Tải bản đầy đủ (.docx) (47 trang)

Pháp luật về bảo hộ chỉ dẫn địa lý và thực tiễn áp dụng tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (454.15 KB, 47 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT
------------------

NIÊN LUẬN
TÊN ĐỀ TÀI:
PHÁP LUẬT VỀ BẢO HỘ CHỈ DẪN ĐỊA LÝ.
THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI VIỆT NAM

Họ và tên sinh viên: TRẦN THỊ NHƯ QUỲNH

HUẾ, 06/2016
1


ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT
------------------

NIÊN LUẬN
KHÓA 37

TÊN ĐỀ TÀI:
PHÁP LUẬT VỀ BẢO HỘ CHỈ DẪN ĐỊA LÝ.
THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI VIỆT NAM

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

SINH VIÊN THỰC HIỆN:

Th.S NGUYỄN SƠN HÀ



TRẦN THỊ NHƯ QUỲNH
LỚP: LUẬT KT- K37A
MÃ SV: 13A5011286

HUẾ, 06/2016
2


MỤC LỤC

3


4


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, Việt Nam đã và đang tham gia rất tích cực vào các sân chơi
thương mại khu vực và toàn cầu, điển hình gần đây nhất đó là sự tham gia của
Việt Nam vào Hiệp định đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP),
thì vấn đề về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp nói chung và bảo hộ chỉ dẫn
địa lý nói riêng ngày càng được quan tâm hơn bao giờ hết nhằm hướng đến
mục tiêu bảo hộ nền sản xuất trong nước, chống sự lạm dụng thương mại trên
thị trường, bảo vệ hình ảnh của quốc gia có các sản phẩm danh tiếng trên
trường quốc tế.
Có thể nói Bảo hộ chỉ dẫn địa lý không phải là vấn đề mới, nhưng với
Việt Nam, đây là lĩnh vực vẫn cần rất nhiều sự quan tâm. Bởi lẽ, pháp luật Việt
Nam, cũng như các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên đã có những

quy định rất rõ ràng về vấn đề này nhưng thực tế áp dụng thì số lượng hàng hóa
được bảo hộ chỉ dẫn địa lý của Việt Nam vẫn còn chưa nhiều, đặc biệt là vấn
đề bảo hộ chỉ dẫn điạ lý cho hàng hóa Việt Nam ở nước ngoài vẫn đang là một
thách thức rất lớn. Điển hình rõ nét nhất, đó là sự việc “Cà phê Buôn Ma
Thuột” bị đăng ký và dùng tại thị trường Trung Quốc vào năm 2011 - một bài
học rất đắt về các chỉ dẫn địa lý của Việt Nam bị đánh cắp ở nước ngoài.
Vì thế, trong xu thế toàn cầu hóa như hiện nay, Việt Nam cần quan tâm
sâu sắc tới vấn đề bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp nói chung và bảo hộ chỉ
dẫn địa lý nói riêng cả về mặt pháp lý lẫn thực thi quyền nhằm đảm bảo và
tăng cường tính cạnh tranh của hàng hóa dịch vụ. Đó cũng là lý do tác giả
chọn đề tài “ Pháp luật về bảo hộ chỉ dẫn địa lý và thực tiễn áp dụng tại Việt
Nam” làm đề tài niên luận của mình.
2. Mục đích nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
2.1.

Mục đích nghiên cứu của đề tài

Việc nghiên cứu đề tài này giúp chúng ta hiểu rõ hơn những quy định
của pháp luật liên quan đến chỉ dẫn địa lý như: thế nào là chỉ dẫn địa lý, điều
5


kiện để được bảo hộ chỉ dẫn địa lý, cơ chế bảo hộ và trình tự thủ tục xác lập
quyền đối với chỉ dẫn địa lý… theo quy đinh của pháp luật Việt Nam và điều
ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, qua đó tìm ra những khó khăn, vướng
mắc trong quá trình thực hiện bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Việt Nam.
Cũng thông qua việc nghiên cứu chỉ dẫn địa lý, đề tài này nhằm tìm ra
giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả bảo hộ chỉ dẫn địa lý, tránh tình
trạng vi phạm các quy định pháp luật về bảo hộ chỉ dẫn địa lý.
2.2.


Phạm vi nghiên cứu của đề tài:

-Về không gian: đề tài nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt
Nam, các điều ước quốc tế về bảo hộ chỉ dẫn địa lý cùng các văn bản khác có
liên quan và thực tiễn áp dụng các quy định này ở Việt Nam.
-Về thời gian: đề tài nghiên cứu từ năm 1996 khi Bộ luật dân sự Việt
Nam 1995 có hiệu lực thi hành - vấn đề về chỉ dẫn địa lý lần đầu tiên được
quy định cho đến thời điểm hiện tại – năm 2016.
3. Phương pháp nghiên cứu của đề tài:
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp luận Mác Lê-nin: là phương pháp nghiên cứu các hiện
tượng xã hội trong sự phát triển lịch sử cụ thể, trong mối liên hệ mật thiết với
những yếu tố quy định chung và gắn liền với đời sống thực tế. Đề tài sử dụng
phương pháp này để nghiên cứu những vấn đề cơ bản nhất về chỉ dẫn địa lý.
Phương pháp đặc thù: phương pháp so sánh, phương pháp đối chiếu,
phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp thống kê… nhằm làm rõ
những vấn đề liên quan đến chỉ dẫn địa lý về mặt pháp lý và thực tiễn.
4. Bố cục của đề tài:
Đề tài ngoài phần mở đầu và phần kết luận, phần nội dung được chia làm
2 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung và quy định pháp luật về bảo hộ
chỉ dẫn địa lý.
Chương 2: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật
về bảo hộ chỉ dẫn địa lý.
6


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VÀ QUY ĐỊNH
PHÁP LUẬT VỀ BẢO HỘ CHỈ DẪN ĐỊA LÝ
1.1.

