Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY TNHH DUYÊN HÀ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (235.49 KB, 25 trang )

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU
TẠI CÔNG TY TNHH DUYÊN HÀ
I. NGUYÊN VẬT LIỆU ,VAI TRÒ CỦA NÓ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH DUYÊN HÀ VÀ NHIỆM VỤ CỦA
KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU.
1. Nguyên vật liệu ở công ty TNHH Duyên Hà
Nguyên vật liệu là đối tượng lao động đã được thể hiện dưới dạng vật hoá
và là một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất.
Nguyên vật liệu chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất kinh doanh. Giá trị
của nguyên vật liệu được chuyển dịch toàn bộ một lần vào giá trị sản phẩm
được tạo ra hoặc vào chi phí kinh doanh trong kỳ.
Công ty TNHH Duyên Hà là một công ty xây dựng, sản phẩm sản xuất là
các công trình xây dựng vì thế nguyên vật liệu sử dụng ở công ty là rất lớn với
nhiều tên gọi và chủng loại khác nhau, trong đó có những nguyên vật liệu chủ
yếu như : Xi măng, sắt thép, cát, đá, cột điện .
Do số lượng và chủng loại nguyên vậi liệu ở công ty Duyên Hà là rất lớn vì
thế nó được mua từ rất nhiều nhà cung cấp khác nhau.
Có một số nguyên vật liệu cùng loại nhưng lại được gọi bằng nhiều tên gọi
khác nhau như : Cặp cáp và ghíp , Khoá néo và phụ kiện 7 chi tiết điều này gây
khó khăn cho công tác hạch toán nguyên vật liệu.
2. Vai trò của nguyên vật liệu đối với hoạt động sản xuất kinh doanh ở
công ty TNHH Duyên Hà.
Đối với các công ty sản xuất nói chung và với công ty Duyên Hà riêng thì
vật liệu là yếu tố không thể thiếu trong quá trình sản xuất kinh doanh. Nếu
không có nguyên vật liệu thì các công trình xây dựng của công ty không thể tiến
hành được, do đó vật liệu giữ vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động sản
xuất kinh doanh của công ty. Nếu xét về tỷ lệ chi phí của các yếu tố cấu thành
nên giá thành công trình xây dựng thì chi phí nguyên vật liệu chiếm khoảng 70
-73% giá thành công trình xây dựng.
3. Công tác quản lý, bảo quản nguyên vật liệu ở công ty
Nguyên vật liệu là tài sản dự trữ, thường xuyên biến động , công ty TNHH


Duyên Hà phải thường xuyên tiến hành mua nguyên vật liệu để đáp ứng kịp thời
cho tiến trình thi công các công trình xây dựng và phục vụ các nhu cầu khác của
công ty.
Hiện nay việc mua sắm nguyên vật liệu ở công ty Duyên Hà do phòng Vật
tư đảm nhận, nguyên vật liệu được mua căn cứ vào kế hoạch cấp vật tư cho các
công trình của các khu vực sản xuất gưỉ lên, cụ thể như sau : Hàng tháng vào
đầu tháng các khu vực sản xuất căn cứ và tiến độ thi công của từng công trình
để lập kế hoạch đi vật tư của tháng đó và chuyển lên phòng vật tư, phòng vật tư
sẽ căn cứ vào kế hoạch đi vật tư của các khu vực chuyển lên để tổng hợp lại,
cân đối lượng vật tư còn tồn trong kho để tính lượng vật tư còn thiếu làm cơ sở
để lập kế hoạch mua vật tư trong tháng đó.
Thông thường nguyên vật liệu công ty mua về sẽ được xuất ngay cho các
công trình để thi công. Tuy nhiên có những nguyên vật liệu xuất không hết sẽ
được bảo quản tại kho chờ để xuất cho các công trình sau. Mỗi một công trình
sẽ có một thủ kho có trách nhiệm tiếp nhận nguyên vật liệu từ công ty cấp lên
để bảo quản và cấp phát dần cho thi công công trình. Ở công ty cũng có một
kho bảo quản nguyên vật liệu riêng để bảo quản nguyên liệu đối với những
nguyên vật liệu khi công ty mua về nhưng chưa xuất ngay cho công trình và với
những nguyên vật liệu các công trình chuyển về do thi công không hết hoặc hư
hỏng không thi công được.
4. Nhiệm vụ của kế toán nguyên vật liệu
Cũng như các doanh nghiệp sản xuất khác, kế toán nguyên vật liệu ở công
ty Duyên Hà có nhiệm vụ :
- Thực hiện việc đánh giá ,phân loại nguyên vật liệu phù hợp với các
nguyên tắc yêu cầu quản lý thống nhất của nhà nước và yêu cầu của quản trị
doanh nghiệp.
- Tổ chức vận dụng chứng từ, tài khoản kế toán , sổ kế toán phù hợp với
phương pháp kế toán hàng tồn kho áp dụng trong công ty để ghi chép phân loại
tổng hợp số liệu về tình hình hiện có và sự biến động tăng giảm của nguyên vật
liệu trong quá trình sản xuất, cung cấp số liệu kịp thời để tập hợp chi phí sản

