Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng quản lý vận hành lưới điện phân phối công ty điện lực sóc sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.52 MB, 104 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ HỘI
*************************

TẠ ĐỨC CƯỜNG

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN
PHÂN PHỐI CƠNG TY ĐIỆN LỰC SĨC SƠN

Chun ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH
LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. TRẦN THỊ BÍCH NGỌC

Hà Nội - 2015


Luận văn Ths: Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng
quản lý vận hành lưới điện phân phối Cơng ty Điện lực Sóc Sơn
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ................................................... 3
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................ 5
DANH MỤC CÁC HÌNH ......................................................................................... 6
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 7
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN
PHỐI........................................................................................................................... 9
1.1. Khái niệm điện năng, lưới điện......................................................................10


1.2. Quản trị chất lượng và nâng cao chất lượng quản lý vận hành lưới điện ......10
1.2.1. Khái niệm chất lượng .............................................................................10
1.2.2. Các yếu tố phản ánh chất lượng sản phẩm .............................................11
1.2.3. Khái niệm quản trị chất lượng ...............................................................12
1.2.4. Nội dung quản trị chất lượng ..................................................................14
1.2.5. Vai trò của quản trị chất lượng ...............................................................15
1.2.6. Ý nghĩa nâng cao chất lượng quản lý vận hành lưới điện ......................15
1.3. Nội dung công tác quản lý vận hành lưới điện ..............................................16
1.4. Tiêu chuẩn quản lý vận hành lưới điện phân phối .........................................17
1.5. Các tiêu chí đánh giá chất lượng quản lý vận hành lưới điện........................21
1.6. Một số phương hướng nâng cao công tác quản lý vận hành lưới điện phân
phối .......................................................................................................................23
1.7. Tóm tắt chương I............................................................................................26
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VẬN HÀNH LƯỚI
ĐIỆN PHÂN PHỐI CỦA CÔNG TY ĐIỆN LỰC SĨC SƠN............................. 28
2.1. Giới thiệu về Cơng ty Điện lực Sóc Sơn .......................................................29
2.2. Giới thiệu về thực trạng lưới điện phân phối tại Sóc Sơn .............................30
2.3. Phân tích mơ hình quản lý của cơng ty ..........................................................33
2.3.1. Cơ cấu nhân lực của Cơng ty Điện lực Sóc Sơn ....................................33
2.3.2. Mơ hình tổ chức quản lý .........................................................................33
2.4. Phân tích chất lượng công tác quản lý vận hành lưới điện ............................36
2.5. Phân tích thực trạng dự báo và lập kế hoạch quản lý vận hành lưới điện .....46
2.6. Phân tích thực trạng quản lý vận hành lưới điện ...........................................50
Học viên: Tạ Đức Cường

Page 1


Luận văn Ths: Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng
quản lý vận hành lưới điện phân phối Cơng ty Điện lực Sóc Sơn

2.6.1. Phân tích thực trạng tổ chức vận hành lưới điện và năng suất lao động 50
2.6.2. Phân tích thực trạng quản lý điều độ lưới điện, quản lý kỹ thuật...........55
2.6.3. Phân tích thực trạng áp dụng tự động hóa và hệ thống thông tin quản lý
vận hành lưới điện. ...........................................................................................57
2.7. Phân tích thực trạng kiểm sốt lưới điện .......................................................60
2.8. Phân tích các yếu tố bên ngồi ảnh hưởng đến quản lý vận hành lưới điện .61
2.8.1. Phân tích thực trạng nguồn điện cung cấp..............................................61
2.8.2. Phân tích một số yếu tố bên ngồi khác .................................................62
2.9. Tóm tắt các ngun nhân ảnh hưởng tới chất lượng quản lý vận hành lưới điện
...............................................................................................................................63
CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
QUẢN LÝ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN HUYỆN SÓC SƠN ................................. 67
3.1. Những định hướng phát triển của Công ty Điện lực Sóc Sơn .......................68
3.1.1. Mục tiêu tổng quát ..................................................................................68
3.1.2. Cơ sở pháp lý để tính nhu cầu điện huyện Sóc Sơn giai đoạn 2011 2015 xét đến năm 2020.....................................................................................68
3.1.3. Dự báo nhu cầu điện năng Huyện Sóc Sơn – TP.Hà Nội giaiđoạn 20112015, xét đến năm 2020....................................................................................68
3.1.4. Các phương án cấp điện cho huyện Sóc Sơn .........................................71
3.2. Đề xuất một số giải pháp nâng cao công tác quản lý vận hành lưới điện phân
phối của Công ty điện lực Sóc Sơn .......................................................................73
3.2.1. Nhóm giải pháp hồn thiện cơng tác lập kế hoạch quản lý vận hành lưới
điện ...................................................................................................................74
3.2.2. Nhóm giải pháp hồn thiện kết cấu lưới điện.........................................78
3.2.3. Nhóm giải pháp áp dụng tự động hóa và hệ thống thơng tin quản lý lưới điện
..........................................................................................................................86
3.2.3. Các giải pháp nhân sự và nâng cao năng suất lao động .........................91
3.2.4. Nhóm giải pháp giảm tổn thất điện năng ...............................................97
3.3. Tóm tắt chương III .......................................................................................101
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 102

Học viên: Tạ Đức Cường


Page 2


Luận văn Ths: Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng
quản lý vận hành lưới điện phân phối Cơng ty Điện lực Sóc Sơn
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
A: Điện năng
AAAC: Dây nhôm cao thế bọc cách điện
AC: Dây nhôm trần lõi thép
AV: Dây nhôm hạ thế bọc cách điện
ABC: Cáp nhôm vặn xoắn bọc cách điện
BCKTKT: Báo cáo kinh tế kỹ thuật
CBCNV: Cán bộ công nhân viên
CDLL: Cầu dao liên lạc
CMIS: Hệ thống thông tin quản lý khách hàng
ĐDK: Đường dây không
ĐTXD: Đầu tư xây dựng
EVNHANOI: Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội
FPIs: Thiết bị chỉ thị phân đoạn sự cố
GIS: Hệ thống thông tin địa lý
HTĐ: Hệ thống điện
Icp: Dòng điện cho phép
Ivh: Dòng điện vận hành
Ivhkt: Dòng điện vận hành kinh tế
KH: Kế hoạch
MAIFI: Số lần mất điện thống qua trung bình của lưới điện phân phối (Momentary
Average Interruption Frequency Index)
MBA: Máy biến áp
NVTK: Nhiệm vụ thiết kế

PAKT: Phương án kỹ thuật
PCSS: Cơng ty Điện lực Sóc Sơn
PMIS: Hệ thống thông tin quản lý kỹ thuật
Pmax: Công suất cực đại
PLC: Power line communication

