Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa từ thực tiễn giải quyết tranh chấp tại tòa án nhân dân thành phố buôn ma thuột

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (795.73 KB, 105 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

Trần Việt Tuấn

THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA
TỪ THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
TẠI TỊA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ BN MA THUỘT

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – Năm 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

Trần Việt Tuấn

THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA
TỪ THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
TẠI TỊA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ BN MA THUỘT
Ngành: Luật Kinh tế
Mã số: 60380107

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM TRÍ HÙNG

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – Năm 2019



LỜI CAM ĐOAN
Tác giả cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của chính tác giả. Các số liệu, các
nội dung và trích dẫn trong luận văn là chính xác và trung thực. Những kết luận khoa học
của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
TÁC GIẢ

Trần Việt Tuấn


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT
Từ viết tắt
1
TNHH

Từ đầy đủ
Trách nhiệm hữu hạn

2
3
4

LTM 2005
BLDS 2005
BLDS 2015

Luật Thương mại năm 2005
Bộ luật Dân sự năm 2005
Bộ luật Dân sự năm 2015


5
6

BLTTDS 2015
Agribank

Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

7
8
9

BIDV
Vietcombank
Viettinbank

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam

10

VAT

Thuế giá trị gia tăng


MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài. ................................................................................... 1
2. Tình hình nghiên cứu ........................................................................................ 2
3. Mục đích đề tài .................................................................................................. 4
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu. ................................................. 4
5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 5
6. Kết cấu của luận văn ......................................................................................... 5
CHƯƠNG 1 – THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ CHẤT LƯỢNG
HÀNG HÓA............................................................................................................... 6
1.1. Quy định pháp luật về chất lượng hàng hóa................................................... 6
1.2. Thực tiễn tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa về chất lượng hàng hóa .. 9
1.3. Đề xuất hồn thiện pháp luật ........................................................................ 25
CHƯƠNG 2 – THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ NGHĨA VỤ
THANH TOÁN ...................................................................................................... 28
2.1. Quy định pháp luật về nghĩa vụ thanh toán ................................................. 28
2.2. Thực tiễn giải quyết tranh chấp về nghĩa vụ thanh toán trong hợp đồng
mua bán hàng hóa ................................................................................................ 30
2.3. Đề xuất hồn thiện pháp luật ........................................................................ 42
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................... 48
PHỤ LỤC ............................................................................................................... 50
PHỤ LỤC 1: ....................................................................................................... 50
PHỤ LỤC 2: ....................................................................................................... 60
PHỤ LỤC 3: ....................................................................................................... 72
PHỤ LỤC 4:. ...................................................................................................... 88
PHỤ LỤC 5:. ...................................................................................................... 93



1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam đã và đang hội nhập sâu và rộng vào nền kinh tế thế giới. Quá trình
hội nhập mở ra nhiều cơ hội thương mại, mang lại lợi ích về mặt kinh tế cho các chủ
thể. Hoạt động ký kết các hợp đồng thương mại giữa các chủ thể là sự minh chứng rõ
nét cho hoạt động thương mại ngày càng phát triển. Trong các hoạt động thương mại
thì rõ ràng hoạt động mua bán hàng hóa đóng vai trị quan trọng thúc đẩy kinh tế phát
triển.
Mua bán hàng hóa là hoạt động diễn ra rất thường xuyên và phổ biến trong nền
kinh tế. Hoạt động mua bán hàng hóa đóng vai trò là cầu nối giữa khâu sản xuất và
khâu tiêu dùng. Quá trình các chủ thể tham gia vào hoạt động mua bán hàng hịa thơng
qua hợp đồng mua bán hàng hóa, có thể thơng qua hình thức bằng lời nói hoặc bằng
văn bản. Mỗi chủ thể tham gia vào quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa đều mong
muốn đạt được lợi ích, mở rộng và phát triển kinh doanh. Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra
ở đây là đơi khi sẽ có những tranh chấp phát sinh mà các chủ thể đều khơng mong
muốn. Do đó, nền kinh tế đòi hỏi việc giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động
mua bán hàng hóa một cách cơng bằng, nhanh chóng và thuận tiện cho các chủ thể là
một đòi hỏi cấp thiết.
Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa là một hiện tượng tự nhiên và cũng là
một hiện tượng lịch sử tồn tại cùng với sự hình thành và phát triển của nền kinh tế.
Pháp luật và kinh tế ln có mối quan hệ biện chứng và phụ thuộc lẫn nhau, quá trình
kinh tế phát triển là điều kiện để pháp luật thay đổi theo cho phù hợp với sự phát triển
của nền kinh tế và ngược lại chính pháp luật đóng vai trị tác động ngược trở lại làm
cho kinh tế phát triển. Do đó, với sự chuyển biển biến một cách nhanh chóng như hiện
nay, việc tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa ngày càng đa dạng, phức tạp địi hỏi,
thơng qua thực tiễn để đánh giá những quy định có pháp luật có cịn phù hợp với nó
nữa hay khơng.



2

Như chúng ta đã biết, có 04 phương thức cơ bản giải quyết tranh chấp trong
thương mại trong đó bao gồm cả giải quyết tranh chấp hợp đồng hợp đồng mua bán
hàng hóa bao gồm: Thương lượng, hịa giải, Trọng tài thương mại và Tòa án. Mỗi
phương thức giải quyết tranh chấp có ưu điểm và nhược điểm riêng biệt rõ rệt. Trong
phạm vi đề tài, tác giả chỉ đi sâu vào nghiên cứu thực tiễn giải quyết tranh chấp hợp
đồng mua bán hàng hóa bằng con đường Tịa án mà cụ thể hơn là từ thực tiễn giải
quyết các tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hóa tại Tịa án nhân dân thành phố
Bn Ma Thuột, từ đó mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị để hoàn thiện quy định pháp
luật trong lĩnh vực này.
Dựa vào những cơ sở lý luận trên, tác giả quyết định chọn đề tài nghiên cứu về
hợp đồng mua bán hàng hóa làm đề tài luận văn thạc sĩ với tên gọi “Thực hiện hợp
đồng mua bán hàng hóa từ thực tiễn giải quyết tranh chấp tại Tòa án nhân dân
thành phố Bn Ma Thuột”.
2. Tình hình nghiên cứu
Thực hiện hợp đồng là một giai đoạn quan trọng sau khi giao kết hợp đồng. Đây
là giai đoạn làm cho hợp đồng được tiến hành trên thực tế. Đây là giai đoạn mang tính
chất quyết định nhằm mang lại lợi ích cho các chủ thể tham gia hợp đồng và giúp cho
các chủ thể đạt được mục đích khi giao kết hợp đồng trong thực tiễn. Tuy nhiên, trên
thực tế, khơng ít những tranh chấp phát sinh trong khâu này và hệ quả xấu nhất là hợp
đồng không thể thực hiện được, chữ tín của doanh nghiệp mất đi và kèm theo đó là
những hệ lụy xấu khác mang lại cho các chủ thể. Vấn đề nghiên cứu việc thực hiện
mua bán hàng hóa từ thực tiễn giải quyết tranh chấp tại Tịa án hiện nay vấn chưa có
một đề tài nghiên cứu chun biệt. Có thể điểm qua một số cơng trình nghiên cứu có
liên quan như:
Luận văn “Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa theo thủ tục sơ
thẩm tại Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội” của tác giả Trương Thị Hà (Khoa Luật –
Trường Đại học Quốc gia Hà Nội), Luận văn “Thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa



