Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Ùy thác tư pháp ra nước ngoài trong lĩnh vực dân sự những vấn đề lý luận và thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (993.8 KB, 105 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

CHU THỊ THƠM

ỦY THÁC TƢ PHÁP RA NƢỚC NGOÀI
TRONG LĨNH VỰC DÂN SỰ NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

CHU THỊ THƠM

ỦY THÁC TƢ PHÁP RA NƢỚC NGOÀI
TRONG LĨNH VỰC DÂN SỰ NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

Ngành: Luật Dân sự và Tố tụng dân sự
Mã số: 60.38.01.03

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS BÀNH QUỐC TUẤN

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2018



LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi và đƣợc sự
hƣớng dẫn khoa học của PGS.TS Bành Quốc Tuấn. Các nội dung nghiên cứu, kết
quả trong đề tài này là trung thực và chƣa cơng bố dƣới bất kỳ hình thức nào
trƣớc đây.
Ngồi ra, trong Luận văn còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng nhƣ số
liệu của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và chú thích nguồn
gốc. Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về
nội dung Luận văn của mình. Trƣờng đại học Kinh tế - Luật không liên quan
đến những vi phạm tác quyền, bản quyền do tôi gây ra trong quá trình thực
hiện (nếu có).
TÁC GIẢ

CHU THỊ THƠM


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Diễn giải

TTTP

Tƣơng trợ tƣ pháp

UTTP

Ủy thác tƣ pháp

TAND


Tòa án nhân dân

VKSND

Viện kiểm sát nhân dân

CQTHADS

Cơ quan thi hành án dân sự

TPHCM

Thành phố Hồ Chí Minh

BLTTDS 2004

Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004

BLTTDS 2015

Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015

LTTTP 2007

Luật Tƣơng trợ tƣ pháp năm 2007

LTGPL2006

Luật Trợ giúp pháp lý năm 2006


LTGPL 2017

Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017

TT 18/2014/TT-BTC

Thông tƣ số 18/2014/TT-BTC
ngày 11/02/2014 của Bộ Tài chính về
quy định mức thu, chế độ thu, nộp,
quản lý và sử dụng phí thực hiện UTTP
về dân sự

TTLT

15/2011/

BNG-TANDTC

TTLT-BTP-

Thông



liên

tịch

15/2011/TTLT-BTP-BNG-TANDTC


số


ngày 15/9/2011 của Bộ Tƣ pháp, Bộ
Ngoại giao và Tòa án nhân dân tối cao
hƣớng dẫn áp dụng một số quy định về
tƣơng trợ tƣ pháp trong lĩnh vực dân sự
của LTTTP
TTLT

12/2016/

TTLT-BTP-

BNG-TANDTC

Thông



liên

tịch

số

12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC
ngày 19/10/2016 của Bộ Tƣ pháp, Bộ
Ngoại giao và Tịa án nhân dân tối cao

quy định về trình tự, thủ tục tƣơng trợ
tƣ pháp trong lĩnh vực dân sự

TT 203/2016/TT-BTC

Thơng tƣ số 203/2016/TT-BTC
ngày 09/11/2016 của Bộ Tài chính về
quy định mức thu, chế độ thu, nộp,
quản lý phí thực hiện UTTP về dân sự
có yếu tố nƣớc ngồi

NQ 326/2016/UBTVQH14

Nghị

quyết

326/2016/UBTVQH14

số
ngày

30/12/2016 của UBTVQH quy định về
mức thu án phí, lệ phí Tịa án, tạm ứng
án phí, tạm ứng lệ phí Tịa án
NĐ 92/2008/NĐ-CP

Nghị định số 92/2008/NĐ-CP
ngày 22/8/2008 của Chính phủ quy
định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một

số điều của Luật Tƣơng trợ tƣ pháp


CV 2368/BTP-PLQT

Công văn số 2368/BTP-PLQT
ngày 10/7/2017 của Bộ Tƣ pháp về
việc hƣớng dẫn thực hiện một số quy
định về thủ tục ủy thác tƣ pháp trong
lĩnh vực dân sự ra nƣớc ngoài


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................1
2. Tình hình nghiên cứu......................................................................................2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài..................................................4
4. Mục đích nghiên cứu của đề tài ......................................................................4
5. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................4
6. Ý nghĩa lý luận và giá trị thực tiễn của đề tài.................................................5
7. Bố cục luận văn ..............................................................................................5
CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ ỦY THÁC TƢ PHÁP RA NƢỚC
NGOÀI TRONG LĨNH VỰC DÂN SỰ ..................................................................6
1.1. Khái niệm và đặc điểm của ủy thác tƣ pháp ra nƣớc ngoài trong lĩnh vực
dân sự ..................................................................................................................6
1.1.1. Khái niệm ủy thác tư pháp ra nước ngoài trong lĩnh vực dân sự ... 6

1.1.2. Đặc điểm ủy thác tư pháp ra nước ngoài trong lĩnh vực dân sự... 10
1.2. Vai trị ủy thác tƣ pháp ra nƣớc ngồi trong lĩnh vực dân sự ....................13
1.2.1 Vai trò ủy thác tư pháp ra nước ngoài trong lĩnh vực dân sự đối với
phương diện chính trị - ngoại giao .......................................................... 13
1.2.2. Vai trị ủy thác tư pháp ra nước ngoài trong lĩnh vực dân sự đối
với phương diện kinh tế ........................................................................... 14
1.2.3. Vai trị ủy thác tư pháp ra nước ngồi trong lĩnh vực dân sự đối
với phương diện pháp luật ....................................................................... 15


1.3. Các nguyên tắc của ủy thác tƣ pháp ra nƣớc ngoài trong lĩnh vực dân sự 16
1.3.1. Nguyên tắc tơn trọng độc lập, chủ quyền, tồn vẹn lãnh thổ, khơng
can thiệp vào cơng việc nội bộ của nhau, bình đẳng và các bên cùng có
lợi ............................................................................................................. 16
1.3.2. Nguyên tắc có đi có lại .................................................................. 19
1.4. Kinh nghiệm lập pháp quốc tế về ủy thác tƣ pháp ra nƣớc ngoài trong lĩnh
vực dân sự .........................................................................................................19
1.4.1. Các Điều ước quốc tế tiêu biểu ..................................................... 19
1.4.2. Pháp luật một số quốc gia ............................................................. 24
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ........................................................................................31
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ ỦY THÁC TƢ
PHÁP RA NƢỚC NGOÀI TRONG LĨNH VỰC DÂN SỰ VÀ GIẢI PHÁP
GĨP PHẦN HỒN THIỆN PHÁP LUẬT ...........................................................32
2.1. Cơ sở pháp lý về ủy thác tƣ pháp ra nƣớc ngoài trong lĩnh vực dân sự ...32
2.1.1. Điều ước quốc tế ............................................................................ 32
2.1.2. Pháp luật quốc gia ......................................................................... 38
2.2. Nội dung điều chỉnh của pháp luật hiện hành về ủy thác tƣ pháp ra nƣớc
ngoài trong lĩnh vực dân sự ..............................................................................45
2.2.1. Thẩm quyền thực hiện ủy thác tư pháp ra nước ngoài trong lĩnh
vực dân sự ................................................................................................ 45

