Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Nghiên cứu những giải pháp phát triển kinh tế bền vững ở thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 100 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

DƯƠNG VĂN TÀI

NGHIÊN CỨU NHỮNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
KINH TẾ BỀN VỮNG Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

ḶN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

THÀNH PHỚ HỜ CHÍ MINH – 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

DƯƠNG VĂN TÀI

NGHIÊN CỨU NHỮNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
KINH TẾ BỀN VỮNG Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành: KINH TẾ HỌC
Mã số chuyên ngành: 60.31.03

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

NGƯỜI HDKH: PGS.TS NGUYỄN TIẾN DŨNG

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2015



LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của bản thân tơi, khơng sao
chép cơng trình nghiên cứu của người khác để làm sản phẩm của riêng mình. Các
số liệu được trích dẫn có nguồn gốc rõ ràng. Kết quả trình bày trong luận văn này
là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu
nào trước đây.
Học viên

Dương Văn Tài

i


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
FDI: Foreign Direct Investment: Đầu tư trực tiếp nước ngoài
GDP: Gross Domestic Product: Tổng sản phẩm quốc nội
HĐND: Hội đồng nhân dân (ký hiệu viết tắt theo quy định trong những
văn bản do Hội đồng nhân dân ban hành)
ICOR: Incremental Capital - Output Ratio: Hệ số sử dụng vốn
ODA: Official Development Assistance: Hỗ trợ phát triển chính thức
PCI: Provincial Competitiveness Index: Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp
tỉnh
PTBV: Phát triển bền vững
PTKTBV: Phát triển kinh tế bền vững
QĐ: Quyết định (ký hiệu viết tắt theo quy định trong những văn bản
Quyết định)
TP.HCM: thành phố Hồ Chí Minh
TTg: Thủ tướng (ký hiệu viết tắt theo quy định trong những văn bản do
Thủ tướng Chính phủ ban hành)

UBND: Ủy ban nhân dân (ký hiệu viết tắt theo quy định trong những văn
bản do Ủy ban nhân dân ban hành)
USD: Đô la Mỹ
WCED: Organization for Economic Co-operation and Development: Tổ
chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế
WTO: World Trade Organization: Tổ chức thương mại thế giới

ii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của TP.HCM với một số nước châu Á .... 44
Bảng 2.2. GDP/người của một số thành phố Châu Á .......................................... 46
Bảng 2.3. Cơ cấu các sản phẩm trong ngành công nghiệp của thành phố .......... 50
Bảng 2.4. Cơ cấu GDP TP.HCM theo thành phần kinh tế .................................. 53
Bảng 2.5. Giá trị GDP, các khoản chi, vốn vay và vốn ODA, FDI ..................... 56
Bảng 2.6. Tỷ lệ các khoản chi, vốn vay và vốn ODA, FDI so với GDP ............. 56
Bảng 2.7. Tỷ lệ chi cho giáo dục, đầu tư và phát triển so với chi ngân sách ...... 57
Bảng 2.8. Cơ cấu lực lượng lao động chia theo khu vực kinh tế ........................ 58
Bảng 2.9. Chỉ số ICOR của Việt Nam và TP.HCM ............................................ 59
Bảng 2.10. Đánh giá chất lượng đầu tư tại TP.HCM .......................................... 60
Bảng 2.11. Năng suất lao động của TP.HCM ..................................................... 61
Bảng 2.12. Tỷ lệ thu/chi ngân sách...................................................................... 63
Bảng 2.13. Bảng tổng hợp những kết quả mà TP.HCM đạt được theo tiêu chí
PTBV và những hạn chế ...................................................................................... 69

iii


DANH MỤC HÌNH


Hình 1. Mơ hình phát triển bền vững ................................................................. 13
Hình 2.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế TP.HCM ................................................... 44
Hình 2.2. Thu nhập bình quân đầu người của TP.HCM và Việt Nam ................ 45
Hình 2.3. Cơ cấu các ngành kinh tế ở TP.HCM .................................................. 47
Hình 2.4. Tốc độ tăng trưởng ngành dịch vụ ....................................................... 48
Hình 2.5. Tốc độ tăng trưởng ngành cơng nghiệp - xây dựng ............................. 49
Hình 2.6. Cơ cấu GDP TP.HCM theo thành phần kinh tế................................... 54
Hình 2.7. Kim ngạch xuất nhập khẩu của TP.HCM ............................................ 55
Hình 2.8. Năng suất lao động của TP.HCM ........................................................ 62
Hình 2.9. Diện tích lúa từ 2000-2014 .................................................................. 64

iv


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
1. Đặt vấn đề ........................................................................................................... 1
2. Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến Luận văn ........................................... 2
3. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 7
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 7
5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 7
6. Ý nghĩa, tính mới của luận văn và hạn chế ........................................................ 7
6.1. Ý nghĩa khoa học ............................................................................................. 8
6.2. Ý nghĩa thực tiễn .............................................................................................. 8
6.3. Hạn chế của Luận văn ...................................................................................... 8
7. Kết cấu của luận án nghiên cứu ....................................................................... 9
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG……………....9
1.1. Khái niệm phát triển, phát triển kinh tế và phát triển kinh tế bền vững ....... 10
1.2. Việc tham gia cam kết phát triển kinh tế bền vững của Việt Nam ............. 22

