Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

Đánh giá những yếu tố ảnh hưởng tới sự thành công của dự án đầu tư nhà máy ván gỗ sợi tại miền tây nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.57 MB, 124 trang )

Lời cảm ơn
Tôi xin chân thành cảm ơn đến Quý thầy, cô giảng viên trƣờng Đại học
Bách Khoa Hà Nội đã tận tình giảng dạy và truyền thụ cho tơi nhiều kiến thức
quý báu trong suốt thời gian theo học chƣơng trình cao học tổ chức tại trƣờng
Việt Nam- Hàn Quốc thành phố Vinh tỉnh Nghệ An niên khóa 2013-2015.
Xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Danh Nguyên ngƣời đã tận tình
hƣớng dẫn trong suốt thời gian qua để tơi hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã
đóng góp ý kiến thiết thực cho luận văn.
Xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Công ty cổ phần đầu tƣ phát triển
nguyên liệu TH vùng Phủ Quỳ và các đồng nghiệp đã hộ trợ, tạo điều kiện trong
quá trình thu thập số liệu để tơi hồn thành luận văn này.


MỤC LỤC
1. Đặt vấn đề .................................................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................... 3
3. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................................. 3
4. Phạm vi nghiên cứu: .................................................................................................... 3
5. Kết cấu luận văn .......................................................................................................... 3
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƢ VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH
HƢỞNG ĐẾN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƢ .............................................................. 4
1.1. Dự án đầu tƣ và quản lý dự án đầu tƣ....................................................................... 4
1.1.1. Khái niệm dự án đầu tƣ ......................................................................................... 4
1.1.2.Đặc điểm của dự án đầu tƣ ..................................................................................... 5
1.1.3. Quản lý dự án đầu tƣ ............................................................................................. 6
1.2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý dự án đầu tƣ ...................................................... 7
1.2.1. Các yếu tố điều kiện tự nhiên ................................................................................ 7
1.2.2. Nhóm yếu tố thuộc về mơi trƣờng vĩ mô .............................................................. 7
1.2.3. Các yếu tố môi trƣờng vi mô ............................................................................... 10
1.2.4 Các yếu tố thuộc về chủ đầu tƣ ............................................................................ 12


1.3. Các điều kiện đảm bảo sự thành công của dự án đầu tƣ ........................................ 14
1.3.1. Điều kiện nguồn nhân lực.................................................................................... 14
1.3.2. Điều kiện cung ứng nguyên liệu và tổ chức sản xuất, quản lý chất lƣợng sản
phẩm .............................................................................................................................. 14
1.3.3. Điều kiện marketing và tiêu thụ sản phẩm .......................................................... 14
1.3.4. Điều kiện tài chính.............................................................................................. 15
CHƢƠNG 2: ĐÁNH GIÁ YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG TỚI QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU
TƢ NHÀ MÁY VÁN GỖ SỢI TẠI MIỀN TÂY NGHỆ AN ................................... 16
2.1 Giới thiệu về dự án đầu tƣ nhà máy ván gỗ sợi tại miền tây Nghệ An ................... 16
2.1.1 Cơ sở hình thành dự án:........................................................................................ 16
2.1.1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên và xã hội ảnh hƣởng tới dự án............................. 16
2.1.1.2. Thực trạng phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng ................................................... 22
2.1.2 Đặc điểm Thị trƣờng sản phẩm đầu ra của dự án ................................................. 22
2.1.2.1. Thị trƣờng ván gỗ sợi thế giới .......................................................................... 22


2.1.2.2. Thị trƣờng ván gỗ sợi tại Việt Nam.................................................................. 26
2.1.3. Các hoạt động triển khai dự án ............................................................................ 29
2.2. Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng tới dự án đầu tƣ nhà máy ván gỗ sợi tại miền tây
Nghệ An ......................................................................................................................... 48
2.2.1 Các yếu tố điều kiện tự nhiên ............................................................................... 48
2.2.2 Các yếu tố môi trƣờng vĩ mô ................................................................................ 51
2.2.3 Các yếu tố môi trƣờng vi mô ................................................................................ 68
2.2.4. Các yếu tố thuộc về chủ đầu tƣ ........................................................................... 82
2.2.5 Đánh giá các yếu tố ảnh hƣởng bằng công cụ ...................................................... 97
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO SỰ THÀNH CÔNG CỦA DỰ
ÁN ĐẦU TƢ NHÀ MÁY VÁN GỖ SỢI TẠI MIỀN TÂY NGHỆ AN ................102
3.1. Giải pháp nguồn nhân lực.....................................................................................102
3.1.1. Giải pháp thu hút lao động ................................................................................102
3.1.2. Đối tƣợng tuyển dụng: .......................................................................................103

3.1.3. Chƣơng trình đào tạo: ........................................................................................103
3.2. Giải pháp nâng cao tính cạnh tranh của thƣơng hiệu ...........................................104
3.2.1. Giải pháp cho hoạt động tiêu thụ sản phẩm ......................................................106
3.2.2. Giải pháp cho hoạt động marketing...................................................................110
3.3. Giải pháp liên quan đến vấn đề chính trị xã hội ...................................................110
3.4. Các giải pháp khác ................................................................................................ 111
3.4.1. Giải pháp cung ứng nguyên vật liệu và tổ chức sản xuất, quản lý chất lượng sản
phẩm ............................................................................................................................111
3.4.1.1. Giải pháp cung ứng nguyên liệu .....................................................................111
3.4.1.2. Tổ chức sản xuất ............................................................................................. 114
3.4.1.3. Giải pháp quản lý chất lƣợng sản phẩm: ........................................................114
3.4.2. Giải pháp về tài chính ........................................................................................114
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................................116


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Giá ván gỗ sợi bình quân 2007 – 2011 (USD/m3) ................................................... 26
Bảng 2.2: Tổng mức đầu tƣ nhà máy gỗ ván sợi Miền Tây Nghệ An ..................................... 29
Bảng 2.3: Cơ cấu diện tích cho từng bộ phận trong nhà máy .................................................. 32
Bảng 2.4: Nhân sự văn phòng nhà máy MDF .......................................................................... 39
Bảng 2.5: Nhân sự nhà máy sản xuất MDF .............................................................................. 39
Bảng 2.6: Kết quả thu thập thông tin ngƣời dân...................................................................... 55
Bảng 2.7: Kết quả thu thập thông tin ngƣời dân về ảnh hƣởng môi trƣờng ............................ 55
Bảng 2.8: LLLĐ phân theo thành thị/nông thôn và vùng kinh tế - xã hội ............................... 57
Bảng 2.9: Bảng xếp hạng cạnh tranh công nghệ Vịêt Nam .................................................... 64
Bảng 2.10: Các nhà máy sản xuất ván gỗ sợi hiện có .............................................................. 66
Bảng 2.11: Một số dự án đang triển khai thực hiện.................................................................. 67
Bảng 2.12: Ma trận hình ảnh canh tranh .................................................................................. 72
Bảng 2.13: Bảng quy hoạch vùng nguyên liệu nhà máy vấn gỗ sợi Miền Tây Nghệ An ............... 78
Bảng 2.14: Bảng định mức nguyên liệu để sản xuất 1m3 sản phẩm......................................... 80

Bảng 2.15: Ma trận SWOT ....................................................................................................... 98
Bảng 2.16: Ma trân đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) ...................................................... 100
Bảng: 2.17: Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE) ...................................................... 101


