ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
TRẦN ĐẠI MINH
PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM
BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI DO SÚC VẬT GÂY RA
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2018
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
TRẦN ĐẠI MINH
PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM
BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI DO SÚC VẬT GÂY RA
Chuyên ngành: Luật Dân sự và Tố tụng dân sự
Mã số: 60.38.01.03
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN NGỌC ĐIỆN
TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả
trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất kỳ
cơng trình, luận văn, luận án nào trước đây. Các thông tin tham khảo trong luận văn
đều được tác giả trích dẫn một cách đầy đủ và cẩn thận./.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
TRẦN ĐẠI MINH
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI
NGOÀI HỢP ĐỒNG VÀ CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM
BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI DO SÚC VẬT GÂY RA ..................................................... 5
1.1. Khái quát về trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng .............................. 5
1.1.1. Khái niệm ................................................................................................................ 8
1.1.2. Đặc điểm ................................................................................................................. 9
1.2. Quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại do súc vật gây ra ... 10
1.2.1. Khái niệm .............................................................................................................. 10
1.2.2. Đặc điểm ............................................................................................................... 11
1.2.3. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra ............... 12
1.2.4. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra .............................................. 13
1.2.5. Xác định thiệt hại do súc vật gây ra ..................................................................... 16
1.2.5.1. Thiệt hại về tài sản ......................................................................................... 16
1.2.5.2. Thiệt hại về sức khỏe ...................................................................................... 16
1.2.5.3. Thiệt hại về tính mạng .................................................................................... 17
1.2.5.4. Thiệt hại về tinh thần...................................................................................... 19
1.2.6. Chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra ...................... 19
1.2.6.1. Chủ sở hữu; người chiếm hữu, sử dụng hợp pháp súc vật ............................. 19
1.2.6.2. Người thứ ba hồn tồn có lỗi làm cho súc vật gây thiệt hại cho người khác
..................................................................................................................................... 21
1.2.6.3. Người chiếm hữu, sử dụng súc vật trái pháp luật gây thiệt hại ..................... 22
1.2.6.4. Do súc vật thả rông theo tập quán gây thiệt hại ............................................ 22
1.2.6.5. Bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra được nhiều người cùng thực hiện ..... 26
1.2.7. Các trường hợp được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra
......................................................................................................................................... 27
1.2.7.1. Sự kiện bất khả kháng .................................................................................... 27
1.2.7.2. Hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại ............................................................. 30
1.2.7.3. Các trường hợp khác được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại ............... 31
CHƢƠNG 2:THỰC TIỄN ÁP DỤNG TRÁCH NHIỆM BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI
DO SÚC VẬT GÂY RA TẠI TỈNH ĐẮK LẮK VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KIẾN
NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH
NHIỆM BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI DO SÚC VẬT GÂY RA .................................... 34
2.1. Thực tiễn, vƣớng mắc khi áp dụng pháp luật về bồi thƣờng thiệt hại do súc vật gây ra
trong hoạt động xét xử của hai cấp Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk..................................... 34
2.1.1. Giới thiệu về Đắk Lắk........................................................................................... 34
2.1.2. Giải quyết theo phong tục tập quán ..................................................................... 35
2.1.3. Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 ..................................................... 41
2.2. Kiến nghị hoàn thiện................................................................................................... 51
KẾT LUẬN ......................................................................................................................... 59
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong thực tiễn sản xuất và đời sống xã hội của con người, súc vật đã trở
thành sản phẩm chăn nuôi hoặc thú ni phổ biến trong nhà của con người, như
chó, trâu, bò, lợn … bản chất súc vật là động vật hoang dã, mang bản tính thú dữ đã
được con người thuần hóa, kiểm sốt hoạt động và tn thủ theo sự quản lý của con
người. Tuy nhiên, xuất phát từ bản tính tự nhiên hoặc do lỗi quản lý của con người,
khi hoạt động súc vật có thể gây thiệt hại về sức khỏe, tính mạng hoặc tài sản cho
chính con người. Thực tế đó đã đặt ra một vấn đề pháp lý cần xác định trách nhiệm
của các cá nhân, tổ chức với tư cách là chủ sở hữu súc vật, người chiếm hữu, sử
dụng súc vật hoặc người thứ ba trong việc bồi thường những thiệt hại do súc vật gây
ra.
Bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra là trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng
của chủ sở hữu, người chiếm hữu hoặc người thứ ba khi họ để súc vật gây thiệt hại
về tính mạng, sức khỏe và tài sản của cá nhân hoặc tổ chức khác. Đặc điểm pháp lý
của loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại này là phát sinh theo quy định của pháp
luật và là hậu quả pháp lý nằm ngoài mong muốn của các chủ thể (Chủ sở hữu súc
vật, người chiếm hữu, sử dụng súc vật, người thứ ba và bên bị thiệt hại).
Chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung, bồi thường thiệt hại
do súc vật gây ra nói riêng là chế định xuất hiện sớm trong các quy định pháp luật
dân sự của nước ta. Tuy nhiên, chỉ đến Bộ luật dân sự năm 1995 chế định này mới
thực sự được xây dựng một cách công phu, điều chỉnh được hầu hết các vấn đề đặt
ra trong việc giải quyết bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Bộ luật dân sự năm
1995 được áp dụng để giải quyết các tranh chấp dân sự nói chung, tranh chấp về
trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói riêng kể từ ngày 01/7/1996,
tiếp theo là Bộ luật dân sự năm 2005 đã phát huy tác dụng trong việc điều chỉnh các
quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của Bộ luật dân sự, bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp cho các chủ thể trong giao lưu dân sự, góp phần làm ổn định các quan
hệ xã hội. Qua 10 năm áp dụng, bên cạnh những thành công mà Bộ luật dân sự năm
2
2005 đạt được thì Bộ luật này đã bộc lộ nhiều bất cập, cần phải sửa đổi và bổ sung
cho phù hợp với thực tiễn. Bộ luật dân sự năm 2015 ra đời, thay thế cho Bộ luật dân
sự năm 2005 với nhiều sửa đổi, bổ sung nhất định nhằm loại bỏ những quy định còn
bất cập, hạn chế và thay thế bằng những quy định hợp lý và khả thi hơn.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại nói chung, bồi thường thiệt hại do súc vật
gây ra nói riêng là một trong những loại trách nhiệm gây nhiều tranh cãi về căn cứ
phát sinh, mức bồi thường. Hơn nữa quy định của pháp luật về vấn đề này cịn có
một số quy định mang tính "định tính" mà khơng "định lượng", cịn chung chung
mà khơng cụ thể làm cho người bị thiệt hại do súc vật gây ra với người chủ hoặc
người chiếm hữu, sử dụng súc vật gây thiệt hại khó xác định được về mức bồi
thường phù hợp để thỏa mãn nguyện vọng của hai bên gây khó khăn trong giải
quyết vụ án c ng như việc áp dụng pháp luật để giải quyết vụ án.
