Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Tác động của chính sách tài khóa đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia đông nam á

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 83 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

ĐẶNG THỊ THÚY HẰNG

TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TÀI KHĨA
ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TẠI CÁC
Q́C GIA ĐÔNG NAM Á

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH – 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

ĐẶNG THỊ THÚY HẰNG

TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TÀI KHĨA
ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TẠI CÁC
Q́C GIA ĐƠNG NAM Á

Ngành
Mã số

: Tài chính – Ngân hàng
: 60.34.02.01

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. DƯƠNG NHƯ HÙNG



TP. HỒ CHÍ MINH – 2018


i

Lời cam đoan
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu riêng của tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
TÁC GIẢ

ĐẶNG THỊ THÚY HẰNG


ii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ADB

Ngân hàng phát triển Châu Á

ARDL

Mơ hình phân phối trễ tự hồi quy

ARIC

Trung tâm hội nhập khu vực Châu Á

CEIC


Dữ liệu kinh tế tồn cầu

CSTK

Chính sách tài khóa

CSTT

Chính sách tiền tệ

FEM

Mơ hình tác động cố định

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

GNP

Tổng sản lượng quốc gia

IMF

Quỹ tiền tệ quốc tế

OECD

Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế


PMG

Mơ hình trung bình nhóm gộp

REM

Mơ hình tác động ngẫu nhiên

S – VAR

Mơ hình Véc tơ tự hồi quy có cấu trúc

TTKT

Tăng trưởng kinh tế

WB

Ngân hàng thế giới


iii

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, ĐỜ THỊ
• DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Tên bảng

Trang


Bảng 2.1: Tóm tắt các nghiên cứu nước ngồi

21

Bảng 2.2: Tóm tắt các nghiên cứu trong nước

23

Bảng 3.1: Đo lường các biến và nguồn dữ liệu

25

Bảng 3.2: Các biến trong nghiên cứu

27

Bảng 3.3: Các kỳ vọng dấu trong bài nghiên cứu

29

Bảng 4.1: Thống kê mô tả các biến nghiên cứu

36

Bảng 4.2: Ma trận tương quan

38

Bảng 4.3: Nhân tử phóng đại phương sai


38

Bảng 4.4: Kiểm định tính dừng

39

Bảng 4.5: Kiểm định tính dừng Fisher

40

Bảng 4. 6: Kiểm định đồng liên kết

41

Bảng 4.7: Kết quả các mơ hình hồi qui OLS – RE - FE

42

Bảng 4.8: Kết quả ước lượng các tham số từ kỹ thuật GMM

43

Bảng 4.9: Kết quả ước lượng các tham số từ kỹ thuật PMG

44

(trong dài hạn)
Bảng 4.10: Kết quả ước lượng các tham số từ kỹ thuật PMG
(trong ngắn hạn)


45


iv

• DANH MỤC ĐỜ THỊ
Tên biểu đồ

Trang

Biểu đồ 2.1: Minh họa CSTK mở rộng

11

Biểu đồ 2.2: Minh họa CSTK thu hẹp

11


v

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT......................................................................... ii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, ĐỒ THỊ .............................................................. iii
Mục lục ......................................................................................................................... v
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU .......................................................................................... 1
1.1 Lý do chọn đề tài ..................................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu ............................................................................. 2
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 2

1.2.2 Câu hỏi nghiên cứu........................................................................................ 2
1.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu............................ 3
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu: .................................................................................. 3
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu: ..................................................................................... 3
1.3.3 Phương pháp nghiên cứu: .............................................................................. 3
1.4 Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu .......................................................................... 3
1.5 Bố cục của đề tài ...................................................................................................... 4
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA CHÍNH SÁCH TÀI KHỐ VÀ
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ ........................................................................................ 5
2.1 Chính sách Tài khóa ............................................................................................... 5
2.1.1 Khái niệm ...................................................................................................... 5
2.1.2 Mục tiêu ........................................................................................................ 6
2.1.3 Cơng cụ .......................................................................................................... 6
2.1.4 Chính sách tài khóa trong thực tế .................................................................. 7
2.2 Cơ sở lý thuyết tăng trưởng kinh tế ...................................................................... 8
2.2.1 Khái niệm ...................................................................................................... 8
2.2.2 Một số lý thuyết về tăng trưởng kinh tế ........................................................ 8
2.3 Tác động của chính sách tài khóa đến tăng trưởng kinh tế .............................. 10
2.3.1 Chính sách tài khóa mở rộng (nới lỏng) ...................................................... 10
2.3.2 Chính sách tài khóa thu hẹp (thắt chặt) ...................................................... 11


vi

2.3.3 Chính sách tài khóa cân bằng (trung lập hay dung hòa) ............................. 11
2.4 Các nghiên cứu liên quan ..................................................................................... 12
CHƯƠNG 3: DỮ LIỆU, MƠ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......... 25
3.1 Mơ hình nghiên cứu .............................................................................................. 25
3.2 Dữ liệu nghiên cứu ................................................................................................ 26
3.3 Các kỳ vọng dấu trong nghiên cứu ...................................................................... 28

3.4 Phương pháp nghiên cứu...................................................................................... 30
3.5 Các bước tiến hành ............................................................................................... 35
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.................................................................. 36
4.1 Thống kê mô tả các biến ....................................................................................... 36
4.2 Các kiểm định ........................................................................................................ 39
4.2.1 Kiểm định tính dừng.................................................................................... 39
4.2.2 Kiểm định tính đồng liên kết ....................................................................... 39
4.3 Kết quả nghiên cứu ......................................................................................... 41
4.4 Thảo luận kết quả.................................................................................................. 42
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ..................................................... 47
5.1 Hạn chế của nghiên cứu ........................................................................................ 47
5.2.1 Điều hành chính sách tài khóa ..................................................................... 47
5.2.2 Chính sách thuế ........................................................................................... 48
5.2.3 Kiểm sốt lạm phát ...................................................................................... 49
5.2.4 Điều hành lãi suất ........................................................................................ 50
5.2.5 Chính sách vay nợ và quản lý nợ Chính phủ............................................... 50
5.2.6 Chính sách thu hút đầu tư nước ngồi ......................................................... 51
5.2.7 Chính sách thương mại ................................................................................ 51
5.3 Hướng nghiên cứu tiếp theo ................................................................................. 51
5.4 Kết luận .................................................................................................................. 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1 Lý do chọn đề tài
Chính sách tài khóa là một trong những Chính sách vĩ mơ quan trọng của các
Quốc gia với mục tiêu tác động đến tổng cầu để hướng đến tăng trưởng kinh tế và
tồn dụng lao động, Chính phủ điều hành Chính sách tài khóa thơng qua các chính