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1: Sản lƣợng ván gỗ sợi phân theo khu vực ............................................................. 23
Hình 2.2: Kim ngạch nhập khẩu thị trƣờng thế giới, 2002 – 2011 (tỷ USD) ...................... 24
Hình 2.3: Kim ngạch xuất khẩu ván sợi trên tồn thế giới 2007-2011 (tỷ USD) ................ 24
Hình 2.4: Giá gỗ giai đoạn 2009 - 2012 (1.000 USD/ m3) .................................................. 25
Hình 2.5: Sử dụng gỗ ván sợi tại Việt Nam giai đoạn 2007 - 2012 (1.000 m3)................... 26
Hình 2.6: Sơ đồ tổ chức bộ máy .......................................................................................... 38
Hình 2.7: Phƣơng pháp sản xuất khơ ................................................................................... 41
Hình 2.8: Quy trình sản xuất ................................................................................................ 43
Hình 2.9: Sơ đồ ngun lý cơng nghệ MDF Miền Tây Nghệ An ........................................ 44
Hình 2.10 :Rừng nguyên liệu gỗ vùng quy hoạch cho dự án .............................................. 49
Hinh 2.11: Các công nhân đang lắp ráp dây chuyền vận tải ................................................ 49
Hình 2.12: Tồn cảnh nhà máy đang trong q trình xây dựng ......................................... 50
Hình 2.13: Một số hình ảnh đƣờng vận chuyển nguyên liệu gỗ ......................................... 50
Hình 2.14: Tháp dân số Việt Nam theo nhóm tuổi, 2011 .................................................... 56


DANH MỤC VIẾT TẮT
VIẾT ĐẦY ĐỦ

TT

VIẾT TẮT

1


Thanh niên xung phong

TNXP

2

Lực lƣợng lao động

LLLĐ

3

Cổ phần

CP

4

Công nhân

CN

5

Lao động



6


Doanh nghiệp

DN

7

Thiết bị công nghệ

TBCN

8

Sản xuất kinh doanh

SXKD

9

Cộng hòa dân chủ nhân dân

CHDCND

10 Ủy ban nhân dân

UBND


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề

Nghệ An là tỉnh có diện tích rừng và đất lâm nghiệp lớn nhất cả nƣớc. Tồn tỉnh
có 1.649.181 ha đất lâm nghiệp. Diện tích đất lâm nghiệp có rừng 885.569 ha, trong
đó diện tích rừng tự nhiên là 732.468 ha và diện tích rừng trồng là 153.101 ha với
347 xã có rừng (số liệu năm 2012); diện tích đất trống đồi núi trọc 400.822,5 ha. Đây
là một tiềm năng lớn về đất đai để phát triển rừng nguyên liệu phục vụ công nghiệp
chế biến. Tổng trữ lƣợng gỗ còn trên 50 triệu m3; nứa 1.050 triệu cây, trong đó trữ
lƣợng rừng gỗ kinh tế gần 8 triệu m3, nứa 415 triệu cây, mét 19 triệu cây. Khả năng
khai thác gỗ rừng tự nhiên hàng năm 19 - 20 nghìn m3; gỗ rừng trồng là 55 - 60
nghìn m3; nứa khoảng 40 triệu cây. Ngồi ra cịn có các loại lâm sản, song, mây,
dƣợc liệu tự nhiên phong phú để phát triển các mặt hàng xuất khẩu.
Miền Tây Nghệ An là vùng có 10 huyện và 1 thị xã với diện tích tự nhiên
13.709 km2, chiếm 83.15% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh; dân số trên 1.131 nghìn
ngƣời, chiếm 36.93% dân số của tỉnh (gồm 7 dân tộc: Thái, Thổ, Khơ Mú, Mông,
Đan Lai, Ơ Đu và Kinh chung sống); có 419 km đƣờng biên giới, 4 cửa khẩu với
nƣớc bạn Lào; 4 đƣờng quốc lộ nối hành lang kinh tế Đông - Tây và đƣờng Hồ Chí
Minh, tạo thuận lợi trong giao thƣơng với Lào, vùng đông bắc Thái Lan và phát
triển kinh tế - xã hội.
Trong 10 đến 15 năm qua, hƣởng lợi từ các chƣơng trình dự án đầu tƣ nhƣ
327, 661, Quyết định 147 của Chính phủ, phong trào trồng rừng kinh tế (chủ yếu
keo lai, tràm hoa vàng, bạch đàn) phát triển khá nhanh. Điều nghịch lý là, rừng
nguyên liệu phát triển mạnh nhƣng công nghiệp chế biến lại chƣa đáp ứng. Nghệ
An quy hoạch gần nửa triệu ha rừng sản xuất và cho thu hoạch khoảng 600-700
nghìn tấn gỗ nguyên liệu/năm, nhƣng cả tỉnh mới có 10/29 doanh nghiệp chế biến
gỗ xuất khẩu với khoảng 50 công nhân trở lên, đạt giá trị xuất khẩu 10-11 triệu
USD/năm. Do thiếu nhà máy chế biến, nên ở một số nơi, đầu ra không giải quyết
đƣợc, làm cho phong trào trồng rừng chững lại, chƣa tƣơng xứng với quy hoạch...

1



Hiện nay Ngành Lâm nghiệp đang triển khai chiến lƣợc Lâm nghiệp quốc gia giai
đoạn 2006 - 2020. Để đảm bảo tốc độ phát triển xuất khẩu các sản phẩm Gỗ ổn định
39%/năm, việc cung cấp nguồn nguyên liệu Gỗ và hội nhập kinh tế quốc tế là những
định hƣớng quan trọng của chiến lƣợc Lâm nghiệp trong giai đoạn tới.Tuy nhiên có
một nghịch lý là hàng năm chúng ta xuất khẩu hàng triệu tấn gỗ dăm khai thác từ
rừng trồng trong nƣớc. Đây là nguồn nguyên liệu chính để sản xuất ván nhân tạo.
Nguyên nhân chính là do hiện nay cả nƣớc mới có 5 nhà máy ván sợi MDF với công
suất chƣa tới 100.000 m3 sản phẩm/năm với chất lƣợng chƣa đáp ứng đƣợc tiêu chuẩn
sản xuất hàng xuất khẩu.hiện nƣớc ta rất cần thêm nhà máy sản xuất ván nhân tạo để
tận dụng nguồn nguyên liệu trong nƣớc và cũng là nguồn cung cấp cho các doanh
nghiệp chế biến xuất khẩu đồ gỗ từ ván nhân tạo. Nhƣ vậy, giá thành sản phẩm sẽ
giảm đi rất nhiều và có thể cạnh tranh đƣợc với các nƣớc. Theo xu thế đầu tƣ kinh tế
lâm nghiệp bền vững, Miền Tây Nghệ An đã và đang phát triển vùng gỗ rừng nguyên
liệu tập trung và sớm hình thành chuỗi nhà máy chế biến gỗ với công nghệ hiện đại,
tiên tiến. Dự án nhà máy sản xuất ván nhân tạo MDF (ván sợi ép) tại miền Tây Nghệ An
đƣợc triển khai sẽ là một trong những nguồn cung cấp vật liệu gỗ cho việc chế tạo ván
sàn cũng nhƣ chế tạo các sản phẩm gỗ nội thất,từ đó giúp giảm tỷ trọng nhập khẩu ván
MDF trong những năm tới. Không những thế việc cung cấp nguyên liệu cho các doanh
nghiệp sản xuất đồ gỗ trong nƣớc cịn có thể thúc đẩy các doanh nghiệp này thực hiện tốt
việc xuất khẩu sản phẩm từ đó làm tăng kim ngạch xuất khẩu cho cả nƣớc.
Dự án đầu tƣ nhà máy sợi MDF thành cơng thì có rất nhiều yếu tố về tự nhiên,
xã hội, chính trị, kinh tế tác động hai mặt tích cực và tiêu cực. Bởi vậy, để đảm bảo
cho mọi công cuộc đầu tƣ đƣợc tiến hành thuận lợi, đạt đƣợc mục tiêu mong muốn,
đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao thì phải xác định đƣợc các nhân tố ảnh hƣởng
đến đầu tƣ, nghiên cứu các tác động của chúng, từ đó đƣa ra đƣợc các giải pháp hạn
chế tác động tiêu cực và gia tăng tác động tích cực trong đầu tƣ dự án, đặc biệt là
những dự án lớn. Đây là vấn đề cần phải đƣợc quan tâm đúng mức. Đặc biệt là, dự
án đầu tƣ xây dựng nhà máy ván gỗ sợi MDF ở Miền Tây Nghệ An đang trong quá trình
xây dựng cơ sở hạ tầng. Xác định rõ đƣợc các yếu tố có tầm ảnh hƣởng quan trọng giúp


