Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Điều trị áp xe vú bằng chọc hút mủ kết hợp kháng sinh kháng viêm tại Bệnh viện Ung Bướu Tp Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.84 MB, 4 trang )



ĐIỀU TRỊ ÁP XE VÚ BẰNG CHỌC HÚT MỦ KẾT HỢP KHÁNG SINH
KHÁNG VIÊM TẠI BỆNH VIỆN UNG BƯỚU TP HỒ CHÍ MINH
PHẠM HUỲNH ANH TUẤN1, HỒ HỒI NAM1, PHẠM THIÊN HƯƠNG1
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của chọc hút mủ kết hợp kháng sinh kháng viêm trong điều trị áp xe vú.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Chúng tôi hồi cứu lại 62 trường hợp áp xe vú được điều trị bằng
chọc hút mủ kết hợp kháng sinh kháng viêm tại khoa Ngoại 4, Bệnh viện Ung Bướu từ 1/1/2017 đến
31/12/2018. Chọc hút mủ được thực hiện bằng kim 18G, dưới hướng dẫn siêu âm hoặc không. Chúng tôi lặp
lại sau 2 - 4 ngày đến khi hút được <1ml. Kháng sinh ban đầu được sử dụng là Amoxicillin/Clavulanic acid, có
thể kết hợp với Quinolone hoặc Metronidazole.
Kết quả: Tỉ lệ điều trị thành cơng là 80%. Kích thước khối tổn thương là yếu tố có liên quan đến thất bại
điều trị. 20% trường hợp tái phát.
Kết luận: Chọc hút mủ kết hợp kháng sinh kháng viêm là phương tiện điều trị áp xe vú hiệu quả.
ABSTRACT
Purpose: Evaluate the effect of aspiration combined antibiotic and anti - inflamtory drugs in treament of
breast abscess.
Material and Methods: This was the retrospective review of 62 breast abscess patients treated by
aspiration combined antibiotic and anti-inflamtory drugs in Breast Surgical Department from 1/1/2017 to
31/12/2018. Aspirations were pereformed by 18G needle under ultrasound guide or not. It was repeated after 24 days until the volume of pus less than 1ml. First line antibiotic was Amoxicillin/Clavulanic acid ±
Quinolones/Metronidazole.
Results: The successful rate was 80%. Abscess size was related to failure treatment. There was 20%
recurences.
Conclusion: Aspiration combined antibiotic and anti-inflamtory drugs was the effective treament of breast
abscess.
Key words: Aspiration, breast abscess.
MỞ ĐẦU
Điều trị áp xe vú kinh điển là rạch thoát lưu, phá
các hang hốc, rửa ổ mủ và nhét mèche dẫn lưu.
Tuy nhiên phương pháp này thường cần gây mê, để


lại sẹo xấu, phải thay mèche mỗi ngày cũng như tốn
nhiều chi phí. Ngồi ra 10 - 53% áp xe vú tái phát
cần phẫu thuật dẫn lưu lại[1,2].
Chọc hút mủ, có thể dưới siêu âm hướng dẫn,
kết hợp kháng sinh kháng viêm đã được báo cáo là
phương pháp điều trị áp xe vú hiệu quả tương
đương với phẫu thuật. Phương pháp này không cần
gây mê, không để lại sẹo, và ít tốn kém.

1

Mục đích của nghiên cứu này là đánh giá hiệu
quả của chọc hút mủ kết hợp kháng sinh kháng viêm
trong điều trị áp xe vú.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chúng tôi hồi cứu lại các trường hợp áp xe vú
được điều trị bằng chọc hút mủ kết hợp kháng sinh
kháng viêm tại khoa Ngoại 4, Bệnh viện Ung Bướu
từ 1/1/2017 đến 31/12/2018. Áp xe vú được chẩn
đoán dựa trên lâm sàng, siêu âm và có bằng chứng
tế bào học hoặc phải phẫu bệnh. Chúng tôi loại trừ
các trường hợp đã phẫu thuật rạch thoát lưu trước
khi nhập viện, áp xe vú khi đang cho con bú
hay đang mang thai, có kết quả giải phẩu bệnh là lao

Bác sĩ điều trị Khoa Ngoại 4 - Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM

486

TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM




vú, và các trường hợp hồ sơ không mô tả đầy đủ
thông tin.
Chọc hút mủ được thực hiện bằng kim 18G,
dưới hướng dẫn siêu âm hoặc không, lặp lại sau
2 - 4 ngày đến khi hút được <1ml. Kháng sinh ban
đầu được sử dụng là Amoxicillin/Clavulanic acid 1g
2 lần/ngày, có thể kết hợp với Quinolone hoặc
Metronidazole. Sau đó tùy vào kháng sinh đồ để
chọn kháng sinh phù hợp. Kháng viêm là Methylprednisolone 16mg/ngày hoặc NSAIDs tùy vào mức
độ viêm.
Điều trị được xem là thành cơng khi khơng cịn
sờ thấy sang thương và hết triệu chứng lâm sàng
như đau, đỏ da.

Đỏ da
Số ổ



18 (29%)

Khơng

44 (71%)

Đơn ổ


30(48,4%)

Đa ổ

32(51,6%)

Tỉ lệ điều thành cơng là 80%.
Thời gian điều trị: trung bình 44,6 ngày, trung vị:
42 ngày.
Thời gian đến khi hết triệu chứng lâm sàng:
trung bình 34,3 ngày, trung vị: 28 ngày.
Bảng 2. Các yếu tố liên quan thất bại điều trị
Điều trị thành
công

Bệnh nhân được xem là tái phát nếu bị áp xe
trở lại ở cùng góc tư vú.



Khơng

KẾT QUẢ

≤ 5cm

86,3%

13,7%


Chúng tơi ghi nhận có 62 trường hợp thỏa điều
kiện chọn mẫu, được đưa vào nghiên cứu.

>5cm

54,5%

15,5%

Kích thước

Xử lý dữ liệu bằng phần mềm SPSS 22.0

Đặc điểm lâm sàng của mẫu nghiên cứu
Bảng 1.
Đặc điểm

Trung
bình

Nhỏ
nhất

Trung vị

Lớn
nhất

0,029


Thời gian đến khi nhập viện

0,427

≤ 2 tuần

85,2%

14,8%

>2 tuần

77,1%

22,9%

Đơn ổ

83,3%

16,7%

78,1%

21,9%

Số tổn thương

Tuổi


37,6

37

16

65

Đa ổ

Thời gian
phát bệnh
(tuần)

5,7

3

1

32

Trung vị thời gian theo dõi: 19 tháng.

Kích thước
lâm sàng
(cm)

4


4

1

10

Kích thước
siêu âm
(mm)

38,9

32

8

140

Vị trí

Sử dụng
kháng sinh
trước nhập
viện
Đau

p

0,609


Tỉ lệ tái phát: 20%.

¼ trên
trong

19
(30,6%)

¼ trên
ngồi

16
(25,8%)

¼ dưới
ngồi

6 (9,7%)

¼ dưới
trong

6 (9,7%)

Trung tâm

15
(24,2%)




4369,4%)

Khơng

19
(30,6%)

Trung vị thời gian đến khi tái phát: 1,5 tháng
(0,5 - 9 tháng).
BÀN LUẬN
Điều trị áp xe vú bằng chọc hút mủ kết hợp
kháng sinh kháng viêm có tỷ lệ thành công cao.
Trong nghiên cứu này 80% điều trị thành cơng, kích
thước tổn thương từ 1 - 10cm. Kết quả này tương tự
kết quả của Elagili với 83,3% điều trị thành công cho
các tổn thương từ 1-15cm[3]. Christensen nghiên cứu
trên 62 ca áp xe vú không liên quan tiết sữa, tỉ lệ
thành công là 81%[4]. Naeem chọn lọc tổn thương
không quá 5cm, tỉ lệ điều trị thành công cao hơn là
93,3%, cao hơn nhóm phẫu thuật rạch thốt lưu là
76,7% (p = 0,033)[5]. Phân tích gộp của Bing cho
thấy chọc hút có tỉ lệ thành cơng cao hơn so với
phương pháp kinh điển (RR = 1.20, 95%, CI = 1.01 1.44; P = 0.042)[6].