xuất và tính giá thành công trình hoàn thành.
- Tham gia phân tích đánh gía tình hình thực hiện kế hoạch thu mua , tình
hình thanh toán với người bán, người cung cấp , tình hình sư dụng nguyên vật
liệu trong quá trình sản xuất kinh doanh.
II. PHÂN LOẠI, ĐÁNH GIÁ NGUYÊN VẬT LIỆU Ở CÔNG TY
TNHH DUYÊN HÀ
1. Phân loại
Phân loại vật liệu là sắp xếp các loại vật liệu cùng loại với nhau theo những
tiêu thức nhất định nào đó thành từng nhóm để thuận lợi cho việc quản lý và
hạch toán.
Phân loại vật liệu có thể dựa trên nhiều tiêu thức khác nhau như phân loại
theo công dụng kinh tế của vật liệu, phân theo nguồn nguồn hình thành, phân
loaị theo quyền sở hữu
Vật liệu ở công ty TNHH Duyên Hà được phân loại theo công dụng kinh
tế.
Theo công dụng kinh tế thì nguyên vật liệu của công ty Duyên Hà được
chia làm các loại sau :
- Nguyên vật liệu chính : Là những loại nguyên vật liệu khi tham gia vào
quá trình sản xuất nó cấu thành thực thể chính của sản phẩm.Vật liệu chính ở
công ty TNHH Duyên Hà là : Gạch ,xi măng ,sắt , thép,cát, đá, cột bê tông.
- Vật liệu phụ : Là những loại vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất,
không cấu thành thực thể chính của sản phẩm mà kết hợp với vật liệu chính làm
thay đổi màu sắc,mùi vị , hình dáng bề ngoài, tăng thêm chất lượng của sản
phẩm, hàng hoá tạo điều kiện cho quá trình chế tạo sản phẩm được thực hiện
bình thường , hoặc phục vụ cho nhu cầu công nghệ , kỹ nghệ, phục vụ cho quá
trình lao động . Vật liệu phụ ở công ty là: Sơn…
- Nhiên liệu : Là những thứ có tác dụng cung cấp nhiệt lượng trong quá
trình sản xuất, kinh doanh tạo điều kiện cho quá trình chế tạo sản phẩm diễn ra
bình thường. Nhiên liệu có thể tồn tại ở thể lỏng, thể rắn và thể lỏng . Nhiên liệu
ở công ty là : Ô xi, Than, dầu …

