THựC TRạNG CÔNG TáC Kế TOáN THàNH PHẩM Và TIÊU
THụ THàNH PHẩM TạI CÔNG TY ĐIệN CƠ THốNG NHấT Hà
NộI
I. KháI quát về công ty đIện cơ thống nhất hà nội
1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty:
Công ty Điện Cơ Thống Nhất là một doanh nghiệp Nhà nước, trực
tuộc Sở Công nghiệp Hà nội. Chức năng nhiệm vụ của Công ty là sản xuất
kinh doanh các loại quạt điện.
Địa chỉ: 164 Nguyễn Đức Cảnh – Phường Tương Mai – Hai
Bà Trưng – Hà nội.
Điện thoại: 6622400 – Fax: 6622473.
Tiền thân Công ty Điện Cơ Thống Nhất được thành lập từ năm 1965, trên
cơ sở sát nhập 2 xí nghiệp công tư hợp doanh là Điện Thống và Điện Cơ
Tam Quang, lấy tên là Điện khí Thống Nhất. Ngày 17/3/1970 Uỷ ban nhân
dân Thành phố Hà nội ra quyết định số 142/QĐ-UB sát nhập bộ phận còn
lại của Điện Cơ Tam Quang vào Điện Khí Thống Nhất thành lập Xí nghiệp
Điện Cơ Thống Nhất. Ngày 2/11/2000 được Uỷ ban nhân dân thành phố Hà
nội ra quyết định số 5928 QĐ-UB đổi tên thành Công ty Điện Cơ Thống
Nhất.
Lúc mới thành lập Công ty chỉ có 114 máy móc thiết bị với số lượng
cán bộ công nhân viên là 464 người, trong đó có 35 cán bộ kỹ thuật nghiệp
vụ và bình quân bậc thợ toàn Công ty là 2/4. Đến nay Công ty đã có tổng số
vốn là 25.997.390.192 đồng, với 205 máy móc thiết bị, 626 người và bình
quân bậc thợ là 4/7.
Qua 37 năm xây dựng và phát triển với những cố gắng nỗ lực phấn
đấu của tập thể cán bộ công nhân viên qua nhiều thế hệ đã vượt qua nhiều
thăng trầm, những khó khăn trong sản xuât kinh doanh. Liên tục tổ chức lại
sản xuất cho phù hợp với từng giai đoạn tăng cường các mặt quản lý, tănng
cường đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, khoa học công nghệ mới, đa dạng
hoá sản phẩm, nâng cao chất lượng năng động sáng tạo trong sản xuất kinh
doanh, vượt qua cơ chế quan liêu bao cấp nhanh chóng hoà nhập với cơ chế
11
thị trường. Bởi vậy đến nay các sản phẩm của của công ty về cơ bản đã hoà
nhập được với các sản phẩm cùng loại của các hãng reong và ngoài nước và
đã đạt được một số thành công nhất định. Cụ thể số liệu bảng 1 cho thấy kết
quả đạt được trong 2 năm 1999 - 2000
Biểu số 1: Một số chỉ tIêu kết quả kinh doanh của Công ty
STT Chỉ tiêu ĐVT 1999 2000
1 Trị giá tổng sản lượng đ 64.058.506.19
4
44.759.635.210
2 Doanh thu đ 51.406.696.62
0
36.801.555.693
3 Thuế đ 3.050.000.000 1.539.364.147
4 Công nhân viên Người 686 589
5 Thu nhập bình quân đ 899.588 562.484
Do ảnh hưởng của thị trường quạt điện hiện nay, Công ty đã có giải pháp
giảm giá bán để tiêu thụ sản phẩm vì vậy đã làm ảnh hưởng đến mức thu nhập
của người lao động và ảnh hưởng đến việc nộp ngân sách Nhà nước. Nhìn
chung, Công ty Điện Cơ Thống Nhất vẫn luôn duy trì và từng bước phát triển
về mọi mặt hình thức mẫu mã sản phẩm đa dạng hoá, chất lượng sản phẩm
được nâng cao, giá thành giá bán hạ đáp ứng được thị yếu của người tiêu dùng.