1.3. Một số điều kiện để bảo đảm phát triển kinh tế bền vững .......................... 24
1.3.1. Vấn đề thể chế, quản lý và xây dựng chiến lược của Nhà nước ............... 24
1.3.2. Chuyển dịch nền kinh tế hợp lý ................................................................ 24
1.3.3. Vốn cho đầu tư phát triển ......................................................................... 25
1.3.4. Kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật đồng bộ ............................................... 27
1.3.5. Phát triển khoa học, kỹ thuật và công nghệ .............................................. 28
1.3.6. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng ....................................................... 29
1.3.7. Tạo sự liên kết giữa các tỉnh trong vùng để phát triển kinh tế bền vững . 30
1.3.8. Phát triển kinh tế gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội ...................... 32
1.3.9. Tăng trưởng kinh tế phải gắn chặt với bảo vệ và cải thiện môi trường .... 33
1.4. Các tiêu chí đánh giá phát triển kinh tế bền vững....................................... 34
1.5. Một số kinh nghiệm quốc tế về phát triển kinh tế bền vững ...................... 38
1.5.1. Singapore .................................................................................................. 38
1.5.2. Seoul - Hàn Quốc ...................................................................................... 39

v


1.5.3. Bangkok - Thái Lan .................................................................................. 39
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở THÀNH PHỚ HỜ
CHÍ MINH............................................................................................................41
2.1. Việc tham gia phát triển kinh tế bền vững của thành phố Hồ Chí Minh .... 42
2.2. Phân tích tình hình phát triển kinh tế và phát triển kinh tế bền vững của
TP.HCM những năm qua ..................................................................................... 43
2.2.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế ...................................................................... 43
2.2.2. Thu nhập bình quân đầu người trong những năm qua ............................. 45
2.2.3. Cơ cấu nền kinh tế: .................................................................................. 47
2.2.4. Cơ cấu thành phần kinh tế ....................................................................... 53
2.2.5. Xuất nhập khẩu ........................................................................................ 54
2.2.6. Tỷ lệ các khoản chi, vốn vay và vốn ODA, FDI so với GDP ................. 55

2.2.7. Tỷ lệ lao động nông nghiệp trong tổng số lao động ................................ 58
2.2.8. Hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tư ........................................................ 59
2.2.9. Năng suất lao động .................................................................................. 61
2.2.10. Tỷ lệ thu ngân sách so với chi ngân sách trên địa bàn ............................ 63
2.2.11. Diện tích đất lúa được bảo vệ và duy trì .................................................. 64
2.3.1. Vấn nạn về môi trường ............................................................................. 65
2.3.2. Về vấn đề nghèo đói và thất nghiệp.......................................................... 67
CHƯƠNG 3. NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỂ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH PHÁT
TRIỂN KINH TẾ BỀN VỮNG TRONG THỜI GIAN TỚI................................75
3.1.

Quan điểm và định hướng phát triển kinh tế bền vững ............................ 76

3.1.1. Quan điểm của Chính phủ ........................................................................ 76
3.1.2. Định hướng của thành phố Hồ Chí Minh ................................................. 77
3.2.

Các giải pháp để thành phố Hồ Chí Minh phát triển kinh tế bền vững .... 78

3.2.1. Giải pháp về nâng cao hiệu quả bộ máy công quyền ............................... 78
3.2.2. Giải quyết vấn đề kẹt xe và hạ tầng giao thông ........................................ 78
3.2.3. Giải pháp nâng cao năng suất lao động .................................................... 79
3.2.4. Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư .......................................................... 80
3.2.5. Giải pháp về khoa học công nghệ ............................................................. 81
vi


3.2.6. Giải pháp phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ ........................................ 82
3.2.7. Giải pháp về dân số ................................................................................... 83
3.2.8. Gắn quy hoạch phát triển kinh tế xã hội với vùng kinh tế trọng điểm phía

Nam ................................................................................................................... 84
KẾT LUẬN.......................................................................................................... 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 88

vii


MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Ngày nay do nhu cầu phát triển kinh tế đất nước, các quốc gia có thể sẵn
sàng đánh đổi bằng việc khai thác và sử dụng tài nguyên quá mức, gây hậu quả
nghiêm trọng cho môi trường, đặc biệt ở các nước đang phát triển và kém phát
triển thì vấn đề này càng trở nên phổ biến và nghiêm trọng. Vì vậy, trên các diễn
đàn quốc tế, vấn đề phát triển bền vững (PTBV) được các nhà khoa học và nhà
quản lý đặc biệt quan tâm, tìm cách giải quyết. Theo Ủy ban thế giới về môi
trường và phát triển đưa ra trong báo cáo “Tương lai chung của chúng ta" (1987):
PTBV được hiểu là sự phát triển của các thế hệ hiện nay nhưng không ảnh hưởng
đến cuộc sống hạnh phúc về vật chất cũng như về tinh thần của thế hệ tương lai
[38, tr.38].
Cũng như các quốc gia tiến bộ khác trên thế giới, Việt Nam rất quan tâm,
đề ra nhiều chính sách và ban hành các văn bản pháp luật để định hướng nền
kinh tế đi theo mục tiêu PTBV, đặc biệt điều này càng thể hiện rõ nét kể từ khi
nước ta xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 1991 - 2000.
Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 25/6/1998 của Bộ Chính trị đã chỉ rõ tăng cường công
tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và
được tái khẳng định trong các văn kiện của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX,
X và XI của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã
hội giai đoạn 2011 - 2020 cũng nhấn mạnh “Phát triển nhanh gắn liền với PTBV,
PTBV là yêu cầu xuyên suốt trong Chiến lược” [17, tr.98]. Ngồi ra, Chính phủ
đã ban hành "Định hướng chiến lược PTBV ở Việt Nam" (Chương trình nghị sự

21 của Việt Nam) để hướng tới sự PTBV tại Việt Nam [4].
Đối với TP.HCM, với vai trị là đơ thị đặc biệt, trung tâm của cả nước về
kinh tế, văn hóa, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, đầu mối giao lưu và hội
nhập quốc tế, là đầu tàu, động lực, có sức thu hút vốn đầu tư và sức lan tỏa lớn
của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có vị trí kinh tế quan trọng của cả nước,
đã có những đóng góp to lớn cho sự phát triển kinh tế của đất nước. Tuy nhiên,

