
giới, người ta đã có thể hiểu được phần nào văn hóa của Việt Nam.
Có thể nói đặc tính này là điểm thu hút mạnh mẽ đối với khách hàng nhất là
khách quốc tế, nó tạo nên một ưu thế tuyệt đối cho hàng thủ công mỹ nghệ và được
coi như một món quà lưu niệm đặc biệt trong mỗi chuyến du lịch của du khách
nước ngoài. Khách du lịch khi đến Việt Nam không thể không mang theo về nước
một món đồ thỉ cơng mỹ nghệ, cho dù ở nước họ có sản xuất ra những sản phẩm đó
nhưng nó khơng thể mang bản sắc văn hóa Việt Nam được. Sản phẩm thủ công mỹ
nghệ không chỉ đơn thuần là một sản phẩm thơng thường mà nó cịn là sản phẩm
văn hóa có tính nghệ thuật và được coi là biểu tượng của nghề truyền thống của dân
tộc Việt Nam.
- Tính mỹ thuật
Sản phẩm mang tính mỹ thuật cao, mỗi sản phẩm thủ công mỹ nghệ là một
tác phẩm nghệ thuật, vừa có giá trị sử dụng vừa có giá trị thẩm mỹ. Nhiều loại sản
HV: Cao Thị Thanh Tâm – 2012A Nam Định

6


Luận văn CH QTKD

Viện Ktế và Qlý, ĐHBK HN

phẩm vừa là phục vụ tiêu dùng, vừa là vật trang trí trong nhà, đền chùa nơi công
sở…các sản phẩm đều là sự kết giao giữa phương pháp thủ công tinh xảo với sự
sáng tạo nghệ thuật. Khác với các sản phẩm cơng nghiệp được sản xuất hàng loạt
bằng máy móc, hàng thủ cơng mỹ nghệ có giá trị cao ở phương diện nghệ thuật
sáng tạo thì chỉ được sản xuất bằng cơng nghệ mang tính thủ cơng, chủ yếu dựa vào

đơi bàn tay khéo léo của người thợ. Chính đặc điểm này đã đem lại sự quý hiếm cho
các sản phẩm thủ cơng mỹ nghệ.
- Tính đơn chiếc
Hàng TCMN truyền thống đều mang tính cá biệt và có sắc thái riêng của mỗi
làng nghề. Cùng là đồ gốm sứ, nhưng người ta vẫn có thể phân biệt được đâu là
gốm Bát Tràng, Thồ hà, Hương Canh…nhờ các hoa văn, màu men, hoạ tiết trên đó.
Bên cạnh đó, tính đơn chiếc có được là do hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam mang
hồn của dân tộc Việt Nam, mang nét văn hoá và bản sắc của dân tộc Việt Nam,
chính vì vậy hàng của Trung Quốc hay Nhật bản cho dù có phong phú hay đa dạng
đến đâu cũng khơng thể có được những nét đặc trưng đó cho dù kiểu dáng có thể
giống nhưng khơng thể mang “hồn” của dân tộc Việt Nam. Cùng với đặc trưng về
văn hố, tính riêng biệt đã mang lại ưu thế tuyệt đối cho hàng thủ cơng mỹ nghệ của
Việt Nam trong xuất khẩu.
-

Tính đa dạng

Tính đa dạng của sản phẩm thủ cơng mỹ nghệ thể hiện ở phương thức, nguyên
liệu làm nên sản phẩm đó và chính nét văn hố trong sản phẩm. Ngun liệu làm
nên sản phẩm có thể là gạch, đất, cói, dây chuối, xơ dừa…mỗi loại sẽ tạo nên một
sản phẩm thủ công mỹ nghệ với những sắc thái khác nhau, cho người sử dụng có
những cảm nhận khác nhau về sản phẩm. Là một đôi dép đi trong nhà, nhưng dép
làm bằng cói đã quá cũ đối với người tiêu dùng nên hiện nay, các nghệ nhân sử
dụng chất liệu dây chuối, tạo cảm giác rất mới lạ, vừa có màu vàng ngà của chuối
vừa có mầu mốc tự nhiên của thân chuối…Bên cạnh đó, tính đa dạng cịn được thể
hiện qua những nét văn hoá trên sản phẩm thủ cơng mỹ nghệ bởi vì mỗi sản phẩm
thủ cơng mỹ nghệ đêù mang những nét văn hoá đặc trưng của từng vùng, từng thời
đại sản xuất ra chúng. Chính vì vậy trên thị trường có rất nhiều loại sản phẩm thủ
HV: Cao Thị Thanh Tâm – 2012A Nam Định


