Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế quốc tế: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào ngành dệt may Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 85 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI (FDI)
VÀO NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM

Ngành: Kinh tế quốc tế

TẠ THỊ VÂN

Hà Nội - 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI (FDI)
VÀO NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM

Ngành: Kinh tế quốc tế
Mã số: 8310106

Họ và tên học viên:
TẠ THỊ VÂN
Người hướng dẫn:
PGS.TS VŨ THỊ KIM OANH


Hà Nội - 2020


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài “Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào ngành
dệt may Việt Nam” là đề tài nghiên cứu độc lập của riêng tơi, được viết dựa trên cơ sở
tìm hiểu, phân tích và đánh giá các số liệu về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào
ngành dệt may Việt Nam. Các số liệu là trung thực và chưa được cơng bố tại các cơng
trình nghiên cứu có nội dung tương đồng nào khác.
Hà Nội, ngày

tháng
Tác giả

Tạ Thị Vân

năm 2020


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp
đỡ nhiệt tình từ các cơ quan, tổ chức và cá nhân. Nhân đây, tơi xin gửi lời cảm ơn sâu
sắc lịng biết ơn chân thành đến các tập thể, cá nhân đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Trước hết tơi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Ngoại
thương, Khoa Sau đại học của trường cùng tập thể các thầy cô giáo, những người đã

trang bị kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường.
Với lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất, tôi xin trân trọng cảm ơn PGS.TS.
Vũ Thị Kim Oanh, người đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu
và hồn thiện đề tài.
Do thời gian nghiên cứu và kiến thức còn hạn chế, luận văn được hồn thiện
khơng thể tránh khỏi những sơ suất thiếu sót, tác giả rất mong nhận được những ý
kiến của các thầy cô giáo cùng các bạn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2020

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Tạ Thị Vân


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii
MỤC LỤC ................................................................................................................ iii
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH.............................................................v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT..................................................................... vi
TÓM TẮT LUẬN VĂN ......................................................................................... vii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP (FDI)

VÀO NGÀNH DỆT MAY ........................................................................................8
1.1. Tổng quan về đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI) ........................................8
1.1.1. Khái niệm ................................................................................................ 8
1.1.2. Đặc điểm ............................................................................................... 10
1.1.3. Các hình thức ........................................................................................ 11
1.2. Các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động thu hút FDI vào ngành dệt may 13
1.2.1. Các nhân tố quốc tế .............................................................................. 13
1.2.2. Các nhân tố quốc gia ............................................................................ 14
1.3. Vai trò của FDI đối với ngành dệt may ......................................................16
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG THU HÚT FDI VÀO NGÀNH DỆT MAY
VIỆT NAM ..............................................................................................................19
2.1. Tổng quan về ngành dệt may Việt Nam hiện nay......................................19
2.1.1. Đặc điểm của ngành dệt may ............................................................... 19
2.1.2. Năng lực của ngành dệt may ................................................................ 24
2.2. Thực trạng thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài vào ngành dệt may Việt Nam trong
giai đoạn 2010-2019 .............................................................................................27
2.2.1. Vốn và số dự án FDI đầu tư vào ngành dệt may Việt Nam .................. 27
2.2.2. Hình thức FDI vào ngành dệt may Việt Nam ....................................... 29
2.2.3. Cơ cấu đầu tư ....................................................................................... 31
2.2.4. FDI vào ngành dệt may Việt Nam theo lãnh thổ .................................. 32
2.2.5. Đối tác đầu tư FDI vào ngành dệt may Việt Nam ................................ 34


iv

2.3. Phân tích thực trạng các nhân tố ảnh hƣởng đến thu hút đầu tƣ trực tiếp
nƣớc ngoài vào ngành dệt may Việt Nam..........................................................36
2.4. Đánh giá thực trạng thu hút FDI vào ngành dệt may Việt Nam .............43
2.4.1. Những thành công trong thu hút FDI vào ngành dệt may Việt Nam ... 43
2.4.2. Những vấn đề còn hạn chế và nguyên nhân trong thu hút FDI vào ngành

dệt may Việt Nam ............................................................................................ 46
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƢỜNG THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC
TIẾP NƢỚC NGOÀI (FDI) VÀO NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM ................51
3.1. Định hƣớng tăng cƣờng thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào ngành
dệt may Việt Nam ................................................................................................51
3.1.1. Định hướng và triển vọng phát triển của thu hút đầu tư nước ngoài .. 51
3.1.2. Định hướng và triển vọng phát triển của ngành dệt may Việt Nam giai
đoạn 2020 – 2025 và tầm nhìn 2035 .............................................................. 55
3.1.3. Định hướng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành dệt may
Việt Nam ......................................................................................................... 57
3.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cƣờng thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc
ngoài FDI vào ngành dệt may Việt Nam ...........................................................58
3.2.1. Giải pháp vĩ mô .................................................................................... 58
3.2.2. Giải pháp vi mô .................................................................................... 71
KẾT LUẬN ..............................................................................................................73
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................74


v

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH
BẢNG:
Bảng 2.1: Xuất khẩu dệt may từ việt nam sang các thị trường năm 2015-2019 .......20
Bảng 2.2: Năng lực sản xuất một số sản phẩm dệt may Việt Nam năm 2019 ..........24
Bảng 2.3: Tổng quan cơ sở sản xuất dệt may Việt Nam ...........................................25
Bảng 2.4: Vốn và số dự án đầu tư vào ngành dệt may Việt Nam giai đoạn 2010-2019..... 28
Bảng 2.5: Top 10 quốc gia đầu tư FDI nhiều nhất vào Việt Nam, tích lũy từ 2010
đến 2019 ....................................................................................................................34
Bảng 2.6: Các nước đầu tư vào ngành dệt may Việt Nam tiêu biểu giai đoạn
2010-2019..................................................................................................................35

Bảng 3.1: Nội dung của một số loại Công cụ thuế ...................................................60
BIỂU ĐỒ:
Biểu đồ 2.1: Hình thức FDI vào ngành dệt may Việt Nam năm 2019 .....................30
Biểu đồ 2.2: Đầu tư FDI vào Việt Nam phân theo lãnh thổ .....................................32
Biểu đồ 2.3: FDI vào ngành dệt may Việt Nam phân theo địa phương tính đến tháng
10 năm 2019 ..............................................................................................................33

