Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Một số giải pháp nâng cao chất lượng quản lý hệ thống điện chiếu sáng trên địa bàn thành phố bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.51 MB, 97 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

NGƠ QUANG SƠN

MỘT SỐ GIẢI PHÁP
HỒN THIỆN QUẢN LÝ HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BẮC GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH

HÀ NỘI – 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

NGƠ QUANG SƠN

MỘT SỐ GIẢI PHÁP
HỒN THIỆN QUẢN LÝ HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BẮC GIANG

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: CB150681

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. TRẦN THỊ BÍCH NGỌC



HÀ NỘI – 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ này là cơng trình nghiên cứu
của cá nhân tôi, đƣợc thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, nghiên cứu khảo sát
tình hình thực tiễn và dƣới sự hƣớng dẫn của PGS.TS.Trần Thị Bích Ngọc.
Các số liệu trong luận văn đƣợc thu thập và sử dụng một cách trung thực. Kết
quả nghiên cứu đƣợc trình bày trong luận văn này khơng sao chép bất cứ cơng trình
nghiên cứu nào. Tôi xin chịu trách nhiệm về đề tài nghiên cứu của mình.
Bắc Giang, tháng 9 năm 2017
Tác giả luận văn

Ngô Quang Sơn

i


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài “Một số giải pháp hoàn thiện quản lý hệ thống
điện chiếu sáng trên địa bàn thành phố Bắc Giang”, Em đã nhận đƣợc rất nhiều sự
giúp đỡ, tạo điều kiện của tập thể lãnh đạo, cán bộ Khoa Sau Đại học, giảng viên,
cán bộ các phòng, ban chức năng Trƣờng Đại học Bách Khoa Hà Nội. Em xin bày
tỏ lòng cảm ơn chân thành về sự giúp đỡ đó.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Trần Thị Bích Ngọc đã trực
tiếp hƣớng dẫn, góp ý và giúp đỡ em hoàn thành luận văn này.
Em cũng xin bày tỏ sự biết ơn đối với Hội đồng quản trị và Ban giám đốc
Công ty cổ phần Quản lý công trình đơ thị Bắc Giang, đã tạo điều kiện thuận lợi
nhất để em có thể trực tiếp thực địa, nghiên cứu sâu về hệ thống điện chiếu sáng

trên địa bàn thành phố Bắc Giang, cảm ơn các bạn đồng nghiệp công tác tại Ủy ban
nhân dân thành phố Bắc Giang, Đội quản lý và vận hành điện chiếu sáng Công ty cổ
phần Quản lý cơng trình đơ thị Bắc Giang đã cung cấp số liệu, tài liệu cho tôi trong
quá trình xây dựng luận văn.
Tuy nhiên, với kiến thức, kinh nghiệm và khả năng phân tích, đánh giá cịn có
nhiều hạn chế, luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy em rất mong
nhận đƣợc những đóng góp quý báu của Quý thầy cô để luận văn đƣợc hoàn thiện hơn.

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii
MỤC LỤC ................................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................ vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU .................................................................................... vii
DANH MỤC HÌNH VẼ ......................................................................................... vii
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC QUẢN LÝ VẬN HÀNH HỆ
THỐNG ĐIỆN CHIẾU SÁNG .................................................................................4
1.1. Khái niệm về hệ thống chiếu sáng đô thị .............................................................4
1.1.1. Lịch sử ra đời chiếu sáng đô thị ........................................................................4
1.1.2. Khái niệm ..........................................................................................................5
1.2. Nội dung và các yêu cầu về quản lý hệ thống chiếu sáng đô thị ....................9
1.3. Một số tiêu chí đánh giá chất lƣợng quản lý vận hành hệ thống điện chiếu
sáng đô thị ................................................................................................................11
1.3.1. Mức độ phục vụ nhu cầu chiếu sáng công cộng .............................................12
1.3.2. Mức độ đáp ứng các quy định, tiêu chuẩn đặt ra ............................................12
1.3.3. Mức độ tiết kiệm năng lƣợng điện ..................................................................14

1.3.4. Mức hoàn thành các quy định về quản lý .......................................................15
1.4. Các nhân tố ảnh hƣởng tới quản lý hệ thống chiếu sáng đô thị .........................15
1.4.1. Nhân tố bên trong ............................................................................................15
1.4.1.1 Ảnh hƣởng của hệ thống cơ sở vật chất ........................................................15
1.4.1.2. Ảnh hƣởng của đội ngũ lao động trực tiếp...................................................16
1.4.2. Nhân tố bên ngoài ...........................................................................................16
1.4.2.1. Ảnh hƣởng của phát triển kinh tế - xã hội ...................................................16
1.4.2.2. Ảnh hƣởng tầm nhìn của ngƣời lãnh đạo .....................................................16
1.4.2.3. Ảnh hƣởng của ngân sách địa phƣơng cho chiếu sáng đô thị ......................17
1.4.2.4. Ảnh hƣởng của yếu tố khác..........................................................................18
1.5. Kinh nghiệm về quản lý hệ thống chiếu sáng đô thị trong nƣớc và thế giới .....18
1.5.1. Kinh nghiệm thế giới.......................................................................................18
1.5.1.1. Nhật Bản .......................................................................................................18
1.5.1.2. Pháp ..............................................................................................................20
1.5.2. Kinh nghiệm một số địa phƣơng trong nƣớc ..................................................21
1.5.2.1. Hà Nội ..........................................................................................................21
1.5.2.2. Đà Nẵng .......................................................................................................22
iii


Tóm tắt chƣơng 1 ....................................................................................................24
CHƢƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VẬN
HÀNH HỆ THỐNG ĐIỆN CHIẾU SÁNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
BẮC GIANG ............................................................................................................25
2.1. Vài nét khái quát về thành phố Bắc Giang – Tỉnh Bắc Giang .....................25
2.1.1. Vị trí địa lý – đặc điểm tự nhiên .....................................................................25
2.1.2. Đặc điểm hành chính – kinh tế, xã hội ............................................................29
2.1.3. Định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Bắc Giang đến năm
2020 – tầm nhìn đến năm 2030 .................................................................................33
2.2. Tổng quan về Công ty Cổ phần QLCT đơ thị Bắc Giang ............................35

2.2.1. Lịch sử hình thành ...........................................................................................35
2.2.2. Quá trình xây dựng và phát triển.....................................................................35
2.2.3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ..........................................................37
2.3. Phân tích thực trạng quản lý, vận hành hệ thống chiếu sáng đô thị trên địa
bàn TP Bắc Giang ...................................................................................................37
2.3.1. Thực trạng hệ thống chiếu sáng ......................................................................37
2.3.1.1. Tổng quan .....................................................................................................37
2.3.1.2. Hiện trạng thiết bị chiếu sáng trên một số tuyến đƣờng chính ....................38
2.3.1.3. Hiện trạng thiết bị chiếu sáng khu vực quảng trƣờng, công viên,
khuôn viên .................................................................................................................42
2.3.1.4. Hiện trạng thiết bị chiếu sáng ngõ xóm trên một số phƣờng xã ..................43
2.3.2. Thực trạng công tác lập kế hoạch quản lý vận hành hệ thống chiếu sáng ......45
2.3.2.1. Quy định về quản lý vận hành điện chiếu sáng thành phố Bắc Giang.........46
2.3.2.2. Phân tích thực trạng thay thế vật tƣ, thiết bị duy trì hệ thống chiếu sáng
cơng cộng ..................................................................................................................48
2.3.2.3. Phân tích cơng tác tiếp nhận bàn giao các cơng trình chiếu sáng
cơng cộng ..................................................................................................................49
2.3.3. Phân tích cơng tác quản lý, vận hành hệ thống chiếu sáng thành phố Bắc
Giang .........................................................................................................................50
2.3.3.1. Phân tích công tác quản lý, vận hành hệ thống chiếu sáng công cộng trên
địa bàn thành phố Bắc Giang từ quan điểm của ngƣời dân. .....................................51
2.3.3.2. Đánh giá mức độ đảm bảo các tiêu chuẩn theo quy định ............................55
2.3.3.3. Đánh giá mức độ tiết kiệm năng lƣợng ........................................................56
2.3.3.4. Đánh giá mức độ hoàn thành các quy định về quản lý ................................57
2.4. Phân tích các nhân tố bên trong ảnh hƣởng tới quản lý, vận hành hệ thống
chiếu sáng đô thị TP Bắc Giang .............................................................................59
iv