Học viên: Tạ Đức Cường

Page 3


Luận văn Ths: Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng
quản lý vận hành lưới điện phân phối Cơng ty Điện lực Sóc Sơn
SAIDI: Thời gian mất điện trung bình của lưới điện phân phối (System Average
Interruption Duration Index)
SAIFI: Số lần mất điện trung bình của lưới điện phân phối (System Average
Interruption Frequency Index)
SCL: Sửa chữa lớn
SCTX: Sửa chữa thường xuyên
SOG: Cầu dao phụ tải có chức năng tự động phân đoạn sự cố thông thường
SXKD: Sản xuất kinh doanh
TBA: Trạm biến áp
TCT: Tổng cơng ty
TDTM: Tín dụng thương mại
TSCĐ: Tài sản cố định
Tmax: Thời gian sử dụng công suất lớn nhất
TKBVTC-TDT: Thiết kế bản vẽ thi cơng – tổng dự tốn
U: Điện áp
UBND: Ủy ban nhân dân
XT: Xuất tuyến


Học viên: Tạ Đức Cường

Page 4


Luận văn Ths: Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng
quản lý vận hành lưới điện phân phối Cơng ty Điện lực Sóc Sơn
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Độ biến dạng sóng hài điện áp .................................................................18
Bảng 1.2: Mức nhấp nháy điện áp ............................................................................19
Bảng 2.1: Khối lượng đường dây trung thế ..............................................................30
Bảng 2.2: Quy định phạm vi cung cấp điện ..............................................................32
Bảng 2.3: Bảng thống kê vi phạm hành lang lưới điện trung thế .............................37
Bảng 2.4: Bảng so sánh chỉ tiêu suất sự cố ...............................................................38
Bảng 2.5: Bảng thống kê các trạm biến áp có thơng số điện áp thấp năm 2014 ......42
Bảng 2.6: Bảng thống kê kiểm định công tơ .............................................................46
Bảng 2.7: Bảng so sánh tỷ lệ tổn thất điện năng .......................................................47
Bảng 2.8: Bảng thông kê chỉ tiêu độ tin cậy lưới điện ..............................................48
Bảng 2.9: Bảng các chi phí vận hành lưới điện ........................................................48
Bảng 2.10: Bảng so sánh năng suất lao động của PCSS và EVNHANOI ................52
Bảng 3.1: Tổng hợp kết quả dự báo phụ tải đến năm 2020 ......................................70
Bảng 3.2: Bảng thông số vận hành lộ 474; 475; 476E1.19.......................................81
Bảng 3.3: Bảng ước tính sản lượng điện năng khai thác trên lộ 476E1.19...............82

Học viên: Tạ Đức Cường

Page 5



Luận văn Ths: Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng
quản lý vận hành lưới điện phân phối Cơng ty Điện lực Sóc Sơn
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Trạm biến áp đặt khơng thuận tiện cho việc vận hành .............................31
Hình 2.2: Một số tủ hạ thế khơng hợp bộ .................................................................32
Hình 2.3: Sơ đồ tổ chức bộ máy cơng ty...................................................................34
Hình 2.4: Đường dây trung thế bị vi phạm hành lang ..............................................40
Hình 2.5: Hình ảnh một số vụ sự cố..........................................................................41
Hình 2.6: Biểu đồ so sánh tỷ lệ truyền tải và phân phối điện năng ..........................44
Hình 2.7: Biểu đồ sản lượng điện thương phẩm giai đoạn 2010 – 2014 ..................49
Hình 2.8: Biểu đồ tốc độ tăng trưởng điện năng giai đoạn 2010 - 2014...................49
Hình 2.9: Biểu đồ phân loại lao động theo độ tuổi ...................................................53
Hình 2.10: Biểu đồ phân loại lao động theo trình độ đào tạo ...................................53
Hình 2.11: Nguyên tắc phân đoạn sự cố (FPIs) trên lưới điện trung thế ...................58
Hình 2.12: Sơ đồ hình cây về các nguyên nhân tác động đến chất lượng quản lý vận
hành lưới điện ............................................................................................................66
Hình 3.1: Một số hình ảnh hiện trạng lộ 974 Bắc Sơn..............................................84
Hình 3.2: Sơ đồ GIS minh họa lưới điện ..................................................................88
Hình 3.3: Ghi chỉ số bằng camera và máy tính bảng ................................................89
Hình 3.4: Ngun lý hoạt động PLC.........................................................................90

Học viên: Tạ Đức Cường

Page 6


Luận văn Ths: Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng
quản lý vận hành lưới điện phân phối Cơng ty Điện lực Sóc Sơn
MỞ ĐẦU
A.TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Cơng ty Điện lực Sóc Sơn là đơn vị phân phối điện cho các phụ tải trên địa
bàn huyện Sóc Sơn đặc biệt là Sân bay quốc tế Nội Bài. Mức sống của người dân
trên địa bàn ngày càng cao, nhu cầu sử dụng điện tăng trưởng nhanh, đòi hỏi chất
lượng điện năng cung ứng phải ổn đinh. Vì vậy, việc nâng cao chất lượng điện năng
phải được xây dựng hoàn thiện ngay từ bây giờ. Là một nhân viên của Công ty, tôi
nhận thấy công tác quản lý vận hành lưới điện phân phối đóng vai trị quan trọng
trong việc nâng cao chất lượng điện năng. Vì vậy, tơi chọn đề tài: “Phân tích thực
trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng quản lý vận hành lưới điện
phân phối Cơng ty Điện lực Sóc Sơn”.
B. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Hệ thống hóa các cơ sở lý luận về quản lý vận hành lưới điện phân phối và
trên cơ sở đó phân tích thực trạng chất lượng vận hành lưới điện phân phối của
Cơng ty Điện lực Sóc Sơn, đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng quản lý
vận hành lưới điện phân phối của Công ty Điện lực Sóc Sơn.
C. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Đối tượng nghiên cứu là chất lượng quản lý vận hành lưới điện phân phối
của Công ty Điện lực Sóc Sơn.
Phạm vi nghiên cứu là thực trạng cơng tác quản lý vận hành lưới điện phân
phối của Công ty Điện lực Sóc Sơn trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2014 để
đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng quản lý vận hành lưới điện.
D. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Phân tích chất lượng quản lý vận hành lưới điện dựa trên cơ sở những lý
thuyết về quản trị chất lượng, phân tích các số liệu thống kê, so sánh với các tiêu
chuẩn kỹ thuật của ngành điện, phân tích hệ thống tìm ngun nhân khách quan,
chủ quan của các vấn đề chất lượng.
E. KẾT CẤU LUẬN VĂN
Tên đề tài: “Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất
lượng quản lý vận hành lưới điện phân phối Công ty Điện lực Sóc Sơn”.
Học viên: Tạ Đức Cường


Page 7


Luận văn Ths: Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng
quản lý vận hành lưới điện phân phối Cơng ty Điện lực Sóc Sơn
Bố cục: Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý vận hành lưới điện phân phối
Chương 2: Phân tích thực trạng quản lý vận hành lưới điện phân phối của
Cơng ty Điện lực Sóc Sơn.
Chương 3: Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng quản lý vận hành
lưới điện phân phối Cơng ty Điện lực Sóc Sơn.

