Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

(Khóa luận tốt nghiệp) Tìm hiểu và thực hiện các bước ứng dụng phần mềm Frms cập nhật nhật diễn biến tài nguyên rừng tại xã Khe Mo, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.51 MB, 86 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM

BÀN THỊ HƯƠNG
TÌM HIỂU VÀ THỰC HIỆN CÁC BƯỚC ỨNG DỤNG
PHẦN MỀM FRMS CẬP NHẬT DIỄN BIẾN TÀI NGUYÊN RỪNG
TẠI XÃ KHE MO, HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Quản lý tài nguyên rừng

Khoa

: Lâm Nghiệp

Khoá học

: 2016 - 2020

Thái Nguyên, năm 2020


ĐẠI HỌC THÁI NGUN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM



BÀN THỊ HƯƠNG
TÌM HIỂU VÀ THỰC HIỆN CÁC BƯỚC ỨNG DỤNG
PHẦN MỀM FRMS CẬP NHẬT DIỄN BIẾN TÀI NGUYÊN RỪNG
TẠI XÃ KHE MO, HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chun ngành
Lớp
Khoa
Khố học
Giảng viên hướng dẫn

: Chính quy
: Quản lý tài nguyên rừng
: K48 - QLTNR
: Lâm nghiệp
: 2016 - 2020
: Th.S Lục Văn Cường

Thái Nguyên, năm 2020


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là kết quả nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
được thu thập trong q trình thực hiện đề tài, khơng sao chép của ai. Nội

dung khóa luận có tham khảo một số tài liệu được liệt kê trong danh mục tài
liệu của khóa luận. Nếu có gì sai sót tơi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Thái Nguyên, ngày 30 tháng 5 năm 2020
Xác nhận của GVHD

Sinh viên

Th.S Lục Văn Cường

Bàn Thị Hương

XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN CHẤM PHẢN BIỆN
(Kí và ghi rõ họ tên)


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập nghiên cứu tại trường, được sự quan tâm giúp
đỡ của các thầy cô trong khoa Lâm Nghiệp - Trường Đại Học nông Lâm Thái
Ngun hướng dẫn tơi thực hiện khóa luận: “Tìm hiểu và thực hiện các bước
ứng dụng phần mềm frms cập nhật nhật diễn biến tài nguyên rừng tại xã Khe
Mo, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Ngun”.
Để hồn thành khóa luận này ngồi sự cố gắng của bản thân. Tơi đã
nhận được sự giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi của các cá nhân, cơ quan đơn vị.
Tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến thầy giáo Lục Văn Cường,
người đã trực tiếp tận tình giúp đỡ và hướng dẫn tơi trong suốt q trình từ
khi chọn đề tài, xây dựng đề cương cho đến khi hoàn thành đề tài theo đúng
kế hoạch và đảm bảo thời gian.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô trong khoa Lâm Nghiệp và tập

thể các thày cô giáo trong phòng tư liệu của khoa đã tạo điều kiên tốt nhất cho
tơi hồn thành khóa luận này.
Tơi xin được bày tỏ lịng biết ơn đến UBND, Hạt Kiểm Lâm huyện
Đơng Hỷ tỉnh Thái Nguyên đã cung cấp thông tin, số liệu tạo điều kiện cho
tơi tìm hiểu khảo sát thực địa làm cơ sở để tơi hồn thành khóa luận này.
Tuy nhiên do thời gian hạn chế, và năng lực của bản thân nên khóa luận
khơng tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự giúp đỡ đóng góp
ý kiến của thầy cơ và bạn bè để khóa luận hoàn thiện hơn
Chân thành cảm ơn!
Sinh Viên

Bàn Thị Hương


iii

MỤC LỤC

Phần 1 MỞ ĐẦU ............................................................................................. 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1
1.2. Mục tiêu của đề tài ..................................................................................... 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 2
1.3.1.Ý nghĩa trong học tập ............................................................................... 2
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn ........................................................................... 2
Phần 2 TỔNG QUAN KHU VỰC NGHIÊN CỨU ...................................... 3
2.1. Tổng quan khu vực thực tập....................................................................... 3
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và môi trường ........................................ 3
2.1.2. Kinh tế, xã hội ......................................................................................... 4
2.2. Thực trạng ứng dụng công nghệ GIS tại Việt Nam ................................... 7
2.3. Cơ sở pháp lý cập nhật diễn biến tài nguyên rừng................................... 12

2.3.1. Thông tư 34/2009/TT/BNNPTNN của bộ nông nghiệp và phát triển
nông thôn ngày 10/6/2016 về việc quy định tiêu chí xác định và phân
loại rừng. ......................................................................................................... 12
2.3.2. Quyết định 689QĐ-TCLN-KL ngày 23/12/2013 của tổng cục Lâm
nghiệp quyết định hướng dẫn xây dựng bản đồ số. ........................................ 16
2.3.3. Quyết định số 4539/QD-BNN-TCLN của Bộ Nơng nghiệp và PTNT về
việc ban hành chính thực việc sử dụng phần mềm cập nhật diễn biến rừng cho
công tác cập nhật diễn biến rừng..................................................................... 17
2.3.4. Quyết định 589/QĐ-BNN-TCLN ngày 29/02/2016 Quyết định Ban
hành tạm thời Phần mềm và quy định sử dụng Phần mềm Theo dõi diễn biến
rừng và đất lâm nghiệp .................................................................................... 18


iv

2.3.5. Thông Tư 33/2018/TT/BNNPTNT về Quy định về điều tra, kiểm kê và
theo dõi diễn biến rừng.................................................................................... 24
Phần 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN.......................... 27
3.1. Nội dung của đề tài .................................................................................. 27
3.1.1. Đối tượng .............................................................................................. 27
3.1.2. Phạm vi thực hiện.................................................................................. 27
3.1.3. Thời gian thực hiện ............................................................................... 27
3.2. Phương pháp tiến hành ............................................................................. 27
Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .............................. 33
4.1. Đánh giá hiện trạng tài nguyên rừng khu vực nghiên cứu. ...................... 33
4.2. Kết quả tìm hiểu các bước thực hiện cập nhật diễn biến tài nguyên rừng
tại xã Khe Mo huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên .......................................... 34
4.3. Một số kinh nghiệm khi thực hiện cập nhật diễn biến tài nguyên rừng .. 50
Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 57
5.1. Kết luận .................................................................................................... 57

