Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Kiểm soát hành vi hạn chế cạnh tranh liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (996.16 KB, 76 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

LÊ HỒNG TRANG

KIỂM SỐT HÀNH VI HẠN CHẾ CẠNH TRANH
LIÊN QUAN ĐẾN QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2020


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

LÊ HỒNG TRANG

KIỂM SỐT HÀNH VI HẠN CHẾ CẠNH TRANH
LIÊN QUAN ĐẾN QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ

Chuyên Ngành: Luật Kinh tế
Mã số: 8380107

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS NGUYỄN ĐÌNH HUY

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2020



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tơi. Các kết quả
nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu,
ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực.

TÁC GIẢ

LÊ HOÀNG TRANG


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BASCAP

Chương trình Hành động phịng, chống hàng giả và vi phạm bản
quyền

EEA

Khu vực kinh tế Châu Âu

EEC

Cộng đồng kinh tế Châu Âu

EU

Liên minh Châu Âu

ICC


Phòng Thương mại Quốc tế

OECD

Tổ chức Hợp tác và phát triển Kinh tế

DNBH

Doanh nghiệp bảo hiểm

FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

FTC

Ủy Ban chống cạnh tranh Hoa Kỳ

R&D

Nghiên cứu và phát triển

TRIPS

Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại của Quyền
sở hữu trí tuệ

WIPO


Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới

WTO

Tổ chức Thương mại Thế giới


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

TRANG

MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài .......................................................................1
2. Tình hình nghiên cứu ............................................................................................3
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................6
5. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................6
6. Những điểm mới và ý nghĩa của luận văn ..........................................................7
7. Kết cấu của luận văn .............................................................................................7
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HẠN CHẾ CẠNH TRANH
LIÊN QUAN ĐẾN QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ ...................................................9
1.1. Tương quan của cạnh tranh và quyền sở hữu trí tuệ .....................................9
1.1.1. Cạnh tranh và quyền sở hữu trí tuệ kìm hãm lẫn nhau .....................................9
1.1.2. Cạnh tranh và quyền sở hữu trí tuệ bổ sung cho nhau; ...................................12
1.2. Xác định hành vi hạn chế cạnh tranh liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ
trong mối quan hệ tương quan so sánh với các quy định pháp luật. .................15
1.3. Kiểm soát hạn chế cạnh tranh liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ theo Hiệp
định TRIPS và một số quốc gia trên thế giới. .......................................................19

1.3.1. Hiệp định TRIPS; ............................................................................................19
1.3.2. Pháp luật một số quốc gia trên thế giới về kiểm soát hành vi hạn chế cạnh tranh
liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ. ...........................................................................21
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................29


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT HÀNH VI HẠN
CHẾ CẠNH TRANH LIÊN QUAN ĐẾN QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ VÀ ĐỊNH
HƯỚNG HỒN THIỆN ........................................................................................30
2.1. Thực trạng quy định pháp luật về một số hành vi hạn chế cạnh tranh liên
quan đến quyền sở hữu trí tuệ; ..............................................................................30
2.1.1. Lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền; .................................30
2.1.2. Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh; ......................................................................36
2.1.2.1. Thỏa thuận ấn định giá; ................................................................................39
2.1.2.2. Thỏa thuận phân chia thị trường; .................................................................43
2.1.3. Nhập khẩu song song ......................................................................................44
2.1.4. Xung đột lợi ích kinh tế trong kiểm sốt hành vi hạn chế cạnh tranh liên quan
đến quyền sở hữu trí tuệ. ...........................................................................................48
2.1.5. Một số hạn chế khác của các quy định pháp luật; ...........................................51
2.2. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật. .....................................................................57
2.2.1. Định hướng hoàn thiện các quy định pháp luật về kiểm soát thực tế cạnh tranh
liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ; ...........................................................................57
2.2.2. Một số kiến nghị cụ thể; ..................................................................................59
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................65
KẾT LUẬN ..............................................................................................................66
DANH SÁCH CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................67


1


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài
Cạnh tranh và các quyền sở hữu trí tuệ ràng buộc lẫn nhau bởi sự biến đổi của
nền kinh tế và sự phức tạp của hệ thống pháp luật nhằm tạo ra sự cân bằng trong phạm
vi và hiệu lực của từng chính sách pháp luật. Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là một cơng
cụ để thúc đẩy sự biến đổi, đem lại lợi ích cho khách hàng thơng qua sự phát triển và
cải thiện đổi mới của hàng hóa, dịch vụ và kích thích tăng trưởng kinh tế. Những chủ
thể sáng tạo và chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ được hưởng một số quyền quan trọng
nhờ vào pháp luật để bù đắp lại những chi phí trong quá trình nghiên cứu và đổi mới
quá trình sản xuất. Như vậy, sở hữu quyền sở hữu trí tuệ có thể có được những lợi ích
một cách cơng bằng và hợp lý, điều đó khuyến khích sự sáng tạo trong xã hội.
Luật cạnh tranh, mặc khác, luôn luôn được nhìn nhận bởi những cơ cấu trong
việc kìm hãm sự sai lệch của thị trường, ngăn chặn những hành vi vi phạm cạnh tranh,
ngăn chặn những hành vi độc quyền và lạm dụng độc quyền, qua đó tối ưu hóa phân
bố nguồn lực, mang lại lợi ích cho khách hàng với giá cả công bằng, sự lựa chọn
phong phú và chất lượng tốt hơn. Bên cạnh đó nhằm bảo vệ mơi trường cạnh tranh
cơng bằng và lành mạnh thì những người sáng tạo đổi mới sẽ là những người tiên
phong trên thị trường đem lại sản phẩm và hàng hóa mới ở mức giá, chất lượng mà
người tiêu dùng mong muốn nhất. Luật cạnh tranh sẽ đẩy mạnh tầm quan trọng của
việc kích thích sự đổi mới như một nguồn lực và qua đó thì sự bảo vệ người tiêu dùng
được đề cao. Mối quan hệ giữa quyền sở hữu trí tuệ và luật cạnh tranh có nhiều ý kiến
khác nhau cũng như nhiều khía cạnh cần khai thác ở mức độ ứng dụng thực tế hơn
nữa. Đó là mối quan tâm không chỉ về việc cân bằng giữa sự mâu thuẫn hay bổ sung
cho nhau mà còn là về những mức độ khác nhau của những quy luật trên thị trường.
Một cách hiểu sai hay áp dụng sai các quy định trong một chính sách luật có thể gây
hại cho tính hiệu quả của luật đó. Thách thức cho cả hai chính sách luật cạnh tranh
và luật sở hữu trí tuệ là tìm ra sự cân bằng hợp lý trong việc cạnh tranh và bảo vệ sự
đổi mới.



