Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Pháp luật về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (905.95 KB, 88 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

BẾ VĂN LONG

PHÁP LUẬT VỀ BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ
ĐỐI VỚI TÁC PHẨM ÂM NHẠC TẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

TP. HỒ CHÍ MINH – 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

BẾ VĂN LONG

PHÁP LUẬT VỀ BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI
TÁC PHẨM ÂM NHẠC TẠI VIỆT NAM

Ngành: Luật Kinh tế
Mã ngành: 60380107

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS Nguyễn Đình Huy

TP. HỜ CHÍ MINH – 2017




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Pháp luật về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm
âm nhạc tại Việt Nam” là cơng trình do tơi thực hiện dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ
Nguyễn Đình Huy. Mọi tài liệu trích dẫn, tham khảo sử dụng trong luận văn này đều
được thực hiện theo đúng quy định.
TÁC GIẢ

Bế Văn Long


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BVHTTDL

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

BKH&CN

Bộ Khoa học và Công nghệ

BTP

Bộ Tư pháp

SHTT

Sở hữu trí tuệ

QTG


Quyền tác giả

TANDTC

Tịa án nhân dân tối cao

VCPMC

Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam

VKSNDTC

Viện Kiểm sát nhân dân tối cao


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài .................................................................................2
3. Mục đích, ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài .....................................................3
4. Phạm vi nghiên cứu và phƣơng pháp nghiên cứu ..............................................4
4.1. Phạm vi nghiên cứu: ..........................................................................................4
4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu: .................................................................................4
5. Bố cục của đề tài ....................................................................................................5
CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUYỀN TÁC GIẢ, BẢO HỘ QUYỀN
TÁC GIẢ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM ÂM NHẠC TẠI VIỆT NAM ..........................6
1.1. Quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc .........................................................6
1.1.1. Khái niệm tác phẩm âm nhạc ............................................................................6
1.1.2. Khái niệm tác giả tác phẩm âm nhạc ................................................................9

1.1.3. Khái niệm quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc .......................................11
1.1.4. Chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc .....................................13
1.1.5. Nội dung quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc .........................................16
1.2. Bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc ...........................................22
1.2.1. Khái niệm bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc ...........................22
1.2.2. Quá trình phát triển pháp luật về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm
nhạc ...........................................................................................................................24
1.2.3. Điều kiện bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc ............................27
1.3. Giới hạn quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc ........................................29
1.3.1. Trường hợp sử dụng tác phẩm âm nhạc không phải xin phép, không phải trả
tiền nhuận bút, thù lao ..............................................................................................29
1.3.2. Trường hợp sử dụng tác phẩm âm nhạc không phải xin phép nhưng phải trả
tiền nhuận bút, thù lao ..............................................................................................32
1.3.3. Thời hạn bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc .............................34


1.4. Khái quát một số điều ƣớc quốc tế về bảo hộ quyền tác giả đối với tác
phẩm âm nhạc .........................................................................................................36
1.4.1. Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học nghệ thuật ........................36
1.4.2. Công ước Rome về bảo hộ quyền của người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi
âm và tổ chức phát sóng............................................................................................38
1.4.3. Hiệp định TRIPS về các khía cạnh liên quan đến thƣơng mại của quyền
sở hữu trí tuệ ............................................................................................................40
Kết luận chƣơng 1 ...................................................................................................43
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
THỰC THI BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM ÂM NHẠC
TẠI VIỆT NAM ......................................................................................................44
2.1. Nguyên tắc bảo hộ tự động quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc .........44
2.2. Các hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc ...............44
2.3. Các biện pháp bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc ..................48

2.3.1. Biện pháp tự bảo vệ.........................................................................................48
2.3.2. Biện pháp dân sự .............................................................................................51
2.3.3. Biện pháp hành chính......................................................................................54
2.3.4. Biện pháp hình sự............................................................................................58
2.3.5. Biện pháp kiểm soát hải quan .........................................................................60
2.3.6. Bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc thông qua tổ chức quản lý tập
thể quyền (trường hợp Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam-VCPMC)
...................................................................................................................................62
2.4. Nguyên nhân của tình trạng xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm âm
nhạc ...........................................................................................................................67
2.5. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi bảo hộ quyền tác giả đối với tác
phẩm âm nhạc .........................................................................................................69
2.5.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc ..69
2.5.2. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về quyền tác giả đối
với tác phẩm âm nhạc ...............................................................................................71


2.5.3. Nâng cao năng lực quản lý, hiệu quả thực thi pháp luật về quyền tác giả đối
với tác phẩm âm nhạc ...............................................................................................73
2.5.4. Cải cách trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp về quyền tác giả đối với tác
phẩm âm nhạc ...........................................................................................................75
2.5.5. Nâng cao vai trò của tổ chức quản lý tập thể quyền tác giả đối với tác phẩm
âm nhạc .....................................................................................................................76
2.5.6. Tăng cường hợp tác quốc tế về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm
nhạc ...........................................................................................................................78
Kết luận chƣơng 2 ...................................................................................................80
KẾT LUẬN ..............................................................................................................81
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO



1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Qua nhiều vòng đàm phán, năm 2004, Việt Nam chính thức gia nhập Công
ước Berne. Sự kiện này cũng đánh dấu mốc quan trọng trong bảo hộ quyền tác giả
nói chung, quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc nói riêng. Các tác giả âm nhạc
chính thức tham gia vào sân chơi âm nhạc quốc tế ở một tư thế mới. Cùng với đó,
Luật sở hữu trí tuệ được Quốc hội thơng qua năm 2005, trở thành đạo luật điều
chỉnh, bảo hộ một loại tài sản đặc biệt-sản phẩm của trí tuệ. Bên cạnh đó, nhà nước
đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật liên quan để áp dụng nhằm nâng cao
hiệu quả thực thi Luật sở hữu trí tuệ trong thực tiễn cuộc sống. Từ khi Luật sở hữu
trí tuệ đi vào cuộc sống, ý thức tôn trọng tài sản của trí tuệ, trong đó có quyền tác
giả đối với tác phẩm âm nhạc ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, quy định về
giới hạn quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc như trường hợp sử dụng tác phẩm
âm nhạc không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút thù lao và trường hợp
sử dụng tác phẩm âm nhạc không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù
lao còn bộc lộ những bất cập khiến cho quá trình thực thi pháp luật gặp nhiều khó
khăn
Từ năm 2002, Trung tâm bảo vệ quyền tác âm nhạc Việt Nam được thành
lập, qua hơn 15 năm hoạt động, Trung tâm đã thể hiện được vai trò là tổ chức quan
trọng bảo vệ quyền, lợi ích của các tác giả trong lĩnh vực âm nhạc. Số lượng thành
viên đăng ký ủy thác quyền cho trung tâm ngày càng lớn. Tuy nhiên, quá trình hoạt
động của trung tâm cũng phát sinh những bất cập cần tiếp tục nghiên cứu, hồn
thiện.
Để thực hiện Luật sở hữu trí tuệ có hiệu quả cao, nhà nước đã ban hành
nhiều văn bản quy phạm pháp luật, quy định nhiều biện pháp bảo vệ quyền của tác
giả trong đó có quyền của tác giả đối với tác phẩm âm nhạc tại Việt Nam. Tuy
nhiên, sự mất cân xứng trong quá trình thực hiện pháp luật của từng biện pháp bộc
lộ khác rõ. Việc tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định của



