Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Giải pháp đảm bảo tiến độ thực hiện các dự án tại công ty cổ phần viễn thông tin học bưu điện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.12 MB, 107 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

NGÔ QUANG HƯNG

GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN CÁC DỰ ÁN
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VIỄN THÔNG TIN HỌC BƯU
ĐIỆN

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH

HÀ NỘI – 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

NGÔ QUANG HƯNG

GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN CÁC DỰ ÁN
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VIỄN THÔNG TIN HỌC BƯU
ĐIỆN

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: QTKD15A-BK-22

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS TRẦN THỊ BÍCH NGỌC



HÀ NỘI – 2017



Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Viện Kinh tế và Quản lý

LỜI CAM ĐOAN
Trong quá trình thực hiện luận văn này, tơi có sử dụng một số tài liệu tham
khảo trong và ngoài nước. Các số liệu và kết quả trong q trình nghiên cứu là
hồn tồn do q trình tìm hiểu và nghiên cứu của tơi, chưa được sử dụng cho đề
tài bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng các số liệu và mọi thông tin trích dẫn trong luận văn
đều có nguồn gốc rõ ràng.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 20 tháng
Tác giả

7 năm 2017

Ngô Quang Hưng

Luận văn cao học QTKD

i

Ngô Quang Hưng



Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Viện Kinh tế và Quản lý

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
MỤC LỤC .................................................................................................................. ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................... iv
DANH MỤC HÌNH ẢNH ..........................................................................................v
DANH MỤC BẢNG BIỂU ...................................................................................... vi
LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................... vii
PHẦN MỞ ĐẦU ..................................................................................................... viii
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ DỰ ÁN ĐẦU TƯ ....1
1.1. Khái niệm về dự án đầu tư. ..............................................................................1
1.1.1. Khái niệm về dự án đầu tư........................................................................1
1.1.2. Khái niệm về quản lý dự án đầu tư...........................................................2
1.1.3. Khái niệm về quản lý tiến độ thực hiện dự án đầu tư. ..............................3
1.2. Phân loại dự án đầu tư .....................................................................................4
1.2.1. Phân loại dự án đầu tư . ............................................................................4
1.2.2. Các giai đoạn của dự án đầu tư.................................................................6
1.3. Quản lý tiến độ dự án đầu tư ............................................................................7
1.3.1. Khái niệm quản lý tiến độ dự án đầu tư ...................................................7
1.3.2. Nội dung của quản lý tiến độ dự án đầu tư...............................................8
1.3.3. Các phương pháp lập kế hoạch và quản lý thực hiện tiến độ .................12
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án đầu tư xây dựng mạng
viễn thông..............................................................................................................15
1.4.1. Đặc trưng của dự án đầu tư xây dựng mạng viễn thông.........................15
1.4.2. Ảnh hưởng của công tác lập kế hoạch và kiểm soát thực hiện kế hoạch
đến tiến độ triển khai ........................................................................................17

1.4.3. Ảnh hưởng của năng lưc đơn vi ̣thi công xây lắ p đến viê ̣c lâ ̣p kế hoạch
và quản lý tiến độ triển khai dự án ...................................................................18
1.4.4. Ảnh hưởng của chủ đầ u tư đế n kế hoa ̣ch tiế n đô ̣. ..................................20
1.4.5. Ảnh hưởng của yế u tố công nghệ và các yếu tố khác ............................21
Tóm tắt chương 1 ......................................................................................................22
CHƯƠNG II : PHÂN TÍCH CƠNG TÁC QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN DỰ
ÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VIỄN THÔNG TIN HỌC BƯU ĐIỆN .................23
2.1. Giới thiệu về công ty cổ phần viễn thông tin học bưu điện (CTIN) ..............23
2.1.1. Lĩnh vực kinh doanh ...............................................................................24
2.1.2. Cơ cấu tổ chức quản lý và nhân sự của công ty .....................................26

Luận văn cao học QTKD

ii

Ngô Quang Hưng


Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Viện Kinh tế và Quản lý

2.2. Giới thiệu một số hợp đồng, dự án công ty CTIN đã thực hiện, đặc điểm các
dự án......................................................................................................................33
2.2.1. Đặc điểm của một số dự án tiêu biểu .....................................................36
2.2.2. Khái quát tình hình thực hiện tiến độ các dự án tại Cơng ty CTIN ........39
2.3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện các dự án tại Công ty
CTIN .....................................................................................................................48
2.3.1. Ảnh hưởng của việc chậm tiến độ triển khai tới mục tiêu thực hiện các
hợp đồng, dự án với các nhà mạng. ..................................................................48