2.2.2. Điều kiện về thông tin của đương sự để thực hiện ủy thác tư pháp
ra nước ngoài trong lĩnh vực dân sự ....................................................... 47
2.2.3. Phạm vi và phương thức thực hiện ủy thác tư pháp ra nước ngoài
trong lĩnh vực dân sự ............................................................................... 49
2.2.4. Hồ sơ ủy thác tư pháp .................................................................... 52
2.2.5. Ngôn ngữ và dịch thuật trong ủy thác tư pháp .............................. 53
2.2.6. Chi phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài trong lĩnh vực dân sự ...... 56
2.3. Giải pháp góp phần hồn thiện pháp luật về ủy thác tƣ pháp trong lĩnh vực


dân sự ................................................................................................................64
2.3.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật về ủy thác tư pháp trong lĩnh vực
dân sự ....................................................................................................... 65
2.3.2. Sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật về ủy thác tư pháp ra nước
ngoài trong lĩnh vực dân sự ..................................................................... 66
2.3.3. Yêu cầu đặt ra đối với việc hoàn thiện pháp luật về ủy thác tư pháp
trong lĩnh vực dân sự ............................................................................... 67
2.3.4. Giải pháp cụ thể............................................................................. 73
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ........................................................................................83
KẾT LUẬN ..............................................................................................................84
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong xu thế tất yếu của hội nhập kinh tế quốc tế, quan hệ hợp tác giữa các
quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới trong tất cả các lĩnh vực ngày càng phát

triển. Theo đó, quan hệ dân sự phát sinh ngày càng nhiều, kéo theo là các vấn đề
liên quan đến hộ tịch, tài sản, các vụ việc tranh chấp về dân sự có yếu tố nƣớc ngồi
cũng tăng lên. Vấn đề tƣơng trợ tƣ pháp về dân sự giữa các quốc gia và vùng lãnh
thổ trở thành một trong những nội dung đƣợc chính quyền các nƣớc quan tâm.
Tƣơng trợ tƣ pháp về dân sự đƣợc thực hiện trên cơ sở điều ƣớc quốc tế song
phƣơng hoặc đa phƣơng hoặc theo nguyên tắc có đi có lại. Ủy thác tƣ pháp ra nƣớc
ngồi chính là một trong những hình thức để thực hiện tƣơng trợ tƣ pháp, đƣợc thực
hiện trên cơ sở yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam đối với cơ quan
có thẩm quyền của nƣớc ngoài nhằm yêu cầu hỗ trợ thực hiện một số cơng việc có
liên quan đến hoạt động tố tụng nhƣ: Tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu liên quan đến
về dân sự; triệu tập ngƣời làm chứng, ngƣời giám định; thu thập, cung cấp chứng
cứ; các yêu cầu TTTP khác về dân sự.
Đối với Việt Nam, trong thời gian qua, hoạt động UTTP ra nƣớc ngoài, đặc
biệt trong lĩnh vực dân sự ngày càng phát triển, do đó, việc xây dựng và hồn thiện
quy định của pháp luật trong nƣớc cũng nhƣ việc đàm phán, ký kết và tham gia các
điều ƣớc quốc tế trong lĩnh vực UTTP về dân sự ngày càng đƣợc tăng cƣờng. Việc
thực hiện các UTTP (với các nƣớc đã ký kết Hiệp định TTTP cũng nhƣ với các
nƣớc chƣa ký kết Hiệp định), bƣớc đầu đạt đƣợc những kết quả quan trọng, đáp ứng
các yêu cầu thực tiễn. Tuy nhiên, hiện nay các quy định pháp luật điều chỉnh vấn đề
UTTP ra nƣớc ngồi trong lĩnh vực dân sự vẫn cịn tồn tại khá nhiều bất cập, đặc
biệt trong việc áp dụng pháp luật.
Xuất phát từ các lý do nêu trên, việc củng cố các cơ sở pháp lý và hoàn thiện
pháp luật về UTTP ra nƣớc ngoài trong lĩnh vực dân sự đóng vai trị quan trọng đối
với hoạt động TTTP quốc tế, giúp các cơ quan có thẩm quyền giải quyết các vấn đề
đang vƣớng mắc hiện nay sẽ góp phần nâng cao chất lƣợng và hiệu quả của công


2

tác TTTP quốc tế, thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với các nƣớc, cũng nhƣ

khuyến khích các chủ thể của pháp luật tham gia ngày một nhiều vào các quan hệ
dân sự có yếu tố nƣớc ngồi, nâng cao vai trò hữu hiệu của hoạt động TTTP.
Bên cạnh đó, việc giải quyết tranh chấp dân sự tại Tòa án Việt Nam trong
thời gian qua vẫn phụ thuộc rất lớn vào kết quả UTTP ra nƣớc ngoài để thực hiện
các hoạt động tố tụng theo quy định của pháp luật. UTTP có hiệu quả tốt chính là
một trong những động lực thúc đẩy quá trình giải quyết vụ việc dân sự tại Tòa án,
đảm bảo đúng thời hạn, đúng quy định của pháp luật. Nhận thức đƣợc tầm quan
trọng của việc hoàn thiện quy định pháp luật về UTTP ra nƣớc ngồi tại Tịa án nói
riêng và các cơ quan có thẩm quyền nói chung, tác giả chọn đề tài “Ủy thác tư pháp
ra nước ngoài trong lĩnh vực dân sự - Những vấn đề lý luận và thực tiễn” làm cơng
trình nghiên cứu trong khn khổ một luận văn thạc sĩ.
2. Tình hình nghiên cứu
Qua việc tìm hiểu và khảo sát, tác giả luận văn biết đƣợc một số cơng trình
nghiên cứu có liên quan đến vấn đề mà tác giả đang hƣớng đến, cụ thể:
Đỗ Văn Đại và Mai Hồng Quỳ (2010), Tƣ pháp quốc tế Việt Nam, quan hệ
dân sự, lao động, thƣơng mại có yếu tố nƣớc ngồi , NXB Chính trị quốc gia;
Nguyễn Văn Tiến, Bành Quốc Tuấn (2011), Thẩm quyền giải quyết các tranh
chấp dân sự có yếu tố nƣớc ngồi và việc bảo vệ quyền dân sự tại cơ quan tƣ pháp
Việt Nam, NXB Lao động;
Đỗ Văn Đại (2008), Ly hôn có yếu tố nƣớc ngồi và vấn đề thẩm quyền của
Tịa án Việt Nam, Tạp chí Tịa án nhân dân tháng 5;
Đào Thị Xuân (2016), Một số vƣớng mắc trong hoạt động UTTP về dân sự
tại Tịa án, Tạp chí Viện kiểm sát nhân dân tối cao số 15;
Đề tài “Ủy thác tƣ pháp trong tố tụng dân sự: Báo cáo tổng kết đề tài Khoa
học và Công nghệ cấp trƣờng năm 2015”, trƣờng Đại học Luật Thành phố Hồ Chí
Minh, TS. Nguyễn Văn Tiến chủ nhiệm đề tài. Đề tài này đã đánh giá đƣợc thực
trạng và cơ chế thi hành pháp luật UTTP trong tố tụng dân sự. Đồng thời có đề xuất
một số giải pháp nhằm hồn thiện cơ chế thi hành pháp luật về UTTP trong tố tụng