2

pháp luật để hiệu quả thực thi, thu hút sự quan tâm, lựa chọn của các chủ thể khi
xảy ra tranh chấp về quyền đối với tác phẩm âm nhạc cần sớm thực hiện.
Từ tình hình trên, với kiến thức đã được thầy cô truyền đạt, được học, tiếp
thu trong q trình cơng tác thực tế. Tác giả chọn nghiên cứu đề tài “Pháp luật về
bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc tại Việt Nam” làm luận văn tốt
nghiệp.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Cho đến này đã có nhiều cơng trình nghiên cứu ở nhiều cấp độ, phạm vi khác
nhau về lĩnh vực bản quyền tác giả nói chung và quyền tác giả trong lĩnh vực âm
nhạc nói riêng. Q trình nghiên cứu, tác giả đã tiếp cận được một số cơng trình, bài
viết của các tác giả đã công bố, được nghiệm thu thông qua.
Cơng trình “Quản lý tập thể quyền liên đối với tác phẩm âm nhạc tại Việt
Nam ” của nhóm tác giả Nguyễn Thị Thanh Thảo, Nguyễn Thị Thanh Mai, thực
hiện năm 2008 đã đi vào nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về quản lý tập thể
quyền liên quan trong tác phẩm âm nhạc, nêu lên những đặc điểm và thực trạng về
quản lý tập thể quyền liên quan trong tác phẩm âm nhạc. Trong cơng trình này,
nhóm tác giả đã có những phân tích sâu về tính chất quản lý tập thể, những ưu điểm,
hạn chế của khả năng cấp phép mở, vị thế độc quyền trên thực tế của tổ chức quản
lý tập thể; phân tích cụ thể, khá thấu đáo những khía cạnh về vấn đề hợp nhất các tổ
chức riêng biệt vốn quản lý các quyền khác nhau và dành cho các nhóm chủ sở hữu
quyền khác nhau. Qua đó, tác giả cơng trình đã có những kiến nghị cho mơ hình
quản lý tập thể quyền liên quan trong tác phẩm âm nhạc phù hợp tại Việt Nam.
Luận văn thạc sĩ “Bảo hộ quyền tác giả ở Việt Nam với việc Việt Nam gia
nhập Công ước Berne” của tác giả Ngô Ngọc Phương, đây là một trong những cơng
trình có ý nghĩa thực tiễn cao, được thực hiện trong năm 2006. Sau khi Hiệp định
thương mại Việt Nam - Hoa kỳ được ký kết và được Quốc hội phê chuẩn, Việt Nam

trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) trong đó
quyền sở hữu trí tuệ là một bộ phận quan trọng trong các nội dung được đặt ra ở các
vòng đàm phán mà Việt Nam cần phải cam kết thực hiện. Trên cơ sở tập trung


3

nghiên cứu quy định, thực tiễn thực thi pháp luật ở Trung Quốc khi quốc gia này gia
nhập công ước Berne, nêu lên thực trạng pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền tác
giả khi gia nhập công ước Berne dựa trên phương pháp chủ yếu là phân tích, so
sánh về vấn đề này tác giả cơng trình đã nêu lên những cơ hội, thách thức đồng thời
đưa ra hướng giải pháp đối với hệ thống bảo hộ quyền tác giả áp dụng tại Việt Nam
khi gia nhập công ước Berne.
Cơng trình “Bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc theo quy định
của pháp luật Việt Nam và Hàn Quốc” của tác giả Lê Thị Hải Linh, năm 2012. Đề
tài này tập trung làm rõ ý nghĩa của việc bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm
nhạc. Sự tương đồng, những điểm khác biệt cũng như những ưu, nhược điểm của hệ
thống pháp luật Việt Nam so với pháp luật Hàn Quốc trong việc bảo hộ quyền tác
giả đối với tác phẩm âm nhạc từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc tại Việt Nam.
Bài viết “Thực trạng giải quyết tranh chấp về quyền tác giả tại Việt Nam
giai đoạn 2006-2013 và một số đề xuất tiếp tục hoàn thiện pháp luật và thực thi về
sở hữu trí tuệ” của nhóm tác giả Nguyễn Hợp Tồn, Nguyễn Thị Thanh Thủy, Trần
Văn Nam…. Các cơng trình nêu trên đã nghiên cứu các khía cạnh khác nhau của
pháp luật về quyền tác giả, trong đó có quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc. Tuy
nhiên, đến nay chưa có đề tài, cơng trình nghiên cứu chun biệt nào ở cấp độ luận
văn về khía cạnh pháp luật về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc tại
Việt Nam được cơng bố.
3. Mục đích, ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài
Đề tài nhằm làm rõ quy định của pháp luật về bảo hộ quyền tác giả đối với

tác phẩm âm nhạc tại Việt Nam theo trình tự có tính hệ thống. Những điều ước quốc
tế điều chỉnh quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc mà Việt Nam là thành viên.
Trên cơ sở đó chỉ ra được thực trạng pháp luật, những bất cập trong quá trình thực
thi bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc tại Việt Nam. Từ đó tác giả nêu
những đề xuất giải pháp nhằm góp phần hồn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả
thực thi bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc tại Việt Nam.