Khái quát chung về chỉ dẫn địa lý
1.1.1. Khái niệm về chỉ dẫn địa lý

Chỉ dẫn địa lý là một đối tượng sở hữu cụ thể, đặc biệt. Hiện nay, pháp
luật của hầu hết các quốc gia trên thế giới và pháp luật quốc tế đều có quy
định về Bảo hộ chỉ dẫn địa lý. Điều này dẫn đến có nhiều cách định nghĩa
khác nhau về Chỉ dẫn địa lý:
Theo quy định của Hiệp định TRIPS tại Điều 22-1 thì: “Chỉ dẫn địa lý
là những chỉ dẫn về hàng hoá bắt nguồn từ lãnh thổ của một Thành viên hoặc
từ khu vực hay địa phương thuộc lãnh thổ đó, có chất lượng, uy tín hoặc đặc
tính nhất định chủ yếu do xuất xứ địa lý quyết định”. Chính nhờ những chỉ
dẫn về hàng hóa này mà người tiêu dùng có thể nhận biết và lựa chọn các sản
phẩm phù hợp với thị hiếu của mình và điều này đồng nghĩa với việc mang lại
lợi nhuận cho nhà sản xuất.
Mới đây nhất, khi Việt Nam tham gia vào Hiệp định đối tác thương mại
xuyên Thái Bình Dương (TPP), thì theo nội dung của Hiệp định này, chỉ dẫn
địa lý được định nghĩa như sau: “Chỉ dẫn địa lý là một dấu hiệu để nhận biết
một mặt hàng có xuất xứ tại lãnh thổ của một bên, hoặc một vùng hoặc địa
phương trong lãnh thổ đó, mà chất lượng, danh tiếng hoặc các đặc tính khác
của mặt hàng đó chủ yếu do xuất xứ địa lý tạo nên.” (Điều 18.1, Mục A, Hiệp
định TPP).
Còn theo quy định của pháp luật Việt Nam tại Khoản 22 - Điều 4 Luật
sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009) thì “Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu
dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ
hay quốc gia cụ thể”. Khái niệm này cho thấy nó có những điểm chưa thật sự
đồng nhất so với định nghĩa về chỉ dẫn địa lý của Hiệp định TRIPS khi chưa

7


nêu được tính có chất lượng và uy tín của sản phẩm gắn chỉ dẫn địa lý trên thị
trường. Tuy nhiên kết hợp giữa khái niệm về CDĐL được nêu tại Luật sở hữu
trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009) với các điều kiện chung để bảo hộ chỉ
dẫn địa lý thì khái niệm sẽ được hiểu một cách đầy đủ hơn.
Ngoài ra, còn có các văn bản sau cũng quy định về chỉ dẫn địa lý: Công
ước Paris 1883 về bảo hộ sở hữu công nghiệp, Thỏa ước Libon 1958 về bảo
hộ tên gọi xuất xứ hàng hóa và đăng ký quốc tế tên gọi xuất xứ hàng hóa,
Thỏa ước Madrid về hạn chế những chỉ dẫn sai lệch về nguồn gốc hàng hóa.
Rõ ràng vẫn chưa có sự đồng nhất về khái niệm về chỉ dẫn địa lý trong
pháp luật các quốc gia và pháp luật quốc tế. Tuy nhiên từ những khái niệm
trên có thể hiểu chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ những sản phẩm có chất
lượng, uy tín, đặc biệt được tạo nên chủ yếu do yếu tố tự nhiên và nhân tố con
người nơi sản phẩm được tạo ra.
1.1.2. Đặc điểm của chỉ dẫn địa lý
Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì Chỉ dẫn địa lý có các đặc
điểm sau:
Thứ nhất, chỉ dẫn địa lý là sản phẩm có nguồn gốc địa lý từ khu vực, địa
phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý. Các chỉ dẫn
này được thể hiện dưới dạng một từ ngữ, dấu hiệu, biểu tượng hoặc hình ảnh,
dùng để chỉ một quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, địa phương thuộc một quốc
gia và phải được thể hiện trên hàng hóa, bao bì của hàng hóa hay giấy tờ giao
dịch liên quan nhằm chỉ dẫn nguồn gốc hàng hóa.
Thứ hai, chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm có danh tiếng, chất lượng hoặc đặc
tính chủ yếu do điều kiện địa lý của khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc
nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó quyết định. Chỉ dẫn địa lý được sử
dụng cho hàng hóa có được do ảnh hưởng của nhân tố đặc thù và khí hậu, đất
đai. Ngoài ra, nó còn được sử dụng để thể hiện tính chất đặc trưng của hàng

hóa mang yếu tố con người do kỹ năng hoặc truyền thống sản xuất của một
vùng. Ví dụ như khi trên hàng hóa có ghi Thụy Sỹ, người mua hàng biết được
rằng hàng hóa được sản xuất ở Thụy Sỹ, nhưng họ thường nghĩ tới Thụy Sỹ
như một đất nước của đồng hồ hơn là các hàng hóa khác.
8


