Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (214.61 KB, 10 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>
<i><b>Thị trường bảo hiểm (TTBH) đóng góp vai trị quan trọng đối với thị trường tài chính </b></i>
<i><b>nói riêng và đối với nền kinh tế nói chung. Thị trường bảo hiểm khơng chỉ là kênh huy </b></i>
<i><b>động vốn trung gian mà cịn đóng vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế.Tuy nhiên, </b></i>
<i><b>vai trị đó chỉ có thể được thực hiện khi thị trường bảo hiểm phát triển lành mạnh, bền </b></i>
<i><b>vững. Kinh nghiệm của các nước trên thế giới cho thấy, để đạt được mục tiêu đó, hoạt </b></i>
<i><b>động giám sát thị trường bảo hiểm là một yêu cầu rất quan trọng và đóng vai trị tất </b></i>
<i><b>yếu trong sự phát triển bền vững của thị trường. </b></i>
Qua 20 năm thị trường bảo hiểm đi vào hoạt động, những kết quả đạt được bước
đầu là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, vẫn còn những vấn đề bất cập như thị trường bảo
hiểm phát triển chưa thực sự bền vững, quy mơ thị trường cịn nhỏ, vốn kinh doanh của
các doanh nghiệp bảo hiểm còn hạn chế, khả năng khai thác và mở rộng thì trường cịn
yếu, hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh và trục lợi bảo hiểm ngày càng tinh vi và có
xu hướng gia tăng. Hầu hết các doanh nghiệp bảo hiểm lỗ trong hoạt động kinh doanh
bảo hiểm qua nhiều năm - hoạt động xương sống của doanh nghiệp bảo hiểm. Thực tế
cho thấy khuôn khổ pháp lý chưa theo kịp với sự phát triển của thị trường, hoạt động
giám sát của các cơ quan giám sát chưa thực sự hiệu quả, hệ thống giám sát chưa được
<i><b>thiết lập đồng bộ. Xuất phát từ thực tế đó, học viên đã lựa chọn đề tài : “ Hoạt động </b></i>
<i><b>giám sát thị trường bảo hiểm Việt Nam”. </b></i>
<b>Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là trên cơ sở lý luận về hoạt động giám sát thị </b>
trường bảo hiểm, học viên phân tích những hạn chế và nguyên nhân hạn chế trong hoạt
động giám sát thị trường bảo hiểm Việt Nam, từ đó đưa ra một số giải pháp để hồn thiện
hoạt động giám sát và thơng qua đó giúp cho thị trường bảo hiểm phát triển an toàn, lành
mạnh và bền vững.
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là thực tiễn hoạt động giám sát thị trường bảo
hiểm Việt Nam, cụ thể là (i) cơ sở pháp lý cho hoạt động giám sát thị trường bảo hiểm
Việt Nam, (ii) mục tiêu, nội dung hoạt động giám sát thị trường bảo hiểm Việt Nam, (iii)
mơ hình giám sát thị trường bảo hiểm Việt Nam.
Đề tài tập trung vào phạm vi nghiên cứu chủ yếu là toàn bộ các doanh nghiệp bảo
hiểm nhân thọ và các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, số liệu phân tích trong luận
văn tập trung giai đoạn 2007-2012.