4

Chọn nghiên cứu một lĩnh vực cụ thể có tính chuyên sâu của quyền tác giả là
việc tương đối khó đối với tác giả do kiến thức còn hạn chế, kinh nghiệm nghiên
cứu khoa học luật ở bước đầu, quá trình tiếp cận, thẩm thấu các tài liệu tham khảo
chưa thực sự thấu đáo. Tuy nhiên, khi nghiên cứu đề tài này, kết quả đạt được sẽ có
giá trị trước hết với bản thân tác giả trong lĩnh vực công tác thực tế hiện tại. Nghiên
cứu đề tài này là cơ hội để hệ thống hóa, hiểu đúng, cụ thể tinh thần các văn bản
quy phạm pháp luật về quyền tác giả trong đó có quyền tác giả đối với tác phẩm âm
nhạc. Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể vận dụng trong hoạt động, cơng tác thực
tiễn của các tổ chức, cơ quan quản lý, thực thi pháp luật về bảo hộ quyền tác giả đối
với tác phẩm âm nhạc. Đây cũng sẽ là một trong những tư liệu tham khảo hữu ích
cho việc nghiên cứu các khía cạnh khác nhau của các đề tài nghiên cứu pháp luật về
bảo vệ quyền tác giả đối với những lĩnh vực: quyền tác giả đối với tác phẩm văn
học, nghệ thuật dân gian, quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh, kiến trúc, mỹ
thuật ứng dụng,…. Đây cũng là hướng mà tác giả muốn tiếp tục nghiên cứu sâu
hơn sau khi hoàn thành luận văn này.
4. Phạm vi nghiên cứu và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Phạm vi nghiên cứu:
- Giới hạn về không gian: đề tài được thực hiện nghiên cứu trong phạm vi
lãnh thổ Việt Nam.
- Giới hạn về thời gian: Từ năm 1995 đến nay.

- Giới hạn đối tượng nghiên cứu: Pháp luật về bảo hộ quyền tác giả đối với
tác phẩm âm nhạc.
4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Đề tài được tiến hành nghiên cứu dựa trên nền tảng phương pháp luận của
phép duy vật biện chứng, chủ nghĩa chủ nghĩa duy vật lịch sử. Bên cạnh đó, tác giả
kết hợp một số phương pháp nghiên cứu chung của khoa học xã hội, khoa học pháp
lý như phương pháp phân tích, tổng hợp và phương pháp so sánh, phương pháp
logic-hệ thống, phương pháp diễn dịch-quy nạp. Đồng thời, trong quá trình thực
hiện đề tài, tác giả tiến hành khảo sát, tham khảo ý kiến của một số chuyên gia về


5

lĩnh vực bản quyền tác giả. Ngoài những tài liệu được giảng viên hướng dẫn định
hướng, tác giả khai thác tài liệu phục vụ nghiên cứu đề tài ở hệ thống thư viện cùng
với việc thu thập tài liệu từ các hội thảo, báo cáo sơ kết, tổng kết của cơ quan quản
lý, thực thi và tài liệu từ không gian mạng Internet.
5. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận
văn được trình bày gồm 2 chương:
Chương 1. Lý luận chung về quyền tác giả, bảo hộ quyền tác giả đối với tác
phẩm âm nhạc tại Việt Nam
Chương 2. Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi bảo hộ quyền
tác giả đối với tác phẩm âm nhạc tại Việt Nam


6

CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUYỀN TÁC GIẢ, BẢO HỘ
QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM ÂM NHẠC TẠI VIỆT NAM

1.1. Quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc
1.1.1. Khái niệm tác phẩm âm nhạc
Âm nhạc là một loại hình nghệ thuật đã hình thành và phát triển từ rất lâu
trong đời sống xã hội. Âm nhạc phản ánh cảm xúc, tâm trạng, tư tưởng, tình cảm,
khát vọng, trí tuệ,… của con người và có tác động đến người tiếp nhận với những
cung bậc cảm xúc nhất định, tùy thuộc vào điều kiện, hồn cảnh nhất định. Có khi
nó làm rung động những tình cảm lắng đọng trong tâm hồn, chắp cánh cho sức
tưởng tượng bay bổng. Nó giúp con người nhận thức và yêu cuộc sống hơn, đem lại
cho con người những cảm xúc về thẩm mĩ. Con người sử dụng âm nhạc như một
phương tiện để góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống, làm đời sống
tinh thần thêm phong phú, đa dạng. Nhạc sĩ thiên tài người Nga Trai-cốp-xki đã
từng nói câu nói bất hủ “âm nhạc bắt đầu từ chỗ ngơn từ kết thúc”. Trên Banner của
Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam có dẫn câu nói nổi tiếng của đại
thi hào Victor Hugo “Âm nhạc diễn đạt điều khơng thể nói và cả điều khơng thể im
lặng”1. Qua đó có thể nói âm nhạc là một loại hình nghệ thuật đặc biệt nói lên tất cả
những gì trong cuộc sống nội tâm của con người.
Cũng có quan niệm cho rằng âm nhạc là một bộ môn nghệ thuật dùng âm
thanh để diễn đạt. Các yếu tố chính của nó là cao độ (điều chỉnh giai điệu), nhịp
điệu (và các khái niệm liên quan của nó: tempo, tốc độ), âm điệu, và những phẩm
chất âm thanh của âm sắc và kết cấu bản nhạc2.
Về phương diện vật lý, âm nhạc hình thành trên cơ sở âm thanh, đó là những
âm thanh đã được chọn lọc, với những thuộc tính riêng, đáp ứng được yêu cầu về sự
diễn tả và sự hòa hợp của âm nhạc. Âm thanh được tạo ra bởi dao động của một vật
thể đàn hồi nào đó. Khi vật thể đàn hồi dao động đã tạo ra những sóng âm. Những
sóng âm này lan truyền trong không gian đến tai người làm cho màng nhĩ cũng dao
động cùng với tần số của sóng đó. Từ màng nhĩ những sóng âm này truyền qua hệ
1
2