- Phụ tùng thay thế : Là những vật tư ,sản phẩm dùng để thay thế ,sửa chữa
máy móc thiết bị, phương tiện vận tải,công cụ , dụng cụ sản xuất . Phụ tùng thay
thế ở công ty là : Vòng bi, săm, lốp công nông…
- Thiết bị xây dựng cơ bản: Là những loại vật liệu và thiết bị được sử dụng
cho công việc XDCB. Đối với thiết bị XDCB bao gồm cả thiết bị cần lắp,
không cần lắp, công cụ, khí cụ và kết cấu dùng để lắp đặt vào công trình XDCB.
Thiết bị XDCB ở công ty là : Xà, cốt pha…
- Nguyên vật liệu khác : Là các loại vật liệu không được xếp vào các loại
vật liệu kể trên, các loại vật liệu này do quá trình sản xuất tạo ra, phế liệu thu
hồi từ thanh lý TSCĐ. Vật liệu khác ở công ty là : Phôi sắt…
Việc phân nguyên vật liệu giúp tổ chức các tài khoản chi tiết dễ dàng hơn
trong việc quản lý hạch toán vật liệu. Ngoài ra nó còn giúp cho công ty nhận
biết được nội dung kinh tế và vai trò chức năng của từng loại vật liệu trong quá
trình sản xuất kinh doanh từ đó đề ra biện pháp thích hợp trong việc tổ chức
quản lý và sử dụng có hiệu quả các loại vật liệu.
2. Đánh giá nguyên vật liệu ở công ty TNHH Duyên Hà
Đánh gía nguyên vật liệu là việc xác định giá của nguyên vật liệu nhập,
xuất, tồn kho theo những nguyên tắc nhất định.
Theo quy định hiện hành nguyên vật liệu nhập, xuất , tồn kho phải phản
ánh theo giá trị thực tế, có nghĩa là khi nhập kho phải tính toán và phản ánh theo
giá trị thực tế nhâp và khi xuất kho cũng phải xác định giá trị xuất kho theo
đúng phương pháp quy định.
Đối với nguyên vật liệu nhập kho giá trị thực tế được xác định theo từng
nguồn nhập. Đối với nguyên vật liệu xuất kho giá trị thực tế được xác định tuỳ
theo phương pháp tính giá công ty áp dụng.
Vật liệu ở công ty TNHH Duyên Hà được tổ chức đánh giá như sau :
2.1.Tổ chức đánh giá nguyên vật liệu nhập kho ở công ty Duyên Hà
Tuỳ theo từng nguồn nhập mà giá thực tế của Nguyên vật liệu bao gồm các
khoản chi phí khác nhau.
• Đối với nguyên vật liệu mua ngoài:

Giá trị thực tế = Giá mua ghi + Chi phí + Các khoản thuế - Chiết
khấu
vật tư nhập kho trên hoá đơn thu mua không được khấu trừ TM,
giảm giá
Trong đó :
- Giá mua được xác định là giá mua không có thuế GTGT: Nguyên vật liệu
công ty mua về dùng váo sản xuất kinh doanh thuộc đối tượng chịu thuế GTGT
theo phương pháp khấu trừ nên giá mua ghi trên hoá đơn là giá mua không có
thuế GTGT
- Chi phí thu mua bao gồm : Chi phí vận chuyển bốc xếp, bảo quản, bảo
hành, chi phí thuê kho thuê bãi, tiền phạt,tiền bồi thường.
- Các khoản thuế không được khấu trừ : Là các khoản thuế mà khi mua
công ty không được khấu trừ như : thuế nhập khẩu .
- Chiết khấu thương mại, giảm giá : Là khoản tiền mà khi mua hàng công
ty được người bán giảm cho vì một lý do nào đó như : mua với số lượng lớn,
mua thường xuyên .
• Đối với nguyên vật liệu mua về tự gia công:
Giá trị thực tế vật = Giá trị thực tế vật tư + Chi phí
tư gia công nhập kho mua ngoài nhập kho gia công
Trong đó :
Giá trị thực tế vật tư mua ngoài nhập kho : là giá trị thực tê vật tư nhập kho
được xác định như ở trên.
Chi phí gia công : là toàn bộ chi phí liên quan đến quá trình gia công chế
biến vật tư như : chi phí nhân công, tiền điện, tiền nước, nhiên liệu (than, Oxi ).
2.2. Tổ chức đánh giá vật liệu xuất kho ở công ty TNHH Duyên Hà
Vật liệu ở công ty TNHH Duyên Hà xuất kho được tính theo phương pháp
nhập trước xuất trước .
Nội dung: Phương pháp này dựa trên giả định số vật tư nào nhập trước tính
tới thời điểm xuất sẽ được xuất ra trước tiên
- Đơn giá xuất kho được tính bằng đơn giá nhập của số vật tư nhập lần đầu