7


Luận văn CH QTKD

Viện Ktế và Qlý, ĐHBK HN

công mỹ nghệ, mỗi loại đều có sự khác biệt rõ rệt, không đồng nhất. Cũng là đồ
gốm sứ nhưng người ta vẫn có thể thấy đâu là gốm Việt Nam, gốm Nhật Bản, gốm
Trung quốc…
-

Tính thủ cơng
Có thể cảm nhận ngay tính thủ cơng qua tên gọi của sản phẩm thủ cơng mỹ

nghệ. Tính chất thủ cơng thể hiện ở cơng nghệ sản xuất, các sản phẩm đều là sự kết
giao giữa phương pháp thủ công tinh xảo và sáng tạo nghệ thuật. Chính đặc tính này
tạo nên sự khác biệt giữa sản phẩm thủ công mỹ nghệ và những sản phẩm công
nghiệp hiện đại được sản xuất hàng loạt và ngày nay, cho dù khơng sánh kịp tính
ích dụng của các sản phẩm này nhưng sản phẩm thủ công mỹ nghệ ln gây được
sự u thích của người tiêu dùng.
1.1.2. Xuất khẩu thủ cơng mỹ nghệ và vai trị của xuất khẩu hàng thủ công mỹ
nghệ [11]
a. Khái niệm xuất khẩu
Xuất khẩu là hoạt động bán hàng hoá hoạc dịch vụ của một quốc gia này
sang quốc gia khác trên cơ sở dùng tiền tệ làm chức năng thanh toán. Cơ sở của
hoạt động xuất khẩu là hoạt động mua bán trao đổi hàng hố (bao gồm cả hàng hóa
hữu hình và vơ hình) trong nước. Khi sản xuất phát triển và trao đổi hàng hố giữa
các quốc gia có lợi, hoạt động này này mở rộng phạm vi ra ngoài biên giới của quốc
gia hoặc của thị trường nội địa.

Như vậy, ta thấy xuất khẩu là hoạt động kinh doanh bn bán trên phạm vi
quốc tế. Nó khơng chỉ là những hành vi buôn bán riêng lẻ, mà là cả một hệ thống
các quan hệ mua bán trong thương mại có tổ chức.
Các quốc gia khi tham gia hoạt động buôn bán, giao dịch quốc tế đều phải
tuân theo các thơng lệ quốc tế đó quy định.
b. Các hình thức xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ
Sản phẩm thủ cơng mỹ nghệ khác hàng hố khác ở chỗ nó vừa có thể sử
dụng vừa có thể là vật trang trí, làm đẹp cho nhà cửa, văn phịng hay cũng có thể là
đồ lưu niệm hấp dẫn trong mỗi chuyến du lịch của khách quốc tế. Chính vì vậy,
HV: Cao Thị Thanh Tâm – 2012A Nam Định

8


Luận văn CH QTKD

Viện Ktế và Qlý, ĐHBK HN

hàng thủ cơng mỹ nghệ có thể được xuất khẩu ra nước ngoài theo 2 phương thức
sau:
- Xuất khẩu tại chỗ: khi khách du lịch đến từ nước ngoài vào Việt Nam và
mua hàng thủ công mỹ nghệ sản xuất tại Việt Nam. Với xu hướng phát triển của du
lịch như hiện nay, hình thức xuất khẩu này sẽ góp phần đáng kể vào kim ngạch xuất
khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam hàng năm.
- Xuất khẩu ra nước ngoài: là hình thức các doanh nghiệp bán hàng thủ cơng
mỹ nghệ cho các đối tác nước ngoài bằng cách mang hàng sang tận nơi băng các
phương tiện vận tải khác nhau và phải chịu sự ràng buộc của một số thủ tục xuất
khẩu nhất định.
1.1.3. Vai trò của xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ [11,17,19]
a. Đối với nền kinh tế quốc dân