Ngoài ra, khác với Bộ luật dân sự năm 2005, Bộ luật dân sự năm 2015 không
ghi nhận yếu tố lỗi trong các điều kiện làm phát sinh trách nhiệm dân sự ngoài hợp
đồng. Điều này sẽ tạo điều kiện thực hiện những nghiên cứu hồn tồn mới so với
trước đây. Chính điều này đã tạo hứng thú cho tác giả lựa chọn đề tài: “Pháp luật
về trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại do súc vật gây ra” làm đề tài luận văn Thạc
sĩ của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận, thực trạng và các quy định
pháp luật về vấn đề trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp súc vật gây
ra, từ đó tìm ra những điểm bất cập, hạn chế để đề xuất giải pháp, kiến nghị hoàn
thiện.
Làm rõ khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của quy định trách nhiệm bồi thường
thiệt hại ngồi hợp đồng nói chung và quy định về bồi thường thiệt hại do súc vật
gây ra nói riêng.
Phân tích, đánh giá các quy định về bồi thường thiệt hại trong trường hợp súc
vật gây ra. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại và cơ sở để xác định
mức độ thiệt hại khi súc vật gây ra thiệt hại.
3
Nghiên cứu các quy định của pháp luật, tìm hiểu thực tiễn áp dụng các quy
định về bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra để tìm ra những vướng mắc, bất cập
trong việc áp dụng quy định pháp luật đó. Từ đó, đề xuất được những giải pháp cụ
thể nhằm hoàn thiện và thực hiện những quy định của pháp luật về bồi thường thiệt
hại do súc vật gây ra.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Luận văn đi sâu phân tích trách nhiệm bồi thường
thiệt hại và đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật về giải quyết các trường hợp bồi
thường thiệt hại do súc vật gây ra theo pháp luật dân sự hiện hành.
- Phạm vi nghiên cứu: Để đảm bảo quyền được bồi thường thiệt hại do bị súc
vật xâm phạm, nhà nước ta ban hành rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật ở nhiều
lĩnh vực khác nhau như Hình sự, Dân sự,... để điều chỉnh vấn đề này. Tuy nhiên,
trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, để tập trung sâu hơn về vấn đề bồi thường thiệt
hại do súc vật gây ra như một phần của chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng và phù hợp với chuyên ngành học, tác giả chỉ đi vào tập trung nghiên cứu vấn
đề bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra theo pháp luật dân sự hiện hành và thực
tiễn, vướng mắc khi áp dụng chế định bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra tại tỉnh
Đắk Lắk.
Các vấn đề khác liên quan đến đề tài như bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng tác giả chỉ nghiên cứu ở mức độ làm cơ sở, nền tảng lý luận chung phục vụ
cho việc làm sáng tỏ các vấn đề trong phạm vi đề tài nghiên cứu.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, quan điểm
duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp
luật; quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về cải cách tư pháp và xây dựng nhà
nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Trong q trình nghiên cứu, để hồn thành đề tài luận văn tác giả sử dụng
các phương pháp nghiên cứu khoa học truyền thống như: phương pháp phân tích;
phương pháp tổng hợp; phương pháp so sánh, đối chiếu; phương pháp diễn giải, quy
4
nạp; tham khảo ý kiến của các chuyên gia và những người làm công tác thực tiễn
.… để thực hiện những nội dung đã đặt ra.
5. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
luận văn gồm có 2 chương:
Chương 1. Khái quát về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và
các quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra
Chương 2. Thực tiễn áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại do súc vật gây
ra tại tỉnh Đắk Lắk và một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả việc áp
dụng pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra
5
CHƢƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP
ĐỒNG VÀ CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI
THƢỜNG THIỆT HẠI DO SÚC VẬT GÂY RA
1.1. Khái quát về trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng
* Lịch sử hình thành của bồi thường thiệt hại:
- Chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng dưới thời Lê, Nguyễn.
Thời Lê là một trong những thời kỳ có vị trí đặc biệt trong lịch sử hình thành
và phát triển của chế độ phong kiến Việt Nam, những biến đổi về chính trị, kinh tế,
xã hội đã ảnh hưởng và tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của pháp luật thời Lê1.
Năm 1483, dưới thời Lê Thánh Tông, trên cơ sở sưu tập tất cả các điều luật và các
văn bản pháp luật đã được ban bố thi hành trong các đời vua trước được sửa chữa,
bổ sung và quy định lại cho hoàn chỉnh, bộ Quốc triều Hình luật (Bộ luật Hồng
Đức) - Bộ luật quan trọng và chính thống của triều Lê hình thành bao gồm 722 điều,
chia thành 12 chương và 6 quyển.
Sau khi Nguyễn Ánh (Vua Gia Long) lên ngôi lập ra triều Nguyễn, vua Gia
Long lập tức sai quần thần biên soạn lại luật mới. Năm 1815, bộ Hoàng Việt luật lệ
(còn gọi là Bộ luật Gia Long) gồm 398 điều chia thành 22 quyển ra đời.
