Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong tố tụng hình sự - những vấn đề lý luận và thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (936.12 KB, 126 trang )


đại học quốc gia hà nội
khoa luật




nguyễn thị thúy ngọc





ng-ời có quyền lợi, nghĩa vụ
liên quan trong tố tụng hình sự -
những vấn đề lý luận và thực tiễn




luận văn thạc sĩ luật học







Hà nội - 2008




đại học quốc gia hà nội
khoa luật



nguyễn thị thúy ngọc




ng-ời có quyền lợi, nghĩa vụ
liên quan trong tố tụng hình sự -
những vấn đề lý luận và thực tiễn

Chuyên ngành : Luật hình sự
Mã số : 60 38 40


luận văn thạc sĩ luật học



Ng-ời h-ớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Ngọc Chí


Hà nội - 2008


Mục lục




Trang

Trang phụ bìa


Lời cam đoan


Mục lục


Danh mục các bảng


mở đầu
1

Ch-ơng 1: một số vấn đề lý luận về ng-ời có quyền
lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án trong tố
tụng hình sự
5
1.1.
Khái niệm ng-ời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án
5
1.2.
Cơ sở của việc quy định ng-ời có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan đến vụ án trong luật tố tụng hình sự

16
1.3.
Phân biệt ng-ời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan với những
ng-ời tham gia tố tụng khác
20
1.3.1.
Phân biệt ng-ời có quyền lợi liên quan với ng-ời bị hại
20
1.3.2.
Phân biệt ng-ời có quyền lợi liên quan với nguyên đơn dân sự
24
1.3.3.
Phân biệt ng-ời có nghĩa vụ liên quan với bị đơn dân sự
27
1.3.4.
Phân biệt ng-ời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan với ng-ời
làm chứng
29
1.3.5.
Phân biệt ng-ời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan với ng-ời
đại diện hợp pháp của bị can, bị cáo
32
1.4.
Lịch sử các quy định của pháp luật về ng-ời có quyền lợi,
nghĩa vụ liên quan đến vụ án
34
1.5.
Quy định của pháp luật một số n-ớc về ng-ời có quyền lợi,
nghĩa vụ liên quan đến vụ án
41

1.5.1.
Cộng hòa nhân dân Trung Hoa
41
1.5.2.
Liên bang Nga
42
1.5.3.
Cộng hòa Liên bang Đức
43
1.5.4.
Canada
44
1.5.5.
Cộng hòa Pháp
47

Ch-ơng 2: quyền và nghĩa vụ pháp lý của ng-ời có
quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án theo
pháp luật tố tụng hình sự Việt nam
50
2.1.
Năng lực pháp luật và năng lực hành vi tố tụng hình sự của
ng-ời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
50
2.2.
Quyền và nghĩa vụ của ng-ời có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan trong tố tụng hình sự
53
2.2.1.
Quyền của ng-ời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong tố

tụng hình sự
53
2.2.1.1.
Quyền đ-a ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu trong các giai đoạn tố tụng
53
2.2.1.2.
Quyền tham gia phiên tòa, phát biểu ý kiến, tranh luận tại
phiên tòa để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình
55
2.2.1.3.
Quyền ủy quyền cho ng-ời khác tham gia tố tụng
58
2.2.1.4.
Quyền nhờ ng-ời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình
59
2.2.1.5.
Quyền kháng cáo, khiếu nại bản án, quyết định của Tòa án
về những vấn đề trực tiếp liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ
của mình
62
2.2.1.6.
Quyền khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan,
ng-ời có thẩm quyền tiến hành tố tụng
65
2.2.1.7.
Quyền yêu cầu thi hành án
67
2.2.2.
Nghĩa vụ và hậu quả pháp lý của việc không thực hiện đúng
nghĩa vụ của ng-ời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong tố

tụng hình sự
68
2.2.2.1.
Nghĩa vụ trình bày trung thực những tình tiết trực tiếp liên
quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của mình
69
2.2.2.2.
Nghĩa vụ có mặt theo giấy triệu tập
72
2.2.2.3.
Nghĩa vụ tuân thủ nội quy phiên tòa
75
2.2.2.4.
Nghĩa vụ thực hiện bản án, quyết định của Tòa án
77

Ch-ơng 3: thực tiễn áp dụng và một số kiến nghị
79
3.1.
Thực tiễn áp dụng
79
3.2.
Nguyên nhân và giải pháp khắc phục
96
3.2.1.
Nguyên nhân
96
3.2.1.1.
Nguyên nhân khách quan
96

3.2.1.2.
Nguyên nhân chủ quan
97
3.2.2.
Giải pháp khắc phục
98
3.2.2.1.
Về lập pháp
98
3.2.2.2.
Về áp dụng pháp luật
104
3.2.2.3.
Về công tác cán bộ
105

kết luận
107

danh mục tài liệu tham khảo
109

phụ lục
113





danh mục các bảng



Số hiệu
bảng
Tên bảng
Trang
3.1.
Tổng hợp số vụ án có ng-ời có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan từ năm 2003 - 2007 tại Tòa án nhân dân tỉnh Hà Tây
79
3.2.
Tổng hợp số vụ án có ng-ời có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan có kháng cáo hoặc bị kháng cáo, kháng nghị từ năm
2003 - 2007 tại Tòa án nhân dân tỉnh Hà Tây
79
3.3.
Tổng hợp kết quả xét xử phúc phẩm số vụ án có ng-ời có
quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có kháng cáo hoặc bị kháng
cáo, kháng nghị từ năm 2003 - 2007 tại Tòa án nhân dân
tỉnh Hà Tây
80