HÌNH:
Hình 2.1: Chuỗi giá trị ngành dệt may Việt Nam .....................................................23
Hình 2.2: Chỉ số năng suất lao động khu vực sản xuất .............................................27


vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
AFTA
ASEAN

Tiếng Anh

Tiếng Việt
Khu vực mậu dịch tự do ASEAN

Asian Free Trade Area

Assosiasion of South East Asean Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
Nations

Bộ KH&ĐT


Bộ Kế hoạch và Đầu tư

ĐTNN

Đầu tư nước ngoài

FDI

Foreign Direct Investment

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

FII

Foreign Indirect Investment

Đầu tư gián tiếp nước ngoài

IMF

International Moneytary Fund

Quỹ Tiền tệ Quốc tế

M&A

Mergers and Acquisitions

Mua lại và sáp nhập


ODA

Official Development Assistance

Hỗ trợ phát triển chính thức

PERC

The Property and Environment Trung tâm nghiên cứu đất đai và
Research Centre

môi trường

R&D

Research and Development

Ngiên cứu và phát triển

TNCs

Transnational Corporations

Các tập đoàn xuyên quốc gia

USAID

VITAS


United

States

Agency

for Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ

International Development
Vietnam Textile and Apparel Hiệp hội Dệt may Việt Nam
Association

WB

World Bank

Ngân hàng Thế giới

WTO

World Trade Organization

Tổ chức Thương mại Thế giới


vii

TÓM TẮT LUẬN VĂN
Với đề tài “Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào ngành dệt may Việt
Nam” luận văn đã khai thác các khía cạnh liên quan đến đầu tư FDI nói chung cho các

ngành nghề và cho ngành dệt may nói riêng.
Mặc dù vẫn cịn nhiều tồn tại trong chính sách cũng như cơ cấu đầu tư, hình thức
đầu tư và sự mất cân đối giữa các địa phương cũng như đối tác đầu tư nhưng bước đầu
thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào ngành dệt may Việt Nam cũng đã có
những thành tựu đáng ghi nhận.
Sau khi tiến hành phân tích thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
vào ngành dệt may Việt Nam tác giả đã đưa ra các gợi ý giải pháp như sau:
Giải pháp về chính sách pháp lý và việc tạo điều kiện thuận lợi thu hút FDI
Giải pháp phát triển nguồn nhân lực
Giải pháp về khoa học công nghệ
Giải pháp về cung ứng nguyên phụ liệu
Giải pháp về tài chính
Giải pháp về thị trường
Giải pháp về đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư kết hợp với lựa chọn, thẩm tra
đối tác đầu tư nước ngoài
Giải pháp về cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng để thu hút FDI vào công nghiệp dệt
may Việt Nam
Khơng những thế, luận văn cịn gợi ý các kiến nghị cho cả doanh nghiệp dệt
may và Nhà Nước với mong muốn nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư trực tiếp nước
ngoài (FDI) vào ngành dệt may Việt Nam.


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong thời đại ngày nay, cùng sự phát triển của thương mại quốc tế, liên kết
kinh tế quốc tế, từ những cường quốc kinh tế lớn mạnh nhất đến các nước chậm phát
triển đều rất cần nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngồi (FDI) và coi đó là nguồn
lực quan trọng cho phát triển đất nước. Nhu cầu về vốn đầu tư của tất cả các quốc gia

đều rất lớn, vượt xa khả năng cung cấp của thế giới là nguyên nhân dẫn đến cuộc cạnh
tranh gay gắt giữa các quốc gia trong việc tìm kiếm vốn. Quốc gia nào có việc tạo
điều kiện thuận lợi thu hút FDI thuận lợi, thơng thống, sử dụng vốn hiệu quả hơn sẽ
giành được ưu thế trong cuộc cạnh tranh này. Thu hút FDI đã trở thành một tất yếu
mang tính quy luật chung đối với tất cả các nước. Quy luật này ngày càng bức bách
hơn đối với những nước đang phát triển như nước ta. FDI được coi là chìa khố của
sự phát triển, là giải pháp chiến lược giải quyết mâu thuẫn giữa nhu cầu vốn lớn cho
q trình cơng nghiệp hoá – hiện đại hoá và nguồn vốn trong nước eo hẹp. Việc gia
nhập tổ chức thương mại thế giới càng tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam trong
việc thu hút FDI từ các nước phát triển, đặc biệt là thu hút FDI vào ngành dệt maymột lĩnh vực mũi nhọn của Việt Nam.Đây là một ngành quan trọng trong nền kinh tế
nước ta vì nó phục vụ nhu cầu thiết yếu của con người, là ngành giải quyết được nhiều
việc làm cho xã hội và đặc biệt là có thế mạnh trong xuất khẩu, tạo điều kiện cho kinh
tế phát triển, góp phần cân bằng cán cân xuất nhập khẩu của đất nước.
Đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực dệt may sẽ tạo điều kiện cho Việt Nam nâng
cao năng lực quản lý và trình độ cơng nghệ, mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo ra
nhiều sản phẩm mới với chất lượng cao, giải quyết việc làm cho nhiều lao động và
chủ động tham gia, hội nhập vào ngành thời trang và dệt may thế giới.
Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động này nên em đã chọn đề tài:
“Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào ngành dệt may Việt Nam” làm đề
tài luận văn tốt nghiệp thạc sĩ của mình.


