Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Chinh phục cơ chế di truyền cấp độ phân tử luyện thi THPT quốc gia phần 1 | Lớp 12, Sinh học - Ôn Luyện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.89 KB, 15 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

2 - Chinh phục Cơ chế di truyền cấp độ phân tử - Phần 1


<b>Câu 1. Một gen thực hiện 2 lần phiên mã đã đòi hỏi môi trường cung cấp ribônuclêôtit các loại : A=400, </b>
U=360, G=240, X= 480. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen:


<b>A. A= 200, T=180; G= 120; X=240 </b>
<b>B. T= 200; A=180; X=120; G=240 </b>
<b>C. A = T = 380; G = X = 360 </b>
<b>D. A= 360; T=400; X=240; G=480 </b>


<b>Câu 2. Dạng thông tin di truyền được trực tiếp sử dụng trong tổng hợp prôtêin là: </b>
<b>A. mARN </b>


<b>B. tARN </b>
<b>C. rARN </b>
<b>D. ADN </b>


<b>Câu 3. Vì sao trên mỗi chạc chữ Y chỉ có 1 mạch của phân tử ADN được tổng hợp liên tục còn mạch kia </b>
tổng hợp gián đoạn?


<b>A. Do 2 mạch khn có cấu trúc ngược chiều nhưng ADN-pôlimeraza chỉ xúc tác tổng hợp 1 chiều nhất </b>
định


<b>B. Sự liên kết các nu- trên 2mạch diễn ra không đồng thời </b>
<b>C. Do giữa 2 mạch có nhiều liên kết bổ sung khác nhau </b>
<b>D. Do trên 2 mạch khn có 2 loại en zim khác nhau xúc tác </b>


<b>Câu 4. Một gen có A/X = 70% và số liên kết Hidro là 4400, mang thơng tin mã hóa cho phân tử Protein </b>
sinh học có khối lượng 49800 đvC. Gen này có đặc điểm:


<b>A. có thể có mặt ở tất cả các sinh vật </b>


<b>B. Chỉ có ở sinh vật nhân nguyên thủy</b>


<b>C. Chỉ có mặt ở sinh vật chưa có cấu tạo tế bào </b>
<b>D. Chỉ có ở sinh vật nhân chuẩn </b>


<b>Câu 5. Một gen có chiều dài 0,4080μm. Trong quá trình dịch mã đã tổng hợp nên một chuỗi pơlipeptít có </b>
398 axitamin. Đây là gen của nhóm sinh vật nào là hợp lí nhất.


<b>A. Lưỡng cư </b>
<b>B. Chim </b>
<b>C. Thú </b>
<b>D. Vi khuẩn </b>


<b>Câu 6. Phân tử ADN ở vi khuẩn E.coli chỉ chứa N</b>14<sub> phóng xạ. Nếu chuyển E.coli này sang mơi trường chỉ </sub>


có N15<sub> thì sau 4 lần sao chép sẽ có bao nhiêu phân tử ADN chứa hồn tồnN</sub>15<sub>? </sub>


<b>A. Có 2 phân tử ADN. </b>
<b>B. Có 14 phân tử ADN.</b>
<b>C. Có 4 phân tử ADN. </b>
<b>D. Có 16 phân tử ADN.</b>


<b>Câu 7. Một gen ở sinh vật nhân thực , phiên mã tạo được tối đa 120 loại mARN. Gen có số đoạn Êxon là: </b>
<b>A. 5 </b>


<b>B. 8 </b>
<b>C. 7 </b>
<b>D. 10 </b>


<b>Câu 8. Chuyển đoạn tương hỗ giữa hai NST không tương đồng số 2 và số 5 xảy ra ở một nhóm tế bào sinh</b>


tinh khi giảm phân sẽ cho ra cả giao tử bình thường và giao tử có chuyển đoạn. Biết q trình giảm phân
diễn ra bình thường và khơng có trao đổi chéo. Tính theo lý thuyết tỉ lệ loại giao tử có cả hai nhiễm sắc thể
chuyển đoạn là:


<b>A. 75% </b>
<b>B. 25% </b>
<b>C. 50% </b>
<b>D. 20% </b>


<b>Câu 9. Dạng axit nucleic nào dưới đây là phân tử di truyền cho thấy có ở cả 3 nhóm: vi rút, procaryota </b>
(sinh vật nhân sơ), eucaryota (sinh vật nhân thực)?


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>C. ADN sợi đơn thẳng </b>
<b>D. ADN sợi đơn vòng </b>


<b>Câu 10. Một phân tử ADN ở sinh vật nhân thực khi thực hiện nhân đơi một lần có 100 đoạn Okazaki và </b>
120 đoạn mồi. Số đơn vị tái bản của ADN này là


<b>A. 20 </b>
<b>B. 2 </b>
<b>C. 10 </b>
<b>D. 12 </b>


<b>Câu 11. Trong quá trìn tái bản của ADN, ở mạch bổ sung thứ 2 được tổng hợp từng đoạn ngắn gọi là các </b>
đoạn okazaki. Các đoạn okazaki ở tế bào vi khuẩn dài trung bình từ :


<b>A. 1000 – 1500 Nuclêôtit </b>
<b>B. 1000 – 2000 Nuclêôtit </b>
<b>C. 2000 – 3000 Nuclêôtit </b>
<b>D. 2000 – 4000 Nuclêôtit </b>



<b>Câu 12. Trong q trình nhân đơi ADN, có một mạch ADN mới được tổng hợp liên tục và một mạch được</b>
tổng hợp từng đoạn ngắn ngược với chiều phát triển của chạc chữ Y. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này
là do mạch mới được tổng hợp


<b>A. theo chiều 3’ đến 5’. </b>


<b>B. ngược chiều dịch chuyển của enzim tháo xoắn. </b>
<b>C. theo chiều dịch chuyển của enzim tháo xoắn. </b>
<b>D. theo chiều từ 5’ đến 3’. </b>


<b>Câu 13. Nguyên tắc giữ lại một nửa trong cơ chế tự nhân đôi của ADN có nghĩa là trong mỗi phân tử </b>
ADN con


<b>A. có một đoạn là của ADN mẹ cịn đoạn kia là mới được tổng hợp. </b>
<b>B. có một mạch của ADN mẹ còn mạch kia là mới được tổng hợp. </b>


<b>C. các cặp nuclêôtit của mẹ và các cặp nuclêôtit mới được tổng hợp xếp xen kẽ nhau. </b>
<b>D. các nuclêôtit của mẹ và các nuclêôtit mới được tổng hợp xếp xen kẽ nhau. </b>


<b>Câu 14. Quá trình nhân đôi của ADN ở sinh vật nhân thực chủ yếu diễn ra ở </b>
<b>A. tế bào chất. </b>


<b>B. ribôxôm. </b>
<b>C. ti thể. </b>
<b>D. nhân tế bào. </b>


<b>Câu 15. Quá trình nhân đơi của ADN khơng diễn ra ở giai đoạn nào dưới đây; </b>
<b>A. pha S của kì trung gian. </b>