sách Thuế và Chi tiêu chi tiêu chính phủ. Trong nền kinh tế đóng, sự gia tăng trong
chi tiêu của Chính phủ làm gia tăng Tổng cầu nên dịch chuyển đường IS sang phải
trong mô hình IS – LM dẫn đến sự gia tăng trong lãi suất, mức lãi suất cao hơn làm
giảm tiêu dùng và đầu tư của khu vực tư. Như vậy, chi tiêu của Chính phủ thơng
qua Chính sách tài khóa mở rộng tác động nghịch lên tiêu dùng và đầu tư tư nhân
thông qua kênh lãi suất trên thị trường.
Các nghiên cứu điển hình về Chính sách tài khóa tác động đến tăng trưởng
kinh tế được thực hiện ở nhiều quốc gia và khu vực. Theo Barro (1989) khi Chính
phủ gia tăng chi tiêu sẽ làm giảm thu nhập khả dụng của khu vực tư nên làm giảm
chi tiêu và đầu tư của khu vực này. Thậm chí nếu Chính phủ gia tăng chi tiêu bằng
cách lạm dụng việc thu thuế của khu vực tư sẽ có ảnh hưởng tiêu cực lên tăng
trưởng của toàn bộ nền kinh tế (Kormendi và Meguire, 1985; Grier và Tullock,
1989). Tuy nhiên hầu hết các nghiên cứu khác khẳng định rằng tác động của chính
sách tài khóa lên tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào thành phần trong tổng chi tiêu
và nguồn tài trợ của chính sách tài khóa (Easterly và Rebelo, 1993; Devarajan và
Swaroop và Zou, 1996; Muhammad Irfan Javaid Attaria và Attiya Y. Javed, 2013;
Franỗois Facchini v Elena Seghezza, 2017).
Trong nhng trng hp cụ thể chính sách tài khóa lại giúp kích thích đầu tư
và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế khi Chính phủ tăng cường chi tiêu vào giao thông
và cơ sở hạ tầng bởi cơ sở hạ tầng được xem như nền tảng để các thành phần khác
trong nền kinh tế có điều kiện đầu tư và kinh doanh (Aschauer, 1989; Bairam và
Ward, 1993; Easterly và Rebelo, 1993). Tại các quốc gia phát triển thường có cơ sở
hạ tầng hồn thiện cho nên chi tiêu của Chính phủ vào khu vực này khơng có tác


2
động mạnh như ở các nước đang phát triển hay các nước có nền kinh tế mới nổi đầu
tư vào cơ sở hạ tầng để thúc đẩy khu vực tư phát triển.
Những nghiên cứu thực nghiệm được thực hiện trên thế giới đều trên những
nền kinh tế phát triển và đang phát triển, vấn đề so sánh tác động của chính sách tài

khố đến tăng trưởng kinh tế đã được thảo luận nhưng có rất ít nghiên cứu ứng dụng
phương pháp định lượng, sử dụng dữ liệu bảng về vấn đề này trong trường hợp các
nước khu vực Đông Nam Á. Kinh tế các nước Đông Nam Á đã trải qua thử thách
khốc liệt bởi khủng hoảng kinh tế tài chính Châu Á 1997 và khủng hoảng kinh tế
tồn cầu giai đoạn năm 2007 – 2009 và giai đoạn đình đốn sau khủng hoảng 2010
đến nay trong đó Chi tiêu Chính phủ, thuế, thâm hụt ngân sách, nợ cơng... thường
có những tác động mạnh mẽ đến tăng trưởng kinh tế tại các Quốc gia khu vực này.
Trên cơ sở những lý do đó, em lựa chọn đề tài “Tác động của chính sách
tài khóa đến tăng trưởng kinh tế tại các Quốc gia Đông Nam Á” làm đề tài luận
văn.
Luận văn cung cấp những bằng chứng thực nghiệm về vấn đề này tại các Quốc
gia khu vực Đông Nam Á nhằm cung cấp thêm những khuyến nghị để Chính phủ có
thể điều tiết chính sách tài khóa một cách hiệu quả hơn.
1.2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu
Bài nghiên cứu sử dụng hồi quy dữ liệu bảng nhằm đánh giá tác động của
chính sách tài khóa đến tăng trưởng kinh tế tại các Quốc gia khu vực Đông Nam Á
giai đoạn 2000 -2016 nhằm đưa ra những nhận xét, những khuyến nghị cho các nhà
hoạch định chính sách trong việc điều hành chính sách vĩ mơ trong tương lai cho
phù hợp với tình hình kinh tế của khu vực
1.2.2 Câu hỏi nghiên cứu
Bài nghiên cứu nhằm trả lời hai câu hỏi:
(1) CSTK đã có tác động đến TTKT tại các Quốc gia khu vực Đông Nam Á
trong giai đoạn 2000 - 2016 như thế nào?


3
(2) Để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chính phủ các nước nên tăng (giảm) thu
thuế hay tăng (giảm) Nợ của Chính phủ hay cả hai để từ đó hàm ý chính sách quản
lý đặt ra cho chính phủ như thế nào?

