Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Hoàn thiện tổ chức thực hiện đề án hỗ trợ thanh niên học nghề tạo việc làm tại tỉnh đoàn Hải Dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.59 KB, 11 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN</b>


  



<b>NGUYỄN THỊ NGỌC BÍCH</b>



<b>HỒN THIỆN TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN</b>



<b>HỖ TRỢ THANH NIÊN HỌC NGHỀ VÀ TẠO VIỆC LÀM</b>


<b>TẠI TỈNH ĐOÀN HẢI DƯƠNG</b>



<b>Chuyên ngành: Quản lý Kinh tế và Chính sách</b>



<i><b>Người hướng dẫn khoa học:</b></i>



<b>PGS. TS. NGUYỄN THỊ NGỌC HUYỀN</b>



<b>.</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>TÓM TẮT LUẬN VĂN</b>



<i>Lý do lựa chọn đề tài: Thanh niên là lực lượng xã hội to lớn, một trong</i>


những nhân tố quan trọng quyết định tương lai, vận mệnh dân tộc. Thanh niên là
người có độ tuổi sung sức nhất về thể chất và phát triển trí tuệ, ln năng động,
sáng tạo, muốn tự khẳng định mình. Song, do tuổi đời cịn trẻ, chưa có bề dầy
kinh nghiệm cuộc sống nên thanh niên cần được sự giúp đỡ, chăm lo của các thế
hệ đi trước và toàn xã hội. Đặc biệt là việc tạo điều kiệ n hỗ trợ, giải quyết việc
làm cho thanh niên để đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực cho sự nghiệp cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.


Nhận thấy sự cần thiết phải hỗ trợ thanh niên trong vấn đề định hướng


nghề nghiệp, dạy nghề, giải quyết việc làm, năm 2008 Trung ương Đoàn Thanh
niên Cộng sản Hồ Chí Minh đã xây dựng và được Chính phủ phê duyệt Đề án
“Hỗ trợ thanh niên học nghề, tạo việc l àm giai đoạn 2008-2015”. Qua 4 năm thực
hiện Đề án đã đạt được một số kết quả to lớn song không đồng đều giữa các địa
phương, nhất là việc tổ chức thực hiện Đề án ở các tỉnh, thành Đồn cịn nhiều
bất cập, kém hiệu quả, không theo kịp sự phát triển kinh tế - xã hội ở các địa
phương, chưa đạt được một số mục tiêu đề ra trong Đề án.


Tại Tỉnh Đoàn Hải Dương, Đề án đã được triển khai bài bản tới các cấp bộ
Đoàn, số lượng thanh niên được hỗ trợ, tạo việc làm tăng lên đáng kể, nhiều hoạt
động của Đoàn Thanh niên đã tuyên truyền rộng rãi tới hàng ngàn thanh niên
trong việc chọn nghề, lập nghiệp của mình. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện
Đề án tại Hải Dương còn nhiều vấn đề đặt ra như: Việc lựa chọn nội dung triển
khai chưa sát, công tác chuẩn bị triển khai đề án còn lúng túng, bộ máy thực hiện
chưa đủ mạnh, chất lượng đào tạo nghề chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra, công tác
truyền thông chưa tốt, sự vào cuộc của chính quyền, một số ban ngành chưa tích
cực, một số nội dung của đề án khó đánh giá, tính khả thi không cao.


<i><b>Từ những luận cứ nêu trên tôi lựa chọn đề tài “Hoàn thiện tổ chức thực hiện</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

làm luận văn tốt nghiệp, với mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào việc thực
hiện Đề án hỗ trợ thanh niên học nghề, tạo việc làm trong giai đoạn hiện nay ở
tỉnh Hải Dương đạt hiệu quả cao hơn.


<i>Tình hình nghiên cứu liên quan đến Đề tài: Trong những năm gần đây,</i>


vấn đề việc làm, giải quyết việc làm nói chung, giải quyết việc làm cho thanh
niên nói riêng được nhiều tổ chức, cá nhân quan tâm nghiên cứu.


Các đề tài nghiên cứu trên đã làm rõ cơ sở lý luận, phân tích thực trạng liên


quan đến giải quyết việc làm cho thanh niên, vai trị vị trí của thanh niên, tiềm
năng to lớn của lao động thanh niên và sự cần thiế t giúp thanh niên lập thân, lập
nghiệp. Từ đó tác giả đề xuất các giải pháp, nhất là có kiến nghị với Nhà nước và
các tổ chức chính trị xã hội hỗ trợ thanh niên học nghề và tạo việc làm góp phần
sử dụng hiệu quả nguồn lao động thanh niên.