2


dự án khắc phục đƣợc những mặt còn yếu, phát huy những mặt mạnh để mang lại nhiều
hiệu quả thiết thực hơn cả về mặt kinh tế lẫn xã hội; phát huy đƣợc lợi thế của ngành,
vùng; ứng dụng khoa học kỹ thuật tiến bộ thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp chế
biến gỗ và giải quyết công ăn việc làm cho một số lao động mà cịn đóng góp nhiều hơn
vào ngân sách cũng nhƣ góp phần phát triển kinh tế và tăng GDP cho quốc gia.
Từ những vấn đề cấp thiết nêu trên tôi lựa chọn đề tài “Đánh giá những yếu tố
ảnh hưởng tới sự thành công của dự án đầu tư nhà máy ván gỗ sợi tại miền Tây
Nghệ An”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Phân tích, đánh giá đƣợc các yếu tố ảnh hƣởng đến sự thành công dự án đầu tƣ
xây dựng nhà máy MDF miền Tây Nghệ An.
- Đƣa ra đƣợc một số biện pháp cụ thể để gia tăng sự thành công của dự án.
3. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phƣơng pháp thu thập dữ liệu, khảo sát, điều tra
- Phƣơng pháp xử lý và phân tích dữ liệu, tổng hợp, so sánh, sử dụng công cụ đánh giá.
- Các phƣơng pháp khác,...
4. Phạm vi nghiên cứu:
- Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến dự án từ
đó đƣa ra một số giải pháp nâng cao sự thành công của dự án nghiên cứu
- Về không gian: Tại các huyện miềm núi phí Tây tỉnh Nghệ An.
- Về giời gian: Từ tháng 2/2014 đến tháng 11/2014
5. Kết cấu luận văn
Luận văn gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về dự án đầu tƣ và các yếu tố ảnh hƣởng đến dự án đầu tƣ
Chƣơng 2: Đánh giá yếu tố ảnh hƣởng tới dự án đầu tƣ nhà máy ván gỗ sợi tại
miền tây Nghệ An
Chƣơng 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả dự án đầu tƣ nhà máy ván gỗ sợi

tại miền tây Nghệ An

3


CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƢ VÀ CÁC YẾU TỐ
ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƢ
1.1. Dự án đầu tƣ và quản lý dự án đầu tƣ
1.1.1. Khái niệm dự án đầu tƣ
Theo từ điển Oxford của Anh định nghĩa: Dự án (project) là một ý đồ, một
nhiệm vụ đƣợc đặt ra, một kế hoạch vạch ra để hành động.
Theo tiêu chuẩn của Australia (AS 1379-1991) định nghĩa: Dự án là một dự kiến
cơng việc có thể nhận biết đƣợc, có khởi đầu, có kết thúc bao hàm một số hoạt động
có liên hệ mật thiết với nhau.
Theo định nghĩa của tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa ISO trong tiêu chuẩn ISO
9000:2000 đƣợc Việt Nam chấp thuận trong tiêu chuẩn TCVN ISO 9000:2000;
Dự án là một quá trình đơn nhất, gồm một tập hợp các hoạt động có phối hợp và
đƣợc kiểm sốt, có thời hạn bắt đầu và kết thúc, đƣợc tiến hành để đạt đƣợc một
mục tiêu phù hợp với các yêu cầu quy định, bao gồm cả các ràng buộc về thời gian,
chi phí và nguồn lực.
Theo tài liệu MBA trong tầm tay chủ đề Quản lý dự án của tác giả Eric Verzuh
(Mỹ): Một dự án đƣợc định nghĩa là “cơng việc mang tính chất tạm thời và tạo ra
một sản phẩm hay dịch vụ độc nhất”. Cơng việc tạm thời sẽ có điểm bắt đầu và kết
thúc. Mỗi khi cơng việc đƣợc hồn thành thì nhóm dự án sẽ giải tán hoặc di chuyển
sang những dự án mới. Hầu hết các dự án khi lập ra, thực hiện thì đều cần có sự đầu
tƣ về nguồn lực. Nếu không phải là đầu tƣ tiền bạc, của cải hữu hình thì cũng phải
đầu tƣ chất xám, cơng sức.
Lý thuyết phát triển cho rằng, khả năng phát triển của một quốc gia đƣợc hình
thành bởi các nguồn lực về: vốn, công nghệ, lao động và tài nguyên thiên nhiên. Đó
là hệ thống các mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau rất chặt chẽ, đƣợc biểu diễn bởi

phƣơng trình sau:
Trong đó:

D = f (C,T,L,R)

D – Khả năng phát triển của một quốc gia; C – Khả năng về vốn; T – Khả năng về

4


công nghệ; L – Khả năng về lao động; R – Khả năng về tài nguyên thiên nhiên
Tất cả các yếu tố phát triển trên cũng chính là các nhân tố đƣợc huy động để
thực hiện các dự án đầu tƣ. Do đó, dự án có vai trị rất quan trọng đối với các chủ
đầu tƣ, các nhà quản lý và tác động trực tiếp tới tiến trình phát triển kinh tế- xã hội
đƣợc thể hiện nhƣ sau:
- Dự án đầu tƣ là phƣơng tiện để chuyển dịch và phát triển cơ cấu kinh tế.
- Dự án đầu tƣ giải quyết quan hệ cung – cầu về vốn trong phát triển
- Dự án đầu tƣ góp phần xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật, nguồn lực mới cho
phát triển.
- Dự án đầu tƣ giải quyết quan hệ cung – cầu về sản phẩm, dịch vụ trên thị
trƣờng, cân đối quan hệ sản xuất và tiêu dùng trong xã hội.
- Dự án đầu tƣ góp phần khơng ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần
cho nhân dân, cải tiến bộ mặt kinh tế – xã hội của đất nƣớc.
- Dự án đầu tƣ là căn cứ quan trọng để tổ chức tài chính đƣa ra quyết định tài
trợ, các cơ quan chức năng của Nhà nƣớc phê duyệt và cấp giấy phép đầu tƣ.
- Dự án đầu tƣ là công cụ quan trọng trong quản lý vốn, vật tƣ, lao động, trong
quá trình thực hiện đầu tƣ.
 Nhƣ vậy dự án đầu tƣ là một tập hợp những đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn
để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sỏ vật chất nhất định, nhằm đạt đƣợc sự tăng
trƣởng về số lƣợng hoặc duy trì, cải tiến, nâng cao chất lƣợng của sản phẩm hoặc dịch vụ

trong khoảng thời gian xác định (Chỉ bao gồm hoạt động đầu tƣ trực tiếp).
1.1.2.Đặc điểm của dự án đầu tƣ
Một dự án đầu tƣ bao gồm 4 thành phần chính:
+ Mục tiêu của dự án đƣợc thể hiện ở hai mức:
- Mục tiêu phát triển là những lợi ích kinh tế xã hội do thực hiện dự án đem lại.
- Mục tiêu trƣớc mắt là các mục đích cụ thể cần đạt đƣợc của việc thực hiện dự án
+ Các kết quả: Là những kết quả cụ thể, có định lƣợng, đƣợc tạo ra từ các hoạt
động khác nhau của dự án. Đây là điều kiện cần thiết để thực hiện đƣợc các mục
tiêu của dự án