3

dân sự. Tuy nhiên, về giới hạn, đề tài mới đánh giá những hạn chế của pháp luật về
UTTP trong bối cảnh sửa đổi, bổ sung Bộ luật dân sự, Tố tụng dân sự và định
hƣớng sửa đổi Luật Tƣơng trợ tƣ pháp 2007.
Các cơng trình nêu trên đã đƣa ra đƣợc những đánh giá quan trọng về vấn đề
UTTP, tạo sự đa dạng về nguồn tài liệu nghiên cứu về UTTP ra nƣớc ngoài, đồng
thời tạo cơ sở lý luận để hoàn thiện pháp luật về vấn đề này.
Gần đây nhất, ngày 27/4/2018, Tòa án nhân dân tối cao đã có Cơng văn số
80/TANDTC-PC về tài liệu hƣớng dẫn thực hiện tƣơng trợ tƣ pháp, theo đó Bộ Tƣ
pháp đã soạn thảo Sổ tay hƣớng dẫn thực hiện tƣơng trợ tƣ pháp trong lĩnh vực dân
sự tại Việt Nam (tháng 1/2018). Sổ tay có phạm vi là hƣớng dẫn quy trình, thủ tục
TTTP trong lĩnh vực dân sự theo quy định tại Điều 10 LTTTP 2007, hƣớng dẫn quy
trình, thủ tục thực hiện UTTP ra và thực hiện UTTP vào, và đối tƣợng sử dụng là
Thẩm phán, Kiểm sát viên, Chấp hành viên, Thƣ ký Tòa án, Luật sƣ, Thừa phát lại,
các cơ sở đào tạo và các cán bộ của các Bộ, ngành có liên quan trong quá trình thực
hiện và nghiên cứu, tìm hiểu về hoạt động TTTP trong lĩnh vực dân sự 1. Đây thực
sự là một cẩm nang hƣớng dẫn nghiệp vụ đầy đủ và chi tiết trình tự, thủ tục ủy thác
tƣ pháp theo quy định mới nhất, đƣợc xây dựng trên cơ sở đúc kết, tổng hợp các
quy định của pháp luật Việt Nam, điều ƣớc quốc tế và thực tiễn Việt Nam về TTTP
để xác định những vấn đề mà các cơ quan thực hiện UTTP cần đƣợc cung cấp thông
tin, hƣớng dẫn nhƣ thơng tin về cơ quan có thẩm quyền thực hiện TTTP, các kênh
thực hiện TTTP và trên cơ sở đó hƣớng dẫn quy trình, thủ tục, hồ sơ thực hiện cụ
thể tƣơng ứng với từng kênh. Tuy nhiên, cũng chính vì thế Sổ tay này khơng nghiên
cứu, phân tích dƣới góc độ lý luận và cũng khơng đƣa ra những bất cập trong quá
trình thực hiện thủ tục UTTP.
Trên cơ sở các cơng trình đã thực hiện, luận văn sẽ góp phần làm sáng tỏ
những vấn đề mà các cơng trình này chƣa có cơ hội đề cập. Trong đó, tác giả sẽ tập
trung khai thác một số vấn đề mới liên quan đến Công ƣớc La Haye năm 1965


1

Bộ Tƣ pháp (2018), Sổ tay hƣớng dẫn thực hiện tƣơng trợ tƣ pháp trong lĩnh vực dân sự tại Việt Nam, Hà
Nội, tr.9.


4

(Cơng ƣớc về tống đạt ra nƣớc ngồi giấy tờ tƣ pháp và ngoài tƣ pháp trong lĩnh
vực dân sự hoặc thƣơng mại) có hiệu lực với Việt Nam (từ ngày 01/10/2016) và Bộ
luật Tố tụng dân sự năm 2015 có hiệu lực. Luận văn khơng chú trọng nhiều đến
trình tự, thủ tục UTTP vì nhƣ đã đề cập ở trên, Sổ tay hƣớng dẫn thực hiện tƣơng
trợ tƣ pháp trong lĩnh vực dân sự tại Việt Nam do Bộ Tƣ pháp soạn thảo đã tổng
hợp và sắp xếp đầy đủ, khoa học các vấn đề về quy định của pháp luật cũng nhƣ
trình tự UTTP. Vì vậy, với luận văn này tác giả mong muốn đi từ những quy định
hiện hành của pháp luật Việt Nam cũng nhƣ các Hiệp định, Công ƣớc mà Việt Nam
ký kết, gia nhập để tìm ra những bất cập, nguyên nhân và định hƣớng góp phần
hồn thiện pháp luật sát với tình hình hiện nay.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tƣợng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu pháp luật điều chỉnh
về vấn đề UTTP ra nƣớc ngồi trong lĩnh vực dân sự tại Tịa án và thực tiễn pháp
luật về UTTP ra nƣớc ngoài trong lĩnh vực dân sự của Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung vào việc phân tích, đánh giá các quy
định về UTTP ra nƣớc ngoài trong lĩnh vực dân sự đƣợc điều chỉnh bởi Bộ luật Tố
tụng dân sự 2015, Luật Tƣơng trợ tƣ pháp và các Hiệp định, Công ƣớc về tƣơng trợ
tƣ pháp mà Việt Nam ký kết, gia nhập, cùng các văn bản hƣớng dẫn khác có liên quan.
4. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Một là, làm rõ cơ sở lý luận về UTTP ra nƣớc ngoài trong lĩnh vực dân sự.
Hai là, đánh giá thực trạng pháp luật về UTTP ra nƣớc ngoài trong lĩnh vực
dân sự của Việt Nam, phân tích những vấn đề vƣớng mắc thực tế khi áp dụng các

quy định của pháp luật.
Ba là, đề ra những giải pháp nhằm góp phần hồn thiện pháp luật về UTTP
ra nƣớc ngồi trong lĩnh vực dân sự.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phƣơng pháp luận: Tác giả sử dụng phƣơng pháp duy vật biện chứng
và duy vật lịch sử để giải quyết toàn bộ nội dung khoa học. Nghiên cứu quá trình
hình thành, phát triển của pháp luật về UTTP ra nƣớc ngoài trong lĩnh vực dân sự,


5

kết hợp giữa lý luận với thực tiễn, từ đó đƣa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện
pháp luật về vấn đề này.
5.2. Phƣơng pháp cụ thể: Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp đƣợc xem là
phƣơng pháp chủ yếu trong suốt q trình nghiên cứu đề tài, từ đó hƣớng đến mục
tiêu trình bày các vấn đề lý luận chung và đề xuất giải pháp hoàn thiện quy định
pháp luật về UTTP ra nƣớc ngoài trong lĩnh vực dân sự.
Bên cạnh đó luận văn cịn kết hợp một số phƣơng pháp nghiên cứu khác nhƣ
liệt kê, so sánh, đối chiếu đƣợc sử dụng trong phần khái quát chung về UTTP ra
nƣớc ngoài trong lĩnh vực dân sự, thực tiễn áp dụng pháp luật, để từ đó đề xuất các
giải pháp hoàn thiện pháp luật.
6. Ý nghĩa lý luận và giá trị thực tiễn của đề tài
6.1. Ý nghĩa lý luận: Trên cơ sở kết quả của các cơng trình nghiên cứu về
vấn đề UTTP ra nƣớc ngoài trong lĩnh vực dân sự, luận văn là sự tiếp tục kế thừa
các giá trị của các cơng trình. Qua những nội dung đã nghiên cứu và trình bày trong
luận văn, những vấn đề lý luận chung về UTTP ra nƣớc ngoài đƣợc tác giả phân
tích chi tiết và có sự tham khảo pháp luật nƣớc ngoài.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn: Bên cạnh nghiên cứu về lý luận, tác giả đề xuất thêm
một số ý kiến nhằm góp phần hồn thiện cơ sở lý luận về vấn đề UTTP ra nƣớc
ngoài trong lĩnh vực dân sự. Đồng thời, từ việc phân tích, đánh giá những bất cập