1.1.3. Ý nghĩa của bảo hộ chỉ dẫn địa lý
Từ việc phân tích khái niệm và đặc điểm nêu trên, thì Bảo hộ chỉ dẫn địa
lý mang một ý nghĩa hết sức quan trọng:
Thứ nhất, nó tạo ra tính ổn định, khuyến khích phát triển các sản phẩm
có tính chất đặc trưng, khôi phục và bảo tồn đa dạng hóa sinh học, đồng thời
nâng cao thu nhập cho người nông dân.
Thứ hai, chống lại sự lạm dụng thương mại trên thị trường . Bởi lẽ bảo
hộ chỉ dẫn địa lý sẽ trao cho bạn quyền được ngăn cấm những người không có
thẩm quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý, hoặc đối với những sản phẩm không có
nguồn gốc từ khu vực địa lý đã nêu, hoặc loại trừ những mặt hàng thuộc cùng
một khu vực địa lý nhưng sản phẩm không đáp ứng được yêu cầu về chất
lượng. Mặt khác, bảo hộ chỉ dẫn địa lý để chúng không trở thành một tên gọi
chung, làm mất đi tính phân biệt với các hàng hóa thông thường khác.
Thứ ba, thông tin rõ ràng cho người tiêu dùng về sản phẩm, từ đó có thể
cung cấp sản phẩm thật đến người tiêu dùng, chống hàng giả;
Thứ tư, là giá trị kinh tế mà nó có thể mang lại. Một điều mà bất kỳ ai
cũng không thể phủ nhận đó là những sản phẩm được bảo hộ chỉ dẫn địa lý thì
thường được biết đến như những thương hiệu nổi tiếng và giá trị kinh tế mà
nó mang lại bao giờ cũng cao hơn những sản phẩm cùng loại thông thường.
Chẳng hạn như gà Gresse đã được bảo hộ chỉ dẫn địa lý của Pháp được bán
với giá đắt gấp 5 lần so với những con gà bình thường nhưng lượng khách
hàng tìm đến với nó thì không ngừng tăng lên. Do đó, bảo hộ chỉ dẫn địa lý
cũng đồng nghĩa với việc lợi nhuận bạn thu được sẽ nhiều hơn trước.

Thứ năm, bảo vệ hình ảnh quốc gia có các sản phẩm trên trường quốc tế.
1.2.

Sơ lược quy định pháp luật liên quan đến Bảo hộ chỉ dẫn địa


Khái niệm về bảo hộ chỉ dẫn địa lý được bắt đầu hình thành ở Pháp từ đầu
thế kỷ XIX trong việc bảo vệ các sản phẩm rượu vang được sản xuất tại các
vùng lãnh thổ đặc trưng của Pháp như “Boocđô”(Champagne) với khái niệm ban
đầu là tên gọi xuất xứ hàng hóa. Sau đó, vấn đề này được mở rộng lên tầm quốc
9


tế và đặc biệt trong Cộng đồng châu Âu và được thừa nhận năm 2004 bởi Hiệp
định về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ
(TRIPS). Hiệp định này đã xây dựng các tiêu chuẩn quốc tế để quy định về bảo
hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ nói chung và chỉ dẫn địa lý nói riêng.
Chỉ dẫn địa lý là thuật ngữ có nguồn gốc từ hai thuật ngữ chỉ dẫn nguồn
gốc và tên gọi xuất xứ hàng hoá.
Chỉ dẫn nguồn gốc (Indication of source) là thuật ngữ xuất hiện trước.
Từ xa xưa, trong giao lưu thương mại, các chủ thể thông qua việc gắn các dấu
hiệu trên sản phẩm để phân biệt sản phẩm hàng hoá của mình với các sản
phẩm hàng hoá của các chủ thể khác khi đưa chúng lưu thông trên thị trường.
Các dấu hiệu này có thể chỉ đơn thuần mang chức năng xác định người tạo ra
sản phẩm đó, có thể bao gồm cả chức năng xác định nơi mà sản phẩm đó tạo
ra. Chỉ dẫn nguồn gốc lần đầu tiên được đề cập đến trong công ước Paris
(1883) về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, nhưng công ước này chưa đưa ra
khái niệm cũng như các dấu hiệu của chỉ dẫn nguồn gốc. Kế thừa và phát triển
công ước Paris, thoả ước Madrid (1891) về đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng
hóa quốc tế đã quy định về chỉ dẫn nguồn gốc.

Tên gọi xuất xứ hàng hoá (Appllations of orgin) thuật ngữ này cũng
xuất hiện lần đâu tiên trong công ước Paris nhưng mãi đến hiệp định Lisbon
được kí kết thì khái niệm tên gọi xuất xứ hàng hoá mới được chuẩn hoá. Có
thể thấy rằng, Công ước Paris 1883 cũng như Thoả ước Madrid 1891 đều
không nhắc tới thuật ngữ chỉ dẫn địa lý mà chỉ nhắc tới hai thuật ngữ chỉ dẫn
nguồn gốc (Indication of Source) và tên gọi xuất xứ (Apellations of Origin).
Tuy nhiên cả Công ước và Thoả ước kể trên không đưa ra được khái niệm về
hai thuật ngữ này mà chỉ nhắc tới chúng với tư cách là đối tượng sở hữu công
nghiệp được bảo hộ. Đến năm 1958, Thoả ước Lisbon về bảo hộ và đăng ký
quốc tế tên gọi xuất xứ của hàng hoá ra đời đã lần đầu tiên đưa ra khái niệm
về tên gọi xuất xứ hàng hoá.
10