Nghiên cứu pháp luật thời nhà Lê (Quốc triều Hình luật) và pháp luật thời
nhà Nguyễn (Hồng Việt luật lệ) có thể nhận thấy rằng hai bộ luật trên được ban
hành nhằm phục vụ, duy trì và bảo vệ sự tồn tại của giai cấp thống trị nên các quy
định trong hai bộ luật này chưa có sự phân biệt rõ ràng về trách nhiệm dân sự và
trách nhiệm hình sự, các chế định về trách nhiệm dân sự được quy định một cách sơ
sài, tản mạn và không cụ thể2. Tuy nhiên cả hai bộ luật đã đưa ra được hai vấn đề
chính của trách nhiệm dân sự đó là các yếu tố phát sinh trách nhiệm dân sự và việc
1
Bộ Tư pháp, Viện nghiên cứu khoa học pháp lý. Một số vấn đề về pháp luật Việt Nam từ thế kỷ XV đến
thời Pháp thuộc, NXB Chính trị Quốc gia, 1998, tr. 9.
2
Bộ Tư pháp, Viện nghiên cứu khoa học pháp lý. Một số vấn đề về pháp luật Việt Nam từ thế kỷ XV đến
thời Pháp thuộc, NXB Chính trị Quốc gia, 1998, tr. 141.
6
bồi thường thiệt hại. Mặc dù trong hai bộ luật trên khơng có phân định đâu là chế
định bồi thường thiệt hại trong hợp đồng, đâu là chế định bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng, nhưng theo từng điều luật chúng ta có thể hiểu được điều nào là chế định
bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng.
Ví dụ: Trong Quốc triều Hình luật, Điều 435 “... lột lấy những quần áo và đồ
vật của trẻ con, người điên, người say thì phải tội đồ và phải bồi thường gấp đơi.”;
Điều 437: “Quan giám lâm, người coi kho mà tự lấy trộm thì xử như tội ăn trộm
thường và phải bồi thường tang vật gấp hai lần...”;
- Chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng dưới thời thực dân Pháp
Năm 1858 thực dân Pháp nổ phát súng đầu tiên xâm lược nước ta. Sau khi
người Pháp lập chế độ thuộc địa tại Việt Nam, luật dân sự Việt Nam, bao gồm luật
về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng chịu ảnh hưởng sâu rộng luật
của Pháp, đáng chú ý trong thời kỳ này đó là hai bộ luật: Dân luật Bắc kỳ và Hoàng
Việt Trung kỳ hộ luật. Trên nguyên tắc chế độ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
được xây dựng trên cơ sở quy lỗi một cách ngoại lệ, có những trường hợp thiệt hại
gây ra không do lỗi những người gây thiệt hại vẫn phải chịu trách nhiệm với lý do
cần bảo đảm sự công bằng cho người bị thiệt hại.
- Chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng từ sau thời Pháp thuộc đến
nay.
Ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh
ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hịa, trên nền tảng đó, năm 1946 Hiến pháp đầu
tiên của Việt Nam được ban hành. Tuy nhiên, trong Hiến pháp và các văn bản pháp
luật được ban hành, vấn đề bồi thường thiệt hại dường như chưa được đề cập tới.
Đến Hiến pháp năm 1959 trách nhiệm bồi thường thiệt hại mới được đặt ra nhưng
trách nhiệm bồi thường chỉ được quy định đối với chủ thể là Nhà nước trong việc
trưng mua hoặc trưng dụng, trưng thu các tư liệu sản xuất khi cần thiết vì lợi ích
chung của cộng đồng3. Đến năm 1972, một văn bản pháp luật cụ thể quy định về
trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng mới được ban hành là Thông tư
3
Điều 20, Hiến pháp năm 1959.
7
173/TANDTC ngày 23/02/19724, tại phần III mục B về tính toán thiệt hại và ấn
định mức bồi thường thiệt hại về tài sản, thiệt hại về tính mạng, sức khỏe quy định:
“...Bồi thường thiệt hại về tính mạng có ý nghĩa thực chất là đền bù một phần nào
thiệt hại về vật chất tạo điều kiện cho nạn nhân hay gia đình của họ khắc phục khó
khăn do tai nạn gây nên và trong một số ít trường hợp chỉ có ý nghĩa là một trợ cấp:
gồm các khoản chi phí về nạn nhân và thiệt hại do thu nhập bị giảm sút hay bị mất”.
Như vậy, ta có thể thấy trong thông tư này vấn đề bồi thường thiệt hại chỉ được đặt
ra đối với các thiệt hại về vật chất còn bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm,
uy tín bị xâm phạm thì chưa được pháp luật đề cập tới.
Điều 70 Hiến pháp năm 1980 quy định: “Cơng dân có quyền được pháp luật
bảo hộ về tính mạng, tài sản, danh dự và nhân phẩm”. Để đảm bảo các quy định
của Hiến pháp được thực hiện và để bổ sung những vấn đề thiếu sót của Thông tư
173/TANDTC ngày 23/02/1972, Thông tư số 03/TATC ngày 05/4/19835, Thông tư
liên ngành số 04/TTLN ngày 03/5/19906 được ban hành. Theo quy định trong các
thơng tư này thì người gây tai nạn có thể phải bồi thường về sức khỏe, tính mạng,
hàng hóa cho nạn nhân, người bị xâm phạm về quyền sử dụng đất có thể yêu cầu
bồi thường thiệt hại về hoa màu, vật kiến trúc, vật nuôi, tài sản, nguồn lợi thủy sản,
các phí tổn đã bỏ ra để khôi phục khả năng sử dụng đất đã bị hủy hoại..
Đến Hiến pháp năm 1992, các quy định về bồi thường thiệt hại đã được chú
trọng, quan tâm hơn đặc biệt là những quy định về bồi thường thiệt hại về mặt tinh
thần: “... người bị bắt giữ, bị giam giữ, bị truy tố, xét xử trái pháp luật có quyền
được bồi thường thiệt hại về vật chất và phục hồi danh dự” 7, “Mọi hành vi xâm
phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể và công dân phải
4
Thông tư số 173/TANDTC ngày 23 tháng 02 năm 1972 của Tòa án nhân dân tối cao về hướng dẫn xét xử
về bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng.
5
Thơng tư số 03/TATC ngày 05 tháng 4 năm 1983 của Tòa án nhân dân tối cao về hướng dẫn giải quyết một
số vấn đề về bồi thường thiệt hại trong tai nạn ôtô.
6
Thông tư liên ngành số 01/TTLN ngày 03 tháng 5 năm 1990 của TANDTC, VKSNDTC, Tổng cục quản lý
ruộng đất về hướng dẫn giải quyết các tranh chấp về tài sản gắn liền với sử dụng đất đai.