của pháp luật hiện hành về vấn đề UTTP ra nƣớc ngoài trong lĩnh vực dân sự, tác
giả đƣa ra một số kiến nghị để đề xuất với các cơ quan có thẩm quyền trong việc
sửa đổi, bổ sung pháp luật về UTTP ra nƣớc ngoài trong lĩnh vực dân sự.
7. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận
văn bao gồm 2 chƣơng:
Chương 1: Lý luận chung về ủy thác tƣ pháp ra nƣớc ngoài trong lĩnh vực
dân sự.
Chương 2: Thực trạng quy định pháp luật về ủy thác tƣ pháp ra nƣớc ngoài
trong lĩnh vực dân sự của Việt Nam và giải pháp góp phần hoàn thiện.


6

CHƢƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ ỦY THÁC TƢ PHÁP RA NƢỚC NGOÀI
TRONG LĨNH VỰC DÂN SỰ
1.1. Khái niệm và đặc điểm của ủy thác tƣ pháp ra nƣớc ngoài trong lĩnh vực
dân sự
1.1.1. Khái niệm ủy thác tƣ pháp ra nƣớc ngoài trong lĩnh vực dân sự
“Ủy thác” theo Từ điển Tiếng Việt2 là động từ mang nghĩa “giao phó việc
quan trọng nào đó cho ngƣời tin cậy làm thay mình”. Nhƣ vậy, trong “ủy thác” có
hai yếu tố, đó là “giao phó” và “làm thay”.
“Tƣ pháp” đƣợc hiểu theo nghĩa rộng, là toàn bộ hoạt động bảo vệ pháp luật,
trong đó hoạt động xét xử của Tịa án là trung tâm. Ngồi ra, cịn có các hoạt động
bổ trợ tƣ pháp nhƣ luật sƣ, công chứng, đấu giá, giám định tƣ pháp. Công tác tƣ
pháp hay hoạt động tƣ pháp gồm hoạt động điều tra, hoạt động truy tố, hoạt động
xét xử và hoạt động thi hành án; hệ thống các cơ quan tƣ pháp đƣợc xác định trọng
tâm là Tòa án nhân dân thực hiện quyền xét xử; Viện kiểm sát thực hành quyền
công tố và kiểm sát hoạt động tƣ pháp; các cơ quan điều tra thực hiện nhiệm vụ điều

tra trong tố tụng hình sự và các cơ quan thi hành án3. Hiến pháp năm 2013 tại
Khoản 2 Điều 102 quy định: “Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nƣớc Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tƣ pháp”. Nhƣ vậy, bằng quy định
này, lần đầu tiên trong Hiến pháp, cơ quan thực hiện quyền tƣ pháp ở Việt Nam đƣợc
khẳng định là Tịa án nhân dân, theo đó, quyền tƣ pháp đƣợc hiểu là quyền xét xử4.
Tƣ pháp quốc tế là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ
pháp luật dân sự, thƣơng mại, hôn nhân và gia đình, lao động (quan hệ dân sự theo
nghĩa rộng) có yếu tố nƣớc ngồi, quan hệ tố tụng dân sự quốc tế và các vấn đề

2

Hoàng Phê (biên soạn, 2018), Từ điển Tiếng Việt, Viện Ngôn ngữ học, NXB Hồng Đức, Hà Nội, tr.1379.
Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tƣ
pháp trong thời gian tới và Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lƣợc cải cách
tƣ pháp đến năm 2020.
4
Lê Thu Hà, Quyền tƣ pháp và cơ quan tƣ pháp ở Việt Nam, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật. Xem thêm tại:
/>3


7

khác có liên quan5. Tuy nhiên, lý luận về tƣ pháp quốc tế của nhiều nƣớc còn thừa
nhận tƣ pháp quốc tế không chỉ điều chỉnh các quan hệ dân sự có yếu tố nƣớc ngồi
mà cịn điều chỉnh một số quan hệ liên quan đến q trình Tịa án của một nƣớc thụ
lý và giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nƣớc ngồi, trong đó có Việt Nam6.
UTTP theo nghĩa rộng có thể hiểu là yêu cầu của cơ quan tƣ pháp này đối với
một cơ quan tƣ pháp khác để yêu cầu thực hiện một hoặc một số hoạt động tố tụng
nhất định.
UTTP quốc tế là yêu cầu của cơ quan tƣ pháp nƣớc này đối với cơ quan tƣ

pháp tƣơng ứng của nƣớc kia thực hiện các hành vi tố tụng riêng biệt trên lãnh thổ
của nƣớc có cơ quan đƣợc yêu cầu7. Khác với định nghĩa do tác giả Bành Quốc
Tuấn đƣa ra nhƣ trên, theo Giáo trình Tƣ pháp quốc tế (phần chung) của Trƣờng
Đại học Luật TPHCM, “UTTP quốc tế là việc Tòa án của một nƣớc yêu cầu Tòa án
của nƣớc khác thực hiện các hành vi tố tụng cần thiết trên lãnh thổ của nƣớc đƣợc
yêu cầu đó”8.
Các giáo trình, tài liệu nghiên cứu khoa học có liên quan đến UTTP tuy
khơng giống nhau hồn tồn nhƣng đều có điểm chung thống nhất về “ủy thác tƣ
pháp” và “ủy thác tƣ pháp quốc tế”. Cụ thể, ln có hai chủ thể trong hoạt động
UTTP nói chung và UTTP quốc tế nói riêng, đó là chủ thể có yêu cầu và chủ thể
đƣợc yêu cầu. Đồng thời, hoạt động đƣợc yêu cầu luôn là hoạt động tƣ pháp, liên
quan đến các hành vi tố tụng cụ thể đƣợc mô tả trong nội dung yêu cầu. Tuy nhiên,
theo định nghĩa tại Giáo trình Tƣ pháp quốc tế (phần chung) của Trƣờng Đại học
Luật TPHCM thì UTTP quốc tế có chủ thể là Tòa án, điều này là phù hợp với quy
định trƣớc đây về UTTP quốc tế, còn hiện hành pháp luật Việt Nam đã có sửa đổi
và chủ thể có thẩm quyền UTTP quốc tế còn bao gồm Viện Kiểm sát và cơ quan thi
hành án. Theo định nghĩa do tác giả Bành Quốc Tuấn đƣa ra thì chủ thể này đƣợc
5

Bành Quốc Tuấn (2017), Giáo trình Tƣ pháp quốc tế, Trƣờng ĐH Cơng nghệ TPHCM, NXB Chính trị quốc
gia Sự Thật, tr.34.
6
Bành Quốc Tuấn (2017), Giáo trình Tƣ pháp quốc tế, Trƣờng ĐH Cơng nghệ TPHCM, NXB Chính trị quốc
gia Sự Thật, tr.9, tr. 27.
7
Bành Quốc Tuấn (2017), Giáo trình Tƣ pháp quốc tế, Trƣờng ĐH Cơng nghệ TPHCM, NXB Chính trị quốc
gia Sự Thật, tr.297.
8
Trƣờng Đại học Luật TPHCM (2016), Giáo trình Tƣ pháp quốc tế (phần chung), NXB Hồng Đức, TPHCM, tr.198.