2

Việc khai thác quyền sở hữu trí tuệ có thể làm phát sinh các hành vi hạn chế
cạnh tranh thông qua việc lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường liên quan đến quyền
sở hữu trí tuệ hoặc thơng qua các thỏa thuận chứa đựng các điều khoản hạn chế cạnh
tranh. Lịch sử đàm phán của những thỏa thuận thương mại đa phương cũng đã phản
ánh mối quan tâm của các quốc gia đang phát triển về sự ảnh hưởng tiêu cực của các
hành vi hạn chế cạnh tranh liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ, trong đó Hiệp định
TRIPS là một phần không thể thiếu của những thỏa thuận trên.
Trên thực tế, các hành vi hạn chế cạnh tranh của người nắm giữ quyền sở hữu
trí tuệ có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng các tài sản trí tuệ, cản trở việc chuyển giao
và phổ biến cơng nghệ, do đó quốc gia là thành viên WTO ngồi việc tuân thủ các
nguyên tắc cơ bản trong TRIPS về việc ban hành pháp luật cạnh tranh liên quan đến
sở hữu trí tuệ mà cịn phải tn thủ các ngun tắc cơ bản trong WTO nói chung.
Hiện nay, đối với các lĩnh vực liên quan đến sở hữu trí tuệ thì Việt Nam nằm
ở nhóm các quốc gia đang phát triển sử dụng các sản phẩm sở hữu trí tuệ, chủ yếu
nhập khẩu cơng nghệ từ nước ngồi, đặc biệt là các công ty đa quốc gia nằm ở các
nước phát triển, hệ thống pháp luật của Việt Nam đã bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ ở
mức cao, đáp ứng các tiêu chuẩn tối thiểu của Hiệp định TRIPS cũng như ngày càng
phải phát triển mạnh mẽ hơn theo yêu cầu hội nhập. Khi đó, yêu cầu của pháp luật
cạnh tranh cần phát triển nhanh chóng và kịp thời đáp ứng cả hai khía cạnh pháp lý
và thực tế thì việc các hành vi hạn chế cạnh tranh gây phương hại đến quyền lợi người
tiêu dùng sẽ phát triển khó kiểm sốt. Qua đó, nếu Việt Nam phát triển hệ thống pháp
luật cạnh tranh nêu trên sẽ gây ra sự ảnh hưởng đến lợi ích của các cơng ty là đối tác
chuyển giao công nghệ, điều này là một sức ép lớn đối với nền kinh tế hiện nay.
Việc chủ động trong công cuộc áp dụng pháp luật cạnh tranh quốc gia nhằm
loại bỏ các hành vi hạn chế cạnh tranh trong chuyển giao công nghệ hội nhập cũng
như tăng cường sự phát triển kinh tế là yêu cầu cấp thiết. Sự vận hành của cả hai lĩnh
vực này có thể vì vậy mà tăng cường lợi ích người tiêu dùng trong cùng cách thức
mặc dù sự thể hiện có thể là tương tự hoặc khác nhau trong các khía cạnh xem xét



3

tương ứng trong suốt thời kì ngắn hoặc dài khi các quy định này có hiệu lực.
Với những yêu cầu nói trên, việc nỗ lực nghiên cứu tìm hiểu việc kiểm soát
thực tế chống cạnh tranh liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ hiện nay là vơ cùng cần
thiết. Nghiên cứu này nhằm nhìn lại và phân tích các giao diện giữa các vấn đề các
hành vi hạn chế cạnh tranh liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ dựa trên các nguyên
tắc cơ bản. Tiến hành phân tích một số quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến các hành
vi hạn chế cạnh tranh, tìm hiểu, hệ thống quy định về kiểm soát hành vi hạn chế cạnh
tranh liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ. Bên cạnh đó, tác giả tham khảo, phân tích
các quy định liên quan trong Cam kết WTO dựa trên Hiệp định TRIPS. Nghiên cứu
này mang lại một hệ thống lý luận bao quát và đề xuất cần thiết hơn trong việc lựa
chọn, đề ra chính sách pháp luật hợp lý và hiệu quả trong thực thi đối với bối cảnh
hiện nay. Đó là lý do mà tác giả chọn tên đề tài là: “Kiểm soát hành vi hạn chế cạnh
tranh liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ.”
2. Tình hình nghiên cứu
Ở nước ta, dưới góc độ pháp lý, vấn đề nghiên cứu bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
liên quan đến pháp luật cạnh tranh đã có một số bài viết liên quan đề cập đến như:
Tác giả Nguyễn Hữu Huyên có tác phẩm Luật cạnh tranh của Pháp và Liên
Minh Châu Âu, NXB Tư Pháp - Hà Nội, năm 2004, đã đề cập đến khía cạnh về cạnh
tranh khơng lành mạnh và giả mạo thương mại. Đồng thời, tác giả Nguyễn Hữu
Huyên cũng có bài viết Phân biệt cạnh tranh khơng lành mạnh và vi phạm quyền sở
hữu trí tuệ, Bộ Tư pháp năm 2008, nhằm làm rõ điểm khác biệt giữa hai hành vi này
và vai trò của kiện cạnh tranh khơng lành mạnh trong các vụ việc có liên quan đến
quyền sở hữu trí tuệ.
Luận án tiến sĩ luật học Quyền sở hữu trí tuệ dưới góc độ thương mại – Những
vấn đề lý luận và thực tiễn của tác giả Nguyễn Thanh Tâm năm 2007, luận án có đề
cập đến lợi thế cạnh tranh dưới góc độ thương mại đối với các chủ thể có quyền sở

hữu trí tuệ, đưa ra một số hướng hồn thiện pháp luật cạnh tranh và pháp luật sở hữu
trí tuệ.