<b>B. khi tế bào chuẩn bị bước vào nguyên phân. </b>
<b>C. khi tế bào chuẩn bị bước vào giảm phân. </b>
<b>D. giai đoạn nguyên phân. </b>


<b>Câu 16. Gen có chiều dài 2193A</b>0<sub>, quá trình tái bản đã tạo ra các gen con với tổng số 64 mạch đơn và chứa</sub>


8256 nuclêôtit loại timin. Tỉ lệ % và số lượng từng loại nuclêôtit trong gen ban đầu là:
<b>A. A = T = 20% = 258; G = X = 30% = 387. </b>


<b>B. A = T = 10% = 129; G = X = 40% = 516. </b>
<b>C. A = T = 40% = 516; G = X = 10% = 129. </b>
<b>D. A = T = 30% = 387; G = X = 20% = 258. </b>


<b>Câu 17. Sự khác biệt giữa nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ và nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực: </b>
(1) Chiều tổng hợp. (2) Các enzim tham gia. (3) Thành phần nucleotide


(4) Số lượng các đơn vị nhân đôi. (5) Nguyên tắc nhân đôi.
Phương án đúng là


<b>A. (1), (2). </b>
<b>B. (3), (4). </b>
<b>C. (2), (3). </b>
<b>D. (2), (4). </b>


<b>Câu 18. Một gen khi tự nhân đơi tạo thành 2 gen con đã hình thành nên 3800 liên kết hiđrơ, trong đó số </b>
liên kết hiđrô giữa các cặp G-X nhiều hơn số liên kết trong các cặp A- T là 1000. Chiều dài của gen là
<b>A. 5100 A</b>0<sub>. </sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>C. 2550 A</b>0<sub>. </sub>



<b>D. 2250 A</b>0<sub>. </sub>


<b>Câu 19. Một phân tử ADN chứa tồn N</b>15<sub> có đánh dấu phóng xạ được tái bản 4 lần trong môi trường chứa </sub>


N14<sub>. Số phân tử ADN còn chứa N</sub>15<sub> chiếm tỉ lệ </sub>


<b>A. 25%. </b>
<b>B. 6,25%. </b>
<b>C. 50% </b>
<b>D. 12,5% </b>


<b>Câu 20. Trên một chạc chữ Y của đơn vị tái bản có 232 đoạn Okazaki. Số đoạn mồi trong đơn vị tái bản </b>
trên là:


<b>A. 466. </b>
<b>B. 464. </b>
<b>C. 460. </b>
<b>D. 468. </b>


<b>Câu 21. Phân tích thành phần các loại nucleotit trong một mẫu ADN lấy từ một bệnh nhân người ta thấy </b>
như sau: A = 22%; G = 20%; T= 28% ; X = 30%. Kết luận nào sau đây là đúng?


<b>A. ADN của người bệnh bị lai hóa với ARN. </b>


<b>B. ADN này là của sinh vật nhân sơ gây bệnh cho người. </b>


<b>C. ADN của người bệnh đã bị biến đổi bất thường do tác nhân gây bệnh. </b>
<b>D. ADN này không phải là ADN của tế bào người bệnh. </b>


<b>Câu 22. Một gen dài 0,51 micrômet có số nucleotit loại adenin chiếm 30%, khi gen này thực hiện nhân đôi</b>


3 lần, Số liên kết hidro được hình thành trong q trình nhân đơi là


<b>A. 50400. </b>
<b>B. 21600. </b>
<b>C. 28800. </b>
<b>D. 3600. </b>


<b>Câu 23. Trong cơ chế nhân đôi ADN các nuclêôtit trên mạch mới được lắp ráp với nhau bằng liên kết hoá </b>
trị giữa


<b>A. phân tử axít photphoric của nuclêotit này với phân tử bazơnitơric của nuclêotit kế cận. </b>
<b>B. phân tử đường (C</b>5H10O4) của nuclêotit này với phân tử bazơnitơric của nuclêotít kế cận.


<b>C. phân tử bazơnitơric của nuclêotit này với phân tử bazơnitơric của nuclêotít kế cận. </b>


<b>D. phân tử đường (C</b>5H10O4) của nuclêotit này với phân tử axít photphoric của nuclêotit kế cận.


<b>Câu 24. Trong quá trình tự nhân đôi của ADN, enzim ADN pôlimeraza di chuyển theo chiều từ </b>
<b>A. 5’đến 3’ hoặc từ 3’đến 5’ tùy theo từng mạch . </b>


<b>B. 3’- 5’ và cùng chiều với mạch khuôn. </b>
<b>C. 5’- 3’ và cùng chiều với mạch khuôn. </b>
<b>D. 3’- 5’ và ngược chiều với mạch khn. </b>


<b>Câu 25. Ngun tắc bán bảo tồn trong cơ chế nhân đơi ADN là </b>


<b>A. q trình lắp giáp các nuclêôtit trên hai mạch của ADN theo hai hướng ngược chiều nhau. </b>


<b>B. một mạch được tổng hợp liên tục còn mạch kia tổng hợp một cách gián đoạn gọi là các đoạn Okazaki </b>
<b>C. trong hai phân tử ADN được hình thành, mỗi ADN con gồm có một mạch của ADN mẹ và một mạch </b>


mới tổng hợp.


<b>D. trong hai phân tử ADN mới được hình thành sau khi nhân đơi, một phân tử ADN con có hai mạch của </b>
ADN mẹ và một ADN con gồm hai mạch mới tổng hợp.


<b>Câu 26. Một phân tử ADN có tổng số nuclêơtit nằm trong đoạn [1200 - 3000] tiến hành nhân đôi một số </b>
lần liên tiếp đã được môi trường nội bào cung cấp 73160 nuclêôtit tự do. Số lần nhân đôi của ADN là.
<b>A. 4 </b>


<b>B. 2 </b>
<b>C. 5 </b>
<b>D. 3 </b>


<b>Câu 27. Một mạch đơn của gen gồm 60 A, 30 T, 120 G, 80 X. Khi gen này tự sao một lần sẽ cần mơi </b>
trường cung cấp số nuclêơtít tự do là


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<b>D. A = T = 200; G = X = 90. </b>


<b>Câu 28. Người ta sử dụng một chuỗi pơlinuclêơtit có (T + X)/(A + G) = 0,25 làm khuôn để tổng hợp nhân </b>
tạo một chuỗi pơlinuclêơtit bổ sung có chiều dài bằng chiều dài của chuỗi khn đó. Tính theo lí thuyết, tỉ
lệ các loại nuclêôtit tự do cần cung cấp cho quá trình tổng hợp này là:


<b>A. A + G = 25%; T + X = 75%. </b>
<b>B. A + G = 80%; T + X = 20%. </b>
<b>C. A + G = 75%; T + X = 25%. </b>
<b>D. A + G = 20%; T + X = 80%. </b>


<b>Câu 29. Một tế bào chứa chứa gen A và B. Tổng số Nu của 2 gen trong tế bào là 4500. Khi gen A tái bản 1</b>
lần địi hỏi mơi trường nội bào cung cấp số Nu bằng 2/3 số Nu cần cho gen B tái bản 2 lần. Chiều dài của
gen A và gen B là :



<b>A. L</b>A = 4080A0, LB = 1780A0.