8

xác định là “cơ quan tƣ pháp”, “cơ quan tƣ pháp” theo quan điểm trƣớc đây bao
gồm Tòa án, Viện Kiểm sát, Cơ quan thi hành án và một số cơ quan khác, nhƣng
theo Hiến pháp năm 2013 nhƣ đã trình bày ở trên thì cơ quan tƣ pháp lại chỉ đƣợc
xác định là Tịa án. Trong khi đó pháp luật Việt Nam hiện hành quy định về thẩm
quyền UTTP thuộc về cả ba cơ quan Tòa án, Viện Kiểm sát, Cơ quan thi hành án.
Tuy nhiên có thể thấy rằng giữa nghiên cứu về lý luận và pháp luật thực định có
nhiều điểm cịn “vênh” nhau do quy định của pháp luật thay đổi nhƣng chỉ một
phần và cũng khơng thống nhất.
UTTP quốc tế về hình sự là u cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm
quyền của một quốc gia đối với cơ quan có thẩm quyền của một quốc gia khác về
việc thực hiện một hoặc một số hoạt động tố tụng cụ thể trong lĩnh vực hình sự nhƣ
tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu liên quan đến tƣơng trợ tƣ pháp về hình sự; triệu tập
ngƣời làm chứng, ngƣời giám định; thu thập, cung cấp chứng cứ; truy cứu trách
nhiệm hình sự; trao đổi thông tin; các yêu cầu tƣơng trợ tƣ pháp khác về hình sự.
UTTP quốc tế về dân sự là yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền
của một quốc gia đối với cơ quan có thẩm quyền của một quốc gia khác về việc
thực hiện một hoặc một số hoạt động tố tụng cụ thể trong lĩnh vực dân sự. Lĩnh vực
dân sự có thể hiểu theo nghĩa rộng là liên quan đến vấn đề dân sự, hơn nhân và gia
đình, kinh doanh, thƣơng mại, lao động. Tùy theo lĩnh vực cụ thể mà nội dung
UTTP có thể khác nhau nhƣng nhìn chung về tổng thể thì đều tuân theo một quy
trình chung đối với lĩnh vực dân sự theo nghĩa rộng. Những hoạt động tố tụng cụ
thể là tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu liên quan đến tƣơng trợ tƣ pháp về dân sự;
triệu tập ngƣời làm chứng, ngƣời giám định; thu thập, cung cấp chứng cứ và các
yêu cầu khác về dân sự.
Theo quy định tại các văn bản pháp luật Việt Nam, “UTTP là yêu cầu bằng
văn bản của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc cơ quan có thẩm quyền của
nƣớc ngoài về việc thực hiện một hoặc một số hoạt động tƣơng trợ tƣ pháp theo quy

định của pháp luật nƣớc có liên quan hoặc điều ƣớc quốc tế mà Việt Nam là thành
viên” và “Tƣơng trợ tƣ pháp đƣợc thực hiện trên cơ sở yêu cầu của cơ quan có thẩm


9

quyền của Việt Nam hoặc cơ quan có thẩm quyền của nƣớc ngồi thơng qua UTTP”9.
Có thể thấy rằng tuy không đề cập đến thuật ngữ “quốc tế” nhƣng khái niệm
UTTP theo Luật Tƣơng trợ tƣ pháp chính là “UTTP quốc tế”.
UTTP bao gồm:
a. “UTTP ra nƣớc ngồi” hay cịn gọi là “UTTP của Việt Nam”, là yêu cầu
bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền Việt Nam đề nghị cơ quan có thẩm quyền
nƣớc ngồi thực hiện một hoặc một số hoạt động tƣơng trợ tƣ pháp về dân sự 10.
b. “UTTP của Tịa án nƣớc ngồi tại Việt Nam” hay cịn gọi là “UTTP của
nƣớc ngồi”, là yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền nƣớc ngồi đề
nghị cơ quan có thẩm quyền Việt Nam thực hiện một hoặc một số hoạt động tƣơng
trợ tƣ pháp về dân sự11.
Hiện nay, các thuật ngữ này đƣợc sử dụng song song trong các văn bản pháp
luật, chƣa có sự thống nhất. Theo tác giả, giá trị pháp lý của Bộ luật Tố tụng dân sự
cao hơn Thông tƣ hƣớng dẫn thi hành nên việc sử dụng thuật ngữ “UTTP ra nƣớc
ngồi” và “UTTP của Tịa án nƣớc ngoài tại Việt Nam” là phù hợp hơn.
Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn này, tác giả xác định đề tài tập trung
nghiên cứu về UTTP ra nƣớc ngoài trong lĩnh vực dân sự. Mặc dù chƣa thống nhất
về thuật ngữ nhƣng có thể đƣợc hiểu cả hai thuật ngữ “UTTP ra nƣớc ngoài” hay
“UTTP của Việt Nam” theo quy định của pháp luật Việt Nam đều là yêu cầu bằng
văn bản của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam đối với cơ quan có thẩm quyền
nƣớc ngoài về việc thực hiện một hoặc một số hoạt động TTTP trong lĩnh vực dân
sự theo quy định của pháp luật nƣớc có liên quan hoặc điều ƣớc quốc tế mà Việt
Nam là thành viên.
9


Điều 6 LTTTP 2007.
BLTTDS 2015 và Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 sử dụng thuật ngữ “UTTP ra nƣớc ngồi” và
“UTTP của Tịa án nƣớc ngồi tại Việt Nam” để phân định cơ quan có thẩm quyền yêu cầu và đƣợc yêu cầu
thực hiện hoạt động TTTP. Trong khi đó theo Khoản 1 Điều 3 TTLT 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC
lại sử dụng thuật ngữ “UTTP của Việt Nam” và “UTTP của nƣớc ngồi” để phân định nội dung trên. Theo
đó, TTLT 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC quy định “UTTP của Việt Nam là yêu cầu bằng văn bản của
cơ quan có thẩm quyền Việt Nam đề nghị cơ quan có thẩm quyền nƣớc ngồi thực hiện một hoặc một số hoạt
động TTTP về dân sự”.
11
BLTTDS 2015 và Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 sử dụng thuật ngữ “UTTP của Tịa án nƣớc ngồi
tại Việt Nam” trong khi theo Khoản 1 Điều 3 TTLT 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC lại sử dụng thuật
ngữ và “UTTP của nƣớc ngoài”.
10