1.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu: Tác động của chính sách tài khóa đến tăng
trưởng kinh tế
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu: Bao gồm 09 quốc gia khu vực Đông Nam Á (trừ
Singapore vì đây là Quốc gia có nền kinh tế phát triển)
Không gian: Luận văn nghiên cứu thực trạng chính sách tài khóa và tăng
trưởng kinh tế tại 09 Quốc gia khu vực Đông Nam Á.
Thời gian: Sử dụng số liệu được công bố hàng năm trong khoảng thời gian từ
năm 2000 đến năm 2016 của Asian Development Bank và WorldBank cũng như các
nguồn dữ liệu uy tín khác được công nhận khác.
1.3.3 Phương pháp nghiên cứu: Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp
nghiên cứu là phân tích, so sánh, thống kê, và phương pháp nghiên cứu định lượng.
Phương pháp thống kê chủ yếu được sử dụng ở phần tổng quan lịch sử nhằm mục
đích hệ thống hóa những nghiên cứu trước để một mặt vừa kế thừa, mặc khác đóng
góp thêm những điểm mới cho đề tài nghiên cứu của chính tác giả. Về mặt phương
pháp định lượng, đề tài xây dựng mơ hình trên nền tảng lý thuyết và các nghiên cứu
được công bố, ứng dụng mơ hình Pooled OLS, Random Effects, Fixed Effects,
GMM, Pool mean Group để lựa chọn mơ hình phù hợp nhất hỗ trợ cho việc nhận
xét, đánh giá các tác động và đưa ra các khuyến nghị chính sách hiệu quả hơn. Cùng
với phương pháp nghiên cứu định lượng và phương pháp nghiên cứu thống kê, việc
sử dụng thêm hai phương pháp nghiên cứu phân tích và so sánh giúp cho đề tài
nghiên cứu được chặt chẽ hơn.
1.4 Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu
Thứ nhất, luận văn đã tổng hợp hệ thống hóa được những vấn đề lí luận cơ
bản về chính sách tài khóa (CSTK) và tăng trưởng kinh tế nhằm làm sáng tỏ tác
động của chính sách tài khóa đến tăng trưởng kinh tế.


4
Thứ hai, bài nghiên cứu đã đóng góp thêm bằng chứng thực nghiệm, sử dụng

định lượng để phân tích, đánh giá thực trạng CSTK gắn với tình hình tăng trưởng
kinh tế tại các Quốc gia Đông Nam Á giai đoạn 2000 – 2016, nơi mà hiệu quả của
chính sách đang có nhiều tranh luận
Thứ ba, trên cơ sở các nội dung lí thuyết, tình hình thực tiễn của CSTK trong
thời gian vừa qua tại các Quốc gia khu vực Đông Nam Á, tác giả đưa ra một số gợi
ý chính sách nhằm nâng cao hiệu quả khi sử dụng chính sách tài khóa cho mục tiêu
tăng trưởng kinh tế ở các nước Đông Nam Á trong thời gian tới.
1.5 Bố cục của đề tài
CHƯƠNG 1: Giới thiệu
CHƯƠNG 2: Cơ sở lý thuyết của chính sách tài khố và tăng trưởng kinh tế
CHƯƠNG 3: Dữ liệu, mơ hình và phương pháp nghiên cứu
CHƯƠNG 4: Kết quả nghiên cứu
CHƯƠNG 5: Kết luận và khuyến nghị


5
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA CHÍNH SÁCH TÀI KHỐ VÀ
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
2.1 Chính sách Tài khóa
2.1.1 Khái niệm
Chính sách tài khóa được đề cập đến nhiều trong nghiên cứu khoa học, giáo
trình, văn bản quản lý của Nhà nước…các khái niệm từ các nguồn trên hầu như
thống nhất về nội dung cơ bản, các yếu tố cấu thành chính sách tài khóa.
Trong cuốn giáo trình kinh tế phát triển của PGS.TS Ngơ Thắng Lợi (2012,
601) có nêu: “Chính sách Tài khóa là những định hướng cơ bản của Nhà nước về
huy động nguồn tài chính và chi tiêu của ngân sách trong khoảng thời gian nhất
định( thường là 1 năm).” Chính sách tài khóa bao gồm hai nội dung cơ bản là chính
sách thuế và chính sách chi tiêu chính phủ.
Theo Clarence L. BarBer, Chính sách tài khóa có thể được định nghĩa là việc
sử dụng thuế, vay và chi tiêu của chính phủ để tác động đến mức độ của hoạt động

kinh tế. Thuế suất có thể được tăng lên và chi tiêu giảm với mục đích làm chậm tốc
độ hoạt động kinh tế, hoặc thuế suất có thể được giảm và chi tiêu tăng để kích thích
nền kinh tế. Hoặc một lần nữa, các thỏa thuận thuế đặc biệt có thể được nghĩ ra
được thiết kế để kích thích đầu tư tư nhân hoặc các chi tiêu khác. Vì chính sách tài
khóa chỉ là một nhánh của chính sách kinh tế của chính phủ, nếu nó có hiệu quả,
việc sử dụng nó phải được phối hợp khéo léo với các vũ khí chính sách khác như
chính sách tiền tệ, chính sách quản lý nợ và chính sách thương mại.
Theo Culbarston, về chính sách tài khóa, chính sách tài khóa đề cập đến các
hành động của chính phủ ảnh hưởng đến các khoản thu và chi tiêu của nó, thơng
thường được đo bằng các khoản thu của chính phủ, thặng dư hoặc thâm hụt của
chính phủ và thuế.

Theo David N. Weil, Chính sách tài khóa là việc sử dụng chi tiêu của
chính phủ và thuế để tác động đến nền kinh tế. Khi chính phủ quyết định về
hàng hóa và dịch vụ mà họ mua, khoản thanh toán chuyển khoản mà họ phân
phối hoặc thuế mà họ thu được, đó là tham gia vào chính sách tài khóa. Tác


6

động kinh tế chính của bất kỳ thay đổi nào trong ngân sách chính phủ được
cảm nhận bởi các nhóm cụ thể thay đổi thuế cho các gia đình có trẻ em, chẳng
hạn, làm tăng thu nhập khả dụng của họ
Khái niệm chính sách tài khóa trong một năm tài chính là tương đồng với định
nghĩa về ngân sách nhà nước theo quy định của Luật NSNN năm 2015 quy
định: NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện
trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết
định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. Điều này cho ta
cụ thể hóa chính sách tài khóa với các chỉ tiêu thu, chi, bội chi ngân sách trong một
năm, được Quốc hội quyết định, phê duyệt tổng thể dự toán NSNN hàng năm;