59 (95,2%)

Khơng


3 (4,8%)

TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM

Áp xe vú đa ổ và kích thước lớn thường có tỉ lệ
thất bại cao. Trong nghiên cứu này, chỉ thấy kích
thước tổn thương lớn có liên quan đến thất bại điều
trị. Kích thước trên 5cm có tỷ lệ thất bại cao hơn
487



(p = 0,029). Thời gian phát bệnh kéo dài có thể có
liên quan đến thất bại điều trị. Tuy nhiên, điều này có
thể ảnh hưởng bởi thời phát bệnh kéo dài có liên
quan đến kích thước ổ áp xe lớn. Quả thật, một
nghiên cứu lớn trên 151 bệnh nhân, không thấy thời
gian phát bệnh có sự liên quan đến thất bại điều trị [4].
Nghiên cứu này những trường hợp điều trị thành
cơng có kích thước ổ áp xe nhỏ hơn so với các
trường hợp điều trị thất bại. Áp xe vú vùng trung tâm
có tỉ lệ điều trị thành cơng chỉ 50%[2].
Số lần chọc hút mủ tùy vào kích thước ổ áp xe,
trung bình 1 - 2 lần. Trong nghiên cứu Impetiale,
trung vị số lần hút mủ là 2 lần (1-5 lần) đối với các ổ
áp xe < 3cm và 3,5 lần khi ổ áp xe lớn > 3cm [7].
Elagili điều trị 31 trường hợp áp xe vú, 50% chỉ cần
1 lần hút mủ, 23% 2 lần và 10% 3 lần[3]. Trong
nghiên cứu của chúng tôi, số lần hút mủ trung bình

là 1,7 lần (1 - 6 lần).
Thời gian điều trị đến khi kết triệu chứng trung
bình từ 3 - 5 tuần. Trong nghiên cứu này là 34,3
ngày. Kết quả của chúng tơi gần giống với tác giả
Ozseker, trung bình là 30 ngày[8]. Trong nghiên cứu
của Naeem và Chandika với ổ áp xe nhỏ hơn, thời
gian trung bình đến khi hết triệu chứng lần lượt là
19,1 và 24 ngày[5,9].
Khoảng 65 - 80% các trường hợp có thể xác
định tác nhân gây bệnh bằng cấy mủ. 20 - 30% cấy
vi trùng không mọc[5,10,11]. Tác nhân gây bệnh
trên bệnh nhân áp xe vú không liên quan đến tiết
sữa phần lớn là Staphylococus Aureus. Theo
Ramakrishnan và cộng sự, Staphylococus Aureus
chiếm 58%, kế đến là Streptococi nhóm B 24%,
Proteus 11% và Acinetobater spp 7%[12]. Nghiên cứu
của Singh cũng có kết quả tương tự với
Staphylococus Aureus chiếm 64%. Tụ cầu thường
chiếm tỉ lệ cao hơn ở các trường hợp áp xe vú
liên quan đến tiết sữa[10], có thể lên đến 84% [12].
Tại Việt Nam, nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Trung
trên 21 bệnh nhân, trong đó có 18 bệnh nhân đang
cho con bú, tỉ lệ tụ cầu vàng là 76,2%[13]. Ngoài ra
các tác nhân khác như vi khuẩn gram âm như
E.Coli, Klebsiella, Pseudomonas và vi khuẩn kỵ khí
cũng là các tác nhân hay gặp. Theo Dabbas,
vi khuẩn kỵ khí chiếm 20% các các trường hợp[10].
Trong nghiên cứu của chúng tơi, có 28/62 trường
hợp có cấy mủ. Chỉ 6/28 trường hợp (21,4%) phân
lập được vi khuẩn gây bệnh. 4 trường hợp do tụ

cầu, 1 trường hợp do E.coli và 1 trường hợp do
Klebsiella. Do phần lớn các trường hợp áp xe vú
trong nghiên cứu này đều nhập viện muộn và đã có
sử dụng kháng sinh trước đó nên tỉ lệ mọc vi khuẩn
không cao. Kháng sinh ban đầu nên sử dụng kháng
sinh diệt được tụ cầu như Amoxicillin/Clavulanic acid
có thể kết hợp kháng sinh diệt gram âm và kỵ khí.
488

