Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 93 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

LÊ THỊ KHÁNH HÒA

TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI TRONG HỢP ĐỒNG
VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG

Ngành: Luật Kinh tế
Mã số: 8380107

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS BÀNH QUỐC TUẤN

TP. HỒ CHÍ MINH – 2019


LỜI CAM ĐOAN
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp thạc sĩ này, tôi đã nghiên cứu dưới sự hướng
dẫn khoa học của PGS.TS Bành Quốc Tuấn và có tham khảo một số tài liệu liên quan.
Tôi xin cam đoan luận văn là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các kết quả nêu
trong luận văn chưa được công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác. Các số liệu, ví
dụ và trích dẫn trong luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tơi xin
chịu hồn tồn trách nhiệm về lời cam đoan này.
TÁC GIẢ
Lê Thị Khánh Hòa


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt



Tiếng Anh

BLDS
IATA

Bộ luật Dân sự
International Air Transport Hiệp hội vận tải hàng không
Association

ICAO

quốc tế

International Civil Aviation Tổ chức hàng không dân dụng
Organization

quốc tế

HKDD
MC99

Tiếng Việt

Hàng không dân dụng
Convention

for

the Công ước thống nhất một số


Unification of Certain Rules quy tắc liên quan đến vận
for International Carriage by chuyển quốc tế bằng đường
Air

SDR

(The

Montreal hàng

không

(Công

Convention 1999)

Montreal năm 1999)

Special Drawing Right

Quyền rút vốn đặc biệt

ước


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1

Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG VẬN CHUYỂN HÀNG HĨA
BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHƠNG ...........................................................................7
1.1. Khái niệm, đặc điểm của vận chuyển hàng hố bằng đường hàng khơng..... 7
1.1.1. Khái niệm vận chuyển hàng hố bằng đường hàng khơng ...................... 7
1.1.2. Đặc điểm vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không ..................... 11
1.2. Khái niệm, đặc điểm, nội dung của hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng
đường hàng khơng ......................................................................................................... 15
1.2.1. Khái niệm hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không... 15
1.2.2. Đặc điểm hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng khơng .... 17
1.2.3. Nội dung hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không .... 19
1.3. Khái niệm, đặc điểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng vận
chuyển hàng hóa bằng đường hàng không ................................................................. 24
1.3.1. Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng vận chuyển
hàng hóa bằng đường hàng không .......................................................................... 24
1.3.2. Đặc điểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng vận chuyển
hàng hóa bằng đường hàng không .......................................................................... 25
Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH TRÁCH NHIỆM BỒI
THƯỜNG THIỆT HẠI TRONG HỢP ĐỒNG VẬN CHUYỂN HÀNG HĨA
BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHƠNG VÀ GIẢI PHÁP GĨP PHẦN HỒN THIỆN
PHÁP LUẬT ...........................................................................................................30
2.1. Nội dung điều chỉnh của văn bản pháp luật hiện hành về trách nhiệm bồi
thường thiệt hại trong hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không . 30
2.1.1. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa
bằng đường hàng không theo các văn bản luật hàng không dân dụng quốc tế 30
2.1.2. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa
bằng đường hàng khơng trong các văn bản luật hàng không dân dụng Việt Nam
....................................................................................................................... 37


2.2. Thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về bồi thường thiệt hại trong hợp đồng

vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng khơng.......................................................... 58
2.3. Giải pháp góp phần hồn thiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại
trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng khơng .............................. 66
2.3.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt
hại trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng khơng .................. 66
2.3.2. Định hướng hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại
trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng khơng ......................... 67
2.3.3. Giải pháp cụ thể góp phần hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm bồi
thường thiệt hại trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không
....................................................................................................................... 69

KẾT LUẬN...............................................................................................................80
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


1

MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Tồn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế và tự do hoá thương mại đã và đang là

xu thế nổi bật của kinh tế thế giới đương đại. Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế là
chủ trương sáng suốt và đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta. Trong q trình tồn cầu
hóa, mỗi quốc gia đều tự tìm kiếm những chính sách thích hợp nhất, hiệu quả nhất
nhằm mở rộng kinh tế đối ngoại, phát triển thế mạnh kinh tế trong nước và tranh thủ
mọi thành tựu của văn minh nhân loại để không ngừng tăng trưởng về kinh tế; ổn
định về an ninh chính trị; phát triển văn hóa, xã hội; hội nhập kinh tế quốc tế cũng

như tham gia vào các tổ chức và diễn đàn kinh tế khu vực, thế giới.
Hiện nay, Việt Nam đã là thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế
giới WTO, cùng những khối liên kết kinh tế như AFTA, APEC,… Bên cạnh những
cơ hội mang lại cho quá trình phát triển kinh tế Việt Nam, thì chúng ta cũng phải
đương đầu với rất nhiều khó khăn và thách thức trước xu thế của thời đại. Trong q
trình đó ngành kinh tế nói chung và hàng khơng nói riêng đều giữ vai trò quan trọng
trong hoạt động giao lưu kinh doanh và vận chuyển quốc tế. Ngành hàng không đã
có nhiều đóng góp trong việc thúc đẩy kinh tế phát triển, tăng thu ngoại tệ, cải thiện
cán cân thanh tốn; đồng thời mở rộng trao đổi hàng hóa, giao lưu văn hóa, quảng bá
hình ảnh đất nước Việt Nam với thế giới. Với vai trò đặc biệt quan trọng như vậy, thì
những quy định về pháp lý nhằm điều tiết hoạt động này cũng cần được hoàn thiện
để đảm bảo hoạt động của ngành phát triển an toàn và bền vững.
Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không là một trong những
chế định quan trọng, then chốt của luật hàng không dân dụng Việt Nam, của các công
ước quốc tế cũng như các hiệp định song phương và đa phương mà Việt Nam là thành
viên. Chế định này được quy định tại Mục 3 Chương 6 Luật hàng không dân dụng
Việt Nam năm 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2014) về vận chuyển hàng không, cụ thể
là vận chuyển hàng hóa; Cơng ước về hàng khơng dân dụng quốc tế Chicago năm
1944; Công ước về việc thống nhất một số quy tắc liên quan tới vận chuyển hàng


