Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Tình hình bệnh nhân ung thư các tỉnh đến khám và điều trị tại thành phố Hồ Chí Minh trong 20 năm từ 1996-2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.84 MB, 7 trang )

DỊCH TỄ VÀ CHƯƠNG TRÌNH PHỊNG CHỐNG UNG THƯ

ÌNH

TÌNH HÌNH BỆNH NHÂN UNG THƯ CÁC TỈNH ĐẾN KHÁM
VÀ ĐIỀU TRỊ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONG 20 NĂM
TỪ 1996 - 2015
PHẠM XUÂN DŨNG1, ĐẶNG HUY QUỐC THỊNH2, BÙI ĐỨC TÙNG3, QUÁCH THANH KHÁNH4,
NGUYỄN HẢI NAM5, TRẦN NGUYỄN KHÁNH6, HỒ THÁI TÍNH7, HÀ CHÍ ĐỘ8, TRẦN THỊ LÝ9,
TRẦN THỊ THIÊN HƯƠNG10, NGUYỄN THỊ THU TÌNH10, NGUYỄN HỒNG VŨ10, CAO NGỌC TUYỀN10
TĨM TẮT
Hệ thống y tế của thành phố Hồ Chí Minh phát triển hơn so với các nơi khác trong nước nên có nhiều bệnh
nhân ung thư đến khám và điều trị. Bài khảo sát này thống kê tình hình bệnh nhân tại các tỉnh nhập viện tại các
bệnh viện ở TP.HCM trong giai đoạn 1996-2015 (20 năm) dựa trên số liệu của hệ thống Ghi nhận Ung thư TP.
HCM.
Có 228.297 bệnh nhân từ các tỉnh đến khám và điều trị ung thư tại TP. HCM trong 20 năm qua. Số bệnh
nhân đến khám có xu hướng liên tục tăng trong giai đoạn này. Bệnh nhân nữ chiếm tỉ lệ cao hơn nam
(52 - 58%). Trong khảo sát này, xu hướng ngày càng trẻ hóa được ghi nhận. 5 loại ung thư phổ biến nhất ở
cả 2 giới là ung thư gan, phổi, vú, cổ tử cung và tuyến giáp, ở nam giới là phổi, gan, đại trực tràng, dạ dày
và vòm hầu; ở nữ giới là vú, cổ tử cung, tuyến giáp, phổi và buồng trứng. Ở nam giới ung thư phổi luôn đứng
hàng đầu, nhưng ung thư gan đang có xu hướng giảm. Ở nữ giới, ung thư cổ tử cung có xu hướng giảm và ung
thư vú có xu hướng tăng.
ABSTRACT
Ho Chi Minh City has the more developed health system than other provinces/cities in the country.
Therefore, cancer patients living in other places have come to HCMC for dianosis and treatment. This article
reports the status of those-metioned patients in the period 1996-2015 (20 years) using the data collected by
the HCMC Cancer Registry.
There are 228,297 patients from other provinces registered in Ho Chi Minh City’s hospitals in 1996 - 2015.
The number of patients has increased continuously in this period. Women have had higher proportions than
men, accounting for 52 - 58%. The increase of young aged patients has been noted. The 5 most common sites
for both sexes are liver, lung, breast, cervix and thyroid; in men, lung, liver, colorectal, stomach, and


TS.BS. Giám đốc bệnh viện Ung Bướu TP. HCM
TS.BS. Phó Giám đốc bệnh viện Ung Bướu TP. HCM
3 ThS.BSCKII. Phó Trưởng Phòng Chỉ đạo tuyến - Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM
4 ThS.BSCKII. Trưởng Khoa Chăm sóc giảm nhẹ - Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM
5 BSCKII. Phó Trưởng Phịng Quản lý chất lượng - Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM
6 ThS.BSCKII. Phó Trưởng Phịng Kế hoạch tổng hợp - Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM
7 BSCKII. Phó Trưởng Phịng Kế hoạch tổng hợp - Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM
8 BSCKI. Phó Trưởng Khoa Tầm sốt ung thư - Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM
9 ThS.BS. Khoa Xét nghiệm - Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM
10 Chuyên viên Phòng Chỉ đạo tuyến - Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM
1