Trong những năm qua, sản phẩm của Công ty luôn đạt huy chương vàng
tại các kỳ Hội chợ triển lãm hàng tiêu dùng và hàng công nghiệp ở Hà nội cũng
như các tỉnh. Sản phẩm của Công ty đã được người tiêu dùng bình chọn là hàng
Việt Nam chất lượng cao, đây là điều kiện tạo nên sức cạnh tranh trên thị
trường và mở rộng thị trường tiêu thụ.
2. Cơ cấu tổ chức sản xuất
Là một Công ty chuyên sản xuất các loại quạt điện, bao gồm quạt trần
1m4, quạt 400
mm
(4 kiểu), 300
mm
(2 kiểu). Đặc điểm của sản phẩm gồm 2 phần:
phần cơ và phần điện. Phần cơ của sản phẩm gia công với các bộ phận chủ yếu
gồm Roto và Stato nắp trước, nắp sau, cánh lưới đều phải trải qua các giai đoạn
22
chính như : đột, dập, đúc điện, phay, bào, khoan. Phần điện gồm công đoạn:
quấn bin, vào bin, tẩm sấy và cuối cùng là phần trang trí .
Sản phẩm của quạt điện là loại sản phẩm có kết cấu tương đối phức tạp
và yều cầu quản lý kỹ thuật, mỹ thuật cao nên quá trình công nghệ sản xuất
quạt điện phải trải qua các phân xưởng sản xuất kinh doanh như sơ đồ :
Sơ đồ 3 : Tổ chức sản xuất của Công ty
3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tai công ty.
Cơ cấu tổ chức quản lý theo nghĩa rộng là thành phần các Phòng, Ban,
Phân xưởng, cán bộ công nhân viên trong bộ máy quản lý ở các cấp.
Kho thành phẩm
Phân xưởng đột dập
Phân xưởng dụng cụ
Phân xưởng cơ khí 2
Phân xưởng cơ khí 1
Kho
nguyên vật
Khu máy mới
Bán
thành phẩm
Kho bán thành phẩm
Phân xưởng cơ điện
Phân xưởng mạ nhựa
Phân
xưởng lắp ráp
Phân xưởng lắp ráp quạt có lưới
33
Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty phân bố theo kiểu trực tuyến chức
năng, thực chất của cơ cấu này là các phòng chỉ chuẩn bị các quyết định, các
phân xưởng nhận và thực hiện quyết định trực tiếp của Giám đốc hoặc Phó
Giám đốc chức năng. Các phòng chức năng cũng có thể giao lệnh cho các phân
xưởng những chỉ giới hạn trong những vấn đề nhất định.
44
Sơ đồ 1: Bộ máy quản lý
+
3.1. Ban Giám đốc: Gồm 1 Giám đốc và 2 Phó Giám đốc.
. Giám đốc: Có nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Chỉ đạo xây dựng kế hoạch dài hạn và ngắn hạn, lãnh đạo tập thể cán
bộ nhân viên thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch của Nhà nước giao.
- Chỉ đạo xây dựng và phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, chất lượng
sản phẩm của Công ty.
- Trực tiếp chỉ đạo và quản lý: Phòng KCS, Kỹ thuật, Tổ chức, Hành
chính, Tài vụ và Phòng bảo vệ.
GIÁ
Phó giám đốc
kinh doanh
Phó giám đốc
sản xuất
Phòng
Kỹ thuật
Phòng
Tổ chức
Phòng
KCS
Phòng Kế
hoạch
Phòng
Tài
vụ
Phòng Bảo
vệ
Phòng
Hành
chính
Phòng
Tiêu thụ
PX
Dụng
cụ
PX
Sơn mạ
PX
Lắp ráp
PX
Cơ khí
PX
Đột
dập
PX
Cơ điện
55
- Quản lý chặt chẽ, bảo toàn và phát triển nguồn vốn, thực hiện việc
nộp ngân sách theo luật định.
- Tổ chức chỉ đạo và bổ sung thiết bị, cải tiến thiết bị và xâydựng
chương trình tiến bộ kỹ thuật hàng năm.
- Tổ chức áp dụng tiêu chuẩn hoá kỹ thuật trong sản xuất.