trường hợp trong năm có phát sinh các khoản thu, chi ngân sách không làm biến
động lớn đến tổng thu, tổng chi NSNN thì Ủy ban thường vụ Quốc hội có thẩm
quyền xem xét quyết định.
2.1.2 Mục tiêu
Mục tiêu chung của chính sách tài khóa là thơng qua các kế hoạch, tổ chức,
điều hòa và giảm sát đối với hoạt động thu, chi ngân sách, thúc đẩy kinh tế phát
triển bền vững, nhanh, lành mạnh và phát triển toàn bộ xã hội. Vì vậy, chính sách
tài khóa cần hướng tới các mục tiêu lớn như sau:
* Bảo đảm cung cấp các hang hóa cơng cộng, phúc lợi xã hội.
* Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở mức độ thích hợp.
* Duy trì ổn định xã hội – từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống.
2.1.3 Công cụ
Hai công cụ chủ yếu được Chính phủ sử dụng để điều hành chính sách tài
khóa là thuế và chi tiêu chính phủ. Chúng ta thấy rằng, thuế chính là nguồn thu chủ
yếu của chính phủ bên cạnh các nguồn thu khác. Nếu chênh lệch giữa nguồn thu và
nguồn chi dương sẽ làm cán cân ngân sách thặng dư và ngược lại nếu chênh lệch
giữa nguồn thu và chi tiêu chính phủ âm sẽ làm cán cân ngân sách thâm hụt, còn các
khoản thu bằng các khoản chi sẽ làm cán cân ngân sách cân bằng.


7
Khi nền kinh tế suy thối , để kích thích tổng cầu tăng lên,làm tăng sản lượng
quốc gia, chính phủ cần tăng thâm hụt ngân sách bằng cách tăng chi tiêu G, hoặc
giảm thuế ròng T, hoặc vừa tăng chi tiêu G vừa giảm thuế ròng T. Người ta gọi đây
là chính sách tài khố mở rộng.
Ngược lại, khi nền kinh tế có lạm phát cao để giảm tổng cầu, điều tiết sản
lượng quốc gia về mức sản lượng tiềm năng, chính phủ cần giảm thâm hụt ngân
sách bằng cách giảm chi tiêu G, hoặc tăng thuế ròng T, hoặc vừa giảm chi tiêu G
vừa tăng thuế ròng, đây là chính sách tài khố thu hẹp.
2.1.4 Chính sách tài khóa trong thực tế

Trong thực tế, tác động của chính sách tài khố có nhiều hạn chế do các
ngun nhân sau:
Khó định lượng chính xác các đại lượng của chính sách tài khố (m, m', Y,
T, I, G...) trong đó : m là số nhân chi tiêu, m' là số nhân thuế , Y là sự thay
đổi về sản lượng hay thu nhập , T là sự thay đổi về thuế, I là sự thay đổi trong
đầu tư, G là sự thay đổi về chi tiêu chính phủ do có sự khác nhau về quan điểm,
cách đánh giá và nhìn nhận khác nhau trước các sự kiện kinh tế, sự không chắc chắn
cố hữu trong các quan hệ kinh tế.
Chính sách tài khố có độ trễ khá lớn: bao gồm độ trễ bên trong và bên ngoài.
Độ trễ bên trong bao gồm: thời gian thu thập thông tin, xử lý thông tin và ra quyết
định.
Độ trễ bên ngoài bao gồm: quá trình phổ biến, thực hiện và phát huy tác dụng.
Cả 2 độ trễ khá dài, phụ thuộc vào các yếu tố chính trị và cơ cấu tổ chức bộ
máy. Bởi vậy, những quyết định đưa ra khơng đúng lúc có thể làm rối loạn thêm
nền kinh tế thay vì ổn định nó.
Chính sách tài khố thường được thực hiện thơng qua các dự án công cộng
xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển việc làm và trợ cấp xã hội. Thực tế cho thấy,
ngồi một số dự án cơng cộng thực hiện thành công, đa số các dự án tỏ ra kém hiệu
quả kinh tế.


8
2.2 Cơ sở lý thuyết tăng trưởng kinh tế
2.2.1 Khái niệm
Tăng trưởng kinh tế là một chỉ tiêu phản ánh quy mô tăng lên hay giảm đi của
nền kinh tế ở năm này so với năm trước đó hay ở thời kỳ này so với thời kỳ trước
đó. Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của GDP hoặc GDP bình quân đầu người
trong một thời gian nhất định, sự thay đổi về lượng của nền kinh tế. Sự gia tăng này
thể hiện sự thay đổi cả về quy mô và tốc độ, quy mô thể hiện sự tăng nhiều hay ít
cịn tốc độ thể hiện sự tăng nhanh hay chậm.

Để đo lường tăng trưởng kinh tế người ta thường sử dụng chỉ tiêu về tốc độ
tăng trưởng kinh tế, thường được tính bằng mức tăng tổng sản phẩm quốc nội
(GDP) theo thời gian hoặc mức tăng GDP bình quân đầu người theo thời gian.
2.2.2 Một số lý thuyết về tăng trưởng kinh tế
Lý thuyết tăng trưởng kinh tế cổ điển của Adam Smith
Adam Smith cho rằng tăng trưởng kinh tế là tăng đầu ra tính theo bình qn
đầu người hoặc tăng sản phẩm lao động tức là tăng thu nhập rịng xã hội. Ơng chỉ ra
năm nhân tố tăng trưởng kinh tế gồm: lao động, vố, đất đai, tiến bộ kĩ thuật và môi
trường chế độ kinh tế – xã hội. Xuất phát từ lý luận giá trị lao động Adam Smith coi
lao động là nhân tố tăng trưởng cực kì quan trọng.
Lý thuyết tăng trưởng của Ricardo
David Ricardo kế thừa tư tưởng của Adam Smith và chịu ảnh hưởng của tư
tưởng dân số học của T.R Malthus (1776-1834), cho rằng nông nghiệp là
ngành kinh tế quan trọng nhất đối với tăng trưởng kinh tế. Xuất phát từ góc độ phân
phối thu nhập để nghiên cứu tăng trưởng kinh tế, D. Ricardo nhấn mạnh yếu tố cơ
bản của tăng trưởng là đất đai, lao động và vốn trong từng ngành và phù hợp với
một trình độ kỹ thuật nhất định, các yếu tố này kết hợpvới nhau theo một tỷ lệ cố
định, khơng thay đổi. Ơng đặc biệt nhấn mạnh tích lũy vốn là nhân tố chủ yếu quyết
định tăng trưởng kinh tế cịn các chính sách của chính phủ khơng có tác động quan
trọng tới hoạt động của nền kinh tế.