5


+ Các hoạt động: là những nhiệm vụ hoặc hành động đƣợc thực hiện trong dự
án để tạo ra các kết quả nhất định. Những nhiệm vụ hoặc hành động này cùng với
một lịch biểu và trách nhiệm cụ thể của các bộ phận thực hiện sẽ tạo thành kế
hoạch làm việc của dự án .
+ Các nguồn lực: về vật chất, tài chính và con ngƣời cần thiết để tiến hành các
hoạt động của dự án . Giá trị hoặc chi phí của các nguồn lực này chính là vốn đầu tƣ
cần cho dự án .
Trong 4 thành phần trên thì các kết quả đƣợc coi là cột mốc đánh dấu tiến độ
của dự án . Vì vậy, trong quá trình thực hiện dự án phải thƣờng xuyên theo dõi
các đánh giá kết quả đạt đƣợc. Những hoạt động nào có liên quan trực tiếp tới việc
tạo ra các kết quả đƣợc coi là hoạt động chủ yếu phải đƣợc đặc biệt quan tâm.
1.1.3. Quản lý dự án đầu tƣ
Định nghĩa:
Theo Hƣớng dẫn về những kiến thức cốt lõi trong Quản lý dự án (PMBOK
Guide) của Viện Quản lý Dự án (PMI): Quản lý dự án là việc áp dụng các kiến
thức, kỹ năng, công cụ và kỹ thuật vào các hoạt động của dự án nhằm đạt đƣợc các
mục tiêu đã đề ra.

Quản lý dự án là việc áp dụng các chức năng và hoạt động của quản lý vào suốt
vòng đời của dự án để dự án đạt đƣợc những mục tiêu đề ra.
Một dự án là một nỗ lực đồng bộ, có giới hạn (có ngày bắt đầu và ngày hoàn
thành cụ thể), thực hiện một lần nhằm tạo mới hoặc nâng cao khối lƣợng, chất
lƣợng của sản phẩmhoặc dịch vụ, đáp ứng nhu cầu của khách hàng hay của xã hội.
Thách thức chính của quản lý dự án là phải đạt đƣợc tất cả các mục tiêu đề ra của
dự án trong điều kiện bị ràng buộc theo một phạm vi công việc nhất định (khối
lƣợng và các yêu cầu kỹ thuật), nhƣng phải đạt thời gian hoàn thành đề ra (tiến độ
thực hiện), đúng ngân sách (mức vốn đầu tƣ) cho phép và đáp ứng các chuẩn mực
(chất lƣợng) mong đợi.
Nhƣ vậy Quản lý dự án là ngành khoa học nghiên cứu về việc lập kế hoạch, tổ
chức và quản lý, giám sát quá trình phát triển của dự án nhằm đảm bảo cho dự án

6


hoàn thành đúng thời gian, trong phạm vi ngân sách đã đƣợc duyệt, đảm bảo chất
lƣợng, đạt đƣợc mục tiêu cụ thể của dự án và các mục đích đề ra.
Mục tiêu của việc quản lý dự án: Mục tiêu cơ bản của việc quản lý dự án thể
hiện ở chỗ các cơng việc phải đƣợc hồn thành theo u cầu và bảo đảm chất lƣợng,
trong phạm vi chi phí đƣợc duyệt, đúng thời gian và giữ cho phạm vi dự án không
thay đổi.
Các chức năng của quản lý dự án:
+ Chức năng lập kế hoạch, bao gồm việc xác định mục tiêu, cơng việc và dự
tính nguồn lực cần thiết để thực hiện dự án;
+ Chức năng tổ chức, tiến hành phân phối nguồn lực gồm tiền, lao động, trang
thiết bị, việc điều phối và quản lý thời gian;
+ Chức năng lãnh đạo;
+ Chức năng kiểm soát, là quá trình theo dõi kiểm tra tiến độ dự án, phân tích
tình hình thực hiện, tổng hợp, đánh giá, báo cáo kết quả thực hiện và đề xuất các

giải pháp giải quyết các khó khăn trong q trình thực hiện dự án;
+ "Quản lý điều hành dự án" hay chức năng phối hợp.
1.2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý dự án đầu tƣ
1.2.1. Các yếu tố điều kiện tự nhiên
Trong quá trình xây dựng và triển khai các dự án đầu tƣ, các nhà quản lý và lập
kế hoạch không thể không chú trọng đến các yếu tố liên quan đến tự nhiên. Điều
kiện tự nhiên tại địa phƣơng mà các dự án triển khai sẽ ảnh hƣởng lớn tới quá trình
xây dựng và đƣa dự án đi vào hoat động. Nếu các điều kiện tự nhiên là không thuận
lợi sẽ ảnh hƣởng đến tiến độ thi công của dự án từ đó có thể gây rủi ro cho khả năng
thu hồi vốn. Ngƣợc lại, nếu các điều kiện tự nhiên diễn ra một cách thuận lợi thì khả
năng thu hồi vốn đầu tƣ là cao.
1.2.2. Nhóm yếu tố thuộc về môi trƣờng vĩ mô
a) Những yếu tố thuộc về chính trị xã hội:
Chiến lƣợc đầu tƣ ln chịu sự chi phối từ các yếu tố về chính trị, chính sánh
của Nhà nƣớc. Bởi vậy, trong suốt q trình hoạt động đầu tƣ, các nhà quản lý đều

7


phải bám sát theo những chủ trƣơng và sự hƣớng dẫn của Nhà nƣớc và xem đó nhƣ
là những nhân tố quyết định ảnh hƣởng đến chiến lƣợc đầu tƣ dài hạn. Cụ thể là cần
chú trọng đến các mối quan hệ quốc tế đặc biệt là các nhân tố từ sự hội nhập
ASEAN và bình thƣờng hố quan hệ Việt Mỹ, các chủ trƣơng chính sách của Nhà
nƣớc về thực hiện công cuộc đổi mới và mở cửa.
Dự án đầu tƣ phải phù hợp với chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội, văn hóa của
cả nƣớc, của từng vùng lãnh thổ, chiến lƣợc phát triển sản xuất kinh doanh, dịch vụ
của ngành, của cơ sở. Đây là một căn cứ rất quan trọng để đảm bảo định hƣớng cho
đầu tƣ phát triển lâu dài. Mặt khác đây là căn cứ đảm bảo tính pháp lý của dự án.
Mọi công cuộc đầu tƣ không xuất phát từ căn cứ này sẽ khơng có tƣơng lai và sẽ
khơng đƣợc chấp nhận.