Học viên: Tạ Đức Cường

Page 8


Luận văn Ths: Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng
quản lý vận hành lưới điện phân phối Cơng ty Điện lực Sóc Sơn

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ VẬN HÀNH
LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI

Học viên: Tạ Đức Cường

Page 9


Luận văn Ths: Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng
quản lý vận hành lưới điện phân phối Cơng ty Điện lực Sóc Sơn

1.1. Khái niệm điện năng, lưới điện
Điện năng là năng lượng tiêu thụ (đối với thiết bị dùng điện) hay lượng
điện năng phát ra (đối với máy phát điện) trong một khoảng thời gian t nào đó.
[11;28].
Hệ thống năng lượng là một tập hợp bao gồm các nhà máy điện, các
đường dây tải điện, các trạm biến áp, các lưới cung cấp điện và nhiệt. Chúng cùng
làm việc trong một hệ thống chung, tạo thành một thể thống nhất, thực hiện một quá
trình liên quan mật thiết với nhau là sản xuất, truyền tải, phân phối và tiêu thụ năng
lượng điện và nhiệt.
Hệ thống điện là một phần của hệ thống năng lượng, bao gồm các máy
phát điện, các thiết bị phân phối điện, các lưới điện và các hộ tiêu thụ điện.
Lưới điện là một phần của hệ thống điện, bao gồm các trạm biến áp, các
đường dây tải điện ở các cấp điện áp khác nhau. [9;24]
Lưới điện truyền tải là lưới điện bao gồm toàn bộ các đường dây và trạm
điện có cấp điện áp 220kV trở lên, các đường dây và trạm biến áp 110kV mang
chức năng truyền tải để tiếp nhận công suất từ các nhà máy điện vào HTĐ quốc gia.
[3;3]
Lưới điện phân phối là lưới điện bao gồm toàn bộ các đường dây và trạm
điện có cấp điện áp từ 35kV trở xuống, các đường dây và trạm điện có điện áp từ
110kV mang chức năng phân phối điện đến khách hàng sử dụng điện. [3;3].
1.2. Quản trị chất lượng và nâng cao chất lượng quản lý vận hành lưới điện
1.2.1. Khái niệm chất lượng
Chất lượng là mức độ mà một tập hợp các tính chất đặc trưng của thực thể
có khả năng thỏa mãn nhu cầu đã nêu ra hay tiềm ẩn. [7;39]
Chất lượng sản phẩm là một phạm trù phức tạp, hàm chứa những đặc điểm
riêng biệt cần được xem xét đánh giá một cách đầy đủ thận trọng trong quản lý chất
lượng. Chất lượng sản phẩm là một khái niệm tổng hợp bao gồm những yếu tố kinh
tế, xã hội và công nghệ liên quan đến mọi hoạt động trong tồn bộ q trình hoạt
động sản xuất kinh doanh từ nghiên cứu – sản xuất – tiêu thụ - sử dụng sản phẩm
dịch vụ. Bao hàm trong chất lượng là một tập hợp thống nhất các yếu tố phản ánh

Học viên: Tạ Đức Cường

Page 10


Luận văn Ths: Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng
quản lý vận hành lưới điện phân phối Cơng ty Điện lực Sóc Sơn
những đòi hỏi thỏa mãn các yêu cầu về các chỉ tiêu kinh tế đặc trưng phù hợp với
môi trường xã hội và trình độ cơng nghệ, phát triển kinh tế. Chất lượng khơng chỉ
phản ánh trình độ kỹ thuật của sản phẩm, dịch vụ mà cịn phản ánh trình độ điều
kiện phát triển kinh tế xã hội trong từng thời kỳ. Chất lượng là khả năng đáp ứng
các yêu cầu về chức năng kỹ thuật của sản phẩm có thể đạt được, chỉ số về kinh tế
như chi phí, hiệu quả sử dụng sản phẩm và những đòi hỏi về mặt xã hội, tâm lý của
người tiêu dùng. [7;41]
Chất lượng sản phẩm vừa có tính chủ quan và khách quan. Tính chủ quan
thể hiện thơng qua nhận thức của khách hang và phụ thuộc vào năng lực trình độ
thiết kế sản phẩm. Tính khách quan thể hiện thơng qua thuộc tính vốn có của sản
phẩm. Tính khách quan của chất lượng phụ thuộc chặt chẽ vào tính chất đặc điểm,
trình độ cơng nghệ và trình độ tổ chức quản lý, sản xuất của doanh nghiệp. [7;42]
Chất lượng sản phẩm chỉ thể hiện đúng trong những điều kiện tiêu dùng cụ
thể tương ứng với mục đích sử dụng đặt ra. Một sản phẩm có chất lượng tốt khi sử
dụng đúng mục đích, sử dụng đúng cách và giữ gìn bảo quản đúng quy định.
1.2.2. Các yếu tố phản ánh chất lượng sản phẩm
Mỗi sản phẩm được cấu thành bởi rất nhiều các thuộc tính đặc trưng có giá
trị sử dụng đáp ứng nhu cầu của con người. Đối với mỗi nhóm sản phẩm khác nhau
những yêu cầu về các thuộc tính phản ánh chất lượng có khác nhau. Tuy nhiên,
những thuộc tính chung phản ánh chất lượng sản phẩm gồm:
- Tính năng tác dụng của sản phẩm: Là khả năng của sản phẩm đó có thể
thực hiện các chức năng, hoạt động mong muốn đáp ứng được mục đích sử dụng
của sản phẩm. Nhóm này đặc trưng cho thơng số kỹ thuật xác định chức năng tác

dụng chủ yếu của sản phẩm.
- Tuổi thọ hay độ bền của sản phẩm: Đây là yếu tố đặc trưng cho tính chất
của sản phẩm giữ được khả năng làm việc bình thường theo đúng tiêu chuẩn thiết kế
trong một thời gian nhất định trên cơ sở đảm bảo các yêu cầu về mục đích, điều
kiện sử dụng và chế độ bảo dưỡng theo quy định.