Tuy nhiên, các nghiên cứu trên chưa đề cập đến nghiên cứu việc tổ chức
thực hiện một chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên, cụ thể qua sưu tầm
tài liệu chưa có một đề tài nào nghiên cứu về tổ chức thực hiện Đề án hỗ trợ
thanh niên học nghề và tạo việc làm như nội d ung của Đề tài.


Vì vậy, đề tài lần này đặt ra nội dung nghiên cứu hoàn thiện tổ chức thực
hiện Đề án hỗ trợ thanh niên học nghề và tạo việc làm tại Tỉnh Đoàn Hải Dương
đến năm 2015, đồng thời chú trọng giải pháp để thực hiện đề án về vấn đề việc
làm và giải quyết việc làm cho thanh niên Hải Dương đạt kết quả cao hơn.


<i>Mục tiêu nghiên cứu: Xác định khung lý thuyết cho nghiên cứu quá trình tổ</i>


chức thực hiện Đề án. Làm rõ được thực trạng, xác định được những ưu điểm, hạn
chế, nguyên nhân của những hạn chế trong tổ chức thực hiện Đề án giai đoạn
2008-2012. Đề xuất giải pháp hoàn thiện tổ chức thực hiện Đề án hỗ trợ thanh niên
học nghề, tạo việc làm tại Tỉnh Đoàn Hải Dương đến năm 2015.


<i>Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:</i>


<i><b>- Đối tượng nghiên cứu: Tổ chức thực hiện Đề án hỗ trợ thanh niên học</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<i><b>- Phạm vi nghiên cứu</b></i>


<i>+ Về nội dung: Tập trung nghiên cứu tổ chức thực hiện Đề án hỗ trợ thanh</i>


niên học nghề, tạo việc làm của Tỉnh Đồn Hải Dương theo q trình hoạt động.


<i>+ Về thời gian: * Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ 2008-2012.</i>


* Giải pháp đề xuất thực hiện từ nay cho đến hết năm 2015.


<i>Kết cấu của luận văn gồm 3 chương:</i>


<b>Chương 1: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm tổ chức thực hiện Đề án hỗ trợ</b>


<b>thanh niên học nghề và tạo việc làm.</b>


<b>1.1. Thanh niên với học nghề và tạo việc làm</b>


Tác giả đã nêu một số khái niệm về thanh niên, học nghề, việc làm, đặc
điểm của thanh niên và lao động thanh niên, làm rõ các nhóm đối tượng thanh
niên tham gia vào thị trường lao động. Khái qt mơ hình hình thành tiềm năng
lao động cá nhân của thanh niên và mơ hình về trình độ nghề nghiệp của thanh
niên; phân tích làm rõ thanh niên với học nghề và nhu cầu hỗ trợ học nghề của
thanh niên. Thanh niên với việc làm và nhu cầu hỗ trợ tạo việc làm của thanh
niên. Sự cần thiết khách quan phải hỗ trợ thanh niên học nghề và tạo việc làm của
Đảng, Nhà nước, Đoàn thanh niên. Và ý nghĩa của việc hỗ trợ thanh niên học
nghề và tạo việc làm.


<b>1.2. Đề án hỗ trợ thanh niên học nghề và tạo việc làm</b>


Tác giả nêu sự ra đời của Đề án, cơ sở pháp lý, thực tiễn xây dựng Đề án:
Giới thiệu về mục tiêu của Đề án; các nguyên tắc thực hiện mục tiêu của Đề án;
các bộ phận cấu thành của Đề án bao gồm:



<i>- Xây dựng và triển khai Dự án “ Truyền thông nâng cao nhận thức của</i>


<i>thanh niên và xã hội về học nghề, lập nghiệp”.</i>


<i>- Xây dựng và triển khai Dự án “ Tư vấn hỗ trợ thanh niên khởi sự doanh</i>


<i>nghiệp và lập nghiệp”.</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

- Phối hợp xây dựng các cơ chế, chính sách khuyến khích học nghề và tạo
việc làm cho mọi đối tượng, trong đó chú trọng tập trung vào việc hỗ trợ thanh
niên vay vốn, lập nghiệp.


- Chương trình giám sát, đánh giá việc thực hiện các chính sách của Nhà
nước về học nghề và tạo việc làm cho thanh niên.