3

theo pháp luật Việt Nam” của tác giả Ngô Thị Kiều Trang (Khoa Luật - Đại học Quốc
gia Hà Nội), Luận văn “Những vấn đề cơ bản về hợp đồng mua bán hàng hóa trong
thương mại” của tác giả Võ Cao Thắng (Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí
Minh), tiếp cận vấn đề hợp đồng mua bán hàng hóa từ những quy định pháp luật hiện
hành, có sự phân tích bao quát từ các vấn đề khái niệm, đặc điểm, phân loại, đối tượng,
các phương thức thanh toán, trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, nghiên cứu ở một
phạm vi rất rộng, trên cơ sở đó tìm ra những điểm chưa hợp lý và kiến nghị hoàn thiện
pháp luật.
Trong số các cơng trình mà tác giả tìm hiểu thì Luận văn “Giải quyết tranh chấp
hợp đồng mua bán hàng hóa theo thủ tục sơ thẩm tại Tịa án nhân dân thành phố Hà
Nội” của tác giả Trương Thị Hà (Khoa Luật – Trường Đại học Quốc gia Hà Nội) có lẽ
là tương đối gần với đề tài của tác giả nhất, cơng trình này nghiên cứu vấn đề thực hiện
hợp đồng mua bán hàng hóa trên phương diện giải quyết tranh chấp theo thủ tục tố
tụng tại Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội, nghiên cứu về cơ chế giải quyết tranh chấp
từ thực tiễn tại Tòa án, nguyên nhân, điều kiện hoàn cảnh phát sinh những tranh chấp,
những khó khăn vướng mắc cịn tồn tại từ đó đề xuất kiến nghị hướng giải pháp để
nâng cao hiệu quả hoạt động giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa tại Tịa
án nhân dân thành phố Hà Nội.
Trong phạm vi luận văn cao học, hiện nay tác giả đã tìm hiểu một số cơng trình
nghiên cứu như đã nêu ở phần trên. Mỗi cơng trình nghiên cứu đều có những đối tượng
nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu trong khuôn khổ nhất định những chủ yếu đều là
các đề tài ở phạm vi nghiên cứu các quy định pháp luật ở tầm vĩ mô. Tác giả vẫn chưa
tìm thấy một tài liệu nào nghiên cứu từ thực tiễn những quy định của pháp luật áp dụng
vào việc thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa từ việc giải quyết tranh chấp tại Tịa án.
Do đó, tác giả đã chọn đề tài thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa nhưng cách tiếp
cận từ thực tiễn giải quyết tranh chấp tại Tịa án nhân dân thành phố Bn Ma Thuột và

nghiên cứu theo một hướng nghiên cứu khác so với những luận văn trước đây.


4

3. Mục đích đề tài
Hoạt động mua bán hàng hóa diễn ra rất liên tục và phổ biến trong đời sống.
Trong môi trường kinh tế năng động như hiện nay, các thương nhân tham gia vào quan
hệ này hàng ngày, hàng giờ. Vấn đề tranh chấp phát sinh giữa các chủ thể trong hoạt
động mua bán hàng hóa là khó tránh khỏi. Vấn đề ở đây mà các chủ thể đòi hỏi ở pháp
luật điều chỉnh hoạt động mua bán hàng hóa phải tạo ra một hành lang pháp lý rõ ràng
Việc giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa có thể thơng qua thương
lượng, hịa giải, Trọng tài thương mại hoặc Tịa án. Tác giả khơng có tham vọng
nghiên cứu tất cả quy định về việc thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa thơng qua
việc nghiên cứu thực tiễn giải quyết tranh chấp bằng cả 04 hình thức nói trên. Trong
phạm vi của đề tài, tác giả muốn nghiên cứu sâu hơn về nội dung các quy định pháp
luật trong việc thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa nhưng thơng qua thực tiễn q
trình giải quyết các tranh chấp phát sinh tại Tòa án, để từ đó mạnh dạn đưa ra một số
kiến nghị đóng góp hồn thiện quy định pháp luật.
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
- Luận văn tập trung vào nghiên cứu các quy định về thực hiện hợp đồng mua
bán hàng hóa, nghiên cứu về thực tiễn giải quyết các vụ án về tranh chấp hợp đồng
mua bán hàng hóa về chất lượng hàng hóa, về thanh tốn trong hợp đồng mua bán hàng
hóa tại Tịa án. Thực tiễn giải quyết các tranh chấp tại Tòa án nhân dân thành phố Buôn
Ma Thuột về hợp đồng mua bán hàng hóa thì tranh chấp về chất lượng hàng hóa và
tranh chấp về thanh toán cũng là 02 loại tranh chấp phố biến thường gặp và quá trình
áp dụng pháp luật có những vướng mắc nhất định.
- Phạm vi nghiên cứu: Tác giả chủ yếu nghiên cứu các quy định của pháp luật
Việt Nam hiện hành về hợp đồng mua bán hàng hóa từ những quy định trong Luật
Thương mại năm 2005, Bộ luật dân sự năm 2005, Bộ luật dân sự năm 2015, Bộ luật Tổ

tụng dân sự năm 2004 (sửa đổi bổ sung năm 2011); Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015,
các sách luật chuyên ngành, các bài viết, luận văn có liên quan đến nội dung đề tài


5

nghiên cứu. Đặc biệt là nghiên cứu từ thực tiễn những vụ án được giải quyết tại Tòa án
nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột.
Trên cơ sở từ thực tiễn, phân tích và đối chiếu với các quy định của pháp luật
hiện hành, để từ đó tác giả tìm ra những điểm hợp lý, những điểm chưa hợp lý, những
quy định pháp luật được hiểu thống nhất và những quy định cịn nhiều cách hiểu, từ đó
đưa ra những đề xuất, kiến nghị trong việc hoàn thiện pháp luật để việc áp dụng pháp
luật được thống nhất hơn và chính xác hơn.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận duy vật biện chứng để tìm ra mối liên hệ giữa cái chung và
cái riêng trong các quy định pháp luật với thực tiễn việc giải quyết.
Phương pháp phân tích, so sánh, đối chiếu, phương pháp bình luận án... để phân
tích các quy định pháp luật, nhận xét bình luận các bản án về việc áp dụng các quy
định pháp luật có vướng mắc có khó khăn gì hay khơng, đồng thời so sánh đối chiếu
các quy định pháp luật để tìm ra những điểm hợp lý, bất hợp lý. Trong đó, phương
pháp nghiên cứu bình luận án là phương pháp chủ đạo đóng vai trị quan trọng, trên cơ
sở từ thực tiễn những vụ án được giải quyết, tác giả dùng phương pháp bình luận án để
phân tích những điểm bất cập, chưa hợp lý của bản án, nguyên nhân xuất phát từ đâu,
từ quy định pháp luật hay do nhận thức của người áp dụng pháp luật, từ đó mạnh dạn
có những để xuất, kiến nghị hướng hồn thiện.
6. Kết cấu của luận văn
Với những mục tiêu trên, luận văn được chia thành 02 chương như sau:
Chương 1: Thực tiễn giải quyết tranh chấp về chất lượng hàng hóa
Chương II: Thực tiễn giải quyết tranh chấp về nghĩa vụ thanh toán