4

Bài viết Chế định về hạn chế cạnh tranh trong Hiệp định TRIPSS và phán
quyết Microsoft v. Commisison – Kinh nghiệm cho Việt Nam của tác giả Nguyễn
Thanh Tú năm 2007 đã khái quát về tầm quan trọng của việc kiểm soát các hành vi
hạn chế cạnh tranh theo chế định kiểm soát cạnh tranh được quy định trong Hiệp định
TRIPSS và phân tích phán quyết của Tịa án Châu Âu (CFI) về hành vi của Microsoft
qua đó đưa ra kinh nghiệm và yêu cầu cho pháp luật Việt Nam trên đà phát triển và
hội nhập.
Tác giả Nguyễn Như Quỳnh có cơng trình Bàn về cạnh tranh liên quan đến
quyền sở hữu trí tuệ trong thương mại quốc tế (Bộ KH&CN ngày 13.06.2013), bài
viết nêu lên mối quan hệ giữa cạnh tranh và quyền sở hữu trí tuệ trong thương mại
quốc tế cũng như nêu các dạng hành vi cạnh tranh liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ
trong thương mại quốc tế.
Tác phẩm Quyền tác giả, đường hội nhập không trải hoa hồng của tác giả
Nguyễn Vân Nam - Nhà xuất bản Trẻ năm 2016 đề cập, bình luận nhiều về các vấn
đề liên quan đến quyền tác giả trong bối cảnh hội nhập thương mại quốc tế cũng như
các vấn đề cịn tồn tại trong cơng cuộc thực thi pháp luật.
Gần đây nhất có những cơng trình của các tổ chức khác nhau có giá trị tham
khảo để nghiên cứu và cải thiện như: Đánh giá OECD về luật và chính sách cạnh
tranh: Việt Nam của tổ chức OECD năm 2018; hoặc Thúc đẩy và phát triển sở hữu
trí tuệ tại Việt Nam của tổ chức ICC BASCAP năm 2018.
Bên cạnh đó các nhà khoa học và một số tác giả khác cũng đã quan tâm đến
khía cạnh nội dung này và đề cập đến trong nhiều tác phẩm khác nhau.
Các tài liệu nước ngồi có cơng trình nghiên cứu khá sâu sát về vấn đề này, đó
là tác phẩm Luật cạnh tranh và Quyền sở hữu trí tuệ (Competition Law and

Intellectual Property Rights: Controlling Abuse or Abusing Control?) của tác giả
Alice Pham năm 2008 viết về mối quan hệ giữa luật cạnh tranh và Quyền sở hữu trí
tuệ trên cơ sở phân tích các trường hợp cụ thể.
Tác phẩm Quyền tác giả, cạnh tranh và sự phát triển (Copyright, Competition


5

and Development) do Học viện Max Planck biên soạn theo yêu cầu của Tổ chức sở
hữu trí tuệ thế giới (WIPO) năm 2013, tác phẩm nhằm phân tích ảnh hưởng của quyền
sở hữu trí tuệ đối với các hành vi hạn chế cạnh tranh của một số quốc gia trên thế
giới.
Ngoài ra, một số tác phẩm tiêu biểu khác như Raju KD* (2014), Tương tác
giữa Luật Cạnh tranh và quyền sở hữu trí tuệ: Nghiên cứu so sánh Mỹ, Liên Minh
Châu Âu và Ấn Độ (Interface between Competition law and Intellectual Property
Rights: A Comparative Study of the US, EU and India), của tác giả Raju năm 2014
(Đại học Raiiv Gandhi, New Delhi) nghiên cứu so sánh các hình thức, phạm vi hoạt
động của những hành vi hạn chế cạnh tranh liên quan trực tiếp đến quyền sở hữu trí
tuệ cũng như các biện pháp chế tài của từng khu vực quốc gia.
Một số cơng trình thống kê số liệu, so sánh các quy định pháp luật của nhiều
quốc gia khác nhau trên thế giới như: Hướng dẫn thực hành toàn cầu về Sở hữu trí
tuệ và luật cạnh tranh (The Global Practice Guide) của tổ chức LexMundi, năm 2012,
trong đó thống kê các quy định cơ bản về hành vi cạnh tranh liên quan đến sở hữu trí
tuệ được cho phép cũng như các giới hạn của nó trong hơn 50 quốc gia trên thế giới.
Tuy nhiên, các cơng trình, bài viết nghiên cứu trong nước nói trên phần lớn đề
cập đến một khía cạnh nhất định về việc phân biệt giữa các hành vi cạnh tranh và
hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ mà chưa đề cập sâu đến kiểm soát thực tế các
hành vi hạn chế cạnh tranh liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ sẽ có tác động như thế
nào đến thị trường liên quan của nền kinh tế nói chung và tại một quốc gia đang phát
triển như Việt Nam nói riêng. Chính vì vậy, việc nghiên cứu “Kiểm sốt hành vi hạn

chế cạnh tranh liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ” là đòi hỏi khách quan và cấp
thiết.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu:
Mục đích cơ bản của đề tài góp phần về làm rõ mặt lý luận mối quan hệ giữa
quyền sở hữu trí tuệ và pháp luật cạnh tranh, các hành vi hạn chế cạnh tranh liên quan


6

trực tiếp đến sở hữu trí tuệ, thực tiễn áp dụng pháp luật trong môi trường kinh tế cạnh
tranh, để từ đó đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của các chính sách
pháp luật trong suốt quá trình xây dựng đổi mới và hội nhập của Việt Nam.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài:
Để đạt được mục đích trên tác giả đã đặt ra những nhiệm vụ nghiên cứu sau:
-

Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về mối quan hệ giữa quyền sở hữu trí tuệ
và pháp luật cạnh tranh của một số nước trên thế giới và của Việt Nam;

-

Nghiên cứu sự tương tác giữa quyền sở hữu trí tuệ và pháp luật cạnh tranh qua
từng vấn đề;

-

Làm sáng tỏ tầm quan trọng kiểm sốt cạnh tranh thơng qua một số vụ việc
cạnh tranh điển hình trên một số quốc gia;


-

Nghiên cứu thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật tại Việt Nam, học
hỏi từ kinh nghiệm các quốc gia trên thế giới.