2

không quốc tế ký tại Vacsava năm 1929; Nghị định thư Montreal số 4 bổ sung Công
ước Vacsava năm 1929 ký tại Montreal năm 1975; Công ước thống nhất một số quy
tắc về vận chuyển hàng không quốc tế ký tại Montreal ngày 28 tháng 5 năm 1999;
Bộ luật Dân sự và các luật, nghị định, cơng ước khác có liên quan.
Chế tài trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh từ hợp đồng vận chuyển hàng
hóa bằng đường hàng khơng được áp dụng khi có thiệt hại xảy ra với một trong các
bên do vi phạm hợp đồng. Đây là công cụ pháp lý hết sức cần thiết để đảm bảo quyền

lợi của người gửi hàng khi chọn phương thức vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng
khơng, góp phần đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thuộc mọi
thành phần kinh tế tham gia hoạt động hàng không dân dụng.
Việc ký kết, thực hiện hợp đồng; phạt vi phạm hợp đồng; trách nhiệm bồi thường
vật chất do vi phạm hợp đồng đã được nhiều tác giả đề cập đến trong nhiều bài viết
và đưa vào các giáo trình giảng dạy ở một số trường đại học luật; hoặc thông qua các
nghiên cứu trong các luận văn thạc sĩ luật học. Tuy nhiên, ở nước ta có rất ít các cơng
trình nghiên cứu về loại hình hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không
để đưa ra những đề xuất, giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác
quản lý, điều hòa cũng như giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động vận
chuyển hàng hóa bằng đường hàng khơng.
Từ những lý do trên, việc nghiên cứu đề tài “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại
trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng khơng” mang ý nghĩa
thiết thực đối với việc vận hành và khai thác vận chuyển thương mại của ngành hàng
khơng Việt Nam.
2.

Tổng quan tình hình nghiên cứu
Pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng vận chuyển hàng

hóa bằng đường hàng khơng là lĩnh vực ngày càng được quan tâm ở từng quốc gia
cũng như để đảm bảo quyền lợi của người gửi hàng ở các nước phát triển mạnh về
công nghiệp hàng khơng, nhưng đối với Việt Nam thì cịn ít cơng trình nghiên cứu,
chủ yếu tập trung các vấn đề lý luận về ngành hàng không dân dụng cũng như các
yếu tố tăng trưởng và mở rộng thị trường hàng không.


3

Khi tìm kiếm cơng cụ google trên internet, nếu dùng từ khóa “trách nhiệm bồi

thường thiệt hại trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng khơng” để
tìm kiếm tài liệu bằng tiếng Việt, thể hiện 1.280.000 kết quả, tác giả tìm thấy một vài
bài viết tổng hợp , chủ yếu viết về trách nhiệm trong bồi thường thiệt hại xảy ra đối
với hàng hóa khi vận chuyển bằng đường hàng khơng nói chung. Dùng từ khóa “trách
nhiệm của hãng hàng khơng đối với hàng hóa” để tìm kiếm tài liệu bằng tiếng Việt,
tác giả tìm thấy các tài liệu chủ yếu viết về “Điều lệ vận chuyển hàng hóa” của các
hãng hàng khơng. Các nội dung này xoay quanh việc hỏi đáp cũng như các bài báo
viết về các trường hợp người gửi hàng đòi yêu cầu bồi thường thiệt hại. Từ đó cho
thấy, các vấn đề liên quan đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại của nhà chuyên chở
đối với người gửi hàng và các dịch vụ trung gian như chuỗi cung ứng rất được quan
tâm.
Nếu tìm các đầu sách viết về vấn đề này thì tác giả tìm đọc được cuốn “Trách
nhiệm của người chuyên chở đường biển và đường hàng không quốc tế” (Sách tham
khảo) của tác giả Vũ Sỹ Tuấn, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội tại thư viện
Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh.
Thực tế, việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn về trách nhiệm bồi thường thiệt
hại trong vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng khơng chưa phải là chủ đề được giới
nghiên cứu quan tâm nhiều, chủ yếu là dựa vào các quy định của điều ước quốc tế mà
Việt Nam là thành viên, luật quốc gia và phụ thuộc rất nhiều vào “Điều lệ vận chuyển”
của một hãng hàng không. Nghĩa là, khi bên gửi hàng chấp nhận hãng chuyên chở,
người gửi hàng phải tuân thủ các điều lệ vận chuyển của hãng cũng như chấp nhận
các chế tài hay chế định bồi thường mà hãng đã quy định tại điều lệ phù hợp với pháp
luật quốc gia và các công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Vì thế, trên cơ sở nghiên cứu các điều khoản được quy định trong các công ước
quốc tế về hàng khơng dân dụng nói chung, các hiệp định hàng không mà Việt Nam
là thành viên cũng như Luật hàng không dân dụng Việt Nam, luận văn sẽ làm rõ hơn
các vấn đề về trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa
bằng đường hàng không.



4

3.

Mục tiêu và nhiệm vụ của việc nghiên cứu

3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu một số vấn đề pháp lý về hợp đồng vận chuyển
hàng hóa bằng đường hàng không; chỉ ra trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh
từ hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng khơng, trên cơ sở có liên hệ với
thực tiễn ở Việt Nam.
Cụ thể, luận văn làm sáng tỏ các trường hợp các bên cần phải chịu trách nhiệm
bồi thường, các căn cứ miễn trách nhiệm, mức bồi thường theo quy định của pháp
luật khi xảy ra thiệt hại trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng khơng.
Từ đó góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận cần thiết cho việc đề xuất các kiến
nghị, các giải pháp nhằm hoàn thiện chế định hợp đồng vận chuyển hàng không của
Luật hàng không dân dụng Việt Nam nói chung, trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát
sinh từ hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng khơng nói riêng.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Thứ nhất, nghiên cứu một số vấn đề pháp lý về hợp đồng vận chuyển hàng hóa
bằng đường hàng khơng và trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh từ hợp đồng
vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng khơng.
Thứ hai, tìm hiểu thực tiễn cơng tác vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng
không ở Việt Nam và thực trạng giải quyết bồi thường thiệt hại của các hãng Hàng
không ở Việt Nam trong những năm qua.
Thứ ba, đề xuất những giải pháp cụ thể nhằm góp phần hồn thiện chế định hợp
đồng vận chuyển hàng hố bằng đường hàng khơng, trách nhiệm bồi thường thiệt hại
phát sinh từ hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng khơng nhằm nâng cao
hiệu quả hoạt động và uy tín của các hãng hàng khơng Việt Nam trên trường quốc tế.
4.


Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề pháp lý cơ bản về trách nhiệm
bồi thường thiệt hại phát sinh từ hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng
khơng. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại là một trong những biện pháp hữu hiệu để


5

đảm bảo thực hiện hợp đồng vận chuyển hàng không và qua đó thực hiện cơng tác
quản lý nhà nước về hàng không dân dụng ở Việt Nam.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài giới hạn ở việc nghiên cứu một số vấn đề pháp
lý về trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh từ hợp đồng vận chuyển hàng hóa
bằng đường hàng khơng. Như vậy, trong Luận văn những vấn đề thuộc về khái niệm,
thuộc khía cạnh kỹ thuật nghiệp vụ đàm phán, ký kết và thực hiện loại hình hợp đồng
này sẽ khơng được nghiên cứu một cách cụ thể.
Tóm lại, đề tài chỉ tập trung vào các khía cạnh pháp lý mà khơng đi sâu vào các
vấn đề kinh tế, nghiệp vụ.
5.