1
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Trong giải quyết vụ án hình sự, vấn đề trọng tâm và quan trọng là xác
định trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, ở nhiều vụ án còn đặt ra vấn đề trách

nhiệm dân sự và xử lý vật chứng. Thực tế, trong tổng số các vụ án hình sự, số
lượng án đòi hỏi phải giải quyết phần dân sự và vật chứng chiếm tỷ lệ không
ít, nếu không muốn nói là tương đối nhiều. Để giải quyết vụ án triệt để, các cơ
quan tiến hành tố tụng phải đưa những người có liên quan đến các vấn đề đó
vào vụ án hình sự để xem xét và quyết định về quyền lợi hoặc nghĩa vụ của
họ. Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành cũng như các văn bản pháp luật tố tụng
hình sự từ trước đến nay quy định chưa cụ thể, rõ ràng về người có quyền lợi,
nghĩa vụ liên quan đến vụ án. Nhiều nội dung quan trọng còn bỏ ngỏ như:
chưa quy định khái niệm, các quyền và nghĩa vụ tố tụng ghi nhận chưa đầy
đủ, chưa có văn bản hướng dẫn để làm cơ sở cho sự phân biệt người có quyền
lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án với một số người tham gia tố tụng khác…
Do đó các cơ quan tiến hành tố tụng gặp không ít khó khăn, vướng mắc trong
xác định tư cách tham gia tố tụng, thường xảy ra sự nhầm lẫn giữa người có
quyền lợi, nghĩa vụ liên quan với người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân
sự, người làm chứng, người đại diện hợp pháp của bị can, bị cáo. Điều đó làm
ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi chính đáng của người có quyền lợi, nghĩa
vụ liên quan đến vụ án nói riêng và những người tham gia tố tụng nói chung.
Để góp phần tháo gỡ những vướng mắc trong việc xác định tư cách
tham gia tố tụng, tránh những nhầm lẫn không nên có, giúp cho việc áp dụng
pháp luật tố tụng hình sự được đúng đắn, thống nhất, việc nghiên cứu một
cách hệ thống cả về lý luận lẫn thực tiễn về người có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan đến vụ án trong tố tụng hình sự là đòi hỏi cần thiết trong giai đoạn cải
cách tư pháp hiện nay. Vì vậy tác giả đã chọn đề tài "Người có quyền lợi,

2
nghĩa vụ liên quan trong tố tụng hình sự - những vấn đề lý luận và thực
tiễn" với mong muốn phần nào đáp ứng yêu cầu của việc xây dựng, hoàn
thiện pháp luật tố tụng hình sự cũng như áp dụng pháp luật tố tụng hình sự
trong giải quyết các vụ án hình sự nước ta.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Trong khoa học luật tố tụng hình sự, có nhiều công trình nghiên cứu
đưa ra cơ sở lý luận cho từng vấn đề của tố tụng hình sự. Tuy nhiên, đến nay
chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu một cách cụ thể, chi tiết và
có hệ thống về người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án. Mặc dù là
đề tài hẹp, song do đòi hỏi của tính khách quan, toàn diện trong giải quyết vụ
án hình sự, xuất phát từ tình hình thực tế các cơ quan tiến hành tố tụng nhiều
trường hợp xác định không chính xác tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ
liên quan mà đề tài này cần được quan tâm tìm hiểu. Là một cán bộ ngành
Tòa án làm công tác thực tiễn, tác giả nhận thấy việc nghiên cứu về người có
quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có vai trò, ý nghĩa rất lớn, đặc biệt là trong bảo
vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng, một trong những
nhiệm vụ của giải quyết án hình sự.
3. Mục đích nghiên cứu đề tài
Việc nghiên cứu đề tài nhằm mục đích làm rõ cơ sở lý luận, nội dung
các quyền và nghĩa vụ tố tụng của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan,
các biện pháp đảm bảo xác định đúng tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ
liên quan trong vụ án hình sự. Qua đây nhằm đóng góp một vài ý kiến vào
việc xây dựng chế định này trong pháp luật tố tụng hình sự hiện nay, đồng
thời nâng cao hiệu quả hoạt động bảo vệ pháp luật của các cơ quan tiến hành
tố tụng.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các quy định của pháp luật tố tụng
hình sự Việt Nam, thực tiễn hoạt động tố tụng hình sự của các cơ quan tư

3
pháp, đặc biệt là Tòa án trong việc xác định, giải quyết quyền, nghĩa vụ của
người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án.
Trên cơ sở mục đích, đối tượng nghiên cứu đã xác định phạm vi nghiên
cứu đề tài chỉ tập trung vào những vấn đề liên quan đến người có quyền lợi,
nghĩa vụ liên quan trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam và trong hoạt

động tố tụng hình sự của các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự Việt Nam.
Luận văn cũng có tìm hiểu, so sánh với pháp luật tố tụng hình sự của một số
nước trên thế giới về vấn đề này.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn
Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng và Nhà nước.
Luận văn sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học như:
phương pháp phân tích, phương pháp so sánh, phương pháp thống kê, tổng
hợp, phương pháp đàm thoại…
6. Ý nghĩa khoa học của đề tài
- Với cơ quan lập pháp: Kết quả nghiên cứu đề tài người có quyền lợi,
nghĩa vụ liên quan trong tố tụng hình sự sẽ giúp xác định được khái niệm,
những quyền và nghĩa vụ pháp lý của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan,
ban hành văn bản hướng dẫn các cơ quan tiến hành tố tụng. Việc xây dựng
các quy phạm pháp luật phù hợp, đầy đủ, có hệ thống sẽ là cơ sở pháp lý quan
trọng để giải quyết vụ án hình sự.
- Với cơ quan thực hiện pháp luật: Trên cơ sở sự nhận thức đúng đắn
các quy định của pháp luật về người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, bằng
thực tiễn tiến hành các hoạt động tố tụng, cơ quan tiến hành tố tụng có thể xác
định được đầy đủ, chính xác tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
những mối quan hệ pháp luật giữa họ với những người tham gia tố tụng khác
cần được giải quyết, áp dụng đúng các quyền và nghĩa vụ pháp lý đối với họ.
Từ đó góp phần giải quyết vụ án hình sự khách quan, toàn diện, đảm bảo