-

Đề xuất các phương hướng góp phần nâng cao hiệu quả của pháp luật nội tại.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu của Luận văn:
Bao gồm các vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng pháp luật về các hành vi hạn

chế cạnh tranh liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ dựa trên các nghiên cứu trong và
ngoài nước.
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
Luận văn nghiên cứu đề tài này dưới góc độ pháp luật Sở hữu trí tuệ và pháp
luật cạnh tranh, trong khuôn khổ các Hiệp định và Cam kết mà Việt Nam tham gia
liên quan đến lĩnh vực này đồng thời tham khảo các quy định liên quan của các quốc
gia khác trên thế giới. Luận văn nghiên cứu việc thực hiện những quy định liên quan
trong khoảng thời gian từ năm 2004 đến năm 2018.
5. Phương pháp nghiên cứu


7

Phần Chương 1 của luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp
lịch sử, tổng hợp và so sánh các cơ sở lý luận, cơng trình nghiên cứu của các quốc gia
trên thế giới.
Ở Chương 2, tác giả sử dụng các phương pháp: phân tích, tổng hợp, so sánh,
diễn giải để làm sáng tỏ những vấn đề nghiên cứu.

6. Những điểm mới và ý nghĩa của luận văn
Sau quá trình nghiên cứu và tìm hiểu, luận văn đã thu được những kết quả nhất
định, có thể xem những kết quả sau đây là điểm mới của luận văn:
-

Làm sáng tỏ vấn đề lý luận về mối quan hệ và sự tác động qua lại giữa quyền
sở hữu trí tuệ và pháp luật cạnh tranh;

-

Khẳng định sự tương quan giữa quyền sở hữu trí tuệ và hạn chế cạnh tranh;

-

Phân tích thực trạng hiệu quả thực thi pháp luật cạnh tranh và sở hữu trí tuệ
hiện nay;

-

Đề xuất các phương hướng góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật gắn
liền với kinh tế.

-

Về mặt lý luận: Luận văn đề cập một cách tương đối có hệ thống một số vấn

đề cơ bản của lý luận về mối quan hệ của quyền sở hữu trí tuệ và pháp luật cạnh tranh
qua đó rút ra nguyên tắc tương tác giữa hai lĩnh vực này nhằm bảo hộ tốt hơn quyền
sở hữu trí tuệ theo quy định của luật Việt Nam ở cấp độ luận văn thạc sĩ luật học.
-


Về mặt thực tiễn: Luận văn góp phần vào việc làm sáng tỏ vai trò của sự kết

hợp giữa pháp luật cạnh tranh và quyền sở hữu trí tuệ trên thực tiễn hiện nay qua đó
nâng cao khả năng bảo vệ và thực thi của pháp luật một cách tối ưu hóa hiệu quả nhất.
7. Kết cấu của luận văn
Ngồi phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của
luận văn gồm 2 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về kiểm soát hành vi hạn chế cạnh tranh liên


8

quan đến quyền sở hữu trí tuệ.
Chương 2: Thực trạng pháp luật về kiểm soát hành vi hạn chế cạnh tranh liên
quan đến quyền sở hữu trí tuệ và định hướng hoàn thiện.


9

CHƯƠNG 1:
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HẠN CHẾ CẠNH TRANH
LIÊN QUAN ĐẾN QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ
1.1. Tương quan của cạnh tranh và quyền sở hữu trí tuệ
1.1.1. Cạnh tranh và quyền sở hữu trí tuệ kìm hãm lẫn nhau
Pháp luật cạnh tranh và quyền sở hữu trí tuệ từng được cho rằng có mối quan
hệ mật thiết chặt chẽ với nhau hoặc cũng có ý kiến cho rằng chúng mâu thuẫn tuyệt
đối trong suốt một thời gian dài.
Đầu tiên, việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ có thể dẫn đến các mức độ độc
quyền khác nhau. Quyền sở hữu trí tuệ có thể thiết lập các ranh giới trong đó các đối

thủ cạnh tranh có thể thực hiện độc quyền một cách hợp pháp đối với sản phẩm đổi
mới của họ. Cụ thể các văn bang bảo hộ quyền sở hữu cơng nghiệp, trong đó quy định
về các quyền của chủ sở hữu như:
-

Sử dụng, cho phép người khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp theo quy

định tại Điều 124 và Chương X của Luật này;
-

Ngăn cấm người khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp theo quy định

tại Điều 125 của Luật này;
-

Định đoạt đối tượng sở hữu công nghiệp theo quy định tại Chương X của Luật

này.1
Về nguyên tắc các quy định của Luật sở hữu trí tuệ ghi nhận cho chủ sở hữu
các quyền độc quyền trong khai thác và ngăn cấm các chủ thể khác tiếp cận tài sản
trí tuệ của mình, điều này tạo ra sức mạnh thị trường và một rào cản cạnh tranh. Tuy
nhiên các vấn đề liên quan đến cạnh tranh như sức mạnh thị trường lại được điều
chỉnh theo quy định của pháp luật cạnh tranh.

1

Khoản 1, Điều 123 Luật sở hữu trí tuệ 2005.


10


Sự độc quyền hợp pháp trên thị trường được tạo ra từ quyền sở hữu trí tuệ
nhằm để bảo vệ và mang lại lợi ích cho các chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ đối với
sản phẩm của họ. Thơng qua việc thực hiện quyền của mình, chủ sở hữu quyền sẽ
không gặp phải sự cạnh tranh nào và có cơ hội thu lại các khoản đầu tư trước đó cho
việc phát triển các sản phẩm mới.
Mặc dù giữa luật cạnh tranh và các luật sở hữu trí tuệ có sự tương đồng về mục
đích thúc đầy sự đổi mới, sáng tạo, nhưng phạm vi độc quyền trong một số lĩnh vực
nhất định thơng qua quyền sở hữu trí tuệ có thể tạo ra một mơi trường thuận lợi cho
hành vi hạn chế cạnh trạnh dựa trên các mức độ độc quyền khác nhau. Ví dụ, chủ sở
hữu của một sáng chế có thể áp dụng cà hai quyền của chủ sở hữu đối tượng sở hữu
công nghiệp bao gồm: sử dụng (sản xuất), lưu thông (bán) một sản phẩm được cấp
bằng độc quyền sáng chế; đồng thời thực hiện quyền ngăn cấm người khác sử dụng
nhằm loại trừ tất cả những dối thủ cạnh tranh khác, dẫn đến độc quyền trên thị trường
nếu khơng có sản phẩm thay thế. Chủ sở hữu bằng độc quyền sáng sáng chế có thể
do thiếu nguồn lực để sản xuất, thực hiện cấp cấp cho một doanh nghiệp hoặc thương
nhân khác (người được cấp phép) một số quyền thuộc quyền của chủ sở hữu nhằm
thực hiện sản xuất và lưu thông các sản phẩm trên thị trường, tuy nhiên kèm theo các
điều khoản và điều kiện gia nhập hoặc về giá cả phân phối (tùy thuộc vào vị thế của
người được cấp phép) có thể dẫn đến các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. Những thỏa
thuận như vậy có thể dẫn đến việc thâu tóm thị trường và khả năng gây ra những lo
ngại liên quan đến cạnh tranh.
Một số tình huống trong đó sự tồn tại của quyền sở hữu trí tuệ tạo ra một trở
ngại không thể vượt qua (rào cản gia nhập); điển hình là việc lạm dụng quyền sở hữu
trí tuệ bởi chủ sở hữu của họ thơng qua các hoạt động nhằm gia hạn thời hạn bảo hộ
các đối tượng sở hữu công nghiệp. Điều này gây cản trở sự cạnh tranh trên thị trường
và ngăn cản sự gia nhập của những đối thủ cạnh tranh mới, theo đó sự đổi mới có thể
là quá nhỏ so với các quyền lực thị trường của những chủ sở hữu đối tượng sở hữu
công nghiệp đống thời là các công ty đa quốc gia lớn trên thị trường.