/> />


7

thần kinh của bộ não tạo nên sự cảm nhận về âm thanh. Con người nghe được số
lượng lớn các âm thanh khác nhau, nhưng không phải mọi âm thanh đều được dùng
trong âm nhạc. Những âm thanh mà con người cảm thụ được có tần số xác định như
tiếng hát, tiếng đàn, tiếng sáo còn gọi là những âm thanh có tính nhạc (âm nhạc).
Những âm với tần số khơng được xác định như tiếng nói chuyện, tiếng ồn, tiếng
động cơ, tiếng đập gõ, tiếng sấm chớp, gió thổi, là những âm khơng có độ cao rõ
ràng, gọi là tiếng động hoặc tạp âm. Những âm thanh có tính nhạc được xác định
bởi bốn thuộc tính là: Cao độ, trường độ, cường độ và âm sắc.
Đối tượng của âm nhạc chủ yếu là cảm xúc và những gì tác động đến cảm
xúc. Nếu âm nhạc nói đến phong cảnh, nói đến thiên nhiên thì cũng chỉ là để nói
đến tâm trạng, cảm xúc của con người trước thiên nhiên đó.
Về phương diện cảm xúc, âm nhạc có thể diễn tả những sắc thái vô cùng tinh
tế mà bất cứ loại hình nghệ thuật nào cũng khó sánh kịp.
Với đặc thù của ngôn ngữ đa thanh, với nhiều âm thanh phát ra cùng một lúc,
âm nhạc có thể miêu tả nhiều cảm xúc đan chen nhau.
Với lịch sử phát triển lâu đời, phong phú và đa dạng của nghệ thuật âm nhạc,
còn rất nhiều quan niệm, nhận thức khác nhau về loại hình nghệ thuật này. Song
theo tác giả, có thể sử dụng khái niệm sau về âm nhạc: Âm nhạc là nghệ thuật dùng
âm thanh để thể hiện những ấn tượng về cuộc sống, những tư tưởng, tình cảm của
con người3.
Ngày nay, âm nhạc được chia ra hai thể loại chính: thanh nhạc và khí nhạc.
Thanh nhạc là âm nhạc dựa trên lời hát thể hiện rõ ý tưởng và tình cảm. Cịn khí
nhạc là âm nhạc dựa trên âm thanh thuần tuý của các nhạc cụ, nên trừu tượng, gây
cảm giác và sự liên tưởng. Ký hiệu âm nhạc là toàn bộ các dấu hiệu cũng như chữ
viết được dùng để ghi lại âm thanh với các đặc tính của chúng. Một tác phẩm âm
nhạc đến với người nghe từ nốt đầu tiên vang lên đến nốt cuối cùng trong một cấu
trúc hoàn thiện để truyền đạt nội dung phải thông qua các phương tiện biểu hiện âm

3

Đây là khái niệm về Âm nhạc tương đối đầy đủ và đúng hơn cả do Rê in gôn glie, nhạc sỹ sáng tác, nghệ sỹ nhân
dân người Nga đưa ra năm 1938.


8

nhạc đó là: Giai điệu, hịa âm, tiết tấu, âm sắc, âm khu, cường độ, nhịp độ,… Tất cả
các phương tiện biểu hiện này phải có mối liên quan thống nhất với giai điệu.
Theo Khoản 7, Điều 4, Luật Sở hữu trí tuệ, tác phẩm là sản phẩm sáng tạo
trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học thể hiện bằng bất kỳ phương tiện
hay hình thức nào.
Tác phẩm là sự thể hiện, trình bày hoặc biểu đạt ý tưởng bằng ngơn ngữ, dấu
hiệu, âm thanh, hình ảnh, màu sắc, đường nét, hình khối hoặc bằng một tổ hợp từ
các yếu tố đó, bất kể hình thức hoặc phương thức thể hiện là gì. Theo Từ điển thuật
ngữ quyền tác giả quyền liên quan do Cục BQTG ấn hành năm 2010 thì “Tác phẩm
là sáng tạo trí tuệ của công dân là tác giả. Tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả
theo luật của hầu hết các quốc gia là các loại hình tác phẩm văn học, nghệ thuật và
khoa học, đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ quyền tác giả”. Thơng thường, đó là tất cả
những sáng tạo trí tuệ nguyên thủy, được thể hiện dưới một hình thức có thể tái tạo
được. Luật pháp quốc gia về quyền tác giả ở nhiều nước phân biệt tác phẩm văn
học, nghệ thuật và khoa học với nhau.
Tác phẩm còn thể hiện bằng các ký hiệu thay cho chữ viết như chữ nổi cho
người khiếm thị, ký hiệu tốc ký và các ký hiệu tương tự khác mà các đối tượng tiếp
cận có thể sao chép bằng nhiều hình thức khác nhau4.
Tác phẩm âm nhạc được hiểu chung là một loại hình tác phẩm nghệ thuật,
được bảo hộ quyền tác giả5. Tác phẩm âm nhạc bao gồm tất cả các kết hợp âm
thanh (tổ hợp) có hoặc khơng có lời (lời thơ hoặc lời nhạc kịch), được trình diễn
bằng các nhạc cụ có hoặc khơng có giọng hát. Nếu tác phẩm loại này để trình diễn

trên sân khấu, thì nó được gọi là tác phẩm nhạc kịch. Để tạo ra hiệu ứng tốt, thu hút
khán giả hay chuyển tải thông điệp qua nghệ thuật kể chuyện bằng hình ảnh thêm
sinh động, sự kết hợp tác phẩm âm nhạc đem lại kết quả rất hữu hiệu. Theo Luật Sở
hữu trí tuệ và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành thì, tác phẩm âm

4

Điều 9, Nghị định 100/2006/NĐ-CP, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Dân sự
và Luật sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan
5
Cục BQTG (2010), Từ điển thuật ngữ quyền tác giả quyền liên quan, Cơng ty in &Văn hóa phẩm, tr.150