Học viên: Tạ Đức Cường

Page 11


Luận văn Ths: Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng
quản lý vận hành lưới điện phân phối Cơng ty Điện lực Sóc Sơn
- Các yếu tố thẩm mỹ đặc trưng cho sự truyền cảm, sự hợp lý về hình thức,
dáng vẻ, kết cấu, kích thước sự hồn thiện, tính cân đối, màu sắc, trang trí và tính
thời trang.
- Độ tin cậy của sản phẩm: Đặc trưng cho thuộc tính của sản phẩm liên tục
duy trì được khả năng làm việc khơng bị hỏng hóc, trục trặc trong một khoảng thời
gian nào đó.
- Độ an toàn của sản phẩm: Những chỉ tiêu an toàn trong sử dụng, vận hành
sản phẩm, an toàn đối với sức khỏe người tiêu dùng và môi trường là yếu tố tất yếu,
bắt buộc phải có đối với sản phẩm trong điều kiện tiêu dùng hiện nay.
- Tính tiện dụng phản ánh những địi hỏi về tính sẵn có, tính dễ vận chuyển,
bảo quản và dễ sử dụng sản phẩm.
- Tính kinh tế của sản phẩm. Đây là yếu tố rất quan trọng đối với những sản
phẩm khi vận hành cần tiêu hao nguyên liệu, năng lượng. Tiết kiệm nguyên liệu,
năng lượng trong sử dụng trở thành một trong những yếu tố quan trọng phản ánh
chất lượng và khả năng cạnh tranh của các sản phẩm trên thị trường.
- Các yếu tố vơ hình như nhãn hiệu, danh tiếng, uy tín của sản phẩm cũng
trở thành bộ phận quan trọng cấu thành chất lượng sản phẩm. Bản thân uy tín, danh

tiếng được coi như yếu tố chất lượng vơ hình tác động lên tâm lý lựa chọn của
khách hàng.
- Những dịch vụ đi kèm cũng là một yếu tố thành phần của chất lượng sản
phẩm đảm bảo cho việc thành công của doanh nghiệp trên thị trường.
Mức độ chất lượng sản phẩm phụ thuộc chặt chẽ vào mức độ chất lượng
của từng đặc tính chất lượng và sự tác động tổng hợp của các thuộc tính này. Mỗi
thuộc tính có tầm quan trọng khác nhau tùy thuộc vào loại sản phẩm, mục đích yêu
cẩu của người tiêu dùng.[7;40].
1.2.3. Khái niệm quản trị chất lượng
Quản trị chất lượng là hoạt động có chức năng của quản trị chung nhằm đề
ra mục tiêu chất lượng, chính sách chất lượng và thực hiện chúng bằng các biện
pháp như hoạch định chất lượng, kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng và cải
tiến chất lượng trong khuôn khổ một hệ thống quản trị chất lượng nhất định. [7;60]
Học viên: Tạ Đức Cường

Page 12


Luận văn Ths: Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng
quản lý vận hành lưới điện phân phối Cơng ty Điện lực Sóc Sơn
Quản trị chất lượng phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Quản trị chất lượng phải đảm bảo định hướng khách hàng. Khách hàng là
người chấp nhận và tiêu thụ sản phẩm, để tồn tại và phát triển thì doanh nghiệp phải
đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng. Trong môi trường cạnh tranh, định
hướng khách hàng là yêu cầu bắt buộc trong quản trị chất lượng.
- Quản trị chất lượng phải coi trọng con người. Con người giữ vị trí quan
trọng hàng đầu trong q trình hình thành nâng cao chất lượng sản phẩm. Vì vậy,
trong quản trị chất lượng cần áp dụng các biện pháp để huy động hết nguồn lực, tài
năng của các cá nhân ở mọi cấp đảm bảo xây dựng được một hệ thống quản trị chất
lượng hoàn chỉnh và phù hợp với doanh nghiệp, các cá nhân chủ động sáng tạo đề

xuất các sáng kiến cải tiến chất lượng sản phẩm.
- Quản trị chất lượng phải thực hiện toàn diện và đồng bộ. Chất lượng sản
phẩm là kết quả tổng hợp của tất cả các hoạt động như nghiên cứu thị trường, xây
dựng chính sách chất lượng, thiết kế, sản xuất sản phẩm và dịch vụ sau bán hàng.
Nó là kết quả cố gắng của tất cả các thành viên, các bộ phận trong doanh nghiệp.
- Quản trị chất lượng phải thực hiện đồng thời với các yêu cầu đảm bảo và
cải tiến chất lượng. Đảm bảo chất lượng là toàn bộ hoạt động có kế hoạch và hệ
thống, được tiến hành trong hệ thống chất lượng; là những hoạt động được tiến
hành trong toàn bộ tổ chức nhằm nâng cao hiệu quả và hiệu suất của các hoạt động
và quá trình để tạo thêm lợi ích cho cả tổ chức và khách hàng. Cải tiến chất lượng là
việc đảm bảo chất lượng và nâng cao hiệu quả, hiệu suất của chất lượng nhằm thỏa
mãn tốt hơn nhu cầu của khách hàng.
Cải tiến chất lượng được thực hiện liên tục trên cơ sở thực hiện có hiệu quả
vịng trịn chất lượng của Deming với tên gọi là vòng tròn cải tiến bao gồm: hoạch
định, thực hiện, kiểm tra và điều chỉnh (PDCA). [7;78]
- Quản trị chất lượng phải đảm bảo tính q trình: Quản trị theo quá trình,
quản lý chất lượng ở mọi khâu liên quan tới việc hình thành chất lượng. Quản trị
theo mục tiêu, doanh nghiệp chỉ chú trọng đến kết quả cuối cùng cần phải đạt.

Học viên: Tạ Đức Cường

Page 13


Luận văn Ths: Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng
quản lý vận hành lưới điện phân phối Cơng ty Điện lực Sóc Sơn
- Nguyên tắc kiểm tra: Kiểm tra nhằm mục đích hạn chế và ngăn chặn
những sai sót, tìm những biện pháp khắc phục khâu yếu, phát huy cái mạnh, để đảm
bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng tốt nhu cầu thị trường.
1.2.4. Nội dung quản trị chất lượng

