Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Hoàn thiện hệ thống đo lường rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (299.58 KB, 10 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>MỞ ĐẦU </b>


<b>1. Tính cấp thiết của đề tài </b>


Để đảm bảo an toàn cho hoạt động của NHTM trước những gia tăng ngày càng lớn
cả về độ rộng và tính phức tạp của RRTD, QLRRTD thơng qua hệ thống đo lường, lượng
hố rủi ro đã trở thành chính sách nịng cốt, đóng vai trò nền tảng cho sự thành công
trong dài hạn của các ngân hàng thương mại.


Xét riêng trong bối cảnh của ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank),
trải qua nhiều năm tăng trưởng mạnh mẽ, liên tục và những cải cách toàn diện, sâu sắc về
thực hành tổ chức, quản lý, công nghệ cũng như nhân lực, VPBank đã đạt được những
kết quả tiến bộ vượt bậc trong mọi mặt kinh doanh. Thế nhưng, những bài học lịch sử
trong quá khứ và những biến động bất lợi lớn lao về kinh tế vĩ mô nói chung và ngành
ngân hàng nói riêng trong năm khủng hoảng tài chính sâu rộng vừa qua và có thể cả trong
một vài năm tới luôn nhắc nhở rằng, nguy cơ sụt giảm chất lượng TD luôn luôn hiện hữu
và có khả năng đe doạ lớn tới sự phát triển bền vững của VPBank. Để tồn tại và phát triển
qua giai đoạn phức tạp này, và cao hơn nữa, để nâng cao toàn diện chất lượng cơng tác
QLRRTD theo tiêu chuẩn quốc tế, việc hồn thiện hệ thống đo lường RRTD hiện tại cho
phù hợp hơn với yêu cầu và thông lệ quốc tế là một vấn đề mang tính cốt yếu trong chiến
lược hoạt động của VPBank. Dưới góc độ là một cán bộ đang công tác tại VPBank, kết
hợp với những kiến thức đã tiếp thu được trong quá trình học tập, tơi nhận thấy đề tài
<b>"Hoàn thiện hệ thống đo lƣờng rủi ro tín dụng tại ngân hàng thƣơng mại cổ phần </b>
<b>Việt Nam Thịnh Vƣợng" là đề tài có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cao. Vì vậy, tơi đã lựa </b>
chọn đề tài này làm đề tài luận văn tốt nghiệp cao học của mình.


<b>2. Mục tiêu nghiên cứu </b>


Các vấn đề lý luận cơ bản về rủi ro tín dụng, quản lý RRTD và hệ thống đo lường
RRTD tại các NHTM nói chung.


Phân tích thực trạng hệ thống đo lường RRTD tại VPBank trong những năm gần


đây


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

đó.


Đề xuất các giải pháp và đưa ra kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống đo lường
RRTD tại VPBank trong giai đoạn tới.


<b>3. Kết cấu của luận văn </b>


<i>Ngoài phần Mở đầu, kết luận, mục lục, phụ lục, danh mục các chữ viết tắt, danh </i>
<i>mục các bảng, biểu đồ, tài liệu tham khảo, luận văn được chia thành 3 chương </i>


<i><b>Chương 1: Tổng quan về hệ thống đo lƣờng rủi ro tín dụng tại ngân hàng </b></i>


<b>thƣơng mại </b>


<i><b>Chương 2: Thực trạng hệ thống đo lƣờng rủi ro tín dụng tại ngân hàng thƣơng </b></i>


<b>mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vƣợng </b>


<i><b>Chương 3: Giải pháp hoàn thiện hệ thống đo lƣờng rủi ro tín dụng tại ngân </b></i>


<b>hàng thƣơng mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vƣợng </b>


<b>CHƢƠNG 1 </b>


<b> TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG ĐO LƢỜNG RỦI RO TÍN DỤNG </b>
<b>TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI </b>


<b>1.1. Rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thƣơng mại </b>



<i><b>Khái niệm quản lý rủi ro tín dụng </b></i>


QLRRTD là quá trình ngân hàng tác động đến hoạt động tín dụng thông qua bộ
máy và công cụ quản lý để phòng ngừa, cảnh báo, đưa ra các biện pháp nhằm hạn chế
đến mức tối đa việc không thu được đầy đủ cả gốc và lãi của khoản vay hoặc thu gốc và
lãi đúng hạn.