9

nhạc là tác phẩm được thể hiện dưới dạng nhạc nốt trong bản nhạc hoặc các ký tự
âm nhạc khác có hoặc khơng có lời, khơng phụ thuộc vào việc đã trình diễn hay
chưa trình diễn6.
Như vậy, tác phẩm âm nhạc là sự kết hợp các nốt nhạc theo những quy luật
nhất định do sự sắp xếp có chủ đích của người sáng tạo ra nó. Tập hợp tất cả các
nốt, ký tự âm nhạc trên một phương tiện vật chất nhất định gọi là bản nhạc. Đó có
thể là trên giấy, tấm vải, tấm nhựa,… Phổ biến nhất theo cách viết nhạc truyền
thống thường là những bản nhạc được thể hiện trên giấy. Trong khuông nhạc gồm
các khe nhạc, phân chia các quãng theo tỉ lệ, và thể hiện ký hiệu các nốt nhạc trên
đó. Mỗi loại nốt nhạc được quy ước những giá trị cụ thể. Ở thanh nhạc thường có
lời phía bên dưới khng nhạc, các chữ được sắp xếp tương ứng với các nốt nhạc ở
trên khng nhạc trừ những qng chỉ có nốt nhạc khơng có lời (thường gọi là
những quãng nhạc dạo).
Như vậy, tác phẩm âm nhạc là kết quả hay thành quả của q trình sáng tạo.
Bởi thế nó mang những sắc thái, dấu hiệu đặc trưng của người sáng tạo. Nghe một

bản nhạc, một ca khúc, người mộ điệu có thể nhận biết được, liên tưởng, nhớ ra ca
khúc đó là thuộc dòng nhạc nào, được sáng tác khoảng thời gian nào và do ai sáng
tác. Và do vậy, nó cũng là một trong những cơ sở, căn cứ quan trọng để nhà nước,
các tổ chức quốc tế xây dựng những chế định để trao cho chủ thể sáng tạo, hay sở
hữu các tác phẩm đó những quyền lợi cụ thể.
1.1.2. Khái niệm tác giả tác phẩm âm nhạc
Với cách hiểu thông thường về diễn đạt ngơn ngữ, có thể nói “tác giả” là
người sáng tác. Điều 8, Nghị định 100/2006/NĐ-CP ngày 21/09/2006 của Chính
phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Dân sự, Luật
Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan quy định: (1) Tác giả là người trực
tiếp sáng tạo ra một phần hoặc toàn bộ tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học

6

Điều 12, Nghị định 100/2006/NĐ-CP, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Dân
sự và Luật sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan


10

bao gồm: Cá nhân Việt Nam có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả; Cá nhân nước
ngồi có tác phẩm được sáng tạo và thể hiện dưới hình thức vật chất nhất định tại
Việt Nam; Cá nhân nước ngoài có tác phẩm được cơng bố lần đầu tiên tại Việt
Nam; Cá nhân nước ngồi có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo Điều ước
quốc tế về quyền tác giả mà Việt Nam là thành viên. (2) Tổ chức, cá nhân làm cơng
việc hỗ trợ, góp ý kiến hoặc cung cấp tư liệu cho người khác sáng tạo ra tác phẩm
không được công nhận là tác giả.
Như vậy, tác giả tức chủ thể sáng tạo tác phẩm văn học nghệ thuật (trong
phạm vi đề tài này, được hiểu bao gồm các tác phẩm âm nhạc) là những cá nhân cụ
thể, sử dụng kỹ năng, tài năng, trí tuệ của mình để làm ra tác phẩm. Q trình đó có

thể tự mình, hoặc cùng với một hoặc nhiều người khác thực hiện (gọi là đồng tác
giả).
Tác giả là công dân Việt Nam được bảo hộ theo quy định của pháp luật quốc
gia. Đối với tác giả là người nước ngồi, tức người khơng có quốc tịch Việt Nam,
tác phẩm của người đó được bảo hộ trong ba trường hợp, đó là: Tác phẩm được
sáng tạo và thể hiện dưới hình thức vật nhất định tại Việt Nam, tác phẩm được công
bố lần đầu tiên tại Việt Nam, hoặc thuộc phạm vi điều chỉnh của điều ước quốc tế
về quyền tác giả mà Việt Nam là thành viên. Tác phẩm của cá nhân, tổ chức nước
ngồi được cơng bố lần đầu tiên tại Việt Nam được hiểu là tác phẩm chưa được
công bố ở bất kỳ nước nào trước khi công bố tại Việt Nam.
Tác phẩm đã công bố là những tác phẩm đã được phát hành với sự đồng ý
của tác giả, không phân biệt phương pháp cấu tạo các bản sao, miễn là sự ra đời của
các bản đó đáp ứng nhu cầu hợp lý của cơng chúng, tuỳ theo bản chất của tác
phẩm. Và được coi là công bố đồng thời ở nhiều nước khi những tác phẩm được
cơng bố ở hai hay nhiều nước trong vịng 30 ngày kể từ lần công bố đầu tiên7.
Những người làm cơng việc hỗ trợ, góp ý kiến hoặc cung cấp tư liệu cho
người khác sáng tạo ra tác phẩm không được công nhận là tác giả. Chẳng hạn, trong
7

Khoản 3,4, Điều 3, Công ước Berne


11

quãng thời gian sáng tác “Bài hát kêu gọi khởi nghĩa” (khoảng năm 1941) sau này
được nhạc sỹ Lưu Hữu Phước đặt tên là “Tiếng gọi thanh niên”, tác giả đã nhiều lần
tham khảo, lắng nghe ý kiến góp ý của các ông Dương Đức Hiền, Phạm Biểu Tâm,
Mai Văn Bộ. Những ý kiến góp ý đó có vai trị rất lớn trong việc hoàn chỉnh lời bài
hát. Song các ông Dương Đức Hiền, Phạm Biểu Tâm, Mai Văn Bộ không đứng tên
tác giả ca khúc “Tiếng gọi thanh niên” mà chỉ có nhạc sỹ Lưu Hữu Phước. Hay

trước đây, nhạc sỹ tài hoa Trịnh Công Sơn cũng thường chia sẻ, tham khảo ý kiến
của nhiều bạn bè, đồng nghiệp trong giới văn nghệ về giai điệu, ca từ của nhiều ca
khúc đang trong giai đoạn ông sáng tác. Song khi hồn chỉnh, các bạn bè của ơng,
những người được hỏi ý kiến khơng có ai cùng đứng tên tác giả, mà chỉ có nhạc sỹ
đứng tên tác giả.
Như vậy, tác giả tác phẩm âm nhạc là người trực tiếp tạo ra toàn bộ hoặc
một phần tác phẩm, dưới dạng nhạc nốt trong bản nhạc hoặc các ký tự âm nhạc
khác, có hoặc khơng có lời, khơng phụ thuộc vào việc trình diễn hay khơng trình
diễn.
1.1.3. Khái niệm quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc
Quyền hiểu theo nghĩa chủ quan là một khái niệm pháp lý chỉ mức độ xử sự
của một người trong phạm vi pháp luật cho phép. Quyền tác giả được hiểu là quyền
nhân thân và quyền tài sản được pháp luật trao cho tác giả là người sáng tạo ra tác
phẩm, bao gồm quyền bộc lộ tác phẩm, quyền sao chép tác phẩm và phân phối hoặc
phổ biến tác phẩm đến công chúng bằng bất kỳ phương thức hoặc phương tiện nào
và quyền cho phép người khác sử dụng tác phẩm theo những cách thức cụ thể. Hầu
hết luật quyền tác giả của các nước đều phân biệt rõ giữa quyền tài sản và quyền
nhân thân. Các ngoại lệ nhất định cũng được luật pháp đặt ra đối với các loại hình
tác phẩm đủ tiêu chuẩn bảo hộ, và đối với việc thực thi các quyền đó.
Điều 24, BLDS quy định, quyền nhân thân là quyền dân sự gắn liền với mỗi
cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp pháp luật có quy
định khác.