tiên
Trị giá thực tế Số lượng NVL Đơn giá NVL
NVL xuất kho = xuất kho x xuất kho
Trong kỳ trong kỳ trong kỳ
2.3. Tổ chức đánh giá vật liệu tồn kho ở công ty TNHH Duyên Hà
Vào cuối mỗi tháng, mỗi năm kế toán sẽ tính số lượng và giá trị nguyên vật
liệu tồn kho đối với mỗi loại vật tư. Do công ty áp dụng phương pháp đánh giá
hàng tồn kho theo phương pháp nhập trước, xuất trước nên trị giá vật tư tồn kho
cuối kỳ được tính theo đơn giá của những lần nhập sau cùng.
Giá trị thực tế vật = Giá trị thực tế vật + Giá trị thực tế - Giá trị thực
tế vật
tư tồn cuối kỳ tư tồn đầu kỳ vật tư nhập trong kỳ tư xuất trong
kỳ
III. TỔ CHỨC HẠCH TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU Ở CÔNG TY
TNHH DUYÊN HÀ
1. Taì khoản, chứng từ sử dụng
1.1. TK sử dụng : TK 152 “ Nguyên liêu, vật liệu”
Kết cấu :
+ Bên Nợ : Phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm tăng nguyên vật
liệu trong kỳ.
- Trị giá vốn thực tế nguyên vật liệu nhập trong kỳ
- Điều chỉnh tăng giá nguyên vật liệu khi đánh giá lại
- Trị giá nguyên vật liệu phát hiện thừa khi kiểm kê
+ Bên Có : Phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm giảm nguyên vật
liệu trong kỳ.
- Xuất kho nguyên vật liệu sử dụng trong kỳ
- Nguyên vật liệu được giảm giá, hoặc trả lại do kém phẩm chất, vi phạm hợp
đồng, chiết khấu thương mại.
- Điều chỉnh giảm giảm giá trị nguyên vật liệu khi đánh giá lại
- Phát hiện thiếu khi kiểm kê

Tài khoản 152 có số dư bên nợ
Dư Nợ : phản ánh trị giá vốn thực tế của nguyên vật liệu tồn kho đầu kỳ
hoặc cuối kỳ.
1.2. Chứng từ sử dụng: Hoá đơn mua hàng; Biên bản giao nhận hàng hóa;
Hoá đơn GTGT; Phiếu nhập kho; Phiếu xuất kho; Biên bản kiểm kê nguyên vật
liệu; Biên bản bàn giao vật tư chuyển về;
2. Phương pháp hạch toán vật liệu ở công ty TNHH Duyên Hà
2.1. Phương pháp kế toán chi tiết vật liệu ở công ty Duyên Hà
Công ty TNHH Duyên Hà hạch toán nguyên vật liệu theo phương pháp ghi
thẻ song song. Theo phương pháp này thì trình tự và sơ đồ hạch toán chi tiết vật
liệu như sau:
- Trình tự ghi chép.
Tại kho : Hàng ngày thủ kho căn cứ vào chứng từ nhập ,xuất , ghi số
lượng thực nhập,thực xuất vào the kho. Thẻ kho đưa thủ kho sắp xếp trong
hòm theo loại, nhóm vật liệu để tiện kiểm tra đối chiếu số tồn ghi trên sổ kho
với số tiền vật liệu thực tế hàng ngày. Sau khi ghi thẻ song thủ kho phải chuyển
những chứng từ nhập, xuất cho phòng kế toán kèm theo giấy giao nhận chứng
từ do thủ kho lập tại phòng kế toán. Mở sổ chi tiết vật liệu cho từng loại vật liệu
cho đúng với thẻ kho của từng kho để theo dõi về mặt số lượng và giá trị hàng
ngày khi nhận chứng từ, nhập, xuất kế toán phải kiểm tra chứng từ ghi đơn giá,
thành tiền, phân loại chứng từ sau đó vào sổ chi tiết vật liệu. Cuối tháng kế toán
và thủ kho đối chiếu vật liệu trên thẻ kho với sổ chi tiết vật liệu trên thẻ kho với
sổ chi tiết vật liệu , đối chiếu số liệu kế toán tổng hợp vật liệu.
2.2.Hạch toán chi tiết nguyên vật liệu ở công ty Duyên Hà
Hàng ngày khi nhận được các chứng từ nhập, xuất kho nguyên vật liệu của
thủ kho do phòng vật tư chuyển lên kế toán vật liệu tiến hành kiểm tra, đối
chiếu các phiếu nhập, xuất kho với các chứng từ gốc có liên quan (nếu có). Sau
đó kế toán vật liệu sẽ tiến hành hạch toán chi tiết nhập, xuất nguyên vật liệu.
2.2.1. Hạch toán tăng nguyên vật liệu
Hàng tháng để đáp ứng nhu cầu vật liệu phục vụ cho việc thi công các công