5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 58


v

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1 : Cài đặt ứng dụng Semi-Automatic Classification Plugin .............. 34
Hình 4.2: Lựa chọn chọn ảnh vệ tinh .............................................................. 35
Hình 4.3 Hiện trạng xã Khe Mo trên ảnh vệ tinh............................................ 35
Hình 4.4. cắt ảnh theo vùng ............................................................................ 36
Hình 4.5. So sánh đối chiếu lớp lơ rừng với nền ảnh vệ tinh.......................... 36
Hình 4.6. Trình cắt ảnh ................................................................................... 37
Hình 4.7. Kết quả cắt ảnh theo màu tự nhiên .................................................. 37
Hình 4.8. Kiểm tra lơ rừng trên ảnh vệ tinh .................................................... 38
Hình 4.9. Cài đặt tùy chọn bắt điểm cho lớp .................................................. 38
Hình 4.10. Thơng tin hành chính lơ rừng trong FRMS. ................................. 40
Hình 4.11. Lựa chọn loại diễn biến rừng - khai thác ...................................... 40
Hình 4.12. Xác nhận thơng tin lơ rừng. .......................................................... 41
Hình 4.13. Kiểm tra lơ rừng sau khi cập nhật diễn biến rừng......................... 41
Hình 4.14. Lựa chọn loại diễn biến - trồng rừng. ........................................... 42
Hình 4.15. Xác nhận thơng tin lơ rừng. .......................................................... 42
Hình 4.16. kiểm tra thông tin lô rừng sau khi cập nhật rừng trồng. ............... 43
Hình 4.17. Thơng tin hành chính lơ rừng trong FRMS. ................................. 43
Hình 4.18. Lựa chọn loại diễn biến rừng – rủi ro-sâu bệnh hại. ..................... 44
Hình 4.19. Xác nhận thơng tin lơ rừng. .......................................................... 44
Hình 4.20. kiểm tra thông tin lô rừng sau khi cập nhật rừng trồng. ............... 45
Hình 4.21. Khởi động ứng dụng báo cáo ........................................................ 45
Hình 4.22. Đăng nhập ứng dụng .................................................................... 46
Hình 4.23. Giao diện cửa sổ báo cáo .............................................................. 46

Hình 4.24. Danh sách các lơ rừng có diễn biến .............................................. 47


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Rừng là nguồn tài nguyên quý báu của đất nước, có khả năng tái tạo, là bộ
phận quan trọng của môi trường sinh thái, có giá trị to lớn đối với nền kinh tế quốc
dân, gắn liền với đời sống của nhân dân và sự sống còn của dân tộc.Tuy nhiên, tài

nguyên rừng trong những năm gần đây đang bị suy giảm về số lượng và chất
lượng, trong khi công tác quản lý bảo về rừng nói chung và cơng tác cập nhật
thơng tin ngành lâm nghiệp nói riêng cịn nhiều khó khăn và hạn chế cần có
những phương pháp cơng cụ hiện đại để cập nhật diễn biến tài nguyên rừng.
Cập nhật diễn biến tài nguyên rừng tại Việt Nam hiện nay đã được ứng
dụng các công nghệ tiên tiến trên thế giới, cụ thể là phần mềm FRMS. Từ năm
2013 đến nay, Tổng cục Lâm nghiệp đã phối hợp với Phần Lan để thực hiện dự
án cập nhật diễn biến tài nguyên rừng. Mục tiêu của dự án này nhằm giúp cơ
quan quản lý rừng lưu trữ dữ liệu rừng, đất lâm nghiệp; theo dõi chi tiết những
biến động của rừng, đất lâm nghiệp; cung cấp dữ liệu kiểm kê rừng, cung cấp
thông tin cập nhật về tài nguyên rừng cùng với các diễn biến rừng và đất lâm
nghiệp trên toàn quốc. Lực lượng kiểm lâm, cán bộ phụ trách lâm nghiệp các
cấp chịu trách nhiệm cập nhật các dữ liệu vào hệ thống thông qua các thông tin
diễn biến rừng tại địa bàn. Thời điểm này, Tổng cục Lâm nghiệp đã cơ bản tích
hợp vào hệ thống cơ sở dữ liệu hiện trạng rừng, đất rừng trên toàn quốc, thay thế
hoàn toàn việc quản lý, lưu trữ theo hồ sơ giấy như trước đây.
Công tác cập nhật diễn biến tài ngun rừng địi hỏi sự cập nhật về
thơng tin, về chuyên môn kỹ thuật của cán bộ thực hiện và cịn gặp nhiều khó

khăn do những đặc thù của ngành lâm nghiệp nói chung. Để sinh viên có
được kiến thức mới, hiểu biết các kỹ thuật tiên tiến, nên em tiến hành thực
hiện đề tài “Tìm hiểu và thực hiện các bước ứng dụng phần mềm FRMS
cập nhật diễn biến tài nguyên rừng tại xã Khe Mo, huyện Đồng Hỷ, tỉnh
Thái Nguyên”.