2

2. Tình hình nghiên cứu
2.1. Tình hình nghiên cứu ở ngồi nước
Có nhiều nghiên cứu trong q khứ đã phân tích vai trị cũng như các nhân tố
của FDI trong nhiều bối cảnh khác nhau. Chẳng hạn, Javorcik (2004) tập trung tìm
hiểu tác động tràn của doanh nghiệp FDI ở Lithuania bằng cách sử dụng phương pháp
bán tham số và khắc phục biến nội sinh trong bộ dữ liệu mảng của doanh nghiệp. Tác

giả đã chỉ ra tác động dương của doanh nghiệp FDI tới tác nguồn trung gian của
doanh nghiệp nội địa, từ đó làm tăng năng suất cũng như nguồn cung của các doanh
nghiệp nội địa. Hiện tượng này xảy ra khi các doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp nội
địa hợp tác kinh doanh. Tuy nhiên, nghiên cứu của tác giả khơng tìm thấy sự ảnh
hưởng của doanh nghiệp FDI thông qua các kênh tràn theo chiều ngang và tràn theo
chiều dọc xi chiều.
Trong khi đó, Merlevede và Schoors (2008) nghiên cứu ảnh hưởng của các
doanh nghiệp FDI tới các doanh nghiệp nội địa thông qua hai kênh truyền dẫn là tác
động tràn theo chiều ngang và tác động tràn theo chiều dọc bằng cách sử dụng
phương pháp bán tham số với số liệu từ năm 1996-2001 ở Romania. Kết quả của tác
giả đưa ra là, kênh tác động tràn theo chiều ngang là khơng có ý nghĩa thống kê, trong
khi đó tác động tràn của kênh liên kết dọc xi chiều là dương. Bên cạnh đó, nghiên
cứu của tác giả trong toàn bộ mẫu doanh nghiệp của nước này cho thấy ảnh hưởng
của kênh truyền dẫn liên kết xuôi là âm, nhưng chỉ số này lại là dương đối với các
doanh nghiệp trong ngành chế tạo.
Một nghiên cứu khác đặt phạm vi là ngành dệt may ở Campuchia là của Hap
Sokny (2007, tr.07), trong đó tác giả đã tập trung nghiên cứu thu hút đầu tư trực tiếp
nước ngồi chứ khơng đi vào nghiên cứu các hoạt động của các dự án đầu tư trực tiếp
nước ngoài sau khi cấp phép đầu tư bằng phương pháp duy vật biện chứng, phân tính,
tổng hợp và so sánh số liệu. Sau khi phân tích thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước
ngoài vào ngành dệt may ở Campuchia, luận văn cũng đã đưa ra các giải pháp thu hút
đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành dệt may ở Campuchia như:
- Cải cách thủ tục hành chính trong quản lý hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài


3

- Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư kết hợp với lựa chọn thẩm tra đối tác đầu tư
nước ngoài
- Cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngồi vào cơng

nghiệp dệt may Campuchia
- Lựa chọn công nghệ để chuyển giao vào các liên doanh nước ngoài trong lĩnh
vực dệt may Campuchia
- Cải thiện môi trường pháp lý đối với đầu tư trực tiếp nước ngồi vào ngành
cơng nghiệp dệt may Campuchia
2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Nhiều nghiên cứu trong nước đã chỉ ra các nhân tố có liên quan đến việc thu hút
và sử dụng FDI tại Việt Nam, có thể kể đến như Nguyễn Ngọc Anh (2015). Theo đó,
tác giả sử dụng phương pháp kết hợp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng để
làm rõ nghiên cứu theo hướng: Kiểm tra mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến thu hút
FDI địa phương; (1) Đề xuất chính sách cải thiện các yếu tố, tăng cường thu hút FDI;
(2) Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến thu hút FDI của vùng kinh tế trong một quốc gia;
(3) Các quan sát đo lường các yếu tố trong mơ hình được kế thừa, cập nhật. Cụ thể,
trong nghiên cứu này tác giả nêu ra 4 giả thuyết nghiên cứu cụ thể như sau:
- Giả thuyết H1: sự thuận lợi của yếu tố vùng có ảnh hưởng thuận chiều với ý
định đầu tư của nhà ĐTNN, ngược lại, không ảnh hưởng;
- Giả thuyết H2: sự thuận lợi của môi trường kinh tế vĩ mơ Việt Nam có ảnh
hưởng thuận chiều đến ý định đầu tư của nhà ĐTNN vào vùng kinh tế trọng điểm
miền Trung, ngược lại, không ảnh hưởng;
- Giả thuyết H3: sự thuận lợi của môi trường chính trị Việt Nam có ảnh hưởng
thuận chiều đến ý định đầu tư của nhà ĐTNN vào Vùng kinh tế trọng điểm miền
Trung, ngược lại, không ảnh hưởng;
- Giả thuyết H4: sự thuận lợi của mơi trường quốc tế có ảnh hưởng thuận chiều
đến ý định đầu tư của nhà ĐTNN vào Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, ngược lại,
không ảnh hưởng.


4

Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra Sự thuận lợi của yếu tố vùng ảnh hưởng mạnh