1


bên cạnh những thành tựu đạt được thì hạn chế về chất lượng của nền kinh tế
cũng khơng ít. Vì vậy, từ những thực tế đang đặt ra nêu trên, việc định hướng
TP.HCM phát triển theo mơ hình kinh tế bền vững rất cần được quan tâm, xem
xét và áp dụng. Nhưng để áp dụng mơ hình này sao cho hiệu quả, phù hợp với
thực tế địa phương,...cần phải nghiên cứu những yêu cầu đặt ra để PTKTBV và
những tiêu chí nào để đánh giá một thành phố PTKTBV, để từ đó đề ra những
giải pháp phù hợp...
Vậy, phát triển kinh tế bền vững là gì? Tại sao cần phải theo đuổi mục tiêu
phát triển kinh tế bền vững? Các tiêu chí nào để đánh giá một địa phương, vùng
đạt được phát triển kinh tế bền vững? Thực trạng phát triển kinh tế ở thành phố
Hồ Chí Minh có đạt được yêu cầu phát triển bền vững hay không? Những vấn đề
tồn tại (nếu có) là gì? Đâu là những giải pháp để thành phố Hồ Chí Minh phát
triển kinh tế bền vững?
Do đó, việc quyết định lựa chọn luận văn “Nghiên cứu những giải pháp
phát triển kinh tế bền vững ở thành phố Hồ Chí Minh” là hết sức cần thiết.
2. Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến Luận văn
Phát triển bền vững nói chung và PTKTBV nói riêng là vấn đề có tính thời
đại và tồn cầu nên đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu trong nước và quốc tế.
Các cơng trình nghiên cứu quốc tế có thể kể đến như:
Sharon Beder với nghiên cứu “Những vấn đề chính trị của phát triển bền

vững” (Revoltin' Developments: “The Politics of Sustainable Development”, năm
1994). Nghiên cứu này vẽ lên bức tranh so sánh về chính sách PTBV giữa Vương
quốc Anh và Thổ Nhĩ Kỳ1. Trong phần đầu của bài viết, tác giả trình bày về việc
ra đời và sự phát triển của khái niệm PTBV. Đồng thời, theo nghiên cứu này thì
nguyên nhân từ việc gia tăng dân số quá nhanh và phát triển công nghiệp mạnh
mẽ đã dẫn đến ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ở các quốc gia công nghiệp.
Mặc dù vậy, trước đây hầu như các quốc gia trên thế giới rất ít quan tâm đến việc

Lý do Sharon Beder chọn hai nước này để so sánh vì cả hai nước đều là thành viên của OECD, có sự
phát triển kinh tế khác nhau
1

2


bảo vệ môi trường. Nhưng trước sức ép của cộng đồng dân cư và xu hướng
chung của toàn cầu đã buộc các lãnh đạo các quốc gia phải cùng bàn bạc với các
nhà môi trường, các doanh nghiệp để cho ra đời các đạo luật, cũng như đề ra
nhiều chính sách nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Thông qua bài viết này,
tác giả cũng nêu lên sự cần thiết phải theo đuổi và thực hiện mục tiêu PTBV.
Nghiên cứu của Dresner S. với đề tài “Những nguyên tắc của phát triển
bền vững” (The Principles of Sustainability, năm 2002). Nghiên cứu này nêu lên
khái niệm về PTBV với cách tiếp cận khác nhưng ý nghĩa của nó thì cũng

tương tự với định nghĩa do Ủy ban thế giới về môi trường và phát triển đưa ra
trong báo cáo “Tương lai chung của chúng ta" (1987). Theo cách tiếp cận của
Dresner, con người và cộng đồng của họ được sinh ra và gắn liền với 03 hệ

thống: xã hội, kinh tế và mơi trường. Và ba lĩnh vực này có sự tương tác
thường xuyên qua lại với nhau. Vì vậy, để đảm bảo đáp ứng lợi ích cho cuộc

sống hiện tại và trong tương lai theo hướng PTBV thì con người cần phải phát
triển hài hòa và tạo được sự cân bằng ở cả 03 lĩnh vực trên. Tác giả cũng nêu
lên về mối nguy thảm họa, chỉ dẫn việc lập kế hoạch để đối phó với nó. Sau
đó, tác giả đề ra quy trình 10 bước để phục hồi tồn diện cộng đồng sau thảm
họa.
Dara O'Rourke (2004) với nghiên cứu: Cân bằng phát triển và môi trường
tại Việt Nam (Community-Driven Regulation: Balancing Development and the
Environment in Vietnam). Trong nghiên cứu này, tác giả đã chỉ ra rằng: Việt
Nam mong muốn trở thành "con hổ" của nền kinh tế châu Á. Vì vậy, Chính phủ
đã tập trung nguồn vốn và đề ra nhiều chính sách ưu đãi để thúc đẩy nền kinh tế
phát triển nhanh chóng, tạo nhiều việc làm cho người lao động. Tuy nhiên, trong
quá trình phát triển, Việt Nam dường như đang đi trên con đường với mô hình
phát triển khơng bền vững như các nước láng giềng châu Á khác đã vấp phải
như: môi trường ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng, năng lực quản lý nhà nước
của chính quyền địa phương hạn chế. Mặt khác, nhiều khoản đầu tư nước ngoài
thường tập trung vào khai thác dầu thô, tài nguyên thiên nhiên và tận dụng nguồn
3


lao động giá rẻ, dẫn đến hậu quả là cường độ ô nhiễm tăng nhanh hơn so với tốc
độ tăng trưởng cơng nghiệp...
Các cơng trình nghiên cứu trong nước có thể kể đến như: “Phát triển bền
vững của Việt Nam, thành tựu, cơ hội, thách thức và triển vọng” của Nguyễn
Quang Thái và Ngô Thắng Lợi (2007). Trong nghiên cứu này, hai tác giả đã phân
tích thực trạng phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam trong quá trình đổi mới đất
nước, phân tích những yếu tố hay điều kiện để có thể giúp Việt Nam PTBV,
trong đó có đề cập đến những nội dung của vấn đề tăng trưởng với chất lượng
cao thể hiện ở những tiêu chí như: xác định cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu
kinh tế theo hướng tiến bộ. Mặc dù, chưa đề cập trực tiếp đến khái niệm PTBV
về kinh tế nhưng trong nghiên cứu này đưa ra những tiêu chí và nội dung của