Cơ sở lý thuyết và khung phân tích
Cơ sở lý thuyết để triển khai nghiên cứu đề tài là (i) Lý thuyết về hợp đồng vận

chuyển hàng hóa; (ii) Lý thuyết về trách nhiệm bồi thường thiệt hại; (iii) Lý thuyết
về doanh nghiệp vận chuyển hàng không; (iv) Lý thuyết về điều lệ vận chuyển hàng
khơng.
Khung phân tích của đề tài dựa trên giả thuyết rằng quy định pháp luật về trách

nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng
khơng cịn có những bất cập, chưa rõ ràng và có chế định pháp luật hồn chỉnh. Đề
tài sẽ phân tích thực trạng quy định pháp luật dựa trên các tiêu chí: tính minh bạch,
tính thống nhất, tính hợp lý, tính khả thi; từ thực tiễn áp dụng pháp luật và kinh
nghiệm của một số nước trên thế giới để chỉ ra những bất cập của quy định pháp luật.
Trên cơ sở các lý thuyết nghiên cứu, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước
đưa ra định hướng hoàn thiện và các đề xuất hoàn thiện pháp luật cụ thể.
6.

Phương pháp nghiên cứu
Tác giả kết hợp những phương pháp cụ thể là:
Phương pháp lịch sử: được áp dụng nhằm hệ thống các quy định pháp luật liên

quan qua các thời kỳ, đồng thời làm rõ những điểm mới tiến bộ hoặc bất cập của quy
định sau so với quy định trước.


6

Phương pháp so sánh: được áp dụng nhằm so sánh tìm ra điểm giống và khác
nhau giữa các quy định của pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia.
Phương pháp phân tích: được áp dụng nhằm làm sáng tỏ các vấn đề khái niệm,
đặc điểm, bản chất, vai trò và ý nghĩa của đối tượng nghiên cứu. Ngoài ra, phương
pháp này cũng được áp dụng khi phân tích thực trạng cũng như khi đề xuất giải pháp.
Phương pháp tổng hợp: được áp dụng nhằm đúc kết lại nội dung nghiên cứu,
đưa ra quan điểm khái quát, toàn diện và đề xuất giải pháp.
Thông qua việc phối hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau, luận văn
mong rằng đảm bảo được tính kế thừa, tính tồn diện và tính ứng dụng cao.
7.


Bố cục của luận văn
Luận văn gồm phần mở đầu, kết thúc và hai chương:
Chương 1: Lý luận chung về trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp

đồng vận chuyển hàng hố bằng đường hàng khơng
Chương 2: Thực trạng pháp luật điều chỉnh trách nhiệm bồi thường thiệt
hại trong hợp đồng vận chuyển hàng hố bằng đường hàng khơng và giải pháp
góp phần hồn thiện pháp luật


7

Chương 1:
LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG VẬN CHUYỂN HÀNG HĨA
BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHƠNG
1.1. Khái niệm, đặc điểm của vận chuyển hàng hố bằng đường hàng khơng
1.1.1. Khái niệm vận chuyển hàng hố bằng đường hàng khơng
Trong xu hướng phát triển của kinh tế thị trường, vận chuyển nói chung và vận
chuyển bằng đường hàng khơng nói riêng ln đóng vai trò quan trọng trong di
chuyển, trao đổi, mua bán hàng hố, dịch vụ. Theo đó, vận chuyển hàng khơng là sự
tập hợp các yếu tố kinh tế, kỹ thuật nhằm khai thác việc chuyên chở bằng tàu bay một
cách có hiệu quả. Nếu nói theo nghĩa hẹp thì “vận chuyển hàng không là việc vận
chuyển hành khách, hành lý, hàng hố, bưu gửi bằng đường hàng khơng”1
Vận chuyển hàng hố bằng đường hàng khơng được hiểu là việc chun chở
hàng hóa đi từ một cảng hàng khơng này đến một hoặc các cảng hàng không khác
(một hoặc các địa điểm khác) trong cùng một quốc gia hoặc giữa các quốc gia bằng
đường hàng không. Thông thường vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng khơng gắn
liền với các dịch vụ vận chuyển hàng hóa và có sự ký kết hợp đồng vận chuyển giữa
người gửi hàng và người nhận hàng.
Thuật ngữ thể hiện việc vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng khơng là “air

cargo”. Phương thức vận chuyển hàng hố bằng đường hàng khơng là hàng hố được
chuyển bằng máy bay chở hàng chuyên dụng (tiếng anh là “cargo aircraft”, hay
“freighter”), hoặc chở trong phần bụng của máy bay hành khách (passenger plane).2
Nghiên cứu kỹ khái niệm vận chuyển hàng hố bằng đường hàng khơng, có hai
khía cạnh:
Thứ nhất, dưới góc độ vận chuyển hàng hố nội địa thì vận chuyển hàng hố
bằng đường hàng khơng là việc chun chở hàng hố đi từ một cảng hàng khơng này
đến một hoặc các cảng hàng không khác (một hoặc các địa điểm khác) trong cùng
một quốc gia.

1
2

Khoản 1 Điều 109 Luật hàng không dân dụng Việt Nam năm 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2014)
Xem thêm: />

8

Để vận chuyển hàng hoá nội địa bằng đường hàng khơng, người vận chuyển và
người gửi hàng có thể lựa chọn địa điểm thuận lợi nhất để lập vận đơn hàng khơng
và giao nhận hàng hố. Người gửi hàng, được sự chấp thuận của người vận chuyển
hoặc các đại lý của họ, có thể lập vận đơn hàng khơng và tiến hành giao nhận hàng
hoá vận chuyển bằng đường hàng không tại các kho hàng ở cảng hàng không, tại các
kho chi nhánh hoặc các đại lý của người vận chuyển. Trong điều kiện hiện nay, khi
mạng lưới dịch vụ phát triển đến từng cơ sở sản xuất, nhà xưởng, từng hộ gia đình,
người gửi hàng hồn tồn có thể lập vận đơn hàng khơng và gửi hàng hố ngay tại
các kho, xưởng, cơ sở sản xuất của mình. Người vận chuyển hàng hố bằng đường
hàng khơng, các kho hàng hoá chi nhánh hoặc các đại lý của họ sẽ trực tiếp nhận hàng
hóa và chuyên chở theo yêu cầu của người gửi hàng. Việc tiếp nhận và thu gom hàng
hoá về kho bãi trước khi chất xếp vào container chất lên tàu bay thường được kết hợp