<b>B. L</b>A = 4080A0, LB = 2040A0.


<b>C. L</b>A = 3060A0, LB = 4590A0.


<b>D. L</b>A = 5100A0, LB = 2550A0.


<b>Câu 30. Giả sử một đơn vị tái bản của sinh vật nhân chuẩn có 28 đoạn Okazaki, sẽ cần bao nhiêu đoạn mồi</b>
cho một đợt tái bản của chính đơn vị tái bản đó


<b>A. 31 </b>
<b>B. 60 </b>
<b>C. 30 </b>
<b>D. 32 </b>


<b>Câu 31. Có 8 phân tử ADN tự nhân đơi một số lần bằng nhau đã tổng hợp được 112 mạch pơlinuclêơtit </b>
mới lấy ngun liệu hồn tồn từ mơi trường nội bào. Số phân tử ADN được cấu tạo từ nguyên liệu hoàn
toàn mới là


<b>A. 64 </b>
<b>B. 16 </b>
<b>C. 48 </b>
<b>D. 62 </b>


<b>Câu 32. Một phân tử ADN tiến hành nhân đôi một số lần liên tiếp. Sau q trình nhân đơi rạo ra một số </b>
phân tử ADN mới gồm có 6 mạch được cấu tạo từ nguyên liệu hoàn toàn mới và 2 mạch được cấu tạo cũ.
Mạch mới thứ nhất có 600T và 150 X, mạch mới thứ hai có 450T và 300X. Số nuclêôtit mỗi loại mà môi
trường nội bào cần phải cung cấp cho q trình nhân đơi là:



<b>A. A = T = 2700; G = X = 1800. </b>
<b>B. A = T = G = X = 2250. </b>
<b>C. A = T = 3150; G = X = 1350. </b>
<b>D. A = T = 1800; G = X = 2700. </b>


<b>Câu 33. Trên một mạch của gen có 150 ađênin và 120 timin. Gen nói trên có 20% guanin. Số lượng từng </b>
loại nuclêôtit của gen là:


<b>A. A = T = 180; G = X =270 </b>
<b>B. A = T = 270; G = X = 180 </b>
<b>C. A = T = 360; G = X = 540 </b>
<b>D. A = T = 540; G = X = 360 </b>


<b>Câu 34. Một gen có chiều dài 1938 ăngstron và có 1490 liên kết hiđrơ. Số lượng từng loại nuclêôtit của </b>
gen là:


<b>A. A = T = 250; G = X = 340 </b>
<b>B. A = T = 340; G = X = 250 </b>
<b>C. A = T = 350; G = X = 220 </b>
<b>D. A = T = 220; G = X = 350 </b>


<b>Câu 35. Một gen dài 0,408 micrơmet và có tỉ lệ từng loại nuclêôtit bằng nhau. Số liên kết hiđrô của gen </b>
nói trên là:


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<b>Câu 36. Trên một mạch của gen có 25% guanin và 35% xitơzin. Chiều dài của gen bằng 0,306 micrômet </b>
Số lượng từng loại nuclêôtit của gen là:


<b>A. A = T = 360; G = X = 540 </b>
<b>B. A = T = 540; G = X = 360 </b>


<b>C. A = T = 270; G = X = 630 </b>
<b>D. A = T = 630; G = X = 270 </b>


<b>Câu 37. Một gen có khối lượng phân tử là 72.10</b>4<sub> đvC. Trong gen có X = 850. Gen nói trên tự nhân đơi 3 </sub>


lần thì số lượng từng loại Nu tự do môi trường cung cấp là :
<b>A. A</b>mt = Tmt = 4550, Xmt = Gmt = 3850.


<b>B. A</b>mt = Tmt = 3850, Xmt = Gmt = 4550.


<b>C. A</b>mt = Tmt = 5950, Xmt = Gmt = 2450.


<b>D. A</b>mt = Tmt = 2450, Xmt = Gmt = 5950.


<b>Câu 38. ADN nhân thực có chiều dài 0,051mm, có 15 đơn vị nhân đơi. Mỗi đoạn okazaki có 1.000 nu. </b>
Cho rằng chiều dài các đơn vị nhân đôi là bằng nhau, số ARN mồi cần cho quá trình tái bản :


<b>A. 315. </b>
<b>B. 360. </b>
<b>C. 165. </b>
<b>D. 180 </b>


<b>Câu 39. Một đoạn ADN ở sinh vật nhân chuẩn có chiều dài 8160 nm thực hiện nhân đôi đồng thời ở 6 đơn</b>
vị tái bản như nhau, biết chiều dài mỗi đoạn okazaki là 1000nu. Số đoạn ARN mồi tham gia quá trình tái
bản là


<b>A. 48 </b>
<b>B. 46. </b>
<b>C. 36. </b>
<b>D. 24. </b>



<b>Câu 40. Khi nói về số lần nhân đơi và số lần phiên mã của các gen trong nhân ở một tế bào nhân thực, </b>
trong trường hợp khơng có đột biến có các phát biểu sau:


1. Các gen trên các nhiễm sắc thể khác nhau có số lần nhân đơi bằng nhau và số lần phiên mã thường khác
nhau.


2. Các gen trên các nhiễm sắc thể khác nhau có số lần nhân đôi khác nhau và số lần phiên mã thường khác
nhau.


3. Các gen nằm trong một tế bào có số lần nhân đơi bằng nhau và số lần phiên mã bằng nhau.


4. Các gen trong cùng một cơ thể thì có số lần nhân đơi bằng nhau, nhưng số lần phiên mã thì khác nhau.
5. Các gen nằm trên cùng một nhiễm sắc thể có số lần nhân đôi khác nhau và số lần phiên mã thường khác
nhau.


Số nội dung đúng là:
<b>A. 2. </b>


<b>B. 0. </b>
<b>C. 3. </b>
<b>D. 1. </b>


<b>Câu 41. Khi nói về hoạt động của enzim ADN pơlimeraza trong q trình nhân đơi ADN. Có các nội dung</b>
sau:


1. ADN pơlimeraza tham gia nối các đoạn Okazaki để thành một mạch hồn chỉnh.


2. ADN pơlimeraza di chuyển trên mạch khuôn theo chiều từ 3’→5’ và tổng hợp mạch mới theo chiều
5’→3’.



3. ADN pôlimeraza di chuyển trên mạch khuôn theo chiều từ 5’→ 3’ để tổng hợp mạch mạch mới theo
chiều 3’→ 5’.


4. ADN pôlimeraza tham gia tháo xoắn và tách các mạch đơn của ADN mẹ.
5. ADN pôlimeraza chỉ tác dụng lên một trong hai mạch đơn của ADN mẹ.
Số nội dung đúng là:


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<b>Câu 42. Cho các thành phần sau:</b>
(1) Các nuclêôtit A,T,G,X.
(2) ADN pôlimeraza.
(3) Riboxom.