6

CHƯƠNG 1 – THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
VỀ CHẤT LƯỢNG HÀNG HÓA
1.1. Quy định pháp luật về chất lượng hàng hóa
Nghĩa vụ giao hàng phù hợp với hợp đồng là nghĩa vụ cơ bản của bên bán trong
hợp đồng mua bán hàng hóa. Theo đó, bên bán phải giao hàng theo thỏa thuận trong
hợp đồng về số lượng, chất lượng, cách thức đóng gói, bảo quản và các quy định khác
trong hợp đồng. Về nguyên tắc, phải căn cứ vào nội dung cụ thể trong hợp đồng để xác
định hàng hóa có phù hợp với hợp đồng về đối tượng và chất lượng hay không. Hợp
đồng là căn cứ quan trọng, là cơ sở để biết được bên bán có tn thủ đúng những gì mà
hai bên đã giao kết hay không.
Trong trường hợp căn cứ vào thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng không đủ
cơ sở để xác định hàng hóa có phù hợp với hợp đồng hay không. Căn cứ theo quy định
của LTM 2005 để xác định vấn đề này. Hàng hoá được coi là khơng phù hợp với hợp
đồng khi hàng hố đó thuộc một trong các trường hợp sau đây1:
- Không phù hợp với mục đích sử dụng thơng thường của các hàng hố cùng
chủng loại;
- Khơng phù hợp với bất kỳ mục đích cụ thể nào mà bên mua đã cho bên bán biết
hoặc bên bán phải biết vào thời điểm giao kết hợp đồng;
- Không bảo đảm chất lượng như chất lượng của mẫu hàng hoá mà bên bán đã
giao cho bên mua;
- Khơng được bảo quản, đóng gói theo cách thức thơng thường đối với loại hàng
hố đó hoặc khơng theo cách thức thích hợp để bảo quản hàng hố trong trường hợp
khơng có cách thức bảo quản thơng thường.
Đối với quy định về chất lượng hàng hóa trong hợp đồng mua bán hàng hóa rất đa
dạng và phong phú. Do đó, LTM 2005 khơng quy định cụ thể, trực tiếp nội dung liên
quan đến chất lượng, số lượng, bao bì đóng gói theo các tiêu chuẩn bắt buộc mà chỉ
1


Khoản 1 Điều 39 LTM 2005


7

gián tiếp quy định thông qua nội dung về các trường hợp coi như hàng hóa khơng phù
hợp với hợp đồng.
“Chất lượng sản phẩm, hàng hoá là tổng thể những thuộc tính (những chỉ tiêu kỹ
thuật, những đặc trưng) của chúng, được xác định bằng các thơng số có thể đo được, so
sánh được phù hợp với các điều kiện kỹ thuật hiện có, thể hiện khả năng đáp ứng nhu
cầu của xã hội và của cá nhân trong những điều kiện sản xuất tiêu dùng xác định, phù
hợp với cơng dụng của sản phẩm, hàng hố”2. Về cơ bản thì trong quan hệ mua bán
hàng hố, bên bán có nghĩa vụ giao hàng đúng với chất lượng theo thoả thuận trong
hợp đồng mà các bên đã giao kết3. Tuỳ mỗi loại sản phẩm hàng hố mà chúng có
những thơng số, chỉ tiêu, kỹ thuật đặc trưng riêng, đáp ứng nhu cầu của người mua. Do
vậy, dựa vào các yếu tố trên để các bên tham gia quan hệ mua bán hàng hố có thể thoả
thuận và ghi nhận vào hợp đồng mua bán hàng hoá. Về cách thức thoả thuận chất
lượng hàng hố trong hợp đồng cũng có nhiều cách, các bên có thể thoả thuận về chất
lượng hàng hố theo tiêu chuẩn, thơng số kỹ thuật của hàng hóa, theo mẫu hàng hố đã
có sẵn, hoặc theo cơng dụng đặc điểm cụ thể của hàng hoá trong trường hợp khơng có
hàng hố cụ thể làm mẫu. Điều khoản về chất lượng hàng hố nếu khơng được các bên
thoả thuận một cách rõ ràng sẽ rất dễ dấn đến những tranh chấp phát sinh trong quá
trình thực hiện hợp đồng.
Trên thực tế, có những sản phẩm mà Nhà nước đã có quy định về chất lượng,
tiêu chuẩn kỹ thuật như tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN), tiêu chuẩn ngành (TCN) hoặc
các sản phẩm đã được các đơn vị đăng ký tại cơ quan Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất
lượng theo quy định về chất lượng hàng hoá, điều này sẽ giúp cho các bên dễ dàng hơn
trong việc xác định chất lượng của hàng hoá mua bán trong hợp đồng. Tuy nhiên,
khơng phải tất cả các loại hàng hố đều có tiêu chuẩn chất lượng định sẵn. Do vậy, khi


2

Khoản 2 Điều 3 Nghị định số 179/2004/NĐ-CP ngày 21/10/20014 của Chính phủ quy định quản lý Nhà nước
về chất lượng sản phẩm hàng hoá.
3
Khoản 1 Điều 34 LTM 2005


8

thoả thuận trong hợp đồng, các bên cần thoả thuận kỹ về chất lượng hàng hoá để đám
bảo cho yêu cầu sử dụng.
Ngồi ra, để tránh các tranh chấp khơng cần thiết trong hợp đồng mua bán hàng
hoá liên quan đến chất lượng hàng hố, ngồi việc các bên thoả thuận về việc kiểm tra
hàng hoá khi hàng được giao, các bên cịn có thể thoả thuận về việc kiểm tra hàng hố
trước khi giao hàng. Thơng thường bên bán là bên nắm thế chủ động trong việc giao
hàng và hiểu biết nhiều về chất lượng hàng hố, họ có sự am hiểu nhất định về hàng
hố mà mình bán, bên mua là bên bị động khi nhận hàng, nhất là khi nhận hàng mà
không phát hiện ra khuyết tật của hàng hoá, dễ dẫn đến thiệt hại nếu như khơng phát
hiện những khiếm khuyết của hàng hố trong thời hạn khiếu nại, do vậy, bên mua phải
kiểm tra hàng hoá thật kỹ khi nhận hàng. Việc kiểm tra hàng hố trước khi giao khơng
phải là nghĩa vụ theo luật định, mà đó là do các bên trong hợp đồng có thể thoả thuận
với nhau4.
Khi bên bán vi phạm hợp đồng thì họ phải chịu trách nhiệm cho những hành vi
của mình. Trước hết khi giao hàng khơng phù hợp với hợp đồng thì bên bán phải chịu
trách nhiệm, pháp luật quy định bên bán phải chịu trách nhiệm về bất kỳ khiếm khuyết
nào của hàng hố đã có trước thời điểm chuyển rủi ro cho bên mua, kể cả trường hợp
khiếm khuyết đó được phát hiện sau thời điểm chuyển rủi ro. Bên bán phải chịu trách
nhiệm về khiếm khuyết của hàng hóa phát sinh sau thời điểm chuyển rủi ro nếu khiếm

khuyết đó do bên bán vi phạm hợp đồng5. Bên cạnh đó, bên bán cũng phải có trách
nhiệm khắc phục sự khơng phù hợp của hàng hóa6, bên mua có thể yêu cầu bên bán bồi
thường thiệt hại, yêu cầu hủy bỏ hợp đồng, yêu cầu bên bán tiếp tục giao đúng số
lượng hoặc khắc phục chất lượng, u cầu hỗn thanh tốn hoặc giảm giá thanh
tốn…7
4