- Chủ tịch hội đồng nâng cấp, Hội đồng chất lượng của Công ty.
- Chỉ đạo Hội đồng thanh lý phế phẩm, phế liệu.
. Phó giám đốc sản xuất
- Tổ chức chỉ đạo xây dựng tiến bộ hàng ngày , tháng cho toàn Công
ty .
- Giao kế hoạch hàng tháng cho các phân xưởng .
- Chỉ huy sản xuất toàn diện (các đơn vị sản xuất chính và sản xuất
phụ trợ).
- Tổ chức chỉ đạo quản lý kho bán thành phẩm ,
- Chỉ đạo theo dõi , điều chỉnh và ban hành thực hiện các định mức lao
động .
. Phó giám đốc kinh doanh
Chỉ đạo xây dựng kế hoạch và tổ chức cung ứng vật tư, nhiên liệu, dụng
cụ từ ngoài về Công ty. Đảm bảo phục vụ sản xuất kịp thời, đồng bộ liên tục.
Xây dựng kế hoạch và tổ chức công tác tiêu thụ sản phẩm, ký kết hợp đồng
tiêu thụ sản phẩm với các cơ quan .
- Đôn đốc các cơ quan cung ứng vật tư và các đơn vị gia công có trách
nhiệm cung cấp hàng gia công cho Công ty. Đảm bảo đúng thời gian,
đúng số lượng, qui cách theo hợp đồng kinh tế đã ký .
- Thường xuyên kiểm tra đôn đốc việc tiêu thụ sản phẩm, tổ chức hội
nghị khách hàng để tìm hiểu thị hiếu người tiêu dùng.
- Tổ chức tốt việc vận chuyển vật tư , thủ tục kiểm tra vật tư nhập vào
Công ty, quản lý các kho tàng, tổ chức thực hiện chế độ xuất nhập
kho, có kế hoạch quản lý vật tư khi nhập về Công ty chống tham ô
mất mát. Hàng quý, năm tổ chức kiểm kê thanh toán vật tư, chỉ đạo
các phòng chức năng về định mức tiêu hao vật tư, xác định vật tư
66
thừa thiếu không để ứ đọng. Tổ chức tốt việc thu hồi phế liệu, phế
phẩm để tận dụng hoặc bán.
3.2. Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban
Tham mưu cho Giám đốc theo đúng chức năng nhiệm vụ chuyên
môn của từng phòng.
. Phòng kế hoạch - vật tư: (gồm 14 người)
- Xây dựng kế hoạch sản xuất, cung ứng vật tư, gia công ngoài.
- Tổ chức và kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch, đảm bảo cho sản
xuất dược tiến hành cân đối, nhịp nhàng, đều đặn trong toàn Công ty.
- Tổ chức và quản lý kho bán thành phẩm vật tư đảm bảo cho dây
chuyền sản xuất dược liên tục.
- Lập kế hoạch hạn mức tiêu hao vật tư - bán thành phẩm, xác định
lượng sử dụng vật tư hàng tháng cho các phân xưởng và các đơn vị
gia công ngoài.
- Liên hệ với các đơn vị để mua vật tư, đặt và nhận gia công các chi
tiết sản phẩm bên ngoài.
Biểu số 2: Tình hình thực hiện kế hoạch thực hiện sản xuất
kinh doanh năm 1999-2000
Chỉ
tiêu
Đơn vị
tính
Năm 1999 Năm 2000
Kế hoạch Thực hiện Kế hoạch Thực hiện
Tổng sản
lượng
Chiếc 199.200 186.012 215.000 131.223
Doanh
thu
1000đ 56.000.00
0
51.406.09
6
50.000.00
0
36.801.55
5
Nộp NS 1000đ 3.962.000 3.050.000 2.619.850 897.000
Phòng tổ chức: (gồm 7 người)
- Bố trí tổ chức sắp xếp lao động cho hợp lý.
- Xây dựng và quản lý quỹ tiền lương .
77
- Xây dựng các định mức lao động, theo dõi thực hiện và điều chỉnh
định mức khi phát hiện thấy bất hợp lý .
- Thực hiện các chế độ chính sách của nhà nước đối với cán bộ nhân
viên.