9
Lý thuyết tăng trưởng kinh tế của K. Marx:
Theo Marx những yếu tố tác động tới tăng trưởng là đất đai, lao động, vốn,
tiến bộ kỹ thuật. Trong đó ơng đặc biệt quan tâm tới yếu tố lao động và vai trị của
nó trong việc sáng tạo ra giá trị thặng dư. Theo Marx, sức lao động đối với nhà tư
bản là một hàng hóa đặc biệt, nó cũng như các hàng hóa khác, được các nhà tư bản
mua trên thị trường và tiêu thụ trong quá trình sản xuất. Nhưng trong quá trình tiêu
thụ, giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động khơng giống với giá trị sử dụng hàng

hóa khác. Nó có thể tạo ra giá trị lớn hơn giá trị bản thân nó, giá trị đó bằng giá trị
sức lao động cộng với giá trị thặng dư.
Về yếu tố kỹ thuật: mục đích của nhà tư bản là tăng giá trị thặng dư, nên họ
tìm mọi cách tăng thời gian làm việc của công nhân, giảm tiền công của công nhân,
hoặc nâng cao năng suất lao động bằng cải tiến kỹthuật. Marx cho rằng, tiến bộ kỹ
thuật làm tăng số máy móc và dụng cụ lao động giành cho người thợ, nghĩa là cấu tạo
hữu cơ của tư bản có xu hướng ngày càng tăng. Do đó các nhà tư bản cần nhiều tiền vốn
hơn đề khai thác sự tiến bộ kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động của công nhân
Lý thuyết tăng trưởng kinh tế của phái tân cổ điển
Các nhà kinh tế học cổ điển mới đã giải thích nguồn gốc của sự tăng trưởng
thông qua hàm sản xuất. Hàm số này nêu lên mối quan hệ giữa sự tăng lên của đầu
ra với sự tăng lên của các yếu tố đầu vào: vốn, lao động, tài nguyên và khoa học
công nghệ. Quan điểm này cũng cho rằng để tăng trưởng thì các nhà sản xuất có thể
lựa chọn cơng nghệ sử dụng nhiều vốn hoặc công nghệ sử dụng nhiều lao động.
Ngồi vai trị tích cực của vốn đối với tăng trưởng, mơ hình Solow đã đưa thêm
nhân tố lao động và tiến bộ cơng nghệ vào phương trình tăng trưởng. Mơ hình này
cho biết tiết kiệm, tăng dân số và tiến bộ cơng nghệ có ảnh hưởng như thế nào tới
mức sản lượng và tốc độ tăng trưởng của một nền kinh tế theo thời gian.
Lý thuyết tăng trưởng kinh tế của Solow
Solow lập ra mơ hình tăng trưởng kinh tế mới trong điều kiện tiến bộ kỹ thuật.
Ông đã chỉ ra rằng: nếu nền kinh tế nằm ở trạng thái ổn định thì nó sẽ đứng ngun
tại đó, và nếu nền kinh tế chưa nằm tại trạng thái ổn định thì nó sẽ có xu hướng tiến
về đó. Do vậy, trạng thái ổn định chính là cân bằng dài hạn của nền kinh tế.


10
Vậy mơ hình Solow cho thấy, nếu tỷ lệ tiết kiệm cao thì nền kinh tế sẽ có mức
sản lượng lớn hơn. Tuy nhiên việc tăng tỷ lệ tiết kiệm chỉ đưa đến tăng trưởng
nhanh hơn trong một thời gian ngắn, trước khi nền kinh tế đạt tới trạng thái ổn định.
nếu một nền kinh tế duy trì một tỷ lệ tiết kiệm cao nhất định nó sẽ duy trì được mức

sản lượng cao nhưng khơng duy trì được tốc độ tăng trưởng cao.
Như vậy, các lý thuyết về tăng trưởng kinh tế đã chỉ rõ các yếu tố của tăng
trưởng kinh tế. Động lực phát triển kinh tế được kết hợp từ bốn yếu tố của tăng
trưởng là nguồn nhân lực, nguồn tài nguyên, tư bản và công nghệ. Bốn nhân tố này
khác nhau ở mỗi quốc gia và cách phối hợp giữa chúng cũng khác nhau tạo nên kết
quả tương ứng là khác nhau ở mỗi nước. Tuy nhiên có thể nói, trong bốn yếu tố cơ
bản của tăng trưởng kinh tế thì nhóm các yếu tố liên quan đến con người (nguồn
nhân lực) có vai trị quyết định. Những yếu tố thể hiện nguồn lực này là khả năng
cung lao động với quy mô và chất lượng lao động, cách thức phân công lao động
trong hoạt động kinh tế – hay là cơ cấu cầu lao động là những yếu tố tác động đến
phát triển kinh tế. Chất lượng đầu vào của lao động thể hiện qua kỹ năng, kiến thức
và kỷ luật của đội ngũ lao động là yếu tố quan trọng nhất cho tăng trưởng kinh tế.
Hầu hết các yếu tố khác như tư bản, ngun vật liệu, cơng nghệ đều có thể mua
hoặc vay mượn, nhưng nguồn nhân lực khó có thể làm tương tự. Các yếu tố như
máy móc thiết bị, nguyên vật liệu hay cơng nghệ sản xuất chỉ có thể phát huy được
tối đa hiệu quả bởi đội ngũ lao động có trình độ, có sức khỏe và kỷ luật lao động tốt.
Nhiều nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới đã cho thấy ngay cả những nước bị tàn
phá nặng nề trong chiến tranh (như Đức sau thế chiến thứ II) và nghèo nàn về tài
nguyên (như Nhật Bản) vẫn có thể phục hồi và phát triển kinh tế một cách ngoạn
mục nhờ có được nguồn nhân lực dồi dào và chất lượng.
2.3 Tác động của chính sách tài khóa đến tăng trưởng kinh tế
2.3.1 Chính sách tài khóa mở rộng (nới lỏng)
Là chính sách tài khố có tác dụng làm tăng tổng cầu và vì vậy làm tăng sản
lượng. Sử dụng chính sách này khi nền kinh tế suy thối, sản lượng thực tế thấp hơn
sản lượng tiềm năng (Yt < Y*)


11

Biểu đồ 2.1: Minh họa CSTK mở rộng

2.3.2 Chính sách tài khóa thu hẹp (thắt chặt)
Là chính sách tài khố có tác dụng làm giảm tổng cầu và vì vậy làm giảm sản
lượng. Sử dụng chính sách này khi nền kinh tế trong trạng thái quá nóng, sản lượng
thực tế vượt quá mức sản lượng tiềm năng (Yt > Y*).