<i><b>Với tên gọi :“ Hoạt động giám sát thị trường bảo hiểm Việt Nam”, ngoài mở </b></i>
đầu, kết luận, danh mục bảng, sơ đồ, hình vẽ, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo,
<i><b>luận văn được chia làm 3 chương: Chương 1. Cơ sở lý luận về hoạt động giám sát thị </b></i>
<i><b>trường bảo hiểm; Chương 2. Thực trạng hoạt động giám sát thị trường bảo hiểm Việt </b></i>
<i><b>Nam; Chương 3. Giải pháp hoàn thiện hoạt động giám sát thị trường bảo hiểm Việt Nam. </b></i>
<b>Luận văn có những đóng góp cơ bản sau: </b>
<i>Thứ nhất, luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt động giám sát thị trường </i>
bảo hiểm. Cụ thể những điểm chính sau:
<i>Luận văn đã đưa ra được khái niệm, đặc trưng và vai trò của thị trường bảo hiểm, </i>
<i>các rủi ro liên quan đến hoạt động kinh doanh trên thị trường bảo hiểm. </i>
Thị trường bảo hiểm là tổng thể các mối quan hệ mua và bán sản phẩm bảo hiểm
giữa các cá nhân, các tổ chức … với các doanh nghiệp bảo hiểm nhằm đáp ứng nhu cầu
của họ và thường được thực hiện qua các trung gian bảo hiểm
<i>Xuất phát từ đặc thù của sản phẩm bảo hiểm, thị trường bảo hiểm có các đặc </i>
<i>trưng sau: (i) Thị trường bảo hiểm là thị trường dịch vụ tài chính, chịu sự giám sát chặt </i>
<i>chẽ của Nhà nước; (ii) Thị trường bảo hiểm là thị trường cung cấp sản phẩm liên quan </i>
Hoạt động kinh doanh bảo hiểm gặp rất nhiều rủi ro, có thể phân ra là hai nhóm
rủi ro lớn là nhóm rủi ro có nguồn gốc nội tại của doanh nghiệp bảo hiểm như: rủi ro từ
việc nhận bảo hiểm, rủi ro tín dụng, rủi ro tái bảo hiểm, rủi ro đầu tư, rủi ro thanh
khoản… và nhóm rủi ro hệ thống tác động đến thị trường bảo hiểm như rủi ro từ sự thay
đổi môi trường tự nhiên, rủi ro từ sự thay đổi mơi trường chính trị/xã hội, rủi ro thay đổi
môi trường pháp lý, rủi ro tỷ giá…
<i>Luận văn đã nêu mục tiêu giám sát, nội dung giám sát, nguyên tắc và các chỉ tiêu </i>
<i>và mơ hình giám sát thị trường bảo hiểm. Ngồi ra cịn phân tích được những nhân tố </i>
<i>ảnh hưởng tới hoạt động giám sát thị trường bảo hiểm: </i>
Chuẩn mực giám sát bảo hiểm dựa vào các nguyên tắc về giám sát bảo hiểm được
quy định trong “Các nguyên tắc nòng cốt trong giám sát bảo hiểm” (Insurance Core
Principles – ICP), do Hiệp hội Quốc tế của các cơ quan giám sát bảo hiểm (IAIS) ban
hành. Mục tiêu giám sát được quy định trong ICP 1: (i) Thúc đẩy và duy trì một thị
trường bảo hiểm công bằng, an toàn và bền vững; (ii) Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
(iii) Góp phần ổn định hệ thống tài chính.
Nội dung hoạt động giám sát thị trường bảo hiểm bao gồm: (i) Giám sát trước khi
bắt đầu hoạt động: nhằm lựa chọn những tổ chức, doanh nghiệp có đủ khả năng mọi mặt
cho hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm và điều hành sự phát triển của thị
trường bảo hiểm theo mục tiêu nhất định; (ii) Giám sát trong quá trình hoạt động: Giám
sát tài chính bao gồm các nội dung chủ yếu như yêu cầu đầy đủ vốn và khả năng thanh
IAIS đã phối hợp với Ngân hàng thế giới (WB) và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) xây
dựng 26 nguyên tắc (trước đây là 28 nguyên tắc, năm 2003) quản lý, giám sát bảo hiểm
để hướng tới áp dụng rộng rãi trên phạm vi quốc tế nhằm đảm bảo tính hiệu quả và thống
nhất trong việc giám sát thị trường bảo hiểm. 26 ICP (Insurance Core Principle) mà IAIS
đưa ra chính là khung chuẩn mực để các cơ quan quản lý, giám sát về bảo hiểm của các
nước soi rọi, đánh giá và nâng cao hiệu quả giám sát.