nhất đến ý định đầu tư, trong đó, thể chế, lao động, tài nguyên, công nghiệp hỗ trợ và
công nghệ, cơ sở hạ tầng, thị trường có mức độ tác động, thuận lợi khác nhau; Về môi
trường quốc tế: sự thuận lợi của môi trường quốc tế có ảnh hưởng quan trọng thứ hai
đến ý định đầu tư. Khủng hoảng kinh tế thế giới quan trọng hơn các thành phần khác
bởi các dự án FDI trong Vùng đầu tư vào lĩnh vực khách sạn, du lịch, dịch vụ, nhà
hàng, chế biến, khai thác tài nguyên, gia công với quy mô đầu tư khá nhỏ để tận dụng
ưu thế về tài nguyên, chi phí lao động, giá thuê đất rẻ. Đây là lĩnh vực ít chịu tác động
của khủng hoảng kinh tế nên yếu tố này được đánh giá quan trọng hơn; Về môi trường
kinh tế vĩ mô: sự thuận lợi của môi trường kinh tế vĩ mơ có ảnh hưởng khơng đáng kể
đến ý định đầu tư. Yếu tố này ảnh hưởng không đáng kể có thể được lý giải rằng, sự
thuận lợi của nó chưa tạo ra lợi thế riêng biệt lớn của Vùng so với các vùng khác ở
Việt Nam. Ngoài ra, mơi trường chính trị khơng được chấp nhận trong nghiên cứu
này có thể do yếu tố này tương đối nhạy cảm, có thể nhà đầu tư khơng thể hiện rõ
quan điểm trong đánh giá.
Một nghiên cứu khác Nguyễn Duy Dương (2016) tập trung tìm hiểu về yếu tố
ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn địa điểm của các công ty nhỏ trong nước. Cụ thể,
tác giả đã đưa ra 8 yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn địa điểm bao gồm: (1)
Thị trường; (2) Vận chuyển; (3) Nhân lực; (4) Vị trí xây dựng; (5) Nguyên vật liệu và
dịch vụ; (6) Các tiện ích; (7) Các vấn đề về chính sách chính phủ; (8) Mơi trường giao
tiếp. Để làm rõ vấn đề nghiên cứu tác giả tiến hành phỏng vấn trực tiếp với 22 doanh
nghiệp, phỏng vấn qua điện thoại 450 doanh nghiệp, sau đó tiến hành tổng hợp và
phân tích. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra những ràng buộc của chính phủ và thị trường
ảnh hưởng quan trọng đến sự lựa chọn địa điểm đầu tư của các doanh nghiệp, các nhà
đầu tư có xu hướng thích lựa chọn các địa điểm đầu tư trong khu cơng nghiệp để
hưởng các ưu đãi liên quan. Ngồi ra, các yếu tố về vận chuyển, nhân sự và vị trí xây
dựng (có khả năng mở rộng) cũng ảnh hưởng không hề nhỏ đến quyết định của họ.
Luận án tiến sĩ kinh tế của Đào Văn Thanh (2013), với phạm vi nghiên cứu có
nhiều nét tương đồng với luận văn này (tác động tràn của đầu tư trực tiếp nước ngoài
tới doanh nghiệp thuộc ngành dệt may Việt Nam) đã tập trung phân tích, đánh giá



5

thực trạng tác động tràn của FDI đến các DN nội địa thuộc ngành Dệt may Việt Nam
nhằm tạo cơ sở khoa học và thực tiễn để đề xuất các giải pháp khai thác hiệu quả các
tác động tràn này. Kết quả luận án cho thấy có tác động tràn của sự hiện diện của
doanh nghiệp FDI đối với các doanh nghiệp trong mẫu. Điều này thể hiện ở hệ số âm
và có ý nghĩa thống kê của biến thay đổi của phần chia của vốn nước ngoài trong mỗi
doanh nghiệp. Kết quả này ngụ ý rằng, sự hiện diện của DN FDI đã làm giảm năng
suất tăng trưởng của các doanh nghiệp dệt may trong nước. Tuy nhiên, đối với từng
nhóm doanh nghiệp có qui mơ khác nhau sẽ có những ảnh hưởng khác nhau. Cụ thể
là, đối với nhóm có qui mơ siêu nhỏ và qui mơ lớn thì tác động tràn của của FDI chỉ có
tác động theo chiều ngang và khơng có tác động theo chiều dọc, đây là những ảnh
hưởng khơng tích cực. Ngược lại, đối với nhóm có quy mơ nhỏ và quy mơ vừa thì tác
động tràn của FDI là theo chiều dọc và có tác động theo chiều ngang, nhưng rất yếu.
Điều này chỉ ra rằng, tác động tràn của FDI đối với nhóm có qui mơ nhỏ và vừa là tích
cực, có nghĩa là các doanh nghiệp này sẽ phát triển và sản xuất theo chiều sâu. Như
vậy, các doanh nghiệp có qui mơ nhỏ và vừa sẽ đẩy mạnh sản xuất nhưng chủ yếu tập
trung vào cải thiện công nghệ và chất lượng sản phẩm, đây là những tiền đề cho phát
triển bền vững của các doanh nghiệp. Không những thế luận án đưa ra hệ thống các
giải pháp sau: Nhóm giải pháp tận dụng tác động tràn tích cực và Nhóm giải pháp hạn
chế, phịng ngừa tác động tràn tiêu cực do FDI mang lại cho các doanh nghiệp Dệt
may Việt Nam... Đồng thời, luận án đã đề xuất một số kiến nghị đối với Chính phủ,
Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) trong việc thực hiện các giải pháp trên.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài: Đề xuất giải pháp nhằm tăng cường thu hút
FDI vào phát triển ngành dệt may của Việt Nam khi Việt Nam ngày càng hội nhập sâu
rộng vào nền kinh tế thế giới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích nghiên cứu ở trên luận văn thực hiện các nhiệm vụ cụ
thể sau:


6

Hệ thống hoá cơ sở lý luận về thu hút FDI vào phát triển ngành dệt may Việt
Nam, đặc biệt là trong thời kỳ cách mạng cơng nghiệp 4.0
Phân tích thực trạng thu hút FDI vào phát triển ngành dệt may tại Việt Nam,
trên cơ sở đó đánh giá những ưu nhược điểm, tìm ra nguyên nhân các tồn tại và tác
động kinh tế - xã hội của nguồn vốn FDI trong lĩnh vực dệt may.
Phân tích cơ hội, thách thức đối với việc thu hút FDI vào lĩnh vực dệt may
trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp chủ yếu
nhằm tăng cường thu hút FDI vào phát triển ngành dệt may của Việt Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thực trạng thu hút FDI vào ngành dệt may
Việt Nam.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Thu hút FDI vào ngành dệt may Việt Nam trong giai đoạn 2010-2019
5. Phương pháp nghiên cứu đề tài
Dữ liệu được thu thập thông qua các báo cáo chuyên ngành cũng như tạp chí liên
quan, đồng thời sử dụng các giáo trình, luận văn về FDI để hình thành cơ sở lý luận.
Về phần dữ liệu, tác giả thu thập từ nguồn chính thống của VITAS cũng như đối
chiếu, tham khảo với số liệu từ các bài nghiên cứu khoa học có cùng chủ đề cũng như
các cơ sở dữ liệu công khai của các tổ chức quốc tế có uy tín mà đặc biệt là WB.
Sau khi có được dữ liệu, tác giả tiến hành lập bảng biểu, sơ đồ, đồ thị để thống
kê, so sánh và phân tích.
Phương pháp chính được sử dụng là phân tích thống kê, so sánh.
6. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của
luận văn gồm 3 chương:


7

Chương 1: Cơ sở lý luận về thu hút đầu tư trực tiếp (FDI) vào ngành dệt may.
Chương 2: Thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp (FDI) vào ngành dệt may
Việt Nam.
Chương 3: Giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp (FDI) vào ngành dệt
may Việt Nam.