PTBV.
Nghiên cứu “Phát triển kinh tế bền vững ở Việt Nam” trong luận văn thạc
sỹ (đã được bảo vệ thành công) của Nguyễn Hữu Sở (2009). Trong nghiên cứu
này, luận văn sử dụng một số tiêu chí phát triển kinh tế bền vững để phân tích
những thành tựu đã đạt được cũng như những mặt còn hạn chế của nền kinh tế
Việt Nam trong việc vừa duy trì tốc độ tăng trưởng cao, vừa bảo đảm tính bền
vững; từ đó luận văn đề xuất những giải pháp, kiến nghị để giúp chất lượng tăng
trưởng kinh tế cao, ổn định và bền vững hơn, hạn chế những tác động tiêu cực từ
bên ngồi, nhất là tính chu kỳ của khủng hoảng trong nền kinh tế thị trường. Hạn
chế của luận văn là sử dụng rất ít tiêu chí về kinh tế trong rất nhiều tiêu chí mà
yêu cầu PTBV đặt ra, chưa đánh giá các tiêu chí về thể chế, ô nhiễm môi trường
và xã hội,…
Bùi Tất Thắng, Nguyễn Xuân Dũng, Nguyễn Văn Cường (2010), Phát
triển nhanh và bền vững nền kinh tế Việt Nam thời kỳ 2011- 2020, trong nghiên
cứu này, nhóm tác giả đã làm sáng tỏ vấn đề phát triển nhanh và bền vững của
một nền kinh tế là có thực và hồn tồn có thể được lặp lại trong tương lai, từ đó
nghiên cứu kiến nghị một số giải pháp để nền kinh tế Việt Nam đạt được tốc độ
phát triển nhanh và bền vững.

4


Nghiên cứu “Vai trò của Nhà nước với PTBV ở Việt Nam”, Nguyễn Thị
Thanh Huyền (2011). Trong nghiên cứu này trình bày những vấn đề lý luận cơ
bản về PTBV và vai trị của nhà nước với PTBV. Phân tích, đánh giá vai trị của
nhà nước với PTBV thơng qua việc thực hiện các chính sách kinh tế, chính sách
xã hội và chính sách mơi trường. Trình bày những khuyến nghị cơ bản để nâng
cao hơn nữa vai trò của nhà nước với PTBV ở Việt Nam. Hạn chế của luận văn
là chỉ phân tích về mặt thể chế, chưa nghiên cứu về mặt kinh tế, môi trường, xã
hội; không căn cứ vào các tiêu chí PTBV để đánh giá và khơng có số liệu dẫn

chứng.
Nghiên cứu “Tăng trưởng theo hướng bền vững cho vùng kinh tế trọng
điểm phía Nam” của Nguyễn Văn Trình, Lê Trương Hải Hiếu cơng bố trên Tạp
chí phát triển nhân lực số 5, năm 2011…Hai tác giả đã nghiên cứu chất lượng
tăng trưởng kinh tế của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam thơng qua bốn điểm:
tỷ lệ tăng trưởng GDP của vùng, mức thu nhập bình quân đầu người, chỉ số HDI
và yếu tố bảo vệ môi trường sinh thái. Theo hai tác giả, tăng trưởng kinh tế của
các tỉnh, thành Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam cịn thiếu tính bền vững và
kiến nghị: tăng trưởng kinh tế trong thời gian tới phải dựa trên nền tảng tăng
trưởng theo chiều sâu, tăng trưởng kinh tế phải gắn với việc cải thiện, nâng cao
đời sống xã hội và phải bảo vệ môi trường sinh thái.
Đề tài cấp Bộ “Phát triển bền vững - lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm
ở Nam Bộ và Việt Nam” của Trần Thị Nhung, Võ Dao Chi (2013), công bố trên
tạp chí Khoa học xã hội số 1 (173) - 2013. Trong nghiên cứu này, hai tác giả hệ
thống lại các lý thuyết phát triển bền vững, các cấp độ phát triển, quan niệm
PTBV trong nghiên cứu cộng đồng. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng cung cấp các
nguyên tắc và bộ chỉ tiêu đo lường phát triển bền vững trên thế giới và tại Việt
Nam, làm cơ sở khoa học cho việc định lượng các nghiên cứu về phát triển bền
vững và các vấn đề liên quan, bài viết đã tổng quan lại tình hình nghiên cứu ở
Việt Nam, bao gồm các nghiên cứu tổng thể, các nghiên cứu cấp vùng (Đông

5


Nam Bộ và Tây Nam Bộ) và các nghiên cứu ở các lĩnh vực tùy theo đặc trưng
của từng vùng.
Nghiên cứu “Phát triển kinh tế bền vững tại TP.HCM” của Nguyễn Hồng
Nga (2013), trong bài viết này tác giả trình bày khái niệm về tăng trưởng, PTBV
và đề ra 03 nhóm mục tiêu PTBV (theo Tatyana P.Soubbotina), bao gồm: về kinh
tế, giáo dục và môi trường. Trong bài viết, tác giả đi sâu nghiên cứu mục tiêu

phát triển về kinh tế thông qua các chỉ tiêu như: tăng trưởng kinh tế, cơ cấu kinh
tế, nguồn vốn đầu tư nước ngoài, hiệu quả nguồn vốn đầu tư,...tại TP.HCM. Trên
cơ sở đó, tác giả kiến nghị một số biện pháp thiết thực và hiệu quả nhằm khắc
phục những yếu kém, tồn tại để hướng tới mục tiêu PTKTBV ở TP.HCM.
Ở hầu hết các nghiên cứu nêu trên, các tác giả nghiên cứu, lập luận và
nhận định sự PTBV theo các cách nhìn khác nhau, các mặt khác nhau trong 03
nhóm (kinh tế, xã hội, môi trường) của PTBV. Trong số những nghiên cứu trên,
chỉ có những nghiên cứu dựa trên các tiêu chí: tỷ lệ tăng trưởng GDP, mức thu
nhập bình qn đầu người, chỉ số HDI, yếu tố bảo vệ môi trường sinh thái... và
có dẫn chứng những số liệu cụ thể qua từng năm là có ý nghĩa theo tiêu chí đánh
giá PTBV hơn cả. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu tập trung nghiên cứu rất
chung về PTBV, xét nghiên cứu chuyên sâu về PTKTBV rất hiếm, không gian
nghiên cứu ở quy mô kinh tế vùng hoặc của cả nền kinh tế Việt Nam. Đặc biệt,
chỉ có nghiên cứu của PGS.TS Nguyễn Hồng Nga là tập trung phân tích, đánh
giá tình hình thực tế việc PTKTBV tại TP.HCM nhưng theo học thuyết của
Tatyana P.Soubbotina.
Vì vậy, luận văn này sẽ chọn lọc những nội dung trọng tâm mà những
nghiên cứu trước đây đã phân tích trong PTBV. Sau đó, luận văn sẽ đi sâu phân
tích các chỉ tiêu PTKTBV ở TP.HCM dựa trên nhiều tiêu chí của PTBV theo quy
định tại quyết định của Thủ tướng Chính phủ về ban hành bộ chỉ tiêu giám sát,
đánh giá PTBV. Đặc biệt, luận văn cịn căn cứ vào một số tiêu chí trên tổng số 44
chỉ tiêu trong Dự án VIE01/021 về Chương trình nghị sự 21 tại Việt Nam của Lê
Anh Sơn.

