Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Đề thi KSCL học sinh giỏi môn Ngữ văn 6 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Liên Châu (Lần 1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (360.56 KB, 2 trang )

PHÒNG GD & ĐT YÊN LẠC
TRƯỜNG THCS LIÊN CHÂU

ĐỀ KHẢO SÁT HSG LẦN 1, NĂM HỌC 2020-2021
Môn: Ngữ văn 6
Thời gian: 120 phút

Câu 1 ( 2 điểm)
Từ mắt trong các câu sau được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Hãy giải thích nghĩa
của từ mắt.
Thương ai con mắt lá răm
Lông mày lá liễu thương năm nhớ mười.
(Ca dao)
Cây này nhiều mắt quá.
Câu 1 (3 điểm)
Tìm những ẩn dụ chuyển đổi cảm giác trong các câu thơ dưới đây và nêu tác dụng
của những ẩn dụ ấy trong việc miêu tả sự vật, hiện tượng?
a.
Cha lại dắt con đi trên cát mịn
Ánh nắng chảy đầy vai
( Hồng Trung Thơng)
b.
Ngồi thềm rơi chiếc lá đa
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng.
( Trần Đăng Khoa)
Câu 2: (5 điểm)
Cho hai nhân vật là một giọt nước mưa còn đọng trên lá non và một vũng nước đục
ngầu trong vườn. Hãy hình dung cuộc trị chuyện lí thú giữa hai nhân vật và kể lại bằng một
bài văn.
--------------------------------------------------------------------



HƯỚNG DẪN CHẤM THI HSG NĂM HỌC 2020-2021
MÔN NGỮ VĂN
Câu 1 (2 điểm)
Chỉ ra được nghĩa gốc,nghĩa chuyển và giải nghĩa được từ mắt:
- Mắt trong "con mắt lá răm": nghĩa gốc
Nghĩa: là bộ phận trên khuôn mặt của con người dùng để nhìn.
- Mắt trong "mắt cây": nghĩa chuyển
Nghĩa: Chỉ chỗ lồi lõm, giống hình con mắt, mang chồi ở thân cây.
Câu 2 (3 điểm)
a. Ẩn dụ: Chảy ( 0,5 điểm)
- Tác dụng: Dùng thị giác để miêu tả cảm giác với những liên tưởng mới lạ về ánh
nắng.( 1 điểm)
b. Ẩn dụ: mỏng ( 0,5 điểm)
- Tác dụng: Dùng thị giác để miêu tả thính giác thể hiện sự mới lạ, độc đáo, thú vị ( 1
điểm)
Câu 3: ( 5 điểm)
Yêu cầu chung:
- Yêu cầu về hình thức:
Nên dùng ngôi kể thứ ba và chỉ cần hai nhân vật mà đề đã nêu. Mỗi nhân vật cần thể
hiện được một nét đặc điểm hình dáng, tính cách, một quan điểm sống (tức là đã được nhân
hoá). Giọt nước mưa trên lá non thì xinh đẹp nhưng kiêu ngạo và khơng tự biết mình; vũng
nước đục ngầu trong vườn thì điềm đạm, hiểu rõ cơng việc mình đang làm, khơng quan tâm
đén hình thức... Gọi là cuộc trị chuyện nên rất cần các cuộc đối thoại. Lời hội thoại cần phải
ngắn gọn mà sâu sắc, thể hiện được tính cách của từng nhân vật.
Bố cục rõ ràng mạch lạc ( Khuyến khích bài làm có cách mở bài và kết thúc độc đáo).
Viết dưới dạng bài tự luận ngắn dài không quá một trang giấy thi
- Yêu cầu về nội dung:
Bài văn phải ghi lại cuộc trị chuyện lí thú giữa hai nhân vật: Giọt nước mưa đọng trên
lá non và vũng nước đục ngầu trong vườn. Qua cuộc trị chuyện lí thú này, người kể phải gửi

gắm trong đó một nội dung giáo dục cụ thể. Đây là một câu chuyện tưởng tượng hoàn toàn
Yêu cầu cụ thể:
+ Mở bài: (0,25 điểm)
Giới thiệu hoàn cảnh và nhân vật.
+ Thân bài: ( 2,5 điểm)
Diễn biến cuộc trị chuyện lí thú của hai nhân vật.
Giọt Nước Mưa xinh đẹp nhưng kiêu ngạo, khơng tự biết mình.
Vũng Nước điềm đạm, hiểu rõ cơng việc mình đang làm, khơng quan tâm đến hình
thức.
+ Kết bài: (0,25 điểm)
Kết thúc câu chuyện. Ý nghĩa giáo dục trong thực tiễn cuộc sống.



×