Khoản 1 Điều 44 LTM 2005
Điều 40 LTM 2005
6
Khoản 1 Điều 41 LTM 2005
7
Theo Điều 435, Điều 436, Điều 437 BLDS 2005
5


9

1.2. Thực tiễn tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa về chất lượng hàng hóa
* Vụ án thứ nhất8: Vụ án tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá giữa Công ty
Cổ phần Tân Thành Đô City Ford (sau đây gọi tắt là Công ty Tân Thành Đô) và Công
ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Vận tải Anh Khoa (sau đây gọi tắt là Công ty Anh
Khoa).
Ngày 19/9/2007, Công ty Tân Thành Đô ký kết hợp đồng mua bán hàng hố số
001/709/CTF–HĐMBHD với Cơng Ty Anh Khoa để bán 02 chiếc xe ôtô nhãn hiệu
HUYNDAI UNIVERSE EXFRESS NOBLE với giá thoả thuận là 400.000 USD.
Ngày 21/9/2007, Công ty Anh Khoa đã đặt cọc số tiền 40.111 USD. Số tiền cịn
lại hai bên thỏa thuận sẽ được thanh tốn hết khi nhận xe, thời hạn giao xe là sau 60
ngày làm việc. Tuy nhiên, sau đó giữa hai bên có thoả thuận việc giao nhận xe sớm
hơn và Cơng ty Anh Khoa sẽ thanh toán một lần số tiền cịn lại.

Ngày 28/11/2007, Cơng ty Tân Thành Đơ đã giao 02 chiếc xe ôtô hiệu
HUYNDAI UNIVERSE EXFRESS NOBLE cho Công ty Anh Khoa, tuy nhiên Công
ty Anh Khoa không thực hiện đúng việc thanh tốn một lần số tiền cịn lại như đã thoả
thuận. Tính đến ngày 08/05/2008, Cơng ty Anh Khoa chỉ trả được 371.013,20 USD, số
nợ còn thiếu là 28.986,80 USD. Trong quá trình thực hiện hợp đồng do có 03 linh kiện
là: chụp mâm, màn hình LCD, đồng hồ hiển thị trung tâm không đúng theo Catalogue
mà hợp đồng đã ký kết, nhưng không thể khắc phục được bởi vì nhà sản xuất khơng có
linh kiện trên để thay thế theo yêu cầu của bên mua. Công ty Tân Thành Đô chấp nhận
trừ phần chênh lệch của 03 linh kiện trên vào số tiền còn thiếu cho Công ty Anh Khoa
là 1.500.USD. Công ty Tân Thành Đô u cầu Tồ án giải quyết buộc Cơng ty Anh
Khoa phải trả cho Công ty Tân Thành Đô số tiều còn nợ lại là: 28.986,80 USD và lãi
suất theo quy định của pháp luật.
Về phía Cơng ty Anh Khoa thống nhất nội dung về việc ký kết và quá trình thực
hiện hợp đồng mua bán với Công ty Tân Thành Đô. Đối với yêu cầu khởi kiện của
8

Xem Phụ lục 1


10

Công ty Tân Thành Đô yêu cầu Công ty Anh Khoa phải trả số tiền còn nợ lại là
28.986,80 USD thì Cơng ty Anh Khoa khơng đồng ý. Cơng ty Anh Khoa yêu cầu Toà
án tuyên hủy hợp đồng mua bán số 001/709/CTF–HĐMBHD ngày 19/9/2007 do Công
ty Tân Thành Đô giao hàng khơng đúng như cam kết và có nghĩa vụ trả lại cho Cơng ty
Anh Khoa tồn bộ số tiền đã nhận là 371.013,20 USD và lãi suất 1,1%/tháng.
Với nội dung vụ án trên, Tòa án nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột nhận định:
Về quan hệ pháp luật tranh chấp thì đây là vụ án tranh chấp hợp đồng mua bán
hàng hóa.
Về nội dung tranh chấp thì đối với hợp đồng số 001/709/CTF–HĐMBHD ngày

19/9/2007 giữa Công ty Tân Thành Đô và Công ty Anh Khoa là hợp đồng mua bán
hàng hóa do các bên tự nguyện thỏa thuận ký kết phù hợp với pháp luật, thoả mãn các
điều kiện của hợp đồng mua bán hàng hóa quy định tại Điều 428 BLDS 2005 và Điều
24 LTM 2005.
Quá trình thực hiện hợp đồng các bên chủ yếu có tranh chấp về nghĩa vụ thanh
toán tiền mua xe, tuy nhiên nguyên nhân tranh chấp nảy sinh trực tiếp từ việc Công ty
Tân Thành Đô giao xe cho Công ty Anh Khoa khơng hồn tồn đúng với nội dung của
hợp đồng mà hai bên đã ký kết. Cụ thể có 03 linh kiện không phù hợp với Catalogue
chào hàng cho Công ty Anh Khoa gồm “chụp mâm”, “màn hình LCD” và “đồng hồ
hiển thị trung tâm” đều đã được bên bán và bên mua xác nhận. Bên bán là Công ty Tân
Thành Đơ có u cầu Cơng ty Huyndai Hàn Quốc khắc phục nhưng đã nhận được
Công văn trả lời không thể khắc phục được. Hội đồng xét xử nhận định:
Thứ nhất, tại Điều 2 của Hợp đồng số 001/709/CTF-HĐMBHD ngày 19/9/2007
giữa hai bên có ghi rõ “Chất lượng và phụ tùng theo đúng tiêu chuẩn của hãng
Huyndai, các thông số kỹ thuật chính theo Catalogue đính kèm”.
Thứ hai, bên mua là Công ty Anh Khoa đã nhận được Catalogue và trong
Catalogue cũng đã có ghi rõ “Cơng ty Huyndai bảo lưu quyền thay đổi các quy cách kỹ
thuật và thiết bị mà không phải thông báo trước”.