2.4.1. Ảnh hƣởng của hệ thống cơ sở vật chất ..........................................................59

2.4.2. Ảnh hƣởng của đội ngũ lao động trực tiếp......................................................60
2.5. Phân tích các nhân tố bên ngồi ảnh hƣởng tới quản lý, vận hành hệ thống
chiếu sáng đô thị TP Bắc Giang .............................................................................62
2.5.1. Ảnh hƣởng của phát triển kinh tế - xã hội ......................................................62
2.5.2. Ảnh hƣởng tầm nhìn của ngƣời lãnh đạo ........................................................62
2.5.3. Ảnh hƣởng của ngân sách địa phƣơng cho chiếu sáng đô thị .........................63
2.5.4. Ảnh hƣởng của yếu tố khác.............................................................................64
Kết luận chƣơng 2 ...................................................................................................66
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CƠNG TÁC QUẢN LÝ
VẬN HÀNH HỆ THỐNG ĐIỆN CHIẾU SÁNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH
PHỐ BẮC GIANG ..................................................................................................68
3.1. Mục tiêu phát triển của hệ thống điện chiếu sáng trên địa bàn thành phố
Bắc Giang .................................................................................................................68
3.2. Một số giải pháp nâng cao chất lƣợng quản lý vận hành hệ thống điện
chiếu sáng trên địa bàn thành phố Bắc Giang......................................................69
3.2.1. Lập kế hoạch phát triển hệ thống chiếu sáng công cộng trên địa bàn thành phố
Bắc Giang đến năm 2020. .........................................................................................69
3.2.2. Giải pháp về phát triển hạ tầng chiếu sáng đô thị ...........................................71
3.2.2.1 Giải pháp về đổi mới công nghệ, tiết kiệm điện năng ..................................71
3.2.2.2 Giải pháp về tự động hóa cơng tác quản lý, vận hành hệ thống điện chiếu
sáng cơng cộng ..........................................................................................................73
3.2.2.3 Giải pháp về tài chính trong phát triển hạ tầng chiếu sáng đô thị .................74
3.2.3. Giải pháp về đội ngũ lao động trực tiếp trong chiếu sáng đô thị ....................76
3.2.4 Giải pháp về chế độ vận hành, bảo trì ..............................................................77
3.2.5. Giải pháp về cơng tác kiểm sốt chiếu sáng đơ thị ........................................78
3.3. Các kiến nghị đối với Nhà nƣớc và Công ty cổ phần Quản lý cơng trình đơ
thị Bắc Giang. ..........................................................................................................80
3.3.1 Với nhà nƣớc ....................................................................................................80
3.3.2. Kiến nghị với Công ty cổ phần quản lý công trình đơ thị Bắc Giang .............81
Tóm tắt chƣơng 3 ....................................................................................................82

KẾT LUẬN ..............................................................................................................83
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................84
PHỤ LỤC 1: Quy trình quản lý chất lƣợng cơng trình .......................................85
PHỤ LỤC 2: Phiếu khảo sát ..................................................................................86

v


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
- UBND: Ủy ban nhân dân
- QHCS: Quy hoạch chiếu sáng
- CSĐT: Chiếu sáng đô thị
- CSCC: Chiếu sáng công cộng
- HSC: Hiệu suất cao
- DC: Dòng điện một chiều
- TDTT: Thể dục thể thao
- TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam
- QCVN: Quy chuẩn Việt Nam
- BTCT: Bê tông cốt thép
- CBCNV: Cán bộ công nhân viên
- CBKT: Cán bộ kỹ thuật
- ISO: Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa
- NĐ; TT: Nghị định; Thơng tƣ
- QL: Quốc lộ
- TP: Thành phố
- XN: Xí nghiệp
- QTKD: Quản trị kinh doanh
- NLMT: Năng lƣợng mặt trời
- LED: Viết tắt của Light Emitting Diode, là các điốt có khả năng phát ra


ánh sáng hay tia hồng ngoại, tử ngoại.

vi


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Yêu cầu chiếu sáng các loại đƣờng giao thơng ........................................12
Bảng 1.2: Trị số độ chói trung bình quy định theo lƣu lƣợng xe ..............................13
Bảng 2.1: Danh mục đơn vị hành chính thành phố Bắc Giang năm 2016 ................30
Bảng 2.2: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh....................................................37
Bảng 2.3: Tổng hợp số lần gặp sự cố của hệ thống chiếu sáng ................................48
Bảng 2.4: Tổng hợp chi phí sửa chữa thay thế vật tƣ ...............................................49
Bảng 2.5. Bảng tổng hợp đánh giá của ngƣời dân về chiếu sáng đƣờng phố ...........51
Bảng 2.6. Bảng tổng hợp đánh giá của ngƣời dân về chiếu sáng ngõ xóm ..............53
Bảng 2.7. Bảng tổng hợp đánh giá của ngƣời dân về chiếu sáng quảng trƣờng, công
viên, khuôn viên ........................................................................................................54
Bảng 2.8: Tổng hợp chi phí tiền điện........................................................................56
Bảng 2.9. Tổng hợp chi phí lƣơng cơng nhân ...........................................................58
Bảng 2.10. Số lƣợng, cơ cấu lao động theo giới tính ...............................................60
Bảng 2.11. Cơ cấu lao động theo độ tuổi ..................................................................61
Bảng 2.12: Cơ cấu lao động theo trình độ ................................................................61
Bảng 2.13. Ngân sách thành phố cấp cho chiếu sáng đô thị .....................................63
Bảng 2.14. Bảng tổng hợp các nhân tố ảnh hƣởng đến công tác quản lý vận hành hệ
thống chiếu sáng đơ thị .............................................................................................65

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 2.1: Vị trí của tỉnh Bắc Giang trong vùng Đơng Bắc .......................................25
Hình 2.2: Vị trí của thành phố Bắc Giang trong tỉnh Bắc Giang ..............................26
Hình 2.3: Sơ đồ bộ máy của cơng ty năm 2016 ........................................................36


vii


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do thực hiện đề tài
Với tốc độ phát triển kinh tế hiện nay, đời sống ngày càng hƣớng đến văn
minh, hiện đại thì nhu cầu chiếu sáng cho mục đích chiếu sáng cơng cộng, sản xuất
cơng nghiệp và chiếu sáng thẩm mỹ ngoài trời... đã là một nhu cầu thiết thực.
Chiếu sáng đô thị không chỉ đảm bảo an ninh, an tồn giao thơng mà cịn góp
phần cải thiện hƣớng tới giá trị thẩm mỹ đơ thị, làm thay đổi sâu sắc hình ảnh của
đơ thị. Chất lƣợng tiện nghi đô thị đƣợc nâng cao cũng nhờ một phần ở chiếu sáng
đô thị. Tuy nhiên, công tác quản lý hệ thống chiếu sáng công cộng hiện nay còn
nhiều bất cập và đang tiêu tốn một lƣợng không nhỏ điện năng. Việc nâng cao công
tác quản lý vận hành để phát huy hiệu quả cao nhất, cải thiện và giảm thiểu chi phí
cho hệ thống chiếu sáng công cộng đang là vấn đề bức thiết khi ngân sách thành
phố còn hạn hẹp và đặc biệt là trong tình hình thiếu hụt điện chung ở nƣớc ta.
Thành phố Bắc Giang hiện là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Bắc Giang và phấn
đấu tiệm cận tiêu chí đơ thị loại I sau năm 2020. Do vậy việc đầu tƣ phát triển cơ sở
hạ tầng kỹ thuật đƣợc ƣu tiên hàng đầu. Đặc biệt, những năm gần đây, hệ thống
chiếu sáng đƣờng phố, trang trí mỹ thuật bằng đèn LED của thành phố đƣợc quan
tâm đầu tƣ phát triển cả về số lƣợng và chất lƣợng. Tuy nhiên, hệ thống điện chiếu
sáng, điện trang trí trên địa bàn của thành phố vẫn còn nhiều bất cập do nhiều đơn
vị tƣ vấn thiết kế, sử dụng nhiều chất liệu khác nhau, đầu tƣ nâng cấp dàn trải nhiều
giai đoạn, … công tác quản lý vận hành chƣa hiệu quả dẫn đến tổn thất điện năng
đáng kể. Với nguyện vọng góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý vận hành
điện chiếu sáng đô thị, tôi đã chọn đề tài “Một số giải pháp hoàn thiện quản lý hệ
thống điện chiếu sáng trên địa bàn thành phố Bắc Giang”.