7
Điều 72 Hiến pháp năm 1992.
8
được kịp thời xử lý nghiêm minh. Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường thiệt
hại về vật chất và phục hồi danh dự”8. Sau Hiếp pháp năm 1992 các quy định về bồi
thường thiệt hại ngày càng hoàn thiện hơn với các điều luật được quy định trong Bộ
luật dân sự năm 1995, sau đó được bổ sung và hoàn thiện hơn trong Bộ luật dân sự
năm 2005 và cho tới Hiến pháp năm 2013 được ban hành ngày 28/11/2013 cùng với
Bộ luật dân sự năm 2015 được ban hành ngày 24/11/2015.
1.1.1. Khái niệm
Trong đời sống hàng ngày thiệt hại về tài sản, tính mạng, sức khỏe, danh dự,
nhân phẩm của công dân, tài sản, danh dự, uy tín của tổ chức có thể xảy ra dưới
nhiều tác động khác nhau, những tác động đó có thể là tác động khách quan, có thể
là những hành vi vi phạm một quy tắc xử sự đó có thể là ý chí của các bên tạo ra
hoặc do một quy tắc xử sự do pháp luật quy định. Do đó Nhà nước sử dụng nhiều
biện pháp pháp luật để ngăn chặn hậu quả của những tác động, quy tắc xử sự. Ví dụ:
Điều 166 Bộ luật dân sự năm 2015: Quyền đòi lại tài sản; Điều 584: Căn cứ phát
sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại…. Như vậy giữa người gây thiệt hại và người
bị thiệt hại sẽ phát sinh một quan hệ pháp luật, theo đó người bị thiệt hại có quyền
yêu cầu người gây thiệt hại phải bồi thường những thiệt hại do bên gây thiệt hại đã
gây ra. Quan hệ pháp luật đó được gọi là trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Căn cứ vào điều kiện phát sinh, trách nhiệm bồi thường thiệt hại được phân
thành trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng và trách nhiệm bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng là trách nhiệm hình thành từ
việc không thực hiện một nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng. Người không thực hiện
hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã được giao kết mà gây thiệt hại cho người
cùng giao kết thì phải bồi thường thiệt hại cho người này.
8
Điều 74 Hiến pháp năm 1992.
9
Ví dụ: A cho B vay 100.000.000đ, đến thời hạn trả nợ những B không thể trả
nợ cho A. Trong trường hợp này B ngoài việc trả nợ số tiền 100.000.000đ cho A thì
B cịn phải chịu thêm lãi suất chậm trả.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là trách nhiệm hình thành
từ việc thực hiện một hành vi, cố ý hoặc vô ý, gây thiệt hại cho một người và hành
vi đó khơng liên quan đến bất kỳ một hợp đồng nào có thể có giữa người gây thiệt
hại và người bị thiệt hại.
Ví dụ: Trường đại học X thuê A về sơn lại cơ sở hạ tầng trong trường. Trong
q trình thi cơng A đã làm đổ tường rào gây thiệt hại cho nhà trường 10.000.000đ.
Vì vậy A phải bồi thường 10.000.000đ thiệt hại do làm đổ tường rào cho trường X,
đây là trách nhiệm ngoài hợp đồng mà A phải chịu sau khi A gây thiệt hại về tài sản
cho trường X.
1.1.2. Đặc điểm
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại nói chung là một loại trách nhiệm pháp lý
nên ngoài những đặc điểm của trách nhiệm pháp lý nói chung như do cơ quan nhà
nước có thẩm quyền áp dụng, áp dụng đối với người có hành vi vi phạm một quy
tắc xử sự đó có thể là ý chí của các bên tạo ra hoặc do một quy tắc xử sự do pháp
luật quy định, luôn mang đến hậu quả bất lợi cho người bị áp dụng, được đảm bảo
thực hiện bằng cưỡng chế nhà nước…. thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại cịn có
những đặc điểm riêng sau đây:
– Về cơ sở pháp lý: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại là một loại trách nhiệm
dân sự và chịu sự điều chỉnh của pháp luật dân sự, được quy định tại Điều 351 đến
364, Chương XX Bộ luật dân sự năm 2015.
– Về điều kiện phát sinh: Dù theo hợp đồng hay ngoài hợp đồng, trách nhiệm
phát sinh từ sự vi phạm một quy tắc xử sự, đó có thể là ý chí của các bên tạo ra
(trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng) hoặc do một quy tắc xử sự do
pháp luật quy định (trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng).
– Về căn cứ phát sinh: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng phát
sinh khi có đủ ba căn cứ: Phải có thiệt hại thực tế xảy ra; Phải có hành vi gây thiệt
10
hại - là hành vi vi phạm một quy tắc xử sự do pháp luật quy định; Phải có mối quan
hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại và thiệt hại thực tế xảy ra.
– Về nguyên tắc bồi thường9: Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ
và kịp thời; Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi
thường nếu khơng có lỗi hoặc có lỗi vơ ý và thiệt hại q lớn so với khả năng kinh
tế của mình; Khi mức bồi thường khơng cịn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại
hoặc bên gây thiệt hại có quyền u cầu Tịa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm
quyền khác thay đổi mức bồi thường; Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt
hại thì khơng được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra; Bên có quyền,
lợi ích bị xâm phạm khơng được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng
các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.
– Về hậu quả: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại luôn mang đến một hậu quả
bất lợi về tài sản cho người gây thiệt hại.
1.2. Quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại do súc
vật gây ra
1.2.1. Khái niệm
Bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra là trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng
của chủ sở hữu; người chiếm hữu, sử dụng hoặc người thứ ba khi họ để súc vật gây
thiệt hại về tính mạng, sức khỏe và tài sản cho người khác. Đặc điểm pháp lý của
loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại này là phát sinh theo quy định của pháp luật và
hậu quả pháp lý nằm ngoài mong muốn của chủ thể (Chủ sở hữu súc vật; người
chiếm hữu, sử dụng súc vật; người thứ ba và bên bị thiệt hại) mà khơng có sự thỏa
thuận trước giữa các bên.