11

Thứ ba, khi nhận xe thì phía Cơng ty Anh Khoa cũng đã phát hiện ra các chi tiết
không đúng theo Catalogue bao gồm “chụp mâm”, “màn hình LCD” và “đồng hồ hiển
thị trung tâm”, Công ty Anh Khoa đã đồng ý nhận xe và sử dụng 02 chiếc xe nói trên
vào việc kinh doanh vận chuyển hành khách từ thành phố Bn Ma Thuột đi thành phố
Hồ Chí Minh từ năm 2007.
Thứ tư, q trình Cơng ty Anh Khoa sử dụng 02 chiếc xe mua từ Công ty Tân
Thành Đơ khơng xảy ra sự cố gì phát sinh từ 03 linh kiện không đúng với Catalogue.
Đồng thời, Cục Đăng kiểm Việt Nam có Cơng văn trả lời Tịa án “đồng hồ hiển thị

trung tâm thực tế được lắp trên xe khác với Catalogue xét về mặt kỹ thuật không làm
ảnh hưởng đến tính năng hoạt động của xe mà chỉ thay đổi tính mức độ thuận tiện khi
sử dụng xe”, “chụp vành bánh xe chỉ thay đổi tính thẩm mỹ của xe”. Hai chiếc xe đều
được Cục Đăng kiểm Việt Nam chứng nhận chất lượng, an toàn kỹ thuật.
Tại Bản án số 04/2011/KDTM ngày 16/9/2011 của Toà án nhân dân thành phố
Bn Ma Thuột, phần Quyết định có nội dung:
- Chấp chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Công ty Tân Thành Đô buộc Công ty
Anh Khoa phải trả số tiền là 27.486,80 USD.
- Bác yêu cầu của Công ty Anh Khoa về việc hủy hợp đồng mua bán hàng hóa số
001/709/CTF-HĐMBHD ngày 19/9/2007 giữa Cơng ty Anh Khoa và Công ty Tân
Thành Đô.
Nhận xét về vụ án trên, tác giả thấy rằng:
Về quan hệ pháp luật tranh chấp và thẩm quyền giải quyết của Tịa án: Giữa Cơng
ty Tân Thành Đơ và Cơng ty Anh Khoa có ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa số
008/709/CTF-HĐMBHD ngày 19/9/2007, cả hai chủ thể tham gia vào quan hệ hợp
đồng đều có đăng ký kinh doanh và đều có mục đích lợi nhuận. Tranh chấp giữa các
bên là tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa và theo quy định tại điểm a khoản 1


12

Điều 299; điểm b khoản 1 Điều 3310; điểm a khoản 1 Điều 3511 của BLTTDS 2005 (các
điều luật nội dung khơng có sự thay đổi giữa BLTTDS 2005 và BLTTDS 2015) thì đây
là vụ án kinh doanh thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân
thành phố Buôn Ma Thuột
Về nội dung vụ án: Về việc bên mua Công ty Tân Thành Đô giao hàng không
đúng chất lượng như các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng: Nguyên nhân tranh chấp
phát sinh trực tiếp từ việc Công ty Tân Thành Đô giao 02 chiếc xe ô tơ cho Cơng ty
Anh Khoa khơng hồn tồn đúng với nội dung của hợp đồng mà hai bên đã ký, trong
đó 03 linh kiện khơng phù hợp với Catalogue chào hàng cho Cơng ty Anh Khoa gồm

có “chụp mâm”, “màn hình LCD” và “đồng hồ hiển thị trung tâm”. Khi giao kết hợp
đồng các bên có thỏa thuận về việc bên mua là Công ty Anh Khoa đã được kiểm tra
hàng trước khi nhận hàng đúng quy định tại khoản 1 Điều 44 LTM 2005, giữa hai bên
đã thực hiện đúng điều khoản này, sau khi kiểm tra hàng thì hai bên có biên bản ghi
nhận về việc những linh kiện không đúng như trong hợp đồng nêu trên. Công ty Anh
Khoa đồng ý nhận hàng và Công ty Tân Thành Đơ có trách nhiệm liên hệ với Cơng ty
Huyndai Hàn Quốc để khắc phục.
Đối với chất lượng các linh kiện không đúng với hợp đồng theo giao kết ban đầu
bao gồm “chụp mâm”, “màn hình LCD” và “đồng hồ hiển thị trung tâm” của 02 chiếc
xe ô tô mà bên bán Công ty Thành Đô đã giao cho Công ty Anh Khoa thì mặc dù các
linh kiện này khơng đúng hoàn toàn theo Catalogue chào hàng nhưng đều đã được Cục
Đăng kiểm Việt Nam chứng nhận chất lượng, an tồn kỹ thuật và có Cơng văn trả lời
Tịa án về việc các linh kiện được thay thế chỉ có ảnh hưởng về phần thiết kế thẩm mỹ,
không ảnh hưởng đến chất lượng xe, an toàn kỹ thuật của xe khi vận hành và thực tế là
khi Công ty Anh Khoa nhận xe để vận hành thì cũng khơng có bất kỳ sự cố đáng tiếc
nào xảy ra liên quan đến các 03 linh kiện không đúng với hợp đồng đã ký kết. Về phần
9

Khoản 1 Điều 30 BLTTDS 2015
Điểm b khoản 1 Điều 35 BLTTDS 2015
11
Điểm a khoản 1 Điều 39 BLTTDS 2015
10


13

những thay đổi linh kiện này thì Cơng ty Tân Thành Đơ cũng đã đồng ý khấu trừ chi
phí giá chênh lệch của các linh kiện không thể thay thế được để trừ vào số tiền thanh
tốn mà Cơng ty Anh Khoa phải trả là 1.500USD. Như vậy, mặc dù việc Cơng ty Tân

Thành Đơ giao hàng có những linh kiện của xe không đúng với hợp đồng đã ký kết ban
đầu nhưng về chất lượng hàng hóa mà Cơng ty Tân Thành Đô giao cho Công ty Anh
Khoa không có sự khác biệt lớn về chất lượng mà quan trọng nhất là về an tồn kỹ
thuật.
Thêm vào đó, tại Điều 2 của Hợp đồng số 001/709/CTF-HĐMBHD ngày
19/9/2007 giữa hai bên có ghi rõ “Chất lượng và phụ tùng theo đúng tiêu chuẩn của
hãng Huyndai, các thông số kỹ thuật chính theo Catalogue đính kèm”, đồng thời trong
Catalogue chào hàng mà Cơng ty Anh Khoa được nhận cũng đã có ghi rõ “Công ty
Huyndai bảo lưu quyền thay đổi các quy cách kỹ thuật và thiết bị mà không phải thông
báo trước”. Khi giao kết hợp đồng, các bên đều hiểu rõ các điều khoản cam kết, đầy đủ
năng lực pháp luật và năng lực hành vi, bên mua là Công ty Anh Khoa đã được xem
Catalogue chào hàng trước khi ký hợp đồng, được đọc kỹ hợp đồng trước khi ký kết,
do đó Cơng ty Anh Khoa buộc phải biết được Cơng ty Huyndai Hàn Quốc có quyền
thay đổi những linh kiện khác so với linh kiện chào hàng trong Catalogue. Tuy nhiên,
trong trường hợp này nếu như hợp đồng hai bên đã ký kết với những điều khoản chi
tiết về chất lượng hàng hóa như vậy, khi nhận hàng khơng đúng với hợp đồng đã ký thì
ngay lúc kiểm tra Cơng ty Anh Khoa hồn tồn có thể từ chối nhận hàng để yêu cầu
Công ty Tân Thành Đơ thay thế sản phẩm hoặc thậm chí là hủy hợp đồng đã ký kết vì
giao hàng khơng đúng đối tượng trong hợp đồng.
Như vậy, trong vụ án tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa giữa Cơng ty Tân
Thành Đô và Công ty Anh Khoa trên đây, bên bán Công ty Tân Thành Đô đã vi phạm
nghĩa vụ về việc giao hàng không đúng với hợp đồng, vi phạm cam kết về chất lượng
hàng hóa. Tuy nhiên, việc vi phạm nghĩa vụ đó là khơng nghiêm trọng, đối tượng hàng
hóa được giao cho bên mua tuy khơng hồn tồn đúng với hợp đồng nhưng không thay