2. Tổng quan nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã tìm hiểu, cập nhật những thơng tin, tài
liệu có liên quan tới quản lý nói chung và quản lý chiếu sáng đơ thị nói riêng, cụ
thể:
Đặng Văn Đào, Lê Văn Doanh, Kỹ thuật chiếu sáng - chiếu sáng tiện nghi và
hiệu quả năng lƣợng, NXB KHKT, 2008.
Việt Hà, Nguyễn Ngọc Giả, Quang học kiến trúc - Chiếu sáng tự nhiên và
chiếu sáng nhân tạo, NXB xây dựng, 2007
Lê Nguyên Long, Nguyễn Khắc Mão, Vật lí – cơng nghệ - đời sống, NXB
Giáo dục, 2003.
Trần Bách, Lƣới điện và hệ thống điện, Tập 1,2,3, NXB KHKT, 2000.
1


Nghị định 79/2009/NĐ-CP ngày 28/9/2009 về quản lý chiếu sáng đơ thị. Nghị
định nêu các ngun tắc, chính sách phát triển chiếu sáng đô thị, yêu cầu thiết kế,
xây dựng, duy trì chiếu sáng đơ thị; các tiêu chuẩn, quy chuẩn về kỹ thuật chiếu
sáng đô thị.
Quyết định 1874/QĐ-TTg ngày 11/10/2010 của Thủ tƣớng Chính phủ về định
hƣớng chiếu sáng đô thị Việt Nam đến năm 2025 về phê duyệt định hƣớng phát
triển chiếu sáng đô thị Việt Nam đến năm 2025, trong đó có đề cập đến quan điểm,
mục tiêu của chiếu sáng đô thị đến năm 2025 và các giải pháp thực hiện.
Quyết định 139/QĐ-UBND ngày 24/3/2014 của UBND tỉnh Bắc Giang về
việc Phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị tỉnh Bắc
Giang đến năm 2030.
TCXDVN259 :2001: Tiêu chuẩn thiết kế chiếu sáng nhân tạo đƣờng, đƣờng
phố, quảng trƣờng đô thị.
TCXDVN333 :2005: Tiêu chuẩn thiết kế chiếu sáng nhân tạo bên ngoài các
cơng trình cơng cộng và kỹ thuật hạ tầng đơ thị.
TCVN 4400 :1887 : Kỹ thuật chiếu sáng - thuật ngữ và định nghĩa.
TCVN 5828 :1994 : Đèn chiếu sáng đƣờng phố - Yêu cầu kỹ thuật.

Cao Đăng Long, Phân tích và đề suất một số giải pháp hồn thiện công tác
quản lý vận hành lƣới điện phân phối. Luận văn thạc sĩ, Trƣờng Đại học Bách khoa
Hà Nội. Luận văn trình bày thực trạng cơng tác quản lý, vận hành lƣới điện phân
phối và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lƣợng quản lý vận hành lƣới điện
trên địa bàn thành phố Hạ Long - Quảng Ninh.

3. Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là xây dựng các giải pháp hồn thiện cơng tác
quản lý hệ thống điện chiếu sáng trên địa bàn thành phố Bắc Giang.

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý vận hành hệ thống điện chiếu sáng
trên địa bàn thành phố Bắc Giang
Phạm vi nghiên cứu:
Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu Công tác quản lý vận hành hệ
thống điện chiếu sáng trên địa bàn thành phố Bắc Giang.
Về mặt không gian: Nghiên cứu tại thành phố Bắc Giang.
Về mặt thời gian: Số liệu đƣợc thu thập, xử lý, phân tích trong giai đoạn 2014 2016

2


5. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Phƣơng pháp điều tra thống kê: phỏng vấn, thu thập thông qua các tài liệu, báo
cáo thống kê….
Phƣơng pháp tổng hợp
Phƣơng pháp phân tích

6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, Luận văn gồm 03 chƣơng:

Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về việc quản lý vận hành hệ thống điện chiếu sáng
Chƣơng 2: Phân tích thực trạng cơng tác quản lý vận hành hệ thống điện chiếu sáng
trên địa bàn thành phố Bắc Giang
Chƣơng 3: Một số giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý vận hành hệ thống điện
chiếu sáng trên địa bàn thành phố Bắc Giang

3


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC QUẢN LÝ VẬN HÀNH
HỆ THỐNG ĐIỆN CHIẾU SÁNG
1.1. Khái niệm về hệ thống chiếu sáng đô thị
1.1.1. Lịch sử ra đời chiếu sáng đô thị
Từ thời kỳ sơ khai con ngƣời đã biết tạo ra ánh sáng từ lửa. Tuy nhiên, lúc đó
con ngƣời dùng lửa với tƣ cách là nguồn nhiệt chứ không phải là nguồn sáng. Trải
qua một thời kỳ dài của lịch sử, con ngƣời mới phát minh ra loại đèn thắp sáng bằng
chất khí. Sau khi nhà hố học ngƣời Áo K.Auer phát minh ra đèn măng sông chế
tạo bằng chất chịu đƣợc nhiệt độ cực cao đã cho ánh sáng trắng khi đốt cháy trong
ngọn lửa chất khí thì đèn măng sơng trở nên phổ biến khắp các thành phố lớn trên
thế giới, đến nỗi tƣởng nhƣ không thể cịn loại đèn nào có thể thay thế đƣợc.
Tuy nhiên cuối thế kỷ 19 ngƣời ta bắt đầu nhận thấy ƣu điểm khi thắp sáng
bằng điện. Cho đến nay ngƣời ta vẫn chƣa biết chính xác ai là ngƣời chế tạo ra
chiếc đèn điện đầu tiên. Tuy nhiên, để đi đến chiếc bóng đèn hồn thiện nhƣ ngày
nay chắc chắn phải có sự cống hiến của nhiều nhà khoa học, trong đó ngƣời có cơng
lớn nhất và là ngƣời đã đăng ký bản quyền phát minh đầu tiên về bóng đèn dây tóc
vào năm 1878 là Thomas Edison - một nhà phát minh nổi tiếng của Mỹ. Để ghi
nhận công lao và sự nỗ lực của ông trong việc đem ánh sáng đến cho nhân loại mà
ngày nay ngƣời ta đã tƣởng nhớ ông nhƣ là cha đẻ của mọi loại bóng đèn điện dùng
sợi đốt.