(4) Ligaza.
(5) ATP.
(6) ADN.


(7) Các axit amin tự do.
(8) tARN.


Có bao nhiêu thành phần trực tiếp tham gia vào quá trình tổng hợp ADN?
<b>A. 4 </b>


<b>B. 6 </b>
<b>C. 3 </b>
<b>D. 5 </b>


<b>Câu 43. Khi nói về q trình nhân đơi ADN, có bao nhiêu phát biểu nào sau đây sai?</b>
1. Q trình nhân đơi ADN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và bán bảo tồn.



2. Q trình nhân đơi ADN bao giờ cũng diễn ra đồng thời với quá trình phiên mã.


3. Trên cả hai mạch khuôn, ADN pôlimeraza đều di chuyển theo chiều 5’ → 3’ để tổng hợp mạch mới theo
chiều 3’→ 5’.


4. Trong mỗi phân tử ADN được tạo thành thì một mạch là mới được tổng hợp, cịn mạch kia là của ADN
ban đầu.


<b>A. 4. </b>
<b>B. 1. </b>
<b>C. 3. </b>
<b>D. 2. </b>


<b>Câu 44. Trong q trình nhân đơi ADN, các enzim tham gia:</b>
1. Enzim ADN polimeraza;


2. Enzim ligaza;
3. Enzim proteaza;
4. Các enzim tháo xoắn;


5. Enzim ARN polimeraza tổng hợp đoạn mồi.
Số enzim tham gia vào q trình nhân đơi là
<b>A. 2. </b>


<b>B. 4. </b>
<b>C. 1. </b>
<b>D. 3. </b>


<b>Câu 45. Sự nhân đơi ADN ở sinh vật nhân thực có sự khác biệt với sự nhân đôi của ADN ở E.Coli về:</b>
1.Chiều tổng hợp. 2.Các enzim tham gia. 3.Nguyên liệu các nucleotit loại.



4.Số lượng các đợn vị nhân đôi. 5.Nguyên tắc nhân đôi.
Số nội dung đúng là:


<b>A. 5. </b>
<b>B. 3. </b>
<b>C. 2. </b>
<b>D. 4. </b>


<b>Câu 46. Cho các đặc điểm về q trình nhân đơi ADN:</b>


1.Thực hiện theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn.
2.ADN poolimeraza tổng hợp mạch theo chiều 5'-3'.


3.Từ 1 ADN mẹ tạo ra 2 ADN con giống nhau và giống mẹ.
4.Có sự tham gia của nhiều loại ADN poolimeraza giống nhau.
5.Q trình nhân đơi bắt đầu ở nhiều vị trí trên phân tử ADN.


Số đặc điểm đúng khi nói về sự giống nhau giữa sinh vật nhân sơ và thực vật là:
<b>A. 5. </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

<b>Câu 47. Có bao nhiêu phát biểu nào sau đây có nội đúng, khi nói về q trình nhân đơi ADN ở tế bào nhân</b>
thực:


1. Trong q trình nhân đơi ADN, enzim nối ligaza chỉ tác động lên một trong hai mạch đơn mới được
tổng hợp từ một phân tử ADN mẹ


2. Sự nhân đôi ADN xảy ra ở nhiều điểm trong mỗi phân tử ADN tạo ra nhiều đơn vị nhân đơi (đơn vị tái
bản).



3. Trong q trình nhân đơi ADN, có sự liên kết bổ sung giữa A với T, G với X và ngược lại.


4. Trong q trình nhân đơi ADN, có sự hình thành và phá vỡ các liên kết hóa trị và liên kết hidro giữa các
nucleotit.


5. Trong q trình nhân đơi ADN, enzim ADN pôlimeraza không tham gia tháo xoắn phân tử ADN.
Số phát biểu có nội dung đúng là:


<b>A. 3. </b>
<b>B. 4. </b>
<b>C. 2. </b>
<b>D. 1. </b>


<b>Câu 48. Quá trình tự nhân đôi của ADN ở sinh vật nhân thực có đặc điểm:</b>
1. Diễn ra ở trong nhân, tại kì trung gian của quá trình phân bào.


2. Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn.
3. Cả hai mạch đơn đều làm mạch khuôn để tổng hợp mạch mới.
4. Đoạn Okazaki được tổng hợp theo chiều 5'→3'.


5. Khi một phân tử ADN tự nhân đôi 2 mạch mới được tổng hợp đều được kéo dài liên tục với sự phát triển
của chạc chữ Y.


6. Qua một lần nhân đơi tạo ra hai ADN con có cấu trúc giống ADN mẹ.
Số đặc điểm có nội dung đúng là


<b>A. 2. </b>
<b>B. 4. </b>
<b>C. 5. </b>
<b>D. 6. </b>



<b>Câu 49. Khi nói về điểm khác nhau về phiên mã ở sinh vật nhân thực so với sinh vật nhân sơ có các nội </b>
dung sau:


1. Mỗi mARN chứa thông tin để tổng hợp một loại chuỗi polipeptit.


2. Mỗi mARN sơ khai chứa thông tin để tổng hợp một số loại chuỗi polipeptit.
3. Phiên mã ở sinh vật nhân thực có nhiều loại ARN polimeraza tham gia.


Mỗi quá trình phiên mã tạo ra mARN, tARN, và rARN đều có ARN polimeraza riêng xúc tác.


4. mARN sau khi tạo ra phải có q trình cắt nối các đoạn exon, sau đó mới tham gia vào q trình dịch


5. Có hai giai đoạn là tổng hợp mARN sơ khai và mARN trưởng thành.
Số đặc điểm có nội dung đúng là:


<b>A. 5. </b>
<b>B. 3. </b>
<b>C. 4. </b>
<b>D. 2. </b>


<b>Câu 50. Sự nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực có sự khác biệt với sự nhân đơi của ADN ở E.Coli về:</b>
1.Chiều tổng hợp. 2.Các enzim tham gia. 3.Khuôn mẫu tham gia.


4.Số lượng các đợn vị nhân đôi. 5.Nguyên tắc nhân đôi.
Số nội dung đúng là:


<b>A. 5. </b>
<b>B. 3. </b>


<b>C. 2. </b>
<b>D. 4. </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

Nhìn 4 đáp án thấy chỉ có đáp án C thỏa mãn nguyên tắc bổ sung
<b>Câu 2: A</b>


ADN → mARN → Protein


Thông tin di truyền trực tiếp sử dụng trong tổng hợp Protein là: mARN
<b>Câu 3: A</b>


Do cấu trúc của ADN có hai mạch và ngược chiều nhau, enzyme ADN polymeraza chỉ tổng hợp theo chiều
5' → 3' nên mạch gốc 3' → 5' được tổng hợp liên tục, còn mạch bổ sung 5' → 3' được tổng hợp thành từng
đoạn ngắn Okazaki sau đó được nối bằng enzyme nối.