14

đổi nhiều về tính năng, cơng dụng, đặc tính kỹ thuật, bên bán Cơng ty Anh đã đưa hàng
hóa vào sử dụng và đáp ứng được nhu cầu hoạt động kinh doanh của mình. Do đó, việc

Tịa án chấp nhận yêu cầu của bên bán Công ty Tân Thành Đô buộc Cơng ty Anh Khoa
phải thanh tốn số tiền mua xe ơ tơ cịn thiếu và bác u cầu hủy hợp đồng của bên
mua Cơng ty Anh Khoa là hồn tồn có cơ sở.
Đối chiếu với quy định của pháp luật thương mại hiện hành thì trong trường hợp
bên bán giao hàng không đúng với hợp đồng đã ký kết thì bên mua có quyền từ chối
nhận hàng12, về việc thanh tốn thì bên mua có quyền ngừng thanh tốn cho đến khi
bên bán khắc phục được những sự không phù hợp đó13. Như vậy, đối chiếu với quy
định pháp luật để áp dụng một cách cứng nhắc thì Tịa án hồn tồn có thể bác u cầu
khởi kiện của Cơng ty Tân Thành Đơ. Cơng ty Anh Khoa có quyền từ chối nhận hàng
và ngừng thanh toán để chờ Công ty Tân Thành Đô khắc phục những chi tiết không
phù hợp với hợp đồng và hủy hợp đồng khi Cơng ty Tân Thành Đơ khơng thể khắc
phục được vì lý do nhà sản xuất Công ty Huyndai Hàn Quốc đã có thơng báo về việc
này. Như vậy, trong trường hợp cụ thể trên thì việc giao hàng khơng đúng với hợp
đồng là có thật, tuy nhiên với sự giao hàng khơng phù hợp với hợp đồng đó của Cơng
ty Tân Thành Đô không ảnh hưởng quá nhiều đến chất lượng hàng hóa được giao,
Cơng ty Anh Khoa vẫn sử dụng hàng hóa vào cơng việc kinh doanh của mình mà
khơng có sự cố nào xảy ra do việc giao hàng này.
Với cùng một vụ án trên, Tòa án nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột đã xét
xử sơ thẩm vào năm 2010 (Bản án đã bị hủy và yêu cầu giải quyết lại) với một số
nhận định khác biệt như sau14:
Tại Biên bản giao xe ngày 28/11/2007, Công Anh Khoa đã ghi rõ “chụp mâm,
màn hình LCD, đồng hồ hiển thị Trung tâm không đúng chủng loại mẫu mã như
Catalogue của Công ty Anh Khoa đã đặt hàng”. Như vậy, Công ty Tân Thành Đô đã vi
12

Khoản 2 Điều 39 LTM 2005
Khoản 3 Điều 51 LTM 2005
14
Xem Phụ lục 2
13



15

phạm Điều 437 BLDS 2005 và Điều 39 LTM 2005. Sau ngày nhận xe Công ty Anh
Khoa đã yêu cầu bằng điện thoại và bằng văn bản trao đổi đề nghị Công ty Tân Thành
Đô khắc phục nhưng Công ty Tân Thành Đô vẫn không khắc phục được, đến ngày
10/7/2009 thì Cơng ty Tân Thành Đơ khẳng định bằng văn bản xác nhận không thể
khắc phục được theo yêu cầu của Công ty Anh Khoa và đề nghị đền bù chênh lệch
1.500 USD/02 xe.
Công ty Tân Thành Đô đã thừa nhận không thực hiện đúng theo hợp đồng mua
bán hàng hóa số: 001/709/CTF-HĐMBHD ngày 19/9/2007 và cho rằng do Nhà sản
xuất Huyndai Hàn Quốc không cung cấp dược các linh kiện trên. Công ty Anh Khoa
trực tiếp ký hợp đồng mua xe với Công ty Tân Thành Đô chứ không phải với Nhà sản
xuất Huyndai Hàn Quốc nên Công ty Anh Khoa không phải chịu trách nhiệm với việc
thỏa thuận giữa Công ty Tân Thành Đô và Nhà sản xuất Huyndai Hàn Quốc.
Về các linh kiện chụp mâm, đồng hồ hiển thị trọng tâm, màn hình LCD theo đặt
hàng của Cơng ty Anh Khoa, phía Cơng ty Tân Thành Đơ xác định là hiện khơng có tại
Việt Nam, Nhà sản xuất Huyndai Hàn Quốc khơng sản xuất nên khơng có để Tòa án
yêu cầu làm thủ tục thẩm định, xác định giá trị, tính ảnh hưởng của nó đối với chất
lượng vận hành của xe ơtơ, về giá trị thì theo biên bản xác minh tại cơ quan chuyên
ngành (Sở Giao thơng Vận tải tỉnh Đắk Lắk) thì các linh kiện trên có giá trị cao hay
thấp hơn là do thị hiếu của người sử dụng xe.
Xét qua thời gian Công ty Anh Khoa nhận xe và đưa xe vào sử dụng đến nay đã
thanh toán được hơn 93% giá trị của hợp đồng, số còn lại chưa trả là để cho Công ty
Tân Thành Đô khắc phục theo hợp đồng nhưng khơng có kết quả là do lỗi của Công ty
Tân Thành Đô không thực hiện đúng thỏa thuận. Do đó, Cơng ty Tân Thành Đơ u
cầu thực hiện hợp đồng, buộc Công ty Anh Khoa trả số nợ cịn thiếu là khơng phù hợp.
Xét u cầu của Cơng ty Anh Khoa xin được hủy hợp đồng mua bán số: 001/709/CTFHĐMBHD ngày 19/9/2007 là có cơ sở nên cần được chấp nhận.