Ở Việt Nam tên gọi xuất xứ hàng hoá lần đầu tiên được xác định theo
pháp lệnh bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp (1989) và sau đó được đưa vào
Điều 786 Bộ luật dân sự 1995. “Tên gọi xuất xứ hàng hoá là tên địa lý của
nước, địa phương dùng để chỉ xuất xứ của hàng hoá từ nước, địa phương đó
với điều kiện mặt hàng này có tính chất, chất lượng đặc thù dựa trên các điều
kiện địa lý độc đáo và ưu việt, bao gồm yếu tố tự nhiên, con người hoặc kết
hợp cả hai yếu tố đó.”
Theo Bộ luật dân sự năm 1995 thì tên gọi xuất xứ hàng hoá cần có 4 điều
kiện:
Thứ nhất, là tên gọi xuất xứ hàng hoá phải là tên chính thức và đang
được sử dụng tại một quốc gia, một địa phương xác định trên bản đồ địa lý.
Ví dụ: Năm 2000 INAC( trung tâm bảo hộ rượu vang của Pháp) yêu cầu Việt
Nam bảo hộ hai sản phẩm rượu vang Champagne và Cognac. Nhà nước Việt
Nam chỉ bảo hộ cho sản phẩm rượu vang Cognac vì Champagne là một địa
danh cổ nay không còn một địa phương nào mang tên này Champagne.
Thứ hai, hàng hoá mang tên gọi xuất xứ phải có xuất xứ từ nước, địa

phương đã được xác định mang tên gọi xuất xứ hàng hoá.
Thứ ba, hàng hoá mang tên gọi xuất xứ hàng hoá phải có chất lượng, tích
chất đặc thù riêng biệt.
Thứ tư, chất lượng và tính chất đặc thù phải có mối liên hệ với môi
trường địa lý.
Tuy nhiên, quy định trong Bộ luật dân sự năm 1995 khác với quy định
trong Thoả ước Lisbon ở chỗ là mối liên hệ đặc thù với môi trường địa lý.
Trong Thoả ước Lisbon thì yêu cầu phải có mối liên hệ với cả yếu tố tự nhiên
và yếu tố con người còn trong luật dân sự Việt Nam thì chỉ cần có mối liên hệ
với yếu tố tự nhiên hoặc yếu tố con người.
11


Ở Việt Nam chỉ dẫn địa lý được quy định lần đầu tiên tại Nghị định
54/2000/CP-NĐ ngày 03 tháng 10 năm 2000 của Chính phủ về bảo hộ quyền
sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại
và bảo hộ quyền chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan tới sở hữu công
nghiệp (sau đây gọi tắt là Nghị định 54/2000/NĐ-CP) (xem hộp 1.1)

12


Hộp 1.1. Quy định của pháp luật Việt Nam về chỉ dẫn địa lý
“Điều 10. Chỉ dẫn địa lý
1. Chỉ dẫn địa lý được bảo hộ là thông tin về nguồn gốc địa lý của hàng
hoá đáp ứng đủ các điều kiện sau đây :
a) Thể hiện dưới dạng một từ ngữ, dấu hiệu, biểu tượng hoặc hình ảnh,
dùng để chỉ một quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, địa phương thuộc một
quốc gia;
b) Thể hiện trên hàng hoá, bao bì hàng hoá hay giấy tờ giao dịch liên

quan tới việc mua bán hàng hoá nhằm chỉ dẫn rằng hàng hoá nói trên có
nguồn gốc tại quốc gia, vùng lãnh thổ hoặc địa phương mà đặc trưng về chất
lượng, uy tín, danh tiếng hoặc các đặc tính khác của loại hàng hoá này có
được chủ yếu là do nguồn gốc địa lý tạo nên.
2. Nếu chỉ dẫn địa lý là tên gọi xuất xứ hàng hoá thì việc bảo hộ được
thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành về tên gọi xuất xứ hàng
hoá.”
Như vậy tên gọi xuất xứ hàng hoá chỉ dùng ở Việt Nam từ khi có pháp
lệnh bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp (1989) đến khi Luật sở hữu trí tụê có
hiệu lực.
Trong khoảng thời gian này, từ khi Nghị định 54/2000/CP-NĐ được ban
hành và có hiệu lực, khái niệm chỉ dẫn địa lý cũng được sử dụng. Theo đó, chỉ
dẫn địa lý có thể là tên gọi xuất xứ hàng hoá mà cũng có thể không, và theo
quy định của bộ luật dân sự năm 1995 thì tên gọi xuất xứ muốn được bảo hộ
thì phải đăng ký, còn theo Nghị định 54/2000/CP-NĐ chỉ dẫn địa lý không
cần phải đăng ký.
13


Có thể thấy trong giai đoạn này các quy định của pháp luật không thống
nhất gây nên sự khó phân biệt hai thuật ngữ chỉ dẫn địa lý và tên gọi xuất xứ
hàng hoá . Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 đã bỏ thuật ngữ tên gọi xuất xứ hàng
hoá thống nhất chỉ sử dụng thuật ngữ chỉ dẫn địa lý: “Chỉ dẫn địa lý là dấu
hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh
thổ hay quốc gia cụ thể”. Khái niệm này tiếp tục được kế thừa trong Luật sở
hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009). Mặc dù có những điểm chưa thật sự
đồng nhất so với định nghĩa về chỉ dẫn địa lý của Hiệp định TRIPS khi chưa
nêu được tính có chất lượng và uy tín của sản phẩm gắn chỉ dẫn địa lý trên thị
trường. Tuy nhiên kết hợp giữa khái niệm về chỉ dẫn địa lý được nêu tại
Khoản 22 - Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009) với các

điều kiện chung để bảo hộ chỉ dẫn địa lý thì khái niệm sẽ được hiểu một cách
đầy đủ hơn.
1.3.