Đêm 24/12/1879 Edison mời hàng trăm ngƣời thuộc đủ mọi thành phần trong
xã hội ở thành phố New York tới dự bữa tiệc tại nhà ông nhằm quảng cáo sản phẩm
đèn điện do ông chế tạo lần đầu tiên. Tại bữa tiệc này ông cho thắp sáng hàng loạt
bóng đèn ở tất cả khu nhà ở, xƣởng máy, phịng thí nghiệm và sân vƣờn. Kết quả
bữa tiệc đã giúp ông nhận đƣợc sự tài trợ của chính quyền cho đề án thắp sáng
thành phố. Cuối cùng, đến 5h sáng ngày 04/9/1882 hàng trăm ngọn đèn trên các phố
đồng loạt bật sáng làm cả một góc thành phố NewYork tràn ngập ánh sáng điện,
đánh dấu thời khắc lịch sử ánh sáng điện chinh phục bóng đêm. Đây có thể đƣợc
xem là thời điểm ra đời của ngành chiếu sáng đô thị.
Tại Việt Nam trƣớc đây, chiếu sáng đô thị đƣợc xây dựng trên cơ sở lƣới đèn
chiếu sáng công cộng đƣợc xây dựng từ thời Pháp thuộc, chủ yếu dùng bóng đèn sợi
tóc. Đến năm 1975, những ngọn đèn cao áp đầu tiên đƣợc lắp đặt tại khu vực quảng
trƣờng Ba Đình và lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ngồi chiếu sáng đƣờng phố, các
4


loại chiếu sáng khác của đô thị nhƣ chiếu sáng cơng viên, vƣờn hoa, chiếu sáng
cảnh quan các cơng trình kiến trúc văn hoá, lịch sử, thể thao, chiếu sáng tƣợng đài...
hầu nhƣ chƣa có gì.
Hội nghị chiếu sáng đơ thị lần thứ nhất (4/1992) là một mốc khởi đầu cho sự
phát triển của ngành chiếu sáng đô thị Việt Nam. Thực trạng chiếu sáng đô thị lúc
bấy giờ vẫn cịn rất kém, lạc hậu so với các đơ thị trong khu vực. Sau Hội nghị
chiếu sáng đơ thị tồn quốc lần thứ hai (12/1995) tổ chức tại Đà Nẵng, cùng với sự
phát triển vƣợt bậc của nền kinh tế, lĩnh vực chiếu sáng đô thị ở nƣớc ta đã thực sự
hình thành và phát triển. Hiện nay chúng ta đã có Hội chiếu sáng đơ thị Việt nam.
1.1.2. Khái niệm
Trƣớc hết bắt đầu từ khái niệm chung nhất: Quản lý là gì ?
Xuất phát từ những góc độ nghiên cứu khác nhau, rất nhiều học giả trong và
ngoài nƣớc đã đƣa ra giải thích khơng giống nhau về quản lý. Cho đến nay, vẫn
chƣa có một định nghĩa thống nhất về quản lý. Đặc biệt là kể từ thế kỷ 21, các quan

niệm về quản lý lại càng phong phú. Các trƣờng phái quản lý học đã đƣa ra những
định nghĩa về quản lý nhƣ sau:
- Tailor: "Làm quản lý là bạn phải biết rõ: muốn ngƣời khác làm việc gì và hãy
chú ý đến cách tốt nhất, kinh tế nhất mà họ làm " .
- Fayel: "Quản lý là một hoạt động mà mọi tổ chức (gia đình, doanh nghiệp,
chính phủ) đều có, nó gồm 5 yếu tố tạo thành là: kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, điều
chỉnh và kiểm sốt. Quản lý chính là thực hiện kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo điều chỉnh
và kiểm soát ấy”.
- Hard Koont: "Quản lý là xây dựng và duy trì một mơi trƣờng tốt giúp con
ngƣời hồn thành một cách hiệu quả mục tiêu đã định".
- Peter F Druker: "Suy cho cùng, quản lý là thực tiễn. Bản chất của nó khơng
nằm ở nhận thức mà là ở hành động; kiểm chứng nó khơng nằm ở sự logic mà ở
thành quả; quyền uy duy nhất của nó là thành tích".
- Peter. F. Dalark: "Định nghĩa quản lý phải đƣợc giới hạn bởi mơi trƣờng bên
ngồi nó. Theo đó, quản lý bao gồm 3 chức năng chính là: Quản lý doanh nghiệp,
quản lý giám đốc, quản lý công việc và nhân cơng".
Có thể kể ra nhiều ý kiến khác nhau về định nghĩa quản lý, trên đây chỉ là một
vài ý kiến mang tính đại diện trên cơ sở phân tích tổng hợp những quan điểm khơng
giống nhau. Tóm lại, những quan điểm đó tuy rất rõ ràng, đúng đắn nhƣng chƣa đầy
đủ. Chúng chỉ chú trọng đến quản lý nhƣ là một hiện tƣợng chứ chƣa làm bộc lộ rõ
bản chất của nó. Nhƣ chúng ta đều biết, quản lý thực chất cũng là một hành vi, đã là
hành vi thì phải có ngƣời gây ra và ngƣời chịu tác động. Tiếp theo cần có mục đích
5


của hành vi, đặt ra câu hỏi tại sao làm nhƣ vậy? Do đó, để hình thành nên hoạt động
quản lý trƣớc tiên cần có chủ thể quản lý: nói rõ ai là ngƣời quản lý? Sau đó cần xác
định đối tƣợng quản lý: quản lý cái gì? Cuối cùng cần xác định mục đích quản lý: vì
cái gì?
Thực ra câu trả lời rất đơn giản: quản lý là một quá trình nhằm đi tới đạt đƣợc

các mục tiêu ( cá nhân, tổ chức) đã đề ra. Đối với doanh nghiệp nói riêng, các mục
tiêu rất nhiều: đó là tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất lao động, nâng cao mức
thu nhập cho ngƣời lao động.
Thế nào là quản lý vận hành hệ thống chiếu sáng đô thị. Đây là quan niệm liên
quan đến quản lý quá trình vận hành hệ thống chiếu sáng công cộng. Đối tƣợng bị
quản lý là hệ thống chiếu sáng công cộng bao gồm các đƣờng dây, trạm điều khiển,
thiết bị đóng cắt, thiết bị đo lƣờng, cột, đèn …, còn chủ thể quản lý là cơng ty cổ
phần Quản lý cơng trình đơ thị Bắc Giang.
Theo điều 2, Nghị định 79/2009/NĐ-CP ngày 28/9/2009 các khái niệm liên
quan chiếu sáng đô thị được hiểu như sau:
- Hoạt động chiếu sáng đô thị bao gồm quy hoạch, đầu tƣ
phát triển và tổ chức chiếu sáng đô thị; quản lý và vận hành
hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị.
- Chiếu sáng đô thị bao gồm chiếu sáng các cơng trình giao
thơng; chiếu sáng khơng gian cơng cộng; chiếu sáng mặt
ngồi cơng trình; chiếu sáng quảng cáo, trang trí và chiếu sáng
khu vực phục vụ lễ hội; chiếu sáng trong khn viên cơng
trình do các tổ chức, cá nhân sở hữu, quản lý và sử dụng.
- Quản lý, vận hành hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị là
những hoạt động về đầu tƣ, nâng cấp, cải tạo, duy trì, bảo
dƣỡng, phát triển hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị.
- Hệ thống điều khiển chiếu sáng trung tâm bao gồm trung
tâm điều khiển hệ thống chiếu sáng, mạng lƣới thơng tin tín
hiệu của hệ thống chiếu sáng, các tủ khu vực và các tủ điều
khiển chiếu sáng.
- Quản lý vận hành trạm là quá trình thực hiện các công việc
kiểm tra, vận hành, quản lý một trạm đèn công cộng.
- Đơn vị trực tiếp quản lý, vận hành hệ thống chiếu sáng công
cộng đô thị là đơn vị có đủ điều kiện và năng lực đƣợc UBND
thành phố đặt hàng, giao thầu, trúng thầu.