<i><b>Nội dung quản lý rủi ro tín dụng </b></i>


QLRRTD được thực hiện theo quy trình tuần tự gồm 4 bước sau:
 Bước 1: Nhận diện RRTD.


 Bước 2: Đo lường RRTD.
 Bước 3: Kiểm soát RRTD
 Bước 4: Tài trợ RRTD


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

ngân hàng bằng cách duy trì RRTD trong phạm vi các tham số chấp nhận được.
<b>1.2. Hệ thống đo lƣờng rủi ro tín dụng tại ngân hàng thƣơng mại </b>


Xét dưới khía cạnh là một giai đoạn trong quy trình QLRRTD, đo lường RRTD là
giai đoạn sau khi RRTD được nhận diện. Theo đó các mức độ RRTD khác nhau sẽ được
thể hiện bởi các thang đo RRTD tương ứng được tính tốn từ cơng cụ đo lường RRTD
phù hợp.


Xét dưới khía cạnh NHTM, bản chất của đo lường RRTD là việc tính tốn, xác
định khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng do khách hàng khơng thực hiện
hoặc khơng có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết.


Hệ thống đo lường RRTD của ngân hàng là hệ thống bao gồm các thang đo


RRTD, các phương pháp, công cụ đo lường RRTD phù hợp nhằm tính tốn mức độ
RRTD của từng khoản vay riêng lẻ, từng khách hàng và tồn danh mục tín dụng của ngân
hàng.


Sự cần thiết của hệ thống đo lường RRTD được thể hiện dưới các khía cạnh sau:
Thứ nhất, hệ thống đo lường RRTD góp phần quan trọng vào việc tính tốn vốn
kinh tế cho ngân hàng.


Thứ hai, từ việc tính toán được lượng vốn kinh tế phù hợp để đối phó với các tổn
thất ngồi dự tính của RRTD và mức độ RRTD được xác định tương ứng với mỗi đơn vị
kinh doanh, ngân hàng sẽ xây dựng cho mình một chiến lược phân bổ vốn RRTD hợp lý
cho từng đơn vị kinh doanh.


Thứ ba, từ việc xác định được một cách hợp lý nhất mức độ RRTD mà từng đơn vị
kinh doanh phải đối mặt, ngân hàng sẽ có cơ sở để đánh giá các đơn vị kinh doanh trên
giá trị lợi nhuận đã điều chỉnh bởi rủi ro.


Thứ tư, hệ thống đo lường RRTD có vai trị lớn trong việc ngân hàng định giá các
khoản cho vay.


Thứ năm, hệ thống đo lường RRTD góp phần hỗ trợ việc quản lý danh mục tín
dụng chủ động.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

phịng cho tồn bộ danh mục của ngân hàng.


Đi sâu nghiên cứu hệ thống đo lường RRTD chính là q trình nghiên cứu các
thành phần, nội dung của hệ thống đo lường RRTD, cụ thể:


Về thang đo RRTD: sẽ được xem xét và phân tích ở cấp độ khách hàng/khoản vay
riêng lẻ và cấp độ danh mục tín dụng. Đối với cấp độ khách hàng/khoản vay riêng lẻ, các


thang đo được sử dụng chủ yếu như: Điểm tín dụng, xác suất khách hàng khơng trả được
nợ (Probability of Default - PD), số dư rủi ro tại thời điểm khách hàng không trả được nợ
(Exposure at Default - EAD), tỷ trọng tổn thất trong trường hợp khách hàng không trả
được nợ (Loss given at Default - LGD), tổn thất dự tính (Expected Loss - EL) và tổn thất
ngồi dự tính (Unexpected Loss - UL). Đối với cấp độ danh mục tín dụng, thang đo được
sử dụng là: tổn thất dự tính (Expected Loss - EL) và tổn thất ngồi dự tính (Unexpected
Loss - UL).