- Xuất khẩu tạo ra nguồn vốn quan trọng để thoả mãn nhu cầu nhập khẩu và
tích luỹ phát triển sản xuất
Nhập khẩu cũng như vốn đầu tư của một đất nước thường dựa vào 3 nguồn
tiền chủ yếu: Viện trợ, đi vay và xuất khẩu. Trong đó xuất khẩu là nguồn vốn quan
trọng nhất để thoả mãn nhu cầu nhập khẩu những tư liệu sản xuất thiết yếu phục vụ
cho cơng cuộc cơng nghiệp hố đất nước. Trong thực tiễn xuất khẩu và nhập khẩu
có quan hệ mật thiết với nhau, vừa là kết quả, vừa là tiền đề của nhau, đẩy mạnh
xuất khẩu là để tăng cường nhập khẩu và có vốn để tích luỹ đầu tư, tăng nhập khẩu
để mở rộng và tăng khả năng xuất khẩu. Cho nên trong kinh doanh phải luôn kết
hợp giữa xuất khẩu và nhập khẩu, kết hợp trong sản xuất, kết hợp trong mua bán,
kết hợp trên thị trường, kết hợp giữa các mặt hàng xuất khẩu và nhập khẩu.
- Đẩy mạnh xuất khẩu được xem là yếu tố quan trọng kích thích sự tăng
trưởng kinh tế
Việc đẩy mạnh xuất khẩu cho phép mở rộng quy mô sản xuất, nhiều ngành
nghề mới ra đời phục vụ cho xuất khẩu, phản ứng dây chuyền giúp các ngành kinh
tế khác phát triển theo, kết quả tăng tổng sản phẩm xã hội và nền kinh tế phát triển
mạnh, có hiệu quả. Sự tác động của xuất khẩu tới sản xuất thể hiện ở nhiều khía
cạnh như: xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành khác phát triển, chẳng hạn như
HV: Cao Thị Thanh Tâm – 2012A Nam Định

9


Luận văn CH QTKD

Viện Ktế và Qlý, ĐHBK HN

việc phát triển ngành dệt may xuất khẩu sẽ tạo cơ hội cho việc hình thành và phát
triển các ngành sản xuất ngun liệu: bơng, sợi tổng hợp, thuốc nhuộm…Xuất khẩu
cịn tạo điều kiện mở rộng khả năng cung ứng các yếu tố đầu vào cho sản xuất qua

hoạt động nhập khẩu, từ đó nâng cao năng lực sản xuất của các quốc gia. Dó đó
xuất khẩu là yếu tố quan trọng để kích thích sự tăng trưởng kinh tế.
- Xuất khẩu kích thích đổi mới trang thiết bị và cơng nghệ sản xuất
Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường thế giới về quy cách chất
lượng sản phẩm thì một mặt phải đổi mới trang thiết bị cơng nghệ trong quá trính
sản xuất, mặt khác người lao động phải nâng cao tay nghề, học hỏi những kinh
nghiệm sản xuất tiên tiến. Ngồi ra, cịn phải kể đến sự cạnh tranh trên thị trường
thế giới có tác động tích cực đến sản xuất. Để tồn tại và có thị phần trên thương
trường, các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao khả năng cạnh tranh của
mình. Để nâng cao khả năng cạnh tranh, các doanh nghiệp phải chú trọng đến việc
tăng năng suất lao động, sử dụng hợp lí các yếu tố đầu vào, cải tiến mẫu mã và nâng
cao chất lượng sản phẩm hàng hố dịch vụ. Qua đó địi hỏi các doanh nghiệp phải
khơng ngừng phấn đấu vươn lên hợp lí hóa và phát triển doanh nghiệp lên tầm cao
mới, phù hợp với sự phát triển của thời đại.
- Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nông thôn theo hướng hiện đại hóa
Xuất khẩu theo như cách nhìn nhận cổ điển, nó chỉ là việc tiêu thụ những sản
phẩm thừa do sản xuất vượt quá nhu cầu trong nước, trong trường hợp nền kinh tế
còn chậm phát triển và lạc hậu như nước ta, sản xuất về cơ bản vẫn chưa đủ cho tiêu
dùng. Nếu như chờ ở sự thừa ra của sản xuất, tất yếu xuất khẩu sẽ vẫn chỉ nhỏ bé
với tăng trưởng khơng đáng kể.
Vì vậy, để đẩy mạnh xuất khẩu địi hỏi phải có sự thay đổi cơ cấu kinh tế.
Xuất khẩu chính là nhân tố đóng góp vào sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hay nói
cách khác xuất khẩu là động lực của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Xuất khẩu là
việc xác định thị trường quốc tế từ đó làm định hướng quan trọng để tổ chức sản
xuất. Chun mơn hố ngành nghề, lĩnh vực quan trọng của một quốc gia. Nó có tác
động tích cực đến sự thay đổi trong cơ cấu kinh tế, thúc đấy sản xuất phát triển.
- Đẩy mạnh xuất khẩu giúp tạo việc làm và nâng cao đời sống nhân dân