thực hiện bằng các phương tiện vận chuyển khác nhau như đường bộ, đường sắt,
đường thuỷ,…Cước phí và trách nhiệm của người vận chuyển cũng được tính từ khi
người vận chuyển hoặc các đại lý của họ ký vận đơn và tiếp nhận hàng hoá từ tay
người gửi hàng.
Như vậy, ngay trong vận chuyển nội địa về hàng hố, ngồi phương thức vận
chuyển bằng tàu bay, các phương thức vận chuyển hỗn hợp khác cũng được thực
hiện, do đó chúng được điều chỉnh bằng những luật chuyên ngành khác nhau.
Thứ hai, vận chuyển hàng hố bằng đường hàng khơng xét dưới góc độ quốc tế
là việc chuyên chở hàng hoá đi từ một cảng hàng không (một hoặc các địa điểm) của
một quốc gia đến một hoặc các cảng hàng không (một hoặc các địa điểm) của một
hay nhiều quốc gia khác.
Về nguyên tắc, hàng hoá vận chuyển quốc tế bằng đường hàng khơng có thể
được làm thủ tục giao nhận sau khi lập vận đơn và chấp thuận vận chuyển tại cảng
hàng khơng, tại một địa điểm, tại kho hàng hố ngoại quan, tại một kho, một xưởng
hoặc một cơ sở sản xuất được chỉ định bởi người gửi hàng của một quốc gia trước
khi số hàng hố đó được xếp lên tàu bay để vận chuyển đến các vùng lãnh thổ, các
quốc gia khác. Hàng hoá được vận chuyển bằng đường hàng khơng mang tính chất


9

quốc tế trong khi mỗi vùng lãnh thổ, mỗi quốc gia lại có những phong tục tập quán
khác nhau, có những quy định và luật lệ khác nhau do chế độ bảo hộ mậu dịch, do
tơn giáo, tín ngưỡng, do chế độ chính trị xã hội khác nhau.Vì vậy, hàng hoá phải qua
những thủ tục kiểm tra, giám sát, soi chiếu chặt chẽ về xuất nhập khẩu, thuế quan,
kiểm dịch.
Để phục vụ cho việc xuất nhập khẩu hàng hoá, mỗi quốc gia, mỗi vùng lãnh thổ
đều xây dựng cho mình các kho ngoại quan. Những kho ngoại quan và tất cả hàng
hoá, phương tiện vận tải ra vào hoặc lưu giữ, bảo quản trong kho ngoại quan đều phải
chịu sự kiểm tra, giám sát và quản lý về mặt nhà nước. Hàng hoá được đưa vào kho

ngoại quan theo hợp đồng giữa chủ kho và chủ hàng để tạm thời lưu giữ, bảo quản
dưới sự kiểm tra, giám sát của hải quan là các mặt hàng tạm nhập tái xuất, hàng hoá
làm xong thủ tục chờ xuất khẩu, hàng tái xuất hay xuất khẩu tại chỗ, hàng xuất sang
nước thứ ba và hàng chờ nhập khẩu. Trong hành trình vận chuyển hàng hố quốc tế
bằng đường hàng khơng, người vận chuyển, người gửi hàng phải rất am hiểu các quy
định về thủ tục xuất nhập khẩu hàng hoá tại các quốc gia, các vùng lãnh thổ nơi hàng
hoá vận chuyển đi - đến hoặc trung chuyển qua.
Trong vận chuyển hàng hố quốc tế bằng đường hàng khơng, việc vận chuyển
nối chuyến giữa các hãng hàng không cũng được thực hiện một cách thường xuyên.
Theo phương thức này, hợp đồng vận chuyển hàng hố bằng đường hàng khơng được
người gửi hàng ký với một hãng vận chuyển, nhưng trong quá trình hàng hoá được
vận chuyển tới địa điểm đến theo yêu cầu của người gửi hàng, chúng có thể được vận
chuyển nối chuyến, nối chặng bởi các hãng hàng không khác nhau của một hay nhiều
quốc gia.
Nhằm điều chỉnh các mối quan hệ pháp lý phát sinh trong quá trình vận chuyển
hàng hóa quốc tế bằng đường hàng khơng, ngồi phong tục, tập quán và luật pháp
của các quốc gia, thì các thông lệ quốc tế (thể hiện qua các công ước quốc tế) đóng
một vai trị quan trọng. Như đã phân tích ở trên, vận chuyển hàng hố quốc tế bằng
đường hàng không không đơn thuần chỉ là việc vận chuyển bằng tàu bay từ cảng hàng
không của quốc gia này đến một hoặc các cảng hàng không của quốc gia khác mà


10

cịn là sự kết hợp nhiều hình thức vận tải khác nhau gọi là vận tải đa phương thức.
Các tập quán thương mại quốc tế áp dụng cho mọi phương thức vận tải khác nhau
được tập hợp trong Incoterms 2010 đã góp phần tích cực điều chỉnh. Các tập qn
này bao gồm: "Ex Works" - Giao tại xưởng, viết tắt là EXW, "Free Carrier" - Giao
cho người chuyên chở, viết tắt là FCA, "Carriage Paid To” - Cước phải trả tới, viết
tắt là CPT, "Carriage And Insurance Paid To” - Cước phí và bảo hiểm trả tới, viết tắt

là CIP, “Delivered At Terminal” - Giao tại bến, viết tắt là DAT, “Delivered At Place”
- Giao tại nơi đến, viết tắt là DAP, "Delivered Duty Paid" - Giao hàng đã nộp thuế,
viết tắt là DDP,… Ứng với mỗi tập quán thương mại quốc tế áp dụng trong vận
chuyển hàng hoá bằng đường hàng không là các quyền và nghĩa vụ khác nhau của
các bên tham gia hợp đồng mua bán hàng hố, gửi và vận chuyển hàng hố. Có những
nghĩa vụ, chi phí và rủi ro chấm dứt kể từ khi người bán hàng, người gửi hàng giao
hàng cho người vận chuyển như tập quán "Giao tại xưởng" (Ex Works); có những
nghĩa vụ chi phí và rủi ro của người bán hàng, người gửi hàng, người vận chuyển lại
chấm dứt kể từ khi hàng được giao cho người mua hàng, người nhận hàng tại nơi quy
định, bao gồm nghĩa vụ của người bán trả các loại thuế đánh vào hàng nhập như thuế
giá trị gia tăng trong tập quán "Giao hàng đã nộp thuế" (Delivered Duty Paid).
Đi đôi với việc tuân thủ pháp luật các quốc gia, các tập quán thương mại quốc
tế, khi vận chuyển hàng hoá quốc tế bằng đường hàng không, người vận chuyển phải
tuân thủ những quy tắc chung, luật chơi chung của cộng đồng hàng không khu vực
và quốc tế. Đó là các thoả thuận hoặc các công ước quốc tế về hàng không dân dụng
giữa các quốc gia, các điều ước quốc tế về hàng không dân dụng của Tổ chức hàng
không dân dụng quốc tế (International Civil Aviation Organization ) viết tắt là ICAO,
trong đó quan trọng nhất là hệ thống Cơng ước Vacsava và Montreal thống nhất một
số quy tắc về vận chuyển hàng không quốc tế, các bản quy tắc về vận chuyển động
vật sống (Live Animal Regulations), quy tắc chấp nhận vận chuyển (Tact Rules), của
Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế (International Air Transport Association) viết
tắt là IATA và của Liên đoàn quốc tế các hiệp hội giao nhận (International Federation
Of Freight Forwarders Association) viết tắt là FIATA.