8

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP (FDI)
VÀO NGÀNH DỆT MAY

1.1. Tổng quan về đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI)
1.1.1. Khái niệm
FDI là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Foreign Direct Investment” và được
dịch sang tiếng Việt là đầu tư trực tiếp nước ngồi. Thực tế, khái niệm này có nhiều
cách hiểu khác nhau, theo các tổ chức cũng như nhà nghiên cứu. Chẳng hạn, IMF
(1993) cho rằng đó “là hoạt động đầu tư được thực hiện nhằm thiết lập các mối quan
hệ kinh tế lâu dài với một doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ của một nền kinh tế
khác nền kinh tế nước chủ đầu tư, mục đích của chủ đầu tư là giành quyền quản lý
thực sự doanh nghiệp”. Đối với quyền quản lý doanh nghiệp FDI, theo Tổ chức Hợp
tác và Phát triển Kinh tế (OECD 1996) có thể thực hiện bằng các cách như: thành lập
hoặc mở rộng một doanh nghiệp hoặc một chi nhánh thuộc toàn quyền quản lý của
chủ đầu tư; mua lại toàn bộ doanh nghiệp đã có; tham gia vào một doanh nghiệp mới;

cấp tín dụng dài hạn (trên 5 năm). Để có quyền kiểm sốt nhà đầu tư cần nắm từ 10%
cổ phiếu thường hoặc quyền biểu quyết trở lên.
Dunning (1970, tr.15) sử dụng một định nghĩa ngắn cho các công ty đa quốc
gia (MNEs) là: “bất cứ công ty thực hiện hoạt động sản xuất tại nhiều hơn một quốc
gia”. Những người khác, chẳng hạn như Vernon (1971, tr.24) đã nhấn mạnh thêm vấn
đề quy mô và cơ cấu tổ chức của các MNEs. Cụ thể, “Các tập đoàn đa quốc gia là các
công ty lớn tổ chức các hoạt động của họ ở nước ngồi thơng qua một bộ phận tổ chức
tích hợp, được lan truyền quốc tế và việc đầu tư của họ được dựa trên các sản phẩm và
thị trường tiêu thụ”.
Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đưa ra định nghĩa như sau: “Đầu tư trực
tiếp nước ngoài xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một
tài sản ở một nước khác (nước tiếp nhận đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó.
Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác. Trong


9

phần lớn các trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngồi
là các cơ sở kinh doanh. Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay được gọi
là “công ty mẹ” và các tài sản được gọi là “công ty con” hay “chi nhánh công ty”.
Ở Việt Nam, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài chỉ thực sự bắt đầu từ năm
1988; nhưng phải đến khi Luật Đầu tư năm 2005 của Việt Nam được ban hành thì
khái niệm này mới được định nghĩa hoàn chỉnh: Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư
do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư. Đầu tư nước ngoài
là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp
khác để tiến hành hoạt động đầu tư theo quy định của luật nhà nước.
FDI về thực chất là loại đầu tư quốc tế mà chủ đầu tư bỏ vốn để xây dựng hoặc
mua phần lớn, thậm chí tồn bộ các cơ sở kinh doanh ở nước ngoài để là chủ sở hữu
toàn bộ hay từng phần cơ sở đó và trực tiếp quản lý điều hành hoặc tham gia quản lý
điều hành hoạt động của đối tượng mà họ bỏ vốn đầu tư. Đồng thời, họ cũng chịu

trách nhiệm theo mức sở hữu về kết quả sản xuất kinh doanh của dự án.
FDI thường được thực hiện thơng qua các hình thức tuỳ theo quy định của
Luật đầu tư nước ngoài cuả nước sở tại. Các hình thức FDI được áp dụng trên thế giới
thường là hợp đồng hợp tác kinh doanh, doanh nghiệp liên doanh, buôn bán đối ứng,
hợp đồng cấp giấy phép công nghệ hay quản lý hợp đồng licence, 100% vốn nước
ngoài, hợp đồng chia sản phẩm, hợp đồng xây dựng – vận hành – chuyển giao
(BOT)... Các hình thức FDI này có thể được thực hiện tại các khu vực đầu tư đặc biệt
có yếu tố quốc tế như khu chế xuất, khu công nghệ tập trung, đặc khu kinh tế, thành
phố mở... tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể và từng lĩnh vực mà các quốc gia lựa chọn và
thành lập các khu vực đầu tư nước ngoài phù hợp trong đó thu hút các hình thức FDI
khác nhau. Chắc chắn sẽ có nhiều hình thức cụ thể ra đời để đáp ứng nhu cầu và khả
năng thu hút FDI của các quốc gia.
Từ đó có thể hiểu FDI là việc nhà đầu tư ở một nước khác sử dụng tiền hoặc
bất cứ tài sản có giá trị nào đầu tư vào một quốc gia khác để được quyền quản lý, điều
hành, tổ chức sản xuất, tận dụng ưu thế về vốn, trình độ cơng nghệ, kinh nghiệm quản
lý nhằm mục đích thu lợi nhuận.