6


Chiếu sáng đƣờng đô thị, nút giao thông và quảng trƣờng nhằm đảm bảo an
tồn giao thơng vào ban đêm, làm tăng vẻ đẹp của đƣờng phố, quảng trƣờng, nút
giao thông, nhất là vào những dịp lễ tết. Hệ thống chiếu sáng cần đảm bảo cho mặt
đƣờng, hè phố có độ sáng đều và đủ. Để đánh giá độ sáng thƣờng dùng khái niệm
độ rọi (E) tức là lƣợng quang thơng trên một đơn vị diện tích.
E = F/S, lux (lx)
Trong đó: E – độ rọi, lux (lx); F – lƣợng quang thông (lm – lumen) là cƣờng
độ quang năng tác dụng đối với thị giác; S – diện tích đƣợc chiếu tới (m2).
Căn cứ vào quan trắc thực tế, khi độ rọi trên đƣờng không lớn (E < 0,5lx), thì
khả năng cảm thụ bằng thị giác rất thấp, nhìn không rõ đƣợc sự vật. Khi E = 2 –3 lx,
thì bắt đầu nhìn rõ hơn, tốc độ phân biệt sự vật cũng nhanh hơn. Khi E = 8 – 10 lx,
thì tốc độ sự vật hầu nhƣ khơng thay đổi, nhìn rõ sự vật. Khi thiết kế chiếu sáng, độ
rọi không đƣợc nhỏ quá và không nên lớn quá (lớn quá không cần thiết). Độ rọi
đƣợc chọn dựa trên tính chất đơ thị, cấp đƣờng và lƣu lƣợng giao thông. Độ rọi ở
nút giao thông, quảng trƣờng, yêu cầu thƣờng cao hơn so với độ rọi trên đƣờng.
Độ chói – là cảm nhận về độ sáng mà ngƣời quan sát có đƣợc tại khu vực
đƣợc chiếu sáng. Độ chói thƣờng có ý nghĩa hơn độ rọi khi xem xét chất lƣợng
chiếu sáng.
Độ chói có đơn vị (cd/ m2) candela/m2.
Tài sản của hệ thống chiếu sáng gồm nguồn sáng, thiết bị chiếu sáng, đƣờng
dây, cột điện, tủ điện, hệ thống điều khiển và các thiết bị điện khác bao gồm:
- Bộ phận quang học (bóng đèn, bộ đèn, quang thơng,…).
- Cần đèn dùng để lắp đèn, thƣờng chế tạo từ thép ống D60 và đƣợc uốn cong
với bán kính thích hợp. Khi thiết kế ngƣời ta tính tốn rất kỹ độ vƣơn cần đèn, góc
nghiêng cần đèn vì các thơng số này ảnh hƣởng rất lớn đến thông số quang học của
hệ thống chiếu sáng.

- Xà kẹp cần đèn : thƣờng bằng thép L, dùng để kẹp cần đèn vào cột.
- Cột: Đối với tuyến đƣờng quan trọng mà các cơng trình hạ tầng kỹ thuật đều
đi ngầm thì ngƣời ta lắp các loại cột đèn bằng thép dạng bát giác cơn hoặc trịn cơn,
có mạ kẽm để chống rỉ. Cột thép có kích thƣớc gọn, nhẹ, dễ lắp đặt, đảm bảo mỹ
quan nhƣng giá thành đắt. Các tuyến đƣờng khơng quan trọng, cho phép dây điện đi
nổi thì ngƣời ta thƣờng dùng cột bê tông ly tâm để kết hợp vừa lắp đặt hệ thống
chiếu sáng vừa lắp chung với hệ thống cấp điện cho dân cƣ, do đó phƣơng án này
giảm đáng kể chi phí đầu tƣ.
- Lƣới điện chiếu sáng là lƣới điện chuyên dụng, chỉ cấp cho một loại phụ tải
là đèn chiếu sáng. Dây dẫn điện có thể là cáp ngầm hoặc cáp treo.
7


Dùng cáp ngầm đảm bảo đƣợc mỹ quan đô thị nhƣng chi phí xây dựng rất lớn,
do đó nó chỉ áp dụng cho các đƣờng lớn (>15m) hoặc đƣờng quan trọng (nhƣ đƣờng
du lịch, khu chung cƣ cao cấp,…).
Dùng cáp treo thì ngƣợc lại: chi phí xây dựng thấp nhƣng mỹ quan đô thị bị
ảnh hƣởng. Để treo cáp trên không ngƣời ta phải sử dụng sợi thép f8-f10 căng
ngang giữa 2 cột đèn và treo dây dẫn điện dọc theo sợi cáp này. Cáp treo thƣờng
dùng cáp vặn xoắn hoặc cáp bọc PVC, bọc XLPE.
- Nguồn cung cấp điện: Nguồn điện cấp cho hệ thống chiếu sáng công cộng
thƣờng lấy từ máy biến áp chuyên dùng (chỉ cấp cho mỗi hệ thống chiếu sáng,
không dùng cho phụ tải khác). Công suất thƣờng khoảng 30-50kVA/1 tuyến đƣờng.
Nếu đƣờng quá dài, vƣợt q bán kính cấp điện thì ngƣời ta phân đoạn hệ thống
chiếu sáng để mỗi đoạn đƣợc cấp nguồn từ 1 máy biến áp riêng.
Nguồn cấp luôn luôn là 3 pha 4 dây (có 1 dây trung tính) với điện áp
380V/220V để cho phép điều khiển đóng/cắt linh hoạt theo từng pha tuỳ vào mật độ
lƣu thông trên đƣờng.
- Hệ thống điều khiển đèn có các nhiệm vụ sau: Chọn đƣợc chế độ bật/tắt đèn
hợplý; Giảm điện năng tiêu thụ; Duy trì hệ thống chiếu sáng đảm bảo an tồn giao

thơng, an ninh trật tự.
Theo quan niệm hiện nay vẫn thì điều khiển chiếu sáng chủ yếu là đóng/cắt
các đèn. Toàn bộ hệ thống điều khiển đƣợc lắp trong 1 tủ chiếu sáng chung. Nhờ hệ
thống điều khiển mà ta có thể chọn các chế độ vận hành sau đây (thời gian có thể
thay đổi theo mùa trong năm):
+ Chế độ 1 (17h00-22h00) : Bật hết các đèn do lƣu lƣợng giao thông lớn.
+ Chế độ 2 (22h00-00h00): 2 đèn bật, 1 đèn tắt xen kẽ nhau. Ví dụ pha A,B
đóng cịn pha C cắt. Trƣờng hợp này áp dụng khi mật độ giao thông giảm.
+ Chế độ 3 (00h00-04h00): 1 đèn bật, 2 đèn tắt xen kẽ nhau. Ví dụ pha A đóng
cịn pha B, C cắt. Trƣờng hợp này áp dụng khi mật độ giao thông thấp.
+ Chế độ 4 (04h00-17h00): tắt hết tất cả các đèn, khi đó cắt tồn bộ các pha
A, B, C.
Ngày nay nhờ khoa học công nghệ phát triển, quan niệm về điều khiển chiếu
sáng đã có thay đổi: điều khiển ngồi việc đóng/cắt đèn cịn cho phép giảm quang
thơng nhờ giảm điện áp đặt vào đèn. Ngoài ra nếu trang bị hệ thống tự động điều
khiển kiểu trung tâm thì tồn bộ số liệu cũng nhƣ trạng thái của hệ thống chiếu sáng
đều truyền về trung tâm để phân tích, giám sát, lƣu giữ số liệu nhằm chọn đƣợc chế
độ vận hành tối ƣu.
- Các vật liệu khác nhƣ tăng-đơ để căng cáp treo, các loại kẹp dây, móctreo,…
8


- Đế gang trang trí: thƣờng đặt ở gốc cột, màu đen hoặc xanh có hoa văn trang
trí khá đẹp. Sở dĩ ngƣời ta làm từ gang vì nó khơng bị rỉ. Giá thành đế gang khá đắt
nên chỉ áp dụng cho các tuyến đƣờng quan trọng.
- Móng để lắp cột thƣờng dùng móng khối bằng bêtơng đúc tại chỗ, mác
bêtông M150 hoặcM200.
1.2. Nội dung và các yêu cầu về quản lý hệ thống chiếu sáng đô thị
Hệ thống chiếu sáng cơng cộng có nhiệm vụ quan trọng nhất là đảm bảo an
tồn giao thơng, giữ gìn an ninh trật tự. Do vậy công tác quản lý, vận hành hệ thống