2
1.2. Mục tiêu của đề tài
Khái quát về công tác ứng dụng công nghệ thông tin, đặc biệt là FRMS
tại địa bàn.
Nắm chắc qui trình sử dụng phần mềm FRMS trong việc theo dõi diễn
biến tài nguyên rừng và vận dụng thực tế trong một địa bàn cụ thể
Rút ra những bài học kinh nghiệm cho bản thân trong quá trình thực hiện
ứng dụng GIS trong cập nhật diễn biến tài nguyên rừng và đất Lâm nghiệp.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1.Ý nghĩa trong học tập
Giúp sinh viên củng cố kiến thức trên lớp vận dụng vào thực tiễn, tích
lũy kinh nghiệm và kiến thức trong quá trình học tập, học hỏi và thực tế cùng
cán bộ tại cơ sở giúp cho sinh viên nâng cao năng lực, hoàn thiện vốn hiểu biết
để hồn thành tốt cơng việc.
Vận dụng các kiến thức đã học như lâm sinh, cây rừng, đo đạc, thống
kê, điều tra rừng, quy hoạch lâm nghiệp, ứng dụng CNTT trong quản lý tài
nguyên rừng vào thực tiến sản xuất. Đồng thời có khả năng sử dụng các dụng
cụ trong quá trình giao đất lâm nghiệp như GPS, Mapinfo, QGIS.
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
Đánh giá được thực trạng những khó khăn thuận lợi từ thực tiễn đến
cơng tác cập nhật diễn biến tài nguyên rừng.
Hiểu biết và nắm bắt được kỹ thuật cập nhật diễn biến tài nguyên rừng.



3
Phần 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội khu vực nghiên cứu
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, tài ngun và mơi trường
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Khe Mo là một xã thuộc huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Ngun, Việt Nam.
Xã Khe Mo có diện tích 30,24 km², dân số năm 2020 là 8.236 người, mật độ
dân số đạt 274 người/km².

2.1.1.2. Đặc điểm địa hình, địa đạo
Khe Mo là một xã trung du miền núi nằm ở phía Đơng của huyện Đồng
Hỷ, có tổng diện tích đất tự nhiên là 3016,57ha. Trong đó đất quy hoạch cho
lâm nghiệp là 1672,05ha (theo số liệu quy hoạch 3 loại rừng đã được phê
duyệt) chiếm 55,4% diện tích đất tự nhiên. Độ che phủ đạt trên 48%
Diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp trên địa bàn xã toàn bộ được
quy hoạch là rừng sản xuất được phân bố trên cả 15 xóm của xã, tuy nhiên có
những xóm có diện tích đất lâm nghiệp lớn như: Ao Đậu, Hải Hà, La Nưa, La
Rẫy, Long Giàn, Khe Mo 1.
Trong số diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp hiện nay chủ rừng
nhóm 3 là UBND xã đang quản lý 1451,57ha chiếm 86,8%
Trạng thái rừng trên diện tích do UBND xã quản lý chủ yếu là rừng trồng Keo
= 1447,15ha chiếm 99,7%, còn lại 4.42ha là rừng gỗ tự nhiên chiếm 0,3%.
2.1.1.3. Khí hậu thời tiết
Khu vực nghiên cứu có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, được chia
làm bốn mùa rõ rệt: xuân - hạ - thu - đông.
+ Nhiệt độ khơng khí: tb năm 22 độ c
+ Độ ẩm khơng khí: tb 82%



4
+ Mưa trung bình năm là 2.097mm trong đó mùa mưa chiếm 91,6%
lượng mưa cả năm, trong đó mưa nhiều nhất là tháng 7 và tháng 8 nhiều khi
xảy ra lũ lụt
+ Đặc điểm gió: hướng gió thịnh hành chủ yếu vào mùa mưa là gió
đơng nam mùa khơ là gió đơng bắc
2.1.1.4. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
* Thuận lợi:
Về vị trí địa kinh tế: có tuyến tỉnh lộ 269 chạy qua phần phía tây nam hơn
nữa lại nằm tiếp giáp với thành phố Thái Nguyên gần sân bay Nội Bài và
thành phố Hà Nội thuận tiện đi lại, có khí hậu ơn hịa cấu tạo địa hình thuận
lợi cho phát triển các vùng cây công nghiệp lớn phù hợp với sản suất nơng
nghiệp đa dạng
* Khó khăn:
-Quy mơ phát triển chưa tương xứng với tiềm năng
-Mạng lưới kết cấu hạ tầng thiếu đồng bộ
-Nhu cầu đầu tư cho phát triển tất cả các lĩnh vực là rất lớn
-Trình độ dân trí, đặc biệt là dân tộc thiểu số còn thấp
2.1.2. Kinh tế, xã hội
2.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế
-Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất có sự khác biệt lớn giữa 3 ngành
kinh tế, ngành dịch vụ có tốc độ tăng trưởng cao nhất đạt 18,25%, ngành cơng
nghiệp- xây dựng có tốc độ tăng cao thứ hai đạt mức 12,99%, cuối cùng là
ngành –nơng- lâm thủy sản tăng trưởng bình qn 4,81% năm. Số liệu thống
kê cho thấy sự bứt phá mạnh mẽ về tăng trưởng của các ngành dịch vụ và
ngành công nghiệp- xây dựng so với nghành nông nghiệp


5

2.1.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Tỷ trọng của nghành công nghiệp trong tổng giá trị sản xuất tăng từ
47,25% năm 2012 lên 50,63% năm 2016. Tỷ trọng của nghành dịch vụ tăng
từ 26,92% năm 2012 lên 29,49% năm 2016. Năm 2017 (sau chia tách địa giới
hành chính) cịn 23,73% . Tỷ trọng nghành nông- lâm -thủy sản giảm từ
25,83%(2012) xuống 19,88% (2016) tỷ trọng khu vực phi nông nghiệp từ
74,17% năm 2012 lên 80,12% năm 2016.
2.1.2.3. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
- Nông, lâm nghiệp thủy sản:
Giá trị sản xuất nông_lâm_thủy sản theo giá hiện hành tiếp tục có sự
gia tăng liên tục qua các năm , đạt mức 2.011 tỷ dồng vào năm 2016 và 1.652
tỷ đồng vào năm 2017 ( số liệu sau chia tách).
Giá trị sản xuất nông –lâm- thủy sản ( giá so sánh năm 2010) năm
2016 đạt 1.168 tỷ đồng , đạt tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân thời
kỳ 2012-2015 là 4,81% năm , năm 2017giá trị sản xuất

là 1.188 tỷ dồng.