2

TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM

15


DỊCH TỄ VÀ CHƯƠNG TRÌNH PHỊNG CHỐNG UNG THƯ
nasopharynx; in women, breast, cervix, thyroid, lung, and ovary. In men, lung cancer has been the most
common one. Liver cancer has been on the decline. In women, cervical cancer has decreased while breast
cancer has increased steadily.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam có nền kinh tế đang phát triển với tốc
độ tăng trưởng nhanh ở khu vực Đông Nam Á với
dân số trên 96 triệu dân. Tuy nhiên, trong giai đoạn
phát triển này, Việt Nam trải qua sự thay đổi đáng kể
trong mơ hình bệnh tật. Nếu nguyên nhân chủ yếu
dẫn đến tử vong ở giai đoạn trước năm 1980 là do

bệnh nhiễm trùng và chu sinh thì từ năm 1990 đến
nay, số liệu thống kê cho thấy 71% gánh nặng bệnh
tật ở Việt Nam là do bệnh mãn tính khơng lây,
với 60% trường hợp tử vong là do các nguyên nhân
hàng đầu như ung thư, đáo thái đường, tim mạch và
bệnh phổi, trong đó 58.200 trường hợp tử vong hàng
năm do ung thư ở nam giới và 33.400 trường hợp tử
vong ở nữ giới[1]. Ngoài ra, theo số liệu mới của
Globocan năm 2018 cho thấy tình hình mắc bệnh
ung thư tăng nhanh với số trường hợp ung thư mới
mắc ở Việt Nam là 164.671 và số ca tử vong do ung
thư là 114.871, tỉ lệ tử vong do ung thư chiếm
khoảng 70% trường hợp bệnh và xu hướng này vẫn
tiếp tục gia tăng[2].
Chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm khảo
sát tình hình bệnh nhân ung thư của các tỉnh trên cả
nước đến khám và điều trị tại địa bàn thành phố
Hồ Chí Minh trong giai đoạn 1996 - 2015. Qua đó,
mơ tả sự thay đổi về cơ cấu bệnh, sự chuyển dịch
về độ tuổi mắc bệnh và xếp hạng các vị trí ung thư
phổ biến của bệnh nhân các tỉnh đến khám và điều
trị tại thành phố Hồ Chí Minh.
SỐ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nguồn số liệu
Số liệu của báo cáo được trích từ phần mềm
nhập liệu và phân tích Canreg 4 của đơn vị Ghi nhận
Ung thư thuộc bệnh viện Ung Bướu TP. HCM. Kể từ
khi được thành lập vào năm 1995, đơn vị này đã

16


thực hiện công tác ghi nhận ung thư quần thể, thu
thập thông tin hàng năm về bệnh nhân ung thư được
chẩn đoán và điều trị ở các bệnh viện trong địa bàn
thành phố. Các trường hợp ung thư được phân loại
theo Phân loại Quốc tế về Bệnh tật cho Ung Bướu
(International Classification of Diseases for
Oncology) xuất bản lần thứ 3.
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang mô tả.
Biến số nghiên cứu
Các biến số trong nghiên cứu gồm các biến
định tính và định lượng.
Giới tính
Biến số nhị giá có giá trị “Nam” và “Nữ”.
Tuổi
Biến số định lượng, được tính trịn theo năm
dương lịch:
Tuổi = năm người bệnh được chẩn đoán
ung thư - năm sinh.
Địa chỉ
Biến số định tính, được ghi theo thơng tin trên
chứng minh nhân dân của bệnh nhân.
Nhóm miền
Biến định tính được chia thành 3 nhóm miền
chính: Miền Bắc, Miền Trung, Miền Nam dựa theo
bản đồ địa lý hành chính Việt Nam.
Vị trí ung thư
Biến số định tính, được lấy từ hồ sơ của bệnh
nhân và sau đó được mã hóa theo ICD-O3 bởi bác

sĩ của hệ thống ghi nhận ung thư.

TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM


DỊCH TỄ VÀ CHƯƠNG TRÌNH PHỊNG CHỐNG UNG THƯ
KẾT QUẢ - BÀN LUẬN
Số bệnh nhân ung thư các tỉnh đến khám tại thành phố Hồ Chí Minh qua các năm từ 1996 - 2015

Biểu đồ 1. Phân bố theo năm của số bệnh nhân ung thư các tỉnh đến khám tại thành phố Hồ Chí Minh
từ 1996 - 2015
Nhìn chung, số bệnh nhân ung thư từ các tỉnh đến khám tại thành phố Hồ Chí Minh có xu hướng tăng
theo các năm, tăng nhẹ trong giai đoạn 1996-1999, ổn định trong giai đoạn 2000 - 2005 và tiếp tục tăng mạnh
trong giai đoạn 2006 - 2015.
Số bệnh nhân ung thư các tỉnh đến khám tại TP. HCM từ 1996 - 2015 phân theo nhóm tuổi và theo giới