chiếu sáng có vai trị rất quan trọng trong việc đảm bảo sự làm việc tin cậy của hệ
thống. Ngay khi đƣa vào sử dụng, hệ thống chiếu sáng đã đối diện với nguy cơ
xuống cấp do sự tác động của mơi trƣờng, khí hậu thời tiết và do bản thân hệ thống
chiếu sáng gây ra.
Công tác quản lý, vận hành hệ thống điện chiếu sáng công cộng đƣợc xác định
là loại hình dịch vụ cơng ích, do Nhà nƣớc quản lý thông qua các công ty điện
chiếu sáng công cộng. Thông thƣờng UBND cấp tỉnh ban hành quy định về quản lý,
vận hành hệ thống điện chiếu sáng công cộng trong các đơ thị thuộc tỉnh. Tồn bộ
chi phí cho công tác quản lý, vận hành do ngân sách Nhà nƣớc cấp mà khơng thu
bất kỳ khoản phí nào. Thực ra cơng tác này rất khó để xã hội hóa vì lợi nhuận rất
thấp, khó xác định đƣợc đối tƣợng thụ hƣởng. Mặt khác trong một số trƣờng hợp
hệ thống chiếu sáng cơng cộng cịn gây ảnh hƣởng với các gia đình ở 2 bên đƣờng.
Chỉ có ngƣời và phƣơng tiện tham gia giao thông mới là đối tƣợng thụ hƣởng dịch
vụ này, trong khi các đối tƣợng này khơng thể xác định chính xác nên khơng có
cách nào để thu phí thụ hƣởng dịch vụ chiếu sáng. Từ những phân tích nêu trên ta
thấy Nhà nƣớc phải nắm quyền quản lý đối với hệ thống chiếu sáng công cộng là
điều đƣơng nhiên. Trong tƣơng lai Nhà nƣớc nên khốn chi phí quản lý cho các
cơng ty điện chiếu sáng, tuy nhiên việc này địi hỏi phải có nghiên cứu đầy đủ về cơ
chế, chính sách, chế độ, định mức,... trƣớc khi áp dụng.
Một số khu đô thị cao cấp đƣợc Nhà nƣớc cho phép đầu tƣ để kinh doanh thì
hệ thống điện chiếu sáng khơng mang tính chất dịch vụ cơng ích mà thuộc thẩm
quyền quản lý, vận hành của nhà đầu tƣ khu đô thị. Trƣờng hợp này hệ thống điện
chiếu sáng là một thành phần của kết cấu hạ tầng nhằm mục đích kinh doanh nên
ngƣời dân trong khu đơ thị phải chịu phí dịch vụ. Vì mang tính chất kinh doanh nên
chất lƣợng chiếu sáng rất cao, kết cấu có tính thẩm mỹ và đƣợc quy hoạch một
cách bài bản, có thể mỗi khu phố trong khu đơ thị có một phong cách chiếu sáng
đặc trƣng về màu sắc, hình dáng cũng nhƣ cách thể hiện,…

9



Ngồi ra cơng tác Quy hoạch chiếu sáng đƣợc coi nhƣ là công cụ của chiếu
sáng bền vững, tiết kiệm năng lƣợng, hạn chế những ảnh hƣởng của chiếu sáng đến
môi trƣờng cũng nhƣ tạo ra đặc trƣng của địa phƣơng. Tuy nhiên, việc bắt buộc lập
quy hoạch chiếu sáng đang là một thách thức lớn đối với các đô thị Việt Nam.
Trong những năm qua, Việt Nam đã ban hành nhiều quy định liên quan đến CSĐT
nhƣ Nghị định số 79/2009/NĐ-CP ngày 28/09/2009 của Chính phủ về quản lý chiếu
sáng đô thị, Quyết định số 1874/QĐ-TTg ngày 11/10/2010 của Thủ tƣớng Chính
phủ phê duyệt định hƣớng phát triển CSĐT Việt Nam đến năm 2025, hay thông tƣ
hƣớng dẫn về chiếu sáng đô thị. Tuy nhiên, quy hoạch chiếu sáng đô thị ở Việt Nam
mới chỉ là một nội dung nhỏ trong quy hoạch đô thị. Những quy định đƣợc đƣa ra
trong các Nghị định cịn chung chung, rất khó để triển khai. Theo các quy định hiện
nay, quy hoạch chiếu sáng đô thị của Việt Nam không phải là quy hoạch chiếu sáng
tổng thể bởi vì nó địi hỏi các tính tốn, dự tốn tổng mức đầu tƣ và dự báo vốn thực
hiện. Nó cũng khơng phải là quy hoạch chiếu sáng chi tiết bởi vì nó bao trùm chiếu
sáng của toàn bộ thành phố. Ngoài ra, đội ngũ kỹ thuật viên ánh sáng, nhà thiết kế
ánh sáng của Việt Nam còn yếu do nghề chiếu sáng quá mới mẻ ở Việt Nam. Việc
đào tạo về chiếu sáng mới chỉ giới hạn trong lĩnh vực kỹ thuật cho các kỹ sƣ điện
trong khi chiếu sáng đang thực sự trở thành một lĩnh vực vừa mang tính mỹ thuật và
kỹ thuật. Các chuyên gia Pháp cũng cho rằng quy hoạch chiếu sáng công cộng ở
Việt Nam hiện vẫn đang bị bỏ qn, tạo sự lãng phí khơng đáng có. Vì vậy, khi lập
quy hoạch chiếu sáng cần phải xác định quy hoạch nào phù hợp với Việt Nam, phải
xác định đƣợc đối tƣợng chiếu sáng, mục tiêu chiếu sáng là gì… Nhƣ ở Pháp, cơng
cụ để lập quy hoạch chiếu sáng đơ thị gồm có quy hoạch chiếu sáng đơ thị tổng thể,
quy hoạch chi tiết và các quy chế về quản lý chiếu sáng. Nhƣng việc sử dụng công
cụ nào phù hợp với Việt Nam địi hỏi phải có sự nghiên cứu kỹ lƣỡng. Việc lập quy
hoạch chiếu sáng tổng thể sẽ rất khó, vì vậy, quy hoạch chiếu sáng chi tiết là lựa
chọn phù hợp đối với các đô thị Việt Nam hiện nay, nhất là trong bối cảnh thiếu các
chuyên gia trong nƣớc để thực hiện.
Ngày nay, việc chiếu sáng không chỉ nhằm vào an ninh an tồn mà nó cịn

hƣớng tới giá trị thẩm mỹ, khơng khí đơ thị và tiện nghi thị giác, cũng nhƣ làm thay
đổi sâu sắc hình ảnh của đơ thị. Vì vậy, một thành phố đƣợc chiếu sáng tốt sẽ thỏa
mãn ngƣời dân đô thị, tạo ra và trở thành một yếu tố quảng bá hình ảnh đơ thị đồng
thời góp phần vào sự phát triển bền vững. Điều này đòi hỏi chính quyền đơ thị phải
xác định đƣợc việc chiếu sáng một cách đúng đắn cũng nhƣ có chiến lƣợc về chiếu
sáng, nơi nào cần, khi nào cần, chiếu sáng nhƣ thế nào và với giá thành tốt nhất.

10


Theo điều 23, Nghị định 79/2009/NĐ-CP, nội dung và các yêu cầu của công
tác quản lý, vận hành hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị bao gồm:
- Thực hiện tổ chức chiếu sáng công cộng đô thị theo đúng
các quy trình kỹ thuật về chiếu sáng, bảo đảm an tồn và tiết
kiệm điện, phịng, chống cháy nổ và thời gian vận hành hệ
thống chiếu sáng công cộng đô thị theo quy định.
- Lập kế hoạch hàng năm về xây dựng mới, thay thế, cải tạo,
duy trì bảo dƣỡng hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị và tổ
chức triển khai thực hiện theo kế hoạch đƣợc phê duyệt.
- Định kỳ kiểm tra, đánh giá chất lƣợng nguồn sáng và các
thiết bị của hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị để đề xuất
phƣơng án sửa chữa và thay thế kịp thời.
- Bảo vệ hệ thống chiếu sáng công cộng đơ thị.
1.3. Một số tiêu chí đánh giá chất lƣợng quản lý vận hành hệ thống điện chiếu
sáng đô thị
Tại các nƣớc phát triển, điện năng dùng cho chiếu sáng chiếm từ 8 đến 13%
tổng điện năng tiêu thụ. Hệ thống chiếu sáng đô thị bao gồm nhiều thành phần khác
nhau, trong đó có thể kể đến chiếu sáng phục vụ giao thông, chiếu sáng các cơ quan
chức năng của đô thị...
Trong những năm qua, đô thị Việt Nam đã có những đột phá phát triển. Tốc