Tốc dộ tăng bình quân cao nhất là nghành lâm nghiệp (25%/ năm ) và nghành
nông nghiệp đạt tốc độ bình quân thấp nhất ( 9,5%/năm), nghành thủy sản có
tốc độ tăng 13%/năm.
- Trồng trọt:
Diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn xã ngày càng tăng do việc
chuyển đổi diện tích đất chưa sủ dụng và 1 phần diện tích đất rừng nghèo: bên
cạnh đó , việc đưa các cây trồng có giá trị kinh tế cao và có thị trường tiêu thụ
vào sản xuất đã làm tăng hiệu quả trồng trọt trên 1 ha trên đất nông nghiệp ,
giá trị sản xuất sản phẩm trên 1ha đất nông nghiệp từ 62 triệu đồng/ha (2012)
tăng lên 86 triệu đồng/ha (2016) bằng 95% mức trung bình tồn huyện. Năm
2017 sau khi điều chỉnh địa giới hành chính , giá trị sản phẩm trên 1ha đất
nông nghiệp trồng trọt đạt 92 triệu đồng/ha .



6

- Lâm nghiệp:
Đất rừng sản xuất: diện tích 18.809,39 ha,chiếm 41,39% tổng diện tích
tự nhiên, phân bố chủ yếu ở xã văn hán 5.851,73 ha; hợp tiến 3.733,09 ha, xã
cây thị 2.995,44 ha, xã tân lợi 1.070,65 ha.
Đất rừng phòng hộ: diện tích 5.143,55 ha, chiếm 11,93% tổng diện tích
tự nhiên, phân bố chủ yếu ở xã văn lăng 3.45,00ha; xã tân long 1.356,57ha; xã
cây thị 236,93 ha; xã hòa bình 171,56ha.
- Chăn ni:
Năm 2016 giá trị sản xuất nghành chăn nuôi theo giá hiện hành đạt
920.694 triệu đông cao gấp 1,63 lần so với năm 2012 chiếm tỷ trọng 49,09%
trong nghành nông nghiệp.
Giai đoạn 2012-2016, nghành chăn nuôi đạt tốc độ tăng trưởng
17,1%/năm (nghành trồng trọt có tốc độ tăng là 1,8%). Đồng Hỷ phát triển
chăn nuôi theo các mơ hình trang trại chăn ni gà , lợn, trong đó chủ yếu là
chăn ni gia cơng theo mơ hình liên kết ... năm 2017 (sau khi điều chỉnh địa
giới) đồng hỷ có 87 trang trại tăng 03 trang trại so với năm 2016, trong đó có
74 trang trại gà (chiếm 86% tổng số trang trại gà của huyện) 13 trại lợn,ngồi
ra cịn nhiều điểm gia trại quy mơ nhỏ. Quy mơ bình qn của các trang trại
là 1,55ha/trang trại, tạo việc làm cho 338 lao động . 50,5% số trang trại của
đồng hỷ có tổng vốn đầu tư dưới 2 tỷ, 18,1% số trang trại có vốn đầu tư từ 2-3 tỷ ;
trang trại có vốn 3-4 tỷ chiếm 13,1% và trang trại có vốn trên 4 tỷ chiếm 18,1%.
- Thủy sản:
Thủy sản chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu giá trị sản xuất tồn nghành
nơng lâm thủy sản nhưng dần dần đã trở thành 1 phân nghành sản xuất quan
trọng trong nông nghiệp và bước đầu đã mang tính sản xuất hàng hóa tổng
diện tích mặt nước cho ni trồng thủy sản khơng có sự thay đổi đáng kể,

tăng từ 204ha năm 2012 lên 252ha năm 2016 tập trung chủ yếu ở Văn Hán,
Khe Mo ,sông cầu sản lượng thủy sản năm 2016 của toàn huyện là 422 tấn


7
(2017 là 400 tấn ) cao hơn 80 tấn so với năm 2012 trong đó 98% là thủy sản
ni trồng.
2.1.2.4. Dân số, lao động - việc làm và thu nhập.
 Dân số
- Quy mơ dân số: dân số trung bình của huyện Đồng Hỷ ( sau chia tách
) tính đến hết năm 2017 là 89.151 người chiếm 7,6% tổng dân số toàn tỉnh (
trước khi chia tách là 9,2%) mật độ dân số đạt 209 người/km2 năm 2017 thấp
hơn nhiều mật độ dân số toàn tỉnh (toàn tỉnh 353 người/km2) dồng hỷ là 1
trong 3 huyện có dan số thấp nhất tồn tỉnh (huyện võ nhai 80 người/km2;
định hóa là 172 người/km2) dan số phân bố không đều tập trung đông ở
những nơi thuận tiện cho việc sinh hoạt , sản xuất,giao thơng..., xã có dân số
đơng nhất là hóa thượng (839 người/km2) trại cau (602 người/km2) xã có mật
độ dân số thấp nhất là văn lăng ( 77 người/km2).
 Lao động và việc làm
Nguồn lao động trẻ dồi dào chiếm đến 65% dân số. lực lượng lao dộng
trong huyệ còn trẻ lao dộng dưới 45 tuổi chiếm 75%, đây là nguồn lao động
trong thời kỳ sung sức, đáp ứng cho nhu cầu ngày càng phát triển của các
nghành kinh tế xã hội.
 Thu nhập và mức sống
Thu nhập bình quân đầu người (giá hiện hành) năm 2017 45,79 triệu đồng.
2.2. Thực trạng ứng dụng công nghệ GIS tại việt nam
GIS là một hệ thống thông tin địa lý là một tập hợp có tổ chức, bao
gồm hệ thống phần cứng, phần mềm máy tính, dữ liệu địa lý và con người,
được thiết kế nhằm mục đích nắm bắt, lưu trữ, cập nhật, điều khiển, phân tích,
và hiển thị tất cả các dạng thơng tin liên quan đến vị trí địa lý. [2]

Thành phần của gis:
Phần cứng: bao gồm máy tính và các thiết bị ngoại vi.


