Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

MỘT SỐ Ý KIẾN HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY TNHH BẢO LÂM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.82 KB, 9 trang )

MỘT SỐ Ý KIẾN HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI
CÔNG TY TNHH BẢO LÂM
I. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY
TNHH BẢO LÂM.
1. Những ưu điểm.
Trong những năm vừa qua, Công ty TNHH Bảo Lâm đã không ngừng cải
thiện công tác hạch toán tài sản cố định nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản
cố định trong quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty. Vì vậy việc sử dụng tài
sản cố định đã được cải thiện đáng kể, năng suất lao động đã tăng, khả năng
cung ứng cho khách hàng cũng tăng đó cũng là tiền đề tạo điều kiện cho lợi
nhuận của công ty tăng lên.
- Thứ nhất: Trong phân loại tài sản cố định
+ Theo nguồn hình thành: giúp Công ty có biện pháp khai thác các nguồn
vốn kiểm tra theo dõi tình hình thanh toán, chi trả các khoản vay nợ đúng hạn.
Mặt khác giúp cho kế toán biết chính xác nguồn hình thành của từng loại tài sản
cố định để hạch toán và trích lập khấu hao được chính xác.
+ Theo đặc trưng kỹ thuật: Với cách phân loại này cho biết kết cấu của tài
sản cố định sử dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Số tài sản cố định
hiện đang sử dụng bao gồm những nhãn tài sản cố định nào theo đặc trưng kỹ
thuật. Từ đó căn cứ vào nhu cầu nhiệm vụ của sản xuất kinh doanh của công ty
trong từng thời kỳ có phương hướng đầu tư tài sản cố định một cách đứng đắn
đạt hiệu quả cao nhất trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Thông qua cách phân loại này giúp cho công tác quản lý tài sản cố định ở
công ty được chi tiết, chặt chẽ và cụ thể , có biện pháp đầu tư và sử dụng tài sản
cố định có hiệu quả cao phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh ở Công ty.
- Thứ 2: Trong công tác kế toán tổng hợp tăng, giảm tài sản cố định
Trong Công ty TNHH Bảo Lâm, mọi trường hợp tăng, giảm tài sản cố định
đều được thực hiện theo đúng các quy định của Nhà nước, của ngành, đảm bảo
có đỳ đủ các chứng từ hợp lý, hợp lệ về mua sắm, nhượng bán, thanh lý tài sản
cố định …
Các nghiệp vụ phát sinh về tăng, giảm tài sản cố định đều được phản ánh


kịp thời trên các sổ sách kế toán thích hợp.
- Thứ 3: Công tác quản lý tài sản cố định và vốn.
Công tác quản lý tài sản và vốn là công tác hết sức phức tạp và khó khăn
mặc dù vậy công ty vẫn thực hiện sự bảo toàn vốn trong quá trình hoạt động,
không những vậy mà vốn kinh doanh của Công ty không ngừng tăng sau mỗi kỳ
hoạt động.
Công tác quản lý tài sản cố định ở Công ty được thực hiện chặt chẽ và
nghiêm túc do vậy không để xảy ra hiện tượng mất và thất thoát tài sản.
Đây là thành tích không chỉ riêng của phòng kế toán mà còn có sự đóng
góp của toàn bộ cán bộ công nhân viên trong ý thức giữ gìn và bảo quản của
công.
2. Những tồn tại và hạn chế trong công tác quản lý tài sản cố định tại
Công ty TNHH Bảo Lâm.
Với quy mô hiện nay của Công ty, cơ cấu tổ chức quản lý nói chung và bộ
máy kế toán nói riêng đã di vào nề nếp, hoạt động có hiệu quả và hợp lý. Hiệu
quả của công tác kinh doanh ngày càng phát triển song bên cạnh những kết quả
đạt được công tyvẫn còn những vấn đề tồn tại trong hạch toán, quản lý và sử
dụng tài sản cố định cần được khắc phục.
- Thứ nhất: Trong công tác sửa chữa tài sản cố định
Thông thường công tác sửa chữa lớn tài sản cố định ở Công ty TNHH Bảo
Lâm đều được thuê ngoài. Do đó công ty sẽ không thực hiện lập kế hoạch trích
trước chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định vào chi phí sản xuất kinh doanh trong
kỳ nên toàn bộ chi phí sửa chữa lớn này phất sinh ở các kỳ kế toán nào được
hạch toán trực tiếp vào các đối tượng chụi chi phí của các bộ phận có tài sản cố
định sửa chữa lớn. Do vậy ảnh hưởng đến chi tiêu giá thành sản xuất tromg kỳ
làm cho giá thành không ổn định giữa các kỳ kinh doanh, ảnh hưởng không tốt
đến sự hoạt động kinh doanh của đơn vị.
-Thứ hai : Bảng tính và phân bổ khấu hao chưa thể hiện được số khấu hao
đã trích quý trước, số khấu hao tăng trong quý, số khấu hao giảm trong quý mà
chỉ biết được ố kháu hao trích trong quý.