1.3. Tổ chức thực hiện Đề án hỗ trợ thanh niên học nghề và tạo việc làm


Tác giả nêu khái niệm, mục tiêu tổ chức thực hiện Đề án và qu á trình tổ
chức thực hiện: giai đoạn chuẩn bị triển khai (Xây dựng bộ máy, lập kế hoạch
triển khai, ra văn bản hướng dẫn, tổ chức tập huấn); giai đoạn chỉ đạo thực hiện
(Truyền thông và tư vấn, triển khai các kế hoạch, tạo động lực, vận hành ngân
sách, phối hợp các cơ quan, ban , ngành, xây dựng hệ thống dịch vụ hỗ trợ) và
giai đoạn kiểm soát sự thực hiện (Xây dựng hệ thống thông tin phản hồi, giám
sát, đánh giá sự thực hiện, điều chỉnh, đưa ra sáng kiến hoàn thiện, đổi mới ).


<b>1.4. Các điều kiện để thực hiện thành công Đề án hỗ trợ thanh niên</b>


<b>học nghề và tạo việc làm</b>


Tác giả đã đưa ra các điều kiện để thực hiện thành cơng Đề án đó là: Đề án


phải được xây dựng trên cơ sở khoa học và thực tiễn ; có bộ máy đủ mạnh để thực
hiện; có sự quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện của lãnh đạo Tỉnh ủy, Ủy ban nhân
dân tỉnh, sự phối hợp chặt chẽ của các sở, ngành liên quan; xây dựng được niềm
tin, hiệu ứng mạnh mẽ đối với xã hội, nhất là sự hưởng ứng của thanh niên và
được cấp đủ kinh phí thực hiện Đề án.


<b>1.5. Kinh nghiệm của một số Tỉnh Đoàn trong thực hiện Đề án hỗ trợ</b>
<b>thanh niên học nghề và tạo việc làm ; bài học cho Tỉnh Đồn Hải Dương</b>


<b>Chương 2: Phân tích thực trạng tổ chức thực hiện Đề án hỗ trợ thanh</b>


<b>niên học nghề và tạo việc làm tại Tỉnh Đoàn Hải Dương giai đoạn 2008 - 2012</b>
<b>2.1. Thực trạng học nghề và việc làm của Thanh niên Hải Dương</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

Tác giả cũng giới thiệu khái quát về thanh niên, thực trạng học nghề, thực
trạng việc làm của Thanh niên Hải Dương. Giới thiệu về Tỉnh Đoàn Hải Dương,
về cơ cấu tổ chức bộ máy và chức năng nhiệm vụ.


<b>2.2. Đề án hỗ trợ thanh niên học nghề và tạo việc làm được thực hiện ở</b>


<b>tỉnh Hải Dương</b>


Tác giả nêu kết quả đạt được trong triển khai thực hiện Đề án tại Hải
<i>Dương thông qua các dự án: Dự án “Truyền thông nâng cao nhận thức của</i>
<i>thanh niên và xã hội về học nghề, lập nghiệp”; Dự án“Tư vấn, hỗ trợ thanh niên</i>
<i>khởi sự doanh nghiệp và lập nghiệp”; Dự án “ xây dựng, nâng cấp Trung tâm giới</i>
<i>thiệu việc làm thanh niên”, kết quả phối hợp Sở Lao động- Thương binh và Xã hội</i>


thực hiện hỗ trợ thanh niên vay vốn học nghề, lập nghiệp và chương trình giám
sát, đánh giá việc thực hiện các chính sách của Nhà nước về hỗ trợ thanh niên


học nghề và tạo việc làm.


<b>2.3. Tổ chức thực hiện Đề án hỗ trợ thanh niên học nghề và tạo việc</b>
<b>làm tại Hải Dương</b>


Trong phần này, tác giả đưa ra kết quả thực hiện các bước trong 3 giai đoạn
tổ chức thực hiện Đề án hỗ trợ thanh niên học nghề và tạo việc tại Hải Dương


- Giai đoạn chuẩn bị triển khai đề án:
+ Xây dựng bộ máy tổ chức thực hiện
+ Lập kế hoạch triển khai


+ Ra văn bản hướng dẫn
+ Tổ chức tập huấn


<b>- Giai đoạn chỉ đạo thực hiện đề án :</b>
+ Truyền thông và tư vấn


+ Triển khai các kế hoạch
+ Tạo động lực


+ Vận hành ngân sách


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

- Giai đoạn kiểm soát sự thực hiện đề án:
+ Xây dựng hệ thống thông tin phản hồi
+ Giám sát, đánh giá sự thực hiện
+ Điều chỉnh


+ Đưa ra các sáng kiến hoàn thiện, đổi mới.