Về công cụ đo lường RRTD: Hệ thống XHTD nội bộ là một công cụ quan trọng để
các ngân hàng tính tốn và theo dõi trước hết là mức độ rủi ro của các khoản tín dụng và
sau đó là tồn bộ danh mục tín dụng. Hệ thống XHTD nội bộ là hệ thống bao gồm tất cả
các phương pháp, các chỉ tiêu, các quy trình và hệ thống cơng nghệ thơng tin hỗ trợ để tính
tốn, xác định thang đo RRTD, từ đó đánh giá mức độ RRTD của khách hàng vay vốn. Hệ
thống XHTD nội bộ có một vai trị đáng chú ý trong cả bốn lĩnh vực của quản trị RRTD.
Hệ thống XHTD nội bộ có thể được xây dựng trên cơ sở các phương pháp: quan điểm
chun gia, mơ hình thống kê, kết hợp giữa quan điểm chun gia và mơ hình thống kê.
Mỗi phương pháp có ưu và nhược điểm riêng, căn cứ vào thực trạng dữ liệu, trình độ nhân
sự và công nghệ thông tin của ngân hàng, các ngân hàng sẽ quyết định phương pháp phù
hợp để áp dụng cho hệ thống XHTD. Đồng thời, việc XHTD nội bộ được thực hiện theo
quy trình tuần tự, rõ ràng, trên cơ sở chấm điểm các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính hoặc
ước lượng PD của khách hàng để xác định mức độ rủi ro của khách hàng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

Hệ thống đo lường RRTD chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố. Ngân hàng là chủ
thể trực tiếp xây dựng và vận hành hệ thống đo lường RRTD, do vậy ngân hàng là nhân
tố đóng vai trị quyết định trong việc hoàn thiện hệ thống này. Để đưa ra được một kết
quả đo lường RRTD đáng tin cậy, các ngân hàng cần xem xét thay đổi, hoàn thiện những
yếu tố tác động đến hệ thống đo lường RRTD của mình, đó là: Quan điểm của ban lãnh
đạo ngân hàng, cơ sở dữ liệu, trình độ nhân sự, trình độ công nghệ. Đồng thời các nhân tố
khác như: sự sẵn sàng và khả năng cung cấp thông tin của khách hàng vay vốn, tính trung
thực, hợp lý, chính xác và kịp thời của các thông tin bên ngoài, sự phát triển của thị


trường tài chính và yêu cầu của cơ quan quản lý cũng có ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả,
khả năng hoàn thiện của hệ thống đo lường RRTD tại các NHTM.


<b>CHƢƠNG 2 </b>


<b> THỰC TRẠNG HỆ THỐNG ĐO LƢỜNG RỦI RO TÍN DỤNG </b>
<b>TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƢỢNG </b>
<b>2.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vƣợng </b>


VPBank được thành lập ngày 12/8/1993 với tên gọi là Ngân hàng TMCP Các
Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh.


27/07/2010, Thống đốc NHNN chấp thuận cho VPBank đổi tên thành Ngân hàng
Việt Nam Thịnh Vượng, với tên giao dịch vẫn là VPBank.


Sau 20 năm hoạt động, VPBank đã nâng vốn điều lệ lên 6.347 tỷ đồng (vào tháng
2/2014), phát triển mạng lưới lên hơn 200 điểm giao dịch (trong đó có 63 Trung tâm
SME hiện đại và chuyên nghiệp), gần 7.000 cán bộ nhân viên và cộng tác viên bán hàng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

cơ bản cho quá trình QLRRTD bắt đầu từ việc nhận diện, đo lường, đánh giá, kiểm soát,
giám sát và báo cáo RRTD.