- Lập kế hoạch tuyển sinh, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ,
tổ chức học và thi nâng bậc cho cán bộ nhân viên. Quản lý hướng
dẫn đoàn học sinh các trường gửi đến thăm quan, thực tập tại Công
ty.
Phòng tiêu thụ sản phẩm: (gồm 21 người)
- Nghiên cứu và tìm hiểu nhu cầu thị trường .
- Thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm .
- Quản lý kho thành phẩm.
Phòng Kế toán –Tài chính: (gồm 7 người)
Giúp Giám đốc về lĩnh vực tài chính, đồng thời có trách nhiệm
trước Nhà nước, theo dõi kiểm tra giám sát tình hình thực hiện kế
hoạch, các chế độ chính sách tài chính trong Công ty.
Phòng Kỹ thuật: (gồm 11 người)
- Giúp Giám đốc nghiên cứu thực hiên các chủ trương và biện pháp về
kỹ thuật dài hạn, ngắn hạn.
- Thiết kế và theo dõi chế thử mặt hàng mới, cải tiến mặt hàng cũ.
- Xây dựng quy trình công nghệ, chế tạo chi tiết sản phẩm .
- Xây dựng và áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật trong Công ty.
Phòng KCS: (gồm 25 người)
- Tổ chức quản lý các dụng cụ đo, mẫu chuẩn và các phương tiện đo
lường, hướng dẫn sử dụng cách bảo quản, tu sửa các dụng cụ kiểm
tra về cơ và điện trong toàn Công ty.
- Kiểm tra chất lượng vật tư, hàng gia công ngoài, các chi tiết và sản
phẩm xuất xưởng theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật .
- Hướng dẫn các phòng ban, phân xưởng trong việc thực hiện hệ thống
quản lý chất lượng ISO –9002.
88
Phòng Hành chính - Tổng hợp: (gồm 8 người)
- Giúp Giám đốc điều hành mọi công việc thuộc phạm vi hành chính
trong nội bộ Công ty.
- Tổ chức thực hiện tốt công tác văn thư, đánh máy, phô tô, theo dõi,
đôn đốc các phòng ban, phân xưởng thực hiện chỉ thị, mệnh lệnh của
Giám đốc .
- Quản lý việc sử dụng con dấu và tổ chức bộ phận lưu trữ, công văn,
giấy tờ.
- Thường trực công tác thi đua của Công ty.
- Tiếp khách và giao dịch với cơ quan bên ngoài Công ty.
- Ngoài ra, còn tổ chức khám phá và chăm sóc sức khoẻ cán bộ nhân
viên trong toàn Công ty.
Phòng Bảo vệ: ( gồm 17 người )
- Thường trực kiểm tra người vào Công ty.
- Tuần tra bảo vệ tài sản của Công ty trong và ngoài giờ sản xuất.
- Chỉ đạo tổ chức ngăn ngừa và chấn áp các vụ gây mất an ninh trật tự
trong Công ty.
- Trông xe cho cán bộ công nhân viên trong Công ty và khách vào liên
hệ công tác với Công ty.
- Thực hiện công tác phòng chống cháy nổ trong toàn Công ty.
3. 3 Nhiệm vụ các phân xưởng:
Toàn Công ty có 6 phân xưởng sản xuất và được phân thành 2 nhóm :
Các phân xưởng sản xuất chính và các phân xưởng sản xuất phụ trợ.
• Nhiệm vụ các phân xưởng sản xuất chính:
Phân xưởng Đột dập: (gồm 65 người):
- Pha cắt tôn lá và tôn Silíc .
- Dập cắt các lá tôn rôto và stato quạt các loại.
- ép tán rôto và stato quạt các loại.
- Dập cắt vuốt hình các chi tiết và phụ kiện khác của chi tiết quạt điện.
99
Phân xưởng Cơ khí: (gồm 111 người)
- Gia công tiện, nguội, khoan, mài các chi tiết quạt .
- Gia công cơ khí hoàn chỉnh nắp trên, nắp dưới quạt trần, xương đế
quạt 400, quạt 300, quạt 250.
- Đúc Roto lồng sóc quạt các loại.