HV: Cao Thị Thanh Tâm – 2012A Nam Định


10


Luận văn CH QTKD

Viện Ktế và Qlý, ĐHBK HN

Trước hết là để sản xuất hàng xuất khẩu và các dịch vụ liên quan. Nó tạo ra
cơng ăn việc làm thu hút hàng triệu lao động, mang lại thu nhập không thấp, góp
phần giải quyết nạn thất nghiệp trong cả nước. Ngoài ra một phần kim ngạch xuất
khẩu dùng để nhập khẩu những hàng tiêu dùng thiết yếu góp phần cải tiến mức sống
của người dân. Hàng năm, hoạt động xuất khẩu đóng góp vào tổng thu nhập quốc
dân – GDP một lượng không nhỏ, là nhân tố tạo đà cho cơng nghiệp hố - hiện đại
hố đất nước.
- Đẩy mạnh xuất khẩu làm tăng cường sự hợp tác quốc tế giữa các nước,
nâng cao vị trí và vai trị của nước ta trên trường quốc tế
Với sự hợp tác song phương và đa phương với các quốc gia đã tạo ra cơ hội
lớn cho đất nước phát triển kinh tế bằng các hình thức hợp tác liên kết xuất khẩu
giữa các nước. Một minh chứng rõ nét là nhờ khả năng xuất khẩu dầu thô và gạo
của chúng ta lớn mà nhiều nước muốn thiết lập các mối quan hệ buôn bán và đầu tư
với Việt Nam, đồng thời thiết lập được các mối quan hệ với các nước về các lĩnh
vực khác như: quốc phòng, anh ninh, giao dục…
- Xuất khẩu giúp giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc
Lịch sử phát triển của các làng nghề truyền thống luôn gắn liền với lịch sử
phát triển văn hố của dân tộc, nó là nhân tố tạo nên nền văn hoá ấy đồng thời là sự
biểu hiện tập trung nhất bản sắc của dân tộc.
Sản phẩm thủ công mỹ nghệ là sự kết tinh của lao động vật chất và lao động
tinh thần, nó được tạo nên bởi bàn tay tài hoa và trí óc sáng tạo của người thợ thủ
cơng. Vì vậy mỗi sản phẩm là một tác phẩm nghệ thuật chứa đựng nét đặc sắc của
dân tộc, đồng thời thể hiện những sắc thái riêng, đặc tính riêng của mỗi làng nghề

và mang mỗi dấu ấn của mỗi thời kỳ. Tìm hiểu lịch sử của mỗi làng nghề ta thấy kỹ
thuật chế tác ra các sản phẩm có từ rất xa xưa và được bảo tồn đến ngày nay.
Ngày nay các sản phẩm thủ công mỹ nghệ với tính độc đáo và độ tinh xảo
của nó vẫn có ý nghĩa rất lớn với nhu cầu đời sống của con người. Những sản phẩm
này là sự kết tinh, sự bảo tồn các giá trị văn hoá lâu đời của dân tộc, là sự bảo lưu
những văn hoa nghệ thuật và kỹ thuật truyền từ đời này sang đời khác tạo nên
những thế hệ nghệ nhân tài ba với những sản phẩm độc đáo mang bản sắc riêng.
HV: Cao Thị Thanh Tâm – 2012A Nam Định

11


Luận văn CH QTKD

Viện Ktế và Qlý, ĐHBK HN

Chính vì vậy xuất khẩu thủ cơng mỹ nghệ khơng những góp phần bảo tồn và phát
triển các giá trị văn hoá của dân tộc Việt nam mà cịn có nhằm quảng bá chúng trên
khắp thế giới.
b. Đối với các doanh nghiệp .
Xuất khẩu tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng thị trường tiêu thụ
sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra. Nhờ có xuất khẩu mà tên tuổi của các doanh
nghiệp không chỉ được khách hàng trong nước biết đến mà cịn có mặt ở thị trường
nước ngồi.
Xuất khẩu tạo nguồn ngoại tệ cho các doanh nghiệp, tăng dự trữ, qua đó
nâng cao khả năng nhập khẩu, thay thế, bổ sung, nâng cấp máy móc, thiết bị phục
vụ cho q trình phát triển.
Xuất khẩu phát huy cao tính năng động sáng tạo của các cán bộ xuất nhập
khẩu cũng như các đơn vị tham gia, tích cực tìm tịi và phát triển các mặt hàng trong
khả năng xuất khẩu vào các thị trường có khả năng thâm nhập.