6


3. Mục tiêu nghiên cứu
Trong nghiên cứu này, luận văn sẽ phân tích các tiêu chí đo lường chất
lượng PTKTBV dựa trên số liệu thống kê (có sự so sánh giữa bộ tiêu chí theo Dự

án VIE01/021 về chương trình nghị sự 21 và bộ tiêu chí đánh giá được áp dụng
tại Việt Nam theo quyết định của Chính phủ). Từ đó, luận văn sẽ đánh giá những
kết quả trong lĩnh vực kinh tế mà TP.HCM đã đạt được và những vấn đề cịn tồn
tại. Từ đó, luận văn sẽ khuyến nghị một số giải pháp để giúp phát triển kinh tế ở
TP.HCM cao và ổn định hơn theo tiêu chí PTKTBV (căn cứ vào chiến lược phát
triển kinh tế xã hội trung ương, của TP.HCM trong thời gian tới và học tập kinh
nghiệm PTBV ở một số thành phố trên thế giới có điều kiện tương đương,...).
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Nội dung: nghiên cứu những giải pháp phát triển kinh tế bền vững ở
TP.HCM.
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là một số chỉ tiêu về kinh tế theo tiêu
chí PTBV: Quyết định số 432/QĐ-TTg ngày 12/4/2012 của Thủ tướng Chính
phủ về phê duyệt Chiến lược PTBV Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020, Báo cáo
quốc gia tại Hội nghị cấp cao của Liên hiệp quốc về PTBV (RIO+20)” tại
Chương trình nghị sự tháng 5/2012, Quyết định số 2175/QĐ-TTg ngày
11/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Bộ chỉ tiêu giám sát, đánh giá
PTBV địa phương giai đoạn 2013 - 2020, bộ chỉ tiêu theo nghiên cứu của Dự án
VIE01/021 về chương trình nghị sự 21.
Không gian: tại TP.HCM.
Thời gian: số liệu thống kê từ năm 2005 - 2014.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng dựa trên số liệu
thống kê để mơ tả, phân tích, tổng hợp đối chiếu và so sánh.
Phương pháp nghiên cứu của luận văn là phân tích từ thực trạng tình hình
phát triển kinh tế của TP.HCM trong giai đoạn 2005 - 2014 dưới góc nhìn của
Kinh tế học phát triển bền vững. Dựa trên các chỉ tiêu đề ra để nhận định việc

7



phát triển kinh tế bền vững của TP.HCM, tìm ra những hạn chế trong tình hình
phát triển kinh tế hiện nay của thành phố (nếu có), để từ đó đề ra các giải pháp
giúp chính quyền thành phố đề ra những chính sách để thúc đẩy việc phát triển
kinh tế trong thời gian tới theo hướng phát triển kinh tế bền vững.
Phương pháp thu thập số liệu: Thu thập từ các nguồn tài liệu, báo cáo của
Tổng Cục thống kê, của Cục thống kê TP.HCM; các báo cáo tài liệu của các cơ
quan có thẩm quyền liên quan; những thơng tin đã được thẩm định và công bố
trên các giáo trình, tạp chí, cơng trình nghiên cứu và đề tài khoa học trong và
ngồi nước.
6. Ý nghĩa, tính mới của luận văn và hạn chế
6.1. Ý nghĩa khoa học
Luận văn hệ thống hóa cơ sở lý luận về PTBV, PTKTBV, thông qua việc
làm rõ các khái niệm và các tiêu chí đánh giá PTKTBV. Sử dụng phương pháp
phân tích thống kê, mơ tả, có sự so sánh thực trạng PTKTBV ở TP.HCM (so
sánh bộ chỉ tiêu theo nghiên cứu của Dự án VIE01/021 về chương trình nghị sự
21 và bộ tiêu chí được áp dụng tại Việt Nam theo Quyết định số 2175/QĐ-TTg
ngày 11/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ). Đánh giá những thành tựu kinh tế
mà TPHCM đạt được và nghiên cứu những vấn đề đang đặt ra trong việc thực
hiện mục tiêu chiến lược tăng trưởng nhanh, hiệu quả và bền vững. Từ đó, đề
xuất những giải pháp để TP.HCM PTBV hơn, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của Luận văn có giá trị ứng dụng đối với các nhà làm
chính sách, các nhà quản lý ở TP.HCM và có giá trị tham khảo đối với những
đọc giả có quan tâm đến lĩnh vực PTBV.
6.3. Hạn chế của Luận văn
Chưa đánh giá hết tất cả các tiêu chí PTBV như: các tiêu chí về mơi
trường, xã hội và thể chế. Trong lĩnh vực về kinh tế - là mục tiêu nghiên cứu
chính của luận văn lại hạn chế thêm một số tiêu chí cho phù hợp với số liệu