11

Từ các ví dụ phân tích cho thấy việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ trên thị
trường theo cách như vậy trái ngược với mục tiêu của luật sở hữu trí tuệ mâu thuẫn
với chính sách của Nhà nước về cạnh tranh, cụ thể:
-

Tạo lập, duy trì mơi trường cạnh tranh lành mạnh, cơng bằng, bình đẳng, minh

bạch.
-

Thúc đẩy cạnh tranh, bảo đảm quyền tự do cạnh tranh trong kinh doanh của

doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
-

Tăng cường khả năng tiếp cận thị trường, nâng cao hiệu quả kinh tế, phúc lợi

xã hội và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
-

Tạo điều kiện để xã hội, người tiêu dùng tham gia quá trình giám sát việc thực

hiện pháp luật về cạnh tranh.2
Do đó, mối quan hệ giữa sở hữu trí tuệ và các chính sách cạnh tranh và ảnh
hưởng của nó đối với sự phát triển kinh tế không thể được đánh giá thấp. Năm 2016,
Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới nêu rõ:
“Có một mối liên hệ chặt chẽ giữa quyền sáng chế và cạnh tranh, trong điều

kiện đơn giản, có thể được đặc trưng bởi hai yếu tố: một mặt, luật sáng chế nhằm
ngăn chặn việc sao chép hoặc bắt chước hàng hóa được cấp bằng sáng chế và do đó
bổ sung cho các chính sách cạnh tranh trong đó họ đóng góp đến một hành vi thị
trường công bằng. Mặt khác, luật cạnh tranh có thể hạn chế quyền sáng chế trong đó
chủ sở hữu bằng sáng chế có thể bị cấm lạm dụng quyền của họ. Tóm lại, kinh nghiệm
cho thấy rằng sự bảo vệ quá cao hoặc quá thấp đối với cả bằng sáng chế và cạnh
tranh có thể dẫn đến biến dạng thương mại. Do đó, phải tìm thấy sự cân bằng giữa
chính sách cạnh tranh và quyền sáng chế và số dư này phải đạt được mục tiêu ngăn
chặn sự lạm dụng quyền sáng chế, mà không hủy bỏ phần thưởng do hệ thống bằng

2

Điều 6, Luật Cạnh tranh 2018: Chính sách của Nhà nước về cạnh tranh.


12

sáng chế quy định khi được sử dụng một cách thích hợp.”3
Tuy nhiên, thực tế có thể thấy rằng khi thực thi các quyền của chủ sở hữu đối
tượng sở hữu trí tuệ, ngồi mục đích đảm bảo loại trừ các chủ thể khác khỏi việc khai
thác các công nghệ, sản phẩm, quy trình được bảo vệ, thì khơng nhất thiết phải trao
cho người nắm giữ quyền lực thị trường. Hiện nay, trên thị trường công nghệ thường
tồn tại nhiều sản phẩm cơng nghệ khác nhau, có thể được xem là sự thay thế tiềm
năng để tạo ra tác động mạnh mẽ đối với hành vi độc quyền tiềm ẩn của các chủ sở
hữu quyền sở hữu trí tuệ.
Như vậy, chỉ khi các sản phẩm thay thế khơng có sẵn, quyền sở hữu trí tuệ mới
có thể mang lại cho các chủ sở hữu một vị trí độc quyền trong các thị trường liên quan
cụ thể. Ví dụ: Tập đồn Microsoft giữ bản quyền cho Windows, một hệ điều hành
rất phổ biến được sử dụng cho máy tính cá nhân tương thích Intel. Tuy nhiên, việc
nắm quyền sở hữu trí tuệ đối với Windows và độc quyền hợp pháp đối với việc sử

dụng / khai thác một mình khơng mang lại sức mạnh cho thị trường cho Microsoft,
vì có nhiều sản phẩm thay thế khác, như Mac OS hoặc Linux. Điều mang lại cho
Microsoft sức mạnh độc quyền trên thị trường là việc áp dụng các rào cản gia nhập,
điều này giúp cân bằng sự cạnh tranh có lợi cho gã khổng lồ phần mềm.
1.1.2. Cạnh tranh và quyền sở hữu trí tuệ bổ sung cho nhau;
Mối quan hệ bổ sung cho nhau xuất phát từ điểm thảo luận ở trên, thay vì chỉ
đơn thuần là mâu thuẫn với nhau, cạnh tranh và quyền sở hữu trí tuệ bổ sung cho
nhau trong việc thúc đẩy thị trường cạnh tranh diễn ra một cách hiệu quả, lành mạnh,
năng động lâu dài thông qua đổi mới.