2.3.2. Ảnh hưởng của công tác lập kế hoạch đến tiến độ thực hiện dự án .......50
2.3.3. Ảnh hưởng của công tác kiểm soát thực hiện kế hoạch đến tiến độ thực
hiện dự án .........................................................................................................56
2.3.4. Ảnh hưởng từ năng lực các đơn vị thực hiện dự án ...............................57
2.3.5 Ảnh hưởng từ chủ đầu tư .........................................................................58
2.3.6 Ảnh hưởng của yếu tố về thời tiết và các nguyên nhân khác ..................59
2.4. Tổng kết các nguyên nhân gây chậm tiến độ .................................................60
Tóm tắt chương 2 ......................................................................................................61
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ THỰC
HIỆN CÁC DỰ ÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VIỄN THÔNG TIN HỌC BƯU
ĐIỆN .........................................................................................................................62
3.1. Những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện dự án của CTIN ............62
3.1.1. Thuận lợi .................................................................................................62
3.1.2. Khó khăn.................................................................................................62
3.2. Một số giải pháp nhằm đảm bảo tiến độ thực hiện các dự án đầu tư tại cơng
ty CTIN .................................................................................................................62
3.2.1. Nhóm giải pháp cải thiện cơng tác lập kế hoạch và kiểm sốt thực hiện
kế hoạch ............................................................................................................63
3.2.2. Nhóm giải pháp nâng cao năng lực của các đơn vị triển khai dự án và
các thầu phụ. .....................................................................................................70
3.2.3. Giải pháp nâng cao tiến độ bàn giao cơ sở hạ tầng của chủ đầu tư .......72
Tóm tắt chương 3 ......................................................................................................73
KẾT LUẬN ...............................................................................................................74
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................75
PHỤ LỤC ..................................................................................................................76

Luận văn cao học QTKD

iii


Ngô Quang Hưng


Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Viện Kinh tế và Quản lý

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữa viết tắt

TT

Nghĩa của cụm từ viết tắt

Viết tắt tiếng Việt
1

CTIN

Công ty cổ phần viễn thông tin học bưu điện

2

CĐT

Chủ đầu tư

3

TĐTKDA


Tiến độ triển khai dự án

4

VNPT

Tập đồn bưu chính viễn thơng Việt Nam

5

ĐHĐCĐ

Đại hội đồng cổ đông

6

SXKD

Sản xuất kinh doanh

7

HĐQT

Hội đồng quản trị

8

KHTĐTHDA


Kế hoạch tiến độ thực hiện dự án

Chữa viết tắt

TT

Nghĩa của cụm từ viết tắt

Viết tắt tiếng Anh
1

BTS

Base Transceiver Station

2

CEO

Chief Executive Officer

3

CFO

Chief Financial Officer

4


RNC

Radio Network Controller

5

BSC

Base Station Subsytem

6

NMS

Network Management System

Luận văn cao học QTKD

iv

Ngô Quang Hưng


Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Viện Kinh tế và Quản lý

DANH MỤC HÌNH ẢNH
KÝ HIỆU


TÊN HÌNH ẢNH

TRANG

Hình 1.1

Chu trình quản lý dự án đầu tư

3

Hình 1.2

Ví dụ minh họa về sơ đồ ngang

9

Hình 1.3

Ví dụ minh họa về sơ đồ xiên

10

Hình 1.4

Ví dụ minh họa về sơ đồ mạng

10

Hình 1.5


Sơ đồ các bộ phận tham gia vào công tác lập kế hoạch

12

Hình 1.6

Sơ đồ q trình kiểm sốt việc thực hiện tiến độ

13

Hình 1.7

Mơ hình mạng viễn thơng, thơng tin di động

16

Hình 1.8

Sơ đờ thể hiê ̣n năng lực nhà thầ u

19

Hình 2.1

Mơ hình tổ chức cơng ty CTIN

26

Hình 2.2


Quy trình quản lý triển khai dự án

41

Hình 2.3

Mơ hình tổ chức triển khai dự án
Bảng thời gian thực hiện dự án

42

Hình 2.4
Hình 2.5

45

Sơ đồ tổ chức nhóm triển khai dự án

46

Hình 2.6

Chu trình thực hiện các cơng việc đối với trạm thu
phát sóng di động

53

Hình 2.7

Biểu đồ biến đổi nhân sự các đơn vị thực hiện dự án

thuộc Công ty CTIN

56

Hình 2.8

Biểu đồ hình xương cá các yếu tố gây chậm tiến độ dự
án

59

Luận văn cao học QTKD

v

Ngô Quang Hưng


Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Viện Kinh tế và Quản lý

DANH MỤC BẢNG BIỂU
KÝ HIỆU

TÊN BẢNG BIỂU

TRANG

Bảng 2.1


Danh sách các dự án đã thực hiện

35

Bảng 2.2

Bảng phân bổ số lượng thiết bị dự án 579 cho 21 tỉnh
phía bắc

39

Bảng 2.3

Thời gian chậm tiến độ của các dự án

47

Bảng 2.4

Bảng khảo sát nguyên nhân gây chậm tiến độ dự án

49

Bảng 2.5

Kế hoạch thực hiện số lượng trạm BTS được phát sóng
quý 2 năm 2016 dự án 705

50


Bảng 2.6

Kế hoạch nguồn nhân lực thực hiện dự án.