Biểu đồ 2.2: Minh họa CSTK thu hẹp
Tuỳ theo tình hình cụ thể của đất nước trong mỗi thời kỳ mà chính phủ có thể
sử dụng một trong hai loại chính sách tài khoá (2 nguyên lý) như đã nêu trên. Hai
ngun lý này gọi là chính sách tài khố chủ động.
2.3.3 Chính sách tài khóa cân bằng (trung lập hay dung hịa)
Là chính sách cân bằng ngân sách khi đó G = T. Chi tiêu của chính phủ hồn
tồn được cung cấp do nguồn thu từ thuế và nhìn chung kết quả có ảnh hưởng trung


12
tính lên mức độ các hoạt động kinh tế. Điều này khơng có nghĩa sự bằng nhau tuyệt
đối về thu – chi ngân sách, mà là sự cân đối tương đối. Thu lớn hơn chi, hoặc thu ít
hơn chi, bội chi trong khoảng nhất định đều có thể xem cơ bản là cân đối.
Một thực tế là trong nhiều thập kỷ trở lại đây, ở hầu hết các nước trên thế giới,
đặc biệt là các nước đang phát triển, tổng chi ngân sách nhà nước thường là lớn hơn
tổng thu ngân sách nhà nước, từ đó dẫn đến bội chi ngân sách nhà nước. Ngoại trừ
một số rất ít quốc gia vẫn duy trì được bội thu hay cân bằng ngân sách nhà nước, ở
hầu hết các nước đều trong xu thế bội chi NSNN ngày càng tăng và kéo dài. Một
cường quốc kinh tế số một và có chính sách kinh tế vĩ mô tiên tiến hàng đầu thế giới
như Mỹ cũng khơng thốt khỏi tình trạng này, với mức bội chi ngân sách nhà nước
hàng năm khoảng 3% GNP. Ở Việt Nam, Luật Ngân sách nhà nước mặc dù hướng
tới cân bằng thu – chi ngân sách nhà nước, nhưng cũng vẫn cho phép bội chi.
2.4 Các nghiên cứu liên quan
Ảnh hưởng của chính sách tài khóa đối với tăng trưởng kinh tế là một chủ đề
gây tranh cãi và lâu dài trong lý thuyết kinh tế, nghiên cứu thực nghiệm và hoạch

định chính sách kinh tế. Lý thuyết truyền thống gợi ý rằng, khi các yếu tố khác
khơng đổi, việc giảm tiết kiệm của chính phủ khiến lãi suất tăng, đầu tư giảm, và
tăng trưởng kinh tế chậm lại. Có một số bằng chứng thực nghiệm từ dữ liệu chuỗi
thời gian và dữ liệu bảng đã phân tích tác động của thâm hụt tài khóa đối với tăng
trưởng kinh tế. Những ảnh hưởng có hại của chính sách tài khóa mất cân đối với
tăng trưởng kinh tế đã được chứng minh bằng thực nghiệm trong một số nghiên
cứu, như Rubin và cộng sự (2004), Gale và Orszag (2002), Fischer (1993), Easterly
và Rebelo (1993), Easterly et al (1994), Bleaney và cộng sự (2001) và Borcherding
và cộng sự (2004), Roy và Berg (2009) đã tìm thấy kết quả khơng rõ ràng. Không
chỉ dừng lại ở việc xem xét tác động của CSTK nói chung đến tăng trưởng kinh tế,
các nghiên cứu cịn hướng đến việc tìm kiếm kết quả thực nghiệm về hiệu quả của
các công cụ. Cụ thể là cơng cụ nào có tác động lớn hơn đến tăng trưởng kinh tế
(GDP): cắt giảm hay gia tăng nguồn thu Chính phủ (Thuế) hay gia tăng Nợ Chính
phủ để bù đắp cho sự mất cân bằng đó?


13
Cùng với sự phát triển của các mơ hình lý thuyết trong lĩnh vực này, các
nghiên cứu thực nghiệm được thực hiện bởi nhiều nhà kinh tế như Aschauer (1989),
Barro (1990, 1991) và Easterly and Rebelo (1993). Nói chung, hầu hết các bài viết
cho thấy sự gia tăng đầu tư cơng có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế.
Ngược lại, sự gia tăng trong chi tiêu chính phủ có thể làm giảm tăng trưởng kinh tế.
Fischer (1993) đã kết luận rằng điều hành Chính sách tài khóa mất cân bằng
hay để diễn ra tình trạng thâm hụt tài khóa và tăng trưởng có tương quan nghịch.
Gale và Orszag (2002) kết luận rằng, thâm hụt tài khóa có khả năng làm chậm tăng
trưởng kinh tế bởi vì “dịng vốn đổ vào đại diện cho sự suy giảm trong đầu tư nước
ngồi rịng của quốc gia và do đó giảm vốn của quốc gia và giảm thu nhập quốc gia
trong tương lai”.
Nghiên cứu của Gavin M. và Perotti R. (1997) dùng bộ dữ liệu về tài chính
cơng của 13 Quốc gia trong khoảng thời gian từ năm 1968 – 1995, họ chia tập dữ

liệu làm hai phần, phần thứ nhất trình bày mức trung bình của các tập hợp tài khóa
của các chính phủ nói chung ở Mỹ Latinh và các nước cơng nghiệp hóa, trong suốt
giai đoạn 1970-1995 và trên từng thập kỷ riêng biệt 1970 – 1995, 1970 – 1979,
1980 – 1989, 1995 – 1995; Với các biến tổng thâm hụt/GDP, tổng chi tiêu/
GDP…Cho thấy thâm hụt tài khóa trung bình ở châu Mỹ Latinh đã lớn hơn đáng kể
so với các nước cơng nghiệp hóa nếu được tính như một phần của doanh thu thuế,
có thể là một chỉ báo tốt về khả năng của một quốc gia để tài trợ cho nợ của mình.
Phần thứ hai trình bày biến động các kết quả của chính sách tài khóa với các biến là
tổng thâm hụt, thâm hụt chính, tổng lợi nhuận, tổng chi tiêu, chi tiêu chính phủ, chi
chuyển nhượng. chi trả lãi vay, chi tiêu vốn…. Nghiên cứu đã chỉ ra độ lệch chuẩn
trung bình của tốc độ tăng trưởng của từng hạng mục ngân sách, bởi giảm phát GDP
cho tổng thặng dư và thặng dư sơ cấp với thặng dư sơ cấp là khoản thặng dư khơng
tính khoản thanh tốn lãi suất của khoản nợ chưa trả). Kết quả tài khóa đã biến động
nhiều hơn ở Mỹ Latinh so với thế giới cơng nghiệp hóa. Mỗi thành phần chi tiêu đã
biến động đáng kể hơn ở châu Mỹ Latin, với sự khác biệt lớn nhất trong chuyển
nhượng và tiêu dùng của chính phủ. Mục đích chính của hai tác giả trong bài viết