3

United Nations Conference on Trade and Development (2016), Examining the interface between the

objectives of competition policy and intellectual property, United Nation, Geneva 19–21 October 2016.
Retrieved on June 4th,2019:
TD/B/C.I/CLP/36 />

13

Quyền sở hữu trí tuệ thúc đẩy hoạt động sáng tạo cho các thành phần trong
nền kinh tế tham gia vào các nỗ lực tạo ra sự đổi mới công nghệ hoặc các hình thức
nâng cao đời sống vật chất và tinh thần khác nhau. Điều này sẽ tạo ra sự đa dạng sản
phẩm đầu vào cạnh tranh trên thị trường tương lai, cũng như thúc đẩy tăng trưởng
trong dài hạn.
Việc tạo ra sức mạnh độc quyền của quyền sở hữu trí tuệ có thể cần thiết để
đạt được lợi ích lớn hơn cho người tiêu dùng. Hơn nữa, luật cạnh tranh khơng cấm
cạnh tranh trong mọi hồn cảnh. Chẳng hạn, hành vi hạn chế cạnh tranh nhằm “Tác
động thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật, công nghệ, nâng cao chất lượng hàng hóa, dịch vụ”
khơng vi phạm luật cạnh tranh4. Luật cạnh tranh khuyến khích sự cạnh tranh khắt khe

và hiệu quả, và coi đây là một phương tiện để đạt được sự đổi mới. Luật cạnh tranh
khơng khuyến khích sự độc quyền nếu điều này thường dẫn đến sự tập trung kinh tế,
hạn chế cạnh tranh và lạm dụng quyền lực độc quyền.
Có thể nói các quy định của luật cạnh tranh cũng góp giúp bảo vệ quyền sở
hữu trí tuệ cơng bằng và đi đúng hướng của nó đối với mục tiêu đổi mới. Do đó, cạnh
tranh và việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ là phương tiện để đạt được hiệu quả được
cải thiện và phúc lợi tốt hơn cho người tiêu dùng trong dài hạn. Theo đó, xã hội sẽ tốt
hơn bằng cách cho phép hạn chế thị trường, lợi nhuận độc quyền và không hiệu quả
phân bổ ngắn hạn khi những điều này có thể được chứng minh để thúc đẩy hiệu quả
năng động và tăng trưởng kinh tế. Ví dụ, việc cho phép giá tăng cao hơn chi phí cận
biên thơng qua sự kế thừa của các độc quyền tạm thời có thể thúc đẩy cạnh tranh năng
động. Các nhà phân tích cũng cho rằng sự đổi mới nhanh chóng, tăng tầm quan trọng
của việc giảm chi phí trung bình và các yếu tố bên ngoài đã tạo điều kiện lý tưởng
cho sự cạnh tranh năng động đối với độc quyền, trong đó các độc quyền tạm thời tăng
và rơi vào nhịp điệu của đầu vào và đầu ra nhanh chóng (Alice Pham, 2008, 9).

4

Điểm a Khoản 1 Điều 14 Luật cạnh tranh năm 2018, có hiệu lực từ ngày 1/07/2019, quy định về

miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm.


14

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng cạnh tranh không thể đóng vai trị là động lực
duy nhất của sự đổi mới. Các nhà phát minh đôi khi không thể có được giá trị phù
hợp từ các sáng chế mà khơng có sự cấp phép bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với
thành quả sáng tạo của mình, điều này trở thành một động lực quan trọng cho sự đổi
mới và bảo vệ sự đổi mới đó. Do đó, cả hai chế độ đều có thể hoạt động để thúc đẩy

phúc lợi của người tiêu dùng theo cùng một cách, đồng thời cho thấy sự tương đồng
và khác biệt trong việc xem xét các tác động ngắn hoặc dài hạn đối với phúc lợi của
người tiêu dùng.
Sự khác biệt trong chế độ chống độc quyền của cạnh tranh là đôi khi chúng ta
lo ngại về hành vi rằng trong ngắn hạn có thể là lành tính hoặc thậm chí hữu ích đối
với người tiêu dùng, nhưng điều đó có thể gây hại về lâu dài. Trong khi ở chế độ độc
quyền sáng chế chúng ta sẽ sẵn sàng chịu tác hại cho người tiêu dùng ngay lập tức,
ví dụ: giá cả độc quyền với kỳ vọng rằng về lâu dài nó sẽ mang lại lợi ích cho người
tiêu dùng bằng cách khuyến khích sự đổi mới và vì sự độc quyền đó là hợp pháp theo
quy định luật sở hữu trí tuệ. Bộ Tư pháp Hoa Kỳ và Ủy ban Thương mại Liên bang,
trong Hướng dẫn chống độc quyền năm 1995 về Cấp phép sở hữu trí tuệ, đã nêu:
“Luật sở hữu trí tuệ và luật chống độc quyền chia sẻ mục đích chung để thúc đẩy đổi
mới và nâng cao phúc lợi người tiêu dùng. Luật sở hữu trí tuệ quy định các khuyến
khích cho sự đổi mới và phổ biến và thương mại hóa bằng cách thiết lập quyền sở
hữu có thể thực thi cho những người tạo ra các sản phẩm mới và hữu ích, các quy
trình hiệu quả hơn.... Luật chống độc quyền thúc đẩy đổi mới và phúc lợi của người
tiêu dùng bằng cách cấm một số hành động có thể gây hại cho cạnh tranh liên quan
đến các cách phục vụ người tiêu dùng hiện tại hoặc tương lai.”
Vì vậy khi nhìn từ góc độ này, sự kìm hãm (mâu thuẫn) giữa cạnh tranh và bảo
vệ quyền sở hữu trí tuệ hầu như khơng cịn tuyệt đối, ngược lại có thể áp dụng các
quy định của luật cạnh tranh để can thiệp vào phạm vi độc quyền của quyền sở hữu
trí tuệ. Từ đó, cần có sự nhìn nhận đúng đắn về sự tương quan của hai chính sách này
để cân bằng trong quá trình áp dụng pháp luật hiện nay vì lợi ích của người tiêu dùng,
cấu trúc cạnh tranh của thị trường và nền kinh tế nói chung.


15

1.2. Xác định hành vi hạn chế cạnh tranh liên quan đến quyền sở hữu trí
tuệ trong mối quan hệ tương quan so sánh với các quy định pháp luật.