10

Theo đó, “UTTP ra nƣớc ngồi trong lĩnh vực dân sự” có thể đƣợc xác định
là yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền của một quốc gia đối với cơ
quan có thẩm quyền của một quốc gia khác về việc thực hiện một hoặc một số hoạt
động tố tụng cụ thể trong lĩnh vực dân sự, cụ thể là tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu
liên quan đến tƣơng trợ tƣ pháp về dân sự; triệu tập ngƣời làm chứng, ngƣời giám
định; thu thập, cung cấp chứng cứ và các yêu cầu khác về dân sự theo quy định của
pháp luật nƣớc đƣợc yêu cầu hoặc điều ƣớc quốc tế mà cả hai nƣớc cùng là thành viên.
1.1.2. Đặc điểm ủy thác tƣ pháp ra nƣớc ngoài trong lĩnh vực dân sự
1.1.2.1. Chủ thể của ủy thác tư pháp ra nước ngoài trong lĩnh vực dân sự là cơ
quan có thẩm quyền của quốc gia/vùng lãnh thổ
Chủ thể trong UTTP tất yếu phải bao gồm bên có yêu cầu và bên đƣợc yêu
cầu. Theo đó, đối với hoạt động UTTP ra nƣớc ngồi thì chủ thể tham gia phải là

các cơ quan có thẩm quyền của quốc gia/vùng lãnh thổ khác nhau, thực hiện hoạt
động UTTP nhân danh quốc gia/vùng lãnh thổ đó. Chính vì những chủ thể này cũng
có những đặc trƣng nhất định.
Trƣớc hết cần phải xác định, bản chất quan hệ pháp luật phát sinh trong vụ
việc dân sự có yếu tố nƣớc ngoài (cần thực hiện UTTP) là quan hệ dân sự, và đó là
quan hệ pháp luật “tƣ”, mang tính chất “tƣ”. Khi giải quyết quan hệ pháp luật “tƣ”
đó, các quốc gia/vùng lãnh thổ thực hiện UTTP cho nhau thì lại là quan hệ pháp luật
“cơng”, tức là liên quan đến “cơng pháp quốc tế”. Cũng chính vì thế nên các nguyên
tắc của UTTP ra nƣớc ngoài cũng tuân theo các nguyên tắc cơ bản của “công pháp
quốc tế” hay thƣờng đƣợc gọi là Luật Quốc tế (tác giả sẽ phân tích tại mục 1.3).
Chính vì vậy, chủ thể của UTTP ra nƣớc ngoài trong lĩnh vực dân sự thực
hiện UTTP nhân danh một chủ thể đặc biệt theo Luật quốc tế - là quốc gia. Điều 1
của Công ƣớc về Quyền và Nghĩa vụ của Quốc gia năm 1933 (gọi tắt là Công ƣớc
Montevideo) quy định: “Một quốc gia với tƣ cách là chủ thể của luật pháp quốc tế
nên có các tiêu chí sau: a) dân cƣ thƣờng trú; b) lãnh thổ xác định; c) chính quyền;
và d) khả năng tham gia vào quan hệ với các quốc gia khác.”
Tuy nhiên, chủ thể của UTTP không chỉ là cơ quan có thẩm quyền của quốc


11

gia mà cịn có thể là các một cơ quan có thẩm quyền của quốc gia vùng lãnh thổ.
Những vùng lãnh thổ này tùy theo sự công nhận của các quốc gia khác mà có thể
hoặc chƣa đƣợc xem là một quốc gia theo Công ƣớc Montevideo. Tuy nhiên, cơ
quan có thẩm quyền của vùng lãnh thổ vẫn đóng vai trị là chủ thể của UTTP ra
nƣớc ngồi. Điển hình, cơ quan có thẩm quyền của Lãnh thổ Đài Loan khi có u
cầu UTTP đến Việt Nam, phía Việt Nam vẫn thực hiện theo yêu cầu của phía Đài
Loan và ngƣợc lại, trong khi đó quy định pháp luật của Lãnh thổ Đài Loan hoàn
toàn riêng biệt với pháp luật quốc gia Trung Quốc.
Nhƣ vậy, đối với hoạt động một cơ quan có thẩm quyền của quốc gia (ví dụ:

Tịa án, Viện Kiểm sát, CQTHADS) yêu cầu một cơ quan khác của chính quốc gia
đó (ví dụ: Cơ quan đại diện ngoại giao có trụ sở tại quốc gia khác) thực hiện một
hoặc một số nhiệm vụ tƣơng tự nhƣ UTTP thì cũng khơng đƣợc gọi là UTTP ra
nƣớc ngồi nhƣ đã trình bày.
1.1.2.2. Nguyên tắc để thực hiện ủy thác tư pháp ra nước ngoài trong lĩnh vực
dân sự là có điều ước quốc tế hoặc theo nguyên tắc có đi có lại
Hoạt động UTTP ra nƣớc ngồi có sự tham gia của nhiều cơ quan có thẩm
quyền thuộc hai quốc gia/vùng lãnh thổ khác nhau. Vì vậy, tất yếu cơ sở để thực
hiện hoạt động này phải đƣợc dựa trên nền tảng là thỏa thuận giữa các bên. Thỏa
thuận đó có thể đƣợc thể hiện dƣới hình thức điều ƣớc quốc tế đa phƣơng, điều ƣớc
quốc tế song phƣơng. Trong trƣờng hợp khơng có điều ƣớc đa phƣơng hoặc song
phƣơng thì có thể áp dụng ngun tắc có đi có lại.
Điều ƣớc quốc tế là “các thỏa thuận bằng văn bản đƣợc ký kết giữa các chủ
thể của luật quốc tế (trƣớc tiên và chủ yếu là các quốc gia” trên cơ sở tự nguyện và
bình đẳng nhằm thiết lập, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ pháp lý
của các chủ thể luật quốc tế với nhau12. Điều ƣớc quốc tế bao gồm: Điều ƣớc quốc
tế song phƣơng và Điều ƣớc quốc tế đa phƣơng.
Điều ƣớc quốc tế song phƣơng là điều ƣớc quốc tế có hai bên ký kết nên việc
đàm phán, ký kết điều ƣớc song phƣơng đơn giản và nhanh chóng hơn điều ƣớc
12

Trƣờng Đại học Luật TPHCM (2017), Giáo trình Cơng pháp quốc tế (Quyển 1), NXB Hồng Đức, TPHCM tr.95.


12

quốc tế đa phƣơng, nhƣng điều ƣớc này chỉ có phạm vi điều chỉnh giữa hai bên ký
kết mà thôi13.
Điều ƣớc quốc tế đa phƣơng có nhiều hơn hai bên ký kết nên thủ tục đàm
phán, ký kết, gia nhập phức tạp và khó khăn hơn, địi hỏi phải có sự chấp thuận của