4
quyền lợi hợp pháp cho người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cũng như các
đương sự khác.
- Với người tham gia tố tụng: Bản thân người tham gia tố tụng khi có
sự hiểu biết về pháp luật nói chung và về chế định người có quyền lợi, nghĩa
vụ liên quan nói riêng sẽ giúp họ xác định được mình có vị trí tố tụng như thế

nào, có những quyền gì, được làm gì và làm đến đâu; có nghĩa vụ gì, thực
hiện nghĩa vụ đó ra sao. Trên cơ sở đó họ sẽ bảo vệ được quyền và lợi ích hợp
pháp của mình tốt hơn.
7. Những đóng góp mới của luận văn
Luận văn đi vào làm rõ những vấn đề lý luận về người có quyền lợi,
nghĩa vụ liên quan như: khái niệm, đặc điểm, cơ sở của việc quy định người
có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong luật tố tụng hình sự, phân biệt người có
quyền lợi, nghĩa vụ liên quan với một số người tham gia tố tụng khác…; phân
tích nội dung các quyền và nghĩa vụ pháp lý của người có quyền lợi, nghĩa vụ
liên quan; tìm hiểu thực tiễn áp dụng. Trên cơ sở đó, trong luận văn đề xuất
hướng hoàn thiện chế định người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong pháp
luật tố tụng hình sự và đưa ra các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động áp
dụng pháp luật tố tụng hình sự nhằm giải quyết vụ án hình sự khách quan,
toàn diện, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan cũng như những người tham gia tố tụng khác.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
nội dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về người có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan đến vụ án trong tố tụng hình sự.
Chương 2: Quyền và nghĩa vụ pháp lý của người có quyền lợi, nghĩa
vụ liên quan theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam.
Chương 3: Thực tiễn áp dụng và một số kiến nghị.

5
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGƢỜI CÓ QUYỀN LỢI, NGHĨA VỤ
LIÊN QUAN ĐẾN VỤ ÁN TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ

Luật tố tụng hình nhiều nước trên thế giới không có quy định về người

có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, chỉ một số nước, trong đó có Việt
Nam quy định về loại người này. Việc quy định hoặc không quy định loại
người này trong tố tụng hình sự xuất phát từ đặc điểm của hệ thống pháp luật,
đặc điểm kinh tế, xã hội mỗi quốc gia. Chương này của luận văn sẽ làm rõ
những nội dung sau: khái niệm người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; cơ sở
của việc quy định người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong luật tố tụng
hình sự; phân biệt người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan với một số người
tham gia tố tụng khác; lịch sử các quy định của pháp luật Việt Nam về người
có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; quy định của pháp luật nước ngoài về người
có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
1.1. KHÁI NIỆM NGƢỜI CÓ QUYỀN LỢI, NGHĨA VỤ LIÊN QUAN ĐẾN
VỤ ÁN
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án được quy định trong
Bộ luật tố tụng hình sự 2003, tuy nhiên điều luật về loại người này không
định nghĩa nội hàm về người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, như các điều
luật khác quy định về người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị hại, nguyên
đơn dân sự, bị đơn dân sự, người làm chứng.
Trong khoa học pháp lý có nhiều quan điểm về khái niệm người có quyền
lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án. Các giáo trình của các cơ sở đào tạo luật cũng
không có sự đồng nhất về khái niệm người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến
vụ án. Cụ thể, giáo trình Luật tố tụng hình sự của Khoa Luật - Đại học Quốc gia
Hà Nội nêu: người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án là người có
quyền lợi và nghĩa vụ bị ảnh hưởng bởi các quyết định của Tòa án [20, tr. 145];

6
giáo trình Luật tố tụng hình sự của Học viện Cảnh sát nhân dân và Đại học
Luật Hà Nội thì nêu: người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án là
người có quyền lợi, nghĩa vụ bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các quyết định của cơ
quan tiến hành tố tụng [18, tr. 112], [41, tr. 134]. Chúng ta còn tìm thấy khái
niệm về người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong các tài liệu tham khảo

như Từ điển giải thích thuật ngữ luật học, Bình luận khoa học Bộ luật tố tụng
hình sự. Nhìn chung, các tài liệu này đều đưa ra định nghĩa về người có quyền
lợi, nghĩa vụ liên quan như định nghĩa trong giáo trình Luật tố tụng hình sự
của khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Ngoài ra, còn có tác giả nêu: người
có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự là người có quyền lợi,
nghĩa vụ liên quan đến việc xét xử vụ án hình sự của Tòa án và được Tòa án
chấp nhận đưa họ vào tham gia với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ
liên quan đến vụ án hình sự [24]. Như vậy, các giáo trình cũng như các sách
báo, tài liệu tham khảo khi định nghĩa về người có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan có sự khác nhau ở việc xác định chủ thể có thẩm quyền ra quyết định
ảnh hưởng đến quyền lợi, nghĩa vụ của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan, có khái niệm xác định là Tòa án, có khái niệm xác định là cơ quan tiến
hành tố tụng. Trong thực tế, mặc dù tư cách tham gia tố tụng cũng như quyền
và nghĩa vụ của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan được quyết định chủ
yếu trong giai đoạn xét xử, bằng bản án của Tòa án. Song về nguyên tắc,
quyền lợi, nghĩa vụ của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan được giải
quyết trong bất kỳ giai đoạn nào của quá trình tố tụng. Chẳng hạn, ở giai đoạn
điều tra hay giai đoạn truy tố, nếu vụ án được đình chỉ thì Cơ quan điều tra
hoặc Viện kiểm sát sẽ quyết định việc xử lý vật chứng. Theo đó quyền lợi,
nghĩa vụ của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan sẽ được giải quyết. Điều
này cho thấy, ngoài Tòa án, các cơ quan tiến hành tố tụng khác cũng có thẩm
quyền ra các quyết định ảnh hưởng đến quyền lợi, nghĩa vụ của người có
quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Mặt khác, khoản 2 Điều 54 Bộ luật tố tụng hình
sự quy định: "Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án phải có mặt
theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án" [11]. Quy

7
định này đã góp phần khẳng định tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan đến vụ án có trong các giai đoạn tố tụng, từ giai đoạn điều tra, đến truy
tố, xét xử và chịu tác động của cả ba cơ quan tiến hành tố tụng gồm Cơ quan

điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án. Tuy nhiên, đây chưa phải là điều quan trọng,
cái quan trọng là phải nêu rõ những nội dung, đặc điểm của người có quyền
lợi, nghĩa vụ liên quan.
Nên chăng xây dựng khái niệm về người có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan trong tố tụng hình sự như sau: Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
đến vụ án hình sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền lợi hoặc nghĩa vụ về
vật chất, tinh thần do có liên quan đến tội phạm, được các cơ quan tiến hành
tố tụng công nhận và xem xét, quyết định về những vấn đề ảnh hưởng trực
tiếp đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ.
Định nghĩa này đã phần nào khắc phục được hạn chế trong tất cả các
định nghĩa mà chúng ta vừa tìm hiểu, đó là chỉ ra được nội hàm của người có
quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; đồng thời khẳng định quan điểm của tác giả về
xác định chủ thể có thẩm quyền ra các quyết định ảnh hưởng đến quyền lợi,
nghĩa vụ của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Từ định nghĩa trên thì người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có
những đặc điểm sau:
Thứ nhất: Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan chỉ xuất hiện khi có
hành vi phạm tội. Khi hành vi nguy hiểm cho xã hội được thực hiện với một
mức độ đáng kể mà Bộ luật hình sự quy định là "tội phạm", nó không chỉ làm
phát sinh trách nhiệm hình sự, một loại trách nhiệm của người phạm tội đối
với Nhà nước, thể hiện mối quan hệ bất bình đẳng; mà còn làm phát sinh
trách nhiệm dân sự, một loại trách nhiệm giữa những người tham gia tố tụng
với nhau, thể hiện mối quan hệ mang tính bình đẳng, thỏa thuận. Cụ thể đó là
mối quan hệ giữa người bị thiệt hại (người bị hại, nguyên đơn dân sự, người
có quyền lợi liên quan) với người có trách nhiệm bồi thường hoặc hoàn trả tài

8
sản (bị can, bị cáo, bị đơn dân sự, người có nghĩa vụ liên quan). Bên cạnh đó,
khi hành vi phạm tội xảy ra, do đòi hỏi của quá trình điều tra thu thập chứng
cứ, cơ quan điều tra có thể đã tiến hành thu giữ những vật chứng và tài sản có

liên quan. Khi vụ án hình sự được giải quyết, các cơ quan tiến hành tố tụng
phải quyết định xử lý vật chứng, tài sản đó nhằm đảm bảo quyền lợi cho chủ
sở hữu hợp pháp. Vấn đề trách nhiệm dân sự, vấn đề xử lý vật chứng phát
sinh đã làm xuất hiện tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ
án hình sự. Tất nhiên, không phải hành vi phạm tội nào cũng làm phát sinh
hai vấn đề này và làm xuất hiện người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham
gia tố tụng. Song nếu không có hành vi phạm tội xảy ra thì không thể có
người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án. Vì, nếu là hành vi vi phạm
pháp luật khác (không đủ yếu tố cấu thành tội phạm) thì vấn đề bồi thường,
trả lại tài sản sẽ được giải quyết bằng ngành luật quy định về hành vi vi phạm
đó và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đối với hành vi phạm tội sẽ được
xác định tư cách tham gia tố tụng theo pháp luật tố tụng dân sự.
Thứ hai: Quyền lợi, nghĩa vụ của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan phải xuất phát từ các quan hệ do hành vi phạm tội gây ra. Trong vụ án
hình sự, vì người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là người bị ảnh hưởng trực
tiếp bởi các quyết định của cơ quan tiến hành tố tụng, đặc biệt là Tòa án, do
đó việc xác định quyền lợi và nghĩa vụ của một người nào đó có liên quan đến
vụ án hay không rất quan trọng. Xác định đúng quan hệ pháp luật và đúng tư
cách chủ thể mới có thể đưa ra được quyết định đúng đắn. Thực tế có những
vấn đề không hề liên quan đến vụ án hình sự nhưng Tòa án lại vẫn giải quyết
trong vụ án hình sự và xác định tư cách tố tụng của chủ thể là người có quyền
lợi, nghĩa vụ liên quan là không đúng. Ví dụ A bán cho B một chiếc xe máy
nhưng B chưa trả hết tiền, vẫn còn nợ A 6 triệu. B đã dùng chiếc xe đó đi
cướp giật tài sản và bị truy tố. Khi xét xử Tòa án xác định A là người có
quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án. Thực chất, việc A bán cho B chiếc
xe máy và B vẫn còn nợ A một số tiền là quan hệ pháp luật dân sự về hợp

9
đồng mua bán tài sản, không có liên quan gì đến vụ án hình sự đang giải
quyết.

Tuy nhiên, bên cạnh đó lại có những quan hệ pháp luật kinh tế hay
dân sự, nếu chỉ xét về hình thức thì không thấy liên quan đến hành vi phạm
tội của bị cáo nhưng xét về nghĩa vụ lại có liên quan đến hành vi phạm tội, thì
người đã tham gia vào giao dịch dân sự hay kinh tế đó vẫn được xác định là
người có quyền lợi liên quan đến vụ án và quyền lợi của họ được giải quyết
cùng với việc giải quyết vụ án hình sự. Ví dụ: vợ chồng ông H cho T dùng
giấy tờ sở hữu nhà của mình để T thế chấp vay tiền ngân hàng. Đến hạn T
không trả được nợ và bỏ trốn, cơ quan điều tra phải ra lệnh truy nã mới bắt
được T. Viện kiểm sát truy tố T về tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Trong vụ án này vợ chồng ông H cần được xác định là người có quyền lợi và
nghĩa vụ liên quan. Đó là quyền lợi về ngôi nhà và nghĩa vụ là nghĩa vụ bảo
lãnh cho T vay tiền ngân hàng [23, tr. 116].
Trên cơ sở xem xét tính liên quan đến việc thực hiện hành vi phạm tội,
chúng ta có thể xác định người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thuộc hai
dạng sau:
Dạng thứ nhất: Đó là người không tham gia vào việc thực hiện tội
phạm nhưng quyền lợi hoặc nghĩa vụ của họ có liên quan đến vụ án. Thực tế
thường xảy ra các trường hợp như:
- Người giao tài sản, phương tiện cho người khác không nhằm mục
đích thực hiện tội phạm. Khi cho mượn, cho thuê tài sản họ đã không biết, không
buộc phải biết và không thể biết được người nhận tài sản lại sử dụng vào việc
thực hiện tội phạm. Thực tế người phạm tội đã dùng tài sản đó làm công cụ,
phương tiện phạm tội nên bị cơ quan tiến hành tố tụng thu giữ. Ví dụ cho người
khác mượn xe để đi công tác nhưng người đó dùng để chở hàng lậu
- Người là chủ sở hữu tài sản nhưng vì lý do nào đó mà tài sản của chủ
sở hữu bị lẫn vào trong số tài sản liên quan đến hành vi phạm tội nên bị cơ