- Thứ ba: Hiện nay hệ thống cơ sở vật chất cho việc tổ chức công tác kế
toán trong Công ty là khá hiện đại với giàn máy vi tính mới nhưng Công ty vẫn
chưa áp dụng kế toán máy vào công tác kế toán để nâng cao khả năng cung cấp
thông tin kịp thời cho nhà quản lý, giảm thiểu công tác kế toán.
II. MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN HƠN CÔNG
TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH Ở CÔNG TY TNHH BẢO LÂM.
Xuất phát từ những vấn đề trên, để đám bảo tính hợp lý và hiệu quả của
công tác hạch toán, quản lý tài sản cố định. Qua thời gian thực tập tại Công ty
TNHH Bảo Lâm em đã tìm hiểu đi sâu nghiên cứu thực tế tại Công ty, em xin
đưa ra một số ý kiến chủ quan của mình nhằm góp phần hoàn thiện hơn việc tổ
chức hạch toán tài sản cố định của Công ty.
- Thứ nhất: Để khắc phục những hạn chế trong công tác quản lý và sử
dụng tài sản cố định ở Công ty TNHH Bảo Lâm và hai phương pháp phân loại
tài sản cố định. Theo em, công ty nên áp dụng thêm cách phân loại tài sản cố
định theo tình hình sử dụng. Theo cách phân loại này tài sản cố định chia thành:
- Tài sản cố định đang dùng
- Tài sản cố định chưa cần dùng
- Tài sản cố định không cần dùng chờ sử lý
Với cách phân loại này Công ty sẽ biết chính xác tài sản cố định nào đang
tham gia vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, tài sản cố định nào chưa
từng có ở kho từ đó có kế hoạch hoạt độngsử dụng vào hoạt động sản xuất kinh
doanh, phát huy hiệu quả kinh tế, đồng thời có những biện pháp xử lý những tài
sản cố định không cần dùng cũ nát nằm tồn trong kho như nhượng bán, thanh lý
kịp thời tài sản cố định ấy. Từ đó tiết kiệm được chi phí bảo quản và kho không
bị ứ đọng vốn thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh được tốt hơn.
- Thứ hai: Về công tác sửa chữa tài sản cố định
Việc sủa chữa lớn tài sản cố định ở Công ty TNHH Bảo Lâm hiện nay
(toàn bộ chi phí sửa chữa lớn đều được hạch toán trực tiếp vào các đối tượng bộ
phận chụi chi phí trong kỳ) điều này ảnh hưởng đến chỉ tiêugiá thành sản phẩm.
Để khắc phục vấn đề này Công ty thực hiện công tác trích trước chi phí sửa

chữa lớn tài sản cố định vào chi phí sản xuất trong kỳ của các bộ phận sử dụng
tài sản cố định
Công tác trích trước chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định có thể được thực
hiện qua sơ đồ sau:
TK 241 (241.3) TK 335 TK 627,641,642
Chi phí chữa lớn Trích trước CP sửa chữa lớn
TSCĐ phát sinh hàng kỳ kế toán
Việc thực hiện công tác trích trước chi phí sửa chữa tài sản cố định được
dựa trên kế hoạch sửa chữa lớn tài sản cố định của công ty. Việc trích trước này
được thực hiện ở các kỳ kế toán trong 1 niên độ kế toán.
Đến cuối niên độ kế toáncăn cứ vào chi phí sửa cgữa lớn thực tế phát sinh
và số đã trích trước kế toán có nghĩa vụ điều chỉnh cho phù hợp.
Nếu chi phí trích trước sửa chữa lớn tài sản cố định nhỏ hơn chi phí thực
tế phát sinh (kế toán ghi tăng chi phí hạch toán toàn bộ hoặc phân bổ dần vào
chi phí trong kỳ)
Nếu chi phí trích trước sửa chữa lớn tài sản cố định lớn hơn chi phí thực tế
phát sinh kế toán sẽ điều chỉnh giảm chi phí kinh doanh trong kỳ.
Với công tác trích trước chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định này sẽ làm ổn
định tình hình giá thành sản xuất giữa các kỳ, đảm bảo tính ổn định của sản xuất
kinh doanh.
- Thứ ba: Với điều kện là một Công ty có quy mô lớn, trang thiết bị hiện
đại Công ty có thể áp dụng phần mềm kế toán máy đẻ tăng cường công tác quản
lý của Công ty giúp nhà quản lý nắm bắt kịp thời về biến động của Công ty để
Công ty điều hành quản lý được nâng cao.
- Thứ tư: về tài khoản ngoài bảng Công ty nên đăng ký sử dụng các tài
khoản ngoại bảng để theo dõi riêng các hoạt động khi phát sinh các nghiệp vụ
thuê hoạt động có thể có trong tương lai và mở TK 009 để theo dõi và sử dụng
nguồn vốn khấu hao một cách hợp lý.
Khi trích khấu hao ở các bộ phận sử dụng tài sản cố định trong công ty kế
toán thực hiện bút toán

Nợ TK 627
Nợ TK 641, 642
Có TK 214
Khi thực hiện việc trích khấu hao này công ty đồng thời nên thực hiện việc
ghi đơn trên TK 009
Ghi đơn Nợ TK 009
Và khi sử dụng nguồn vốn khấu hao thì đồng thời với bút toán
Nợ TK 214
Có TK liên quan
Kế toán ghi đơn Có TK 009
Từ đó có thể theo dõi một cách chi tiết hơn việc trích khấu hao trong Công
ty và tình hình sử dụng vốn khấu hao.
KẾT LUẬN
Tài sản cố định là tư liệu lao động quan trọng, là một lĩnh vực lớn đối
với các doanh nghiệp. Làm sao để sử dụng, quản lý, hạch toán tài sản cố định
tốt là một vấn đề quan trong với bất kỳ một doanh nghiệp nào. Mục đích của
bào viết này là vận dụng lý luận về kế toán tài sản cố định vào thực tiễn của

×