Quy định của pháp luật Việt Nam về Bảo hộ chỉ dẫn địa lý
1.3.1. Điều kiện bảo hộ chỉ dẫn địa lý

Theo pháp luật Việt Nam, thì điều kiện bảo hộ chỉ dẫn địa lý được quy định
cụ thể tại Điều 79 Luật sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009) như sau:
“1. Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có nguồn gốc địa lý từ khu vực, địa
phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý.
2. Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có danh tiếng, chất lượng hoặc đặc
tính chủ yếu do điều kiện địa lý của khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc
nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó quyết định.”
Như vậy, chỉ dẫn địa lý được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau:


Thứ nhất, sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có nguồn gốc địa lý từ khu vực, địa
phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý. Ví dụ như
những sản phẩm sau đã được bảo hộ chỉ dẫn địa lý khi sản phẩm đó có nguồn
gốc từ địa phương tương ứng: Nước mắm Phú Quốc, cà phê Buôn Ma Thuột,
chè Shan tuyết Mộc Châu, nước mắm Phan Thiết, nón lá Huế1…
1 xem Danh sách chỉ dẫn địa lý đã được đăng bạ ở mục phụ lục

14




Thứ hai, sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý phải có danh tiếng. Trong đó, danh tiếng

của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý là do điều kiện địa lý quyết định, điều này
được quy định tại Điều 81 Luật sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009):
“1. Danh tiếng của sản phẩm được xác định bằng mức độ tín nhiệm của
người tiêu dùng đối với sản phẩm thông qua mức độ rộng rãi người tiêu dùng
biết đến và lựa chọn sản phẩm.
2. Đặc tính của sản phẩm được xác định bằng một hoặc một số chỉ tiêu
định tính, định lượng hoặc cảm quan về vật lý, hóa học, vi sinh và các chỉ
tiêu đó phải có khả năng kiểm tra được bằng phương tiện kỹ thuật hoặc
chuyên gia với phương pháp kiểm tra phù hợp.”



Thứ ba, sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý phải có tính chất, chất lượng đặc thù và
chúng do điều kiện địa lý quyết định. Tính chất, chất lượng của sản phẩm
mang chỉ dẫn địa lý được xác định bằng các chỉ tiêu cảm quan, định tính, định
lượng về vật lý, hóa học, sinh học, có khả năng kiểm tra được bằng phương
tiện kỹ thuật hoặc bằng chuyên gia theo một phương pháp thử xác định.Ví dụ,
người tiêu dùng biết đến nước mắm Phú Quốc với các đặc trưng như: Có màu
cánh dán đậm, trong tinh khiết, có mùi thơm nhẹ, không có mùi tanh và
ammoniac do được sản xuất từ cá tươi, có mùi mặn ngọt, kèm theo vị béo tự



nhiên…
Thứ tư, phải có mối quan hệ hữu cơ giữa tính chất, chất lượng và danh tiếng
của sản phẩm với điều kiện địa lý. Trong đó, điều kiện tạo nên tính chất, chất
lượng đặc thù, danh tiếng của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý bao gồm các yếu
tố tự nhiên độc đáo như khí tượng, thủy văn, địa chất, địa hình, hệ sinh thái và
các điều kiện tự nhiên khác; và các yếu tố về con người như kỹ năng, kỹ xảo
của người sản xuất bao gồm các quy trình sản xuất truyền thống của địa

phương (có thể bao gồm một, một số hoặc tất cả các công đoạn, từ sản xuất
nguyên liệu, chế biến nguyên liệu đến tạo ra sản phẩm và có thể gồm cả công
đoạn đóng gói sản phẩm, nếu công đoạn đó có ảnh hưởng đến tính chất, chất
lượng và danh tính của sản phẩm), nếu quy trình đó là nhân tố tạo ra và duy trì
15


tính chất, chất lượng đặc thù, danh tiếng của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý,


trong đó có các thông tin rõ ràng và chi tiết đến mức có thể kiểm tra được.
Thứ năm, sản phẩm không thuộc đối tượng không được bảo hộ với danh
nghĩa chỉ dẫn địa lý, tức không thuộc các đối tượng được quy định tại Điều
80, Luật sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009).

16


1.3.2. Cơ chế bảo hộ và trình tự, thủ tục xác lập quyền đối với
chỉ dẫn địa lý
1.3.2.1.

Cơ chế bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với
chỉ dẫn địa lý

Quyền đối với chỉ dẫn địa lý được xác lập trên cơ sở có quyết định cấp
văn bằng bảo hộ cuả cơ quan nhà ước có thẩm quyền hoặc được cơ quan nhà
nước có thẩm quyền công nhận đăng ký quốc tế theo quy định của điều ước
quốc tế mà Việt Nam là thành viên đối với các chỉ dẫn địa ý mà chủ sở hữu là
cá nhân, tổ chức nước ngoài. Theo quy định tại Điều 6 Luật sở hữu trí tuệ

2005 (sửa đổi, bổ sung 2009) và các văn bản hướng dẫn thi hành, quyền sở
hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý được xác lập trên cơ sở có quyết định
của Cục Sở hữu trí tuệ thông qua việc cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn
địa lý cho tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý.
1.3.2.2.