Quản trị chất lượng là quá trình hoạch định, tổ chức thực hiện, giám sát
đánh giá và điều chỉnh một chương trình cải tiến chất lượng.
- Hoạch định chất lượng: là quá trình xác định các mục tiêu chất lượng cần
đạt được cũng như các chính sách chất lượng cần đạt được mục tiêu đó. Hoạch định
chất lượng cũng bao gồm cơng tác xây dựng lộ trình và các kế hoạch tổng thể cũng
như cụ thể để thực hiện mục tiêu đó. [7;61]
- Tổ chức, thực hiện chương trình cải tiến chất lượng, bao gồm các nội dung
sau: Hình thành bộ máy thực thi chương trình cải tiến chất lượng, tổ chức triển khai
các công việc đã được lên kế hoạch theo đúng tiến độ và yêu cầu đã được phê
chuẩn. [7;61]
- Giám sát đánh giá chương trình cải tiến chất lượng: Giám sát đánh giá
giúp phát hiện được làm như thế đã tốt nhất đến mức có thể hay chưa. Để thực hiện
tốt công tác giám sát, đánh giá đòi hỏi người chịu trách nhiệm giám sát đánh giá
phải có kiến thức về giám sát cũng như nắm bắt được các phương pháp kỹ thuật
thường được áp dụng trong công tác giám sát, đánh giá. Giám sát đánh giá được kết
hợp với nhau nhằm mục tiêu phát hiện ra những gì khơng phù hợp hoặc những lỗi
để khơng ngừng hồn thiện chương trình cải tiến chất lượng, từ đó không ngừng
nâng cao chất lượng sản phẩm. Bởi vậy, để thực thi tốt công tác giám sát, đánh giá
các cán bộ giám sát, đánh giá không chỉ dựa vào các yếu tố kiểm tra, kiểm sốt mà
cịn phải tiến hành so sánh tương quan với đối thủ, phải tiến hành benchmarking để
có thể đưa ra được các tiêu chuẩn tốt nhất cho chu kỳ tiếp theo.
- Điều chỉnh: Điều chỉnh là khâu cuối cùng của chu trình quản trị. Trong
trường hợp phát hiện khâu hoạch định hoặc khâu thực hiện có vấn đề, người chịu
trách nhiệm trong việc thực thi chương trình cải tiến chất lượng đó phải tiến hành
điều chỉnh kịp thời để giảm thiểu tổn thất có thể. Điều chỉnh chính là khởi thủy của

Học viên: Tạ Đức Cường

Page 14



Luận văn Ths: Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng
quản lý vận hành lưới điện phân phối Cơng ty Điện lực Sóc Sơn
chu trình tiếp theo, bởi vậy cần phải có sự rà sốt chặt chẽ, phải có sự xem xét kỹ
lưỡng để đảm bảo rằng những gì được điều chỉnh là phù hợp nhất.[7;62]
1.2.5. Vai trò của quản trị chất lượng
Quản trị chất lượng giữ vai trò quan trọng trong sự thành công của doanh
nghiệp. Đảm bảo tốt nhất đầu vào, tối ưu hóa qui trình sản xuất, tối ưu hóa đầu ra
mang tới cho khách hàng những dịch vụ tốt nhất nhằm không ngừng thỏa mãn nhu
cầu khách hàng là những nhân tố cơ bản nhằm không ngừng nâng cao chất lượng sản
phẩm. Quản trị chất lượng giúp doanh nghiệp xác định đúng hướng đi, tổ chức sản
xuất kinh doanh một cách hiệu quả nhất, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường.
Đối với doanh nghiệp: Chất lượng sản phẩm là vấn đề sống cịn, quản trị
chất lượng nhằm khơng ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm có ý nghĩa vô cùng to
lớn đối với doanh nghiệp. Quản trị chất lượng giúp doanh nghiệp xác định đúng
định hướng phát triển, tổ chức sản xuất kinh doanh hiệu quả nhất giúp doanh nghiệp
loại bỏ được những tổn thất khơng đáng có. Quản trị chất lượng giúp doanh nghiệp
trở lên chuyên nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh. [7;66]
Đối với người tiêu dùng: Quản trị chất lượng đảm bảo nâng cao chất lượng
sản phẩm, thỏa mãn một cách tốt nhất nhu cầu của người tiêu dùng. [7;66]
1.2.6. Ý nghĩa nâng cao chất lượng quản lý vận hành lưới điện
Chất lượng quản lý vận hành lưới điện luôn là một trong những nhân tố quan trọng
quyết định khả năng đáp ứng chất lượng điện năng, quyết định sự phát triển của
kinh tế xã hội của khu vực.Tạo uy tín, niềm tin, cơ sở cho sự tồn tại và phát triển
bền vững của điện lực.
Nâng cao chất lượng quản lý vận hành còn là biện pháp hữu hiệu kết hợp các
lợi ích của điện lực, người tiêu dùng, xã hội và người lao động.Tối ưu hóa chi phí
vận hành, quản lý lưới điện, sửa chữa bảo trì. Xây dựng được tác phong làm việc
khoa học có tính hệ thống.
Nâng cao năng suất lao động.Nâng cao hiệu quả kinh doanh, nâng cao năng

lực để phát triển và sẵn sàng cho giai đoạn tiếp theo của ngành điện – thị trường
điện cạnh tranh hoàn toàn.

Học viên: Tạ Đức Cường

Page 15


Luận văn Ths: Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng
quản lý vận hành lưới điện phân phối Cơng ty Điện lực Sóc Sơn
Đối với người lao động trong ngành điện đó là khả năng nâng cao thu nhập
thông qua việc nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp trong ngành điện.
Đối với người tiêu dùng thì đó là được sử dụng điện năng có chất lượng tốt hơn, độ
tin cậy cao hơn.
1.3. Nội dung công tác quản lý vận hành lưới điện
Công tác quản lý vận hành lưới điện phân phối tuân thủ phương thức vận
hành, lệnh chỉ huy, điều khiển của cấp điều độ có quyền điều khiển trong vận hành
lưới điện phân phối. Tổ chức công tác quản lý phụ tải, quản lý kỹ thuật, quản lý vận
hành đảm bảo các đường dây, trạm biến áp vận hành an toàn và liên tục.
1- Lập lịch theo dõi, đăng ký sửa chữa đường dây, thiết bị trong trạm thuộc
quyền quản lý theo đúng tiêu chuẩn quy định hiện hành về điện áp, tần số, cân bằng
pha, sóng hài, nhấp nháy điện áp, tiêu chuẩn độ tin cậy và tiêu chuẩn tổn thất điện
năng. Thực hiện công tác sửa chữa đường dây, thiết bị trong trạm theo lịch đã được
duyệt đảm bảo chất lượng, đúng tiến độ.
2- Đặt trị số chỉnh định cho hệ thống rơ le bảo vệ và tự động đóng lại thuộc
quyền quản lý theo phiếu chỉnh định của cấp điều độ có quyền điều khiển. Đảm bảo
hoạt động tin cậy của hệ thống rơ le bảo vệ và tự động đóng lại thuộc quyền quản lý
3- Báo cáo tình hình sự cố, hiện tượng bất thường trong HTĐ phân phối cho
cấp điều độ có quyền điều khiển khi có yêu cầu.
4- Lập danh sách thứ tự ưu tiên của các tổ chức, cá nhân sử dụng điện trên

địa bàn có sự xác nhận đồng ý của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương. Phối hợp với các cấp điều độ tương ứng phân bổ công suất và sản
lượng cho các đơn vị điện lực khi có yêu cầu và gửi cho các cấp điều độ để thực
hiện.
5- Thông báo về việc ngừng, giảm mức cung cấp điện cho khách hàng tuân
theo Luật điện lực và các quy định khác của pháp luật. Chủ động tuyên truyền, giải
thích, phối hợp với khách hàng trong cơng tác quản lý, điều hịa nhu cầu sử dụng
điện.
6- Cung cấp tình hình phụ tải, tài liệu kỹ thuật, thơng số kỹ thuật, quy trình
vận hành đường dây, thiết bị thuộc quyền quản lý cho cấp điều độ có quyền điều
Học viên: Tạ Đức Cường