Hệ thống chỉ tiêu giám sát được xem là nội dung cốt lõi đối với hoạt động giám sát
tài chính nói chung và giám sát tài chính thị trường bảo hiểm nói riêng. Trong tài liệu:
đánh giá khu vực tài chính (Financial Sector Assessment : A Hand Book) của IMF kết
hợp với WB đã đưa ra các chỉ tiêu giám sát lành mạnh tài chính FSI trong khu vực bảo
hiểm theo khuôn khổ CARAMELS (Capital Adequacy: mức đủ vốn; Asset quality: chất
lượng tài sản; Reinsurance: Tái bảo hiểm; Adequacy of claim and actuarial: Tính hợp lý
của các yêu cầu bảo hiểm; Management soundness: Hiệu quả quản lý; Earnings and
profitability: lợi nhuận và khả năng sinh lời; Liquidity: Sentisivity to market risk: độ
nhạy cảm với rủi ro thị trường).
thể chế, mơ hình giám sát theo chức năng, mơ hình giám sát kết hợp và mơ hình giám sát
lưỡng đỉnh để giám sát thị trường tài chính nói chung và thị trường bảo hiểm nói riêng.
Mỗi hơ hình có ưu điểm và nhược điểm riêng nhưng mơ hình giám sát tài chính hợp nhất
được đánh giá là mơ hình có nhiều ưu thế : ngăn ngừa những mâu thuẫn và khoảng cách
trong các ngành tài chính, tạo sự nhất quán trong các quy định và trong giám sát, nâng
cao hiệu quả của hoạt động giám sát và tuân thủ các quy định, chính sách.
Luận văn đã phân tích những nhân tố chủ quan ảnh hưởng tới hoạt động giám sát
thị trường bảo hiểm bao gồm (i) Sự phù hợp của mơ hình giám sát; (ii) Trình độ của cán
bộ giám sát; (iii) Hệ thống chỉ tiêu giám sát và phần mềm giám sát. Những nhân tố khách
quan ảnh hưởng tới hoạt động giám sát thị trường bảo hiểm bao gồm (i) Khung pháp lý
cho hoạt động giám sát thị trường bảo hiểm; (ii) Cơ chế phối hợp giữa các cơ quan tổ
chức có liên quan trong hoạt động giám sát thị trường bảo hiểm; (iii) Hệ thống quản lý
thông tin của các doanh nghiệp bảo hiểm.
<i>Thứ hai, phân tích tổng quan thị trường bảo hiểm Việt Nam, đưa ra những kết quả </i>
<i>đạt được và hạn chế; phân tích thực trạng hoạt động giám sát thị trường bảo hiểm Việt </i>
<i>Nam từ đó luận văn đã đánh giá những mặt đạt được, những hạn chế và nguyên nhân </i>
<i>hạn chế hoạt động giám sát thị trường bảo hiểm Việt Nam. </i>
Thị trường bảo hiểm Việt Nam được hình thành từ năm 1993 chỉ với một công ty
bảo hiểm duy nhất, phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn 2003-2008 đến năm 2008 tồn thị
trường đã có 49 doanh nghiệp và đến năm 2012 thị trường đã có 57 doanh nghiệp. Trong
đó có 29 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, 14 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, 2
doanh nghiệp tái bảo hiểm và 12 môi giới bảo hiểm. 57 công ty bảo hiểm thuộc mọi
thành phần kinh tế: 25 công ty TNHH 1 thành viên, 8 công ty TNHH 2 thành viên trở lên
và 24 cơng ty cổ phần.
Nhìn chung từ khi chính thức hoạt động đến nay thị trường bảo hiểm Việt Nam đạt
được mức tăng trưởng tốt, tốc độ tăng trưởng trung bình là 18% và tương đối ổn định qua
các năm. Doanh thu phí bảo hiểm tăng từ 17.640 tỷ đồng năm 2007 lên tới 41.642 tỷ
đồng năm 2012.
Giai đoạn 2007-2010 thị trường bảo hiểm Việt Nam đạt mức tăng trưởng tốt, tăng
trưởng doanh thu phí có xu hướng tăng trong giai đoạn này (xem hình 2.2). Tuy nhiên
năm 2011, 2012 bối cảnh kinh tế vĩ mô Việt Nam bộc lộ nhiều bất ổn. Rất nhiều ngành
liệt đặc biệt đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tất yếu dẫn đến thau tóm, sát nhập.
Cùng với sự phát triển của thị trường bảo hiểm, quy mô vốn, tổng tài sản và dự
phòng nghiệp vụ của các doanh nghiệp bảo hiểm được tăng trưởng qua các năm. Quy mô
VCSH và TTS của thị trường bảo hiểm được tăng từ 13.880 tỷ đồng và 56.328 tỷ đồng
năm 2007 lên tới 32.842 tỷ đồng và 114.663 tỷ đồng năm 2012; theo đó dự phịng nghiệp
vụ của thị trường bảo hiểm được tăng từ 11.392 tỷ đồng năm 2007 lên tới 69.394 tỷ
đồng.năm 2012.