8
Phần mềm: là bộ não của hệ thống, phần mềm GIS rất đa dạng và có
thể chia làm 3 nhóm (nhóm phần mềm quản đồ họa, nhóm phần mềm quản trị
bản đồ và nhóm phần mềm quản trị, phân tích không gian).
Dữ liệu: bao gồm dữ liệu không gian (Spatial data) và dữ liệu thuộc tính
(Attributes). Dữ liệu khơng gian miêu tả vị trí địa lý của đối tượng trên bề mặt
Trái đất. Dữ liệu thuộc tính miêu tả các thông tin liên quan đến đối tượng, các
thông tin này có thể được định lượng hay định tính.
Các chính sách quản lý: một phần quan trọng để đảm bảo sự hoạt động
liên tục và có hiệu quả của hệ thống phục vụ cho mục đích của người sử dụng.
Con người: Trong GIS, thành phần con người là thành phần quan trọng
nhất bởi con người tham gia vào mọi hoạt động của hệ thống GIS (từ việc xây
dựng cơ sở dữ liệu, việc tìm kiếm, phân tích dữ liệu …). Có 2 nhóm người
quan trọng là người sử dụng và người quản lý GIS.
GIS có 5 chức năng chủ yếu:
Thu thập dữ liệu: là cơng việc khó khăn và nặng nề nhất trong quá trình
xây dựng một ứng dụng GIS. Các dữ liệu được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau
như dữ liệu đo đạc từ thực địa, dữ liệu từ các loại bản đồ, dữ liệu thống kê…
Thao tác dữ liệu: vì các dữ liệu được thu thập từ nhiều nguồn có định
dạng khác nhau và có những trường hợp các dạng dữ liệu đòi hỏi được
chuyển dạng và thao tác theo một số cách để tương thích với hệ thống. Ví dụ:
các thơng tin địa lý có giá trị biểu diễn khác nhau tại các tỷ lệ khác nhau (lớp
dân cư trên bản đồ địa chính được thể hiện chi tiết hơn trong bản đồ địa hình).
Trước khi các thơng tin này được tích hợp với nhau thì chúng phải được
chuyển về cùng một tỷ lệ (cùng mức độ chi tiết hoặc mức độ chính xác). Đây
có thể chỉ là sự chuyển dạng tạm thời cho mục đích hiển thị hoặc cố định cho

yêu cầu phân tích.
Quản lý dữ liệu: là một chức năng quan trọng của tất cả các hệ thông
tin địa lý. Hệ thống thông tin địa lý phải có khả năng điều khiển các dạng


9
khác nhau của dữ liệu đồng thời quản lý hiệu quả một khối lượng lớn dữ liệu
với một trật tự rõ ràng. Một yếu tố quan trọng của GIS là khả năng liên kết hệ
thống giữa việc tự động hóa bản đồ và quản lý cơ sở dữ liệu (sự liên kết giữa
dữ liệu khơng gian và thuộc tính của đối tượng). Các dữ liệu thông tin mô tả
cho một đối tượng bất kỳ có thể liên hệ một cách hệ thống với vị trí khơng
gian của chúng. Sự liên kết đó là một ưu thế nổi bật của việc vận hành GIS.
Hỏi đáp và phân tích dữ liệu: Khi đã xây dựng được một hệ thống cơ
sở dữ liệu GIS thì người dùng có thể hỏi các câu hỏi đơn giản như:
Thông tin về thửa đất: Ai là chủ sở hữu của mảnh đất?, Thửa đất rộng
bao nhiêu m2? Tìm đường đi ngắn nhất giữa hai vị trí A và B? Thống kê số
lượng cây trồng trên tuyến phố? Hay xác định được mật độ diện tích trồng cây
xanh trong khu vực đô thị?…
GIS cung cấp khả năng hỏi đáp, tìm kiếm, truy vấn đơn giản “chỉ nhấn
và nhấn” và các cơng cụ phân tích dữ liệu khơng gian mạnh mẽ để cung cấp
thơng tin một cách nhanh chóng, kịp thời, chính xác, hỗ trợ ra quyết định cho
những nhà quản lý và quy hoạch.
Hiển thị dữ liệu: GIS cho phép hiển thị dữ liệu tốt nhất dưới dạng bản đồ
hoặc biểu đồ. Ngồi ra cịn có thể xuất dữ liệu thuộc tính ra các bảng excel, tạo
các bản báo cáo thống kê, hay tạo mơ hình 3D, và nhiều dữ liệu khác
Ứng dụng của hệ thông tin địa lý GIS
Mơi trường ở mức đơn giản nhất là có thể dùng hệ thông tin địa lý GIS
để đánh giá mơi trường dựa vào vị trí và thuộc tính. Ứng dụng cao cấp hơn là
chúng ta có thể sử dụng GIS để mơ hình hóa các tiến trình xói mịn đất cũng
như sự ô nhiễm môi trường dựa vào khả năng phân tích của GIS

Khí tượng thủy văn hệ thơng tin địa lý GIS có thể nhanh chóng đáp ứng
phục vụ cho các công tác dự báo thiên tai lũ lụt cũng như các cơng tác dự báo
vị trí của bão và các dòng chảy…