Sự ổn định chính trị cũng nhƣ đảm bảo về pháp lý liên quan đến quyền sở hữu
và tài sản có ý nghĩa quan trọng ảnh hƣởng lớn đến mục đích và hiệu quả đầu tƣ.
Trong q trình lập dự án, bên cạnh nghiên cứu toàn bộ hệ thống các yếu tố về thể
chất luật pháp, các quy định của Nhà nƣớc, các chính sách của Chính phủ cũng cần
nghiên cứu thỏa đáng các căn cứ pháp lý cuh thể liên quan đến hoạt động của dự án.
Cụ thể nhƣ: Tƣ cách pháp nhân của chủ thể tham gia dự án, các văn bản giao nhiệm
vụ hay cho phép nghiên cứu dự án của cơ quan quản lý nhà nƣớc, thỏa thuận về sử
dụng tài nguyên đất đai,...
b) Những yếu tố văn hóa - xã hội
Khía cạnh văn hố - xã hội từ lâu đó có ảnh hƣởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến
công cuộc đầu tƣ : chẳng hạn nhƣ khi dự án đƣợc triển khai và đi vào hoạt động thì
nó phải đƣợc xem xét là có phù hợp với phong tục tập qn văn hố nơi đó hay
khơng, các điều lệ và quy định xã hội có chấp nhận nó hay khơng. Đây là một yếu
tố khá quan trọng, ảnh hƣởng nhiều và lâu dài đối với dự án. Do đó cần phân tích
một cách kĩ lƣỡng trƣớc khi đầu tƣ để tối ƣu hoá hiệu quả đầu tƣ.
Nội dung và mức độ nghiên cứu ảnh hƣởng đến quá trình thực hiện và vận hành
kết quả đầu tƣ từng dự án có thể khác nhau tùy thuộc vào lĩnh vực hoạt động, tính
chât và mục tiêu của mỗi dự án cụ thể. Với dự án Nông - lâm - nghiệp thì phải nghiên

8


cứu tình trạng sử dụng đất, tập quán canh tác, năng suất tổ chức lao động, thu
nhập,...Với sản xuất công nghiệp cần nghiên cứu tập quán tiêu dùng, quy mô dân số,
kết cấu hạ tầng, về sức mua sản phẩm mà dự án cung cấp để đƣa ra đƣợc những giải
pháp hợp lý nhằm hạn chế bớt những yếu tố bất lợi và tận dụng những yếu tố có lợi
để phát triển đảm bảo sự thành công cho dự án đầu tƣ.
SXKD có mục tiêu xuyên suốt là lợi nhuận cũng khơng thể tách rời mơi trƣờng
văn hóa –xã hội. Trên phƣơng diện xã hội, doanh nghiệp ra đời là để đáp ứng những
đòi hỏi ngày càng cao trong đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng. Vì thế

đánh giá về doanh nghiệp không thể bỏ qua những yếu tố, địi hỏi của mơi trƣờng
văn hóa – xã hội trong hiện tại mà còn phải dự báo đƣợc sự ảnh hƣởng của yếu tố
này đến SXKD của doanh nghiệp trong tƣơng lai.
c) Các yếu tố kinh tế
Những nhân tố kinh tế có thể ảnh hƣởng đến dự án bao gồm: khả năng tăng
trƣởng GDP-GNP trong khu vực thực hiện dự án; tình trạng lạm phát; tiền lƣơng
bình quân; tỷ giá hối đoái; những lợi thế so sánh của khu vực so với những nơi
khác. Sự thay đổi của một trong những nhân tố này dù ít hay nhiều cũng tác động
đến dự án. Do đó trƣớc lúc đầu tƣ chủ đầu tƣ phải đánh giá một cách tỷ mỉ những
yếu tố này để đảm bảo chức năng sinh lời và bảo toàn vốn của dự án.
Qua việc xem xét, đánh các yếu tố trên ta mới sơ bộ nhận định đƣợc hiệu quả
kinh tế của dự án cũng nhƣ các yếu tố rủi ro có thể xảy ra để đƣa ra biện pháp
phòng ngừa.
d) Những yếu tố thuộc về tiến bộ khoa học kỹ thuật:
Các hoạt động đầu tƣ phải đi theo trào lƣu cơng nghiệp hố, hiện đại hố nền
kinh tế. Do đó sự tiiến bộ của khoa học kỹ thuật có thể tạo ra nhiều thuận lợi cho quá
trinh thực hiện và vận hành dự án nhƣng cũng có thể gây ra những rủi ra cho dự án
chẳng hạn nhƣ: nếu đối thủ của doanh nghiệp tiếp cân với tiến bộ khoa học kỹ thuật
trƣớc thì họ có khả năng cạnh tranh về giá cả và chất lƣợng sản phẩm từ đó đƣa đến
những rủi ro cho dự án về mặt giá cả hàng hoá, tiêu thụ sản phẩm.

9


1.2.3. Các yếu tố môi trƣờng vi mô
a) Các điều kiện thị trƣờng ván gỗ sợi
Một lĩnh vực sản xuất, một sản phẩm nói chung khi đƣa ra thị trƣờng tiêu thụ
đều phải phù hợp và thỏa mãn các điều kiện mà thị trƣờng quy định; và đối với sản
phẩm ván gỗ sợi cũng vậy, sự phát triển mạnh mẽ của thị trƣờng gỗ sẽ tác động đến
việc hình thành, phát triển thị trƣờng công nghệ, quan hệ hợp tác giữa các quốc gia

xuất khẩu đồ gỗ, tạo điều kiện cho công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam phát triển,
tham gia vào thị trƣờng công nghiệp chế biến gỗ khu vực và thế giới, nhất là đối với
các quốc gia có điều kiện tƣơng đồng. Điều này cảnh báo cho nhà đầu tƣ một dự án
MDF thành cơng thì cần nghiên cứu và phân tích kỹ thị trƣờng, điều kiện thị trƣờng
quy định sản phẩm sản xuất. Có nhƣ thế mới tìm ra hƣớng đi đúng đắn, sản xuất sản
phẩm đảm bảo chất lƣợng, phù hợp với nhu cầu nhập khẩu của các thị trƣờng lớn,
mang lại tính khả thi cho dự án.
b) Khách hàng
Khách hàng là một vấn đề vô cùng quan trọng và đƣợc các doanh nghiệp đặc
biệt quan tâm chú ý. Nếu nhƣ sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất ra mà khơng có
ngƣời hoặc là khơng đƣợc ngƣời tiêu dùng chấp nhận rộng rãi thì doanh nghiệp
không thể tiến hành sản xuất đƣợc. Mật độ dân cƣ, mức độ thu nhập, tâm lý và sở
thích tiêu dùng… của khách hàng ảnh hƣởng lớn tới sản lƣợng và giá cả sản phẩm
sản xuất của doanh nghiệp, ảnh hƣởng tới sự cạnh tranh của doanh nghiệp vì vậy
ảnh hƣởng tới hiệu quả của doanh nghiệp.
c) Đối thủ cạnh tranh
Đƣợc sự ủng hộ của Nhà nƣớc trong hầu hết các lĩnh vực kinh tế, mức độ cạnh
tranh giữa các doanh nghiệp trên thị trƣờng trong và ngoài nƣớc ngày càng trở nên
quyết liệt hơn. Sự quyết liệt trong môi trƣờng cạnh tranh đƣợc coi là mối nguy cơ
trực tiếp đến sự tồn tại của doanh nghiệp. Do đó, đánh giá năng lực cạnh tranh,
ngoài việc xem xét trên 3 tiêu chuẩn: Giá cả, chất lƣợng sản phẩm và dịch vụ hậu
mãi còn phải xác định đƣợc số lƣợng doanh nghiệp cạnh tranh, năng lực thực tế và
thế mạnh của họ. Đồng thời phải chỉ ra những yếu tố và mầm mống có thể làm xuất

10


hiện các đối thủ mới, có nhƣ vậy mới có thể kết luận đúng đắn về vị thế và khả năng
cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trƣờng.
d) Nhà cung cấp nguyên liệu