trình công ty phải tiến hành mua sắm rất nhiều loại nguyên vật liệu khác nhau.
Nguyên vật liệu sau khi mua về sẽ được nhập kho trước khi xuất cho công trình.
* Nguyên vật liệu tăng do mua ngoài
Trường hợp 1 : Hàng và hoá đơn cùng về
Trước tiên kế toán sẽ đối chiếu hoá đơn và phiếu nhập kho. Có một số
trường hợp có thể xảy ra là : Số liệu trên hoá đơn và phiếu nhập kho khớp nhau,
số liệu trên hoá đơn nhiều hơn so với phiếu nhập kho,
- Số liệu trên hoá đơn khớp với phiếu nhập kho :
Khi đó kế toán sẽ hạch toán như sau :
Nợ TK 152 : 3.786.000 ( PN5/1 : Tiền mua blông ngày 26/12)
Nợ TK 1331 : 378.600
Có TK 33111 : 4.164.600
- Số liệu trên hoá đơn lớn hơn phiếu nhập kho :
Trước tiên kế toán chỉ hạch toán phản ánh số lượng hàng thực tế nhập kho
Nợ TK 152 : 3.931.200 ( PN 36/1: Tiền mua 186kg cáp AC 50 nhập kho)
Nợ TK 1381 : 756.000
Nợ TK 133 : 468.720
Có TK 33111 : 5.155.920
PN 36/1 hàng thiếu là do bên bán đưa thiếu và bên bán đồng ý giao nốt số
hàng còn thiếu.
+ Nếu hàng thiếu là do lỗi của bên bán : Trong trường hợp này lại xảy ra 02
tình huống.
Tình huống 1 : Bên bán đồng ý giao nốt số hàng còn thiếu, khi đó kế toán
sẽ hạch toán
Nợ TK 152 : 756.000
Có TK 1381 : 756.000
Tình huống 2 : Bên bán không giao hàng mà chấp nhận giảm nợ, khi đó kế
toán sẽ hạch toán
Nợ TK 331 :
Có TK 1381 :

Có TK 133 :
+ Nếu hàng thiếu do cá nhân khi mua về làm mất mát trên đường hoặc
nhận thiếu : Khi đó kế toán sẽ hạch toán
Nợ TK 1388, 334 :
Có TK 133 :
Có TK 1381 :
Trường hợp 2 : Hàng về hoá đơn chưa về
Trường hợp này kế toán sẽ hạch toán nhập kho căn cứ vào số lượng thực
nhập trên phiếu nhập kho và đơn giá mua chưa bao gồm thuế VAT.
Trước tiên kế toán sẽ hạch toán nhập kho số hàng đã nhập theo bút toán.
Nợ TK 152 : Trị giá nguyên vật liệu thực tế nhập kho không bao gồm thuế
VAT
Có TK 111,112 : Nếu thanh toán ngay bằng tiền
Có TK 331 : Nếu chưa thanh toán
Khi người bán trả hoá đơn kế toán hạch toán bổ sung phần thuế VAT của số
hàng đã nhập theo bút toán như sau.
Nợ TK 133 : Thuế VAT của số hàng đã nhập
Có TK 111, 112 : Nếu thanh toán ngay tiền thuế
Có TK 331 : Nếu chưa thanh toán
* Nguyên vật liệu tăng do sử dụng không hết nhập lại kho
Nợ TK 152 : 56.297.700 ( PN 1/1 công trình Thái Thượng )
Có TK 1541 : 56.297.700
2.2.2. Hạch toán chi tiết giảm nguyên vật liệu
Nguyên vật liệu giảm có thể do nhiều nguyên nhân : Xuất dùng, xuất trả lại
người bán do hàng kém không đảm bảo chất lượng hay sai chủng loại yêu cầu,
do mất mát thiếu hụt khi kiểm kê. Trong các nguyên nhân trên thì nguyên vật
liệu giảm chủ yếu là do xuất dùng. Hàng tháng ở công ty Duyên Hà lượng
nguyên vật liệu xuất dùng là rất lớn do số lượng các công trình thi công nhiều.
- Nguyên vật liệu giảm do xuất dùng.
Khi xuất dùng nguyên vật liệu kế toán sẽ căn cứ vào đối tượng sử dụng