Xuất khẩu buộc các doanh nghiệp phải luôn luôn đổi mới và hồn thiện cơng
tác quản trị kinh doanh, đồng thời giúp các doanh nghiệp kéo dài tuổi thọ chu kỳ
sống của sản phẩ.
Xuất khẩu dẫn đến cạnh tranh, theo dõi lẫn nhau giữa các đơn vị tham gia
xuất khẩu trong và ngồi nước. Chính vì vậy các doanh nghiệp buộc phải nâng cao
chất lượng hàng hố, tìm mọi cách để nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành,
từ đó tiết kiệm các yếu tố đầu vào hay tiết kiệm nguồn lực.
Sản xuất hàng xuất khẩu giúp doanh nghiệp thu hút được nhiều lao động và
tăng thêm thu nhập, ổn định đời sống cán bộ công nhân viên và tăng lợi nhuận cho
doanh nghiệp.
Doanh nghiệp tiến hành hoạt động xuất khẩu có cơ hội mở rộng quan hệ
bn bán kinh doanh với nhiều đối tác nước ngồi trên cơ sở đơi bên cùng có lợi.

HV: Cao Thị Thanh Tâm – 2012A Nam Định

12


Luận văn CH QTKD

Viện Ktế và Qlý, ĐHBK HN

1.2. Cơ sở lý luận về nâng cao khả năng duy trì và mở rộng thị trƣờng Châu
Âu đến năm 2017
1.2.1. Nghiên cứu thị trƣờng [3, 4, 8]
a. Khái niệm thị trường
Thị trường là tập hợp các cá nhân và tổ chức hiện đang có nhu cầu mua và có
nhu cầu địi hỏi cần được thỏa mãn (Philip Kotler)
b. Khái niệm nghiên cứu thị trường
Thơng qua khái niệm thị trường ta có thể hiểu nghiên cứu thị trường là hoạt

động của con người diễn ra trong mối quan hệ với thị trường nhằm tìm hiểu; xác
định các thơng tin về thị trường, từ đó có thể nắm bắt được những cơ hội kinh
doanh xuất hiện trên thị trường. Nghiên cứu thị trường có nhiều chức năng liên kết
giữa người tiêu dùng, khách hàng và công chúng với các nhà hoạt động thị trường
thơng qua những thơng tin, những thơng tin này có thể sử dụng để nhận dạng và xác
định các vấn đề cũng như cơ hội Marketing; là cơ sở cho sự cải tiến và đánh giá các
hoạt động Marketing.
Người nghiên cứu thị trường: là người tìm kiếm các thơng tin của người mua
cũng như nhu cầu mong muốn và các phản ứng của họ để cải tiến hồn thiện hàng
hố dịch vụ nhằm thoả mãn tối đa người mua. Nghiên cứu thị trường có thể được
định nghĩa như sau : Nghiên cứu thị trường là việc nhận dạng, lựa chọn thu thập,
phân tích và phổ biến thơng tin với mục đích hỗ trợ việc ra quyết định có liên quan
đến sự xác định và xử lý những vấn đề và cơ hội Marketing.
Như vậy về thực chất: nghiên cứu thị trường là q trình đi tìm kiếm thu thập
những thơng tin cần thiết, phục vụ cho việc ra quyết định về Marketing của các nhà
quản trị.
 Vai trò của nghiên cứu thị trường với việc phát triển thị trường hàng hố
dịch vụ.
- Sự cần thiết của cơng tác nghiên cứu thị trường.
Trong nền kinh tế thị trường các nhà sản xuất kinh doanh phải tập trung mọi
nỗ lực của mình vào kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng và tồn tại trong
HV: Cao Thị Thanh Tâm – 2012A Nam Định