<b>2.2. Thực trạng hệ thống đo lƣờng Rủi ro tín dụng tại VPBank </b>


Trong khung quản trị RRTD theo Quyết định 590/2012/QĐ-HĐQT, VPBank đưa
ra các quy định chung nhất về đo lường RRTD, cụ thể: định nghĩa không trả được nợ:
theo tiêu chuẩn của Basel II, công cụ đo lường RRTD hiện tại của VPBank là hệ thống
XHTD nội bộ theo quan điểm chuyên gia. Tuy nhiên, VPBank cũng xác định rõ ràng, để
hướng tới QLRRTD theo Basel II, bên cạnh hệ thống XHTD nội bộ theo quan điểm
chuyên gia đang được tiếp tục sử dụng và cải tiến, VPBank phải phát triển các mô hình


đo lường RRTD theo phương pháp thống kê.


Về thang đo RRTD: tại cấp độ khách hàng/khoản vay riêng lẻ, VPBank đang sử
dụng hệ thống điểm tín dụng làm thang đo mức độ RRTD của khách hàng. Tương ứng
với mỗi loại khách hàng, sẽ có một bảng thang điểm được phản ánh sang các hạng tín
dụng tương ứng. Tại cấp độ danh mục tín dụng: hiện tại, cơng tác quản lý rủi ro danh
mục của VPBank mới chỉ dừng ở mức cơ bản là nhằm mục đích quản lý rủi ro tập trung
trên danh mục hỗ trợ quản lý các định hướng tín dụng đã ban hành. VPBank xác định
nhiệm vụ của bộ phận quản lý danh mục là phải nhận biết và đo lường RRTD cho toàn bộ
danh mục nhưng chưa xây dựng các thang đo đo lường RRTD tại cấp độ danh mục tín
dụng như EL và UL.


Về công cụ đo lường RRTD: VPBank sử dụng hệ thống XHTD nội bộ làm công
cụ để xác định mức độ rủi ro của khách hàng vay vốn. Hệ thống này sử dụng phương
pháp quan điểm chuyên gia để XHTD khách hàng. Quy trình và bộ chỉ tiêu XHTD (tài
chính và phi tài chính) được xây dựng và áp dụng phù hợp cho các đối tượng khách hàng
khách hàng khác nhau. Đồng thời, việc chấm điểm và XHTD khách hàng được thực hiện
thông qua phần mềm chấm điểm và XHTD nội bộ phát triển bởi trung tâm công nghệ
thông tin VPBank.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

tiêu chuẩn 6Cs cũng được lồng ghép vào việc phân tích, thẩm định tín dụng, đánh giá
khách hàng để đưa ra quyết định tín dụng cũng như trong cơng tác kiểm tra tín dụng định
kỳ.


<b>2.3. Đánh giá hệ thống đo lƣờng Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Việt </b>
<b>Nam Thịnh Vƣợng </b>


Hệ thống đo lường RRTD của VPBank đã mang lại những kết quả và ý nghĩa quan
trọng trong việc thực hiện các mục tiêu chiến lược của VPBank nói chung và hoạt động
QLRRTD nói riêng. Cụ thể:



<i><b>- Thứ nhất, hỗ trợ q trình ra quyết định tín dụng và kiểm sốt tín dụng </b></i>
<i><b>- Thứ hai, xây dựng mơi trường tín dụng lành mạnh và hồn thiện quy trình tín dụng. </b></i>
<i><b>- Thứ ba, góp phần hồn thiện chính sách khách hàng. </b></i>


<i><b>- Thứ tư, phục vụ quản lý danh mục tín dụng tại cấp chi nhánh và toàn hàng </b></i>
<i><b>- Thứ năm, phục vụ việc phân loại nợ và trích lập dự phịng RRTD </b></i>