các thành viên khác..., nhƣng phạm vi điều chỉnh rộng, tính thống nhất cao và tính
bắt buộc thi hành cao hơn nên trong tƣơng lai đây là xu hƣớng phổ biến của các
quốc gia khi lựa chọn ký kết điều ƣớc quốc tế14.
Theo pháp luật Việt Nam, tại Điều 1 Luật Điều ƣớc quốc tế năm 2016 quy
định “Điều ƣớc quốc tế là thỏa thuận bằng văn bản đƣợc ký kết nhân danh Nhà
nƣớc hoặc Chính phủ nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với bên ký kết
nƣớc ngoài, làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ của nƣớc Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo pháp luật quốc tế, không phụ thuộc vào tên gọi
là hiệp ƣớc, công ƣớc, hiệp định, định ƣớc, thỏa thuận, nghị định thƣ, bản ghi nhớ,
cơng hàm trao đổi hoặc văn kiện có tên gọi khác.”
Trong trƣờng hợp giữa quốc gia/vùng lãnh thổ khơng có điều ƣớc quốc tế thì
cơ sở để thực hiện UTTP là nguyên tắc có đi có lại (xem mục 1.3.3).
1.1.2.3 Yêu cầu ủy thác tư pháp ra nước ngoài trong lĩnh vực dân sự được thực
hiện tuân theo pháp luật quốc gia của bên được yêu cầu hoặc theo phương thức cụ thể
đặc biệt do bên có yêu cầu đề nghị
Khi tiếp nhận một yêu cầu UTTP trong lĩnh vực dân sự theo yêu cầu của một
quốc gia/vùng lãnh thổ khác, bên tiếp nhận sẽ thực hiện yêu cầu đó căn cứ theo
pháp luật của quốc gia mình nếu khơng có bất kỳ yêu cầu cụ thể nào khác. Trong
trƣờng hợp đặc biệt, bên yêu cầu có đề nghị phƣơng án thực hiện cụ thể theo pháp
luật quốc gia của họ thì cần đƣợc thể hiện rõ ràng và mơ tả phƣơng thức thực hiện
cụ thể. Theo đó, căn cứ pháp luật để thực hiện yêu cầu ủy thác tƣ pháp ra nƣớc
ngoài trong lĩnh vực dân sự là theo pháp luật của quốc gia đƣợc yêu cầu hoặc theo

13

Bành Quốc Tuấn (2017), Giáo trình Tƣ pháp quốc tế, Trƣờng ĐH Cơng nghệ TPHCM, NXB Chính trị
quốc gia Sự Thật, tr.46.
14
Bành Quốc Tuấn (2017), Giáo trình Tƣ pháp quốc tế, Trƣờng ĐH Cơng nghệ TPHCM, NXB Chính trị
quốc gia Sự Thật, tr.46.



13

yêu cầu đặc biệt của quốc gia có yêu cầu. Nhƣ vậy, khi thực hiện UTTP ra nƣớc
ngoài nghĩa là cơ quan yêu cầu chấp nhận áp dụng pháp luật nƣớc ngoài để xác định
việc thực hiện yêu cầu ủy thác tƣ pháp có đƣợc xem là thành cơng hay khơng thành
cơng từ đó làm cơ sở để giải quyết các vấn đề liên quan theo quy định của pháp luật
quốc gia yêu cầu.
1.2. Vai trò ủy thác tƣ pháp ra nƣớc ngồi trong lĩnh vực dân sự
1.2.1 Vai trị ủy thác tƣ pháp ra nƣớc ngoài trong lĩnh vực dân sự đối với
phƣơng diện chính trị - ngoại giao
Trong thời đại tồn cầu hóa, mối quan hệ giữa các quốc gia đã và cần phải
đƣợc thiết lập trên tất cả các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực tƣ pháp. Tính đến thời
điểm hiện nay, Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với hơn 160 nƣớc và 70 vùng
lãnh thổ và quan hệ thƣơng mại với 165 nƣớc và vùng lãnh thổ trên thế giới, tham
gia các tổ chức khu vực và quốc tế quan trọng. Số lƣợng ngƣời Việt Nam sinh sống,
lao động, học tập tại nƣớc ngoài và ngƣời nƣớc ngoài cƣ trú tại Việt Nam tăng
nhanh (Số liệu thống kê đƣa ra tại Hội nghị ngƣời Việt Nam ở nƣớc ngoài lần thứ
hai với chủ đề “Tầm nhìn đến năm 2020 - Cộng đồng ngƣời Việt Nam ở nƣớc ngoài
Hội nhập và phát triển cùng đất nƣớc” do Bộ Ngoại giao, Ủy ban Nhà nƣớc về
ngƣời Việt Nam ở nƣớc ngoài cho thấy số lƣợng ngƣời Việt Nam sinh sống, lao
động và học tập tại nƣớc ngoài trong những năm qua đã lên tới 4,5 triệu ngƣời.
Theo số liệu của Bộ Cơng an: Tính đến tháng 06/2013, đã có 44.080.492 lƣợt ngƣời
nƣớc ngồi nhập cảnh Việt Nam, trong đó có 27.050.364 lƣợt ngƣời nƣớc ngồi vào
Việt Nam tham quan du lịch, thăm thân, tăng khá nhanh và đa dạng về quốc tịch;
thu hút ngƣời nƣớc ngoài…. Số lƣợng ngƣời nƣớc ngoài ở Việt Nam và ngƣời Việt
Nam định cƣ ở nƣớc ngoài tăng lên từ 5 đến 10 % mỗi năm). Tất yếu các quan hệ
dân sự, thƣơng mại phát triển mạnh mẽ, phong phú đa dạng cả về nội dung và hình
thức. Về mặt chính trị, UTTP ra nƣớc ngồi có ý nghĩa sâu sắc đối với quan hệ

ngoại giao giữa các quốc gia/ vùng lãnh thổ. UTTP ra nƣớc ngoài đảm bảo quyền
lợi của công dân các nƣớc khi họ sinh sống, làm việc, học tập tại các quốc gia khác
nhau trong các vấn đề về dân sự. Qua đó, thúc đẩy mối quan hệ ngoại giao giữa các


14

quốc gia trở nên tốt đẹp hơn. Đồng thời, thông qua hoạt động UTTP ra nƣớc ngoài
để tống đạt tài liệu, thu thập chứng cứ, triệu tập ngƣời làm chứng, ngƣời giám định
và một số cơng việc khác có liên quan đƣợc thực hiện trên lãnh thổ quốc gia đƣợc
yêu cầu và tuân theo pháp luật của chính quốc gia đó (trừ trƣờng hợp có thỏa thuận
về áp dụng các quy định đặc biệt theo yêu cầu của bên gửi) thể hiện sự tôn trọng
chủ quyền của quốc gia khác cũng nhƣ tơn trọng văn hóa của họ.
Q trình phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền của các quốc gia/vùng
lãnh thổ trong quá trình thực hiện yêu cầu ủy thác tƣ pháp còn tạo điều kiện thúc
đẩy sự hợp tác giữa các quốc gia/vùng lãnh thổ với nhau. Trên nguyên tắc bình
đẳng về chủ quyền, các quốc gia ở vị trí ngang nhau trong việc thiết lập mối quan
hệ giao lƣu quốc tế trên mọi lĩnh vực, trong đó có ủy thác tƣ pháp trong lĩnh vực
dân sự. Việc Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi cho việc ủy thác tƣ pháp trong lĩnh
vực dân sự theo yêu cầu của phía nƣớc ngồi, cụ thể là thực hiện các yêu cầu UTTP
của nƣớc ngoài đúng cam kết và trên ngun tắc có đi có lại, cũng chính là góp
phần tạo điều kiện thuận lợi cho việc yêu cầu UTTP của Việt Nam cũng đƣợc phía
nƣớc ngồi thực hiện tốt hơn.
1.2.2. Vai trò ủy thác tƣ pháp ra nƣớc ngoài trong lĩnh vực dân sự đối
với phƣơng diện kinh tế
Bên cạnh tác động tích cực, việc hội nhập quốc tế sâu rộng hơn cũng làm
phát sinh tác động tiêu cực mà hệ quả tất yếu là các vụ việc tranh chấp về dân sự có
yếu tố nƣớc ngồi phát sinh ngày càng nhiều. Việc hội nhập quốc tế sâu rộng hơn
bên cạnh các tác động tích cực cũng làm phát sinh tác động tiêu cực mà hệ quả tất
yếu là các vụ việc tranh chấp về dân sự, thƣơng mại, hành chính có yếu tố nƣớc

ngồi phát sinh ngày càng nhiều. Để giải quyết đƣợc các vụ việc này, phải có sự hỗ
trợ, hợp tác quốc tế, TTTP giữa các nƣớc có liên quan, trong đó có các cơng việc
nhƣ tống đạt giấy tờ, thu thập chứng cứ…
UTTP ra nƣớc ngồi trong lĩnh vực dân sự góp phần bảo vệ lợi ích kinh tế
chính đáng của đƣơng sự trong vụ án dân sự. Quá trình giải quyết tranh chấp dân sự
tại Tòa án và giai đoạn thi hành án trong trƣờng hợp không đƣợc UTTP ra nƣớc