13


Luận văn CH QTKD

Viện Ktế và Qlý, ĐHBK HN


sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường. Luôn luôn xem xét đánh giá thị trường với
những biến động không ngừng của nó. Sự hiểu biết sâu sắc về thị trường sẽ tạo điều
kiện cho các nhà sản xuất kinh doanh phản ứng với những biến động của thị trường
một cách nhanh nhạy và có hiệu quả. Nghiên cứu thị trường là xuất phát điểm để
hoạch định chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó tiến hành lập ra các
chiến lược kinh doanh và chính sách thị trường.
Có thể nói nghiên cứu thị trường là chìa khố của sự thành cơng, nó có vai
trị vơ cùng quan trọng, đã có rất nhiều công ty, các hãng khác nhau đã trở nên phát
đạt và nổi tiếng nhờ chú trọng đến hoạt động nghiên cứu thị trường.
Nhìn chung, vai trị của nghiên cứu thị trường được thể hiện cụ thể như sau :
- Trong điều kiện hoạt động ít có hiệu quả, nghiên cứu thị trường có thể phát
hiện các nguyên nhân gây ra tình trạng trên, từ đó đưa cách khắc phục bằng cách
loại bỏ hay cải tiến cách làm cũ.
- Nghiên cứu thị trường nhằm thu thập các thông tin cần thiết cho việc tìm
kiếm những cơ hội kinh doanh mới bên thị trường và khai thác triệt để thời cơ khi
chúng xuất hiện. Tiềm năng của doanh nghiệp được tận dụng tối đa nhằm khai thác
có hiệu quả cơ hội kinh doanh trên thị trường.
- Nghiên cứu thị trường cung cấp cho doanh nghiệp những thông tin nhằm
tránh và giảm bớt những rủi ro do sự biến động không ngừng của thị trường đến
hoạt động kinh doanh đồng thời đề ra những biện pháp ứng phó kịp thời đối với
những biến động đó.
- Thơng qua nghiên cứu thị trường để thu thập thông tin cần thiết phục vụ
cho hoạch định chiến lược và kế hoạch Marketing, tổ chức và thực hiện.
- Nghiên cứu thị trường hỗ trợ cho mọi hoạt động kinh doanh của công ty
thông qua việc nghiên cứu thái độ của người tiêu thu đối với sản phẩm của doanh
nghiệp.

HV: Cao Thị Thanh Tâm – 2012A Nam Định

14



Luận văn CH QTKD

Viện Ktế và Qlý, ĐHBK HN

1.2.2. Xác định thị trƣờng mục tiêu [3, 4]
Phân khúc thị trường hoặc cắt lát thị trường: là tiến hành phân chia thị trường
thành những bộ phận người tiêu dùng theo một số tiêu chuẩn nào đó trên cơ sở
những quan điểm khác biệt về nhu cầu, ví dụ phân chia theo lứa tuổi, theo giới tính,
theo thu nhập, theo nghề nghiệp, theo nơi cư trú…
Khúc thị trường là một nhóm người tiêu dùng có phản ứng như nhau đối với
cùng một tập hợp những kích thích của marketing.
Thực chất của phân khúc thị trường là tiến hành phân chia thị trường thành
một số đơn vị nhỏ (đoạn hay khúc) khác biệt nhau. Mỗi đoạn thị trường có tính chất
đồng nhất. Qua phân khúc thị trường, các doanh nghiệp mới có thể xây dựng chiến
lược marketing một cách phù hợp. Phân khúc thị trường là vấn đề sống còn của các
doanh nghiệp có sản phẩm cạnh tranh. Doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển cần
đa dạng hóa các loại sản phẩm, dịch vụ của mình, đáp ứng các nhu cầu mn vẻ của
các nhóm khách hàng khác nhau.
Thị trường rất đa dạng, có thị trường đơn đoạn, có thị trường đa đoạn. Doanh
nghiệp có thể khơng cần phân khúc thị trường khi các chính sách marketing khơng
cần phân biệt đối với các nhóm khách hàng, khi sản phẩm, dịch vụ của doanh
nghiệp đáp ứng mọi nhu cầu cho mọi người tiêu dung. Đó là những sản phẩm ít có
sự phân biệt của các nhóm khách hàng như: bột mỳ, đường, muối, cát và sắt thép
xây dựng.
 Ưu điểm của phân khúc thị trường
- Doanh nghiệp nào tiến hành phân khúc thị trường và nghiên cứu tỷ mỉ các
đoạn thị trường sẽ có một vị trí mạnh hơn so với các đối thủ cạnh tranh.
- Nghiên cứu tỷ mỉ các đoạn thị trường doanh nghiệp sẽ đề ra chiến lược

marketing đúng đắn.
- Các họat động marketing có hiệu quả hơn ở mỗi đoạn thị trường đã được
nghiên cứu sâu sắc.
- Các doanh nghiệp có thể đồng thời kết hợp nhiều tiêu chuẩn để tiến hành
phân khúc thị trường.
HV: Cao Thị Thanh Tâm – 2012A Nam Định

15


×