11

Theo báo cáo của Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế, hàng hóa vận chuyển
bằng đường hàng khơng chiếm tỉ trọng nhỏ tổng trọng lượng hàng vận chuyển quốc
tế (chưa đến 1%), trong khi đó lại chiếm tới khoảng 35% về mặt giá trị3. Theo hãng

chế tạo máy bay Boeing, trong năm 2018, máy bay chở hàng chuyên dụng đã vận
chuyển khoảng hơn 60% các lô hàng “air”4 trên toàn cầu, trong khi máy bay hành
khách đảm nhiệm 40% cịn lại.
Vì thế, vận chuyển hàng hố bằng đường hàng khơng có vị trí quan trọng trong
việc giao lưu kinh tế văn hóa giữa các nước, các quốc gia trên thế giới. Vận chuyển
hàng hố bằng đường hàng khơng đã tạo nên một mắt xích quan trọng để liên kết các
phương thức vận tải khác nhau, góp phần phát triển hệ thống vận tải đa phương thức.
1.1.2. Đặc điểm vận chuyển hàng hố bằng đường hàng khơng
Mỗi phương thức vận tải đều có những đặc điểm riêng biệt. Với phương thức
vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng khơng, đối tượng vận chuyển và phương thức
vận chuyển có những điểm khác biệt rõ ràng so với vận tải bằng đường biển, đường
bộ hoặc phương thức khác. Việc vận chuyển hàng hoá bằng tàu bay là nhanh nhất, an
toàn nhất, nhưng chi phí cao nhất. Vì thế vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng
khơng có những đặc điểm sau:
Thứ nhất, hàng hóa được vận chuyển với tốc độ cao.
Máy bay có tốc độ cao nhất trong các phương thức vận tải hiện nay (gấp 27 lần
đường biển, 10 lần ô tô và 8 lần so với tàu hỏa). Trung bình máy bay chở hàng hoặc
chở khách có tốc độ bình qn vào khoảng 800-1000km/h (chưa kể những tàu bay
phản lực siêu âm hiện đại có tốc độ trên 2000km/h), rất cao so với các phương thức
phổ biến khác như tàu biển (12-25 hải lý/giờ), tàu hỏa (ở Việt Nam chỉ khoảng 6080km/h), hoặc ô tô tải (60-80km/h). Với tốc độ vận chuyển cực nhanh này, việc thơng
thương hàng hóa giữa các châu lục, giữa các vùng, các quốc gia khác nhau và các
điểm trên cùng một quốc gia chỉ tính bằng đơn vị giờ, thay vì tính bằng tuần, tháng
như các loại hình vận chuyển truyền thống.
3

IATA – The Value of Air Cargo (Air Cargo Makes It Happen). Nguồn: />cargo/sustainability/Documents/air-cargo-brochure.pdf
4
Hàng hóa được vận chuyển bằng đường hàng không



12

Lợi thế về tốc độ đã mang đến cho vận chuyển hàng khơng một thuộc tính ưu
việt nổi bật mà các ngành vận tải khác khơng thế có được là sự tiết kiệm về thời gian.
Theo số liệu do IATA cung cấp, giả sử tổng số thời gian cần thiết để xử lý hàng hoá
của chuyến bay, thời gian xử lý hàng hoá nhập khẩu và xuất khẩu là 100%. Khi xem
xét tỷ lệ thời gian xử lý hàng hoá của chuyến bay với thời gian xử lý hàng hoá nhập
khẩu, xuất khẩu ta mới thấy rõ lợi thế đó5:
-

Thời gian xử lý hàng hoá nhập khẩu chiếm 58%

-

Thời gian xử lý hàng hoá xuất khẩu chiếm 34%

-

Thời gian xử lý hàng hoá chuyến bay chiếm 8%.

Lợi thế về tiết kiệm thời gian cũng giúp giảm chi phí lưu kho bãi, bảo quản hàng
hoá vốn chiếm một tỷ lệ khá lớn trong chi phí giá thành sản phẩm của các nhà sản
xuất và kinh doanh dịch vụ. Thời gian là điều kiện, là cơ hội hết sức quan trọng của
mỗi doanh nghiệp. Sự tiết kiệm về thời gian trong vận chuyển hàng hố bằng đường
hàng khơng đã đáp ứng được một phần nhu cầu thiết yếu của cuộc sống hiện đại, của
xu thế kinh tế toàn cầu hiện nay. Đồng nghĩa với tốc độ nhanh, tiết kiệm thời gian
nhiều là hiệu quả kinh tế.
Thứ hai, vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng khơng có tính an tồn cao.
Tỉ lệ an toàn trên thực tế khi vận chuyển bằng đường hàng không cao hơn nhiều
so với đường bộ, đường sắt, và đường biển.

Các công ước về hàng không dân dụng quốc tế, các khuyến cáo, các quy định
của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế, của Hiệp hội vận tải hàng khơng quốc tế,
của Liên đồn quốc tế các hiệp hội giao nhận và luật hàng không dân dụng của mỗi
quốc gia đều có quy định bắt buộc người vận chuyển phải tham gia bảo hiểm trách
nhiệm dân sự đối với tàu bay, với hành khách, hành lý, hàng hoá, bưu kiện, với tài
sản và với người thứ ba. Do đó, sự đảm bảo về độ an tồn của vận chuyển hàng hố
bằng đường hàng khơng khá lớn; khả năng rủi ro, bất lợi đối với khách hàng luôn ở
mức thấp nhất.