Biểu đồ 2. Tỉ lệ theo nhóm tuổi của bệnh nhân các tỉnh đến khám tại thành phố Hồ Chí Minh từ 1996 - 2015

TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM

17


DỊCH TỄ VÀ CHƯƠNG TRÌNH PHỊNG CHỐNG UNG THƯ
Trong suốt khoảng thời gian từ 1996 đến 2015, tỉ lệ bệnh nhân các tỉnh đến khám tại thành phố Hồ Chí
Minh có sự thay đổi trong cơ cấu nhóm tuổi theo từng giai đoạn. Cụ thể, tỉ lệ bệnh nhân dưới 64 tuổi trong giai
đoạn 1996 - 2000 chiếm khoảng 44%, tăng lên 53% trong khoảng 2001 - 2005, 62% trong khoảng 2006 - 2010
và đạt 70% trong 5 năm từ 2011 - 2015. Ngược lại, nhóm tuổi từ 65 - 69 tuy chiếm phần lớn trong giai đoạn
đầu (khoảng 56%) nhưng sau đó tiếp tục giảm và chiếm khoảng 30% trong giai đoạn cuối từ 2011 - 2015.
Điều này cho thấy sự trẻ hóa về độ tuổi ở đối tượng bệnh nhân các tỉnh đến khám tại TP. HCM.


Biểu đồ 3. Phân bố theo giới của bệnh nhân ung thư các tỉnh đến khám tại thành phố Hồ Chí Minh
từ 1996 - 2015.
Trong 20 năm, tỉ lệ bệnh nhân nam và nữ các tỉnh đến khám tại thành phố Hồ Chí Minh khơng chênh lệch
nhiều, trong đó tỉ lệ bệnh nhân nam dao động trong khoảng từ 42 đến 48%.
Sự phân bố của bệnh nhân ung thư các tỉnh theo miền địa lý đến khám tại TP. HCM

Biểu đồ 4. Phân bố theo miền của số bệnh
nhân ung thư các tỉnh đến khám tại thành phố
Hồ Chí Minh 1996 - 2015

Biểu đồ 5. Phân bố theo miền của tỉ lệ bệnh nhân ung
thư các tỉnh đến khám tại thành phố Hồ Chí Minh 1996 2015

Trong giai đoạn 1996 - 2015, số bệnh nhân ung thư các tỉnh đến khám tại thành phố Hồ Chí Minh từ các
tỉnh miền Nam cao gấp 3 số bệnh nhân từ các tỉnh miền Trung. Điều này được giải thích do các tỉnh miền Nam
có vị trí địa lý thuận lợi trong việc đến khám tại TP. HCM hơn so với 2 miền Trung và Bắc. Tuy nhiên, tỉ lệ này
đang có xu hướng giảm dần nhờ vào sự thành cơng của chương trình Đề án vệ tinh trong việc đào tạo nâng
cao năng lực của nhân viên y tế, chuyển giao công nghệ và kỹ thuật tại các bệnh viện tỉnh Cần Thơ, Cà Mau.

18

TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM


DỊCH TỄ VÀ CHƯƠNG TRÌNH PHỊNG CHỐNG UNG THƯ

Biểu đồ 6. Số bệnh nhân ung thư ở các tỉnh Miền Bắc đến khám tại thành phố Hồ Chí Minh từ 1996 - 2015.
Trong giai đoạn 1996 - 2015, hằng năm số bệnh nhân ung thư từ mỗi tỉnh miền bắc đến khám tại thành
phố Hồ Chí Minh thấp, dao động khoảng 0 - 30 người. Riêng Thanh Hóa là tỉnh có số bệnh nhân đến thành

phố Hồ Chí Minh cao vượt trội so với các tỉnh khác và có khuynh hướng tăng nhanh trong giai đoạn 20 năm.
Điều này có thể do Thanh Hóa là tỉnh có tỉ lệ di cư vào thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam làm việc
và sinh sống.cao nhất so với các tỉnh khác ở miền Bắc [5].

Biểu đồ 7. Số bệnh nhân ung thư ở các tỉnh miền Trung đến khám tại thành phố Hồ Chí Minh từ 1996 - 2015

TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM

19


DỊCH TỄ VÀ CHƯƠNG TRÌNH PHỊNG CHỐNG UNG THƯ
Trong giai đoạn 1996 - 2005, số bệnh nhân hàng năm của mỗi tỉnh miền Trung đến khám tại thành phố Hồ
Chí Minh có khuynh hướng ổn định và đều ở mức thấp hơn 350 người/năm. Trong giai đoạn 2006 - 2015, số
bệnh nhân hàng năm của các tỉnh Kon Tum, Nghệ An, Hà Tĩnh, Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, Quảng
Bình vẫn tiếp tục ổn định ở mức thấp dưới 100 người/năm. Đắc Nơng có số bệnh nhân tăng nhanh từ sau
2010. Các tỉnh Dak Lak, Lâm Đồng, Bình Thuận, Bình Định. Khánh Hịa, Quảng Ngãi, có số bệnh nhân tăng
trong giai đoạn 2006-2015 và đạt 400 - 800 người vào năm 2015.