10
quan tiến hành tố tụng tạm giữ. Ví dụ 1: người mang vải đến hiệu may để may
quần áo nhưng số vải đó bị thu giữ cùng với số vải của người chủ hiệu may

phạm tội. Ví dụ 2: do thấy bị phát hiện, người phạm tội đã giấu chiếc bình
gốm vừa trộm được vào cửa hàng bán đồ gốm của người khác, cơ quan tiến
hành tố tụng đã thu giữ toàn bộ số đồ gốm tại cửa hàng.
- Người được người khác cho tài sản mà không biết đó là tài sản do
phạm tội mà có. Ví dụ A cướp được chiếc đồng hồ đeo tay đem về cho anh
trai mình, nói là nhặt được.
Dạng thứ hai: Người đã tham gia trong chừng mực nhất định vào việc
thực hiện tội phạm nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc được
miễn trách nhiệm hình sự nhưng phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại
hoặc trả lại tài sản được hưởng từ việc thực hiện tội phạm. Ví dụ A, B, C rủ
nhau đi trộm cắp tài sản, tài sản trộm được là một chiếc xe đạp có giá trị
400.000 đồng (theo kết luận của Hội đồng định giá tài sản). Cả 3 đã bán chiếc
xe đó lấy tiền chia nhau tiêu xài, nhưng chỉ có A bị khởi tố về hình sự, còn B,
C không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, khi vụ án được đưa ra
xét xử, Tòa án đã xác định B, C là người có nghĩa vụ liên quan để buộc A, B,
C phải liên đới bồi thường cho người bị hại.
Thứ ba: về chủ thể, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có thể là
cá nhân hoặc cơ quan, tổ chức. Chúng ta có thể thấy dưới góc độ pháp luật tố
tụng hình sự thì không có một sự khẳng định rõ ràng và chắc chắn rằng người
có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan chỉ có thể là cá nhân hay bao gồm cả cá nhân
và cơ quan, tổ chức? Có quan điểm cho rằng người có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan là con người cụ thể chứ không phải là cơ quan, tổ chức. Bởi lẽ, Điều 54
Bộ luật tố tụng hình sự quy định bằng từ "người" tức là chỉ cá nhân con
người, cũng giống như người bị hại được quy định tại Điều 51, chỉ có thể là
cá nhân. Tuy nhiên, theo quan điểm của chúng tôi thì người có quyền lợi,
nghĩa vụ liên quan trong tố tụng hình sự có thể là cá nhân hoặc cơ quan, tổ

11
chức. Để lý giải cho điều này, chúng ta hãy xem xét dưới các khía cạnh sau:
Thứ nhất, xét về mặt nội dung thì người bị hại là người bị thiệt hại về thể

chất, tinh thần hay tài sản do tội phạm gây ra. Họ là con người cụ thể bị chính
hành vi phạm tội trực tiếp xâm phạm. Thể chất, tinh thần, tài sản của họ là đối
tượng của sự xâm phạm đó. Còn người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có
thể là người không liên quan đến hành vi phạm tội nhưng vì lý do nào đó mà
tài sản của họ bị các cơ quan tiến hành tố tụng tịch thu, kê biên nên việc giải
quyết vụ án ảnh hưởng đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ. Những thiệt hại (nếu
có) của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cũng không phải là hậu quả
được mang lại do sự xâm phạm trực tiếp của hành vi phạm tội. Thứ hai, xét
về mặt hình thức thì người bị hại cũng như bị can, bị cáo là những chủ thể chỉ
có trong tố tụng hình sự. Còn các chủ thể khác như: nguyên đơn dân sự, bị
đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đều là những người tham
gia tố tụng có trong cả tố tụng hình sự và tố tụng dân sự. Vì vậy chúng ta có
thể vận dụng quy định của Bộ luật tố tụng dân sự để xác định. Khoản 1 Điều 56
Bộ luật tố tụng dân sự đã khẳng định rõ: "Đương sự trong vụ án dân sự là cá
nhân, cơ quan, tổ chức bao gồm nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi,
nghĩa vụ liên quan" [12]. Vì vậy, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
trong tố tụng hình sự có thể là cá nhân hoặc cơ quan, tổ chức. Từ "người" là
một danh từ được sử dụng để chỉ một loại chủ thể trong quan hệ tố tụng nói
chung. Có thể lấy một vài ví dụ như sau:
Ví dụ 1: A là lái xe cho công ty cổ phần Taxi. Vì mục đích tư lợi, A đã
sử dụng xe của công ty để chở hàng lậu và bị cơ quan tiến hành tố tụng tịch
thu chiếc xe đó. Trong trường hợp này, chiếc xe là tài sản thuộc sở hữu của
công ty và đã bị người phạm tội dùng làm phương tiện để thực hiện tội phạm.
Rõ ràng công ty cổ phần Taxi đó phải được xác định là người có quyền lợi
liên quan, mà cụ thể là quyền đòi trả lại tài sản.

12
Ví dụ 2: Nhà trường đã mang vải đến hiệu may để may đồng phục cho
các em học sinh. Số vải này đã bị cơ quan tiến hành tố tụng thu giữ cùng với
số vải của người chủ hiệu may phạm tội đầu cơ. Trường hợp này nhà trường