8



thống kê hiện có, khả năng tài chính, thời gian. Số liệu thống kê đơi khi phản ánh
chưa chính xác và đầy đủ với thực trạng phát triển kinh tế xã hội tại TP.HCM.
7. Kết cấu của luận án nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu của luận văn gồm có 03 phần:
Chương 1. Những vấn đề cơ bản về phát triển kinh tế bền vững
Chương 2. Thực trạng phát triển kinh tế và phát triển kinh tế bền vững ở
TP.HCM.
Chương 3. Những giải pháp để TP.HCM phát triển kinh tế bền vững trong
thời gian tới

9


CHƯƠNG 1.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ BỀN VỮNG

1.1. Khái niệm phát triển, phát triển kinh tế và phát triển kinh tế bền vững
1.1.1. Khái niệm phát triển
Theo triết học duy vật biện chứng, phát triển là một phạm trù triết học chỉ
khái quát quá trình vận động tiến lên từ thấp lên cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn
thiện hơn của sự vật [16, tr.110].
Theo Từ điển Oxford, phát triển là sự tăng dần của một sự vật theo hướng
tiến bộ hơn, mạnh hơn (the gradual growth of something so that it becomes more
advanced, stronger) [37].
Theo Từ điển Báck khoa của Việt Nam, phát triển là phạm trù triết học chỉ
ra tính chất của những biến đổi đang diễn ra trong thế giới [50].
Có rất nhiều khái niệm về phát triển nhưng khái niệm tổng quát nhất về

phát triển là q trình tăng tiến, tồn diện về mọi mặt kinh tế, chính trị, xã hội
của một quốc gia.
1.1.2.

Phát triển kinh tế
Nếu xét ý nghĩa của phát triển trong lĩnh vực kinh tế thì cần phải phân biệt

phát triển kinh tế với tăng trưởng kinh tế. Tăng trưởng kinh tế chính là sự gia
tăng về mặt quy mô sản lượng của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định
(thường được ấn định là 1 năm). Các chỉ tiêu dùng để đo lường và so sánh sự
tăng trưởng kinh tế là: tổng sản phẩm quốc dân (GNP) hay tổng sản phẩm quốc
nội (GDP), tổng thu nhập quốc dân (GNI)….Trong khi đó, phát triển kinh tế là
sự biến đổi kinh tế theo chiều hướng tích cực dựa trên sự biến đổi cả về số lượng,
chất lượng và cơ cấu của các yếu tố cấu thành của nền kinh tế. Vì vậy, phát triển
kinh tế mang ý nghĩa rộng hơn, lớn hơn nội dung tăng trưởng kinh tế. Phát triển
kinh tế phản ánh sự vận động của cả nền kinh tế từ trình độ thấp đến trình độ cao
hơn. Trình độ phát triển kinh tế của mỗi quốc gia thường được phản ánh qua các
chỉ số: (i) nhóm các chỉ số về cơ cấu kinh tế, bao gồm: tỷ trọng của ba ngành
kinh tế công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp trong tổng sản phẩm quốc dân (GDP);
10


chỉ số về tiết kiệm đầu tư, chỉ số về tỷ lệ dân số đô thị và nông thôn; (ii) nhóm
các chỉ số xã hội bao gồm: các chỉ tiêu về chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, trình độ
học vấn của dân cư, mức sống vật chất và tinh thần của nhân dân, tình trạng đói
nghèo, mức thất nghiệp, bất bình đẳng về thu nhập; (iii) các chỉ số tổng hợp về
trình độ phát triển, bao gồm: chỉ số phát triển con người (HDI), chỉ số về chất
chất lượng cuộc sống (PQLI) và chỉ số nghèo của con người (HPI).
1.1.3. Phát triển bền vững
Trong ấn phẩm Chiến lược bảo vệ thế giới của Liên minh quốc tế bảo vệ

tự nhiên (UNEP - United Nations Environment Programme) năm 1980, thuật ngữ
PTBV được khái niệm rất đơn giản: Sự phát triển của nhân loại không thể chỉ
chú trọng tới phát triển kinh tế mà cịn phải tơn trọng những nhu cầu tất yếu của
xã hội và sự tác động đến môi trường sinh thái. [50]. Tuy nhiên, chiến lược này
chỉ nhấn mạnh PTBV ở góc độ bền vững về sinh thái với ba mục tiêu: duy trì hệ
sinh thái cơ bản và những hệ hỗ trợ sự sống; bảo tồn tính đa dạng di truyền; bảo
đảm sử dụng bền vững các loài và các hệ sinh thái.
Theo báo cáo "Tương lai của chúng ta" (Báo cáo Brundtland) năm 1987
của Ủy ban Môi trường và Phát triển thế giới (World Commission on
Environment and Development - WCED) thì PTBV là sự phát triển có thể đáp
ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả
năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai..."[38, tr.38]. Nói cách khác,
PTBV phải bảo đảm phát triển kinh tế hiệu quả, xã hội công bằng và môi trường
cũng phải được bảo vệ, gìn giữ, chẳng những phục vụ cho nhu cầu của thế hệ
hiện tại mà cịn được bảo tồn, gìn giữ cho thế hệ mai sau. Định nghĩa PTBV mà
WCED đặc biệt nhấn mạnh là làm thế nào để đạt được phát triển ở hiện tại mà
không ảnh hưởng đến cuộc sống và sự phát triển sau này.
Đến năm 2002, tại Hội nghị thưởng đỉnh thế giới về phát triển bền vững tổ
chức tại Johannesburg - Cộng hòa Nam Phi, thuật ngữ PTBV được định nghĩa
đầy đủ hơn: PTBV là q trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hài hòa, hợp lý
giữa ba mặt của sự phát triển, đó là: phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ
11


môi trường nhằm đáp ứng nhu cầu và đời sống con người trong hiện tại, nhưng
không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai. Tiêu
chí để đánh giá sự PTBV là sự tăng trưởng kinh tế ổn định; thực hiện tốt tiến bộ
và công bằng xã hội; khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên,
bảo vệ và nâng cao được chất lượng môi trường sống. [43]. Cũng tại Hội nghị
này, đại diện của hơn 200 quốc gia trên thế giới, cùng một số lượng lớn các tổ