5

/>

13

Thứ ba, vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng khơng yêu cầu những dịch vụ
ở mức tiêu chuẩn và cước phí vận chuyển cao.
Vận tải hàng khơng ln cung cấp các dịch vụ tiêu chuẩn hơn các phương thức
vận tải khác. Dịch vụ phải nhanh chóng, đúng giờ, đảm bảo an tồn cho hàng hóa,
giảm thiểu tổn thất phát sinh.
Cước phí của vận chuyển hàng hố bằng đường hàng khơng là cước phí rất cao,
gấp 5-6 lần so với vận tải biển, 3-4 lần so với vận tải ô tô và đường sắt. Nguyên nhân
dẫn đến giá cước đắt: do giá máy bay cao, chi phí khấu hao lớn, lượng tiêu hao nhiên
liệu lớn, trọng tải nhỏ. Do có cước phí cao như vậy, nên vận chuyển đường hàng
khơng thường khơng thích hợp cho hàng hóa có giá trị thấp.
Thứ tư, vận chuyển hàng hố bằng đường hàng khơng là một ngành dịch vụ kinh
tế - kỹ thuật hiện đại.
Đội ngũ làm công tác dịch vụ khai thác thương mại hàng khơng từ nhân viên
phi hành đồn, người điều hành đến mỗi một nhân viên phục vụ đều phải thông thạo
nghiệp vụ và có thái độ phục vụ tận tình, chu đáo, văn minh, lịch sự đối với khách

hàng. Luật hàng không dân dụng quốc tế, luật hàng không của mỗi quốc gia, đặc biệt
là những quy tắc vận chuyển hàng hố bằng đường hàng khơng, quy tắc chấp nhận
(Tact Rules) của IATA quy định rất cụ thể các trình tự, các bước phải tiến hành của
người vận chuyển, người gửi hàng hoặc các đại lý của họ về điều kiện chấp nhận
chun chở hàng hố bằng đường hàng khơng ứng với mỗi loại hàng hố cụ thể. Đó
là các điều kiện về tài liệu, hành trình, các quy định kiểm soát hàng xuất - nhập khẩu
và trung chuyển (transit), đặt chỗ hàng hố, lơ hàng sẵn sàng chun chở, đóng gói,
nhãn hiệu hàng hố, kích thước bao bì, tổng trọng lượng, chấp nhận hàng hoá đặc biệt
và tỉ trọng hàng hố chia theo nhóm. Việc quy định một cách cụ thể, tỉ mỉ này càng
làm tăng thêm chất lượng phục vụ của ngành vận chuyển hàng không.
Thứ năm, việc vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng khơng giúp kết nối việc
trao đổi hàng hóa với hầu hết các quốc gia trên thế giới vì đây là phương thức vận tải
khơng bị cản trở bởi bề mặt địa hình như đường bộ hay đường thủy.


14

Tuy nhiên, vận chuyển hàng hố bằng đường hàng khơng không phù hợp để
chuyên chở hàng cồng kềnh, hoặc hàng có khối lượng lớn. Trên thực tế, hai đại lượng
dung tích và khối lượng hàng sẽ bị giới hạn bởi kích thước khoang hàng, kích thước
cửa, và trọng tải thực chở của máy bay. Nếu không thể đưa kiện hàng vào/ra một cách
an toàn thuận tiện, hoặc hàng vượt quá tải trọng cho phép của máy bay, thì phương
thức này không áp dụng được. Với những lô hàng như vậy, tàu biển thường là giải
pháp khả thi.
Vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng khơng cịn chịu ảnh hưởng nhiều bởi
thời tiết, kể cả trong những điều kiện thời tiết xấu như sương mù, mưa giơng, cũng
dễ gây trì hỗn hoặc hủy chuyến bay, làm ngưng trệ dịch vụ vận chuyển hàng khơng.
Vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng khơng cũng có những rủi ro nhất định
như những hư hỏng nhỏ, tai nạn va quệt, cướp máy bay. Tiêu chuẩn hàng không ngặt
nghèo hơn, nên chỉ cần một vài thông số bị trục trặc, là đã ảnh hưởng đến lịch trình

bay, thậm chí phải hủy chuyến bay. Ví dụ chỉ cần tàu bay gặp trục trặc kỹ thuật, lập
tức chiếc tàu đó bay phải quay trở lại nhà chờ, hành khách phải đổi sang đi bằng tàu
bay khác. Hàng hóa nếu đi chuyến đó cũng phải đổi máy bay theo. Rõ ràng, phương
thức vận chuyển bằng tàu bay là phương thức hiện đại nhưng cũng thực sự “nhạy
cảm” hơn ô tô, tàu thủy ở điểm này6. Ngoài ra, yêu cầu trong vận chuyển hàng hóa
bằng đường hàng khơng cũng ngặt nghèo hơn liên quan đến quy định và luật pháp,
nhằm đảm bảo an ninh và an toàn bay. Nhiều loại hàng hóa có rủi ro cao (dễ cháy,
nổ…) sẽ khơng được hãng hàng khơng chấp nhận vận chuyển. Quy trình kiểm tra
hành khách, hàng hóa bằng máy soi (scanning) rất nghiêm ngặt và tuân thủ các quy
định về an ninh và an toàn.
Với tất cả những đặc điểm trên, vận chuyển hàng hố bằng đường hàng khơng
đóng vai trị quan trọng trong vận tải đa phương thức, là hình thức vận tải hiện đại
nhất. Vì thế, hàng khơng dân dụng là ngành kinh tế mũi nhọn của mỗi quốc gia, là

6

Xem thêm tại: />

15

hiện thân của những thành tựu khoa học - kỹ thuật - công nghệ mới nhất của nhân
loại.
1.2. Khái niệm, đặc điểm, nội dung của hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng
đường hàng khơng
1.2.1. Khái niệm hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng khơng
Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng khơng là hợp đồng giữa người
vận chuyển và người thuê vận chuyển. Khoản 1 Điều 128 Luật HKDD Việt Nam năm
2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2014) quy định: “Hợp đồng vận chuyển hàng hóa là sự
thỏa thuận giữa người vận chuyển và người thuê vận chuyển, theo đó người vận
chuyển có nghĩa vụ vận chuyển hàng hóa đến địa điểm đến và trả hàng hóa cho người

có quyền nhận; người thuê vận chuyển có nghĩa vụ thanh toán giá dịch vụ vận chuyển.
Người vận chuyển là tổ chức cung cấp dịch vụ vận chuyển thương mại bằng đường
hàng không.”
Trên thực tế, người thuê vận chuyển thường thông qua các đại lý được uỷ quyền
hoặc các cơng ty vận chuyển hàng hóa (agency/forwarder) để thực hiện việc gửi hàng
hóa của mình.
Khoản 2 Điều 128 Luật HKDD Việt Nam năm 2006 (sửa đổi, bổ sung năm
2014) quy định: “Vận đơn hàng không, các thỏa thuận khác bằng văn bản giữa hai
bên, Điều lệ vận chuyển, bảng giá dịch vụ vận chuyển là tài liệu của hợp đồng vận
chuyển hàng hóa.”
Hình thức của hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng khơng khá
phong phú và đa dạng. Chúng có thể được thể hiện dưới dạng vận đơn hàng khơng
(air waybill); biên lai hàng hóa hoặc chứng từ, tài liệu, các giấy tờ khác được người
gửi hàng, người vận chuyển và các đại lý của họ chấp nhận; có thể là hợp đồng được
soạn thảo bằng văn bản riêng giữa các bên.
Sự phong phú, đa dạng về hình thức của loại hợp đồng này đáp ứng các yêu cầu
đặc thù của vận chuyển hàng khơng nói chung, vận chuyển hàng hố bằng đường
hàng khơng nói riêng. Với mỗi hãng hàng không, hiệu quả kinh tế luôn luôn được
gắn chặt với việc bảo đảm an toàn trong các khâu, các cơng đoạn vì vận tải hàng


16

khơng khơng chỉ đặc trưng bởi sự nhanh chóng, tiện lợi mà cịn cả yếu tố an tồn.
Vận đơn hàng khơng, biên lai hàng hố có thể được người gửi hàng và đại lý của họ
xác lập, có thể do người vận chuyển hoặc đại lý của người vận chuyển xác lập theo
yêu cầu của người gửi hàng.
Theo khoản 1 Điều 11 Công ước Vacsava 1929 quy định: “Vận đơn hàng không
là bằng chứng đầu tiên của việc ký kết hợp đồng, của việc tiếp nhận hàng hoá và của
các điều kiện vận chuyển.”