độ đơ thị hóa khá cao, bộ mặt đơ thị có nhiều khởi sắc. Cảnh quan đơ thị ngày càng
đẹp hơn. Cơng trình kiến trúc, các khu vực vui chơi công cộng, vƣờn hoa, cơng
viên, cơng trình giao thơng, đƣờng phố đƣợc xây dựng cải tạo, nâng cấp hoặc xây
dựng mới ngày càng hiện đại. Cuộc sống của ngƣời dân đƣợc cải thiện. Chất lƣợng
cuộc sống dần dần từng bƣớc nâng cao. Trong đó, chiếu sáng đơ thị góp phần quan
trọng nâng cao chất lƣợng cuộc sống của đô thị. Chiếu sáng công cộng đã, đang và
vẫn là nhu cầu thiết yếu của cuộc sống đô thị. Chiếu sáng đƣờng phố tạo ra sự sống
động, hấp dẫn và tráng lệ cho các đô thị về đêm, góp phần nâng cao chất lƣợng
cuộc sống cho ngƣời dân đô thị, thúc đẩy sự phát triển thƣơng mại và du lịch. Đặc
biệt, hệ thống chiếu sáng trang trí cịn tạo ra khơng khí lễ hội, sự khác biệt về cảnh
quan của các đô thị trong các dịp lễ tết và các ngày kỷ niệm lớn hoặc trong thời
điểm diễn ra các hoạt động chính trị, văn hóa xã hội cũng nhƣ sự kiện quốc tế.
Để công tác quản lý hệ thống chiếu sáng công cộng phát huy hiệu quả cao nhất
đồng thời cải thiện chất lƣợng và giảm thiểu tối đa chi phí, đơn vị quản lý phải đảm
bảo các tiêu chí:

11


1.3.1. Mức độ phục vụ nhu cầu chiếu sáng công cộng
Số giờ cần chiếu sáng/ ngày; chất lƣợng chiếu sáng... Do chiếu sáng công
cộng chủ yếu phục vụ ngƣời dân, nên sự hài lòng của ngƣời dân sẽ là thƣớc đo để
đánh giá về hệ thống chiếu sáng công cộng trên địa bàn. Tiêu chí này rất khó để
định lƣợng nên có thể đánh giá bằng phƣơng pháp điều tra xã hội học.
1.3.2. Mức độ đáp ứng các quy định, tiêu chuẩn đặt ra
Căn cứ theo QCVN 07-7:2016/BXD Quy chuẩn Quốc gia các cơng trình hạ
tầng kỹ thuật, cơng trình chiếu sáng:
Chiếu sáng đường, phố:
Chiếu sáng đƣờng, phố phải bảo đảm làm lộ rõ tất cả các đặc điểm của đƣờng
và của dịng giao thơng, giúp ngƣời điều khiển phƣơng tiện giao thông tiếp nhận

đầy đủ thông tin từ các quang cảnh ln thay đổi phía trƣớc để có thể điều khiển
phƣơng tiện giao thơng an tồn với tốc độ hợp lý cho phép. Hệ thống chiếu sáng
ngoài việc đảm bảo đủ ánh sáng theo quy định phải tạo đƣợc tính định hƣớng giúp
ngƣời điều khiển phƣơng tiện giao thơng nhận biết rõ ràng hƣớng tuyến:
- Phải tạo đƣợc độ chói cần thiết để mắt nhận biết đƣợc các chi tiết nhỏ, ở độ
tƣơng phản thấp với tốc độ cao, tƣơng ứng với tình huống giao thơng;
- Độ chói phải đồng đều trên mặt đƣờng theo cả phƣơng dọc và phƣơng
ngang, hạn chế sự xuất hiện các khoảng tối, nơi có thể che dấu các mối nguy hiểm;
- Khơng gây lố mắt ngƣời điều khiển phƣơng tiện giao thơng.
Chiếu sáng đƣờng đô thị phải bảo đảm các yêu cầu quy định trong Bảng 1.1 và
Bảng 1.2:
Bảng 1.1: Yêu cầu chiếu sáng các loại đường giao thơng

TT

1

Cấp đƣờng

Độ chói
Độ
trung
đồng
bình tối đều độ
đặc điểm thiểu,
chói
Ltb
chung,
2
(cd/m

Uo
)

Đƣờng cấp
đơ thị: đƣờng Tốc độ 80100 km/h
cao tốc

2

0,4

12

Độ
đồng
đều
độ
chói
dọc,
U1
0,7

Chỉ số
lố
khơng
tiện
nghiG
tối
thiểu


Độ
tăng
ngƣỡn
g TI
tối đa,
(%)

Độ rọi
ngang
trung
bình
tối thiểu,
En,tb,
(lx)

6

10

20


2

3

4

Đƣờng cấp
Có dải

đơ thị:
đƣờng trục phân cách
chính,
đƣờng chính
Khơng dải
đơ thị,
phân cách
đƣờng liên
khu vực
Đƣờng cấp
Có dải
khu vực:
đƣờng chính phân cách
khu vực,
đƣờng khu Không dải
phân cách
vực
Hai bên
Đƣờng cấp
đƣờng
nội bộ
sáng
Hai bên
đƣờng tối

1,5

0,4

0,7


5

10

10

2

0,4

0,7

6

10

20

1

0,4

0,6

4

10

7


1,5

0,4

0,6

5

10

10

0,75

0,4

0,5

4

15

7

0,5

0,4

0,5


5

15

10

(Nguồn: QCVN 07-7:2016/BXD)
Bảng 1.2: Trị số độ chói trung bình quy định theo lưu lượng xe
Lƣu lƣợng xe lớn nhất trong thời gian có
chiếu sáng (xe/h)

Độ chói trung bình tối thiểu,
Ltb(cd/m2)

Từ 3000 trở lên
Từ 1000 đến dƣới 3000
Từ 500 đến dƣới 1000
Dƣới 500

1,6
1,2
1,0
0,8

Trên 500

0,6

Dƣới 500


0,4

(Nguồn: QCVN 07-7:2016/BXD)
Trƣờng hợp đƣờng phố có hè phố, yêu cầu độ rọi trung bình trên hè phố bằng
50 % độ rọi trung bình tối thiểu của độ rọi mặt đƣờng liền kề nêu trong Bảng 1.1.
Nếu không có Bảng tính tốn chiếu sáng độ chói lóa G hoặc TI max theo một
phần mềm chuyên dụng để bảo đảm chống chói lóa, trong trƣờng hợp đó để tránh
lóa không tiện nghi do ánh sáng phản xạ từ mặt nƣớc, chỉ sử dụng đèn loại đƣợc che
hoàn toàn để chiếu sáng đƣờng phố.
Chiếu sáng không gian công cộng:
Yêu cầu về chiếu sáng quảng trƣờng đƣợc lấy theo cấp đƣờng cao nhất đi vào
13


quảng trƣờng quy định tại Bảng 1.1.
Yêu cầu chiếu sáng lối đi trong công viên, vƣờn hoa; cổng vào sân vận động,
khu triển lãm, sân trƣớc các cơng trình cơng cộng phải đảm bảo độ rọi ngang trung
bình, En, tb tối thiểu 10 lx.
Giảm tối thiểu số lƣợng cột đèn chiếu sáng không gian công cộng bằng cách
sử dụng tối đa tƣờng hồi của các cơng trình kiến trúc kế cận làm nơi lắp đặt thiết bị
chiếu sáng.
Chiếu sáng quảng cáo, chiếu sáng các quầy hàng khơng đƣợc có độ chói q
lớn theo hƣớng nhìn của các phƣơng tiện giao thơng cơ giới, gây hiện tƣợng chói
lóa, làm mất an tồn giao thơng
1.3.3. Mức độ tiết kiệm năng lƣợng điện
Hẳn nhiên mọi hoạt động chiếu sáng đều cần sử dụng điện năng, và gây tiêu
tốn ngân sách địa phƣơng hoặc khu vực đƣợc chiếu sáng. Vì vậy, tiết kiệm ngân
sách là địi hỏi cần thiết và vì vậy để đạt đƣợc mục tiêu này cần thiết kế hƣớng tăng
hiệu quả sử dụng điện năng: Bố trí hợp lý vị trí các thiết bị chiếu sáng; chiều cao