Nguyên vật liệu là một trong những yếu tố đầu vào quan trọng và không thể
thiếu đƣợc đối với các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp. Số lƣợng, chủng loại, cơ
cấu, chất lƣợng, giá cả của nguyên vật liệu và tính đồng bộ của việc cung ứng
nguyên vật liệu ảnh hƣởng tới hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu, ảnh hƣởng tới
năng suất và chất lƣợng của sản phẩm do đó ảnh hƣởng tới hiệu quả sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp, chi phí sử dụng nguyên vật liệu của các doanh nghiệp
công nghiệp thƣờng chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí kinh doanh và giá thành đơn vị
sản phẩm cho nên việc sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu có ý nghĩa rất lớn đối với
việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc sử dụng tiết
kiệm nguyên vật liệu đồng nghĩa với việc tạo ra kết quả lớn hơn với cùng một lƣợng
ngun vật liệu. Bên cạnh đó, chất lƣợng của cơng tác đảm bảo nguyên vật liệu
cũng ảnh hƣởng rất lớn.
Doanh nghiệp thƣờng phải trơng đợi sự cung cấp từ phía bên ngồi các loại
hàng hóa, ngun vật liệu, dịch vụ điện, nƣớc, thơng tin, tƣ vấn… Tính ổn định của
nguồn cung cấp có ý nghĩa quan trọng đảm bảo cho sản xuất và tiêu thụ đƣợc thực
hiện theo yêu cầu mà doanh nghiệp định ra.
Trong quan hệ với nhà cung cấp, doanh nghiệp đóng vai trị “thƣợng đế”. Tuy
nhiên có thể do tính chất khan hiếm vật tƣ đầu vào, số lƣợng nhà cung cấp không đủ
lớn hay sự cấu kết giữ họ với nhau, do mua với số lƣợng nhỏ… trong nhiều trƣờng
hợp doanh nghiệp cũng có thể bị sai khiến. Từ đó, đánh giá khả năng đáp ứng các
yếu tố đầu vào đảm bảo cho SXKD có thể ổn định phải xem xét đến: sự phong phú
của nguồn cung cấp, số lƣợng, chủng loại nguyên liệu có thể thay thế cho nhau, khả
năng đáp ứng lâu dài của doanh nghiệp rồi mới kể đến tính kịp thời, chất lƣợng và
giá cả sản phẩm.

11


1.2.4 Các yếu tố thuộc về chủ đầu tƣ
a) Chiến lƣợc kinh doanh của chủ đầu tƣ

Có ý nghĩa sống còn đối với một doanh nghiệp lớn. Xây dựng chiến lƣợc kinh
doanh gồm xác lập mục tiêu, tầm nhìn dài hạn của DN; xây dựng các kế hoạch
hành động tổng quát; triển khai phân bổ nguồn lực trên cơ sở lựa chọn kế hoạch
hành động phù hợp và tạo ra sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh.
b) Năng lực tài chính của chủ đầu tƣ
Đây là một yếu tố ảnh hƣởng trực tiếp đến hiệu quả đầu tƣ. Năng lực tài chính
mạnh ảnh hƣởng đến vốn, nguyên vật liệu, máy móc… cấp cho dự án và do đó ảnh
hƣởng đến tiến độ và chất lƣợng của dự án. Năng lực tài chính của doanh nghiệp
cũng ảnh hƣởng đến khả năng huy động vốn đầu tƣ tƣ các thành phần kinh tế khác.
Doanh nghiệp có khả năng tài chính mạnh thì khơng những đảm bảo cho các
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra liên tục và ổn định mà cịn
giúp cho doanh nghiệp có khả năng đầu tƣ đổi mới công nghệ và áp dụng kỹ thuật
tiên tiến vào sản xuất nhằm làm giảm chi phí, nâng cao năng suất và chất lƣợng sản
phẩm. Ngƣợc lại, nếu nhƣ khả năng về tài chính của doanh nghiệp yếu kém thì
doanh nghiệp khơng những khơng đảm bảo đƣợc các hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp diễn ra bình thƣờng mà cịn khơng có khả năng đầu tƣ đổi mới
công nghệ, áp dụng kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất do đó khơng nâng cao đƣợc năng
suất và chất lƣợng sản phẩm. Khả năng tài chính của doanh nghiệp ảnh hƣởng trực
tiếp tới uy tín của doanh nghiệp. Khả năng tài chính của doanh nghiệp ảnh hƣởng
trực tiếp tới uy tín của doanh nghiệp, tới khả năng chủ động trong sản xuất kinh
doanh tới tốc độ tiêu thụ và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, ảnh hƣởng tới
mục tiêu tối thiểu hố chi phí bằng cách chủ động khai thác và sử dụng tối ƣu các
nguồn lực đầu vào. Vì vậy tình hình tài chính của doanh nghiệp tác động rất mạnh
tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của chính doanh nghiệp đó.
c) Năng lực cán bộ và nguồn nhân lực
Mọi sự thành công của doanh nghiệp đều đƣợc quyết định bởi con ngƣời trong
doanh nghiệp. Do đó chất lƣợng của lao động cả về trí tuệ và thể chất có ảnh hƣởng

12



rất quan trọng đến kết quả hoạt động kinh doanh nói chung và kết quả hoạt động
đầu tƣ nói riêng .
d) Năng lực công nghệ
Xe máy thi công hiện đại có ảnh hƣởng lớn đến tiến độ và chất lƣợng của dự án,
do đó ảnh hƣởng đến hiệu quả đầu tƣ. Ngồi ra nó cũng ảnh hƣởng đến uy tín của
doanh nghiệp trong việc thu hút vốn đầu tƣ và đấu thầu để có các dự án.
Cơng nghệ sản xuất hiện đại, tiên tiến quyết định sự thành công cho một dự án vì vậy
làm chủ cơng nghệ đang là một ƣu tiên hàng đầu cho các nhà đầu tƣ thành công.
Chất lƣợng sản phẩm doanh nghiệp một mặt phụ thuộc vào trình độ cơng nghệ
của máy móc thiết bị, mặt khác phụ thuộc vào trình độ kỹ thuật và tay nghề ngƣời
lao động.
e) Năng lực marketing và hệ thống bán hàng
Đây là một yếu tố hết sức quan trọng mà nhà đầu tƣ phải cân nhắc kỹ khi xây
dựng dự án. Marketinh và hệ thống bán hàng là phần kinh doanh mang lại dòng tiền
vào thực tế cho dự án. Nếu hoạt động kinh doanh hiệu quả sẽ mang lại đƣợc nhiều
giá trị thặng dƣ cho doanh nghiệp và ngƣợc lại, nếu hoạt động không tốt, nhà đầu tƣ
sẽ đứng trƣớc những thách thức khơng nhỏ về tài chính.
Thị trƣờng là yếu tố quyết định đến đầu ra của sản phẩm của doanh nghiệp.
Khác hàng của doanh nghiệp có thể là các cá nhân, doanh nghiệp khác hoặc Nhà
nƣớc. Họ có thể là khách hàng hiện tại hoặc khách hàng trong tƣơng lai.
Thông thƣờng khác hàng sẽ chi phối hoạt động của doanh nghiệp, nhƣng cũng có
những trƣờng hợp khách hàng lại bị lệ thuộc vào khả năng cung cấp của doanh
nghiệp. Do vậy muốn đánh giá đúng khả năng phát triển, mở rộng SXKD của doanh
nghiệp, cần xác định tính chất, mức độ bền vững và uy tín của doanh nghiệp trong
quan hệ với khác hàng. Uy tín tốt của doanh nghiệp với khác hàng có đƣợc khơng
phải một sớm một chiều, do nhiều yếu tố hinh thành. Để đánh giá chúng ngƣời ta
thƣờng kể đến: Sự trung thành và thái độ của khách hàng, số lƣợng và chất lƣợng
khách hàng, tiếng tăm và các mối quan hệ tốt, khả năng phát triển các mối quan hệ
đó. Tuy nhiên, căn cứ thuyết phục nhất cho sự đánh giá là thị phần hiện tại và tƣơng