<b>Câu 4: D</b>


A/X = 70%, 2A + 3G = 4400 → A = 700, X = 1000.


Mỗi acid amine có khối lượng phân tử khoảng 110dvC → Phân tử Pr có: 49800:110 = 453 acid amine.
mARN dịch mã ra Pr có số nucleotide là ( 453+2) × 3 = 1365.


Gen ban đầu mã hóa ra phân tử mARN là : 1700 ribonucleotide.


mARN (trưởng thành) < mARN( sơ khai) → gen này là gen của sinh vật nhân chuẩn.
<b>Câu 5: D</b>


Số nucleotide trên mARN do gen đó tổng hợp 4080 : 3,4 = 1200( mARN sơ khai)


Số ribonucleotide ở mARN trưởng thành tổng hợp nên Protein có 398 aa = ( 398+2) × 3 = 1200



mARN sơ khai =mARN trưởng thành → gen khơng có quá trình cắt intron và nối exon → Gen của sinh vật
nhân sơ.


<b>Câu 6: B</b>


Số phân tử chưa hoàn toàn N15 = 2^4 -2 = 14 phân tử ADN
<b>Câu 7: C</b>


Áp dụng cơng thức tính số loại mARN tạo ra ở sinh vật nhân thực = ( k-2)! =120 → k -2 =5 → k =7
<b>Câu 8: B</b>


<b>Câu 9: B</b>


ADN sợi kép thẳng chỉ có ở sinh vật nhân thực. Ở sinh vật nhân thực không có dạng ADN sợi đơn thẳng,
đơn vịng. Dạng acid nucleic có ở cả 3 nhóm là ADN sợi kép vịng.


<b>Câu 10: C</b>


Áp dụng cơng thức: Số đoạn mồi = số đoạn Okazaki + số đơn vị tái bản × 2
Suy ra số đơn vị tái bản = ( 120 -100) :2 =10


<b>Câu 11: B</b>


Các đoạn okazaki ở tế bào vi khuẩn dài từ 1000-2000 nucleotide.
<b>Câu 12: D</b>


Nguyên nhân trong q trình nhân đơi ADN một mạch liên tục còn 1 mạch được tổng hợp gián đoạn thành
từng đoạn gắn ngược với chiều phát triển của chạc chữ Y.



Enzyme ADN pol chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5'-3' nên mạch gốc 3' → 5' được tổng hợp liên tục, còn
mạch bổ sung được tổng hợp gián đoạn.


<b>Câu 13: B</b>


Trong q trình nhân đơi 1 phân tử ADN mẹ tạo thành 2 phân tử ADN con, theo nguyên tắc bán bảo tồn
(giữ lại 1 nửa) có nghĩa là phân tử ADN con có 1 mạch của ADN mẹ và 1 mạch mới tổng hợp.


<b>Câu 14: D</b>


Nhân tế bào là nơi chưa vật chất di truyền. Q trình nhân đơi của ADN ở sinh vật nhân thực diễn ra trong
nhân tế bào.


<b>Câu 15: D</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

<b>Câu 16: A</b>


N = ( 2193: 3,4) × 2 = 1290


Nếu k là số lần nhân đôi → Số mạch đơn là: 2^k × 2 =64 → k =5
Tái bản tạo ra 8256 T → mỗi gen có số T = 8256 : 32 = 258.
% T = %A =(258 : 1290)× 100 = 20%; G =X = 30%


<b>Câu 17: D</b>


Sự khác biệt nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ và nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực là:
Các enzyme tham gia.


Số lượng các đơn vị nhân đơi. sinh vật nhân sơ có 1 đơn vị nhân đơi cịn sinh vật nhân thực có nhiều đơn vị
nhân đôi.



<b>Câu 18: C</b>


Gen nhân đôi tạo 2 gen con hình thành 3800 liên kết H. 2(2A +3G ) = 3800 (1)
Ta có 2( 3G - 2A ) = 1000 → A = 350, G =400


L = ( A + g) × 3,4 = ( 350 + 400) × 3,4 = 2550Å
<b>Câu 19: D</b>


Phân tử ADN nhân đôi 4 lần → tạo ra 2^4 =16 phân tử ADN con.


Số phân tử ADN còn giữ N15 của mẹ =2 → Số phân tử chứa N15 chiếm: 2/16 × 100 = 12,5 %
<b>Câu 20: A</b>


Số đoạn Okazaki trên 1 chạc chữ Y của đơn vị tái bản là 232 → số đoạn Okazaki của đơn vị tái bản là 232 ×
2 = 464


Áp dụng công thức: Số đoạn mồi = số đoạn Okazaki + 2 = 464 +2 =466
<b>Câu 21: D</b>


Hàm lượng ADN có 4 loại nucleotide A =22%, G =20%, T =28%, X = 30% → Không theo nguyên tắc bổ
sung → không phải ADN dạng mạch kép.Loại A, B, C.


<b>Câu 22: A</b>


N = (5100: 3,4 )× 2 = 3000 nucleotide. A =30% → A =900, G =600. Số liên kết H = 2A +3G
Gen nhân đôi 1 lần tạo ra 2^1 ( 2A +3G)


Gen nhân đôi 2 lần tạo ra 2^2( 2A +3G)
Gen nhân đôi 3 lần tạo ra 2^3 (2A +3G)



Tổng số liên kết hidro dc hình thành trong q trình nhân đơi: (2A +3G)× (2 +2^2 +2^3) =50400
<b>Câu 23: D</b>


<b>Câu 24: B</b>


Trong quá trình nhân đôi ADN polymeraza di chuyển theo chiều 3' → 5' cùng chiều với mạch khuôn,tổng
hợp nên mạch mới theo chiều 5' → 3'.


<b>Câu 25: C</b>
<b>Câu 26: C</b>


Gọi N là số nucleotide của phân tử ADN. N nguyên và N nằm trong đoạn [1200-3000].
Gọi k là số lần nhân đơi. Ta có số nucleotide mơi trường nội bào cung cấp N(2^k -1) = 73160
Thử với k = 2,3,4,5 Ta thấy chỉ có k = 5 → N =2360. Thỏa mãn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

Mạch đơn của gen có 60 A, 30T, 120G, 80X → A(gen) = 90, G(gen) =200. Khi gen tự sao 1 lần sẽ cần môi
trường cung cấp số nucleotide chính bằng số nucleotide của gen.


