Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY VÀ BỘ MÁY KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.76 KB, 7 trang )

GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY VÀ BỘ MÁY KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY
I. Khái quát chung về đơn vị thực tập
1, Tên Doanh nghiệp: Công ty TNHH Charoen Pokphand Việt Nam ( gọi tắt
là Công Ty C.P)
2, Giám đốc hiện hành của Doanh nghiệp: Suwes/W
3, Địa chỉ: Thị trấn Xuân Mai – Huyện Chương Mỹ – Hà Tây
4, Điện thoại: 0343.840501 – 507
5, Fax: 0343.840416
6, Quyết định thành lập: Giấy phép đầu tư số 1587/GP vào năm 1993
7, Loại hình doanh nghiệp: Công ty TNHH
8, Hình thức sỡ hữu vốn: 100% vốn đầu tư nước ngoài
9, Lĩnh vực kinh doanh: Sản phẩm nông nghiệp.
10, Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất thức ăn chăn nuôi, con giống, thiết bị
chăn nuôi, tổ chức chăn nuôi và gia công trong dân.
11, Năng lực hiện tại của Công ty:

- Tổng số vốn đầu tư: 30.000.000 USD
- Vốn pháp định: 10.500.000 USD
- Thời gian hoạt động: 40 năm
- Tổng diện tích đất sử dụng 25.5 ha
- Nhà máy thức ăn gia súc và
xưởng dụng cụ chăn nuôi
10 ha
- Trại giống gà bố mẹ 14 ha
- Nhà máy ấp trứng 1.5 ha

- Quy mô kinh doanh:
Nhà máy thức ăn gia súc sản xuất thức ăn chăn nuôi để bán và sử dụng
nội bộ với công suất 216.000 tấn / năm.
Trại gà giống bố mẹ có khả năng nuôi 120.000 gà giống để sản xuất trứng ấp
chuyển sang nhà máy ấp trứng để sản xuất ra gà con giống thịt và giống trứng


với số lượng 12 triệu con/ năm.
Tổ chức chăn nuôi gia công gà thịt trong dân để giúp nông dân tăng thu nhập.
Nhà máy sản xuất dụng cụ chăn nuôi chuyên sản xuất dụng cụ, thiết bị bằng
kim loại và bằng nhựa dùng trong chăn nuôi.
Trước cơ chế thị trường với sự cạnh tranh gay gắt, một doanh nghiệp
muốn tồn tại và phát triển phải là một doanh nghiệp nhạy bén với cơ chế,Công
ty C.P là một công ty đạt được những ưu điểm đó. Do phương châm của C.P
Group là tiến hành với phương thức “quy trình khép kín” nên C.P luôn tìm tòi
mở rộng quan hệ kinh tế, thu hút được khối lượng lớn các công việc sản xuất,
tìm tòi mở rộng thị trường, tận dụng được công suất máy móc, thiết bị hiện có,
tạo được nguồn sản xuất ổn định, một mặt đáp ứng được nhu cầu thị trường mặt
khác đảm bảo việc làm cho công nhân viên và đem lại lợi nhuận cao cho khách
hàng từ việc mua sản phẩm có chất lượng cao với giá cả phải chăng.
II: Tìm hiểu chung về tổ chức công tác kế toán của đơn vị
1, Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán:
Để thực hiện công tác kế toán, thống kê và tài chính ở Công ty TNHH
Charoen Pokphand thì phải tổ chức bộ máy kế toán. Theo cơ chế tổ chức quản lí
của nước ta hiện nay, tổ chức thống nhất công tác tài chính kế toán, thống kê ở
các đơn vị kinh tế cơ sở và do phòng kế toán thực hiện.
Bộ máy kế toán là tập thể cán bộ, nhân viên kế toán cùng công tác để
thực hiện toàn bộ công tác kế toán, thống kê và công tác tài chính ở tổ chức.
Xuất phát từ các đặc điểm tổ chức sản xuất. tổ chức quản lý cũng như các
đặc điểm của kế toán để phù hợp với điều kiện, trình độ quản lý. Công ty
TNHH Charoen Pokphand Việt Nam tổ chức hình thức kế toán theo hình thức
Giám đốcTài chính
Kế toántrưởng
Kế toán nhập xuất (NVL)Kế toán thành phẩm(TAGS)Kế toán tậphợp chi phí,TSCĐKế toán tiền lương, BHXHThủ quỹ
Kế toán tổng hợpvà tính giá thànhsản phẩm.
tập trung. Toàn bộ công tác kế toán đều được thực hiện tại phòng kế toán tài vụ
của công ty.