<i><b>- Thứ sáu, đã định nghĩa tình trạng không trả được nợ theo Basel II. </b></i>


Tuy đã phát huy những đóng góp nhất định trong việc nâng cao hiệu quả ra quyết
định tín dụng và quản lý danh mục tín dụng, song hệ thống đo lường RRTD của VPBank
vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế sau:


<i><b>- Về thang đo RRTD: Thang đo duy nhất được VPBank tính tốn và sử dụng </b></i>


trong việc đo lường mức độ RRTD của khách hàng hiện tại là điểm tín dụng - kết quả của
hệ thống XHTD nội bộ theo phương pháp chuyên gia. Theo yêu cầu của Basel II, các
ngân hàng cần xây dựng ít nhất ba cấu phần rủi ro tại cấp độ khoản vay riêng lẻ/khách
hàng là PD, EAD và LGD để từ đó tính tốn được EL và UL ở cấp độ khoản vay riêng lẻ
cũng như danh mục tín dụng. Điều này cho thấy, thang đo mà VPBank đang sử dụng mới
chỉ đo lường được RRTD ở mức độ sơ khai, đơn giản nhất, chính vì vậy mà việc ứng
dụng kết quả đo lường RRTD này vào các cơng tác khác liên quan cịn rất nhiều hạn chế.


<i><b>- Về công cụ đo lường RRTD: Kết quả của hệ thống XHTD nội bộ theo phương </b></i>


pháp chuyên gia không là yếu tố quyết định tín dụng mà chỉ là công cụ hỗ trợ đưa ra
quyết định tín dụng và quản lý danh mục tín dụng


<i><b>- Về phương pháp đo lường RRTD: Tại cấp độ khách hàng/khoản vay riêng lẻ, VPBank </b></i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

việc đo lường RRTD. Mơ hình đo lường RRTD của VPBank hiện tại vẫn cịn mang tính chất
định tính và đang ở mức độ đơn giản nhất. Tại cấp độ danh mục tín dụng, việc đo lường
RRTD của VPBank chưa được thực hiện một cách bài bản và chưa được hỗ trợ bởi một mơ
hình chun dụng nào, chẳng hạn các mơ hình VaR.


Sở dĩ cịn tồn tại các hạn chế trên là do:


<i>Thứ nhất là về phía khách hàng vấn đề khối lượng và chất lượng thơng tin thu thập </i>
ln là một khó khăn lớn đối với VPBank.


<i>Thứ hai là về phía VPBank: bản thân cơ sở dữ liệu về khách hàng mà VPBank quản </i>
lý và lưu trữ chưa đủ lớn và cũng có rất nhiều vấn đề đáng báo động về mặt chất lượng;
phần mềm XHTD nội bộ đang sử dụng không phải là hệ thống XHTD chuyên dụng mua
ngoài của các nhà cung cấp giải pháp phần mềm nên tính năng cịn nhiều hạn chế, tính
tích hợp và khả năng đo lường RRTD nói riêng và phục vụ cơng tác QLRRTD nói chung
chưa đáp ứng được yêu cầu nghiệp vụ; thực hành XHTD tại Việt Nam có tuổi đời cịn
non trẻ vì vậy, kinh nghiệm của VPBank cũng như tất cả các NHTM Việt Nam trong lĩnh
vực này còn nhiều hạn chế; chưa ứng dụng hiệu quả các mơ hình thống kê định lượng để
lượng hóa RRTD; chưa duy trì một đội ngũ chuyên gia chuyên trách liên quan đến mảng
đo lường RRTD tại hội sở cũng như tại các chi nhánh…


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

<b>CHƢƠNG 3 </b>


<b> GIẢI PHÁP HỒN THIỆN HỆ THỐNG ĐO LƢỜNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI </b>
<b>NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƢỢNG </b>


<b>3.1. Mục tiêu, chiến lƣợc và định hƣớng quản lý rủi ro tín dụng của ngân </b>
<b>hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vƣợng trong thời gian tới </b>



VPBank đã xác định, việc QLRRTD trong thời gian tới phải tiến tới tuân thủ các
tiêu chuẩn của Basel II đối với IRB, trước hết là phương pháp nội bộ cơ bản (FIRB) vào
cuối năm 2015, sau đó là phương pháp nội bộ nâng cao (AIRB) vào cuối năm 2019.