15

ngoài để tiến hành các thủ tục cần thiết (tống đạt văn bản tố tụng cũng nhƣ thu thập
chứng cứ, triệu tập ngƣời làm chứng, ngƣời giám định...) thì sẽ kéo dài và kết quả
giải quyết có thể khơng phù hợp với sự thật khách quan của tranh chấp. Hậu quả
của việc này có thể là các bên đều thiệt hại về thời gian, công sức và tiền bạc để
theo đuổi vụ kiện. Bên cạnh đó, với một khoản án phí cố định trong vụ việc dân sự
(tùy theo giá trị tranh chấp, có giá ngạch hoặc khơng giá ngạch) nếu vụ việc bị kéo
dài thì Nhà nƣớc cũng bị “thiệt hại” về mặt kinh tế.
1.2.3. Vai trò ủy thác tƣ pháp ra nƣớc ngoài trong lĩnh vực dân sự đối
với phƣơng diện pháp luật
Quy định pháp luật về UTTP ra nƣớc ngoài ngày càng chặt chẽ sẽ thúc đẩy
quá trình giải quyết tranh chấp tại Tịa án Việt Nam, rút ngắn thời gian và đảm bảo
hiệu quả đối với phán quyết của Tòa án cũng nhƣ các thủ tục tại Viện Kiểm sát,
CQTHADS. Điều này thể hiện rất rõ qua số lƣợng hồ sơ yêu cầu uỷ thác tƣ pháp về
dân sự mà Việt Nam đã tiếp nhận của nƣớc ngoài và đề nghị nƣớc ngoài hỗ trợ tăng
mạnh trong thời gian gần đây. Nếu trong giai đoạn từ năm 2008 - 2011, trung bình
mỗi năm Việt Nam gửi đi khoảng gần 1800 yêu cầu UTTP thì đến giai đoạn năm
2012 - 2014 con số này đã tăng lên đến gần 3000 yêu cầu, trong đó khoảng 80% là
các yêu cầu tống đạt giấy tờ, tài liệu15.
Có thể khẳng định, UTTP ra nƣớc ngoài trong lĩnh vực dân sự có vai trị vơ
cùng quan trọng trong thủ tục tố tụng tại Tòa án Việt Nam. Hiệu quả của UTTP ra

nƣớc ngồi có giá trị quyết định đối với q trình giải quyết vụ việc tại Tịa án, đảm
bảo quyền lợi của các đƣơng sự cƣ trú ở nƣớc ngoài cũng nhƣ các đƣơng sự ở Việt
Nam. Bên cạnh đó, hiệu quả giải quyết tranh chấp dân sự và yêu cầu dân sự tại Tòa
án cũng tăng lên, đảm bảo thời hạn tố tụng cũng nhƣ giảm áp lực về án tồn đọng,
chậm giải quyết.
Hoạt động UTTP ra nƣớc ngoài cũng thúc đẩy q trình giải quyết các vấn
đề có liên quan và đẩy mạnh hiệu quả xử lý công việc của VKSND và CQTHADS.
15

Báo cáo số 14/BC-BTP ngày 20/01/2015 của Bộ Tƣ pháp về kết quả tổng kết 6 năm thi hành Luật Tƣơng
trợ tƣ pháp và Báo cáo số 413/BC-CP ngày 17/10/2014 về hoạt động tƣơng trợ tƣ pháp của Chính phủ trình
Quốc hội.


16

Đặc biệt, giai đoạn thi hành án, hoạt động UTTP ra nƣớc ngồi có hiệu quả vừa đảm
bảo quyền lợi của đƣơng sự ở nƣớc ngoài, vừa đẩy nhanh tiến độ thi hành bản án,
quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.
1.3. Các nguyên tắc của ủy thác tƣ pháp ra nƣớc ngoài trong lĩnh vực dân sự
1.3.1. Ngun tắc tơn trọng độc lập, chủ quyền, tồn vẹn lãnh thổ, không
can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và các bên cùng có lợi
UTTP là một phần của tƣ pháp quốc tế, do đó, các nguyên tắc của UTTP
cũng dựa trên cở sở nguyên tắc của tƣ pháp quốc tế. Dù tƣ pháp quốc tế có ngun
tắc đặc thù của mình nhƣng trong q trình điều chỉnh các mối quan hệ theo nghĩa
rộng có yếu tố nƣớc ngoài, tƣ pháp quốc tế vẫn phải tuân theo các nguyên tắc cơ
bản của công pháp quốc tế16. Các ngun tắc cơ bản này đóng vai trị là thƣớc đo
giá trị hợp pháp của mọi nguyên tắc, mọi quy phạm pháp luật của Luật Quốc tế; là
căn cứ pháp lý để giải quyết các tranh chấp quốc tế, các nguyên tắc cơ bản của Luật
Quốc tế thƣờng đƣợc viện dẫn trong hệ thống các cơ quan của Liên hợp quốc; là

công cụ pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể Luật quốc tế.
Nguyên tắc “bình đẳng về chủ quyền của quốc gia” xuất hiện rất sớm trong
đời sống quốc tế, đƣợc hình thành trong thời kỳ lồi ngƣời chuyển từ chế độ phong
kiến sang chế độ tƣ bản chủ nghĩa, và trở thành nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế
thời kỳ tƣ bản chủ nghĩa. Tuy nhiên nguyên tắc này chỉ đƣợc dùng để điều chỉnh
mối quan hệ giữa các quốc gia nhất định. Mặc dù Hiến pháp tƣ sản cũng ghi nhận
nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền dân tộc nhƣng trên thực tế giai cấp tƣ sản không
hề tơn trọng ngun tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia thể hiện qua các
cuộc đấu tranh đầu thế kỷ XIX, hai cuộc chiến tranh thế giới. Năm 1945, sau khi
Liên hợp quốc ra đời, với tôn chỉ và mục đích gìn giữ hịa bình và an ninh quốc tế,
trong Hiến chƣơng Liên hợp quốc đã ghi nhận "bình đẳng chủ quyền giữa các quốc
gia" là nguyên tắc cơ bản nhất trong hệ thống các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc
tế và đồng thời cũng là nguyên tắc cơ bản trong hoạt động của tổ chức quốc tế này.

16

Bành Quốc Tuấn (2017), Giáo trình Tƣ pháp quốc tế, Trƣờng ĐH Cơng nghệ TPHCM, NXB Chính trị
quốc gia Sự Thật, tr.36.


×