A=T = 90; G =X = 200
<b>Câu 28: D</b>


Chuỗi polinucleotide: (T +X)/(A +G) =0,25 → Tỷ lệ các loại nucleotide do mơi trường cung cấp sẽ có tỷ lệ
(T+X)/(A+G) = 1/0,25 = 4


A +T +G =X = 100% → A +G =20%; T+X =80%
<b>Câu 29: D</b>


Gọi số nucleotide của gen A và B lần lượt là NA, NB



Ta có NA +NB =4500 và NA = 2/3( 2^2 -1)× NB → NA =2NB
→ NA = 3000, NB = 1500


LA =5100Å ; LB = 2550Å
<b>Câu 30: C</b>


Một đơn vị tái bản có 28 đoạn Okazaki nên số đoạn mồi sẽ bằng = số đoạn Okazaki +2 = 30
<b>Câu 31: C</b>


8 phân tử ADN nhân đôi → 112 mạch polinucleotide mới. Gọi k là số lần nhân đơi. 2× (2^k-1)× 8 = 112 →
k = 3.


Số phân tử ADN cấu tạo từ ngun liệu hồn tồn mới: 8 × (2^3 -2) = 48
<b>Câu 32: C</b>


Một ADN tiến hành nhân đơi, sau q trình nhân đơi tạo ra 6 mạch mới, và 2 mạch cũ → 6+2 =8 mạch → 4
phân tử → có 2 lần nhân đơi.


T1 = 600, X1 =150 → T2 = 450, X2 = 300


→ Số nucleotide: A =T = (600 +450) = 1050; G+X = (150+300) = 450


→ Số nucleotide môi trường cung cấp cho nhân đơi là A =T = 1050× (2^2 -1) = 3150 ; G =X = 450 × (2^2
-1) = 1350


<b>Câu 33: B</b>


A1= 150 =T2 ; T1 =120 → A =T = 150 +120 = 270.
G=20% → A =T =30% → G = 2/3 × 270 = 180
<b>Câu 34: D</b>



Gen có N = (1938 :3,4) × 2 = 1140.


2A +2G = 1140; 2A +3G = 1490 → G = 350 → A = 220
<b>Câu 35: C</b>


N = (4080:3,4)× 2 = 2400


A=G=T=X mà A +G +T +X = 2400 → A =G =T =X = 600
H =2A+3G = 5× 600 = 3000 liên kết.


<b>Câu 36: A</b>


%G1 = 25%, %X1 = 35% → %G =%X = (25+35)/2 = 30% → A =20%.
N = (3060 :3,4)× 2 = 1800.


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

N = 720000: 300 = 2400, X = 850 → A = 350.


Gen nhân đôi 3 lần. Số nucleotide môi trường cung cấp từng loại là: A = T = 350× (2^3 -1) = 2450; G=X =
850× ( 2^3 -1) = 5950.


<b>Câu 38: D</b>


Số nu của gen là : 300000 (nu)
ADN có 15 đơn vị nhân đôi
=>số đoạn mồi cần là :
<b>Câu 39: C</b>


Số nu của ADN là: 48000 nu



Có 6 đơn vị tái bản như nhau =>mỗi đơn vị tái bản có 8000 nu =>trên mạch tổng hợp gián đoạn có 4000 nu
Chiều dài mỗi đoạn okazaki là 1000 nu =>cần 4000:1000 + 2=6 ARN mồi cho 1 đơn vị tái bản


=>có 6 đơn vị tái bản nên số đoạn mồi cần là : 6*6=36
<b>Câu 40: A</b>


Trên NST tồn tại nhiều gen, khi NST nhân đơi thì các gen trên đó sẽ nhân đơi. NST nhân đơi bao nhiêu lần
thì gen trên đó sẽ nhân đôi bấy nhiêu lần. Nhưng các gen trên NST thực hiện các chức năng khác nhau nên
nhu cầu protein của các gen đó cũng khác nhau, vì vậy các gen trên NST có số lần phiên mã khác nhau
nhưng số lần nhân đôi bằng nhau kể cả xét trong 1 tế bào hoặc 1 cơ thể. Vì khi tế bào nhân đơi tạo thành 2 tế
bào thì gen trên đó cũng nhân đơi theo.


Xét các nội dung của đề bài:


Nội dung 1: Các gen trên các nhiễm sắc thể khác nhau có số lần nhân đơi bằng nhau và số lần phiên mã
thường khác nhau. Nội dung này đúng.


Nội dung 2: Các gen trên các nhiễm sắc thể khác nhau có số lần nhân đơi khác nhau và số lần phiên mã
thường khác nhau. Nội dung này sai vì các gen trên các NST khác nhau phải có số lần nhân đơi bằng nhau vì
khi tế bào phân chia 1 lần thì tất cả các NST trong tế bào cũng nhân đôi 1 lần, do đó tất cả các gen trên các
NST khác nhau đó cũng chỉ nhân đơi 1 lần.


Nội dung 3: Các gen nằm trong một tế bào có số lần nhân đôi bằng nhau và số lần phiên mã bằng nhau. Nội
dung này sai vì các gen trong một tế bào có số lần phiên mã khác nhau chứ khơng phải bằng nhau.


Nội dung 4: Các gen trong cùng một cơ thể thì có số lần nhân đơi bằng nhau, nhưng số lần phiên mã thì khác
nhau. Phát biểu này đúng.


Nội dung 5: Các gen nằm trên cùng một nhiễm sắc thể có số lần nhân đơi khác nhau và số lần phiên mã
thường khác nhau. Phát biểu này sai vì các gen nằm trên cùng một NST có số lần nhân đôi bằng nhau chứ


không phải khác nhau.


Vậy có 2 nội dung đúng, đó là các nội dung: 1, 4
<b>Câu 41: C</b>


Xét các nội dung trên:


Nội dung 1: ADN pôlimeraza tham gia nối các đoạn Okazaki để thành một mạch hoàn chỉnh. Nội dung này
sai vì ADN polimeraza có chức năng tổng hợp mạch mới có chiều từ 5' → 3' cịn chức năng nối các đoạn
okazaki là vai trò của enzim ligaza.


Nội dung 2: ADN pôlimeraza di chuyển trên mạch khuôn theo chiều từ 3’→5’ và tổng hợp mạch mới theo
chiều 5’→3'. Nội dung này đúng vì ADN di chuyển trên mạch khuôn theo chiều từ 3' → 5' và chỉ tổng hợp
mạch mới theo chiều 5' → 3' nên trên mạch khuôn 3' → 5', mạch bổ sung được tổng hợp liên tục, cịn trên
mạch khn 5' → 3', mạch bổ sung được tổng hợp ngắt quãng tạo nên các đoạn ngắn (đoạn Okazaki). Sau
đó các đoạn okazaki được nối lại với nhau nhờ enzim nối.


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

theo chiều 3’→ 5’. Nội dung này sai (xem giải thích ở nội dung 2).


Nội dung 4: ADN pơlimeraza tham gia tháo xoắn và tách các mạch đơn của ADN mẹ. Nội dung này sai vì
trong quá trình nhân đôi ADN, ADN được tháo xoắn nhờ enzim tháo xoắn chứ khơng phải nhờ ADN
polimeraza.Enzim tháo xoắn có tên là Helicasa.


Nội dung 5: ADN pôlimeraza chỉ tác dụng lên một trong hai mạch đơn của ADN mẹ.