<b>3.2. Giải pháp hoàn thiện hệ thống đo lƣờng rủi ro tín dụng của Ngân hàng </b>
<b>TMCP Việt Nam Thịnh Vƣợng</b>


Thứ nhất là hồn thiện chính sách QLRRTD nhằm tuân thủ các yêu cầu phương
pháp xếp hạng nội bộ của Basel II.


Thứ hai là xây dựng hệ thống XHTD nội bộ theo phương pháp mơ hình thống kê.
Thứ ba là xây dựng lộ trình triển khai mơ hình ước lượng các thang đo rủi ro tín
Thứ tư là chuẩn hoá cơ sở dữ liệu


Thứ năm là kiện tồn mơ hình tổ chức và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.


<b>Thứ sáu là phát triển cơ sở hạ tầng và hệ thống công nghệ thông tin đồng bộ. Kiến </b>
<b>nghị với Ngân hàng nhà nƣớc, Chính phủ và Bộ, ngành liên quan </b>


Chính phủ và Bộ, Ngành liên quan cần:


Ban hành đồng bộ và hoàn chỉnh khung pháp lý về quản trị nhằm nâng cao tính
minh bạch thơng tin của các doanh nghiệp.


Hình thành hệ thống thu thập, chia sẻ thông tin về người vay dưới định dạng dễ
truy cập và toàn diện ở cấp quốc gia


Thúc đẩy sự phát triển của thị trường tài chính, đặc biệt là thị trường chứng khốn
Thúc đẩy sự phát triển hệ thống các cơng ty xếp hạng tín nhiệm chun nghiệp



NHNN cần có cơ chế khuyến khích, tạo động lực cho các NHTM xây dựng và ngày
càng hoàn thiện khung QLRRTD, lượng hóa RRTD theo thơng lệ quốc tế.


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

<b>để các NHTM có căn cứ thực hiện XHTD nội bộ hướng theo thông lệ quốc tế. </b>
<b>KẾT LUẬN </b>


Trải qua nhiều năm tăng trưởng mạnh mẽ, liên tục và những cải cách toàn diện, sâu
sắc về thực hành tổ chức, quản lý, công nghệ cũng như nhân lực, VPBank đã đạt được
những kết quả tiến bộ vượt bậc trong mọi mặt kinh doanh. Thế nhưng, những rủi ro cố
hữu luôn tiềm ẩn ở mọi thời điểm, cộng thêm những biến động bất lợi về kinh tế vĩ mơ
nói chung và ngành ngân hàng nói riêng trong năm vừa qua và có thể cả trong một vài
năm tới đã làm nguy cơ sụt giảm chất lượng tín dụng của VPBank trở nên lớn hơn bao
giờ hết. Vì vậy xây dựng và hồn thiện hệ thống đo lường RRTD theo các thông lệ quốc
tế chắc chắn là một công việc mà VPBank khơng thể bỏ qua. Chính vì vậy, luận văn với
đề tài “Hoàn thiện hệ thống đo lường rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần
Việt Nam Thịnh Vượng” được thực hiện là có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cao.


Luận văn được xây dựng trên cơ sở kết hợp giữa lý thuyết, thực trạng hệ thống đo
lường rủi ro tín dụng tại VPBank cùng với những kiến thức thu thập được trong quá trình
học tập và kinh nghiệm thực tiễn của tác giả trong cơng tác tín dụng.


</div>

<!--links-->

×