<b>2.4. Đánh giá tổ chức thực hiện Đề án hỗ trợ thanh niên học nghề tạo</b>


<b>việc làm tại Tỉnh Đoàn Hải Dương</b>


Tác giả đã đánh giá theo các tiêu chí về: Tính phù hợp, tính hiệu lực, tính hiệu
quả và tính bền vững của Đề án; phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, xác định
nguyên nhân của điểm yếu để làm cơ sở đưa ra các giải pháp hoàn thiện tổ chức thực
hiện Đề án hỗ trợ thanh niên học nghề và tạo việc là m tại Tỉnh Đoàn Hải Dương.


<b>Chương 3: Các giải pháp hoàn thiện tổ chức thực hiện Đề án hỗ trợ thanh</b>


<b>niên học nghề và tạo việc làm tại Tỉnh Đoàn Hải Dương đến năm 2015</b>


<b>3.1. Phương hướng hoàn thiện tổ chức thực hiện Đề án hỗ trợ thanh</b>


<b>niên học nghề và tạo việc làm tại Tỉnh Đoàn Hải Dương</b>


<i>* Tác giả nêu rõ quan điểm của Đảng, Nhà nước về vấn đề hỗ trợ thanh</i>
<i>niên học nghề và tạo việc làm và mục tiêu Đề án được triển khai tạ i tỉnh Hải</i>


<i>Dương đến năm 2015 là:</i>


<i>a. Mục tiêu chung</i>


- Đẩy mạnh công tác truyền thông hỗ trợ thanh niên nâng cao nhận thức về
nghề nghiệp, việc làm. Tăng cường công tác tập huấn nâng cao năng lực cho đội
ngũ cán bộ Đoàn.


- Phối hợp xây dựng chính sách hỗ trợ thanh niên học nghề và tạo việc
làm. Đặc biệt là thực hiện các chương trình tín dụng đối với thanh niên. Góp


phần giải quyết việc làm cho thanh niên, nâng cao nguồn nhân lực cho tỉnh.


- Nâng cao năng lực các trung tâm giới thiệu việc làm và các cơ sở dạy
nghề của tỉnh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

<i>b. Mục tiêu cụ thể</i>


Căn cứ vào kết quả đạt được và mục tiêu bổ sung theo chỉ đạo của Trung
ương Đoàn, Ban điều hành xác định những mục tiêu cụ thể sau:


- Tập huấn cho ít nhất 300 lượt cán bộ Đồn các cấp về nghề nghiệp, việc làm.
- Đảm bảo hoàn thành mục tiêu 75% thanh niên được thường xuyên tiếp
cận các thông tin về nghề nghiệp, việc làm vào năm 2015 .


- Phổ biến kiến thức cho 100% thanh niên có nhu cầu khởi sự doanh
nghiệp và lập nghiệp. Tổ chức đào tạo tập trung cho 2 vạn lượt thanh niên.


- Hoàn thành việc tuyển chọn và xây dựng mạng lưới 50 giảng viên nguồn
của đề án vào năm 2015.


- Đầu tư nâng cấp các trung tâm giới thiệu việc làm của tỉnh. Đưa vào hoạt
động trung tâm hỗ trợ thanh niên công nhân và lao động trẻ thuộc Tỉnh Đoàn Hải
Dương quản lý.


- Hỗ trợ tạo điều kiện cho thanh niên vay vốn học nghề, vay vốn đi xuất
khẩu lao động, vay giải quyết việc làm, cho học sinh, sinh viên vay từ các
chương trình của Ngân hàng chính sách xã hội với tổng dư nợ vào cuối năm 2015
là 2.000 tỷ đồng.


<i>* Hoàn thiện các bộ phận cấu thành của Đề án</i>



<i>- Dự án “Truyền thông nâng cao nhận thức của thanh niên và xã hội về</i>


<i>học nghề, lập nghiệp”.</i>


<i>- Dự án “Tư vấn, hỗ trợ thanh niên khởi sự doanh nghiệp và lập nghiệp”.</i>
- Tiếp tục tham mưu thực hiện Dự án “Nâng cấp Trung tâm hướng nghiệp,
dạy nghề và các trung tâm giới thiệu việc làm của tỉnh”.