Khác với các trường hợp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng khác, chủ sở
hữu súc vật; người chiếm hữu; sử dụng súc vật; người thứ ba gây thiệt hại không
trực tiếp bằng hành vi của mình mà thơng qua hoạt động của súc vật và họ bị suy
9
Điều 585 Bộ luật dân sự năm 2015.
11
đốn mặc định là có lỗi trong quản lý hoạt động của chúng. Việc gây thiệt hại của
súc vật xuất phát từ nhiều yếu tố khác nhau, như:
– Con người dù đã thuần hóa, kiểm sốt được hoạt động của súc vật, nhưng
súc vật vẫn mang những bản tính tự nhiên của động vật hoang dã, nếu con người
thiếu ý thức trong quản lý, chúng có thể gây thiệt hại. Ví dụ: Trâu, bị đến thời kỳ
động dục thường hay có động thái nhảy cuồng, khi đói chúng thường ăn rau cỏ mà
chúng gặp, chó ni khi sinh con thường hay dữ tính để bảo vệ con…;
– Sự quản lý của con người với súc vật thông qua các phương thức và công
cụ quản lý khác nhau. Ở Việt Nam, hình thức chăn ni mang tính chất quang cảnh
(chăn ni trong phạm vi gia đình, thả rơng…) cịn phổ biến. Do vậy, chủ sở hữu
hoặc người chiếm hữu, sử dụng súc vật nhiều khi có sự lơi lỏng hoặc rất khó quản
lý hoạt động của súc vật dẫn tới súc vật gây thiệt hại cho chủ thể khác.
– Dưới tác động của môi trường, điều kiện sống, bệnh dịch mà động vật có
những động thái gây thiệt hại trái với bản tính tự nhiên của nó như trâu bị mắc bệnh
điên, chó dại…
Việc chủ sở hữu; người chiếm hữu; sử dụng hoặc người thứ ba để súc vật
gây thiệt hại là lỗi suy đốn mặc định cho đến khi có bằng chứng ngược lại nhằm
nâng cao trách nhiệm quản lý của họ đối với súc vật. Về nguyên tắc, khi súc vật gây
thiệt hại về tính mạng, sức khỏe và tài sản cho các chủ thể thì họ phải chịu trách
nhiệm bồi thường thiệt hại. Việc suy đoán lỗi sẽ không áp dụng trong trường hợp,
súc vật gây thiệt hại do lỗi hoàn toàn thuộc về người chiếm hữu, sử dụng súc vật trái
pháp luật hoặc của chính người bị thiệt hại10.
1.2.2. Đặc điểm
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra là một dạng của trách
nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nên c ng mang những đặc điểm chung
của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
10
Khoản 4 Điều 585 và khoản 3 Điều 603 Bộ luật dân sự năm 2015.
12
– Về cơ sở pháp lý: Là một loại trách nhiệm dân sự và chịu sự điều chỉnh của
pháp luật Dân sự.
– Về căn cứ phát sinh: Có hành vi gây thiệt hại là hành vi vi phạm một quy
tắc xử sự do pháp luật quy định; có thiệt hại thực tế xảy ra và có mối quan hệ nhân
quả giữa hành vi gây thiệt hại với thiệt hại xảy ra.
– Về hậu quả: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra luôn mang
đến một hậu quả bất lợi về tài sản cho chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng hoặc
người thứ ba khi họ để súc vật gây thiệt hại.
Là một loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nên trách nhiệm
bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra c ng mang những đặc điểm của trách nhiệm
bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung. Tuy nhiên trách nhiệm bồi thường
thiệt hại do súc vật gây ra, nguyên nhân gây ra thiệt hại không phải là do hành vi
của con người mà là do súc vật gây ra. Chính vì vậy, trách nhiệm bồi thường thiệt
hại do súc vật gây ra cịn có những quy tắc riêng như đã biết tại Điều 603 Bộ luật
dân sự năm 2015:
1.2.3. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra
Các điều kiện xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra:
- Có thiệt hại thực tế xảy ra;
- Có hành vi vi phạm một quy tắc xử sự do pháp luật quy định;
- Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm một quy tắc xử sự do pháp
luật quy định và thiệt hại thực tế đã xảy ra.
Nhìn một cách tổng quát từ tinh thần của điều luật11 trong trường hợp súc vật
gây thiệt hại thì người chịu trách nhiệm bồi thường trên ngun tắc là người kiểm
sốt, trơng giữ, sử dụng súc vật người này có thể là chủ, có thể là chủ sở hữu cho
mượn, cho thuê súc vật nhưng c ng có thể là kẻ trộm, người chiếm hữu, sử dụng
trái pháp luật.... mà họ lại để súc vật gây thiệt hại cho người khác. Cá biệt, có
trường hợp súc vật được đặt dưới sự quản lý của người quản lý, người trông giữ,
11
Điều 603 Bộ luật dân sự năm 2015.
13
kiểm sốt nhưng có người thứ ba tác động vào khiến súc vật phản ứng vượt ra khỏi
sự kiểm soát và gây thiệt hại thì người thứ ba phải chịu trách nhiệm bồi thường.
Đối với trường hợp bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra sẽ là không hợp lý
khi súc vật gây thiệt hại lại xét đến yếu tố hành vi. Thuật ngữ hành vi gây thiệt hại
chỉ đúng khi thiệt hại do con người – thực thể của quan hệ xã hội và là chủ thể của
quan hệ pháp luật dân sự gây ra. Vì vậy, trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại do
súc vật gây ra chỉ cần xác định đúng sự kiện gây thiệt hại là nguyên nhân trực tiếp
làm tổn thất thực tế và giữa chúng có mối quan hệ nhân – quả, thì chủ sở hữu; người
chiếm hữu, sử dụng súc vật; người chiếm hữu, sử dụng súc vật trái pháp luật và
người thứ ba hồn tồn có lỗi khi để súc vật gây thiệt hại là người chịu trách nhiệm
bồi thường.
Trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra, yếu tố lỗi được
xem xét đến. Theo quan niệm truyền thống yếu tố lỗi chỉ được xem xét khi gắn với
một chủ thể có năng lực dân sự (cụ thể là con người). Vì vậy, người ta cho rằng gắn
lỗi cho súc vật (khơng có năng lực dân sự) khi chúng gây thiệt hại là không thể xảy
ra. Tuy nhiên, theo nguyên tắc chung, lỗi trong bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng
là lỗi suy đốn, lỗi suy đốn mặc định cho nên trong mọi trường hợp súc vật gây ra
thiệt hại, chủ sở hữu; người chiếm hữu, sử dụng súc vật khi để súc vật gây thiệt hại
luôn bị coi là có lỗi cho đến khi có bằng chứng ngược lại. Chủ sở hữu, người chiếm
hữu, sử dụng chỉ được giải thoát khỏi trách nhiệm bồi thường khi chứng minh được
người bị thiệt hại hồn tồn có lỗi (dù là lỗi vô ý)12 trong trường hợp người bị thiệt
hại có một phần lỗi thì chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng chịu trách nhiệm
tương ứng với phần lỗi mặc định của mình.
1.2.4. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra
Trên nguyên tắc chủ sở hữu súc vật phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt
hại do súc vật thuộc sở hữu của mình gây ra, tuy nhiên trường hợp súc vật được
giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì người chiếm hữu, sử dụng phải chịu
12
Khoản 2 Điều 584 Bộ luật dân sự năm 2015.
14
trách nhiệm nếu súc vật gây thiệt hại cho người khác trong thời gian đặt dưới sự
quản lý của mình. Trường hợp người kiểm sốt súc vật có được sự kiểm sốt do
chiếm đoạt trái phép khi có thiệt hại do súc vật gây ra thì người chiếm đoạt trái phép
phải chịu trách nhiệm bồi thường. Nói chung trên nguyên tắc người quản lý súc vật
tại thời điểm súc vật gây thiệt hại là người chịu trách nhiệm chính. Nếu người này
khơng phải là chủ sở hữu thì chủ sở hữu chỉ chịu trách nhiệm liên đới trong trường
hợp bị coi là có lỗi, cần nhấn mạnh rằng để có thể bị quy trách nhiệm điều cần thiết
là người quản lý, kiểm soát phải thực hiện việc quản lý, kiểm sốt với quyền năng
của riêng mình. Người làm cơng (giúp việc chăn dắt) thực hiện công việc chăn dắt
súc vật theo lệnh của chủ sở hữu không phải chịu trách nhiệm đối với người bị thiệt
hại13.
Khi bồi thường thiệt hại các chủ thể phải tôn trọng một số nguyên tắc sau:
- Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể
thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc
thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường
hợp pháp luật có quy định khác.
- Thỏa thuận về hình thức bồi thường thiệt hại
Các bên hồn tồn có thể thỏa thuận về bồi thường thiệt hại thơng qua hình
thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc một công việc cụ thể.
- Thỏa thuận về mức bồi thường thiệt hại
Điều này có nghĩa là các bên được tự do thỏa thuận mức bồi thường thiệt hại,
không bắt buộc phải phụ thuộc vào căn cứ pháp lý hay thiệt hại thực tế. Điều quan
trọng trong việc thỏa thuận về mức bồi thường thiệt hại là tính hợp lý và có thể chấp
nhận được đối với các bên. Mức bồi thường có thể thấp hơn, bằng hoặc cao hơn
thiệt hại xảy ra do hành vi xâm phạm.
- Thỏa thuận về phương thức bồi thường thiệt hại.
Việc bồi thường thiệt hại có thể được thỏa thuận bồi thường thiệt hại một lần
hoặc nhiều lần, bồi thường trực tiếp hoặc bồi thường thông qua người thứ ba.
13
Điều 600 Bộ luật dân sự năm 2015.
15
Tuy nhiên, khi thực hiện nguyên tắc thỏa thuận bồi thường thiệt hại thì thỏa
thuận của các bên khơng được trái với các quy định của pháp luật và đạo đức xã
hội.
Trên nguyên tắc người bị thiệt hại có quyền yêu cầu bồi thường toàn bộ,
người gây thiệt hại được yêu cầu giảm mức bồi thường. Theo điều luật14 người gây
thiệt hại phải chứng minh có đủ 02 yếu tố được quy định để làm cơ sở giảm mức
bồi thường là: Người gây thiệt hại khơng có lỗi hoặc chỉ có lỗi vơ ý và gây thiệt hại
q lớn so với khả năng kinh tế của mình. Tuy nhiên, trên thực tế khi có đầy đủ 02
yếu tố trên việc giảm hay không giảm mức bồi thường là do nhận định của Tịa án
chứ khơng phải là quy định bắt buộc.
Ngồi ra luật cịn dự kiến 02 trường hợp: Giữa thiệt hại thực tế và mức bồi
thường có sự khác biệt. Trường hợp vượt q giới hạn phịng vệ chính đáng và
trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết. Trong trường hợp vượt quá giới
hạn phòng vệ chính đáng thì phần thiệt hại gây trong phạm vi phịng vệ chính đáng
là khơng được bồi thường, người bị thiệt hại phải tự mình lãnh thiệt hại. Trong
trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết thì người gây thiệt hại vượt quá
yêu cầu của tình thế cấp thiết phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với
phần vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết. Cịn phần thiệt hại nằm trong u cầu
của tình thế cấp thiết thì người gây ra tình thế cấp thiết phải chịu trách nhiệm bồi
thường nhưng nếu khơng có một người như thế thì người bị thiệt hại c ng phải gánh
chịu phần này mà không được bồi thường. Tuy nhiên, trên thực tế việc xác định
trong giới hạn phịng vệ chính đáng và vượt q giới hạn phịng vệ chính đáng;
trong u cầu của tình thế cấp thiệt và vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiệt rất
khó để xác định cụ thể, do đó việc nhận định trong trường hợp này là do nhận định
chủ quan của Tòa án.
14
Khoản 2 Điều 585 Bộ luật dân sự năm 2015.
16
1.2.5. Xác định thiệt hại do súc vật gây ra
Thiệt hại được hiểu là sự mất mát mà một chủ thể của quan hệ pháp luật phải
gánh chịu đó là sự thay đổi tình trạng sinh hoạt của chủ thể theo chiều hướng xấu:
Một người có tài sản bị mất tài sản, một người có sức khỏe bình thường trở nên suy
yếu… tình trạng bị thay đổi có thể là về vật chất (tài sản, tính mạng, sức khỏe) hoặc
tinh thần (danh dự, uy tín). Thiệt hại là một trong những điều kiện để xác lập trách
nhiệm bồi thường, thiệt hại làm phát sinh trách nhiệm bồi thường có thể là thiệt hại
vật chất hoặc thiệt hại tinh thần.