Các doanh nghiệp bảo hiểm đã tạo lập nguồn vốn trung và dài hạn cho đầu tư phát
triển kinh tế - xã hội. Số tiền đầu tư trở lại nền kinh tế tăng trưởng qua các năm: từ cuối
năm 2007 tổng số tiền đầu tư chỉ là 44.945 tỷ đồng và cho đến cuối 2012 tổng đầu tư của
thị trường bảo hiểm đã tăng lên gấp đôi 89.567 tỷ đồng. Tài sản đầu tư thiên về an toàn
vốn trong đó đầu tư vào Tiền gửi tại các TCTD và TPCP của cả hai khu vực hàng năm
vào khoảng 65%-80% tổng tài sản đầu tư. Tuy nhiên vẫn cịn một số cơng ty sai phạm
như đầu tư với tỷ trọng vượt quá cho phép, cho vay trực tiếp, đầu tư ra nước ngồi, đầu tư
khơng đúng nguồn
Số tiền bồi thường bảo hiểm trong BH PNT và chi trả tiền bảo hiểm trong BH NT
ngày một tăng lên theo các năm. Số tiền bồi thường và chi trả bảo hiểm đã giúp các tổ
chức, cá nhân khắc phục được khó khăn tài chính giúp ổn định sản xuất kinh doanh và
đời sống từ đó góp phần ổn định kinh tế xã hội. Số tiền bồi thường và trả tiền bảo hiểm
năm 2007 là 6.626 tỷ đồng, tăng lên 10.555 tỷ đồng vào năm 2010 và 16.648 tỷ đồng vào
năm 2012.
Các doanh nghiệp bảo hiểm đạt mức tăng trưởng doanh thu phí cao tuy nhiên kết
quả kinh doanh chưa thực sự hiệu quả. Hoạt động bảo hiểm hầu như thua lỗ, tỷ lệ bồi
thường và tỷ lệ chi phí cao.
<i>Qua gần 20 năm chính thức hoạt động và phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam </i>
<i>đã đạt được các kết quả như: (i) Thị trường đạt tốc độ tăng trưởng nhanh, góp phần ổn </i>
định kinh tế - xã hội, tạo lập nguồn vốn lớn cho đầu tư, đóng góp tăng trưởng phát triển
kinh tế - xã hội; (ii) Cấu trúc thị trường ngày càng được hoàn thiện; (iii) Thị trường bảo
hiểm Việt Nam từng bước hội nhập với khu vực và quốc tế; (iv) Hoạt động quản lý giám
sát kinh doanh bảo hiểm đã từng bước được nâng cao; (v)Vai trò của Hiệp hội Bảo hiểm
Việt nam bước đầu đã được khẳng định.
<i>Luận văn phân tích cơ sở pháp lý, mục tiêu, nội dung và mơ hình giám sát thị </i>
<i>trường bảo hiểm Việt Nam bao gồm những vấn đề: </i>
Cơ sở pháp lý cho hoạt động giám sát bảo hiểm bao gồm hai nhóm: Nhóm các văn
bản pháp quy trực tiếp điều chỉnh hoạt động giám sát bảo hiểm và Nhóm các văn bản
pháp quy làm cơ sở thực hiện hoạt động giám sát bảo hiểm. Các văn bản pháp luật bao
gồm: Luật kinh doanh bảo hiểm số 24/2010/QH10; Luật sửa đổi bổ sung một số điều
Luật kinh doanh bảo hiểm số 61/2012/QH12; Nghị định số 77/2003/NĐ-CP ngày
1/7/2003 và Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008; Nghị định số
41/2009/NĐ-CP; Quyết định số 34/2008/QĐ-TTg; Quyết định 79/2009/QĐ-TTg; Quyết định số
288/2009/QĐ-BTC; Quyết định 1853/QĐ-BTC; Quyết định 3069/QĐ-BTC; định
153/2003/QĐ-BTC ngày 22/9/2003 và các Thông tư hướng dẫn Luật.