Nội dung này sai vì ADN polỉmeraza tác động lên cả 2 mạch ADN chứ không phải chỉ tác động lên 1 mạch.
Vậy chỉ có nội dung 2 đúng


<b>Câu 42: D</b>



Có nhiều yếu tố tham gia quá trình tổng hợp AND
- ADN mẹ dùng làm khuôn.


- Nguyên liệu: các nucleotide - Tri - photphat (dATP, dGTP, cDTP và dTTP). Các nucleotide - Tri P vừa có
chức năng làm nguyên liệu vừa làm chức năng cung cấp năng lượng. Khi tiến hành gắn nucleotide vào
chuỗi, liên kết cao năng được giải phóng để cung cấp năng lượng cho phản ứng tạo liên kết ester kéo dài
chuỗi: dATP → dAMP + H3PO4 ΔG' = - 7,3 Kcalo/M


- Enzyme tham gia q trình tổng hợp ADN có nhiều loại:


+ AND - polymerase làm nhiệm vụ xúc tác quá trình kéo dài chuỗi poly nucleotide theo chiều 5' → 3'. Có 3
loại AND - polymerase khác nhau.


+ Topoizomerase làm nhiệm vụ mở xoắn của ADN làm cho phân tử ADN duỗi thẳng ra.


+ Helicase làm nhiệm vụ phân huỷ các liên kết hydro để tách 2 chuỗi polynucleotide rời nhau ra.


+ AND - ligase làm nhiệm vụ nối các đoạn AND - okasaki lại. + ARN - polymerase (primase) xúc tác tổng
hợp đoạn ARN mồi.


- Các loại protein: tham gia tái sinh ADN có nhiều loại protein đặc hiệu như protein SSB, protein Dna ..
Vậy các thành phần 1, 2, 4, 5, 6 đúng


<b>Câu 43: D</b>


Xét các phát biểu về quá trình nhân đơi ADN:


Phát biểu 1: Q trình nhân đơi ADN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và bán bảo tồn. Phát biểu này đúng
vì nhờ ngun tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn mà ADN con tạo ra giống hệt nhau và giống ADN mẹ
ban đầu.



Phát biểu 2: Q trình nhân đơi ADN bao giờ cũng diễn ra đồng thời với quá trình phiên mã. Phát biểu này
sai vì kì trung gian có 3 pha: G1, S, G2. Q trình phiên mã có thể diễn ra từ pha G1 đến pha G2, cịn q
trình nhân đôi ADN chỉ diễn ra ở pha S.


Phát biểu 3: Trên cả hai mạch khuôn, ADN pôlimeraza đều di chuyển theo chiều 5’ → 3’ để tổng hợp mạch
mới theo chiều 3’→ 5’.Phát biểu này sau vì Trên cả hai mạch khuôn, ADN pôlimeraza đều di chuyển theo
chiều 3’ → 5’ và tổng hợp mạch mới theo chiều từ 3’→ 5’.


Phát biểu 4: Trong mỗi phân tử ADN được tạo thành thì một mạch là mới được tổng hợp, còn mạch kia là
của ADN ban đầu. Phát biểu này đúng vì đây là kết quả của ngun tắc bán bảo tồn trong q trình nhân
đơi ADN.


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

<b>Câu 44: B</b>


Enzim tham gia quá trình tự sao của ADN là rất nhiều (hệ enzim) Nhưng sau đây là một số loại chính yếu:
+ Enzim girase (một loại enzim ADN topoisomeraza), có tác dụng làm giãn mạch.


+ Enzim helicase có tác dụng tháo xoắn bằng cách cắt đứt liên kết Hiđro.


+ Enzim ADN polimeraza có tác dụng bổ sung nuclêơtít từ mơi trường vào mạch ADN gốc (chiều từ 3' - 5')
theo chiều ngược lại.


+ Enzim primase (ARN polimeraza) dùng tổng hợp mạch ARN mồi.
+ Enzim ligaza nối các doạn rời (Okazaki) lại với nhau.


Trong các enzim của đề bài,, chỉ có proteaza khơng tham gia vào q trình nhân đơi AND, do đây là 1 loại
enzim có tác dụng phân hủy protein.


Vậy có 4 phương án đúng


<b>Câu 45: C</b>


Q trình nhân đơi ADN ở E.coli đại diện cho q trình nhân đơi ở sinh vật nhân sơ.


Q trình nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực đều có những điểm chung như sau:
+ Đều có chung cơ chế nhân đơi ADN


+ Đều theo nguyên tắc bổ sung, bán bảo toàn.


+ Đều cần nguyên liệu là ADN khuôn, các loại enzim sao chép, nucleotit tự do.
+ Đều tổng hợp mạch mới theo chiều 5' - 3'diễn ra theo 1 cơ chế


Quá trình nhân đơi ADN ở sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực có những điểm khác nhau cơ bản sau:
+ Ở sinh vật nhân thực, ADN có kích thước lớn nên sự nhân đôi xảy ra ở nhiều điểm tạo nên nhiều đơn vị
nhân đơi (hay cịn gọi là đơn vị tái bản) trong khi đó ở sinh vật nhân sơ chỉ có một đơn vị nhân đơi.


+ Ở sinh vật nhân thực q trình nhân đơi do nhiều loại enzim tham gia hơn so với sinh vật nhân sơ.


+ Ở sinh vật nhân thực do ADN có kích thước lớn và có nhiều phân tử ADN nên thời gian nhân đôi kéo dài
hơn nhiều lần so với nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ.


+ Ở sinh vật nhân thực q trình nhân đơi ADN diễn ra liên tục và đồng thời với quá trình phiên mã và dịch
mã còn ở sinh vật nhân thực thì q trình nhân đơi ADN diễn ra trong pha S của chu kì tế bào.


Vậy trong các nội dung của đề bài chỉ có nội dung 2 và 4 đúng
<b>Câu 46: D</b>


Xét các đặc điểm về quá trình nhân đơi ADN của đề bài:


Đặc điểm 1:Thực hiện theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn. Phát biểu này đúng vì ở cả sinh


vật nhân sơ và sinh vật nhân thực thì quá trình nhân đôi đều theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo
toàn để đảm bảo phân tử ADN con sinh ra giống nhau và giống ADN mẹ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

Đặc điểm 4 sai vì q trình nhân đơi ADN có sự tham gia của nhiều loại ADN polimeraza khác nhau chứ
khơng phải giống nhau. Ví dụ: Enzim ADN polimeraza I, Enzim ADN polimeraza III.


Đặc điểm 5 sai vì q trình nhân đơi ở sinh vật nhân sơ chỉ xảy ra ở 1 vị trí trên phân tử ADN, cịn ở sinh vật
nhân thực thì q trình nhân đơi bắt đầu ở nhiều vị trí trên ADN.