nguyên vật liệu để hạch toán.
Nợ TK 621 : 1.407.000 ( PX1/1: XK bổ sung ATM nhập ngày 30/6)
Có TK 152 : 1.407.000
- Xuất kho nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất ngay tại xưởng
Nợ TK 1542 : 7.244.098 ( PX 9/1 : Xưởng cơ khí )
Có TK 152 : 7.244.098
3. Quy Trình luân chuyển và sổ kế toán vật liệu ở cty TNHH Duyên Hà
3.1. Quy trình luân chuyển chứng từ
Công ty TNHH Duyên Hà áp dụng hình thức kế toán nhật ký chung nên
trình tự ghi sổ kế toán vật liệu ở công ty được thể hiện như sau :
Ở kho thủ kho mở “ Thẻ kho “ để theo dõi số lượng vật tư nhập về kho;
còn ở phòng kế toán mở “ Sổ kế toán chi tiết TK 152 ” để theo dõi nhập - xuất -
tồn vật liệu về mặt số lượng và giá trị. Hàng ngày thủ kho căn cứ vào các chứng
từ nhập, xuất kho để ghi số lượng vật liệu thực nhập, thực xuất và thẻ kho; cuối
mỗi ngày thủ kho căn cứ vào số lượng vật tư thực nhập, thực xuất để tính số
lượng tồn của từng loại và ghi vào thẻ kho. Vào cuối mỗi ngày thủ kho tập hợp
toàn bộ các chứng từ nhập, xuất kho để chuyển lên phòng vật tư để phòng vật tư
kiểm tra và vào giá đối với những vật mua về nhập kho, sau đó phòng vật tư sẽ
chuyển chứng từ lên phòng kế toán.
Ở phòng kế toán hàng ngày kế toán tài sản sau khi nhận được các chứng từ
nhập, xuất kho do phòng vật tư chuyển lên kế toán vật tư sẽ kiểm tra chứng từ,
đối chiếu chứng từ nhập, xuất kho với các chứng từ khác có liên quan như (Hoá
đơn mua hàng, hoá đơn GTGT, Hợp đồng, báo giá, sau khi đối chiếu khớp kế
toán sẽ vào máy, đồng thời ghi các nghiệp vụ nhập, xuất vào các “ Sổ chi tiết
TK 152 ”. Vào cuối mỗi tháng kế toán tài sản sẽ in toàn bộ số lượng nhập, xuất,
tồn kho của từng loại vật liệu và đối chiếu với “ Thẻ kho” của thủ kho và xem
có khớp không, sau đó các số liệu này sẽ được đối chiếu với số liệu của kế toán
tổng hợp.
Sơ đồ 5 : Quy trình luân chuyển chứng từ hạch toán nguyên vật liệu
Thẻ kho

Phiếu xuất kho
Phiếu nhập kho
Sổ chi tiết vật tư
Bảng tổng hợp Nhập –Xuất – Tồn
Sổ nhật ký chung
Sổ cái TK152
: Ghi hàng ngày
: Đôí chiếu định kỳ
: Ghi cuối tháng
: Đối chiếu cuối tháng
3.2.Sổ sách kế toán vật liệu ở công ty
3.2.1. Phiếu nhập kho: Được sử dụng ở công ty TNHH Duyên Hà trong
trường hợp nhập vật liệu do mua ngoài hoặc công trình chuyển về nó là căn cứ
để ghi thẻ kho,thành tiền hay xác định trách nhiệm đối với người có liên quan

×