Trình tự, thủ tục xác lập quyền sở hữu công nghiệp
đối với chỉ dẫn địa lý



Quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý và cách thức nộp đơn xác lập quyền:
Theo quy định tại Điều 88 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung
2009) thì quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý của Việt Nam thuộc về nhà nước. Nhà
nước cho phép tổ chức, cá nhân tổ chức sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa
lý, tổ chức tập thể đại diện cho các tổ chức cá nhân đó hoặc cơ quan quản ký
hành chính địa phương nơi có chỉ dẫn địa lý thực hiện quyền chỉ dẫn địa lý



Thủ tục đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý:

-

Nộp đơn và các tài liệu liên quan:

17


Đơn đăng ký có thể nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện tới trụ sở Cục

Sở hữu trí tuệ. Đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý phải đáp ứng các yêu cầu theo quy
định của pháp luật2.
Kèm theo đơn đăng kí phải có các tài liệu sau:

2 Xem Điểm 7 và Điểm 10.1 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN hướng dẫn thi hành Nghị định số
103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số
điều của Luật Sở hữu trí tuệ về Sở hữu công nghiệp (sau đây gọi tắt là Thông tư 01/2007/TT-BKHCN)

18


+ Tờ khai đăng ký3
+ Bản mô tả tính chất/ chấtlượng /danh tiếng của sản phẩm (02 bản);
Bản mô tả tính chất/chất lượng/danh tiếng của sản phẩm phải kèm theo
tài liệu xác nhận rằng các thông tin về tính chất/chất lượng/danh tiếng là có
căn cứ và xác thực (kết quả khảo nghiệm, nghiên cứu, điều tra…) và phải có
các thông tin chủ yếu sau :
Một là, liệt kê các tính chất/chất lượng đặc thù của sản phẩm mang chỉ
dẫn địa lý do điều kiện địa lý quyết định - được xác định bằng các chỉ tiêu
cảm quan, định tính,định lượng về vật lý, hoá học, sinh học, có khả năng kiểm
tra được bằng phương tiện kỹ thuật hoặc bằng chuyên gia theo một phương
pháp thử xác định;
Hai là, danh tiếng của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý do điều kiện địa lý
quyết định - được xác định thông qua sự biết đến sản phẩm đó một cách rộng
rãi trong giới tiêu dùng liên quan, có khả năng kiểm chứng được;
Ba là, điều kiện địa lý tạo nên tính chất/chất lượng đặc thù, danh tiếng
của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý, bao gồm các yếu tố độc đáo về khí tượng,
thuỷ văn, địa chất, địa hình, hệ sinh thái và các điều kiện tự nhiên khác; các
yếu tố độc đáo về kỹ năng, kỹ xảo của người sản xuất, bao gồm cả quy trình
sản xuất truyền thống của địa phương (có thể bao gồm một, một số hoặc tất cả

các công đoạn, từ sản xuất nguyên liệu, chế biến nguyên liệu đến tạo ra sản
phẩm và có thể gồm cả công đoạn đóng gói sản phẩm, nếu công đoạn đó có
ảnh hưởng đến tính chất/chất lượng, danh tiếng của sản phẩm), nếu quy trình
đó là nhân tố tạo ra và duy trì tính chất/chất lượng đặc thù, danh tiếng của sản
phẩm mang chỉ dẫn địa lý, trong đó có các thông tin rõ ràng và chi tiết đến
mức có thể kiểm tra được (nếu trong các thông tin nêu trên có các thông tinbí
mật, bí quyết kỹ thuật chưa được bộc lộ hoặc chưa được biết đến một cách
3 (Xem mẫu 05-CDĐL quy định tại Phụ lục A của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN đã được sửa đổi, bổ
sung theo Thông tư số 12/2010/TT-BKHCN và thông tư số 18/2011/TT-BKHCN)

19


rộng rãi bên ngoài địa phương thì người nộp đơn có quyền từ chối cung cấp
các thông tin chi tiết về bí mật, bí quyết đó nếu không được cam kết bảo mật
cácthông tin đó theo yêu cầu của mình);
Bốn là, mối quan hệ hữu cơ giữa tính chất/chất lượng đặc thù, danh tiếng
của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý với điều kiện địa lý.
+ Bản đồ khu vực địa lý tươngứng với chỉ dẫn địa lý (02 bản);
Bản đồ khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý phải thể hiện đầy đủ
thông tin tới mức có thể xác định chính xác vùng địa lý hội đủ các điều kiện
tự nhiên tạo nên tính chất/ chất lượng đặc thù, danh tiếng của sản phẩm. Bản
đồ có thể được nộp kèm theo tài liệu mô tả về khu vực địa lý tương ứng với
chỉ dẫn địa lý.
+ Chứng từ nộp phí, lệ phí4.
-Thẩm định hình thức, công bố đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý:
Việc thẩm định hình thức đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý được tiến hành theo
trình tự tại Điểm 13 của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN.
Thẩm định hình thức đơn là việc kiểm tra việc tuân thủ các quy định về
hình thức đối với đơn, từ đó đưa ra kết luận đơn có được coi là hợp lệ hay

không. Nếu đơn hợp lệ sẽ được xem xét tiếp, ngược lại, nếu đơn không hợp lệ
sẽ bị từ chối (không xem xét tiếp). Hình thức đơn được coi là hợp lệ khi tuân
thủ đúng các yêu cầu được quy định tại điểm 13.2 Thông tư số 01/2007/TTBKHCN. Trong thời hạn một tháng kể từ ngày nhận đơn, cơ quan chức năng
(Cục Sở hữu trí tuệ) phải tiến hành thẩm định hình thức đơn. Nếu trong quá

4 Xem Phụ lục biểu mức thu phí, lệ phí sở hữu công nghiệp được ban hành kèm theo Thông tư số
22/2009/TT-BTC về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp (gọi tắt là
Thông tư 22/2009/TT-BC