16

Tại Bản án số 02/2010/KDTM ngày 21/4/2010 của Tòa án nhân dân thành phố
Bn Ma Thuột, phần Quyết định có nội dung:
- Bác đơn khởi kiện của Công ty Tân Thành Đơ về việc địi Cơng ty Anh Khoa
trả số tiền 27.486,80 USD.
- Tuyên hủy hợp đồng mua bán số: 001/709/CTF-HĐMBHD ngày 19/9/2007
giữa Công ty Tân Thành Đô và Công ty Anh Khoa.
- Buộc Cơng ty Anh Khoa phải có trách nhiệm giao cho Công ty Tân Thành Đô
02 xe nhãn hiệu HUYNDAI UNIVERSE EXFRESS NOBLE.
- Buộc Công ty Tân Thành Đơ phải thanh tốn hồn trả cho Cơng ty Anh Khoa
giá trị sử dụng cịn lại 02 xe ơtơ.
Từ vụ án cụ thể trên đây, tác giả nhận thấy rằng việc hủy hợp đồng là khơng cần
thiết vì thực chất ngay từ đầu bên mua đã không từ chối nhận hàng, nhưng đã thực hiện
biện pháp ngừng thanh toán để chờ bên bán khắc phục, việc không khắc phục được
cũng khơng phải lỗi hồn tồn của bên mua, đồng thời hợp đồng cũng đã thực hiện
được gần hoàn tất, các bên tham gia vào quan hệ hợp đồng cơ bản đạt được mục đích
của mình, bên bán đã bán được hàng và thu được một phần tiền, bên mua đã nhận được
hàng và sử dụng vào mục đích kinh doanh khơng có sự cố gì phát sinh, như vậy xét
thấy việc vi phạm hợp đồng là không quá nghiêm trọng. Như đã thấy thì trong cùng
một vụ án trên, cùng một Tòa án xét xử nhưng với 02 Hội đồng xét xử khác nhau thì
cũng có 02 hướng hiểu và áp dụng pháp luật rất khác nhau. Trong vụ việc trên, tác giả
cho rằng giải quyết theo hướng không hủy hợp đồng và yêu cầu bên mua phải thanh
toán cho bên bán số tiền còn thiếu là hợp lý, nếu như Tòa án áp dụng quy định pháp
luật một cách cứng nhắc theo cách xử lý thứ hai để chấp nhận yêu cầu hủy hợp đồng
của bên mua vì lý do giao hàng không phù hợp với hợp đồng thì một mặt gây thiệt thịi
cho bên bán, mặt khác dễ ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh, tạo ra tiền lệ xấu khi
bất cứ một chi tiết nào không phù hợp với hợp đồng thì bên mua cũng có quyền lấy cớ
từ chối nhận hàng, ngừng thanh toán và hủy hợp đồng mà việc này không ảnh hưởng



17

quá lớn đến chất lượng hàng hóa được giao. Thiết nghĩ, quy định pháp luật trong
trường hợp này có sự mềm dẻo trong trường hợp bên mua với thiện chí thực hiện hợp
đồng một cách tận tậm, những vẫn không thể khắc phục được những vấn đề phát sinh
từ việc bên mua không giao hàng phù hợp với hợp đồng.
* Vụ án thứ hai15: vụ án tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa giữa ơng Phạm
Văn Trà – Giám đốc DNTN Trà Lê và Tổng Công ty Cà phê Việt Nam. Ngày
25/5/2011, ông Phạm Văn Trà với tư cách là Giám đốc DNTN Trà Lê ký kết hợp đồng
kinh tế số 30/MĐT bán cho Chi nhánh Tổng Công ty Cà phê tại Đắk Lắk 20 tấn tiêu
xô, đơn giá 104.000đồng/kg, thành tiền 2.080.000.000đồng, thuế VAT 5% thành tiền
104.000.000đồng. Tổng giá trị ghi trên hợp đồng là 2.184.000.000đồng. Tiêu chuẩn
hàng hóa gồm: Độ ẩm 12,5 độ, dung trọng: 535g, tạp chất 1,8%.
Ngày 26/5/2011, Chi nhánh Tổng Công ty Cà phê tại Đắk Lắk cử ông Nguyễn
Như Lam đến nhận hàng, cà hai bên kiểm tra hàng tại trạm cân Chín Phước và xác
nhận chất lượng tiêu hoàn toàn chuẩn theo hợp đồng đã ký kết bao gồm: Độ ẩm 12,5
độ, dung trọng: 535g, tạp chất 1,8%, trọng lượng hàng là 20.271kg. DNTN Trà Lê đã
xuất hóa đơn VAT cho Chi nhánh Tổng Công ty Cà phê tại Đắk Lắk với số tiền cụ thể
là 20.271kg x 109.408đ/kg = 2.217.809.568đồng, cộng 5% thuế VAT thành tiền là
2.328.700.046đồng. Theo thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng thì bên bán phải
thanh tốn tiền trước khi xe vận chuyển hàng ra khỏi kho của bên bán nhưng do là
khách hàng truyền thống nên DNTN Trà Lê cho phép xe xuất hàng rời kho, hơm sau sẽ
thanh tốn tiền. Đến 10 giờ sáng ngày 27/5/2011, phía Tổng Cơng ty Cà phê Việt Nam
thơng báo với DNTN Trả Lê biết là hàng có trộn lẫn hạt lạ.
Chiều ngày 29/5/2011, phía Chi nhánh Tổng Cơng ty Cà phê tại Đắk Lắk cho xe
vận chuyển về kho của DNTN Trà Lê. Phía DNTN Trà Lê cho cơng nhân bốc hàng vào
kho, cho kiểm tra tồn bộ lơ hàng thì xác định số lượng tiêu trả về thiếu 1.080kg chỉ
còn 19.191kg, độ ẩm 13,5 độ, tạm chất lớn hơn 5%, dung trọng 530gr, các bên không

15

Xem Phụ lục 3


18

lập biên bản gì về việc giao trả hàng này. Do không thể thương lượng để giải quyết
với nhau được nên ông Phạm Văn Trà – Giám đốc DNTN Trà Lê khởi kiện ra Tịa án
u cầu Tổng Cơng ty Cà phê Việt Nam phải trả các khoản tiền bao gồm: Tiền chênh
lệch do thiếu số lượng, chất lượng 211.966.248đồng. Tiền phạt do vi phạm hợp đồng
8% là 177.424.765đồng, bù chênh lệch giá trong ngày 100.000.000đồng và tiền bốc
vác lên và xuống xe 1.200.000đồng.
Về phía bên mua Tổng Cơng ty Cà phê Việt Nam thừa nhận việc ký hợp đồng
và quá trình thực hiện việc nhận hàng giao lại hàng như phía DNTN Trà Lê trình bày.
Tuy nhiên, q trình thực hiện hợp đồng có khác với trình bày của DNTN Trà Lê cụ
thể ngày 26/5/2011, Tổng Công ty Cà phê Việt Nam cho người đến DNTN Trà Lê bốc
hàng, cà hai bên kiểm tra hàng tại trạm cân Chín Phước và xác nhận chất lượng tiêu
hoàn toàn chuẩn theo hợp đồng đã ký kết bao gồm: Độ ẩm 12,5 độ, dung trọng: 535g,
tạp chất 1,8%, trọng lượng hàng là 20.271kg. Sau đó phía Cơng ty cho xe chở hàng về
Bình Dương khi đến kho thì nhân viên phát hiện nhiều tạp chất lạ trong hàng hóa nên
khơng nhận hàng nên phải quay trở về Đắk Lắk để trả hàng. Ngày 29/5/2011, sau khi
ông Phạm Văn Trà xem xét kỹ lưỡng hàng hóa và đã đồng ý nhận lại hàng, thực hiện
bốc hàng xuống kho. Đồng thời, vào lúc 11h24’ và 12h03’ ngày 30/5/2011 thì phía
Tổng Cơng ty Cà phê Việt Nam đã gọi điện cho bà Lê là vợ ông Trà, bà Lê xác nhận
việc Tổng Công ty Cà phê đã trả hàng và hàng đúng là do DNTN Trà Lê đã xuất bán
cho Tổng Công ty Cà phê Việt Nam, các bên cũng khơng lập biên bản gì về việc giao
trả này. Do đó, đối với yêu cầu khởi kiện của ơng Phạm Văn Trà thì Tổng Cơng ty Cà
phê Việt Nam không đồng ý.
Công ty TNHH Gia Vị Việt Nam xác nhận ngày 27/5/2011, Chi nhánh Tổng