là người có quyền lợi liên quan chứ không thể là một tư cách chủ thể nào khác
khi tham gia tố tụng.
Trên thực tế đã có những vụ án hình sự mà cơ quan tiến hành tố tụng
xác định người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án là cơ quan, tổ chức.
Xin đơn cử hai vụ án sau:
Vụ án thứ nhất: Tại bản án hình sự sơ thẩm số 269/2002/HSST ngày
30/12/2002 của Tòa án nhân dân tỉnh Hà Tây và bản án hình sự phúc thẩm số
823/2003/HSPT ngày 24/6/2003 của Tòa án nhân dân tối cao đều xác định
người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là Công ty trách nhiệm hữu hạn Vĩnh
Phúc, tỉnh Vĩnh Phúc. Nội dung vụ án và kết quả giải quyết như sau:
Nguyễn Văn Khải không có giấy phép lái xe môtô phân khối lớn,
nhưng đã điều khiển xe môtô loại 70 phân khối chở vợ và con đi trên đường
cao tốc 1A mới theo hướng Hà Nam - Hà Nội. Khi đến Km 197 + 50 thuộc
địa phận thôn Hướng Dương, Thắng Lợi, Thường Tín, Hà Tây, Khải đã điều
khiển xe chạy sang phần đường giành riêng cho xe ôtô tải thì bị xe ôtô tải của
Trần Tuấn Dũng (là lái xe thuộc Công ty trách nhiệm hữu hạn Vĩnh Phúc, tỉnh
Vĩnh Phúc) chạy cùng chiều xe của Khải đâm vào phía sau xe máy do Khải
điều khiển. Hậu quả: vợ của Khải chết, con của Khải bị thương, hai xe môtô
và ôtô hư hỏng nhẹ. Khi xem xét vấn đề trách nhiệm dân sự, Tòa án sơ thẩm
xác định: các bị cáo và đại diện gia đình nạn nhân đã có sự tự thỏa thuận về
phần bồi thường, tại phiên tòa các bên không có tranh chấp hay đề nghị gì nên
Tòa không giải quyết. Sau khi xét xử sơ thẩm bị cáo Nguyễn Văn Khải có
đơn kháng cáo yêu cầu Công ty trách nhiệm hữu hạn Vĩnh Phúc phải có
trách nhiệm bồi thường cho gia đình nạn nhân. Tòa án cấp phúc thẩm nhận
định: phía bị cáo Dũng và Công ty chủ quản là Công ty trách nhiệm hữu hạn

13
Vĩnh Phúc có hợp đồng mọi vấn đề lái xe phải tự chịu trách nhiệm (bút ký
sơ thẩm). Hơn nữa sau khi tai nạn xảy ra phía bị cáo Dũng và gia đình nạn
nhân đã có sự thỏa thuận như bị cáo Dũng phải bồi thường toàn bộ là

27.150.000đ (đã bồi thường xong). Do vậy yêu cầu kháng cáo về phần bồi
thường của bị cáo Khải đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn Vĩnh Phúc là
không có căn cứ chấp nhận.
Vụ án thứ hai: Tại bản án hình sự sơ thẩm số 123/2007/HSST ngày
28/9/2007 của Tòa án nhân dân tỉnh Hà Tây xác định: Khách sạn Anh Quân,
Ủy ban nhân dân thành phố Hà Đông, Công ty cổ phần cáp treo Chùa Hương,
Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tây là những người có quyền lợi liên quan. Nội
dung vụ án và kết quả giải quyết như sau:
Nguyễn Thị Hiền, Ngô Ngọc Lâm, Phạm Thị Thủy, Nguyễn Viết
Ngạch, Nguyễn Xuân Trường, Nguyễn Văn Đạo đã thực hiện các hành vi gây
rối tại Khách sạn Anh Quân, ủy ban nhân dân thành phố Hà Đông, Công ty cổ
phần cáp treo Chù Hương, ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tây gây thiệt hại cho các
tổ chức này. Tòa án tuyên bố các bị cáo phạm tội Gây rối trật tự công cộng.
Khi xem xét vấn đề trách nhiệm dân sự, vì các cơ quan và doanh nghiệp trên
không yêu cầu các bị cáo phải bồi thường thiệt hại nên Tòa không xét. Vụ án
không có kháng cáo về phần dân sự.
Thứ tư: Họ có quyền lợi hoặc nghĩa vụ về vật chất, tinh thần. Nội
dung quyền và nghĩa vụ ở đây được hiểu là quyền và nghĩa vụ trong quan hệ
nội dung, chứ không phải quan hệ tố tụng. Quyền và nghĩa vụ tố tụng chúng
ta sẽ xem xét ở phần sau trên cơ sở quy định tại Điều 54 Bộ luật tố tụng hình
sự. Thực chất người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan bao gồm hai loại người
là người có quyền lợi liên quan và người có nghĩa vụ liên quan. Điều 54 Bộ
luật tố tụng hình sự 2003 quy định hai tư cách tham gia tố tụng có quyền, lợi
ích hoàn toàn khác nhau, thậm chí đối lập nhau. Trên thực tế xảy ra ba trường

14
hợp: người chỉ có quyền lợi; người chỉ có nghĩa vụ; người vừa có quyền lợi,
vừa có nghĩa vụ.
- Người có quyền lợi liên quan đến vụ án là người có lợi ích vật chất
hoặc tinh thần có liên quan đến tội phạm do bị can, bị cáo thực hiện và được

cơ quan tiến hành tố tụng công nhận. Đó thường là các quyền như: quyền đòi
trả lại tài sản mà người phạm tội đã sử dụng làm công cụ, phương tiện phạm
tội; đòi tài sản trong số tài sản của bị can, bị cáo mà cơ quan tiến hành tố tụng
đã tịch thu, kê biên; đòi bồi thường giá trị tài sản bị hư hỏng, giảm sút giá trị
sử dụng; đòi sửa chữa tài sản hư hỏng; đòi bồi thường những thiệt hại về lợi
ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản; quyền được cấp dưỡng, quyền
được bồi thường tổn thất về tinh thần…
- Người có nghĩa vụ liên quan đến vụ án là người có nghĩa vụ vật chất
hoặc tinh thần do có liên quan đến tội phạm mà bị can, bị cáo thực hiện.
Người có nghĩa vụ liên quan bao gồm những trường hợp sau:
+ Đó là người mà hành vi của họ có liên quan đến tội phạm do bị can,
bị cáo thực hiện và theo pháp luật họ phải có trách nhiệm về hành vi của
mình, trách nhiệm này chủ yếu là trách nhiệm vật chất. Ví dụ A, B, C cùng
gây thương tích cho D nhưng chỉ có A và B bị truy tố, còn C được miễn trách
nhiệm hình sự, Tòa án xác định C là người có nghĩa vụ liên quan và buộc A,
B, C phải liên đới bồi thường cho D. Tuy nhiên trong một số trường hợp
người có nghĩa vụ liên quan đến vụ án chỉ có trách nhiệm về mặt tinh thần. Ví
dụ: A và B đều có hành vi vu khống Q, nhưng Q chỉ yêu cầu khởi tố đối với
A nên A bị truy tố về tội vu khống còn B do người bị hại không yêu cầu khởi
tố nên B không bị truy tố về tội này, Tòa án xác định B là người có nghĩa vụ
liên quan và quyết định buộc A, B phải xin lỗi công khai Q [23, tr. 116].
Thông thường người có nghĩa vụ liên quan trong trường hợp này là người có
tham gia thực hiện tội phạm trong một chừng mực nhất định nhưng không bị
truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc được miễn trách nhiệm hình sự.