10

Như vậy, FDI bao giờ cũng là một dạng quan hệ kinh tế có nhân tố nước ngồi.
Hai đặc điểm cơ bản của FDI là: có sự dịch chuyển tư bản trong phạm vi quốc tế; và
chủ đầu tư (pháp nhân, thể nhân) trực tiếp tham gia vào hoạt động sử dụng vốn và
quản lý đối tượng đầu tư. Luật Đầu tư Nước ngoài tại Việt Nam năm 1987 đưa ra khái
niệm: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc tổ chức, cá nhân nước ngoài đưa vào Việt
Nam vốn bằng tiền nước ngoài hoặc bất kỳ tài sản nào được Chính phủ Việt Nam
chấp thuận để hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hoặc thành lập xí nghiệp liên
doanh hoặc doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài theo quy định của Luật này”.
Tóm lại, Lý thuyết đã chỉ ra rằng FDI thường được hình thành và sinh ra từ sự
tương tác giữa lực lượng của nước chủ đầu tư và nước thu hút (ví dụ, Dunning, 1981,

1988; UNCTAD, 2006). Dòng vốn FDI sẽ chảy từ nước này sang nước khác và FDI
xảy ra có thể chung qui là do ảnh hưởng của các yếu tố đẩy từ nước chủ đầu tư và yếu
tố kéo của nước thu hút. Một số yếu tố trong nước chủ đầu tư có xu hướng tạo động lực
thúc đẩy hành vi đầu tư ra bên ngồi của FDI nhằm tìm kiếm một thị trường tiềm năng
hơn hay tăng hiệu quả kinh doanh với chi phí sản xuất thấp hơn… ở nước thu hút.
Từ các góc nhìn khác nhau về khái nhiêm FDI, có thể thấy “FDI là hình thức
đầu tư do nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư
ở Việt Nam hoặc nhà đầu tư Việt Nam bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động
đầu tư ở nước ngoài theo quy định của luật này và các quy định khác của pháp luật có
liên quan”.
1.1.2. Đặc điểm
Từ khái niệm, bản chất thực tiễn của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngồi ta có
thể hiểu đầu tư trực tiếp nước ngồi là một hình thức đầu tư quốc tế chủ yếu và phổ biến
nhất hiện nay, trong đó chủ đầu tư nước ngoài đầu tư toàn bộ hay một khối lượng vốn tối
thiểu vào các dự án theo quy định của từng quốc gia nhằm tạo lập mới và giành quyền
điều hành hoặc tham gia điều hành các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Hoạt động này mang tính khả thi và hiệu quả cao, khơng có những ràng buộc
về chính trị, khơng để lại nợ nần cho nền kinh tế, khơng gây nợ cho các chủ nhà vì
nước ngồi tự bỏ vốn ra, tự thành lập doanh nghiệp riêng hoặc hợp tác với những


11

doanh nghiệp trong nước để cùng kinh doanh. Lợi nhuận của các chủ đầu tư nước
ngoài thu được phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Lời và
lỗ được chia theo tỷ lệ góp vốn pháp định sau khi hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế cho
nước chủ nhà.
Các chủ đầu tư nước ngồi phải góp một số vốn tối thiểu để tham gia vào việc
điều hành quản lý doanh nghiệp. Tuỳ theo quy định của luật đầu tư của mỗi nước, chủ
đầu tư nước ngoài chỉ được thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài trong một

số lĩnh vực nhất định và chỉ được tham gia liên doanh với số vốn nhất định. Ở Việt
Nam, chủ đầu tư nước ngồi góp tối thiểu 30% vốn pháp định của dự án.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài được thực hiện thông qua việc xây dựng doanh
nghiệp mới, mua lại toàn bộ hay từng phần doanh nghiệp đang hoạt động hoặc mua cổ
phiếu để trở thành thành viên của Công ty với những quyền hành tuỳ thuộc vào số cổ
phiếu nắm giữ hay sát nhập các doanh nghiệp với nhau
Đầu tư trực tiếp nước ngồi khơng chỉ gắn liền với di chuyển vốn mà còn gắn
liền với chuyển giao công nghệ, chuyển giao kiến thức và tạo ra thị trường mới cho cả
phía đầu tư và phía nhận đầu tư
Đầu tư trực tiếp nước ngoài gắn liền với các hoạt động kinh doanh quốc tế của
công ty đa quốc gia.
Các nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp quản lý và điều hành dự án mà họ bỏ vốn
đầu tư. Quyền quản lý doanh nghiệp phụ thuộc vào tỷ lệ góp vốn của chủ đầu tư trong
vốn pháp định của dự án. Nếu doanh nghiệp góp 100% vốn trong vốn pháp định thì
doanh nghiệp hồn tồn thuộc sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài và cũng do họ quản
lý tồn bộ.
1.1.3. Các hình thức
Tuy khơng có điều khoản cụ thể về hình thức đầu tư trực tiếp nước ngồi tại
Việt Nam nhưng thông qua Luật đầu tư Việt Nam năm 2020, vốn được phát triển dựa
trên tinh thần của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996, đã thể hiện một số
hình thức của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam:


12

1.1.3.1. Góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp
Góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp (đơi khi cịn gọi là liên doanh) là
một hình thức phổ biến nhất của quan hệ hợp tác. Có thể định nghĩa hình thức hợp tác
này là việc nhà đầu tư nước ngồi góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ
chức kinh tế phù hợp với các quy định, điều kiện của nhà nước. Như vậy, các bên

cùng tham gia (bên nhà đầu tư Việt Nam và bên phía nhà đầu tư nước ngoài) điều
hành doanh nghiệp, chia lợi nhuận và chịu rủi ro theo tỷ lệ góp vốn của mỗi bên. Đối
với những cơ sở sản xuất quan trọng do chính phủ quyết định, các bên thoả thuận tăng
dần tỷ trọng góp vốn của bên Việt Nam trong liên doanh. Hình thức này được nhiều
nhà đầu tư, tổ chức nước ngoài lựa chọn trong thời gian đầu khi họ chưa hiểu biết sâu
sắc về nước nhận đầu tư.
1.1.3.2. Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài
Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là doanh nghiệp do chủ đầu tư nước
ngoài đầu tư 100% vốn tại nước sở tại, có quyền điều hành toàn bộ doanh nghiệp theo
luật định của nước sở tại. Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài là những công
ty con của doanh nghiệp đa quốc gia, họ tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh
cũng như rủi ro khác. Nước tiếp nhận đầu tư chủ yếu chỉ thu thuế từ hoạt động kinh
doanh của loại hình này. Đây là các nhà đầu tư nước ngoài tiến hành kinh doanh tồn
bộ nên khơng có nhiều mâu thuẫn như hình thức khác.
1.1.3.3. Hợp đồng hợp tác kinh doanh
Hợp đồng hợp tác kinh doanh là hình thức chủ đầu tư nước ngoài cung cấp tiền
vốn, thiết bị, kỹ thuật, nước sở tại cung cấp tiền vốn, địa điểm, nhà xưởng hiện có, cơ
sở trang thiết bị, sức lao động và các dịch vụ lao động khác, hai bên cùng nhau hợp tác
hoạt động hoặc cùng hợp tác sản xuất kinh doanh để phân chia lợi nhuận hoặc phân
chia sản phẩm mà khơng thành lập pháp nhân mới.
Ngồi ra, cịn có một vài dạng đặc biệt của hình thức đầu tư 100% vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài là: hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT), hợp
đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh (BTO), hợp đồng kinh doanh - chuyển giao
(BT). Đối với hình thức BOT các chủ đầu tư nước ngoài tự chịu trách nhiệm tiến hành