- Đúc các chi tiết quạt bằng nhôm.
Phân xưởng Sơn – mạ - nhựa: (gồm 74 người)
- Mạ kẽm, mạ bóng các chi tiết quạt .
- Hoàn thiện lưới bảo vệ quạt
- Nhuộm cánh quạt bàn 400.
- Sản xuất một số chi tiết bằng nhựa .
- Sơn trang trí bề mặt các chi tiết quạt.
Phân xưởng Lắp ráp: (gồm 160 người)
- Phân xưởng lắp ráp có nhiệm vụ quấn bin, vào bin Stato các loại
quạt.
- Tẩm sấy, lắp ráp hoàn chỉnh các loại quạt.
- Đóng gói nhập kho thành phẩm các loại quạt.
• Các phân xưởng sản xuất phụ trợ:
. Phân xưởng dụng cụ: ( gồm 51 người)
- Sản xuất các loại khuôn mẫu, khuôn đúc áp lực, khuôn ép nhựa,
khuôn đột, sản xuất các gá lắp, các dụng cụ dao cắt, các dụng cụ đo
kiểm phục vụ cho các phân xưởng sản xuất chính .
- Thực hiện các đề tài nghiên cứu, chế thử, cải tiến kỹ thuật theo
chương trình tiến độ kỹ thuật.
- Sửa chữa lớn và phục hồi các loại khuôn gá, dụng cụ đo kiểm trong
toàn Công ty.
Phân xưởng Cơ điện: (gồm 41 người)
1010
- Căn cứ vào lịch xích sửa chữa máy móc thiết bị của Công ty để tổ
chức sửa chữa lớn, vừa các thiết bị trong toàn Công ty.
- Duy tu bảo dưỡng máy móc thiết bị hàng ngày.
- Thiết kế thi công các chi tiết máy dự phòng.
- Thiết kế thi công các máy tự trang, tự chế và lắp đặt vận hành các
máy móc thiết bị mới.
- Quản lý hệ thống điện, nước, sửa chữa nhà xưởng trong toàn Công
ty.
- Thực hiện kiểm tra công tác vệ sinh công nghiệp, an toàn lao động
trong Công ty.
4. Tổ chức bộ máy công tác của công ty Điện cơ Thống Nhất Hà Nội
4.1.Hình thức tổ chức công tác kế toán của công ty.
Công tác kế toán giữ một vị trí quan trọng trong quản lý hoạt động và
sản xuất kinh doanh. Xuất phát từ hoạt động thực tế khách quan trong việc
quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh quản lý tàI sản và thực hiện sử dụng,
công ty ĐIện Cơ Thống Nhất Hà Nội đã áp dụng tổ chức kế toán theo mô hình
tập trung. Hình thức này có ưu điểm đảm bảo sự lãnh đạo thống nhất của kế
toán trưởng cũng như sự chỉ đạo kịp thời của lãnh đạo công ty đối với toàn bộ
hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngoài ra còn thuận tiện trong việc chuyên môn
hoá công việc đối với nhân viên kế toáncũng như việc trang bị các phương tiện
tính toán.
4.2.Tổ chức bộ máy kế toán
Phòng Kế toán - Tài vụ của Công ty thực hiện toàn bộ công tác kế toán
theo mô hình xác định từ khâu thu nhận xử lý chứng từ ghi sổ đến khâu lập báo
cáo tài chính phân tích các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Phòng kế toán tài vụ gồm 8 cán bộ có trình độ chuyên môn kế toán và tài
chính (1 kế toán trưởng và 7 nhân viên kế toán), tổ chức theo sơ đồ:
Sơ đồ 2 : Tổ chức bộ máy kế toán
KẾ TOÁN TRƯỞNG
1111
Nhiệm vụ của từng bộ phận :
- Kế toán trưởng: Tổ chức chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác kế toán,
thống kê thông tin kinh tế ở Công ty, tham gia với Giám đốc về các quyết định
phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh ở Công ty. Phân công chỉ đạo trực
tiếp tất cả các nhân viên kế toán trong Công ty. Có quyền yều cầu các bộ phận
trong Công ty cung cấp đầy đủ kịp thời các tài liệu cần thiết cho công tác kế
toán và kiểm tra kế toán .