Việc xây dựng và sử dụng các quy định của pháp luật cạnh tranh để can thiệp
vào sức mạnh thị trường do các mối quan hệ sở hữu trí tuệ tạo ra là một nguyên nhân
để tiến hành phân tích mối tương quan của mối quan hệ giữa hai chính sách này trên
thực tế và so với các quy định pháp luật hiện có. Hiện nay, hành vi hạn chế cạnh tranh
liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ chưa được luật sở hữu trí tuệ ghi nhận và điều
chỉnh. Do đó, khi chủ sở hữu quyền thực hiện các quyền sở hữu có khả năng làm phát
sinh các hành vi hạn chế cạnh tranh xuất phát từ việc lợi dụng ưu thế nắm giữ các
quyền sở hữu trí tuệ đang được bảo hộ theo luật sở hữu trí tuệ.
Theo quy định của luật cạnh tranh, hành vi hạn chế cạnh tranh là hành vi gây
tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh, bao gồm hành vi thỏa
thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường và lạm dụng vị trí độc
quyền5.Theo đó, nếu xét mối quan hệ giữa các luật khi chủ sở hữu quyền sở hữu trí
tuệ nếu thực hiện một trong các hành vi hạn chế cạnh tranh nói trên, thì đó là mối
quan hệ giữa luật chung (Luật cạnh tranh_ điều chỉnh chung về các quan hệ cạnh
tranh) và luật riêng (các luật chuyên ngành khác).
Trước đây theo quy định của Luật canh tranh 2004, trong trường hợp có sự
khác nhau giữa quy định của Luật Cạnh tranh với quy định của luật khác về hành vi
hạn chế cạnh tranh, cạnh tranh khơng lành mạnh thì áp dụng quy định của pháp luật
cạnh tranh6. Theo đó, Luật cạnh tranh 2004 có cách tiếp cận đối với quyền sở hữu trí
tuệ nói chung và quyền sở hữu cơng nghiệp nói riêng đều là những yếu tơ có khả năng
gây ra các hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh hoặc lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị
trị độc quyền. Các căn cứ xác định hành vi hạn chế cạnh tranh chủ yếu dự trên phần

5

Khoản 2 Điều 3 Luật cạnh tranh 2018.

6

Khoản 1 Điều 5 Luật Cạnh tranh 2004.



16

trăm thị phần trên thị trường liên quan, bất kể các hành vi đó có là quyền hợp pháp
của chủ sở hữu theo quyền sở hữu trí tuệ hay khơng. Tuy nhiên trong một số trường
hợp, việc chỉ dựa trên yếu tố thị phần hay các mục đích thể hiện ra bên ngoài để đánh
giá hành vi hạn chế cạnh tranh liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ khơng phản ánh hết
tình hình thực tế và khơng đúng với mối tương quan qua lại của cạnh tranh và quyền
sở hữu trí tuệ.
Mặc dù sự ra đời của Luật cạnh tranh 2018 đánh dấu bước tiến của các nhà lập
pháp trong cách nhìn nhận trong vấn đề về chọn lựa quy định áp dụng giữa luật chung
và luật riêng. Trường hợp luật khác có quy định về hành vi hạn chế cạnh tranh, hình
thức tập trung kinh tế, hành vi cạnh tranh không lành mạnh và việc xử lý hành vi cạnh
tranh không lành mạnh khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của luật
đó7, điều này cho thấy các nhà lập pháp đã nhìn nhận một số đặc thù như một lợi thế
cạnh tranh của các chủ thể trong các luật chuyên ngành khác nói chung và của chủ sở
hữu quyền trong luật sở hữu trí tuệ nói riêng. Điểm tích cực trong việc thay đổi cách
nhìn nhận này là sẽ tạo ra một mơi trường phát triển của đầu vào trong môi trường
cạnh tranh, bảo vệ đặc thù ngành riêng biệt, đảm bảo sự phát triển tối đa của các thành
phần kinh tế đa dạng trên thị trường. Tuy nhiên việc thiếu các quy định cụ thể, nguyên
tắc, căn cứ để xác định hành vi hạn chế cạnh tranh liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ
vẫn chưa được giải quyết.
Nếu như theo cách nhìn nhận của luật cạnh tranh cũ thì việc thực thi quyền sở
hữu trí tuệ của chủ sở hữu sẽ gây ra hành vi hạn chế cạnh tranh khi thị phần của chủ
sở hữu đó chiếm 30% trở lên bất chấp đó là quyền đương nhiên được luật sở hữu trí
tuệ thừa nhận. Ví dụ, hành vi từ chối chuyển quyền sử dụng theo luật sở hữu trí tuệ
là việc chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp từ chối không cấp phép cho tổ chức,
cá nhân khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp thuộc phạm vi quyền sử dụng
của mình. Nếu đứng trên góc độ luật cạnh tranh để xem xét, nếu chủ sở hữu này là


7

Khoản 2 Điều 4 Luật Cạnh tranh 2018.


17

một doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường việc từ chối cấp phép có
thể nhằm mục đích ngăn cản việc tham gia mở rộng thị trường của doanh nghiệp khác
thì đây được xem là một hành vi hạn chế cạnh tranh bị cấm. Hoặc trong trường hợp
việc từ chối cấp phép được thực hiện giữa các chủ sở hữu quyền sở hữu tí tuệ với
nhau (là các doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh) thì việc hạn chế hoặc từ chối
cấp phép cho một doanh nghiệp khác trên cùng phân khúc thị trường hoặc ở thị trường
thứ cấp đều có thể gây ra tác động hạn chế cạnh tranh. Tuy nhiên, nếu chiếu theo quy
định hiện nay, các chủ thể trên sử dụng các lợi thế từ việc các tài sản được bảo hộ
theo luật sở hữu trí tuệ về các quyền của của chủ sở hữu sở hữu cơng nghiệp thì hầu
hết các hành vi từ chối cấp phép nói trên đều hợp pháp bởi lẽ chủ sở hữu đối tượng
sở hữu công nghiệp có quyền ngăn cấm người khác sử dụng đối tượng sở hữu cơng
nghiệp8, thậm chí chủ sở hữu có quyền áp dụng các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu
trí tuệ khi cho rằng các đối thủ cạnh tranh xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Điều này
tiếp tục tạo nên sự mất cân bằng trong quá trình thực thi pháp luật nhằm xem xét tác
động của các hành vi hạn chế cạnh tranh trên thị trường cạnh tranh cũng như đối với
các hoạt động sáng tạo, đổi mới nhưng vẫn đảm bảo các phúc lợi cho người tiêu dùng.
Việc thiếu đi sự đồng bộ hài hòa giữa luật cạnh tranh và luật chun ngành nói
chung, luật sở hữu trí tuệ nói riêng tạo nên những tiềm ẩn nguy cơ gây hạn chế cạnh
tranh đáng kể trong quá trình vận hành của thị trường nếu việc ưu tiên áp dụng luật
chuyên ngành (trong trường hợp có mâu thuẫn với luật cạnh tranh) được khai thác tối
đa. Một trong những tác động ban đầu điển hình của quyền sở hữu trí tuệ là liên quan
đến hoạt động tiêu chuẩn, kỹ thuật, quy chuẩn kỹ thuật của sản phẩm, hàng hóa. Tại

Việt Nam, các hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh nhằm thúc đẩy việc áp dụng
thống nhất tiêu chuẩn chất lượng, định mức kỹ thuật của chủng loại sản phẩm sẽ được
miễn trừ; do đó quyền sở hữu trí tuệ (đặc biệt là công nghệ độc quyền hoặc công nghệ
được bảo hộ sáng chế) có tác động đến hoạt động tiêu chuẩn sẽ có liên quan mật thiết

8

Điều 125 Luật Sở hữu trí tuệ 2004.