1.2.5.1. Thiệt hại về tài sản
Được quy định tại Điều 589 Bộ luật dân sự năm 2015 theo đó thiệt hại do tài
sản được xâm phạm bao gồm:
1. Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng;
2. Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút;
3. Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại;
4. Thiệt hại khác do luật quy định.
Tài sản có thể là tài sản hữu hình và tài sản vơ hình. Có những thiệt hại đặc
trưng cho tài sản hữu hình như tài sản bị mất, bị hủy hại, bị hư hỏng. Đặc trưng về
thiệt hại về tài sản vơ hình như phần giá trị không sử dụng được trong thời gian tài
sản bị hư hỏng.
Lợi ích gắn với tài sản được hiểu một cách đơn giản là lợi ích có tính chất
thuần túy vật lý như công năng sử dụng của tài sản vốn có để sử dụng cho chủ sở
hữu như điện thoại dùng để gọi, xe máy dùng để đi lại .v.v. nhưng đó c ng có thể là
lợi ích vơ hình như xe máy hư khơng đi lại được, ảnh hưởng đến công việc khác.
1.2.5.2. Thiệt hại về sức khỏe
Được quy định tại Điều 590 Bộ luật dân sự năm 2015.
1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:
a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức
năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
17
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu
nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp
dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người
bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và
cần phải có người thường xun chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý
cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;
d) Thiệt hại khác do luật quy định.
2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người
khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và
một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức
bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu khơng thỏa thuận
được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm khơng quá năm mươi
lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
Bộ luật dân sự không xác định căn cứ tính tốn mức chi phí hợp lý cho việc
cứu chữa và phục hồi sức khỏe mà dựa trên các tài liệu chứng cứ do bên bị thiệt hại
cung cấp như hóa đơn, chứng từ. Tuy nhiên khơng phải mọi trường hợp người bị
thiệt hại vì một lý do nào đó khơng cung cấp đủ hóa đơn chứng từ để chứng minh
thiệt hại thực tế, như vậy một cách hợp lý các chi phí này nên được tính dựa trên
một trường hợp chăm sóc có tính chất tương tự đã được thực hiện tại địa phương
trong việc cứu chữa, phục hồi sức khỏe cho người bị xâm hại.
1.2.5.3. Thiệt hại về tính mạng
Được quy định tại Điều 591 Bộ luật dân sự năm 2015.
1. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:
a) Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 của Bộ luật
này;
b) Chi phí hợp lý cho việc mai táng;
c) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp
dưỡng;
18
d) Thiệt hại khác do luật quy định.
2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tính mạng của người
khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và
một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích
thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu khơng có những người này
thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi
dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn
thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu khơng thỏa thuận được thì mức tối đa
cho một người có tính mạng bị xâm phạm khơng q một trăm lần mức lương cơ sở
do Nhà nước quy định.
Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm tất cả các thiệt hại do sức khỏe
bị xâm phạm (nếu có) theo quy định tại Điều 590 nếu trong trường hợp người bị
thiệt hại khơng chết khi có hành vi gây thiệt hại mà bị thương, sau đó được chữa trị,
cấp cứu rồi mới chết.
Đối với nghĩa vụ cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa
vụ cấp dưỡng được xác lập theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình. Cần lưu ý
nghĩa vụ cấp dưỡng không phải là nghĩa vụ nuôi dưỡng. Bộ luật Dân sự năm 2015
nói đến việc bồi thường thiệt hại cho người được cấp dưỡng mà khơng nói đến
những quyền lợi của những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ ni dưỡng.
Trên thực tế trong q trình giải quyết người được nuôi dưỡng là người được người
bị thiệt hại yêu cầu nhiều hơn so với người được cấp dưỡng. Trong trường hợp này
Tịa án khơng có căn cứ để chấp nhận yêu cầu của người được nuôi dưỡng bởi vì
luật khơng quy định15. Theo tác giả nên thừa nhận quyền yêu cầu bồi thường của
người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ ni dưỡng có ý nghĩa, phù hợp với đạo
đức và truyền thống tương thân tương ái của người Việt Nam, cần thừa nhận cho
người được nuôi dưỡng c ng có quyền yêu cầu bồi thường trên nguyên tắc áp dụng
tương tự pháp luật.
15
Điểm c khoản 1 Điều 591 Bộ luật dân sự năm 2015.
19
1.2.5.4. Thiệt hại về tinh thần
Bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra về mặt tinh thần khi người bị thiệt hại
bị xâm phạm về sức khỏe và xâm phạm về tính mạng16.
Khác với thiệt hại về vật chất, thiệt hại về tinh thần khơng có tiêu chí chung
để xác định cho mọi cá nhân bởi điều kiện, hoàn cảnh của từng cá nhân là khác
nhau. Pháp luật dân sự, chế định bồi thường thiệt hại về sức khỏe, tính mạng, danh
dự, nhân phẩm nói chung, bồi thường thiệt hại về sức khỏe và tính mạng do súc vật
gây ra nói riêng là những vấn đề rất nhạy cảm và vô cùng phức tạp. Bởi những thiệt
hại về tinh thần là những thiệt hại phi vật chất, một vấn đề hết sức trừu tượng do đó
khơng thể có cơng thức chung để quy đổi thành tiền áp dụng cho mọi trường hợp.
Thiệt hại về tinh thần không thể đo đếm bằng giá trị vật chất, khơng thể chỉ dùng
hình thức bồi thường vật chất là có thể khơi phục được thiệt hại về tinh thần.
Việc giải quyết khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần chỉ nhằm an ủi, động
viên, xoa dịu nỗi đau cho nạn nhân hoặc những người thân thích của người bị thiệt
hại. Đây là vấn đề tương đối khó, trong khi Bộ luật dân sự năm 2015 chỉ quy định
mức tối đa chứ không quy định về mức tối thiểu17, hiện nay các cơ quan có thẩm
quyền ban hành văn bản hướng dẫn thi hành lại chưa rõ ràng, cụ thể nên trong quá
trình giải quyết các Tòa án khi áp dụng còn chưa thống nhất. Ví dụ: Cùng một tính
chất vụ việc các Tịa án có áp dụng mức bồi thường về tinh thần với mức bồi
thường khác nhau.