14
này là để đưa ra một cái nhìn hồn chỉnh về chính sách tài khóa ở Mỹ Latinh và đưa
ra một số giải thích cho những sự kiện trong thời gian nghiên cứu. Các tác giả nhận
thấy rằng trong một số khía cạnh, kết quả tài khóa khác nhau về mặt chất lượng so
với những gì được quan sát thấy ở các nước cơng nghiệp. Sự tuần hồn này có thể
liên quan đến các hiệu ứng khác nhau dẫn đến méo mó về chính trị là trọng tâm của
một số bài báo lý thuyết gần đây và kinh nghiệm Mỹ Latinh có thể giúp phân biệt
giữa các mơ hình khác nhau.
Hemming (2002) và ctg, đã tổng quan lý thuyết và thực nghiệm về hiệu quả
của chính sách tài khóa. Nghiên cứu đã mô tả các ảnh hưởng khác nhau về của chi
tiêu Chính phủ, tăng và cắt giảm thuế. Mục đích là để xác định các trường hợp mà
tài khóa mở rộng sẽ có xu hướng tương đối hiệu quả hoặc tương đối khơng hiệu quả

trong việc kích thích hoạt động kinh tế. Các tác giả đã trình bày ảnh hưởng của
CSTK lên tổng cầu, cách tiếp cận Keynes và hiệu ứng lấn át, ảnh hưởng phi Keynes
của CSTK, cũng như sự ảnh hưởng của CSTK bên phía cung…và quan trọng là các
tác động của chính sách tài khóa cũng có thể phụ thuộc vào yếu tố thể chế.
Với tần suất q thì có nghiên cứu của Blanchard và Perotti (2002), xem xét
những cú sốc trong chi tiêu chính phủ trên dữ liệu của Mỹ từ quý I/1960 đến quý
IV/1997, bằng cách sử dụng mơ hình S - VAR và nghiên cứu sự kiện, kết quả cho
thấy cú sốc tăng chi tiêu chính phủ có ảnh hưởng tích cực đến sản lượng. Nghiên
cứu cũng nhận thấy rằng việc tăng thêm thuế và chi tiêu chính phủ có tác động
mạnh mẽ lên đầu tư tư nhân, qua đó thúc đẩy tăng trưởng.
Một cách tiếp cận VAR khác được Perotti (2005) sử dụng để nghiên cứu ảnh
hưởng của chính sách tài khóa đối với GDP và biến kinh tế vĩ mô ở năm nước
OECD. Ông kết luận rằng các tác động của chính sách tài khóa có xu hướng nhỏ, và
ảnh hưởng của các cú sốc chi tiêu của chính phủ và cắt giảm thuế đối với GDP đã
trở nên yếu hơn.
Sau đó thì Talvi và Vegh (2005) trên cơ sở mẫu của 56 quốc gia, bài nghiên
cứu cho thấy chính sách tài khóa của các quốc gia G7 dường như thường khơng
thuận chu kỳ, trong khi chính sách tài khóa ở các nước đang phát triển là thuận chu


15
kỳ. Để thực hiện chính sách tài khóa nghịch chu kỳ, khi sử dụng thuế các quốc gia
sẽ đối mặt với thặng dư ngân sách lớn trong những thời điểm tốt và thâm hụt ngân
sách trong những thời điểm xấu. Tuy nhiên, khả năng thặng dư ngân sách lớn trong
những thời điểm tốt sẽ bị cản trở bởi áp lực chính trị, thường gia tăng khi ngân sách
thặng dư, do đó các nguồn lực tài chính có thể bị lãng phí cho các mục tiêu của cơ
quan chính phủ hơn là việc trả nợ hoặc tài trợ thâm hụt. Các nước đang phát triển
thường phải đối mặt sự biến động lớn về cơ sở tính thuế của họ so với các nước
phát triển, việc thực hiện chính sách tài khóa thuận chu kỳ dường như là một cách
gián tiếp để chống lại các áp lực chi tiêu.

Karim (2006) xem xét mối quan hệ lâu dài giữa tổng chi tiêu của chính phủ,
tổng thu thuế và tăng trưởng kinh tế ở các nước Asean-5 là Malaysia, Indonesia,
Thái Lan, Singapore và Philippines. Nghiên cứu này sử dụng phân tích đồng liên
kết và phân tích phương sai. Dựa trên bằng chứng thực nghiệm, họ kết luận rằng có
tồn tại mối quan hệ lâu dài giữa chi tiêu chính phủ, tổng thu thuế và tăng trưởng
kinh tế cho tất cả các nước ASEAN-5. Kết quả phân tích phương sai cũng cho thấy
rằng chi tiêu Chính phủ khơng đóng vai trị kích thích tăng trưởng kinh tế ở
Malaysia, Thái Lan, Singapore và Philippines, ngoại trừ Indonesia.
Theo Willi Semmler và ctg (2007), sử dụng hàm Cobb Douglas với các biến
Nợ công, Tiêu dùng, Nguồn nhân lực, Vốn cơng và vốn tư nhân… Mơ hình được
trình bày dựa trên cơng trình của Greiner và các cộng sự (2005) nhưng đưa vào
thêm một số các biến được đưa ra bởi Corsetti và Roubini (1996). Bài báo này phát
triển một mơ hình tăng trưởng với khu vực tư nhân và khu vực tư, sau đó được mơ
tả bởi một Chính phủ có thể chọn để tăng nguồn lực thơng qua thuế, vay, hoặc viện
trợ nước ngồi. Trong mơ hình trên, các tác giả giả định rằng thuế suất được chọn
tối ưu và có ràng buộc ngân sách với thời gian được xác định rõ ràng. Các tác giả
cho phép nợ nước ngồi và các quy tắc chính sách tài khóa đảm bảo tính bền vững
của nợ. Bên cạnh sự tích lũy vốn vật chất của khu vực tư nhân, mơ hình bao gồm
đầu tư cơng vào cơ sở hạ tầng, y tế và giáo dục