Page 16


Luận văn Ths: Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng
quản lý vận hành lưới điện phân phối Cơng ty Điện lực Sóc Sơn
khiển để thực hiện tính tốn chế độ vận hành, chỉnh định rơ le bảo vệ và tự động
đóng lại trên tồn HTĐ khi có u cầu.
7- Cung cấp cho các cấp điều độ tương ứng dự kiến thời gian đưa thêm các
phụ tải lớn do điện lực quản lý và thời gian chính thức khi phụ tải đã vào làm việc.
1.4. Tiêu chuẩn quản lý vận hành lưới điện phân phối
Theo quy định hệ thống điện phân phối tại thơng tư 32/2010/TT-BCT của Bộ
Cơng Thương thì tiêu chuẩn quản lý vận hành lưới điện bao gồm: tần số, điện áp,
cân bằng pha, sóng hài, nhấp nháy điện áp, tiêu chuẩn độ tin cậy, tiêu chuẩn tổn thất
điện năng.
Tần số
Tần số định mức trong hệ thống điện quốc gia là 50Hz. Trong điều kiện
bình thường, tần số của hệ thống điện được dao động trong phạm vi ± 0,2Hz so với
tần số định mức. Trong trường hợp hệ thống điện chưa ổn định, tần số hệ thống

được dao động trong phạm vi ±0,5Hz so với tần số định mức. [3;5]
Điện áp
Các cấp điện áp danh định trong hệ thống điện phân phối gồm 110kV,
35kV, 22kV, 15kV, 10kV, 6kV, 0,4kV.
Trong chế độ vận hành cho phép tại điểm đấu nối được phép dao động so
với điện áp danh định như sau:
+ Tại điểm đấu nối với khách hàng sử dụng điện là ±5%
+ Tại điểm đấu nối với nhà máy điện là +10% và -5%.
Trong chế độ sự cố đơn lẻ hoặc trong q trình khơi phục vận hành ổn định
sau sự cố, cho phép mức dao động điện áp tại điểm đấu nối với khách hàng sử dụng
điện bị ảnh hưởng trực tiếp bởi sự cố là +5% và -10% so với điện áp danh định.
Trong chế độ sự cố nghiệm trọng trong hệ thống điện truyền tải hoặc khôi
phục sự cố, cho phép mức dao động điện áp trong khoảng ±10% so với điện áp
danh định. [3;5]
Cân bằng pha
Trong chế độ làm việc bình thường, thành phần thứ tự nghịch của điện áp
pha không vượt quá 3% điện áp danh định đối với cấp điện áp 110kV hoặc 5% điện
áp danh định đối với cấp điện áp trung áp và hạ áp. [3;5]
Học viên: Tạ Đức Cường

Page 17


Luận văn Ths: Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng
quản lý vận hành lưới điện phân phối Cơng ty Điện lực Sóc Sơn
Sóng hài
Sóng hài là sóng điện áp hoặc dịng điện hình sin có tần số là bội số của tần
số cơ bản.
Tổng độ biến dạng sóng hài (THD) là tỷ lệ của giá trị điện áp hiệu dụng của
sóng hài với giá trị hiệu dụng của điện áp cơ bản, biểu diễn bằng đơn vị phần trăm

(%), theo công thức sau:

THD

=

∑V

2

i

V12

∗ 100%

[3;6]

THD:

Tổng độ biến dạng sóng hài của điện áp;

Vi:

Thành phần điện áp tại sóng hài bậc i;

V1:

Thành phần điện áp tại tần số cơ bản (50Hz).


Tổng độ biến dạng sóng hài điện áp tại mọi điểm đấu nối khơng được vượt
quá giới hạn quy định trong Bảng 1.1 như sau:
Bảng 1.1: Độ biến dạng sóng hài điện áp
Cấp điện áp

Tổng biến dạng sóng hài

Biến dạng riêng lẻ

110kV

3,0%

1,5%

Trung và hạ áp

6,5%

3,0%

(Nguồn: Thông tư 32/2010/TT-BCT của Bộ Công Thương)[3;6]
Cho phép đỉnh nhọn điện áp bất thường trên lưới điện phân phối trong thời
gian ngắn vượt quá tổng mức biến dạng sóng hài quy định như trên nhưng không
được gây hư hỏng thiết bị của khách hàng sử dụng lưới điện phân phối.
Nhấp nháy điện áp
Mức nhấp nháy điện áp ngắn hạn (Pst) là giá trị đo được trong khoảng thời
gian 10 phút.
Pst95% là ngưỡng giá trị của Pst sao cho trong khoảng 95% thời gian đo (ít
nhất 1 tuần) và 95% số vị trí đo Pst khơng vượt q giá trị này.

Mức nhấp nháy điện áp dài hạn Plt được tính từ 12 kết quả đo Pst liên tiếp
trong khoảng thời gian 2 giờ, theo công thức

1 12 3
Plt = 3
∗∑
12 j =1 Pstj
Học viên: Tạ Đức Cường

[3;4]
Page 18


Luận văn Ths: Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng
quản lý vận hành lưới điện phân phối Cơng ty Điện lực Sóc Sơn
Plt95%là ngưỡng giá trị của Plt sao cho trong khoảng 95% thời gian đo (ít nhất
một tuần) và 95% số vị trí đo Plt khơng vượt q giá trị này.
Trong điều kiện vận hành bình thường, mức nhấp nháy điện áp tại mọi
điểm đấu nối không được vượt quá giới hạn quy định trong Bảng 1.2 như sau:
Bảng 1.2: Mức nhấp nháy điện áp
Cấp điện áp

Mức nhấp nháy cho phép
Pst95% = 0,80

110kV

Plt95% = 0,60
Pst95% = 1,00


Trung áp

Plt95% = 0,80
Pst95% = 1,00

Hạ áp

Plt95% = 0,80
(Nguồn: Thông tư 32/2010/TT-BCT của Bộ Công Thương)[3;6]

Tại điểm đấu nối trung và hạ áp, mức nhấp nháy ngắn hạn (Pst) không được
vượt quá 0,9 và mức nhấp nháy dài hạn (Plt) không được vượt quá 0,7.
Tiêu chuẩn độ tin cậy.
Các chỉ số về độ tin cậy của lưới điện phân phối bao gồm:
Chỉ số về thời gian mất điện trung bình của lưới điện phân phối (System
Average Interruption Duration Index - SAIDI);
Chỉ số về số lần mất điện trung bình của lưới điện phân phối (System
Average Interruption Frequency Index - SAIFI);
Chỉ số về số lần mất điện thống qua trung bình của lưới điện phân phối
(Momentary Average Interruption Frequency Index - MAIFI).
Các chỉ số về độ tin cậy của lưới điện phân phối được tính tốn như sau:
SAIDI được tính bằng tổng thời gian mất điện của các Khách hàng sử dụng
điện và các Đơn vị phân phối và bán lẻ điện mua điện của Đơn vị phân phối điện trong
một quý chia cho tổng số Khách hàng sử dụng điện và các Đơn vị phân phối và bán lẻ
điện mua điện của Đơn vị phân phối điện trong q đó, theo cơng thức sau:

Học viên: Tạ Đức Cường

Page 19



Luận văn Ths: Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng
quản lý vận hành lưới điện phân phối Cơng ty Điện lực Sóc Sơn
n

∑T K

SAIDI j =

i

i =1

i

K

[3;8]

4

SAIDI = ∑ SAIDI j
j =1

Trong đó:
Ti: Thời gian mất điện lần thứ i kéo dài trên 5 phút trong quý j;
Ki: Số Khách hàng sử dụng điện và các Đơn vị phân phối và bán lẻ điện
mua điện của Đơn vị phân phối điện bị ảnh hưởng bởi lần mất điện thứ i trong quý j;
n: số lần mất điện kéo dài trên 5 phút trong quý j;
K: Tổng số Khách hàng sử dụng điện và các Đơn vị phân phối và bán lẻ

điện mua điện của Đơn vị phân phối điện trong quý j.
SAIFI được tính bằng tổng số lần mất điện của Khách hàng sử dụng điện
và các Đơn vị phân phối và bán lẻ điện mua điện của Đơn vị phân phối điện trong
quý chia cho tổng số Khách hàng sử dụng điện và các Đơn vị phân phối và bán lẻ
điện mua điện của Đơn vị phân phối điện trong quý đó, theo cơng thức sau:
n
K

SAIFI j =

4

SAIFI = ∑ SAIFI j

[3;8]

j =1

Trong đó:
n: số lần mất điện kéo dài trên 5 phút trong quý j;
K: Tổng số khách hàng trong quý j của Đơn vị phân phối điện.
MAIFI được tính bằng tổng số lần mất điện thoáng qua của Khách hàng sử
dụng điện và các Đơn vị phân phối và bán lẻ điện mua điện của Đơn vị phân phối
điện trong quý chia cho tổng số Khách hàng sử dụng điện và các Đơn vị phân phối
và bán lẻ điện mua điện của Đơn vị phân phối điện trong quý đó, theo cơng thức
sau:
MAIFI j =

m
K

4

MAIFI = ∑ MAIFI j

[3;9]

j =1

Trong đó:
Học viên: Tạ Đức Cường

Page 20


Luận văn Ths: Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng
quản lý vận hành lưới điện phân phối Cơng ty Điện lực Sóc Sơn
m: số lần mất điện thoáng qua trong quý j;
K: Tổng số Khách hàng sử dụng điện và các Đơn vị phân phối và bán lẻ
điện mua điện của Đơn vị phân phối điện trong quý j.
Tiêu chuẩn tổn thất điện năng
Tổn thất điện năng của lưới điện phân phối bao gồm:
Tổn thất điện năng kỹ thuật: là tổn thất điện năng gây ra do tổn thất công
suất kỹ thuật trên đường dây và thiết bị điện trên lưới điện phân phối. [3;10]
Tổn thất điện năng phi kỹ thuật: là tổn thất điện năng do trộm cắp điện, do sai số
của thiết bị đo đếm điện năng hoặc do lỗi quản lý hệ thống đo đếm điện năng. [3;10].
1.5. Các tiêu chí đánh giá chất lượng quản lý vận hành lưới điện
* Tiêu chí an tồn trong vận hành lưới điện: An toàn trong vận hành hệ
thống điện là tiêu chí được đặt lên hàng đầu khi thiết kế, lắp đặt và vận hành cơng
trình điện. An tồn cho cán bộ, công nhân viên vận hành, cho thiết bị công trình,
cho người dân và các cơng trình xung quanh. Người thiết kế và vận hành cơng trình

điện phải tuyệt đối tuân theo quy định an toàn điện. Nội dung an tồn điện trong
cơng tác quản lý vận hành lưới điện được quy định trong nghị định 14/2014/NĐ-CP
của Chính phủ.
- Hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không đối với cấp điện
áp đến 22kV: 1m với dây bọc, 2m với dây trần; đối với cấp điện áp 35kV: 1,5m với
dây bọc, 3m với dây trần.
- Khoảng cách an tồn phóng điện theo cấp điện áp là khoảng cách tối thiểu
từ dây dẫn điện đến điểm gần nhất của thiết bị, dụng cụ, phương tiện làm việc trong
hành lang bảo vệ lưới điện cao áp đến 35kV là 4m.
* Tiêu chí suất sự cố:
Sự cố là sự kiện gây nên bởi hoạt động tự động của thiết bị đóng cắt khiến
phần tử thay đổi từ trạng thái mang điện sang không mang điện. Thời gian sự cố là
khoảng thời gian từ lúc bắt đầu xẩy ra sự cố tới lúc khơi phục được tình trạng cấp
điện ban đầu cho phụ tải hoặc thiết bị sự cố.
Suất sự cố thoáng qua đường dây: là số lượng sự cố thoáng qua bình qn
trên 100km chiều dài đường dây tính theo tháng/quý/năm.
Học viên: Tạ Đức Cường

Page 21


Luận văn Ths: Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng
quản lý vận hành lưới điện phân phối Cơng ty Điện lực Sóc Sơn
𝑆𝑆𝐶𝑡𝑞𝑑𝑧,𝑢 =

∑ ntqdzi
∑ 𝑙𝑖

.100


[13;3]

Suất sự cố kéo dài đường dây (sự cố có thời gian mất điện lớn hơn 5 phút) là
số lượng sự cố kéo dài bình quân trên 100km chiều dài đường dây tính theo
tháng/q/năm.