Việc giám sát thị trường bảo hiểm Việt Nam tập trung vào những mục tiêu chính sau:
(i) Đảm bảo khả năng chi trả của doanh nghiệp bảo hiểm; (ii) Đảm bảo cạnh tranh lành mạnh
giữa các tổ chức KDBH; (iii) Bảo vệ người tiêu dùng (người tham gia bảo hiểm hay người
mua hợp đồng bảo hiểm); (iv) Đảm bảo lành mạnh tài chính, an tồn của Thị trường bảo
hiểm từ đó góp phần ổn định hệ thống tài chính Việt Nam.
Những nội dung quan trọng trong việc giám sát đối với thị trường bảo hiểm Việt
Nam quy định theo điều 120, Chương VII, Luật KDBH bao gồm (i) giám sát các tiêu
Mơ hình giám sát thị trường tài chính nói chung và thị trường bảo hiểm nói riêng
tại Việt Nam là mơ hình giám sát phân tán truyền thống. Mơ hình này dựa trên phương
thức tiếp cận theo ngành/lĩnh vực: việc giám sát thị trường tài chính được thực hiện tách
biệt cho từng khu vực trên thị trường, các khu vực khác nhau của thị trường tài chính như
ngân hàng, chứng khốn, bảo hiểm sẽ được giám sát theo các quy định giám sát khác
nhau và do các cơ quan giám sát khác nhau thực hiện.
Theo đó Cục quản lý giám sát bảo hiểm có chức năng giúp Bộ trưởng Bộ Tài
chính thực hiện quản lý nhà nước đối với lĩnh vực KDBH trong phạm vi cả nước; trực
tiếp quản lý, giám sát hoạt động KDBH và các hoạt động dịch vụ thuộc lĩnh vực KDBH
theo quy định của pháp luật.
gọi tắt là Ủy ban) là cơ quan thực hiện chức năng tham mưu, tư vấn cho Thủ tướng Chính
phủ trong việc điều phối hoạt động giám sát thị trường tài chính quốc gia (ngân hàng,
chứng khốn, bảo hiểm); giúp Thủ tướng Chính phủ thực hiện giám sát chung thị trường
tài chính quốc gia.
Như vậy, về bản chất mô hình giám sát thị trường tài chính nói chung và thị
trường bảo hiểm nói riêng vẫn mang đặc tính của mơ hình phân tán. Cơ chế phối hợp
cũng như việc hình thành một tổ chức giám sát có đủ quyền lực, chun mơn giám sát và
duy trì sự ổn định thị trường bảo hiểm nói riêng và hệ thống tài chính nói chung cịn đang
để ngỏ.
<i>Luận văn phân tích thực tế hoạt động giám sát thị trường bảo hiểm Việt Nam từ </i>
<i>đó đưa ra đánh giá những mặt đạt được, những hạn chế và nguyên nhân: </i>
Hầu hết các doanh nghiệp bảo hiểm tham gia hoạt động trên thị trường bảo hiểm
đã có hồ sơ đầy đủ điều kiện trình cơ quan giám sát để cấp phép. Tuy nhiên trên thực tế
hàng năm vẫn còn những sai phạm nhất định.
Việc xác định biên khả năng thanh toán của DNBH theo Nghị định
46/2007/NĐ-CP và Thông tư 125/2012/TT-BTC. Trong những năm qua hầu hết các doanh nghiệp bảo
hiểm đều đảm bảo quy định về khả năng thanh tốn. Tính đến 30/6/2013 cịn tồn tại một
công ty bảo hiểm phi nhân thọ khơng đảm bảo khả năng thanh tốn, đang trong q trình
tái cơ cấu bổ sung vốn điều lệ.
Việc trích lập đúng, đủ dự phịng nghiệp vụ là một yếu tố đảm bảo khả năng thanh
toán của doanh nghiệp bảo hiểm. Tuy nhiên còn rất nhiều vi phạm xoay quanh việc trích
lập dự phịng nghiệp vụ, ngun nhân do cả yếu tố chủ quan từ phía doanh nghiệp và yếu
tố khách quan từ quy định của pháp luật.