- Kế toán tài sản cố định: Hạch toán chi tiết tổng hợp của tài sản cố định,
phản ánh sự biến động và sự hiện có của các loại tài sản trong toàn Công ty.
- Kế toán thanh toán và tiêu thụ: Hạch toán chi tiết tổng hợp tình hình
thu chi tồn quỹ, tiền gửi ngân hàng của Công ty, tổng hợp tình hình thanh toán
nội bộ, hạch toán chi tiết tổng hợp về tình toán tình hình vay vốn lưu động.
Đồng thời hạch toán kế toán về số thành phẩm xuất bán cũng như việc theo dõi
tình hình thanh toán của khách hàng.
- Kế toán tiền lương và bảo hiểm xã hội: Thanh toán tiền lương và các khoản
trích theo lương cho các cán bộ công nhân viên trong Công ty.
- Kế toán vật liệu và dụng cụ: Hạch toán chi tiết tổng hợp vật liệu và dụng cụ.
- Kế toán ngân quỹ: Quản lý số liệu có trong quá trình theo chi quỹ của Công
ty.
- Kế toán ngân hàng và tổng hợp: Theo dõi sự phản ánh hiện có và sự biến
động số tiền gửi ngân hàng.
Kế toán
tập hợp
chi phí và
tính giá
thành
Kế toán
Ngân quỹ
Kế toán
tiêu thụ
và tính
toán
Kế toán
NH và
TH
Kế toán
tiền
lương
Kế toán
VLDC
Kế toán
TSCĐ
1212
4.3. Hình thức kế toán áp dụng tại Công ty
Là một doanh nghiệp Nhà nước tiến hành sản xuất kinh doanh với qui
mô vừa, số lượng nghiệp vụ kinh tế phát sinh hàng ngày. Hiện nay Công ty
đang áp dụng hình thưc kế toán “ Nhật ký chứng từ ” , theo sơ đồ.
Căn cứ vào chứng từ gốc đã được kiểm tra tính hợp lý hợp pháp kế toán,
tiến hành ghi chép vào các sổ theo dõi chi tiết, lập ra các bảng phân bổ, bảng
kê lên nhật ký chứng từ.
1313
Sơ đồ 3: trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chứng từ
Ghi chú: Ghi hàng ngày.
Ghi cuối tháng.
Đối chiếu luân chuyển.
Theo hình thức Nhật ký-Chứng từ, trong quá trình kế toán tổng hợp thành
phẩm và tiêu thụ thành phẩm, kế toán sử dụng các loại sổ sau:
- Bảng tổng hợp tình hình Nhập-Xuất-Tồn kho thành phẩm. Cơ sở để ghi
bảng này là các
chứng từ, hoá đơn, phiếu nhập kho, xuất kho và các chứng từ liên quan khác.
Số liệu trên bảng tổng hợp nhập xuất tồn kho thành phẩm làm cơ sở để
vào Nhật ký- Chứng từ Số 8.
- Bảng kê số 10: Tiêu thụ thành phẩm.
- Bảng kê số 11: Theo dõi tình hình thanh toán của khách hàng.
CHỨNG TỪ GỐC
Thẻ, sổ kế toán chi tiết
Bảng kê
Nhật ký chứng từ
Bảng tổng hợp và chi
tiết
Sổ cái
Báo cáo tài chính
1414
- Sổ chi tiết bán hàng: được mở cho từng loại thành phẩm đã bán hoặc đã
được cuung cấp hay được khách hàng chấp nhân thanh toán.
- Nhật ký – Chứng từ số 8: Là sổ tổng hợp phản ánh tổng quát tình hình xuất
kho và tiêu thụ thành phẩm, tình hình thanh toán với khách hàng và được
cho từng tháng.
- Sổ cái tài khoản: là sổ phân loại (ghi theo hệ thống dùng để hạch toán tổng
hợp. Mỗi tài khoản được phản ánh trên một vài trang theo kiểu ít cột hoặc
nhiều cột)
Cuối tháng(quý) khoá sổ xác định tổng số phát sinhbên Có của các tàI
khoảnvà lấy sổ tổng cộng trên Nhật ký – Chứng từ số 8 làm cơ sở để ghi vào
sổ cái và báo cáo kế toán.