12

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 14, Luật Sở hữu trí tuệ 2005, các loại hình
tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học
và tác phẩm phái sinh. Trong 12 nhóm tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học
được liệt kê, “tác phẩm âm nhạc” nằm ở vị trí nhóm thứ tư. Tác phẩm âm nhạc là

kết quả của quá trình sáng tạo của tác giả. Là thành quả của sự kết hợp trí tuệ, tài
năng cảm thụ âm thanh trên cơ sở chất liệu là hiện thực cuộc sống và môi trường
xung quanh. Tất cả những sáng tạo đó làm giàu cho trí tuệ và tâm hồn con người.
Giúp cho đời sống tinh thần của con người thêm phong phú. Khi được thể hiện nó
có tác động trực tiếp đến trí óc và tâm hồn của người tiếp nhận và gợi cho người
tiếp nhận một cảm xúc nào đó. Có khi là cảm xúc vui tươi, dễ chịu, nhưng cũng có
lúc gợi nên tâm trạng buồn, chán. Cũng có thể chủ thể tiếp nhận bị chìm đắm vào
một thế giới hồn tồn khác. Cuộc sống con người khơng thể thiếu những tác phẩm
như thế. Nó quý giá và cần thiết như vậy cho nên cần phải được bảo hộ. Do vậy,
việc mỗi người phải tơn trọng những gì tác giả đã mất công sức để sáng tạo ra là
điều hồn tồn chính đáng. Thơng qua việc tn thủ và thực hiện một việc có tính
ngun tắc như thế sẽ giúp cho quá trình thúc đẩy sáng tạo các tác phẩm âm nhạc có
giá trị nghệ thuật cao.
Quyền tác giả được sử dụng để bảo hộ tác phẩm văn học nghệ thuật và vì vậy
quyền tác giả có sự khác biệt đơi chút với các quyền khác. Ví dụ, khi một người sở
hữu một tài sản, thì thơng thường người đó được đương nhiên cơng nhận là có
quyền sở hữu hay quyền tài sản đối với tài sản đó. Quyền tài sản có thể chuyển giao
cho người khác. Quyền tác giả cũng là quyền sở hữu và có thể chuyển giao cho
người khác nên cũng có thể được gọi là quyền tài sản. Các nước theo hệ thống luật
Anh, Mỹ nhấn mạnh các đặc trưng về quyền tài sản của quyền tác giả. Từ
“copyright” trong tiếng anh có nghĩa là quyền sao chép và quyền tác giả về cơ bản
là quyền được sao chép lại một tác phẩm. Các nước khác như Pháp, Đức lại nhấn
mạnh yếu tố quyền nhân thân, một khái niệm chịu ảnh hưởng bởi sự phát triển tư
tưởng xã hội ở Châu Âu. Do đó, từ quyền tác giả được dịch từ tiếng Pháp và Đức có
nghĩa là quyền của tác giả. Nói một cách dễ hiểu hơn, những nước này chú trọng


13

vào khái niệm bảo hộ thế giới trí tuệ của tác giả, hay nói cách khác là chú trọng vào

những triết lý và quan điểm của tác giả hơn là việc làm tăng giá trị vật chất của tác
phẩm bằng việc xuất bản và bán bản sao8.
Từ những phân tích như trên, có thể nêu khái niệm: Quyền tác giả đối với tác
phẩm âm nhạc là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra
hoặc sở hữu được thể hiện dưới dạng nhạc nốt trong bản nhạc hoặc các ký tự âm
nhạc khác, có hoặc khơng có lời, khơng phụ thuộc vào việc đã trình diễn hay chưa
trình diễn.
1.1.4. Chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc
Chủ sở hữu quyền tác giả được hiểu là người nắm giữ quyền tác giả đối với
tác phẩm, có thể là người có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt quyền tác giả.
Tác phẩm âm nhạc là kết quả của quá trình sáng tạo của tác giả. Pháp luật trao cho
tác giả quyền đối với cơng sức lao động của mình đã đầu tư để có được ca khúc.
Thơng thường tác giả có cả quyền nhân thân và quyền tài sản. Song, không phải bao
giờ cũng bao gồm cả hai nhóm quyền này. Đây là một trong những điểm khác của
quyền tác giả đối với tác phẩm văn học nghệ thuật nói chung, quyền tác giả đối với
tác phẩm âm nhạc nói riêng trong quan hệ pháp luật dân sự so với những tài sản
thông thường khác. Chủ sở hữu quyền tác giả là tổ chức, cá nhân nắm giữ một, một
số hoặc toàn bộ quyền tài sản được pháp luật quy định cụ thể 9. Sở hữu quyền tác giả
đối với tác phẩm âm nhạc được hiểu là quyền tài sản của tác giả, tổ chức, cá nhân
đối với tác phẩm đó. Tác giả có thể đồng thời là chủ sở hữu quyền đối với tác phẩm
âm nhạc. Khi không nắm quyền sở hữu (quyền tài sản) đối với tác phẩm, tác giả vẫn
có một loại quyền khác đối với tác phẩm, được pháp luật bảo hộ là quyền nhân thân.
Để làm rõ nội dung ở mục này, tác giả tiếp cận theo hai trường hợp: Tác giả đồng
thời là chủ sở hữu quyền tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả là tổ chức, cá nhân
khác (không phải là tác giả). Nội dung các quyền tài sản cụ thể tác giả sẽ phân tích
ở phần 1.1.5.2 của cơng trình này.
8
9