Trong đó:

𝑆𝑆𝐶𝑘𝑑𝑑𝑧,𝑢 =

∑ nkddzi
∑ 𝑙𝑖

.100

[13;3]

ntqdzi: Số vụ sự cố thoáng qua trên dzi tại cấp điện áp U
nkddzi: Số vụ sự cố kéo dài trên dzi tại cấp điện áp U
li: Chiều dài của đường dây i tại cấp điện áp U
∑ ntqdzi : Tổng số vụ sự cố thoáng qua đường dây tại cấp điện áp U
∑ nkddzi : Tổng số vụ sự cố kéo dài đường dây tại cấp điện áp U
∑ 𝑙𝑖 : Tổng số chiều dài đường dây tạ cấp điện áp U
Suất sự cố máy biến áp

Trong đó:

𝑆𝑆𝐶𝑀𝐵𝐴 =

∑ nMBAi

∑ 𝑆𝑀𝐵𝐴𝑖

[13;4]

nMBAi: Số vụ sự cố máy biến áp tại trạm biến áp i
SMBAi: Số máy biến áp của trạm i
∑ nMBAi : Tổng số sự cố máy biến áp của đơn vị
∑ 𝑆𝑀𝐵𝐴𝑖 : Tổng số máy biến áp của đơn vị

Suất sự cố trạm theo cấp điện áp

Trong đó:

𝑆𝑆𝐶𝑇𝐵𝐴,𝑈 =

∑ nTBAi
∑ 𝑆𝑇𝐵𝐴𝑖

[13;4]

nTBAi: Số vụ sự cố (bao gồm sự cố MBA, thiết bị trạm) tại trạm biến áp i
thuộc cấp điện áp U
STBAi: Số trạm biến áp của trạm i
∑ nTBAi : Tổng số sự cố trạm biến áp thuộc cáp điện áp U của đơn vị

∑ 𝑆𝑇𝐵𝐴𝑖 : Tổng số trạm biến áp thuộc cấp điện áp U của đơn vị

* Tiêu chí chất lượng điện năng: Chất lượng điện năng được thể hiện qua 2

thông số tần số (f) và điện áp (U). Các chỉ số này phải nằm trong phạm vi cho phép.

Học viên: Tạ Đức Cường

Page 22


Luận văn Ths: Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng
quản lý vận hành lưới điện phân phối Cơng ty Điện lực Sóc Sơn
Tần số f được giữ ở 50±0,5Hz. Trong điều kiện vận hành bình thường thì tần
số hệ thống điện được dao động trong phạm vi ±0,2Hz so với tần số định mức.
Trong điều kiện hệ thống điện chưa ổn định, tần số hệ thống dao động trong phạm
vi ±0,5Hz so với tần số định mức.
Điện áp: Dao động điện áp trong phạm vi ±0,5Hz so với điện áp định mức.
* Tiêu chí tổn thất điện năng: Tổn thất trên lưới điện là lượng điện năng
tiêu hao cho quá trình truyền tải và phân phối điện khi tải điện từ ranh giới giao
nhận với các nhà máy điện qua lưới điện truyền tải và phân phối đến các hộ tiêu thụ.
Trong quản lý tổn thất điện năng được chia ra làm tổn thất kỹ thuật và tổn
thất phi kỹ thuật.
Tổn thất kỹ thuật: Điện năng được sản xuất tại các nhà máy điện, muốn tải
đến các hộ tiêu thụ điện phải qua hệ thống lưới điện cao áp, trung áp và hạ áp (hệ
thống bao gồm các máy biến áp, đường dây và các thiết bị điện khác). Trong quá
trình truyền tải đó, dịng điện tiêu hao một lượng nhất định khi qua máy biến áp,
qua điện trở dây dẫn và mối nối tiếp xúc làm phát nóng dây, qua các thiết bị điện,
thiết bị đo lường, công tơ điện… gây tổn thất điện năng. Vì thế tổn thất điện năng
cịn được gọi là điện năng dùng để truyền tải và phân phối điện.
Tổn thất phi kỹ thuật: Là lượng tổn thất điện năng do các hiện tượng vi phạm
trong sử dụng điện như: chộm cắp điện dưới nhiều hình thức (câu móc điện trực
tiếp, tác động làm sai lệch mạch đo đếm điện năng, chết cháy công tơ…); do chủ
quan của người quản lý khi công tơ hỏng không thay thế kịp thời, bỏ sót hoặc ghi
sai chỉ số; khơng thực hiện đúng quy trình kiểm định thay thế cơng tơ định kỳ theo
quy định của ngành điện.

Chỉ tiêu đánh giá tổn thất điện năng là tỷ lệ truyền tải và phân phối điện năng
được tính trên phần mềm Loadflow và chương trình cmis. Phải đánh giá kết quả
tính tốn, so sánh với thực tế vận hành để kiểm chứng độ tin cậy của kết quả.
1.6. Một số phương hướng nâng cao công tác quản lý vận hành lưới điện phân
phối
Cần phải xây dựng phương hướng thực hiện để nâng cao công tác quản lý
vận hành lưới điện phân phối như sau:
* Dự báo nhu cầu phụ tải điện của lưới điện phân phối
Học viên: Tạ Đức Cường

Page 23


Luận văn Ths: Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng
quản lý vận hành lưới điện phân phối Cơng ty Điện lực Sóc Sơn
Dự báo nhu cầu phụ tải điện của lưới điện phân phối là cơ sở để lập kế hoạch
đầu tư phát triển lưới điện phân phối hàng năm, kế hoạch và phương thức vận hành
lưới điện.
Dự báo nhu cầu phụ tải điện được thực hiện theo năm. Để xây dựng được
chương trình dự báo nhu cầu phụ tải điện chính xác cần phải thu thập được các
thông tin sau:
- Các số liệu dự báo nhu cầu phụ tải điện trong quy hoạch phát triển điện lực
đã được phê duyệt.
- Yếu tố giá điện, tốc độ tăng trưởng dân số xu hướng phát triển kinh tế trên
địa bàn của đơn vị phân phối điện và các yếu tố kinh tế - xã hội khác có liên quan.
- Diễn biến nhu cầu phụ tải điện trong 5 năm gần nhất. Dự báo tăng trưởng
nhu cầu điện của các phụ tải điện hiện có trong các năm tới.
- Nhu cầu điện của các phụ tải mới, các dự án, các khu công nghiệp đã có kế
hoạch đầu tư xây dựng và tiến độ đưa vào vận hành.
- Các chương trình tiết kiệm năng lượng, quản lý nhu cầu phụ tải và các giải

pháp giảm tổn thất điện năng.
- Công suất và sản lượng điện mua, bán tại mỗi điểm đấu nối với lưới điện
của đơn vị phân phối khác hoặc đơn vị truyền tải.
Kết quả dự bảo nhu cầu phụ tải điện năm
- Số liệu dự báo điện năng, công suất cực đại hàng tháng của toàn đơn vị
phân phối điện và tại từng điểm đấu nối với lưới điện của đơn vị phân phối khác.
- Biểu đồ điển hình hàng tháng của toàn đơn vị phân phối điện và tại từng
điểm đấu nối với lưới điện của đơn vị phân phối khác và đơn vị truyền tải.
* Lập kế hoạch phát triển lưới điện phân phối
Đơn vị phân phối điện phải lập kế hoạch phát triển lưới điện phân phối cho
năm sau căn cứ theo các cơ sở sau:
- Kết quả dự báo nhu cầu phụ tải điện hàng năm.
- Phù hợp với quy hoạch phát triển điện lực được thành phố phê duyệt.
Kế hoạch đầu tư phát triển lưới điện phân phối bao gồm các nội dung sau:
- Đánh giá hiện trạng lưới điện phân phối.
Học viên: Tạ Đức Cường

Page 24


×