13


lai, doanh số bán ra và tốc độ phát triển các chỉ tiêu đó qua các thời kỳ kinh doanh
khác nhau của doanh nghiệp
Tiêu thụ sản phẩm là một khâu cuối cùng trong quá trình sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp, nó quyết định tới các khâu khác của quá trình sản xuất kinh
doanh. Doanh nghiệp sản xuất ra sản phẩm có tiêu thụ đƣợc hay khơng mới là điều
quan trọng nhất. Tốc độ tiêu thụ nó quyết định tốc độ sản xuất và nhịp độ cung ứng
nguyên vật liệu. Cho nên nếu doanh nghiệp tổ chức đƣợc mạng lƣới tiêu thụ sản
phẩm phù hợp với thị trƣờng và các chính sách tiêu thụ hợp lý khuyến khích ngƣời
tiêu dùng sẽ giúp cho doanh nghiệp mở rộng và chiếm lĩnh đƣợc thị trƣờng, tăng
sức cạnh tranh của doanh nghiệp đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh
thu, tăng lợi nhuận, tăng vịng quay của vốn, góp phần giữ vững và đẩy nhanh nhịp
độ sản xuất cũng nhƣ cung ứng các yếu tố đầu vào nên góp phần vào việc nâng cao
hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
1.3. Các điều kiện đảm bảo sự thành công của dự án đầu tƣ
1.3.1. Điều kiện nguồn nhân lực
Bao gồm các giải pháp về tuyển dụng lao động, đào tạo nâng cao chất lƣợng
đội ngũ quản lý cũng nhƣ ngƣời lao động, có chính sách thu hút và giữ chân nhân
viên giỏi
1.3.2. Điều kiện cung ứng nguyên liệu và tổ chức sản xuất, quản lý chất
lượng sản phẩm
Các giải pháp thu mua, xây dựng kế hoạch thu mua nguyên liệu, các chính
sách khuyến khích thu mua và duy trì các nhà cung cấp chủ lực
- Các biện pháp tổ chức sản xuất hiệu quả nhằm giảm đầu vào nhƣng vẫn đảm
bảo chất lƣợng sản phẩm
- Tổ chức quản lý chất lƣợng sản phẩm theo các tiêu chuẩn trong nƣớc và quốc
tế, chứng chỉ hệ thống quản lý môi trƣờng, áp dụng các công cụ quản lý tiên tiến

1.3.3. Điều kiện marketing và tiêu thụ sản phẩm
Xây dựng giải pháp định giá bán, hệ thống kinh doanh và phân phối sản phẩm.
Kế hoạch marketing từng thị trƣờng, xác định khách hàng tiềm năng, chủ lực

14


Kế hoạch bán hàng, số lƣợng sản phẩm bán ra từng thị trƣờng
Kích thích hệ thống phân phối hoạt động hiệu quả
1.3.4. Điều kiện tài chính
Bao gồm các giải pháp đảm đảo nguồn tiền, kích thích hoạt động sản xuất kinh
doanh trong doanh nghiệp, duy trì hệ thống các nhà cung cấp nguyên liệu và phân
phối sản phẩm
1.2.5. Điều kiện về môi trường
Bao gồm các giải pháp xử lý chất thải, tiếng ồn… đảm bảo trong hạn cho phép
theo tiêu chuẩn quy định về môi trƣờng của Việt Nam.

15


CHƢƠNG 2: ĐÁNH GIÁ YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG TỚI QUẢN LÝ DỰ
ÁN ĐẦU TƢ NHÀ MÁY VÁN GỖ SỢI TẠI MIỀN TÂY NGHỆ AN
2.1 Giới thiệu về dự án đầu tƣ nhà máy ván gỗ sợi tại miền tây Nghệ An
2.1.1 Cơ sở hình thành dự án:
2.1.1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên và xã hội ảnh hƣởng tới dự án
a) Điều kiện tự nhiên
* Vị trí địa lý:
Miền tây Nghệ An trải dài trên địa bàn Thị xã Thái Hòa và mƣời huyện: Quế
Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Nghĩa Ðàn, Tân Kỳ, Anh Sơn, Thanh Chƣơng, Con
Cuông, Tƣơng Dƣơng, Kỳ Sơn; có vị trí quan trọng về quốc phịng - an ninh vì có

đƣờng biên giới chung với nƣớc CHDCND Lào khoảng 419 km. Dải biên giới có
các cửa khẩu lớn: cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn, cửa khẩu quốc gia Thanh Thủy. Miền
tây Nghệ An nổi tiếng với nhiều cánh rừng nguyên sinh ở Vƣờn quốc gia Pù Mát và
khu bảo tồn thiên nhiên (Pù Huống, Pù Hoạt), một số khu di tích lịch sử đƣợc xếp
hạng quốc gia.
* Địa hình, địa thế:
Địa hình miền Tây Nghệ An tƣơng đối phức tạp, địa hình bị chia cắt mạnh bởi
các dãy dông núi và hệ thống khe, suối. Địa hình ở đây chủ yếu là vùng đồi núi cao
thuộc hệ thống núi phía Đơng Bắc dãy Trƣờng Sơn. Nhìn chung về tổng thể, địa
hình nghiêng theo hƣớng Tây Bắc - Đơng Nam tạo thành 2 lƣu vực sơng chính. Phía
bắc có sơng Hiếu, phía nam có sơng Lam.
* Đất đai thổ nhưỡng:
Đƣợc hình thành chủ yếu trên 6 nhóm đá mẹ: Nhóm đá sét (s); Nhóm đá trầm
tích và sa thạch (q); Nhóm đá mắc ma a xít (a); Nhóm đá mác ma kiềm và trung tính
(k); Nhóm đá vơi (v); Nhóm đá hỗn hợp (h). Đất đai có 3 nhóm đất chính nhƣ sau:
- Nhóm dất Feralít đỏ vàng phát triển trên nền phiến sét, nhóm đất này có thành
phần cơ giới từ thịt nhẹ đến thịt trung bình, độ dày tầng đất từ 50-80cm rất phù hợp
với điều kiện sinh trƣởng và phát triển của cây nguyên liệu.