16
Caldara và Kamps (2008) đã sử dụng mơ hình VAR để đánh giá tác động của
các cú sốc chính sách tài khóa đến các biến kinh tế vĩ mơ quan trọng đối với chi tiêu
chính phủ và các cú sốc thuế. Họ cung cấp bằng chứng mới cho Hoa Kỳ trong giai
đoạn 1955-2006. Hai tác giả chỉ ra rằng, kiểm soát sự khác biệt trong đặc điểm kỹ
thuật giảm sút trong mơ hình, tất cả các phương pháp ước lượng được sử dụng cho
kết quả về định lượng liên quan đến các cú sốc trong chi tiêu của chính phủ. Để đối
phó với những cú sốc thực tế như vậy GDP, tiêu dùng tư nhân thực và tiền lương
thực tăng đáng kể, trong khi việc làm không phản ứng. Ngược lại, họ nhận thấy các

kết quả phân tích về ảnh hưởng của cú sốc thuế, với các hiệu ứng từ chính sách tài
khóa khơng tùy ý đến tùy ý mạnh. Sự khác biệt trong kết quả có thể ở một mức độ
lớn về kích thước của tính ổn định tự động. Những khác biệt này cũng chuyển thành
không chắc chắn về tác động của các thử nghiệm chính sách thường được xem xét
trong các mơ hình lý thuyết.
Một số nghiên cứu khác lại xoay quanh vấn đề chính sách tài khóa đồng chu
kỳ hay nghịch chu kỳ. Ilzetzki và Vegh (2008) sử dụng dữ liệu quý của 49 quốc gia
trong giai đoạn 1960 - 2006, kết quả cho thấy chính sách tài khóa, đặc biệt là chi
tiêu Chính phủ có tính đồng chu kỳ ở các nước đang phát triển. Các ước lượng
GMM và OLS, các kiểm định về mối quan hệ nhân quả Granger và các hàm phản
ứng đẩy đều hỗ trợ mạnh mẽ cho kết quả này. Các bằng chứng kinh tế lượng ở các
nước có thu nhập cao là hỗ hợp và phụ thuộc và phương pháp kinh tế lượng. Mặc
dù ước lượng GMM cho thấy chính sách tài khóa khơng theo chu kỳ ở quốc gia có
thu nhập cao, nhưng ước lượng OLS và VAR dường như cho thấy chính sách tài
khóa thực tế là thuận chu kỳ.
Ghosh và Hendrik (2009) đã tìm thấy kết quả ngược lại bằng cách sử dụng dữ
liệu chuỗi thời gian từ 1973-2004 trên nền kinh tế Mỹ. Kết quả của họ chỉ ra rằng,
khi các yếu tố khác không đổi, sự gia tăng trong thâm hụt tài khóa hay Chính phủ
thực hiện Chính sách tài khóa mất cân bằng, tổng chi nhiều hơn tổng thu sẽ làm
chậm tăng trưởng. Tuy nhiên, thâm hụt tài khoản vãng lai "đôi", mà mô hình của họ


17
cho thấy có xu hướng đi kèm thâm hụt, gia tăng tăng trưởng. Do đó, mối quan hệ
tổng thể giữa thâm hụt ngân sách và tăng trưởng kinh tế là không rõ ràng.
Hsiao, Liu và C. Cheung (2010) nghiên cứu hiệu quả của chính sách tài khóa
trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) của Indonesia, Malaysia,
Philippines, Singapore và Thái Lan. Thơng qua mơ hình vector tự hồi quy có cấu
trúc (S – VAR), chi tiêu của chính phủ được cho là có tác động yếu và khơng đáng
kể đến đầu ra, trong khi các loại thuế được tìm thấy có kết quả trái ngược với các lý

thuyết thông thường. Mặt khác, đối với Singapore và Thái Lan, có bằng chứng cho
thấy chi tiêu của chính phủ đơi khi có thể hữu ích như một cơng cụ cho chính sách
tài khóa nghịch chu kỳ.
Hai năm sau, Afonso A. và Sousa R. (2012), sử dụng phương pháp B – SVAR
với dữ liệu quý ở 4 quốc gia Mỹ, Anh, Đức, Ý. Cơng cụ chính sách tài khóa sử
dụng là chi tiêu chính phủ hoặc tổng thu chính phủ. Các bằng chứng thực nghiệm
cho thấy rằng các cú sốc chi tiêu chính phủ, chỉ một tác động nhỏ nhưng tích cực
vào GDP, thứ hai, chính những cú sốc trong chi tiêu chính phủ có tác động tích cực
đến tiêu dùng cá nhân và đầu tư tư nhân, có ảnh hưởng tích cực đến giá nhà ở dẫn
đến sự sụt giảm nhanh chóng của giá cổ phiếu, tác động đến lãi suất tái cấp vốn các
khoản nợ. Trong đó, cú sốc về tổng thu chính phủ có hiệu ứng ban đầu về GDP, sau
đó trở nên tích cực, một tác động tiêu cực đến giá nhà ở tại Mỹ và Ý và một tác
động tích cực ở Anh và Đức, một hiệu ứng nhỏ và tích cực đến giá cổ phiếu, ảnh
hưởng tiêu cực và kiên trì đến mức giá, tác động tích cực và lâu dài đến tỷ lệ thất
nghiệp.
Buscemi và Yallwe (2012) nghiên cứu tác động của thâm hụt tài khoá đối với
sự ổn định của tăng trưởng kinh tế, trong đó có xem xét thêm ảnh hưởng của tình
trạng thâm hụt ngân sách với tiết kiệm quốc gia theo những gì mà Laurance Ball và
Mankiw (1995) lập luận về những tác động của thâm hụt. Với việc sử dụng phương
pháp ước lượng GMM đối với dữ liệu bảng của ba quốc gia là Trung Quốc, Ấn Độ
và Nam Phi trong thời kỳ 1988 – 2007. Các tác giả kết luận về tác động thuận chiều
của thâm hụt tài khóa và tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh đó các tác giả cũng tìm thấy


×