20


trình thẩm định hình thức đơn, người nộp đơn chủ động hoặc theo yêu cầu
của Cục sở hữu trí tuệ tiến hành việc sửa chữa, bổ sung tài liệu thì thời hạn
thẩm định hình thức được kéo dài thêm bằng khoảng thời gian dành cho việc
sửa chữa, bổ sung tài liệu.
Qua quá trình thẩm định hình thức đơn, nếu đơn được xác định là hợp lệ thì
sẽ được Cục sở hữu trí tuệ công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp. Nghĩa vụ
nộp lệ phí công bố đơn thuộc về người nộp đơn. Việc công bố đơn đăng ký chỉ
dẫn địa lý phải được tiến hành trong thời hạn 02 kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ.
-Thẩm định nội dung đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý:
Việc thẩm định nội dung đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý được tiến hành theo
trình tự tại Điểm 15 của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN.
Việc thẩm định nội dung đơn nhằm mục đích đánh giá khả năng được
bảo hộ của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được nêu trong đơn theo các điều
kiện bảo hộ, xác định phạm vi bảo hộ tương ứng. Trong thời hạn 06 tháng kể
từ ngày công bố đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý, Cục sở hữu trí tuệ phải tiến hành
thẩm định nội dung đơn, người nộp đơn chủ động hoặc theo yêu cầu của Cục
sở hữu trí tuệ tiến hành việc sửa chữa đơn, bổ sung tài liệu hoặc giải trình thì
thời hạn thẩm định nội dung được kéo dài thêm tương ứng với thời hạn dành

cho người nộp đơn thực hiện các công việc đó. Đối tượng nêu trong đơn được
chấp nhận đăng ký và được ghi vào sổ đăng ký quốc gia về chỉ dẫn địa lý nếu
đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại Điều 79 của Luật sở hữu trí tuệ
2005 (sửa đổi, bổ sung 2009) và không thuộc các trường hợp quy định tại
Điều 80 của Luật sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009), cụ thể là phải
chứng minh được đầy đủ ba điều kiện sau:
Một là, tồn tại một vùng địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý nêu trong đơn;
Hai là, sản phẩm đó có nguồn gốc từ vùng địa lý nói trên;
Ba là, sản phấm đó có tính chất, chất lượng đặc thù và/hoặc danh tiếng
quyết định bởi điều kiện địa lý của vùng địa lý nói trên theo quy định tại Điều
82 của Luật sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009).
21


Như vậy, nếu chủ thể nộp đơn không chứng minh được các điều kiện cần
thiết nói trên hoặc không tuân thủ các quy định khác do pháp luật quy định thì
cơ quan chức năng sẽ gửi thông báo chấm dứt thẩm định nội dung trước thời
hạn và ra thông báo từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký, chỉ dẫn địa lý. Nếu
đối tượng nêu trong đơn đáp ứng điều kiện bảo hộ hoặc người nộp đơn đã sửa
chữa thiếu sót đạt yêu cầu hoặc có ý kiến giải trình xác đáng trong thời hạn do
pháp luật quy định thì Cục sở hữu trí tuệ ra thông báo dự định cấp văn bằng
bảo hộ, lệ phí công bố quyết định cấp văn bằng bảo hộ, lệ phí đăng bạ5.
- Cấp văn bằng bảo hộ, đăng bạ và công bố quyết định cấp văn bằng
bảo hộ chỉ dẫn địa lý:
Việc này được tiến hành theo trình tự tại Điểm 18.1 và Điểm 19 của
Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN.
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày chủ thể nộp đơn nộp đầy đủ và đúng
hạn các khoản phí và lệ phí, Cục sở hữu trí tuệ tiến hành thủ tục cấp văn bằng
bảo hộ là Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý và vào Sổ đăng ký quốc gia
về sở hữu công nghiệp. Sau khi được cấp văn bằng bảo hộ, nếu chủ văn bằng

bảo hộ thấy có sai sót thì có quyền yêu cầu Cục Sở hữu trí tuệ sửa chữa văn
bằng bảo hộ theo quy định pháp luật. Trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày ra
quyết định cấp văn bằng bảo hộ về chỉ dẫn địa lý, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ công
bố trên Công báo sở hữu công nghiệp sau khi người nộp đơn đã nộp lệ phí
công bố theo quy định.
Toàn bộ trình tự, thủ tục đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý trên được khái
quát cụ thể bằng sơ đồ (xem hộp 1.2)

5 Đối với chỉ dẫn địa lý: lệ phí cấp văn bằng bảo hộ, lệ phí công bố quyết định cấp văn bằng bảo hộ,
lệ phí đăng bạ đều được thu với mức 120.000 đồng (Theo quy định tại Phụ lục biểu mức thu phí, lệ phí sở
hữu công nghiệp được ban hành kèm theo Thông tư số 22/2009/TT- BTC)

22


Hộp 1.2. Trình tự thủ tục đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý
NỘP ĐƠN

XÉT NGHIỆM HÌNH
THỨC

Thông báo chấp nhận đơn.

Thông báo thiếu sót/ từ chối.

CÔNG BỐ ĐƠN

XÉT NGHIỆM NỘI
DUNG


Thông báo nộp phí cấp bằng.
hiệu.

Thông báo từ chối cấp GCNĐK nhãn

CẤP BẰNG ĐĂNG BẠ
VÀ CÔNG BỐ
Gia hạn hiệu lực.

1.4.