16


- Nhóm đất dốc tụ: Phân bổ dọc khe suối, thung lũng núi đá vơi, nhóm đất này
có thành phần cơ giới thịt nhẹ và đất cát pha độ dày tầng đất 80cm, rất phù hợp với
điều kiện sinh trƣởng của nhiều lồi cây ngun liệu.
- Nhóm đất Feralít mùn trên núi: Phân bổ hầu hết ở đai cao trên 700m, nhóm đất
này đƣợc hình thành trên nền đá mẹ mác ma axít. Thành phần cơ giới thịt trung
bình, loại đất này phù hợp với điều kiện sinh trƣởng và phát triển một số lồi cây
lâm nghiệp có hiệu quả kinh tế cao.
* Khí hậu thủy văn:

Do có sự chi phối về vị trí địa lý, địa hình nên thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió
mùa tƣơng đối khắc nghiệt và có hai mùa: Mùa mƣa nóng, ẩm, mƣa nhiều và mùa
khơ lạnh khụ hanh, ít mƣa.
- Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 23-240C, sự chênh lệch nhiệt
độ giữa các tháng trong năm khá cao. Số giờ nắng trung bình/năm là 1.500-1.700
giờ. Tổng tích ơn là 3.5000C-4.0000C.
- Chế độ mƣa: Vùng dự án có lƣợng mƣa bình quân hàng năm dao động từ
1.200-2.000 mm/năm, phân bổ cao dần từ Bắc vào Nam và từ Tây sang Đông và
chia làm hai mùa rõ rệt:
+ Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lƣợng mƣa chỉ chiếm 15-20%
lƣợng mƣa cả năm, tháng khô hạn nhất là tháng 1, 2 lƣợng mƣa chỉ đạt 15-60
mm/tháng.
+ Mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 10, lƣợng mƣa chiếm 80-85% cả năm, tháng
mƣa nhiều nhất là tháng 8, 9 có lƣợng mƣa từ 220 - 540mm/tháng, số ngày mƣa 1519 ngày/tháng; vào mùa mƣa thƣờng kèm theo gió bão.
- Độ ẩm: Độ ẩm trung bình năm dao động từ 80-90%, độ ẩm khơng khí sự
chênh lệch giữa các vùng và theo mùa. Lƣợng bốc hơi từ 700-940 mm/năm.
- Chế độ gió: Chịu ảnh hƣởng của hai loại gió chủ yếu: gió mùa Đơng Bắc và
gió mùa Tây Nam.
- Các hiện tƣợng thời tiết khác: Bên cạnh những yếu tố chủ yếu nhƣ nhiệt độ,
lƣợng mƣa, gió, độ ẩm khơng khí thì vùng quy hoạch cịn chịu ảnh hƣởng của bão

17


và áp thấp nhiệt đới gây ra mƣa lớn và lốc xoáy gây lũ lụt, sạt lở đất và nhiều thiệt
hại khác. Sƣơng muối có khả năng xảy ra ở các vùng núi cao và một vài vùng trung
du có điều kiện địa hình, thổ nhƣỡng thuận lợi cho sự thâm nhập của khơng khí lạnh
và sự mất nhiệt do bức xạ mạnh mẽ của mặt đất nhƣ khu vực Phủ Quỳ.
* Đánh giá: Miền Tây Nghệ An nằm trong vùng khí hậu có nhiều đặc thù, phân
định rõ rệt trên toàn lãnh thổ và theo các mùa, phù hợp cho nhiều loại cây trồng

lâm nghiệp phát triển tốt.
b) Tình hình kinh tế - xã hội.
* Tình hình sử dụng đất:
Tổng diện tích tự nhiên: 1.374.502,99 ha chiếm 83,38% diện tích tồn tỉnh.
Trong đó: Đất sản xuất nơng nghiệp: 144.190,37 ha chiếm 57,76% diện tích tồn
tỉnh ; Đất lâm nghiệp: 864.942,55 ha chiếm 95,4% diện tích tồn tỉnh; Đất phi nơng
nghiệp: 50.394,29 ha chiếm 44,4% diện tích tồn tỉnh; Đất chƣa sử dụng:
314.975,78 ha chiếm 84,6% diện tích tồn tỉnh. Bình qn diện tích đất canh tác hộ
0,45 ha; Bình quân diện tích canh tác/ khẩu 900 m2.
* Phát triển sản xuất:
Trong vùng đề án chủ yếu vẫn là nền sản xuất tự cung tự cấp, phát triển kinh tế
chủ yếu là sản xuất nông nghiệp; sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch
vụ đang trên đà phát triển nhƣng tốc độ phát triển còn chậm, chƣa phát huy đƣợc lợi
thế về điều kiện tự nhiên trong vùng.
- Sản xuất trồng trọt: Bên cạnh việc sản xuất lƣơng thực, nhằm đảm bảo an ninh
lƣơng thực tại chỗ đã hình thành nhiều vùng cây cơng nghiệp tập trung gắn với chế
biến, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá cho nội tiêu và xuất khẩu.
- Phát triển chăn nuôi: Đây là vùng có điều kiện để phát triển chăn ni đại gia súc
nhƣ trâu, bò, lợn và gia cầm và là nguồn thu nhập chính của hộ gia đình nơng dân. Tốc
độ phát triển đàn trâu tăng bình quân 3,5%, đàn bò tăng 5%, đàn lợn tăng 4,5%
- Sản xuất lâm nghiệp: chủ yếu tập trung khoanh nuôi, bảo vệ, trồng rừng, đặc biệt
chú trọng trồng rừng nguyên liệu cho nhà máy giấy và một số cơ sở chế biến gỗ nhỏ.

18


- Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ: miền Tây Nghệ An có nhiều lợi
thế về phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ.
+ Về sản xuất cơng nghiệp có cơng nghiệp khai thác than ở Khe Bố huyện
Tƣơng Dƣơng; khai thác thiếc ở Quỳ Hợp; công nghiệp sản xuất xi măng ở Anh

Sơn; công nghiệp chế biến nông lâm sản nhƣ nhà máy đƣờng Anh Sơn, Tân Kỳ,
Phủ Quỳ; chế biến chè ở Anh Sơn, Thanh Chƣơng; chế biến sắn ở Thanh Chƣơng;
chế biến cao su, cà phê, gỗ ép ở Nghĩa Đàn.
+ Về dịch vụ thƣơng mại phát triển đều khắp trong vùng, các huyện đều có chợ
huyện các trung tâm cụm xã và một số xã đã có chợ nơng thơn để đáp ứng nhu cầu
giao lƣu hàng hố. Tồn vùng hiện có 49 chợ, trong đó có 10 chợ huyện, 39 chợ
vùng và xã.
+ Dịch vụ du lịch sinh thái đã hình thành và trên đà phát triển nhƣ Con cng có
khu du lịch thác Kèm và Pù Mát, Quế Phong có thác Sao Va, Quỳ Châu có hang Bua.
* Thu nhập và đời sống:
Đối với 5 huyện vùng Tây Nam (Thanh Chƣơng, Anh Sơn, Con Cng, Tƣơng
Dƣơng, Kỳ Sơn). Bình quân thu nhập 8,7 triệu đồng/hộ/năm. Bình quân thu nhập
đầu ngƣời 1,75 triệu đồng/năm. Tỷ lệ hộ nghèo đói bình quân là 42%. Đối với Thị
xã Thái Hòa và 5 huyện vùng Tây Bắc (Tân Kỳ, Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, Quỳ Châu,
Quế Phong) do điều kiện đất đai tƣơng đối thuận lợi, sản xuất công nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp và dịch vụ đều phát triển, sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp đều có
vùng cây nguyên liệu tập trung lớn nên mức thu nhập cao hơn. Bình quân thu nhập
9,8 triệu đồng/hộ/năm. Bình quân thu nhập đầu ngƣời 2 triệu đồng/năm. Tỷ lệ hộ
nghèo đói 30%.
* Xây dựng cơ sở hạ tầng:
Đảng và Nhà nƣớc đã có nhiều chủ trƣơng chính sách đầu tƣ phát triển kinh tế
xã hội cho vùng đồng bào dân tộc miền núi, thông qua các chƣơng trình, dự án
nhằm thực hiện đẩy nhanh cơng nghiệp hố hiện đại hố nơng nghiệp nơng thơn,
nhƣ Chƣơng trình 135/CP, chƣơng trình trung tâm cụm xã, chƣơng trình đƣờng
xanh; các dự án nhƣ xây dựng hệ thống thuỷ lợi huyện Kỳ Sơn, xây dựng đƣờng

19



×