Vậy các đặc điểm 1, 2, 3 đúng
<b>Câu 47: A</b>


Xét các phát biểu của đề bài:


- Phát biểu 1: Trong quá trình nhân đơi ADN, enzim nối ligaza chỉ tác động lên một trong hai mạch đơn mới
được tổng hợp từ một phân tử ADN mẹ. Phát biểu này sai vì sinh vật nhân thực có nhiều đơn vị tái bản nên
sẽ cần enzim ligaza để nối những đoạn này → enzim ligaza tác dụng lên cả 2 mạch chứ không phải 1 mạch.
- Phát biểu 2: Sự nhân đôi ADN xảy ra ở nhiều điểm trong mỗi phân tử ADN tạo ra nhiều đơn vị nhân đôi
(đơn vị tái bản). Phát biểu này đúng.


- Phát biểu 3: Trong q trình nhân đơi ADN, có sự liên kết bổ sung giữa A với T, G với X và ngược
lại.Phát biểu này đúng vì trong q trình nhân đơi ADN, A môi trường sẽ liên kết với T mạch khuôn bằng 2
liên kết hidro, G môi trường liên kết với X bằng 3 liên kết hidro và ngược lại.


- Phát biểu 4: Trong q trình nhân đơi ADN, có sự hình thành và phá vỡ các liên kết hóa trị và liên kết
hidro giữa các nucleotit. Phát biểu này sai vì ở q trình nhân đơi ADN, chỉ có sự hình thành liên kết hóa trị
chứ khơng có sự phá vỡ các liên kết hóa trị.


- Phát biểu 5: Trong q trình nhân đơi ADN, enzim ADN pôlimeraza không tham gia tháo xoắn phân tử
ADN. Phát biểu này đúng vì chức năng tháo xoắn phân tử ADN là của enzim tháo xoắn (helicase), còn ADN


polimeraza có chức năng bổ sung nuclêơtít từ mơi trường vào mạch ADN gốc (chiều từ 3' - 5') theo chiều
ngược lại.


Vậy các phát biểu 2, 3, 5 đúng
<b>Câu 48: C</b>


Q trình nhân đơi ADN được diễn ra ở trong nhân, tại kì trung gian của quá trình phân bào, trước khi tế bào
bước vào giai đoạn phân chia tế bào. Quá trình này tạo ra 2 cromatit trong NST để chuẩn bị phân chia tế
bào.


Quá trình nhân đôi ADN được diễn ra như sau:


Bước 1: Tháo xoắn phân tử ADN: Nhờ các enzim tháo xoắn, hai mạch đơn của phân tử ADN tách nhau dần
tạo nên chạc hình chữ Y và để lộ ra hai mạch khuôn.


Bước 2: Tổng hợp các mạch ADN mới: Enzim ADN polimeraza sử dụng 1 mạch làm khuôn tổng hợp nên
mạch mới, trong đó A ln liên kết với T, G ln liên kết với X (ngun tắc bổ sung).


Vì ADN polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5' → 3', nên trên mạch khuôn 3' → 5', mạch bổ sung
được tổng hợp liên tục, còn trên mạch khuôn từ 5' → 3', mạch bổ sung được tổng hợp ngắt quãng tạo nên
các đoạn ngắn okazaki. Sau đó các đoạn okazaki được nối lại với nhau nhờ enzim nối.


Bước 3: Hai phân tử ADN được tạo thành: Trong mỗi phân tử ADN được tạo thành thì một mạch là mạch
mới được tổng hợp, còn mạch kia là của ADN ban đầu (nguyên tắc bán bảo toàn).


Xét các nội dung theo đề bào:
- Nội dung 1, 2, 3, 4, 6 đúng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

hợp gián đoạn theo từng đoạn okazaki chứ không phải 2 mạch mới được tổng hợp đều được kéo dài liên tục
với sự phát triển của chạc chữ Y.



Vậy có 5 nội dung đúng
<b>Câu 49: C</b>


Xét các nội dung của đề bài:


- Nội dung 1 sai vì nếu mARN sơ khai ở sinh vật nhân thực sẽ tổng hợp nên nhiều chuỗi polipeptit do từ 1
mARN sơ khai ban đầu sẽ tổng hợp được nhiều mARN trưởng thành khác nhau (do sự sắp xếp các exon
khác nhau sẽ tạo thành các loại mARN trưởng thành khác nhau), mỗi mARN trưởng thành sẽ tổng hợp được
1 loại chuỗi polipeptit khác nhau.


Cịn nếu mARN trưởng thành thì sẽ chứa thơng tin để tổng hợp một loại chuỗi polipeptit. Vậy nội dung 1
khơng nói rõ mARN là sơ khai hay trưởng thành.


- Nội dung 2 đúng (xem giải thích ở nội dung 1).


- Nội dung 3 đúng vì ở sinh vật nhân thực có nhiều loại ARN polimeraza tham gia quá trình phiên mã. Mỗi
quá trình phiên mã tạo ra mARN, tARN, rARN đều có enzim ARN polimeraza riêng xúc tác.


- Nội dung 4 đúng vì gen ở sinh vật nhân thực là gen phân mảnh, nên phiên mã ở phần lớn sinh vật nhân
thực tạo ra mARN sơ khai gồm các đoạn exon và các intron. Các intron được loại bỏ để tạo thành mARN
trưởng thành chỉ gồm các exon tham gia quá trình dịch mã.


- Nội dung 5 đúng (xem giải thích ở nội dung 4).
Vậy có 4 nội dung đúng là: 2, 3, 4, 5


<b>Câu 50: C</b>


Q trình nhân đơi ADN ở E.coli đại diện cho q trình nhân đơi ở sinh vật nhân sơ.



Q trình nhân đơi ADN ở sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực đều có những điểm chung như sau:
+ Đều có chung cơ chế nhân đơi ADN


+ Đều theo nguyên tắc bổ sung, bán bảo tồn.


+ Đều cần ngun liệu là ADN khn, các loại enzim sao chép, nucleotit tự do.
+ Đều tổng hợp mạch mới theo chiều 5' - 3'diễn ra theo 1 cơ chế


Q trình nhân đơi ADN ở sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực có những điểm khác nhau cơ bản sau:
+ Ở sinh vật nhân thực, ADN có kích thước lớn nên sự nhân đơi xảy ra ở nhiều điểm tạo nên nhiều đơn vị
nhân đơi (hay cịn gọi là đơn vị tái bản) trong khi đó ở sinh vật nhân sơ chỉ có một đơn vị nhân đôi.


+ Ở sinh vật nhân thực q trình nhân đơi do nhiều loại enzim tham gia hơn so với sinh vật nhân sơ.


+ Ở sinh vật nhân thực do ADN có kích thước lớn và có nhiều phân tử ADN nên thời gian nhân đôi kéo dài
hơn nhiều lần so với nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ.


+ Ở sinh vật nhân thực quá trình nhân đơi ADN diễn ra liên tục và đồng thời với q trình phiên mã và dịch
mã cịn ở sinh vật nhân thực thì q trình nhân đơi ADN diễn ra trong pha S của chu kì tế bào.


</div>

<!--links-->

×