chức phi chính phủ đã thống nhất những nguyên tắc cơ bản và phát động một
chương trình hành động vì sự PTBV có tên Chương trình Nghị sự 21 (Agenda
21). Hội nghị đã đưa ra bản Tuyên ngôn Rio về môi trường và phát triển cũng
như thông qua một số văn kiện như hiệp định về sự đa dạng sinh học, bộ khung
của hiệp định về sự biến đổi khí hậu, tuyên bố về nguyên tắc quản lý, bảo tồn
rừng...
Thuật ngữ PTBV được biết đến ở Việt Nam vào khoảng cuối thập niên 80
đầu thập niên 90. Trên cơ sở những khái niệm đã có và từ sự phát triển thực tế
của đất nước, Việt Nam đã xây dựng quan điểm về PTBV trong các văn bản pháp
luật để thực hiện những mục tiêu phát triển của đất nước. Trong mục 4 Điều 3
Luật Bảo vệ môi trường, PTBV được định nghĩa: “PTBV là phát triển đáp ứng
được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng
nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng
trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ mơi trường”. Đây là định nghĩa
có tính tổng quát, nêu bật những yêu cầu và mục tiêu trọng yếu nhất của PTBV,
phù hợp với điều kiện và tình hình ở Việt Nam.
Theo Từ điển Bách khoa của Việt Nam, PTBV là một khái niệm nhằm
định nghĩa sự phát triển về mọi mặt trong hiện tại mà vẫn phải bảo đảm sự tiếp
tục phát triển trong tương lai xa. Khái niệm này hiện đang là mục tiêu hướng tới
của nhiều quốc gia trên thế giới, mỗi quốc gia sẽ dựa theo đặc thù kinh tế, xã
hội, chính trị, địa lý, văn hóa... riêng để hoạch định chiến lược phù hợp nhất với
quốc gia đó.

12


Từ những quan niệm nêu trên, chúng ta thấy nội hàm PTBV là đảm bảo
phát triển hài hòa cả ba yếu tố: kinh tế, xã hội và môi trường; khả năng đáp ứng
và duy trì của mơi trường tốt đẹp (bao gồm ba yếu tố nêu trên) cho sự phát triển
của thế hệ tương lai. Ngoài ba mặt chủ yếu này, cịn có một số nghiên cứu đề

nghị những khía cạnh khác của PTBV như chính trị, văn hóa, tinh thần, dân
tộc,...Vì vậy, địi hỏi các quốc gia khi theo đuổi mục tiêu PTBV phải tính tốn và
cân đối trong hoạch định các chiến lược và chính sách phát triển kinh tế - xã hội
của mình, từ đó xây dựng chiến lược PTBV cho phù hợp.

Hình 1. Mơ hình phát triển bền vững
Nguồn: [51]
Đánh giá tính bền vững của sự phát triển của quốc gia là điều hết sức khó
khăn vì phát triển liên quan tới nhiều mặt của xã hội. Trong các mặt này, quan
trọng nhất là kinh tế, xã hội, mơi trường. Theo quan điểm này, một chính sách
PTBV đảm bảo tính bền vững được thể hiện:
• Về mặt kinh tế, PTBV mang ý nghĩa khác biệt so với gia tăng sản xuất
không giới hạn - chinh phục thị trường bằng mọi cách, tìm lợi nhuận tối đa trong
mọi hồn cảnh. PTBV về kinh tế địi hỏi phải cân nhắc những ảnh hưởng của
hoạt động và tăng trưởng sản xuất của bây giờ đến chất lượng cuộc sống sau này,
xem xét những tác động tiêu cực có thể có xãy ra. Mỗi nền kinh tế được bền

13


vững cần đạt được những yêu cầu sau: Có tăng trưởng GDP và GDP đầu người
đạt mức cao, phải giữ nhịp độ và gia tăng tốc độ tăng trưởng. Trường hợp có tăng
trưởng GDP cao nhưng mức GDP bình qn đầu người thấp thì vẫn chưa đạt yêu
cầu phát triển bền vững. Cơ cấu GDP cũng là vấn đề cần xem xét, chỉ khi tỷ
trọng công nghiệp và dịch vụ trong GDP cao hơn nơng nghiệp thì tăng trưởng
mới có thể đạt được bền vững. Tăng trưởng kinh tế phải là tăng trưởng có hiệu
quả cao, chất lượng cuộc sống của người dân nâng cao rõ rệt…
• PTBV về phương diện mơi trường có nghĩa phải bảo vệ mơi trường
sống, bảo vệ và duy trì khả năng tái sinh của hệ sinh thái, việc gia tăng sử dụng
tài nguyên có khả năng tái sinh phải thấp hơn tốc độ tái sinh, việc sử dụng tài

ngun khơng có khả năng tái sinh phải tùy thuộc khả năng sáng chế tư liệu thay
thế. Sau cùng, mức độ ô nhiễm phải thấp hơn khả năng tái tạo của mơi trường,
mơi sinh.
• Bền vững về mặt xã hội có nghĩa là xã hội phải cơng bằng, cuộc sống
n bình, an vui. Sự PTBV cần đề phịng những biến động lớn, khơng để con
người sống phải ngoài lề xã hội, thiếu quan tâm hoặc bị xã hội ruồng bỏ. Xã hội
một nước không thể PTBV nếu có một tầng lớp xã hội đứng ngồi cơng cuộc xây
dựng và phát triển đất nước. Thế giới sẽ khơng có PTBV về mặt xã hội nếu cuộc
sống hoặc tính mạng của một phần nhân loại bị đe dọa vì bệnh tật, đói nghèo,
thiên tai,... PTBV về mặt xã hội cịn có nghĩa là con người có mơi trường sống
hài hịa, cơng bằng, bình đẳng và an sinh xã hội được đáp ứng tốt.
Ngoài ra, để bổ trợ cho 3 mặt của PTBV (kinh tế, môi trường, xã hội) cần
phải có sự chỉ đạo, quyết định và hỗ trợ về phương diện chính trị. Một quyết sách
đề ra phải kết hợp và dung hòa các vấn đề xã hội, kinh tế và mơi trường. Các
định chế chính trị cần phải tơn trọng và bảo vệ cơng bằng, khuyến khích các đối
tượng thụ hưởng đối thoại và tham gia trong tinh thần phù hợp với các nguyên
tắc dân chủ tự do. Tính quan liêu và sách nhiễu phải được xóa bỏ vì nó trói buộc
con người, đè nén xã hội, cản trở mọi sự đổi thay, tiến bộ. Tôn trọng đạo lý cũng
là một yêu cầu rất cần, gần như một bắt buộc.