10
Nơng nghiệp gis có thể phục vụ cho các cơng tác quản lý sử dụng đất,
nghiên cứu về đất trồng, có thể kiểm tra được nguồn nước
Dịch vụ tài chính gis được ứng dụng trong việc xác định các chi nhánh
mới của ngân hàng
Y tế gis có thể dẫn đường nó có thể đưa ra được lộ trình giữa xe cấp
cứu và bện nhân cần cấp cứu qua đó giúp xe cấp cứu có thể nhanh nhất đến
với vị trí của bệnh nhân làm tăng cơ hội sống sót của người bện, ngồi ra nó
cịn được dùng trong nghiên cứu các dịch bệnh nó có thể phân tích ngun
nhân bùng phát và lan truyền của bệnh dịch
Giao thông hệ thông tin địa lý GIS có thể được ứng dụng trong định vị
trong vận tải hàng hóa, cũng như việc xác định lộ trình đường đi ngắn nhất,
cũng như việc quy hoạch giao thông
Quản lý tài nguyên rừng hiện nay việc quản lý tài nguyên rừng đang là
một thách thức lớn, với gis các nhà quản lý có thể thực hiện điều này một
cách dễ hơn như: kiểm kê trạng thái rừng hiện tại, kiểm kê trạng thái gỗ, thủy
hệ, đánh giá về mùa vụ, chi phí vận chuyển hoặc điều kiện sống của các động
vật hoang dã đang bị đe dọa. Gis có thể đánh giá các đặc điểm của một khu
rừng dựa trên các điều kiện địa lý khác nhau. Nhờ đó có thể quan sát tương lai
của các khu rừng dưới dạng bản đồ và số liệu phân tích, từ đó vạch ra chiến
lược quản lý và phát triển các nguồn tài nguyên rừng sao cho đạt hiệu quả cao.
Một số phần mềm GIS phổ biến hiện nay trong quản lý tài nguyên rừng
Giới thiệu chung về phần mềm QGIS
QGIS (tên gọi trước đây là Quantum GIS) là một phần mềm GIS mã
nguồn mở được bắt đầu xây dựng từ năm 2002 và được phát triển nhanh chóng

với một cộng đồng phát triển lớn trên cơ sở tự nguyện. Đây là phần mềm tương
đối mạnh và dễ sử dụng, chạy được trên các hệ điều hành: Windows, Mac OS X,
Linux, BSD và Android và bao gồm các ứng dụng cho:


11
Phần mềm MapInfo
MapInfo (Pitney Bowes Software Inc. - ): là
một giải pháp phần mềm GIS thân thiện với người sử dụng. Ngay từ đầu,
hãng đã chủ trương xây dựng các phần mềm GIS có hiệu quả, với các chức
năng phân tích khơng gian hữu ích cho các hoạt động kinh doanh, quản lý
nhưng không cồng kềnh và không phức tạp hóa bởi những chức năng khơng
cần thiết, giao diện đơn giản và dễ hiểu, đồng thời giá cả phải phù hợp với đại
đa số người sử dụng. Phiên bản gần đây là MapInfo Professional 11 cũng vẫn
duy trì truyền thống này - có thể chạy trên các hệ điều hành thông thường như
Windows XP, Windows 2000, Windows NT+SP6, Windows 98 SE, Windows
2003 Server với Terminal Services và Citrix.
ArcGIS là dòng sản phẩm hỗ trợ trong hệ thống thông tin địa lý (GIS)
của ESRI. Tùy mức độ đăng ký bản quyền mà ArcGIS sẽ ở dạng ArcView,
ArcEditor, ArcInfo. Trong đó ArcInfo có chi phí bản quyền lớn nhất và nhiều
chức năng nhất
ENVI là phiên bản mới nhất của phần mềm chuyên dụng xử lý phân
tích dữ liệu địa khơng gian được hãng EXELIS VIS (www.exelisvis.com/)
phát hành ngày 29/9/2014 và Service Pack 1 (ENVI 5.2 SP1) được cập nhật
ngày 17/2/2015 với 1 số tính năng bổ sung.
MicroStation là một phần mềm giúp thiết kế (CAD) được sản xuất và
phân phối bởi Bentley Systems[1]. MicroStation có mơi trường đồ họa rất
mạnh cho phép xây dựng, quản lý các đối tượng đồ họa thể hiện các yếu tố
bản đồ.
FRMS là phần mềm cập nhật diễn biến tài nguyên rừng do dự án phát

triển hệ thống thông tin địa lý ngành lâm nghiệp tại Việt Nam hỗ trợ Tổng cục
Lâm nghiệp xây dựng do chính phủ Việt Nam và chính phủ Phần Lan tài trợ.


12
Diễn biến tài nguyên rừng là sự thay đổi trạng thái rừng hay lâm phần
rừng do các nguyên nhân: Chuyển đổi mục đích sử dụng đất; Khai thác; Cháy
rừng; tác động lâm sinh.
Mục đích, yêu cầu của Phần mềm cập nhật diễn biến rừng:
Phần mềm cập nhật diễn biến rừng (sau đây gọi là FRMS) được xây
dựng để phục vụ công tác cập nhật diễn biến rừng; chi trả dịch vụ mơi trường
rừng và quản lý rừng trên tồn quốc. Phần mềm cho phép người dùng cập
nhật diễn biến trạng thái của lô rừng, đồng bộ kết quả cập nhật lên hệ thống
dữ liệu trung tâm trong máy chủ của Tổng cục Lâm nghiệp, đồng thời có thể
kết xuất báo cáo, bản đồ hiện trạng rừng của các cấp xã, huyện, tỉnh và toàn quốc.
Yêu cầu của FRMS là người dùng có thể cập nhật diễn biến của lơ
rừng, đồng bộ dữ liệu, kết xuất các báo, bản đồ ở bất kỳ thời điểm nào trong
năm để phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành và báo cáo cuối năm
dùng cho việc công bố hiện trạng rừng của các cấp xã, huyện, tỉnh cũng như
toàn quốc.
2.3. Cơ sở pháp lý cập nhật diễn biến tài nguyên rừng.
2.3.1. Thông tư 34/2009/TT/BNNPTNN của bộ nông nghiệp và phát triển nông
thôn ngày 10/6/2016 về việc quy định tiêu chí xác định và phân loại rừng
Thông tư này quy định về tiêu chí xác định rừng và hệ thống phân loại
rừng phục vụ cho công tác điều tra, kiểm kê, thống kê rừng, quy họach bảo vệ
và phát triển rừng, quản lý tài nguyên rừng và xây dựng các chương trình, dự
án lâm nghiệp.
Đối tượng áp dụng bao gồm: Các tổ chức, cá nhân có liên quan đến
việc quản lý rừng và đất lâm nghiệp có trách nhiệm thực hiện các quy định tại
thơng tư này; Áp dụng cho tồn bộ diện tích rừng, bao gồm cả rừng tập trung

và cây rừng trồng phân tán trên phạm vi tồn quốc.
Tiêu chí xác định và phân loại rừng theo thông thư 34, phân loại rừng
theo mục đích sử dụng gồm 3 loại rừng sau đây:


13
* Rừng phòng hộ: là rừng được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước,
bảo vệ đất, chống xói mịn, chống sa mạc hố, hạn chế thiên tai, điều hồ khí
hậu và bảo vệ mơi trường.
* Rừng đặc dụng: là rừng được sử dụng chủ yếu để bảo tồn thiên nhiên,
mẫu chuẩn hệ sinh thái của quốc gia, nguồn gen sinh vật rừng; nghiên cứu
khoa học; bảo vệ di tích lịch sử, văn hố, danh lam thắng cảnh; phục vụ nghỉ
ngơi, du lịch, kết hợp phòng hộ bảo vệ môi trường.
* Rừng sản xuất: là rừng được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh
gỗ, các lâm sản ngồi gỗ và kết hợp phịng hộ, bảo vệ mơi trường.
Phân loại rừng theo nguồn gốc hình thành gồm có:
* Rừng tự nhiên: là rừng có sẵn trong tự nhiên hoặc phục hồi bằng tái
sinh tự nhiên.
- Rừng nguyên sinh: là rừng chưa hoặc ít bị tác động bởi con người,
thiên tai; Cấu trúc của rừng còn tương đối ổn định.
- Rừng thứ sinh: là rừng đã bị tác động bởi con người hoặc thiên tai tới
mức làm cấu trúc rừng bị thay đổi.
- Rừng phục hồi: là rừng được hình thành bằng tái sinh tự nhiên trên
đất đã mất rừng do nương rẫy, cháy rừng hoặc khai thác kiệt;
- Rừng sau khai thác: là rừng đã qua khai thác gỗ hoặc các loại lâm sản khác.
* Rừng trồng: là rừng được hình thành do con người trồng, bao gồm:
- Rừng trồng mới trên đất chưa có rừng;
- Rừng trồng lại sau khi khai thác rừng trồng đã có;
- Rừng tái sinh tự nhiên từ rừng trồng đã khai thác.
Theo thời gian sinh trưởng, rừng trồng được phân theo cấp tuổi, tùy

từng loại cây trồng, khoảng thời gian quy định cho mỗi cấp tuổi khác nhau.
Phân loại rừng theo điều kiện lập địa
* Rừng núi đất: là rừng phát triển trên các đồi, núi đất.


14
* Rừng núi đá: là rừng phát triển trên núi đá, hoặc trên những diện tích
đá lộ đầu khơng có hoặc có rất ít đất trên bề mặt.
* Rừng ngập nước: là rừng phát triển trên các diện tích thường xuyên
ngập nước hoặc định kỳ ngập nước.
- Rừng ngập mặn: là rừng phát triển ven bờ biển và các cửa sơng lớn có
nước triều mặn ngập thường xun hoặc định kỳ.
- Rừng trên đất phèn: là rừng phát triển trên đất phèn, đặc trưng là rừng
Tràm ở Nam Bộ.
- Rừng ngập nước ngọt: là rừng phát triển ở nơi có nước ngọt ngập
thường xuyên hoặc định kỳ.
* Rừng trên đất cát: là rừng trên các cồn cát, bãi cát.
Phân loại rừng theo loài cây:
* Rừng gỗ: là rừng bao gồm chủ yếu các loài cây thân gỗ.
* Rừng tre nứa: là rừng chủ yếu gồm các loài cây thuộc họ tre nứa như:
tre, mai, diễn, nứa, luồng, vầu, lô ô, le, mạy san, hóp, lùng, bương, giang,
v.v….
* Rừng cau dừa: là rừng có thành phần chính là các loại cau dừa.
* Rừng hỗn giao gỗ và tre nứa
Phân loại rừng theo trữ lượng
* Đối với rừng gỗ
* Đối với rừng tre nứa: Rừng được phân theo loài cây, cấp đường kính
và cấp mật độ
- Nứa



15

Trạng thái
Nứa to
- Rừng giàu (dày)
- Rừng trung bình
- Rừng nghèo (thưa)
Nứa nhỏ
- Rừng giàu (dày)
- Rừng trung bình
- Rừng nghèo (thưa)

D (cm)
≥5

N (cây/ha)
≥ 8.000
5.000 - 8.000
< 5.000

<5
≥ 10.000
6.000 - 10.000
< 6.000

- Vầu
Trạng thái
Vầu to
- Rừng giàu (dày)

- Rừng trung bình
- Rừng nghèo (thưa)
Vầu nhỏ
- Rừng giàu (dày)
- Rừng trung bình
- Rừng nghèo (thưa)

D (cm)
≥6

N (cây/ha)
≥ 3.000
1.000 – 3.000
< 1.000

<6
≥ 5.000
2.000 - 5.000
< 2.000

- Tre, luồng
Trạng thái

D (cm)

Tre, luồng to

≥6

N (cây/ha)


- Rừng giàu (dày)

≥ 3.000

- Rừng trung bình

1.000 – 3.000

- Rừng nghèo (thưa)
Tre, luồng nhỏ

< 1.000
<6

- Rừng giàu (dày)

≥ 5.000

- Rừng trung bình

2.000 - 5.000

- Rừng nghèo (thưa)

< 2.000


16
- Lồ ô

Trạng thái

D (cm)

Lồ ô to

≥5

N (cây/ha)

- Rừng giàu (dày)

≥ 4.000

- Rừng trung bình

2.000 - 4.000

- Rừng nghèo (thưa)
Lồ ô nhỏ

< 2.000
<5

- Rừng giàu (dày)

≥ 6.000

- Rừng trung bình


3.000 - 6.000

- Rừng nghèo (thưa)