Quy định của pháp luật quốc tế về bảo hộ chỉ dẫn địa lý
1.4.1. Quy định của pháp luật quốc tế về bảo hộ Chỉ dẫn địa lý

*Công ước Paris về Bảo hộ sở hữu công nghiệp, năm 1883
Đây được coi là công ước đa phương đầu tiên đưa “các chỉ dẫn nguồn
gốc hoặc các tên gọi xuất xứ” vào như các đối tượng bảo hộ của pháp luật sở
hữu công nghiệp.
Điều 10 của công ước quy định như sau:

23


“Chỉ dẫn sai lệch: Thu giữ khi nhập khẩu hàng hoá có chỉ dẫn sai lệch
về nguồn gốc hoặc về người sản xuất
(1) Các quy định của Điều trên đây cũng được áp dụng trong trường
hợp sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp các chỉ dẫn sai lệch về nguồn gốc của
hàng hoá hoặc về nhà sản xuất, nhà công nghiệp, hoặc thương gia.
(2) Bất kỳ nhà sản xuất, nhà công nghiệp, hoặc thương gia nào, dù là
cá nhân hay pháp nhân, mà tham dự vào việc sản xuất, chế tạo hoặc buôn

bán các hàng hoá đó và có cơ sở đặt tại địa điểm đã bị chỉ dẫn sai lệch như
là nguồn gốc, hoặc đặt tại vùng có địa điểm đó, hoặc tại nước bị chỉ dẫn sai
lệch, hoặc tại nước mà chỉ dẫn sai lệch về nguồn gốc được sử dụng, thì trong
bất kỳ trường hợp nào cũng được coi là bên có liên quan”.
Và tại Điều 10bis của công ước đã đưa ra sự bảo hộ chống lại các chỉ
dẫn sai lệch hoặc lừa dối về nguồn gốc như một cách thức ngăn chặn sự cạnh
tranh không lành mạnh
*Thỏa ước Madrid về ngăn chặn các chỉ dẫn sai hoặc lừa dối nguồn
gốc của hàng hóa 1891
Hình thức nguyên thủy của Công ước Paris cấm việc sử dụng các chỉ dẫn
địa lý sai lệch. Một số nước đã ký công ước đề xuất một hình thức toàn diện
hơn đối với việc điều chỉnh được coi là lạm dụng đáng kể quyền sở hữu trí
tuệ. Năm 1891, Thỏa ước Madrid đối với việc bảo hộ các chỉ dẫn địa lý là câu
trả lời của nước này. Điều 1 quy định tất cả hàng hóa “mang chỉ dẫn sai lệch
hoặc lừa dối” tới một nước ký kết Thỏa ước, hoặc tới một nơi ở nước đó “sẽ
bị bắt giữ đối với việc nhập khẩu”. Tuy nhiên, thỏa thuận này không thu hút
được sự tham gia của các nước có nền thương mại phát triển như Mỹ, Đức, Ý.
Vấn đề ban đầu đối với thỏa ước này và với các sửa đổi tiếp theo là khả năng
các nước không miễn trừ những chỉ dẫn địa lý đã trở thành tên gọi chung
trong phạm vi biên giới của họ.
*Thỏa ước Lisbon về Bảo hộ và đăng ký tên gọi xuất xứ năm 1958
Thỏa ước Lisbon thiết lập một hệ thống quốc tế về đăng ký và bảo hộ
xuất xứ. Thỏa ước đã thông qua định nghĩa bằng tiếng Pháp đối với tên gọi
xuất xứ bằng việc hạn chế các chỉ dẫn được bảo hộ cho những trường hợp mà
24


trong đó chất lượng và đặc tính của sản phẩm “hoàn toàn hoặc hầu như do
môi trường địa lý”, gồm các yếu tố tự nhiên và con người tạo ra”.
*Hiệp định của WTO về các khía cạnh liên quan tới thương mại của

-

quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS)
Định nghĩa và phạm vi:
Điều 22 định nghĩa về chỉ dẫn địa lý như sau: “Chỉ dẫn địa lý là những
chỉ dẫn về hàng hoá bắt nguồn từ lãnh thổ của một Thành viên hoặc từ khu
vực hay địa phương thuộc lãnh thổ đó, có chất lượng, uy tín hoặc đặc tính
nhất định chủ yếu do xuất xứ địa lý quyết định”.
Định nghĩa này mở rộng khái niệm về tên gọi xuất xứ của Thỏa ước
Lisbon nhằm bảo hộ những hàng hóa chỉ có danh tiếng bắt nguồn từ nơi xuất
xứ mà không có chất lượng hoặc các đặc tính khác có do nơi đó mang lại.
Ngoài ra, theo Hiệp định TRIPS, một chỉ dẫn địa lý được bảo hộ phải là một
chỉ dẫn nhưng không nhất thiết là tên một địa danh trên thế giới. Ví dụ,
“Basmati” được sử dụng như một chỉ dẫn cho gạo đến từ tiểu lục địa Ấn Độ
mặc dù không có tên địa danh như vậy. Chỉ dẫn địa lý phải xác định hàng hóa
có nguồn gốc từ lãnh thổ của thành viên, một vùng hoặc một địa điểm của
lãnh thổ đó. Định nghĩa này cũng chỉ ra rằng hàng hóa được bảo hộ phải bắt
nguồn từ lãnh thổ, vùng hoặc khu vực có liên quan. Điều này ngụ ý rằng các
hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng các Chỉ dẫn địa lý không được bảo hộ

-

theo Hiệp định TRIPS.
Điều kiện để được bảo hộ Chỉ dẫn địa lý theo quy định của Hiệp định
Theo quy định của Hiệp định TRIPS để được coi là chỉ dẫn địa lý cần có
ba điều kiện sau:
Thứ nhất là các chỉ dẫn này có thể là dấu hiệu bất kì (từ ngữ, hình ảnh)
miễn là qua đó có thể chỉ ra được hàng hoá mang chỉ dẫn địa lý được bảo hộ
bắt nguồn từ lãnh thổ của quốc gia nào hoặc thuộc khu vực địa phương nào
của lãnh thổ quốc gia đó. Tuy nhiên dấu hiệu trên hàng hoá phải liên quan đến

một quốc gia cụ thể hoặc một địa phương khu vực của một quốc gia cụ thể
đến mức qua dấu hiệu người tiên dùng biết được hàng hoá bắt nguồn từ đâu.

25


×