Điều 11 Công ước Montreal 1999 cũng quy định “Vận đơn hàng không hay
giấy chứng nhận hàng không là bằng chứng hiển nhiên của việc ký kết hợp đồng, việc
chấp nhận hàng hoá để chở và những điều kiện chuyên chở liên quan”
Khoản 2 Điều 129 Luật HKDD Việt Nam năm 2006 (sửa đổi, bổ sung năm
2014) quy định: “Vận đơn hàng không là chứng từ vận chuyển hàng hóa bằng đường
hàng khơng và là bằng chứng của việc giao kết hợp đồng, việc đã tiếp nhận hàng hóa
và các điều kiện của hợp đồng.”
Ngồi ra, nhằm cung cấp cho khách hàng những dịch vụ tiện lợi nhất, hồn hảo
nhất, hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng khơng được chấp nhận dưới
các hình thức hợp đồng khác nhau tuỳ thuộc vào tính chất, giá trị của từng loại hàng
hóa cần vận chuyển. Trong trường hợp cần phải vận chuyển một khối lượng lớn hàng
hóa theo mùa vụ với thời gian ngắn, người gửi hàng thường thiết lập hợp đồng bằng
văn bản riêng với người vận chuyển hoặc các đại lý của họ để giữ chỗ, giữ trọng tải
hàng hoá vận chuyển thương mại ổn định theo từng chuyến bay hoặc theo ngày.
Hiện nay, Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế đang triển khai thực hiện vận
đơn hàng không điện tử (Electronic Air Waybills), viết tắt là e-AWB. Với vận đơn
điện tử hoặc e-AWB, mọi thứ sẽ được kỹ thuật số hóa. Nhờ vậy các bên sẽ tiết kiệm
được thời gian, chi phí và tránh sai sót, mọi thủ tục sẽ trở nên đơn giản hơn bao giờ
hết cho các bên liên quan. Và vận đơn hàng không điện tử cũng là một bằng chứng
của việc giao kết hợp đồng giữa các bên, khi mà tất cả thông tin đều được công nhận
trên cùng một hệ thống của IATA. Trong bảng điều lệ vận chuyển của Hãng hàng
khơng quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) có quy định về vận đơn hàng không


17

như sau: “Vận đơn hàng không là chứng từ vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng
khơng dưới dạng giấy hoặc điện tử và là bằng chứng của việc giao kết hợp đồng vận
chuyển, việc đã tiếp nhận hàng hóa và các điều kiện của hợp đồng vận chuyển. Vận
đơn hàng khơng điện tử có giá trị pháp lý tương đương với vận đơn hàng không

giấy.”7
1.2.2. Đặc điểm hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng khơng
Thứ nhất, hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng khơng thường ngắn
gọn, súc tích, đầy đủ thơng tin và chính xác. Như đã phân tích ở trên, hợp đồng vận
chuyển hàng hóa bằng đường hàng không chủ yếu thể hiện thông qua không vận đơn.
Các điều kiện và nội dung trong vận đơn hàng không thể hiện chức năng và là đặc
điểm chung của các vận đơn và biên lai hàng hóa dùng cho vận tải hàng hóa bằng
đường hàng khơng.
Vận đơn hàng khơng là bằng chứng hiển nhiên về việc kí kết hợp đồng giữa các
bên, chứng từ thể hiện quyền sở hữu đối với hàng hóa, biên lai chứng nhận giao hàng
cho người chuyên chở, là bằng chứng cho việc chấp nhận những điều kiện chuyên
chở giữa các bên. Do vậy, thông thường người gửi hàng dùng vận đơn để khiếu nại
người chuyên chở trong trường hợp người chuyên chở không tuân thủ những điều
kiện chuyên chở mà hai bên đã thoả thuận. Vận đơn hàng khơng cịn là chứng từ kê
khai hải quan của hàng hóa. Các thơng tin trên vận đơn hàng khơng chính là hướng
dẫn cho nhân viên hàng khơng trong q trình phục vụ chun chở hàng hố.
Bên cạnh đó, trên vận đơn có các ơ mục về số kiện để tính cước, trọng lượng để
tính cước, mức cước, thuế trả trước, trả sau,…Nếu trên vận đơn ghi tổng số tiền đã
trả trước, thì điều này có nghĩa là cước và chi phí đã được thanh tốn và vận đơn có
giá trị như là một hố đơn hay biên lai thanh tốn cước và chi phí của người chuyên
chở cấp cho người gửi hàng.
Ngoài ra, vận đơn được dùng để làm giấy chứng nhận bảo hiểm. Trên vận đơn
có mục “Số tiền bảo hiểm”. Nếu vào thời điểm lập vận đơn có ghi số tiền bảo hiểm
thì vận đơn này có giá trị như là một chứng nhận bảo hiểm, người nhận hàng có thể
7