< 3.000

Đất chưa có rừng
* Đất có rừng trồng chưa thành rừng: là đất đã trồng rừng nhưng cây
trồng có chiều cao trung bình chưa đạt 1,5 m đối với các loài cây sinh trưởng
chậm hay 3,0 m đối với các loài cây sinh trưởng nhanh và mật độ < 1.000
cây/ha.
* Đất trống có cây gỗ tái sinh: là đất chưa có rừng quy hoạch cho mục
đích lâm nghiệp, thực vật che phủ gồm cây bụi, trảng cỏ, lau lách và cây gỗ
tái sinh có chiều cao 0,5 m trở lên đạt tối thiểu 500 cây/ha.
* Đất trống khơng có cây gỗ tái sinh: là đất chưa có rừng quy hoạch cho
mục đích lâm nghiệp gồm đất trống trọc, đất có cây bụi, trảng cỏ, lau lách,
chuối rừng, chít, chè vè v.v…
* Núi đá khơng cây: là núi đá trọc hoặc núi đá có cây nhưng chưa đạt
tiêu chuẩn thành rừng.
2.3.2. Quyết định 689QĐ-TCLN-KL ngày 23/12/2013 của tổng cục Lâm
nghiệp quyết định hướng dẫn xây dựng bản đồ số.
Quyết định số 689/QĐ-TCLN-KL ngày 23/12/2013 của Tổng cục Lâm
nghiệp về việc hướng dẫn xây dựng, biên tập bản đồ điều tra, kiểm kê rừng


17
dùng phần mềm Mainfo để biên tập, xây dựng bản đồ thành quả điều tra kiểm
kê rừng các cấp.
- Bản đồ thành quả điều tra, kiểm kê rừng theo các cấp hành chính xã,
huyện, tỉnh được xây dựng, biên tập trên nền bản đồ địa hình, hoặc bản đồ địa

chính cơ sở với kinh tuyến trục được quy định cho từng tỉnh, trên hệ quy
chiếu VN2000, theo thông tư hướng dẫn 973 /2001/TT-TCĐC ngày 20 tháng
6 năm 2001 của Tổng Cục Địa chính (nay là Bộ Tài ngun và Mơi trường).
- Bản đồ thành quả hiện trạng rừng chỉ xây dựng cho cấp xã. Trên bản đồ

phải thể hiện rõ ranh giới các lơ hiện trạng, kèm theo diện tích, số hiệu lô, ký
hiệu trạng thái rừng. Các thông tin khác có liên quan (chủ quản lý, số hiệu
tiểu khu, khoảnh, chức năng 3 loại rừng,...) của từng lô hiện trạng phải được
nhập vào trong bảng thuộc tính của bản đồ số. Trên bản đồ cũng phải thể hiện
rõ ranh giới và số hiệu hệ thống tiểu khu, khoảnh, ranh giới 3 loại rừng. Bản
đồ thành quả hiện trạng rừng cấp xã để trong thư mục có tên là xa+mã xã, có
Workspace với tên ht+mã xã. Mã xã lấy theo mã của Tổng cục Thống kê. Ví
dụ: xã Bằng Thành, huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn được đặt trong thư mục
xa1858, tên workspace hiện trạng rừng là ht1858.wor.
2.3.3. Quyết định số 4539/QD-BNN-TCLN của Bộ Nông nghiệp và PTNT
về việc ban hành chính thực việc sử dụng phần mềm cập nhật diễn biến
rừng cho công tác cập nhật diễn biến rừng
Quyết định:
Ban hành phần mền cập nhật dễn biến rừng hục vụ theo dõi diễn biến
rừng, ch tra dịch vụ môi trường rừng và cơng tác quản lý rừng trong tồn quốc.
Phần mền áp dụng đối cơ quan, đơn vị tổ chức, cá nhân cập nhật diễn
biến rừng; khai thác sử dụng kết quả cập nhật diễn biến rừng phục vụ theo dõi
dễn biến rừng; chi trả dịch vụ môi trường rừng và cơng tác quản lý rừng trong
tồn quốc.


18
2.3.4. Quyết định 589/QĐ-BNN-TCLN ngày 29/02/2016 Quyết định Ban
hành tạm thời Phần mềm và quy định sử dụng Phần mềm Theo dõi diễn
biến rừng và đất lâm nghiệp

Quyết định 589/QĐ-BNN-TCLN về Ban hành tạm thời Phần mềm và
quy định sử dụng Phần mềm Theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp.
Quyết định 589/QĐ-BNN-TCLN về Ban hành tạm thời Phần mềm và
quy định sử dụng Phần mềm Theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp.
Thông tư này quy định về theo dõi diễn biến rừng và đất quy hoạch
phát triển rừng (gồm: đất quy hoạch rừng đặc dụng, đất quy hoạch rừng
phịng hộ, đất quy hoạch rừng sản xuất).
Thơng tư này áp dụng đối với các cơ quan quản lý nhà nước về lâm nghiệp;
chủ rừng và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến nhiệm vụ theo dõi
diễn biến rừng và đất quy hoạch phát triển rừng.
Mục đích, yêu cầu theo dõi diễn biến rừng và đất quy hoạch phát triển rừng
* Mục đích
Theo dõi diễn biến rừng nhằm xác định diện tích các loại rừng, đất quy
hoạch phát triển rừng hiện có; xác định các diện tích biến động của từng loại
rừng, từng chủ rừng nhằm phục vụ công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch
trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng,phục vụ cho công tác chi trả dịch vụ
môi trường rừng.
* Yêu cầu
- Đơn vị cơ sở cập nhật diễn biến rừng là lô rừng, được tập hợp theo
khoảnh, tiểu khu rừng đối với từng chủ rừng và tổng hợp theo các cấp hành
chính xã, huyện, tỉnh và cả nước, đảm bảo thống nhất số liệu trên bản đồ và
thực địa. Đơn vị tính diện tích rừng là héc-ta (ha), làm trịn đến hai chữ số
thập phân.
- Cập nhật diễn biến rừng và đất quy hoạch phát triển rừng khi có biến
động về trạng thái rừng, đất quy hoạch phát triển rừng, chủ rừng và tổ chức


×