Báo cáo giám sát của cơ quan giám sát cho thấy hoạt động đầu tư của các doanh
nghiệp bảo hiểm nhìn chung là an toàn với tài sản đầu tư tập trung lớn vào Trái phiếu
Chính phủ và Gửi tiền tại các TCTD và cho vay theo hợp đồng bảo hiểm (đối với công ty
BH NT) (65-80%).
Tuy nhiên việc sai phạm trong đầu tư vẫn cịn rải rác ở các cơng ty bảo hiểm cả
nhân thọ và phi nhân thọ, việc sai phạm này được phát hiện qua các đợt kiểm tra, thanh
tra hoặc được giám sát thông qua báo cáo tài chính đã kiểm tốn.
Tính đến 31/12/2012, thị trường bảo hiểm Việt Nam chưa có doanh nghiệp nào bị
rơi vào tình trạng phải giải thể hoặc phá sản. Ngay cả trường hợp biên khả năng thanh
toán thấp hơn mức tối thiểu như Công ty bảo hiểm Liberty (năm 2009) và Công ty CP
bảo hiểm Viễn Đông (2011) cũng là hai trường hợp đầu tiên. Các giao dịch mua bán, sáp
nhập giữa các cơng ty đều được Bộ Tài chính giám sát, kiểm tra và cấp phép.
thống pháp luật đang dần được hoàn thiện; (ii) Đổi mới phương thức giám sát; (iii) Năng
lực tổ chức cán bộ và bộ máy cơ quan giám sát về kinh doanh bảo hiểm đã được củng cố,
nâng cao.
Tuy nhiên vẫn còn những hạn chế sau: (i) Hệ thống pháp luật kinh doanh bảo hiểm
còn thiếu và chưa đồng (ii) Hoạt động giám sát còn nặng về hành chính; nội dung kiểm
tra, giám sát chủ yếu là kiểm tra điều kiện hoạt động; phạm vi kiểm tra giám sát còn hạn
chế, mới chỉ thực hiện đối với số ít doanh nghiệp bảo hiểm; (iii) Chỉ tiêu giám sát thị
trường bảo hiểm chưa hiệu quả. Chưa có hệ thống phần mềm giám sát và nối mạng với
các doanh nghiệp để phục vụ cho việc giám sát được kịp thời; (iv) Đội ngũ cán bộ giám
sát còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng so với yêu cầu; (v) Mơ hình giám sát
TTBH cịn nhiều yếu tố bất cập, chưa thực sự hiệu quả; (vi) Việc xử lý các vi phạm còn
nhẹ và chưa kiên quyết. Chưa phối hợp chặt chẽ với Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam nên dẫn
tới hiện tượng các doanh nghiệp bảo hiểm vi phạm các thoả thuận về hợp tác và cạnh
tranh.
<i>Thứ ba, từ việc phân tích thực trạng, những hạn chế và nguyên nhân hạn chế </i>
<i>trong hoạt động giám sát thị trường bảo hiểm Việt Nam, luận văn đã đề xuất một số giải </i>
<i>pháp hoàn thiện hoạt động giám sát thị trường bảo hiểm Việt Nam: </i>
<i><b>Hồn thiện mơ hình giám sát thị trường bảo hiểm Việt Nam: Học viên xin đưa </b></i>
ra giải pháp kiện toàn mơ hình giám sát tài chính của Việt Nam hiện nay theo hướng
chuyển từ phương thức giám sát theo từng lĩnh vực riêng lẻ sang hình thành một cơ quan
giám sát hợp nhất. Trong mô hình này, Ủy ban giám sát tài chính Nhà nước sẽ là cơ quan
giám sát tài chính duy nhất vừa thực hiện việc xây dựng các chính sách giám sát tài chính
duy nhất vừa thực hiện việc xây dựng các chính sách giám sát và trực tiếp tổ chức triển
khai các nghiệp vụ giám sát.