Tamotsu Hozumi, Taro GoMi, Asian Copyright Handbook, NXB Kim Đồng, 2005, tr.21

Điều 36, Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009


14

Trường hợp tác giả đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả. Là người sử dụng
vốn thời gian, tài chính và các điều kiện vật chất khác của mình trực tiếp sáng tạo ra
toàn bộ hoặc một phần tác phẩm. Tác giả đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả có
quyền sở hữu tồn bộ các quyền nhân thân và quyền tài sản đối với tác phẩm do
mình sáng tạo ra. Tác giả sử dụng thời gian, tài chính, cơ sở vật chất, kỹ thuật của
mình để sáng tạo ra tác phẩm có các quyền nhân thân quy định tại điều 19 và các
quyền tài sản tại điều 20 của Luật Sở hữu trí tuệ10.
Các quyền nhân thân quy định tại Điều 19 của Luật Sở hữu trí tuệ gồm: Đặt
tên cho tác phẩm; Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; Được nêu tên thật
hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng; Công bố tác phẩm hoặc cho
phép người khác công bố tác phẩm; Bảo vệ sự tồn vẹn của tác phẩm, khơng cho
người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào
gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
Các quyền tài sản quy định tại điều 20 của Luật Sở hữu trí tuệ gồm: Làm tác
phẩm phái sinh; Biểu diễn tác phẩm trước công chúng; Sao chép tác phẩm; Phân
phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm; Truyền đạt tác phẩm đến công
chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ
phương tiện kỹ thuật nào khác.
Trường hợp chủ sở hữu quyền tác giả là các đồng tác giả:
Đồng tác giả được hiểu là có từ hai hay nhiều người trở lên cùng sử dụng
thời gian, tài chính, cơ sở vật chất, kỹ thuật của mình để sáng tạo ra tác phẩm âm
nhạc. Các đồng tác giả có chung các quyền tài sản và quyền nhân thân đối với tác
phẩm đó. Các đồng tác giả sáng tạo ra tác phẩm, nếu có phần riêng biệt có thể tách
ra sử dụng độc lập mà không làm phương hại đến phần của các đồng tác giả khác
thì có các quyền nhân thân và quyền tài sản đối với phần riêng biệt đó11. Quy định


10
11

Điều 37, Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009
Điều 38, Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009


15

này có nội dung thống nhất với điều 741 của Bộ luật dân sự về “phân chia quyền
của đồng tác giả”.
Trường hợp chủ sở hữu quyền tác giả là tổ chức, cá nhân giao nhiệm vụ cho
tác giả hoặc giao kết hợp đồng với tác giả. Là người trực tiếp sáng tạo ra toàn bộ
hoặc một phần tác phẩm theo nhiệm vụ được giao hoặc theo hợp đồng sáng tạo.
Theo Bộ Luật dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam, tác giả không đồng thời là chủ
sở hữu tác phẩm được hưởng quyền đặt tên cho tác phẩm, quyền đứng tên thật hoặc
bút danh trên tác phẩm, quyền được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được
công bố, sử dụng; quyền bảo vệ sự toàn vẹn tác phẩm, cho hoặc không cho người
khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bât kỳ hình thức nào gây
phương hại tới danh dự và uy tín của tác giả, trừ quyền công bố hoặc cho người
khác công bố tác phẩm.
Tổ chức, cá nhân giao nhiệm vụ cho tác giả sáng tạo tác phẩm mà tác giả là
người thuộc tổ chức mình thì tổ chức, cá nhân giao nhiệm vụ là chủ sở hữu quyền
tác giả đối với tác phẩm, quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác cơng
bố tác phẩm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng với tác giả sáng tạo ra tác phẩm là chủ
sở hữu các quyền tác giả đối với tác phẩm, quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép
người khác công bố tác phẩm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Chẳng hạn, tập
nhạc trong phim “Dù gió có thổi” do các đồng tác giả Võ Huyền Chi, Võ Hà Anh

Thảo, Lý Trần Tuấn Thanh sáng tác theo hợp đồng giao kết với Cơng ty CP Truyền
thơng Trí Việt và phía Cơng ty là chủ sở hữu quyền tác giả đối với tập nhạc này12.
Trường hợp thỏa thuận khác ở trên là ngoại lệ nhà làm luật trao quyền cho tổ
chức, cá nhân và tác giả trong quá trình giao kết để thực hiện việc sáng tạo ra tác
phẩm. Theo quy định của luật, nếu giữa tổ chức, cá nhân và tác giả khơng có thỏa
thuận khác thì khi tác phẩm được sáng tạo, tổ chức, cá nhân giao nhiệm vụ hoặc
giao kết hợp đồng với tác giả sẽ là chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm còn
12

Cục BQTG, Niên giám đăng ký QTG Việt Nam 2010, Hà Nội, 2011, tr.174


16

tác giả có các quyền nhân thân đối với tác phẩm đó. Thực tiễn những năm trước đổi
mới (1986), với cơ chế hành chính bao cấp. Trong lĩnh vực văn học nghệ thuật, để
động viên các tác giả sáng tác tác phẩm phản ánh những đổi mới, thành tựu của đất
nước. Nhằm tạo ra các tác phẩm có giá trị nghệ tuật, tuyên truyền, cổ động tinh thần
nhân dân tích cực tham gia lao động, sản xuất, xây dựng đời sống mới. Nhà nước,
thông qua các tổ chức Liên hiệp các Hội văn học, nghệ thuật thường tổ chức các đợt
cho văn nghệ sĩ đi sáng tác ở những địa phương, cơng trình trọng điểm, các sự kiện
quan trọng gọi là các trại sáng tác. Mọi kinh phí di chuyển, ăn ở, sinh hoạt trích từ
ngân sách. Sau mỗi đợt, các tác phẩm có giá trị sẽ được một hội đồng xem xét trao
giải thưởng. Như vậy, xét dưới góc độ quy định của luật, việc xác định chủ sở hữu
quyền tác giả của những tác phẩm được sáng tác ở thời gian này là cần thiết.
Chủ sở hữu quyền tác giả là người thừa kế: Tổ chức, cá nhân được thừa kế
quyền tác giả theo quy định của pháp luật về thừa kế là chủ sở hữu quyền tác giả đối
với tác phẩm, quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác
phẩm. Chẳng hạn, ca sĩ Trịnh Vĩnh Trinh là đại diện chủ sở hữu quyền tác giả đối
với những tác phẩm của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Nhạc sĩ Trần Quang Hải là người