Mục 4.12 Điều lệ vận chuyển hàng hóa của Vietnam Airlines


18


dùng vận đơn này để khiếu nại công ty bảo hiểm để địi bồi thường tổn thất hàng hố
trong q trình vận chuyển.
Thứ hai, trong hợp đồng vận chuyển hàng hố bằng đường hàng khơng, tuyến
đường, đơn giá, cước phí, lịch bay và mức trách nhiệm bồi thường đã được người vận
chuyển ấn định và công bố công khai. Người gửi hàng và các đại lý của họ được
quyền chủ động trong việc gom hàng, lập vận đơn hàng không và gửi hàng.
Mỗi hãng hàng khơng trong q trình hoạt động kinh doanh thương mại đều xây
dựng cho mình một lịch bay (Time Table) ổn định, trong đó các thơng tin về lịch bay,
hành trình bay, thời gian cất - hạ cánh, loại tàu bay và tải trọng, các văn phòng chi
nhánh, các trụ sở đại diện,... được các hãng xác định cụ thể và đầy đủ. Đơn giá, cước
phí và mức trách nhiệm bồi thường phát sinh từ hợp đồng vận chuyển hàng hố bằng
đường hàng khơng cũng được các hãng, các quốc gia xây dựng và điều chỉnh phù hợp
với từng thời kỳ. Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế, Hiệp hội vận tải hàng không
quốc tế, Liên đoàn quốc tế các hiệp hội giao nhận, các tổ chức hàng không dân dụng
khu vực như hội nghị hàng không dân dụng Châu Âu (ECAC), uỷ ban hàng không
dân dụng Châu Phi, tổ chức hàng không dân dụng Mỹ La-tinh (LACAC) đã khơng
ngừng hệ thống hố các văn bản đã được ban hành về đơn giá, cước vận chuyển hàng
không của các quốc gia, các khu vực và tiểu khu vực làm cẩm nang cho dịch vụ vận
chuyển hàng khơng nói chung, vận chuyển hàng hố bằng đường hàng khơng nói
riêng của tất cả các hãng đến các sân bay trên thế giới.
Đặc thù của vận chuyển hàng khơng địi hỏi người gửi hàng và các đại lý của
họ được trao quyền chủ động trong việc thu gom hàng hố, lập vận đơn hàng khơng,
biên lai hàng hố hoặc hợp đồng bằng văn bản và tiến hành gửi hàng hoá. Sự chủ
động này nhằm bảo đảm tối đa quyền tự do ý chí, tự do lựa chọn thời điểm giao kết
hợp đồng thích hợp nhất cho mình và các quyền lợi hợp pháp của khách hàng. Lập
vận đơn hàng khơng, biên lai hàng hố vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ của người gửi
hàng theo quy định của pháp luật. Khoản 1 Điều 6 Công ước Vacsava năm 1929
thống nhất một số quy tắc về vận chuyển hàng không quốc tế (Công ước Vacsava
năm 1929) quy định: "Người gửi hàng phải lập ba bộ vận đơn và giao vận đơn cùng



19

với hàng hố". Khoản 5 điều luật này cịn quy định: "Theo yêu cầu của người gửi
hàng, nên người vận chuyển lập vận đơn, thì người vận chuyển được coi là đã thay
mặt người gửi hàng làm như vậy, trừ khi chứng minh ngược lại".
1.2.3. Nội dung hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng khơng
Về chủ thể:
Nếu xét theo góc độ của người gửi hàng, các bên tham gia vào vận chuyển hàng
hóa bằng đường hàng khơng gồm:
-

Người gửi hàng là cá nhân, tổ chức (gọi chung là người gửi hàng)

-

Người nhận hàng là cá nhân, tổ chức (gọi chung là người nhận hàng)

-

Nhà chuyên chở là các hãng hàng khơng hay cịn được gọi là doanh nghiệp vận
chuyển hàng khơng (Airlines8).

-

Ngồi ra, cịn có các chủ thể là:
1) Đại lý của các hãng hàng không (Agency) và các công ty khai thác máy bay
(Air Operator), sử dụng máy bay của mình để vận chuyển hàng hóa & hành
khách.

2) Các cơng ty bưu chính (Postal Company) vận chuyển thư tín hàng khơng,
với phong bì tài liệu và các gói bưu phẩm có trọng lượng đến 30 kg. Các
cơng ty này thuê dịch vụ vận chuyển của các hãng hàng khơng. Ví dụ: EMS,
Viettel.
3) Các cơng ty chuyển phát quốc tế (Courier) vận chuyển các phong bì tài liệu
và các bưu kiện tới 75 kg, và cũng thuê lại dịch vụ chuyển hàng của các hãng
hàng khơng. Ví dụ: Kerry Express.
4) Các công ty chuyển phát nhanh quốc tế (Integrator), chuyển phong bì và gói
hàng đến 75 kg. Họ thường dùng máy bay vận tải riêng của mình, và có thể
thuê lại một phần dịch vụ của các hãng hàng khơng. Ví dụ: DHL Express,
FedEx, TNT Express, UPS.

8

Doanh nghiệp vận chuyển hàng không là doanh nghiệp thực hiện việc vận chuyển hành khách, hàng hóa,

hành lý, bưu gửi bằng đường hàng khơng. Hiện nay ở Việt Nam có các hãng hàng khơng thực hiện hoạt động
vận chuyển hàng hóa chính: Vietnam Airlines, Jetstar Pacific Airlines, Vietjet Air, Bamboo Airways,…


20

5) Các công ty giao nhận hàng không (Air Cargo Forwarder), vận chuyển các
gói hàng và các lơ hàng đóng ghép trên 75kg, họ thuê lại dịch vụ của các
hãng hàng khơng. Ví dụ: Agility, CEVA Logistics, C.H.Robinson, Damco,
DB Schenker.
Việc vận chuyển hàng hóa trong chặng đường hàng khơng giữa các sân bay thực
sự là do các hãng hàng không, hoặc các nhà khai thác máy bay thực hiện. Tất nhiên,
những cơng ty chuyển phát nhanh quốc tế có máy bay riêng sẽ tự vận chuyển đa số
hàng hóa mà mình làm dịch vụ, phần cịn lại mới th các hãng hàng khơng.

Thực tế thì các cơng ty giao nhận hàng không vẫn là những khách hàng “truyền
thống” và quan trọng của các hãng hàng không. Theo FIATA, các công ty fowarder
chiếm tới 80% các lô hàng vận chuyển quốc tế bằng máy bay. Họ nhận các lô hàng
vận chuyển bằng đường hàng không theo phương thức từ cửa đến cửa (door-to-door)
cho khách hàng của mình. Cịn các hãng hàng không sẽ chuyên trách trong việc
chuyển hàng từ sân bay tới sân bay (airport-to-airport).9
Về nội dung:
Nội dung của hợp đồng vận chuyển hàng hố bằng đường hàng khơng là tồn
bộ những điều khoản mà hai bên đã thoả thuận, thể hiện quyền và nghĩa vụ của các
bên trong hoạt động kinh doanh vận chuyển hàng hố bằng đường hàng khơng.
Xuất phát từ nguyên tắc tự do hợp đồng trong nền kinh tế thị trường, pháp luật
không giới hạn các điều khoản mà các bên ký kết hợp đồng thoả thuận với nhau. Nói
như vậy khơng có nghĩa là các bên muốn thoả thuận như thế nào cũng được. Các bên
tham gia hợp đồng có quyền thoả thuận nhưng những thoả thuận đó khơng được trái
với pháp luật thì mới có hiệu lực và được pháp luật bảo vệ. Trong những trường hợp
cần thiết, nhà nước vẫn có quyền can thiệp vào nội dung quan hệ hợp đồng. Như vậy,
nội dung của hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không không chỉ là
những điều khoản do các bên thoả thuận mà cịn có thể bao gồm cả những điều khoản
các bên không thoả thuận, nhưng theo quy định của pháp luật các bên có nghĩa vụ
phải thực hiện. Điều đó thể hiện rõ ràng ở các quy định cụ thể của luật hàng không
9

Xem thêm tại: />

×