Công ty Cà phê Việt Nam đăng ký nhập hàng cho Công ty TNHH Gia Vị Việt Nam số
lượng 20 tấn tiêu trên xe tải mang biển số 47L-6187 do ông Nguyễn Như Lam và ông
Trịnh Quốc Lộc vận chuyển. Vào lúc 07 giờ 30 phút, sáng ngày 27/5/2011, phía Cơng
ty Gia Vị tiến hành cân xe hàng với trọng lượng xe hàng cân được là 29.010kg. Sau khi


19

tiến hành kiểm tra chất lượng hàng trước khi nhập kho, anh Nguyễn Phi Hùng nhân
viên Công ty phát hiện tồn bộ lơ hàng có nhiều hạt lạ lẫn vào trong lô tiêu trên ảnh
hưởng đến chất lượng sản phẩm. Công ty TNHH Gia Vị Việt Nam đã lập biên bản xử
lý trả lại lô hàng trên cho Chi nhánh Tổng Công ty Cà phê tại Đắk Lắk.
Với nội dung vụ án trên, Tịa án nhân dân thành phố Bn Ma Thuột nhận
định:
Về quan hệ tranh chấp và thẩm quyền giải quyết vụ án: Giữa DNTN Trà Lê và
Tổng Công ty Cà phê Việt Nam (ký kết thông qua Chi nhánh tại Đắk Lắk) có ký kết
hợp đồng kinh tế về việc mua bán tiêu. Quan hệ pháp luật là tranh chấp hợp đồng mua
bán hàng hóa thuộc thẩm quyền giải quyết của Tịa án nhân dân thành phố Bn Ma
Thuột, tỉnh Đắk Lắk.
Về nội dung vụ án: Tranh chấp giữa DNTN Trà Lê và Tổng Công ty Cà phê
Việt Nam chủ yếu xuất phát từ hợp đồng kinh tế số 30 – MĐT/2011/NTN ngày
25/5/2011. Theo hợp đồng ký kết thì DNTN Trà Lê bán cho Chi nhánh Tổng Cơng ty
Cà phê tại Đắk Lắk số lượng 20.000kg hạt tiêu với tiêu, đơn giá 104.000đ/kg, thành
tiền 2.184.000.000đ, thuế VAT 5% = 104.000.000đ, tổng giá trị ghi trên hợp đồng là
2.184.000.000đ. Với tiêu chuẩn hàng hóa là: độ ẩm 12,5%, tạp chất 1,8%, dung trọng
535gr. Ngày 26/5/2011 đại diện Tổng Công ty Cà phê Việt Nam do ông Nguyễn Như
Lam đã xuống kiểm tra và nhận hàng theo tiêu chuẩn ghi trong hợp đồng để chuyển
xuống Công ty Gia Vị Việt Nam tại Bình Dương do phát hiện có đấu trộn hạt lạ (khơng
phải là tạp chất) trong lơ hàng. Vì vậy, Công ty Gia Vị Việt Nam đã trả lại lô hàng trên
cho Chi nhánh Tổng Công ty Cà phê tại Đắk Lắk và không nhận lô hàng này.

Trong quá trình giải quyết vụ kiện bị đơn Tổng Cơng ty Cà phê Việt Nam đã
xuất trình chứng cứ là 02 cuộc đàm thoại giữa ông Nguyễn Văn Thuận là nhân viên
của Chi nhánh Tổng Công ty Cà phê tại Đắk Lắk với bà Nguyễn Thị Lê (vợ ông Trà, là
người trực tiếp thực hiện các giao dịch liên quan đến việc thực hiện hợp đồng này). Tại
biên bản đối chất ngày 21/9/2011 các bên cũng thừa nhận giọng nói cũng như các nội


20

dung thể hiện trong 02 cuộc đàm thoại này là đúng. Theo chứng cứ này thì trong cuộc
đàm thoại đã thể hiện các nội dung: Có đấu trộn hạt lạ và đã trộn đều, đúng hàng chị thì
chị nhận và khơng chối cãi gì, thiếu 80kg, độ ẩm lệch 0,5 bơng.
Q trình giải quyết vụ kiện phía ngun đơn ơng Phạm Văn Trà và đại diện
theo ủy quyền của ông Trà cũng như bà Nguyễn Thị Lê cho rằng khi thực hiện cuộc
đàm thọai này thì chưa cân xong hàng. Tuy nhiên thể hiện trong chứng cứ do Tổng
Công ty Cà phê Việt Nam – Chi nhánh Đắk Lắk xuất trình là 02 cuộc đàm thoại này
thực hiện lúc 11h24’ phút và 12h03’ ngày 30/5/2011 sau khi đã thực hiện xong việc
cân hàng và giao hàng hoàn tất. Mặt khác trong cuộc đàm thoại bà Lê cũng đã khẳng
định những nội dung sau: “đúng hàng chị thì chị nhận khơng có ý kiến gì cả, hàng thì
chị khơng chối cãi gì cả”, “có đấu trộn hạt lạ nhưng đã trộn đều lại nay ơng Lam có
nhìn cũng khơng phát hiện ra, số kg chỉ thiếu 80kg, còn độ ẩm lệch 0,5 bơng = ½ độ”.
Trong cuộc đàm thoại bà Lê khẳng định 02 lần chỉ thiếu 80kg, và thừa nhận đúng hàng
của bà Lê, độ lệch 0,5 bơng = ½ độ. Hơn nữa mặc dù DNTN Trà Lê là do ông Phạm
Văn Trà là Giám đốc nhưng bà Lê (vợ của ông Phạm Văn Trà) là người trực tiếp thực
hiện các giao dịch trên. Nên những lời trình bày của bà Lê là căn cứ quan trọng cho
việc giải quyết vụ án. Việc bà Lê cho rằng lúc này hàng chưa cân xong nhưng đã trộn
đều lại lô hàng là không phù hợp với thực tế khách quan.
Mặt khác ngày 14/5/2011 phía ngun đơn cịn xuất trình một chứng cứ mới là
“Phiếu cân xe” của Doanh nghiệp tư nhân Chín Phước. Tuy nhiên chứng cứ này lại chỉ
có 01 chữ ký của ơng Nguyễn Văn Chín - Chủ DNTN Thương mại Chín Phước ngồi

ra khơng có sự xác nhận nào khác của các bên. Chứng cứ này cũng không được phía bị
đơn thừa nhận. Vì vậy chứng cứ do ngun đơn xuất trình khơng có căn cứ để Hội
đồng xét xử chấp nhận chứng cứ này.
Từ những chứng cứ trên, Hội đồng xét xử xét thấy việc có hạt lạ trong lơ hàng
(khơng phải là tạp chất) là có khả năng khi DNTN Trà Lê giao hàng cho Tổng Công ty
Cà phê Việt Nam – Chi nhánh Đắk Lắk mà khi nhận hàng không phát hiện ra và cả ông


×