Biểu đồ 8. Số bệnh nhân ung thư từ các tỉnh Miền Nam đến khám tại thành phố Hồ Chí Minh từ 1996 - 2015
Trong giai đoạn 1996 - 2005, số bệnh nhân hàng năm của mỗi tỉnh trong khu vực miền nam tương đối ổn
định ở mức dưới 600 người/năm. Tuy nhiên, sau đó, số bệnh nhân hàng năm của mỗi tỉnh có khuynh hướng
tăng cao. Đồng Nai là tỉnh có số bệnh nhân hàng năm đến thành phố Hồ Chí Minh cao nhất trong các tỉnh miền
Nam. Điều này là do sự thuận lợi về khoảng cách địa lý giữa Đồng Nai và TP. HCM.
Các loại ung thư phổ biến nhất của bệnh nhân các tỉnh đến khám tại TP. HCM từ năm 1996 - 2005

Biểu đồ 9. Tỉ lệ 5 vị trí ung thư phổ biến nhất của bệnh nhân các tỉnh đến khám tại thành phố Hồ Chí Minh
1996 - 2015.
Các loại ung thư phổ biến có sự thay đổi qua các năm, đồng thời 5 loại ung thư vẫn luôn đứng đầu trong
20 năm qua là: cổ tử cung, phổi, tuyến vú, tuyến giáp và gan. Cụ thể hơn, ung thư cổ tử cung luôn chiếm tỉ lệ

cao nhất (16 - 23%) trong các loại ung thư của bệnh nhân các tỉnh đến khám tại TP. HCM trong giai đoạn đầu
20

TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM


DỊCH TỄ VÀ CHƯƠNG TRÌNH PHỊNG CHỐNG UNG THƯ
từ 1996 - 2000. Tuy nhiên, tỉ lệ ung thư này đã giảm nhiều qua những năm sau đó và cịn 9% vào 2015.
Bên cạnh đó, là xu hướng tăng mạnh của ung thư vú từ khoảng 5% vào năm 1997 lên khoảng 14% vào năm
2005 và duy trì ổn định đến năm 2015. Tỉ lệ ung thư phổi tăng mạnh từ khoảng 6% vào 1996 lên 16% vào
2002, sau đó tăng giảm không ổn định trong khoảng 8-16% trong giai đoạn 2003 - 2015. Ung thư gan đạt mức
cao nhất (10%) vào năm 1996 - 1997, sau đó giảm mạnh xuống 5% vào năm 2000 và tương đối ổn định ở
mức 5% trong giai đoạn 2001 - 2015. Đáng chú ý hơn là tỉ lệ ung thư tuyến giáp tăng liên tục từ 4% vào năm
2003 đến 11% vào năm 2015 và chuyển từ vị trí thứ 5 lên vị trí thứ 3 trong bảng xếp hạng 5 vị trí ung thư phổ
biến nhất ở các bệnh nhân các tỉnh đến khám tại TP. HCM.

Biểu đồ 10. Tỉ lệ 5 vị trí ung thư phổ biến nhất của bệnh nhân nam các tỉnh đến khám
tại thành phố Hồ Chí Minh 1996 - 2015.
Ung thư phổi vẫn là loại ung thư phổ biến nhất ở nam giới, chiếm tỉ lệ cao nhất trong giai đoạn
1998 - 2015 và đạt 21% vào năm 2015. Tỉ lệ ung thư gan ở nam giới giảm mạnh từ 18% xuống 6% trong giai
đoạn 1996 - 2002, sau đó tăng trở lại từ 2008 đến 2011, tuy nhiên đang có xu hướng giảm dần trong những
năm tiếp theo. Ngồi ra, biểu đồ cịn cho thấy sự ổn định của ung thư đại trực tràng trong những năm từ 2011
đến 2015.

Biểu đồ 11. Tỉ lệ 5 vị trí ung thư phổ biến nhất của bệnh nhân nữ các tỉnh đến khám tại thành phố Hồ Chí Minh
1996 - 2015.
TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM

21




×