1.2.6. Chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra
1.2.6.1. Chủ sở hữu; người chiếm hữu, sử dụng hợp pháp súc vật
Chủ sở hữu súc vật là các cá nhân, tổ chức xác lập quyền sở hữu đối với súc
vật theo các căn cứ xác lập quyền sở hữu được quy định tại các Điều 224, 228, 230,
231, 232, 234, 235, 236 Bộ luật dân sự năm 2015; Người chiếm hữu hợp pháp súc
vật là các cá nhân, tổ chức có quyền chiếm hữu súc vật theo các quy định tại các
16
Khoản 2 Điều 590 và khoản 2 Điều 591 Bộ luật dân sự năm 2015.
17
Khoản 2 Điều 590 và khoản 2 Điều 591 Bộ luật dân sự năm năm 2015.
20
Điều 187, 188 Bộ luật dân sự năm 2015; Quyền sử dụng là quyền khai thác công
dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản theo quy định tại Điều 189 Bộ luật dân sự
năm 2015.
Trong quá trình chiếm hữu, quản lý và sử dụng súc vật - chủ sở hữu, người
chiếm hữu, sử dụng hợp pháp súc vật mà để súc vật gây thiệt hại cho chủ thể khác
thì họ phải có trách nhiệm bồi thường trừ trường hợp có thỏa thuận khác18. Việc để
súc vật gây thiệt hại cho chủ thể khác có thể xuất phát từ nhiều hành vi, động cơ
khác nhau như:
+ Chăn thả súc vật ở những nơi cấm chăn thả: đường phố, công viên, khu
công nghiệp, khu dân cư, …. và việc chăn thả đã đó gây thiệt hại;
+ Khơng áp dụng hoặc có áp dụng nhưng không tốt, không đúng kỹ thuật
biện pháp quản lý, súc vật dẫn tới súc vật gây thiệt hại, ví dụ: Khơng cột giữ trâu bị
khi chăn thả ngồi cánh đồng làm trâu bị tự do đi lại phá hoại ruộng vườn của chủ
thể khác…;
+ Chuyển giao quyền chiếm hữu, quản lý, sử dụng cho các chủ thể khác
khơng phù hợp với quy định của pháp luật, ví dụ: Nhờ một người mới có 6 tuổi đi
chăn thả trâu và trâu đã gây thiệt hại trong thời gian người đó chăn thả…
+ Cố ý sử dụng súc vật để gây thiệt hại cho chủ thể khác, ví dụ: Do có mâu
thuẫn, xơ xát với B, A đã cố tình cho chó của mình cắn đuổi theo B và làm B bị
thiệt hại.
Do tác động của môi trường, dịch bệnh mà sự an toàn đối với súc vật hiện
nay không cao; khả năng gây thiệt hại của chúng cho con người ngày càng lớn và
phức tạp, pháp luật cần có những quy định cụ thể hơn về trách nhiệm dân sự liên
đới của các chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng hợp pháp đối với súc vật của họ
khi gây thiệt hại. Ví dụ: Nếu trâu nhà A mắc bệnh lở mồm long móng, khi chăn thả
với trâu nhà B đã làm cho trâu nhà B bị lây bệnh và chết. Nếu A biết trâu mình mắc
18
Khoản 1 Điều 603 Bộ luật dân sự năm 2015.
21
bệnh nhưng vẫn chăn thả với trâu nhà B thì A sẽ chịu trách nhiệm bồi thường thiệt
hại cho B.
Chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng súc vật chỉ được giải thoát khỏi trách
nhiệm bồi thường thiệt hại khi chứng minh được người bị thiệt hại hồn tồn có
lỗi19 (dù là lỗi vô ý). Trong trường hợp người bị thiệt hại có lỗi một phần thì chủ sở
hữu, người chiếm hữu, sử dụng chịu trách nhiệm tương ứng với phần lỗi mặc định
của mình.
1.2.6.2. Người thứ ba hồn tồn có lỗi làm cho súc vật gây thiệt hại cho
người khác
Người thứ ba không phải là chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp, người
chiếm hữu, sử dụng gia súc trái pháp luật, nhưng họ đã thực hiện một hoặc nhiều
hành vi trên thực tế làm cho gia súc gây thiệt hại cho người khác. Ví dụ: A là chủ sở
hữu của trâu buộc trâu ở cọc, B không phải là chủ sở hữu nhưng lại cắt dây rồi đuổi
trâu, trong lúc trâu bỏ chạy và đã gây thiệt hại cho người khác.
Người thứ ba có lỗi để súc vật gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm dân sự
trong trường hợp súc vật gây thiệt hại. Việc xác định lỗi c ng mang tính chất suy
đốn mặc định như trong xác định trách nhiệm của chủ sở hữu, người chiếm hữu
hợp pháp súc vật. Ví dụ chủ sở hữu đang dắt chó đi dạo, A đứng gần đó nhặt viên
đá ném trúng con chó làm con chó đau, làm cho chó giật khiến dây xích bị đứt chạy
ra đường đâm vào B đang đi xe đạp làm B bị thương. Trong trường hợp này A là
người phải chịu trách nhiệm bồi thường với tư cách là “người thứ ba”.
Trường hợp chủ sở hữu; người chiếm hữu, sử dụng súc vật và người thứ ba
cùng có lỗi thì phải liên đới chịu trách nhiệm bồi thường20. Luật khơng quy định
trong hồn cảnh nào thì chủ sở hữu; người chiếm hữu, sử dụng súc vật và người thứ
ba có thể cùng có lỗi và phải liên đới bồi thường thiệt hại. Nếu chủ sở hữu; người
chiếm hữu, sử dụng súc vật và người thứ ba cùng thực hiện hành vi gây thiệt hại
19
Khoản 2 Điều 584 Bộ luật dân sự năm 2015.
20
Khoản 2 Điều 603 Bộ luật dân sự năm 2015.