đèn phù hợp với cấp đƣờng; công nghệ trạm điều khiển hiện đại; sử dụng của các
thiết bị chiếu sáng hiệu suất cao; sự linh hoạt khi kết hợp với ánh phản xạ của cơng
trình liền kề...
Căn cứ theo QCVN 07-7:2016/BXD Quy chuẩn Quốc gia các cơng trình hạ
tầng kỹ thuật, cơng trình chiếu sáng:
- Phải sử dụng các đèn chiếu sáng có hiệu suất phát sáng cao, đƣợc dán nhãn
tiết kiệm năng lƣợng; Ƣu tiên áp dụng các thiết bị chiếu sáng sử dụng năng lƣợng
mặt trời, gió.
- Phải có các thiết bị điều khiển tự động hệ thống chiếu sáng đƣờng giao thơng
cho xe có động cơ để giảm bớt tiêu thụ năng lƣợng.
Để sử dụng năng lƣợng hiệu quả, các thiết bị chiếu sáng cần tuân thủ các quy
định sau:
- Các bộ đèn phải có bảng dữ liệu về phân bổ cƣờng độ sáng trong khơng gian
để làm cơ sở tính tốn chiếu sáng, bảo đảm các kết quả tính tốn chiếu sáng có độ
tin cậy cao để có thể xác định hiệu quả sử dụng;
- Nhiệt độ màu: Trừ những hạng mục chiếu sáng tơ điểm mỹ thuật trang trí,
các cơng trình chiếu sáng đƣờng phố ƣu tiên sử dụng những bóng đèn có nhiệt
độ màu lớn hơn 2000 K;
- Hiệu suất quang thông: Ƣu tiên sử dụng các nguồn sáng có hiệu suất quang
thơng lớn hơn 90 lm/W.

14


1.3.4. Mức hoàn thành các quy định về quản lý
Căn cứ theo QCVN 07-7:2016/BXD Quy chuẩn Quốc gia các công trình hạ
tầng kỹ thuật, cơng trình chiếu sáng:
Quy định về quản lý:
Dự án đầu tƣ xây dựng, hồ sơ thiết kế các cơng trình đầu tƣ xây dựng mới và
cải tạo các cơng trình chiếu sáng thuộc phạm vi điều chỉnh của QCVN 077:2016/BXD phải có thuyết minh về sự tuân thủ các quy định của Quy chuẩn này.

Việc thẩm tra, thẩm định dự án đầu tƣ xây dựng, thiết kế xây dựng cơng trình
chiếu sáng đƣợc tiến hành theo quy định hiện hành, trong đó phải có nội dung về sự
tuân thủ các quy định của QCVN 07-7:2016/BXD đối với các cơng trình thuộc
phạm vi áp dụng của Quy chuẩn này.
Bảo trì, sửa chữa:
Cơng trình và hạng mục cơng trình chiếu sáng phải đƣợc định kỳ bảo trì, bảo
dƣỡng trong suốt thời hạn sử dụng nhằm đảm bảo chức năng sử dụng theo thiết kế.
Khi hết thời hạn sử dụng (tuổi thọ) cơng trình và hạng mục cơng trình, cần phải
tiến hành sửa chữa lớn nhằm kéo dài tuổi thọ của chúng.
1.4. Các nhân tố ảnh hƣởng tới quản lý hệ thống chiếu sáng đô thị
1.4.1. Nhân tố bên trong
1.4.1.1 Ảnh hưởng của hệ thống cơ sở vật chất
Đối với bất kỳ một đô thị nào, hiệu quả chiếu sáng đô thị phụ thuộc chủ yếu
vào mạng lƣới chiếu sáng. Mạng lƣới chiếu sáng đô thị gồm phần cấp nguồn, lƣới
điện, hệ thống điều khiển chiếu sáng và các vật tƣ, thiết bị khác nhƣ cột đèn, cần
đèn, hệ thống tiếp điện, phụ tải và các thiết bị chiếu sáng công cộng. Đô thị đƣợc
đầu tƣ xây dựng mạng lƣới chiếu sáng đồng bộ, hoàn chỉnh, tuân thủ nghiêm theo
quy hoạch sẽ tốt hơn đối với các đô thị đầu tƣ xây dựng mạng lƣới chiếu sáng mang
tính chắp vá, khơng có quy hoach cụ thể.
Mạng lƣới chiếu sáng đƣợc coi là đồng bộ khi đƣợc phê duyệt theo đúng quy
hoạch. Các thiết bị đƣa vào dự án phải bảo đảm theo các tiêu chuẩn hiện hành. Khi
đó cơ chế quản lý vận hành, kiểm tra tiết kiệm điện năng, giảm các chi phí liên quan
nhƣ chi phí về nhân công vận hành, quản lý, giảm thời gian vận hành, …
Ngồi ra, cịn có thêm các thiết bị phục vụ cho công tác quản lý vận hành điện
chiếu sáng, phục vụ cho việc lắp đặt, sửa chữa, bảo dƣỡng, thay thế hệ thống chiếu
sáng nhƣ xe nâng, xe thang, …

15



1.4.1.2. Ảnh hưởng của đội ngũ lao động trực tiếp
Đây là đội ngũ có số lƣợng đơng đảo. Họ là nhân lực trực tiếp thực hiện
các khối lƣợng công việc dƣới sự điều hành của đội ngũ quản lý. Chất lƣợng sản
phẩm dịch vụ tốt hay không phụ thuộc vào trình độ, thái độ, ý thức trách nhiệm,
kinh nghiệm vận hành cũng nhƣ sự tuân thủ của đội ngũ công nhân viên trực tiếp
đối với công tác điều hành đội ngũ quản lý.
Đơn vị quản lý, vận hành hệ thống chiếu sáng cơng cộng đơ thị phải có đủ
năng lực về đội ngũ cán bộ và công nhân; trang thiết bị và phƣơng tiện kỹ thuật cần
thiết để thực hiện các yêu cầu và nhiệm vụ của công tác quản lý, vận hành. Việc lựa
chọn đơn vị quản lý, vận hành hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị đƣợc thực hiện
theo một trong các hình thức đấu thầu, đặt hàng hoặc giao kế hoạch. Căn cứ điều
kiện cụ thể tại địa phƣơng, chính quyền đơ thị theo phân cấp quản lý quyết định lựa
chọn đơn vị quản lý, vận hành hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị phù hợp.
Trong công tác quản lý vận hành trực tiếp hệ thống chiếu sáng đô thị, việc lập
kế hoạch hoạt động bao gồm thống kê lập dự tốn kinh phí cơng tác duy trì, sửa
chữa khắc phục sự cố hệ thống điện chiếu sáng trình chính quyền đơ thị thẩm định,
tiếp nhận quản và lý vận hành các cơng trình mới đƣợc xây dựng hoàn thành đƣa
vào sử dụng. Dựa trên kế hoạch dự toán đã đƣợc phê duyệt và hợp đồng kinh tế đã
ký kết, phân kỳ giai đoạn thực hiện đảm bảo thứ tự ƣu tiên.
Chất lƣợng sản phẩm đạt yêu cầu hay không phụ thuộc vào sự phân bố nhân
sự, công tác kiểm tra đôn đốc của đội ngũ quản lý.
1.4.2. Nhân tố bên ngoài
1.4.2.1. Ảnh hưởng của phát triển kinh tế - xã hội
Tại các đô thị hiện nay việc phát triển kinh tế - xã hội kéo theo nhu cầu xây
dựng mở rộng các khu đô thị. Các cơng trình hạ tầng kỹ thuật trong đó có hệ thống
chiếu sáng đƣợc xây dựng tràn lan khi chƣa có quy hoạch cụ thể, làm cho cơng tác
quản lý gặp nhiều khó khăn.
1.4.2.2. Ảnh hưởng tầm nhìn của người lãnh đạo
Chiếu sáng đô thị là một nguyên ngành hạ tầng kỹ thuật đô thị đƣợc quản lý
thống nhất và có phân cơng, phân cấp trách nhiệm, quyền hạn cụ thể theo quy định

của pháp luật.
Chính quyền đơ thị theo phân cấp quản lý là chủ sở hữu hệ thống chiếu sáng
công cộng đô thị bao gồm:

16


×