18

đến quá trình định hình các phương thức hoạt động trên thị trường cạnh tranh.
Các cơ quan xây dựng tiêu chuẩn thường khơng khuyến khích sử dụng cơng
nghệ các cơng nghệ này trong lĩnh vực tiêu chuẩn; tuy nhiên việc sử dụng trong các
‘‘trường hợp ngoại lệ’’ được lý giải bởi các ‘‘lý do kỹ thuật’’được ủng hộ. Trong
trường hợp đó, chủ sở hữu bằng độc quyền sáng chế về cơng nghệ được xem là đóng
vai trị rất quan trọng trong việc đáp ứng các yêu cầu về tiêu chuẩn có thể được ủy
ban kỹ thuật của cơ quan xây dựng tiêu chuẩn liên hệ và đề nghị đàm phán hợp đồng
cấp phép với người sử dụng tiêu chuẩn này dựa trên các điều kiện và điều khoản hợp
lý và bình đẳng. Điều quan trọng cần phải hiểu là để tuân thủ các tiêu chuẩn hoặc
nguyên tắc kỹ thuật đã có, doanh nghiệp phải sử dụng cơng nghệ được bảo hộ. Trong
trường hợp đó, giống như các tiêu chuẩn chính thức được các tổ chức xây dựng tiêu
chuẩn quốc tế quy định, rất nhiều tiêu chuẩn thực tế xuất hiện trên thị trường, đặc biệt
là trong lĩnh vực công nghệ thơng tin và điện tử (ví dụ, trường hợp của Intel và
Microsoft). . Hiển nhiên theo đó, chủ sở hữu có thể đồng ý cấp phép sử dụng, nhưng
khơng phải lúc nào cũng như vậy, họ có thể kèm theo một số điều khoản nhất định
mà theo đó có khả năng dẫn đến hạn chê cạnh tranh. Với sự gia tăng bằng sáng chế
và số lượng các tiêu chuẩn kết hợp các công nghệ được bảo vệ, ngày càng rõ ràng
rằng việc thiết lập tiêu chuẩn có thể dẫn đến sự biến dạng nghiêm trọng của cạnh

tranh trên một thị trường nhất định. Trên thực tế, một bằng sáng chế thiết yếu cho
việc thực hiện một tiêu chuẩn có thể có giá trị cao hơn nhiều khi tiêu chuẩn đã được
thơng qua so với trước đây. Vì vậy, các quy tắc cụ thể áp dụng cho quyền sở hữu trí
tuệ trong bối cảnh các tổ chức tiêu chuẩn hóa từ góc độ cạnh tranh.
Việc phân tích một số tác động cũng như mối liên hệ giữa quyền sở hữu trí tuệ
và pháp luật cạnh tranh trên toàn thế giới cung cấp hướng dẫn hữu ích cho cả các cơ
quan lập pháp và thi hành luật cạnh tranh. Từ kinh nghiệm trong các khu vực pháp lý
có các quy tắc giới hạn phạm vi áp dụng cạnh tranh luật đối với sở hữu trí tuệ, những
người thực thi tại các khu vực pháp lý trẻ hơn với các quy tắc tương tự sẽ biết rằng
các quy tắc đó khơng nên ngăn họ giám sát các thị trường liên quan sở hữu trí tuệ mà
các quy tắc như vậy nên được áp dụng linh hoạt. Các cơ quan áp dụng luật cạnh tranh


19

cần cân bằng giữa các tác động chuyên nghiệp và chống cạnh tranh của sở hữu trí tuệ
trong khn khổ áp dụng các quy định cụ thể của luật cạnh tranh cho từng hành vi cụ
thể.
1.3. Kiểm soát hạn chế cạnh tranh liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ theo
Hiệp định TRIPS và một số quốc gia trên thế giới.
1.3.1. Hiệp định TRIPS;
Hiệp định có hiệu lực từ ngày 01 tháng 1 năm 1995 và cho đến nay là thỏa
thuận đa phương toàn diện nhất về quyền sở hữu trí tuệ. Nó tìm cách giảm thiểu các
biến dạng và trở ngại đối với thương mại quốc tế và thúc đẩy các biện pháp bảo vệ
đầy đủ cho quyền sở hữu trí tuệ như một điều khoản thiết yếu bằng cách bảo vệ lợi
ích của nhà đổi mới.
Các quy định được thể hiện trong TRIPS cho thấy một số loại phản ứng trước
những lo ngại rằng việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ sẽ mời gọi sự khai thác một cách
khơng chính đáng sức mạnh thị trường. Định nghĩa về các quyền trong TRIPS nhằm
tìm cách đạt được sự cân bằng đầy đủ và cố hữu với các mối quan tâm về cạnh tranh.

Điều này được thể hiện dưới dạng phạm vi và thời hạn của các quyền, nhưng được
thể hiện như nhau trong các giới hạn rõ ràng của các quyền này.
Thứ nhất, Điều 27 của Hiệp định, xác định phạm vi và giới hạn của bằng sáng chế,
có lẽ là ví dụ nổi bật nhất9. Thỏa thuận cũng có một số điều khoản liên quan đến việc
sử dụng quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến các quy tắc cạnh tranh. Đầu tiên, có những
cân nhắc chung trong đoạn 1 của Lời nói đầu được kèm theo Điều 8 (2), cho phép
Thành viên thực hiện các biện pháp thích hợp để ngăn chặn các hành vi lạm dụng, cụ
thể: “Các biện pháp phù hợp, với điều kiện là chúng phù hợp với Thỏa thuận này, có
thể cần thiết để ngăn chặn sự lạm dụng quyền sở hữu trí tuệ của các chủ sở hữu quyền

9

Hiệp định TRIPS, (1995) Điều 27, trang 331-332, truy cập lần cuối ngày 04/06/2019 tại:

:< />

×