II Thực trạng công tác kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm ở công
ty đIện cơ thống nhất hà nội.
1. Hạch toán thành phẩm.
Từ đặc điểm tình hình thực tế và yêu cầu quản lý thành phẩm ở công ty
Điện cơ Thống Nhất Hà Nội hiện nay là: sản phẩm hoàn thành nhập kho liên
tục. Do đó công ty đã sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên. Bởi vậy, các
nghiệp vụ kinh tế phát sinh hàng ngày được ghi chép trên các chứng từ. Các tài
khoản mà công ty sử dụng để hạch toán thành phẩm hoàn toàn theo chế độ kế
toán hiện hành.
1.1 Đặc điểm thành phẩm
Các loại quạt điện của công ty phải trải qua nhiều giai đoạn sản xuất
phức tạp, mỗi giai đoạn do một phân xưởng đảm nhiệm . Mặt hàng sản xuất và
tiêu thụ chủ yếu là cho các tổ chức thương nghiệp và các cá nhân có nhu cầu sử
dụng. Do vậy việc sản xuất các loại quạt điện phải đạt được các tiêu chuẩn kỹ
thuật nhất định. Vì vậy trước khi đi vào sản xuất cho đến khi đóng gói nhập
kho, thành phẩm luôn luôn được kiểm tra theo dõi chặt chẽ bằng các biện pháp
quản lý sản xuất, bịn pháp kiểm tra tiêu chuẩm kỹ thuật. Những sản phẩm
không đạt yêu cầu phải loại bỏ ngay trên dây chuyền công nghệ để tái tạo lại
sản phẩm. Cho nên các loại quạt điện bán cho khách hàng luôn luôn đảm bảo
yêu cầu và được khách hàng tín nhiệm.
1515
Về mặt tiêu thụ sản phẩm, công ty chỉ xuất bán tại kho của công ty. Phần
thanh toán của khách hàng có thể là trả tiền ngay hay thanh toán chậm. Việc
doanh nghiệp chấp nhận khách hàng trả chậm klà để khuyến khích người tiêu
dùng và chủ trương là để kích cầu.
1.2 Đánh giá thành phẩm
Trong công ty, thành phẩm được quản lý cả về giá trị và hiện vật. Các
cán bộ thống kê, thủ kho tiến hàng theo dõi lượng nhập, xuất, tồn kho thành
phẩm. Giá trị của mỗi loại thành phẩm chỉ được theo dõi trong kế toán tổng
hợp thành phẩm hàng hoá.
Việc dánh giá thành phẩm được tính theo giá thành phẩm sản xuất thực
tế.
• Đối với giá thành thực tế thành phẩm nhập kho kế toán căn cứ vào giá thành
công xưởng thực tế sản xuất ra thành phẩm đó. Do thành phẩm của công ty
khi nhập kho đã có đầy đủ chi phí bao bì bảo quản vì vậy công ty lấy giá
thành công xưởng để tính cho giá nhập kho thành phẩm.
• Đối với thành phẩm xuất kho thành phẩm xuất kho được tính theo bình quân
gia quyền.
Trị giá thực tế của = Số lượng thành phẩm * Đơn giá thực
thành phẩm xuất kho xuất kho tế bình quân
Trong đó:
Trị giá thị trường thành Trị giá thị trường thành
Đơn giá phẩm tồn đầu kỳ + phẩm nhập trong kỳ
thực tế bảo quản =
số lượng thành phẩm số lượng thành phẩm
tồn đầu kỳ + nhập trong kỳ
Ví dụ:
Trị giá vốn thực tế thành phẩm tồn đầu kỳ
Trị giá vốn thực tế nhập trong kỳ
Số lượng thành phẩm tồn trong kỳ
Số lượng thành phẩm nhập trong kỳ
Số lượng thành phẩm xuất trong kỳ
Giá thành định vị thực tế bảo quản cả kỳ
Giá thành thực tế thành phẩm xuất khẩu
1616