15
+ Họ cũng có thể là người không có liên quan đến việc thực hiện tội
phạm của bị can, bị cáo nhưng đã được hưởng những lợi ích từ việc phạm tội
nên phải có nghĩa vụ bồi hoàn những lợi ích đó. Ví dụ: A được B cho chiếc
túi sách mà B trộm cắp được. Khi giải quyết vụ án Tòa án xác định A là người

có nghĩa vụ liên quan và buộc A phải trả lại chiếc túi sách cho người bị hại.
+ Ngoài ra trên thực tế, các Tòa án vẫn thường xác định những người
có nghĩa vụ liên đới bồi thường (có thể là liên đới với bị can, bị cáo hoặc liên
đới với người tham gia tố tụng khác) là người có nghĩa vụ liên quan. Ví dụ: A để
xe máy ngoài sân, trên xe vẫn cắm chìa khóa điện. B là hàng xóm sang chơi
thấy vậy đã dùng xe để đi chợ mua thức ăn. Trên đường đi gây tai nạn làm
chết người. B bị truy tố về tội "Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện
giao thông đường bộ". Tòa án xác định A là người có nghĩa vụ liên quan và
buộc A và bị cáo B phải liên đới bồi thường cho người bị hại.
Thứ năm: Quyền lợi và nghĩa vụ của họ sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp bởi
quyết định của các cơ quan tiến hành tố tụng.
Hành vi phạm tội xảy ra làm phát sinh trách nhiệm dân sự. Bên cạnh
đó, khi hành vi phạm tội xảy ra, do đòi hỏi của quá trình điều tra thu thập
chứng cứ dẫn đến vấn đề phải xử lý vật chứng. Khi giải quyết vụ án, các cơ
quan tiến hành tố tụng phải quyết định về hai vấn đề này và làm ảnh hưởng
đến quyền lợi, nghĩa vụ của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Sự ảnh
hưởng được thể hiện theo hai hướng: có lợi hoặc bất lợi. Có thể thấy trong tố
tụng dân sự, việc xác định tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
thường dựa vào đơn kiện. Người khởi kiện là nguyên đơn, người bị kiện là bị
đơn, còn người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không phải là người khởi
kiện cũng không phải là người bị kiện, họ chỉ là người tham gia vào vụ án dân
sự đã xảy ra giữa nguyên đơn và bị đơn để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của
mình. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan được chia ra làm hai loại, người
có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập và người có quyền lợi,

16
nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập. Người có quyền lợi, nghĩa vụ
liên quan có yêu cầu độc lập là người có yêu cầu độc lập với yêu cầu của
nguyên đơn và bị đơn. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu
cầu độc lập là người có yêu cầu đứng về phía nguyên đơn hoặc bị đơn, có

quyền lợi gắn liền với quyền lợi của nguyên đơn hoặc bị đơn. Tố tụng dân sự
không đòi hỏi xác định người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan rõ ràng là
người có quyền lợi liên quan và người có nghĩa vụ liên quan. Quyết định của
Tòa án có thể có lợi hoặc bất lợi cho người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
nói chung. Còn trong tố tụng hình sự, việc xác định là người có quyền lợi hay
người có nghĩa vụ liên quan căn cứ vào lợi ích được hưởng hay nghĩa vụ phải
gánh chịu. Thường thì người có quyền lợi liên quan sẽ chịu ảnh hưởng bởi
quyết định của các cơ quan tiến hành tố tụng theo hướng có lợi, còn người có
nghĩa vụ liên quan lại chịu ảnh hưởng theo hướng bất lợi.
Thứ sáu: Khi tham gia tố tụng, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
có các quyền và nghĩa vụ tố tụng được quy định tại Điều 54 Bộ luật tố tụng
hình sự. Cụ thể: quyền đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu trong các giai đoạn tố
tụng; quyền tham gia phiên tòa, phát biểu ý kiến, tranh luận tại phiên tòa để
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; quyền kháng cáo bản án, quyết
định của Tòa án về những vấn đề trực tiếp liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ
của mình; quyền khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có
thẩm quyền tiến hành tố tụng; nghĩa vụ có mặt theo giấy triệu tập của Cơ
quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án; nghĩa vụ trình bày trung thực những tình
tiết trực tiếp liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của mình. Ngoài ra mặc dù
Điều 54 Bộ luật tố tụng hình sự không quy định, song tại các quy định pháp
luật khác, khi tham gia vào quá trình tố tụng, người có quyền lợi, nghĩa vụ
liên quan còn có một số quyền và nghĩa vụ như: quyền ủy quyền cho người
khác tham gia tố tụng; quyền nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
mình; quyền yêu cầu thi hành án; nghĩa vụ tuân thủ nội quy phiên tòa; nghĩa
vụ thực hiện bản án, quyết định của Tòa án.