<i><b>Chuyển đổi quy tắc giám sát Biên độ thanh toán sang quy tắc Vốn dựa trên cơ </b></i>
<i><b>sở rủi ro (RBC): Khuyến nghị đối với các cơ quan giám sát thị trường bảo hiểm Việt </b></i>
<i><b> Cải tiến việc quản lý trích lập dự phịng nghiệp vụ: Cải tiến việc quản lý trích </b></i>
lập dự phịng nghiệp vụ bảo hiểm thực sự cần thiết và cần theo hướng: bao quát được các
vấn đề cơ bản: cơ sở trích lập thống nhất với các chuẩn mực quốc tế; hạn chế rủi ro lập
dự phịng thiếu, ngăn chặn tình trạng sử dụng dự phòng để điều chỉnh kết quả kinh doanh
của doanh nghiệp; tăng cường tính chủ động của doanh nghiệp bảo hiểm trong việc lựa
chọn phương pháp tính dự phịng.
hơn nữa trong an tồn tài chính đối với hoạt động đầu tư tài chính của các doanh nghiệp
bảo hiểm, Cần quy định tổng số vốn đầu tư vào mỗi nơi, mỗi đối tượng, mỗi lần phát
hành cổ phiếu, trái phiếu công ty,... khơng được vượt q một giới hạn nào đó cho từng
<i><b>danh mục đầu tư. </b></i>
<i><b> Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu giám sát bảo hiểm: Các chỉ tiêu giám sát và các </b></i>
tiêu chuẩn so sánh quốc tế cần được nghiên cứu kỹ lưỡng và nên được điều chỉnh cho
phù hợp với điều kiện thị trường bảo hiểm Việt Nam cũng như khuôn khổ kế toán Việt
<i><b>Nam. </b></i>
<b>Tăng cường giám sát thị trường bảo hiểm Việt Nam </b>
<i><b>Thực hiện giám sát theo các nguyên tắc và chuẩn mực quốc tế: Cần có đánh giá </b></i>
tổng thể và xây dựng lộ trình thực hiện các nguyên tắc và chuẩn mực quốc tế trong giám
<i><b>sát bảo hiểm. </b></i>
<i><b>Nâng cao năng lực của cán bộ giám sát: Cán bộ giám sát cần phải hiểu biết </b></i>
nghiệp vụ sâu sắc, có tầm nhìn bao qt, biết phân tích dự báo tình hình, am hiểu thực
tiễn hoạt động của các doanh nghiệp. Ngồi ra, cán bộ, cơng chức phải xây dựng định
hướng, các giải pháp phát triển và là những người trực tiếp thực thi các giải pháp đó trong
<i><b>Hiện đại hóa cơ sở vật chất, kỹ thuật công nghệ thông tin phục vụ công tác </b></i>
<i><b>giám sát: Cho phép các cơ quan quản lý giám sát thu thập được thông tin và dữ liệu của </b></i>
doanh nghiệp cần thiết cho hoạt động giám sát tại bất kỳ thời điểm nào; Có khả năng
phân tích báo cáo tự động và cảnh báo nhanh nguy cơ rủi ro của các doanh nghiệp, giúp
cơ quan quản lý can thiệp kịp thời vào mọi biến động của doanh nghiệp cũng như thị
trường; Có hệ thống chia sẻ thông tin giữa các cơ quan quản lý và hệ thống công bố các
<i><b>kết quả giám sát cho công chúng. </b></i>
<i><b>Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan giám sát bảo hiểm: (i) Thống nhất </b></i>
<i><b>về thủ tục trao đổi thông tin thường xuyên và khẩn cấp giữa các cơ quan giám sát; (ii) </b></i>
<i>Thống nhất vai trò, trách nhiệm của cơ quan giám sát điều phối; (iii) Cơ chế bảo mật </i>
thông tin chia sẻ giữa các cơ quan giám sát.Thông tin chia sẻ giữa các cơ quan chỉ được
<i><b>sử dụng vào mục đích giám sát các tổ chức tài chính. </b></i>
Từ việc phân tích, đánh giá các quy định pháp lý đến các hoạt động thực tiễn của
thị trường, luận văn đã nêu được những hạn chế và bất cập của một số văn bản pháp lý và
thực tế hoạt động giám sát thị trường bảo hiểm Việt Nam. Thông qua đó, luận văn cũng
đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động giám sát thị trường bảo hiểm Việt
Nam trên cơ sở đáp ứng được các mục tiêu giám sát đề ra. Các giải pháp không chỉ là
trước mắt mà cịn có tính khả thi lâu dài và đặc biệt còn phát huy tác dụng đối với thị
trường bảo hiểm ngay cả khi nền kinh tế nước ta thực sự hội nhập với khu vực và thế
giới.