Áp xe vú nói chung có tỉ lệ tái phát cao từ 10 53%[1,2]. Trong nghiên cứu của chúng tơi có 20% tái
phát. Brahat thấy rằng ở BN áp xe vú không liên
quan tiết sữa, 57% bị tái phát[14]. Hút thuốc lá là yếu
tố nguy cơ duy nhất tăng nguy cơ tái phát. Golllapalli
nghiên cứu 68 bệnh nhân áp xe vú nguyên phát,
nguy cơ tái phát tăng ở bệnh nhân lớn tuổi, hút
thuốc lá, điều trị bằng phẫu thuật. Nhiễm tụ cầu
kháng methicillin ít khả năng tái phát hơn. Áp xe vú
có thể tái phát muộn. Theo Bharat, trung vị thời gian
tái phát là 97 ngày (10 - 146 ngày). Trong nghiên
cứu này, tái phát có khuynh hướng sớm hơn. Trung
vị thời gian đến khi tái phát là 1,5 tháng (0,5 - 9
tháng).
KẾT LUẬN
Điều trị áp xe vú bằng chọc hút mủ kết hợp
kháng sinh kháng viêm là phương tiện điều trị hiệu
quả. 80% các trường hợp có thể điều trị thành công,
không cần phẫu thuật. Các ổ áp xe lớn hơn 5cm tỉ lệ
điều trị thành công thấp hơn. 1/5 trường hợp tái
phát, không cao hơn tỉ lệ tái phát của áp xe vú nói
chung.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Gollapalli V, Liao J, Dudakovic A, Sugg SL,
Scott-Conner CE, Weigel RJ. (2010), Risk
factors for development and recurrence of
primary breast abscesses, J Am Coll Surg; 211,
pp: 41 – 48.
2. Trop I, Dugas A, David J, et al. (2011), Breast
abscesses: evidence-based algorithms for
diagnosis,
management,
and
follow-up,
Radiographics, 31, pp:1683 – 1699.
3. Elagili F, Abdullah N, Fong L, Pei T. (2007),
Aspiration of breast abscess under ultrasound
guidance: outcome obtained and factors
affecting success, Asian J Surg, 30(1),
pp: 40 – 44.
4. Christensen AF, Al-Suliman N, Nielsen KR, et al
(2005), Ultrasound-guided drainage of breast
abscesses: results in 151 patients, Br J
Radiol,78, pp: 186 – 188.
5. Naeem M, Rahimnajjad MK, Rahimnajjad NA,
Ahmed QJ, Fazel PA and Owais M. (2012),
Comparison of incision and drainage against
needle aspiration for the treatment of breast
abscess, Am Surg, 78, pp: 1224 – 1227.
6. Bing F., Jie L. (2017), Ultrasound guided needle
aspiration and cavity washing versus incision
and drainage to treat breast abscesses: a metaanalysis, Int J Clin Exp Med;10(6), pp: 8656 –

8665.
TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM




7. Imperiale A, Zandrino F, et al. (2001), Abscesses
of the breast: US-guided serial percutaneous
aspiration and local antibiotic therapy after
unsuccessful systemic antibiotic therapy, Acta
Radiol, 42(2), pp:161 – 165.
8. Ozseker B, Ozcan UA, Rasa K, Cizmeli OM.
(2008), Treatment of breast abscesses with
ultrasound-guided aspiration and irrigation in the
emergency setting, Emerg Radiol, 15(2),
pp:105 – 108.

primary and secondary care. Breast J, 16,
pp:412 – 415.
11. Singh G, et al (2012) Management of breast
abscess by repeated aspiration and antibiotics,
Journal of Medical Society, 26(3), pp:189 – 191.
12. Ramakrishnan R et al. (2017), Analysis of the
microbial flora in breast abscess: a retrospective
cohort study conducted in the emergency
department, Int Surg J, Jul;4(7): 2143 – 2147.

9. Chandika AB, Gakwaya AM, Kiguli-Malwadde E
and Chalya PL. (2012), Ultrasound guided
needle aspiration versus surgical drainage in the

management of breast abscesses: a ugandan
experience, BMC Res Notes, 5, pp: 12.

13. Nguyễn Ngọc Trung, Nguyễn Trường Giang
(2014), Nhận xét đặc điểm tổn thương và căn
nguyên vi khuẩn áp xe vú điều trị tại bệnh viện
quân y 103, Tạp chí y - dược học quân sự,
số 9, tr 180 – 184.

10. Dabbas N, Chand M, Pallett A, Royle GT,
Sainsbury R. (2010), Have the organisms that
cause breast abscess changed with time?–
Implications for appropriate antibiotic usage in

14. Bharat A, Liao J, Dudakovic A, Sugg SL, ScottConner CE, Weigel RJ. (2009), Predictors of
primary breast abscesses and recurrence, World
J Surg,33, pp: 2582 – 2586.

TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM

489



×