thừa kế và là chủ sở hữu quyền tác giả đối với các tác phẩm do giáo sư, tiến sĩ Trần
Văn Khê để lại. Hay Cơng ty Văn hóa Phương Nam hiện là chủ sở hữu quyền tác
giả đối với những tác phẩm âm nhạc của nhạc sĩ Phạm Duy theo hợp đồng chuyển
nhượng mà các bên đã ký kết.
Việc xác định chủ sở hữu quyền tác giả có ý nghĩa rất quan trọng. Bởi chủ sở
hữu quyền tác giả mới chính là người có quyền sử dụng, định đoạt tác phẩm. Xét về
khía cạnh kinh tế thì chủ sở hữu quyền tác giả đóng vai trị quan trọng hơn tác giả,
vì khi sử dụng hay trình diễn tác phẩm, các chủ thể khác phải xin phép hay trả thù
lao cho chủ sở hữu quyền tác giả13.
1.1.5. Nội dung quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc

13

Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, Giáo trình Luật SHTT, NXB Hồng Đức, 2014, tr.60,61


17

Quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc bao gồm quyền nhân thân và quyền
tài sản14. Quyền nhân thân được quy định tại Điều 19 và quyền tài sản được quy
định tại Điều 20, Luật Sở hữu trí tuệ. Hai nhóm quyền này cũng được nêu tại Điều
738, Bộ luật dân sự 2005. Dù được quy định ở hai luật khác nhau, song về mặt câu
chữ, nội dung của điều luật về quyền nhân thân và quyền tài sản là thống nhất với
nhau. Theo công ước Berne 1886 hai nhóm quyền này được gọi là Quyền tinh thần
(quyền nhân thân) và Quyền kinh tế (quyền tài sản).
1.1.5.1. Quyền nhân thân
Quyền nhân thân là quyền của cá nhân tác giả gắn liền với các tác phẩm do
họ sáng tạo ra. Bao gồm quyền nhân thân không gắn với tài sản và quyền nhân thân
gắn với tài sản. Các quyền nhân thân không gắn với tài sản là những quyền gắn liền
với các giá trị nhân thân của tác giả và không thể chuyển giao. Các quyền này ảnh

hưởng trực tiếp đến uy tín và danh dự của tác giả, tồn tại một cách độc lập đối với
quyền tài sản, gắn liền với tác giả kể cả khi quyền sử dụng, định đoạt tác phẩm đã
được chuyển giao15. Quyền nhân thân của tác giả không được chuyển giao gồm
quyền đặt tên cho tác phẩm; Quyền đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm;
Quyền được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, phổ biến, sử
dụng; Quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, cho phép hoặc không cho phép
người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm gây phương hại đến danh dự
và uy tín của tác giả.
Quyền đặt tên cho tác phẩm là việc xác định danh tính đối với “đứa con tinh
thần” do chính người sáng tạo tác phẩm thực hiện, nó là một trong các quyền nhân
thân quan trọng của quyền tác giả. Tên của một tác phẩm là một bộ phận không thể
tách rời đối với tác phẩm. Đặt tên cho tác phẩm giúp việc nhận biết và phân biệt các
tác phẩm được thuận lợi. Tên tác phẩm phải được nêu trong tất cả các trường hợp
liên quan tới sử dụng tác phẩm. Tên tác phẩm còn để nhận biết những bản sao của

14
15

Điều 18 Luật Sở hữu trí tuệ 2005
Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, Giáo trình Luật SHTT, NXB Hồng Đức, 2014, tr.75


18

tác phẩm đã được công bố chống lại khả năng sử dụng nhầm lẫn các bản sao của tác
phẩm khác đã đưa ra thị trường.
Quyền đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm là quyền của tác giả sáng
tạo ra tác phẩm. Đó là việc đưa tên mình là tác giả lên bản gốc và các bản sao tác
phẩm hoặc bằng cách chỉ ra tên tác giả khi các tổ chức, cá nhân sử dụng tác phẩm.
Quyền đứng tên tác giả được hiểu bao hàm việc đứng tên thật hoặc bút danh trên tác

phẩm, được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, phổ biến, sử
dụng. Thực tế, có nhiều tác giả đứng tên thật trên tác phẩm âm nhạc của mình như:
Lưu Hữu Phước, Đỗ Nhuận, Phan Huỳnh Điểu, Trương Quang Lục, Phạm Minh
Tuấn,…. Song trong lĩnh vực âm nhạc đa số tác giả dùng bút danh khi sáng tác tác
phẩm. Nhạc sĩ Phạm Duy (tên thật là Phạm Duy Cẩn, 1921-2013) cịn có bút danh
khác là Mộng Vân. Nhạc sĩ Huy Thục (tên thật là Lê Huy Thục, sinh năm 1935) cịn
có bút danh là Lê Anh Chiến. Nhạc sĩ Dương Thụ (sinh năm 1943), ngồi bút danh
Dương Thụ, cịn có các bút danh khác như: Trần Xuân Nam, Vân Đình, Nguyễn
Mai Vũ, Ái Nhạc. Nhạc sĩ Lê Thị Minh Xuân (sinh năm 1974) có bút danh Minh
Châu16...
Quyền bảo vệ sự tồn vẹn tác phẩm được hiểu là bảo vệ hình thức thể hiện
các giá trị văn học, nghệ thuật và khoa học tại tác phẩm, do lao động của tác giả
sáng tạo ra. Tác giả là người có quyền cho phép hoặc không cho phép người khác
sửa đổi nội dung tác phẩm khi cơng bố, phổ biến, trong việc dịch, phóng tác, biên
soạn, cải biên, chuyển thể, làm các tuyển tập, hợp tuyển, chú giải. Về điều này,
Cơng ước Berne có quy định “Độc lập với quyền kinh tế của tác giả và cả sau khi
quyền này đã được chuyển nhượng, tác giả vẫn giữ ngun quyền được địi thừa
nhận mình là tác giả của tác phẩm và phản đối bất kỳ sự xuyên tạc, cắt xén hay sửa
đổi hoặc những vi phạm khác đối với tác phẩm có thể làm phương hại đến danh dự
và tiếng tăm tác giả”17.

16
17

Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Nhạc sĩ Việt Nam, NXB Lao động-xã hội, 2007
Khoản 1, Điều 6 (bis), Công ước Berne 1886


×