Nhiệm vụ của phòng là thực hiện chế độ hạch toán tổng hợp tự chủ tài
chính trong doanh nghiệp phù hợp với luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Quản lý các loại vốn của công ty.
Quản lý các loại quỹ của công ty.
Xây dựng các phương án, dự án đầu tư, kế hoạch tài chính thực hiện nghĩa vụ
nộp ngân sách, thanh quyết toán công nợ và thực hiện các chế độ quy định
Chấp hành nghiêm chỉnh chế độ kế toán thống kê, kế toán và báo cáo tài chính
hiện hành theo chế độ kế toán Việt Nam.
Thực hiện công tác kế toán thống kê, phân tích các hoạt động kinh tế.
Kiểm tra giám sát toàn bộ tình hình hoạt động kinh tế, tài chính của doanh
nghiệp.
2. Chức năng từng bộ phận của phòng kế toán.
- Giám đốc tài chính: Là người quản lý chung tình hình kế toán trong
doanh nghiệp. Cùng với tổng giám đốc và giám đốc kinh doanh đưa ra các biện
pháp nâng cao quản lý và mang lại lợi nhuận cao cho công ty.
- Kế toán trưởng: cùng với giám đốc tài chính phân tích đánh giá số liệu
qua các báo cáo.
- Kế toán Nguyên vật liệu: Hàng ngày theo dõi số hàng được nhập vào
qua hợp đồng mua hàng. Làm phiếu nhận hàng, lập phiếu chi trả tiền nguyên vật
liệu khi có hoá đơn và theo dõi tài khoản phải trả cho người bán, cả khách
hàng trong nước và khách hàng nước ngoài. Theo dõi tình hình nhập xuất NVL
đưa vào sản xuất kinh doanh.
- Kế toán bán hàng: Theo dõi tình hình bán thức ăn gia súc hàng ngày qua
phiếu xuất kho và hoá đơn bán hàng.Kiểm tra tình hình thu tiền hàng ngày qua
giấy thu tiền mặt và giấy báo có của ngân hàng(nếu khách hàng chuyển khoản).
Kiểm tra theo dõi tài khoản phải thu của khách hàng.
Bên cạnh đó kế toán bán hàng còn có nhiệm vụ tính chiết khấu, hoa hồng,
và bán hàng trả lại cho khách hàng. Cuối tháng phải kiểm tra doanh thu có khớp
với số lượng hàng bán ra hay không.
- Kế toán tập hợp chi phí: Hàng ngày có nhiệm vụ lập phiếu chi phát sinh

và phân loại chi phí: chi phí quản lý, chi phí bán hàng, chi phí sản xuất chung.
Kiêm luôn việc theo dõi tình hình tăng giảm tài sản cố định.
- Kế toán tiền lương: Phản ánh đầy đủ, chính xác thời gian và kết quả lao
động của cán bộ công nhân viên. Tính đúng, đủ, kịp thời tiền lương, quản lí chặt
chẽ việc sử dụng và chi tiêu quỹ lương, các khoản chi trả theo lương, các chế độ
về BHXH, BHYT, KPCĐ.
- Thủ quỹ: Thu, chi tiền mặt hàng ngày và thu chi qua ngân hàng có nhân
viên theo dõi số dư và số phát sinh trong tháng tại các ngân hàng có mở tài
khoản của công ty và quản lý quỹ tiền mặt.
- Kế toán tổng hợp: có nhiệm vụ kiểm tra các nghiệp vụ trên, tập hợp chi
phí và tính giá thành sản phẩm. Báo cáo lại cho kế toán trưởng và cùng kế toán
trưởng lập và kiểm tra bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh.
3. Đặc điểm tổ chức bộ sổ kế toán.
Hiện nay công ty C.P đang áp dụng hệ thống tài khoản kế toán mới của
bộ Tài chính và đồng thời sử dụng cả hệ thống kế toán Anh bởi công ty C.P là
một công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài.
Căn cứ vào tình hình quản lý thực tế công ty nên bộ máy kế toán của
công ty đã áp dụng ghi sổ theo hình thức nhật ký chung để phù hợp với mô
hình của bộ máy và trình độ của nhân viên kế toán nhằm đảm bảo số liệu kịp
thời trên cơ sở đáp ứng được chế độ các loại sổ kế toán ở công ty được theo dõi
chi tiết. Hình thức này vừa đơn giản, dễ làm, vừa tránh được ghi chép trùng lặp,
bên cạnh đó cũng rất thuận tiện trong việc sử dụng máy tính trong công tác kế
toán.
Các loại sổ kế toán công ty đang sử dụng:
- Sổ Nhật ký chung: là sổ kế toán cơ bản dùng để ghi lại các nghiệp vụ
kinh tế phát sinh của từng tài khoản theo trình tự thời gian và làm căn cứ để ghi
sổ cái.
- Sổ cái: là sổ kế toán tổng hợp dùng để hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh
tế phát sinh của từng tài khoản tổng hợp. Số liệu của sổ cái dùng để vào bảng
cân đối số phát sinh và bảng cân đối kế toán.

- Các sổ chi tiết: là sổ dùng để ghi chép, phản ánh chi tiết và cụ thể từng
nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo từng đối tượng kế toán riêng biệt mà trên các
sổ kế toán tổng hợp không phản ánh hết được.
Trình tự ghi sổ.
- Hạch toán tổng hợp: Hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc kế toán vào
máy các nghiệp vụ kế toán phát sinh, máy sẽ chuyển số liệu vào sổ nhật ký
chung, Sổ Cái, cuối tháng cộng số liệu của Sổ Cái vào bảng cân đối số phát sinh
và Báo cáo kế toán.
- Hạch toán chi tiết: Các chứng từ gốc sau khi dùng là căn cứ để nhập dữ
liệu vào máy. Số liệu trên sổ tổng hợp sẽ được chuyển đến các bộ phận kế toán
chi tiết có liên quan để vào các sổ chi tiết của từng tài khoản. Cuối tháng tổng
cộng số liệu chi tiết để chuyển vào bảng tổng hợp chi tiết. Sau khi đối chiếu
khớp đúng số liệu ghi trên bảng tổng hợp chi tiết với sổ cái sẽ được dùng để lập
báo cáo cuối tháng.
(Sơ đồ trình tự ghi sổ theo hình thức NKC ở công ty Charoen pokphand VN)

×