17
1.2. CƠ SỞ CỦA VIỆC QUY ĐỊNH NGƢỜI CÓ QUYỀN LỢI, NGHĨA VỤ
LIÊN QUAN ĐẾN VỤ ÁN TRONG LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ
Vụ án hình sự phát sinh khi có hành vi xâm hại đến các quan hệ xã hội

được Bộ luật hình sự bảo vệ. Người thực hiện hành vi đó cần phải bị xử lý
bằng trách nhiệm hình sự. Quá trình áp dụng trách nhiệm hình sự đối với người
phạm tội của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền được gọi là tố tụng hình sự.
Tố tụng hình sự là toàn bộ hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng,
người tham gia tố tụng và cá nhân, cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội nhằm
giải quyết vụ án khách quan, toàn diện, nhanh chóng, chính xác và đúng pháp
luật. Nó bao gồm hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án
hình sự [20, tr. 13].
Trong tố tụng hình sự, vấn đề trách nhiệm hình sự là trọng tâm và
người thực hiện hành vi phạm tội (tùy từng giai đoạn có thể được gọi là người
bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị kết án) là chủ thể bắt buộc phải có. Tuy
nhiên để giải quyết vụ án hình sự một cách khách quan, toàn diện, đảm bảo
quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức thì quá trình tố tụng không
thể bỏ qua những vấn đề liên quan đến vụ án. Một trong những vấn đề quan
trọng cần giải quyết là trách nhiệm dân sự. Các cơ quan tiến hành tố tụng
không chỉ có nhiệm vụ làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án, định tội
danh, quyết định hình phạt đối với người phạm tội mà còn phải giải quyết vấn
đề dân sự liên quan đến lợi ích của các cá nhân, tổ chức bị thiệt hại. Đây thực
chất là quan hệ mang tính dân sự và quan hệ này được đặt ra giữa các chủ thể
là những người tham gia tố tụng bao gồm: người thực hiện hành vi phạm tội
nói chung, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền
lợi, nghĩa vụ liên quan và những người đại diện hợp pháp của họ. Vì vậy khi
giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự đòi hỏi các chủ thể tiến hành tố
tụng phải áp dụng những nguyên tắc cơ bản của pháp luật về dân sự và tố
tụng dân sự, đặc biệt là phải đảm bảo nguyên tắc bình đẳng thỏa thuận và
nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự. Ngoài ra vấn đề xử lý vật

18
chứng, xử lý những tài sản đã thu giữ trong quá trình điều tra vụ án cũng là
một vấn đề không kém phần quan trọng đòi hỏi các cơ quan tiến hành tố tụng

phải quan tâm giải quyết, đảm bảo quyền lợi cho chủ sở hữu hợp pháp.
Tùy từng vụ án cụ thể mà trách nhiệm dân sự hay vấn đề xử lý vật
chứng có được đặt ra hay không và có những loại người nào tham gia vào quá
trình tố tụng.
Đối với nguyên đơn dân sự, để được tham gia vào quá trình tố tụng
đòi hỏi họ phải có đơn yêu cầu; còn đối với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan, theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam, bắt buộc các cơ
quan tiến hành tố tụng phải đưa họ vào tham gia tố tụng. Có các chuỗi hệ lụy
được xác định là:
Thứ nhất: hành vi phạm tội xảy ra  gây thiệt hại về tính mạng, sức
khỏe, tinh thần, tài sản, danh dự, uy tín cho cá nhân, tổ chức  làm phát sinh
nghĩa vụ dân sự  các cơ quan tiến hành tố tụng phải xem xét, giải quyết
nghĩa vụ này  phải đưa người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vào tham gia
tố tụng.
Thứ hai: hành vi phạm tội xảy ra  cơ quan điều tra tiến hành điều
tra thu thập chứng cứ  thu giữ vật chứng, tài sản  đòi hỏi phải xử lý vật
chứng  phải đưa người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vào tham gia tố
tụng.
Do đó quy định tư cách tham gia tố tụng của người có quyền lợi,
nghĩa vụ liên quan trong tố tụng hình sự là một tất yếu.
Vậy ý nghĩa, vai trò của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong
giải quyết vụ án hình sự là gì?
Trước hết, việc đưa người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vào tham
gia tố tụng và giải quyết quyền lợi, nghĩa vụ của họ góp phần đảm bảo cho
việc giải quyết vụ án hình sự mang tính tổng thể và toàn diện. Quá trình giải

19
quyết vụ án, các cơ quan tiến hành tố tụng phải thu thập đầy đủ chứng cứ để
xem xét, quyết định nhiều vấn đề chứ không riêng gì trách nhiệm hình sự.
Những vấn đề ngoài trách nhiệm hình sự chủ yếu là trách nhiệm dân sự và xử

lý vật chứng. Khi giải quyết trách nhiệm dân sự và xử lý vật chứng sẽ làm ảnh
hưởng đến quyền lợi, nghĩa vụ của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Do
đó cần thiết phải đưa người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vào tham gia tố
tụng để giải quyết vụ án hình sự được triệt để và toàn diện.
Bên cạnh đó, việc tham gia vào quá trình tố tụng của người có quyền
lợi, nghĩa vụ liên quan còn bảo đảm cho việc giải quyết vụ án được khách
quan. Hành vi được coi là tội phạm bao giờ cũng xâm hại đến khách thể được
pháp luật hình sự bảo vệ. Khách thể đó có thể là tính mạng, sức khỏe, danh
dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản của con người hoặc tổ chức. Việc làm sáng tỏ
toàn bộ sự thật khách quan của vụ án không chỉ là tiền đề cho việc định tội danh,
quyết định hình phạt đối với người phạm tội, mà còn là cơ sở cho việc bồi
thường, bồi hoàn tài sản. Đồng thời, để làm sáng tỏ toàn bộ sự thật khách
quan của vụ án, cũng là để giải quyết vụ án được khách quan, đúng đắn đòi
hỏi phải đưa những chủ thể có liên quan vào tham gia tố tụng, trong đó không
thể thiếu người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan khi họ là người có quyền lợi,
nghĩa vụ bị ảnh hưởng trực tiếp bởi quyết định của các cơ quan tiến hành tố
tụng.
Cuối cùng, mục đích của việc giải quyết vụ án hình sự là để đảm bảo
trật tự xã hội; đảm bảo pháp chế; bảo vệ những quyền và lợi ích chính đáng
của các cá nhân, tổ chức. Vì vậy khi giải quyết vụ án hình sự, các cơ quan tiến
hành tố tụng đưa người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vào tham gia tố tụng
để xem xét, quyết định quyền lợi, nghĩa vụ của họ nhằm mục đích bảo vệ
quyền lợi hợp pháp cho chính họ.
Những vai trò trên có mối quan hệ biện chứng với nhau. Đưa người có
quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vào tham gia tố tụng để xem xét, giải quyết toàn
diện các mặt, các vấn đề của vụ án mới đảm bảo được tính khách quan. Qua

×