13

xây dựng, kinh doanh cơng trình trong một thời gian đủ thu hồi vốn đầu tư và có lợi
nhuận hợp lý. Sau khi kết thúc dự án, tồn bộ cơng trình sẽ được chuyển giao cho

nước chủ nhà mà khơng thu bất kỳ một khoản tiền nào. Đối với hình thức BTO, sau
khi xây dựng xong, nhà đầu tư chuyển giao cơng trình cho nước chủ nhà. chính phủ
nước chủ nhà giành cho nhà đầu tư quyền kinh doanh công trình đó trong một thời
gian nhất định để thu hồi đủ vốn đầu tư và có lợi nhuận hợp lý. Đối với hình thức BT,
sau khi xây dựng xong, chủ đầu tư chuyển giao cơng trình đó cho nhà nước chủ nhà,
nước chủ nhà sẽ tạo điều kiện cho nhà đầu tư nước ngoài thực hiện dự án khác để thu
hồi đủ vốn đầu tư.
1.2. Các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động thu hút FDI vào ngành dệt may
1.2.1. Các nhân tố quốc tế
Những nhân tố quốc tế tác động lên hoạt động FDI được xem xét dưới góc độ
của nước sở tại, và bao gồm những điểm sau:
Một là, khả năng của nhà đầu tư. Trong giai đoạn suy thối của nền kinh tế
thế giới, dịng vốn FDI đều giảm xuống, do hầu hết các nước chủ nhà đầu tư thay
nhau rút vốn đầu tư về nước vì lý do yếu kém về mặt tài chính. Ngược lại, khi có nền
tai chính vững mạnh thì các chủ đầu tư lại chuyển vốn ra nước ngoài để đầu tư thu
lợi nhuận.
Hai là, sự biến động của tình hình kinh tế khu vực và thế giới. Chẳng hạn như
những cuộc khủng hoảng kinh tế tầm khu vực và thế giới ln có ảnh hưởng sâu sắc
đến hoạt động FDI. Điều này là rất rõ ràng, vì khi xảy ra khủng hoảng thì tiềm lực của
nhà đầu tư cũng như nước sở tại đều suy yếu. Sức mua của thị trường giảm sút, do đó
tỷ suất lợi nhuận cũng suy giảm. Khi đó hiệu quả tất yếu này là sự giảm sút của hoạt
động FDI trên phạm vi khu vực và thế giới.
Ba là, sự cạnh tranh từ các quốc gia khác trong việc thu hút FDI. Xác định
được vai trò của FDI đối với nền kinh tế nên hầu hết các quốc gia đều chú tâm đến
việc thu hút nguồn vốn này. Điều đó dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt giữa các quốc gia
thu hút vốn. Sự cạnh tranh này sẽ dẫn đến sự giảm sút trong FDI ở những nước có
việc tạo điều kiện thuận lợi thu hút FDI kém hấp dẫn. Hiện nay, Trung Quốc đang nổi


14


lên một hiện tượng hút vốn ĐTTTNN mạnh trên thế giới, và điều đó có ảnh hưởng
đến các quốc gia khác.
1.2.2. Các nhân tố quốc gia
1.2.2.1. Mơi trường chính trị của nước tiếp nhận
Khi tiến hành đầu tư vào bất kỳ một nước nào trên thế giới thì các nhà đầu tư
coi yếu tố chính trị là một yếu tố hàng đầu để xem xét có nên đầu tư vào một nước nào
đó hay khơng. Một nền chính trị ổn định sẽ khuyến khích FDI. Ngược lại, bất kỳ sự
khơng ổn định nào về chính trị sẽ gây tác động khơng nhỏ đến các nhà đầu tư, thậm
chí có nguy cơ nhà đầu tư sẽ mất trắng tay, không ai có thể đốn trước được sự đổ vỡ
chính trị, chiến tranh, địch hoạ... sẽ xảy ra bất cứ lúc nào.
Một quốc gia ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, thu hút
đầu tư trong và ngồi nước. Đối với đầu tư nước ngồi, mơi trường chính trị càng ổn
định bao nhiêu thì sự an tồn và sinh lợi của vốn càng được đảm bảo bấy nhiều.
1.2.2.2. Môi trường kinh tế nước tiếp nhận
Môi trường kinh tế có ảnh hưởng rất lớn đến việc thu hút FDI. Các nhà đầu tư
nước ngồi ln có xu hướng đầu tư vào những quốc gia có sự ổn định về kinh tế. Một
nền kinh tế ổn định thể hiện ở sự ổn định của đồng tiền, tỷ lệ lạm phát, tốc độ tăng
trưởng kinh tế... Chính sự ổn định về kinh tế và tốc độ tăng trưởng cao sẽ tạo ra một
nhu cầu lớn trong tương lai. Đó chính là điều các nhà đầu tư nước ngoài mong muốn
và kỳ vọng để có thể bán được sản phẩm mà mình đầu tư sản xuất. Một nền kinh tế ổn
định nhưng khơng bất động, trì trệ mà phải đảm bảo vững chắc lâu bền. Cịn nếu có sự
bất ổn về kinh tế, tốc độ lạm phát cao, nền kinh tế trì trệ sẽ tạo ra nguy cơ bị thua lỗ rất
lớn cho các nhà đầu tư nước ngồi.
1.2.2.3. Mơi trường luật pháp của nước tiếp nhận
Hệ thống pháp luật bao gồm các văn bản luật, các quy định, các văn bản quản
lý hoạt động đầu tư... là bức tranh phản ánh rõ nhất việc tạo điều kiện thuận lợi thu hút
FDI của các nước sở tại có hấp dẫn hay không? Các nhà đầu tư chủ yếu quan tâm đến
các nội dung sau:



15

Sự đảm bảo pháp luật đối với các tài sản tư nhân và môi trường cạnh lành mạnh.
Quy chế pháp luật của sự phân chia lợi nhuận, quyền hồi thường lợi nhuận đối
với các hình thức vận động cụ thể của vốn nước ngoài tại các nước sở tại.
1.2.2.4. Cơ chế chính sách của nước tiếp nhận
Cơ chế chính sách kinh tế liên quan trực tiếp đến khả năng thu hút vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài của một quốc gia. Có thể kể ra một số như: chính sách giá cả, các
biện pháp chống lạm phát, chính sách tiền tệ, chính sách thương mại, chính sách thuế
và những ưu đãi... Đây là những chính sách phản ánh khả năng sinh lợi của vốn đầu tư
cao hơn những nơi khác, hay là sự đảm bảo an toàn cho sự sinh lợi của đồng vốn.
Đồng thời là những chính sách thể hiện sự ưu đãi, khuyến khích hay hạn chế đối với
các nhà đầu tư nước ngồi. Trong đó hai cơng cụ là lãi suất và tỷ giá hối đối khơng
chỉ có ý nghĩa đối với việc thu hút vốn đầu tư nước ngồi gián tiếp thơng qua vai trị
ổn định nền kinh tế mà còn tác động trực tiếp đến tốc độ dòng chảy của vốn. Mức lãi
suất cao sẽ đảm bảo cho việc ngăn chặn vốn chảy ra ngoài và huy động vốn trong
nước, nhưng điều đó đồng nghĩa với việc chi phí cao làm giảm lợi nhuận của các nhà
đầu tư. Kinh nghiệm trong hai thập kỷ vừa qua, mức lãi suất q cao thì nền tài chính
thường làm tăng chi phí của FDI cho nền kinh tế. Ngược lại, các nước mở cửa theo
quy tắc điều gì tốt cho các nhà đầu tư trong nước thì cũng tốt cho các nhà đầu tư nước
ngoài đã thu được nhiều mối lợi từ FDI.
1.2.2.5. Các quy định về thuế của nước tiếp nhận
Nếu như các quy định về pháp luật đảm bảo sự an toàn về vốn của các nhà đầu
tư khơng bị quốc hữu hố khi hoạt động đầu tư đó khơng phương hại đến an ninh
quốc gia, đảm bảo mức lợi nhuận cao và việc di chuyển lợi nhuận về nước dễ dàng thì
khả năng hấp dẫn và thu hút vốn FDI càng cao. Hệ thống pháp luật có thể tạo thuận
lợi, làm hạn chế hay cản trở hồn tồn động của các cơng ty nước ngồi. Vấn đề đặt ra
là phải có cơ chế pháp lý rõ ràng, tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư mà không làm mất
đi chủ quyền quốc gia.



16

1.2.2.6. Cơ sở hạ tầng của nước tiếp nhận
Một trong những trở ngại lớn đối với hoạt động đầu tư là sự nghèo nàn và lạc
hậu của hệ thống cơ sở hạ tầng. Kết cấu hạ tầng có ảnh hưởng quyết định đến hiệu quả
sản xuất kinh doanh, nhất là ảnh hưởng đến tốc độ chu chuyển vốn và vòng đời sản
phẩm. Hệ thống cơ sở hạ tầng bao gồm cả mạng lưới giao thông, hệ thống thông tin
lạc và các cơ sở dịch vụ tài chính ngân hàng. Trình độ cơ sở hạ tầng phản ánh trình độ
phát triển của mỗi quốc gia, nó tạo ra bộ mặt của đất nước và môi trường cho hoạt
động đầu tư. Sự phát triển cân đối và toàn diện cơ sở hạ tầng của một quốc gia luôn
được đề ra như một yêu cầu hàng đầu của thu hút FDI.
1.3. Vai trò của FDI đối với ngành dệt may
Trong điều kiện thế giới hiện nay đầu tư trực tiếp nước ngoài được mời chào,
khuyến khích mãnh liệt. Trên thế giới thực chất diễn ra trào lưu cạnh tranh quyết liệt
trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Tất cả các ngành đầu tư nước ngoài đều được xem là cần thiết và ngành dệt may
cũng không ngoại lệ, bởi ngành Dệt May Việt Nam là một trong những ngành công
nghiệp mũi nhọn của Việt Nam. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, ngành Dệt May
Việt Nam đóng góp 10% giá trị sản xuất cơng nghiệp tồn quốc, tạo cơng ăn việc làm
cho 2.7 triệu lao động, chiếm tỷ lệ 25% tổng số lao động trong ngành Công nghiệp,
chiếm 5% tổng số lao động.
Theo số liệu của Hiệp hội Dệt May Việt Nam, tính đến năm 2019, tổng số doanh
nghiệp Dệt May cả nước đạt xấp xỉ 10000 doanh nghiệp, trong đó số lượng các doanh
nghiệp gia cơng hàng may mặc là 8501 doanh nghiệp, chiếm tỷ lệ 85%; số lượng
doanh nghiệp sản xuất vải, nhuộm hoàn tất là 1350 doanh nghiệp, chiếm tỷ lệ 13.5%;
số lượng doanh nghiệp sản xuất chế biến bông, sản xuất xơ, sợi, là 149 doanh nghiệp,
chiếm tỷ lệ 1.5%. Có thể thấy, ngành Dệt May Việt Nam tập trung phần lớn vào khâu
gia công, do vốn bỏ ra khơng nhiều, trình độ cơng nhân may của Việt Nam có tay

nghề tiên tiến. Cịn các khâu liên quan đến ngành công nghiệp phụ trợ dệt may như
kéo sợi, dệt vải, vẫn chưa thu hút được đầu tư do cần vốn lớn, cơng nghệ máy móc
hiện đại, công nhân tay nghề cao.


×