- Thực hiện có hiệu quả các chương trình hỗ trợ thanh niên được vay vốn
học nghề, lập nghiệp. Tập trung vào 4 nhóm vấn đề trong Đề án đã nêu.


- Chương trình “Giám sát, đánh giá việc thực hiện các chính sách của Nhà
nước về học nghề và tạo việc làm cho thanh niên”.


<i>* Phương hướng hoàn thiện tổ chức thực hiện Đề án hỗ trợ thanh niên học</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

- Lựa chọn nội dung đề án để tổ chức thực hiện phù hợp với tỉnh Hải Dương
- Nâng cao năng lực, tính đồng bộ, trách nhiệm của Ban điều hành đề án
và các cấp bộ Đồn trong q trình chỉ đạo tổ chức thực hiện Đề án.


- Ban Thường vụ Tỉnh Đồn tích cực, kiên trì tham mưu với Tỉnh ủy, Hội
đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh thống nhất chủ trương triển khai Đề án trên
địa bàn tỉnh.


- Tăng cường sự phối hợp của Tỉnh Đoàn với các cấp, các ngành phát huy
sức mạnh tổng hợp, tạo ra sự thống nhất chung trong công tác chỉ đạo, hướng
dẫn, điều hành.


- Thường xuyên kiểm tra đơn đốc, nắm bắt tình hình để chỉ đạo tổ chức


thực hiện đề án.


- Thường xuyên khen thưởng các tập thể, cá nhân thực hiện tốt Đề án.
Định kỳ tổ chức các hoạt động tôn vinh, khen thưởng “Doanh nhân trẻ tiêu biểu”
“Người thợ trẻ tuổi” “Mơ hình thanh niên lập nghiệp”.


- Tăng cường các nguồn lực về ngân sách của các cấp, các ngàn h để thực
hiện đề án.


<b>3.2. Một số giải pháp hoàn thiện tổ chức thực hiện Đề án hỗ trợ thanh</b>
<b>niên học nghề và tạo việc làm tại Tỉnh Đoàn Hải Dương.</b>


Trên cơ sở các điều kiện để tổ chức thành công Đề án đã được nêu ở
chương 1, thực trạng, nguyên nhân và những điểm yếu đã được phân tích ở
chương 2, tác giả đã đưa ra một số giải pháp hoàn thiện tổ chức thực hiện Đề án
về công tác chuẩn bị triển khai Đề án, công tác chỉ đạo thực hiện Đề án và việc
kiểm soát sự thực hiện.


<b>3.3. Kiến nghị điều kiện để thực hiện giải pháp.</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

<b>KẾT LUẬN</b>



Luận văn nghiên cứu tổ chức thực hiện Đề án hỗ trợ thanh niên học nghề
và tạo việc làm tại tỉnh Đoàn Hải Dương được xem xét xuất phát từ vấn đề về
kinh tế để giải quyết vấn đề xã hội. Việc hỗ trợ thanh niên học nghề và tạo việc
làm được đặt trong chiến lượ c tổng thể về kinh tế xã hội của đất nước; trong
chiến lược phát huy nguồn lực con người gắn với khai thác, đào tạo, bồi dưỡng
nguồn nhân lực trẻ đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới đất nước. Xem xét
vấn đề tổ chức thực hiện Đề án tại tỉnh Hải Dương từ n ghiên cứu lý thuyết, phân
tích thực trạng, làm cơ sở đề ra các giải pháp phù hợp với tình hình mới, với đặc


thù của thanh niên và tỉnh Hải Dương.


Các giải pháp cơ bản nêu trong luận văn đều đã được xem xét để phù hợp
với tình hình mới, với đặc thù đối tượ ng thanh niên và có thể triển khai hiệu quả
Đề án tại Tỉnh Đồn Hải Dương. Trong đó giải pháp về truyền thông, nâng cao
nhận thức về nghề nghiệp việc làm cho toàn xã hội và cho thanh niên là giải pháp
quan trọng. Trong tình hình mới nhận thức, hiểu biết về nhu cầu lao động, về lựa
chọn nghề nghiệp, về cơ cấu lao động trong xu thế đổi mới kinh tế có tác động
rất lớn tới thị trường lao động. Đây được coi là giải pháp để đổi mới về nhận
thức, về tư duy của xã hội và người lao động để tránh tình trạng “thừa thầ y, thiếu
thợ” như hiện nay.


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11></div>

<!--links-->

×