14


1.1.4. Phát triển kinh tế bền vững
1.1.4.1. Khái niệm
Cho đến nay, chưa có một khái niệm chính thức về PTKTBV. Khái niệm
về PTKTBV vẫn đang còn tiếp tục bàn luận, trao đổi. Tuy nhiên, đã có một số tài
liệu đề cập đến khái niệm này:
Trong Từ điển Bách khoa của Việt Nam khơng có định nghĩa PTKTBV
mà có khái niệm về tăng trưởng kinh tế bền vững. Theo đó, tăng trưởng kinh tế

bền vững là khái niệm hiện đại để xác định mục tiêu và các nhân tố tốt cho một
nền kinh tế nhờ tăng trưởng bền vững. Trong đó, tăng trưởng không chỉ hiểu đơn
thuần là tăng thu nhập bình quân đầu người, mà phải gắn với PTBV, chú trọng
tới cả ba nhân tố: kinh tế, xã hội và mơi trường. Để duy trì tốc độ tăng trưởng cao
trong dài hạn, tăng thu nhập cần phải gắn với tăng chất lượng cuộc sống hay tăng
phúc lợi và xóa đói nghèo. Tăng trưởng không nhất thiết phải đạt tốc độ quá cao,
mà chỉ cần cao ở mức hợp lý nhưng bền vững.
Theo Nguyễn Hữu Sở (2007), PTKTBV là xu hướng phát triển phù hợp
với phát triển hiện đại, bảo đảm sự hài hoà giữa kinh tế - xã hội - môi trường;
giữa các ngành, lĩnh vực; giữa các vùng lãnh thổ; giữa hiện tại và tương lai, giữa
các thế hệ...[20, tr.1]
Theo Ngô Thị Tuyết Mai: “Phát triển bền vững về kinh tế là nền kinh tế
tăng trưởng liên tục, ổn định, có cơ cấu kinh tế được điều chỉnh hợp lý, nâng cao
hiệu quả sử dụng các yếu tố sản xuất. Tăng trưởng kinh tế gắn liền với việc cải
thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, tạo việc làm, góp phần xóa đói
giảm nghèo, đồng thời không gây ra sự hủy hoại hay cạn kiệt các nguồn tài
nguyên thiên nhiên, ô nhiễm môi trường sinh thái”.[26, tr.2]
Theo Nguyễn Văn Trình, Lê Trương Hải Hiếu (2011): Tăng trưởng kinh
tế bền vững - đồng nghĩa với chất lượng tăng trưởng kinh tế là phạm trù kinh tế
diễn đạt nội hàm tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với đảm bảo cải thiện và nâng
cao chất lượng cuộc sống với các chỉ tiêu thể hiện như: nâng cao thu nhập, nâng

15


cao chất lượng giáo dục, giảm tỷ lệ nghèo đói, mơi trường sinh thái tốt, có nhiều
cơ hội lựa chọn cho cuộc sống và công việc, tự do cá nhân,...[27, tr.1]
Theo Sharon Beder (1994), khái niệm PTBV tạo cơ hội để giúp cho các
nhà chính trị, nhà kinh tế, doanh nhân, các nhà hành động vì mơi trường vượt qua
sự khác biệt trước và xung đột và để rồi làm việc cùng nhau để đạt được mục tiêu

chung thay vì tranh cãi liệu tăng trưởng kinh tế cần được khuyến khích hay hạn
chế. Phát triển bền vững đã giúp những người này kết hợp lý thuyết và thậm chí
cả bản chất của chương trình mơi trường nhưng vẫn khơng thay đổi các ưu tiên
của họ. Phát triển bền vững, không phải chỉ ưu tiên cho riêng vấn đề mơi trường,
đó là về việc kết hợp các tài sản môi trường vào hệ thống kinh tế để đảm bảo tính
bền vững của hệ thống kinh tế và xã hội. [34]
Theo Dresner (2002), khái niệm PTBV dựa trên tiền đề cho rằng con
người được tạo thành, phát triển từ các hệ thống xã hội, kinh tế và môi trường; ba
lĩnh vực này có sự tương tác thường xuyên, qua lại với nhau. Cho nên, để đảm
bảo cho cộng đồng loài người được phát triển ổn định, ở hiện tại và trong tương
lai, ba lĩnh vực nêu trên phải được bảo vệ gìn giữ trong sự hịa hợp và cân
bằng. Tính bền vững là một lý tưởng mà con người hướng tới để phấn đấu và dựa
vào đó để cân nhắc khi đề xuất các kế hoạch và quyết định. Đó là một cách nhìn
khác về một cộng đồng hay một xã hội hay một hành tinh trong bối cảnh rộng
nhất, trong cả thời gian và không gian. [35]
Từ những quan điểm và khái niệm trên có thể kết luận: PTKTBV là một
hệ thống bền vững về cơ cấu kinh tế thể hiện nền kinh tế tăng trưởng một cách
hợp lý, hiệu quả, đảm bảo yêu cầu phát triển về xã hội (xóa đói giảm nghèo, tăng
thu nhập, tăng phúc lợi xã hội...) và không xâm hại quá mức môi trường. Đồng
thời, duy trì cơ cấu kinh tế một cách phù hợp và từng bước có sự dịch chuyển cơ
cấu kinh tế theo đúng xu thế đi lên.
1.1.4.2. Xu hướng phát triển kinh tế bền vững
Trong cuốn “nguồn gốc của cải của các dân tộc” (1776), Adam Smith cho
rằng: Trong nền kinh tế thị trường, các cá nhân tham gia muốn tối đa hóa lợi
16


×