51

Bảng 2.7

Kết quả thực hiện dự án 705 quý 2 năm 2016

52

Bảng 3.1

Chi phí dự kiến cho đào tạo ngắn hạn

64

Bảng 3.2

Chi phí dự kiến cho đào tạo dài hạn

64

Bảng 3.3

Bảng cấu trúc thư mục quản lý dự án

Luận văn cao học QTKD


vi

67

Ngô Quang Hưng


Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Viện Kinh tế và Quản lý

LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập tại lớp Cao học Quản trị kinh doanh CH2015A –
QTKD1, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, tôi đã được đào tạo và tích lũy nhiều
kiến thức cho bản thân cũng như phục vụ công việc. Đặc biệt là khoảng thời gian
thực hiện đề tài: “Giải pháp đảm bảo tiến độ thực hiện các dự án tại Công ty cổ
phần viễn thông tin học bưu điện”.
Tơi xin bày tỏ lịng tri ân tới các Thầy, Cô Khoa sau Đại học – Trường Đại
học bách khoa Hà Nội, Ban Giám đốc cùng đồng nghiệp tại Công ty cổ phần viễn
thông tin học bưu điện đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tơi trong học tập, nghiên
cứu và làm luận văn.
Đặc biệt xin được bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến cơ giáo PGS.TS.Trần Thị
Bích Ngọc, đã dành nhiều thời gian và cơng sức hướng dẫn tơi thực hiện và hồn
thành luận văn này.
Mặc dù bản thân cũng đã cố gắng, song với kiến thức cịn hạn chế và thời
gian có hạn, luận văn chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tơi rất mong
nhận được sự chỉ bảo của Q Thầy, Cơ, sự góp ý của bạn bè và đồng nghiệp nhằm
bổ sung hoàn thiện luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, ngày 20 tháng 7 năm 2017
Học viên

Ngô Quang Hưng

Luận văn cao học QTKD

vii

Ngô Quang Hưng


Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Viện Kinh tế và Quản lý

PHẦN MỞ ĐẦU
I.

Lý do chọn đề tài

Ngoài việc đảm bảo chất lượng thì việc đảm bảo hồn thành đúng tiến độ đề
ra là một trong những tiêu chí quan trọng hàng đầu để đánh giá mức độ thành công
của một dự án. Đồng thời việc đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ cũng là một nhân
tố có tầm ảnh hưởng to lớn góp phần tạo dựng được niềm tin của khách hàng. Từ đó
tạo dựng được uy tín và thương hiệu cho công ty. Đây cũng là mục tiêu phấn đấu
của tồn thể cán bộ cơng nhân viên Cơng ty cổ phần viễn thông tin học bưu điện.
Công ty Cổ phần Viễn thông Tin học Bưu điện (CTIN) là đơn vị hàng đầu
của Tập đồn Bưu chính Viễn thơng Việt nam (32% vốn VNPT) trong lĩnh vực viễn
thông, công nghệ thông tin.

CTIN là doanh nghiệp đầu tiên thực hiện các dự án mạng di động tại Việt
nam. Là công ty số 1 tại Việt Nam, với thị phần lớn nhất phần dịch vụ xây lắp, tích
hợp hạ tầng cơ sở mạng di động cho các nhà khai thác lớn nhất như Vinaphone,
Mobifone. Là công ty nằm trong TOP SI của Cisco về thiết bị mạng cho thị trường
viễn thông
Những năm gần đây các nhà mạng Vinaphone, Mobifone thực hiện triển
khai, phát triển các mạng 3G, 4G một cách nhanh chóng. Trong bối cảnh đó Cơng
ty CTIN, với tư cách là nhà thầu, đang thực hiện rất nhiều dự án triển khai mở rộng,
nâng cấp mạng di động 3G, 4G cho các nhà mạng Mobifone, Vinaphone. Đứng
trước thách thức đó, học viên nhận thấy công tác quản lý tiến độ các dự án còn
nhiều vấn đề cần được nghiên cứu hoàn thiện. Nhận thức rằng việc quản lý tiến độ
ảnh hưởng đến sự thành cơng của dự án nói riêng và sự sống cịn của Cơng ty nói
chung. Việc nghiên cứu và chọn đề tài “Giải pháp đảm bảo tiến độ thực hiện các
dự án tại Công ty cổ phần viễn thơng tin học bưu điện” sẽ đóng vai trị quan trọng
trong chiến lược phát triển của Công ty, khẳng định thương hiệu trên thương
trường.
II.

Mục đích nghiên cứu của đề tài

Phân tích thực trạng quản lý tiến độ thực hiện các dự án tại Công ty cổ phần
viễn thông tin học bưu điện.
Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tiến độ thực hiện dự án
tại Công ty cổ phần viễn thông tin học bưu điện.

Luận văn cao học QTKD

viii

Ngô Quang Hưng



Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
III.

Viện Kinh tế và Quản lý

Đối tượng nghiên cứu

Công tác quản lý tiến độ thực hiện các dự án Công ty cổ phần viễn thông tin
học bưu điện.
IV.

Phạm vi nghiên cứu

- Nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu dự án cung cấp sản phẩm, dịch vụ
phục vụ việc mở rộng mạng lưới 3G cho hai nhà mạng Vinaphone và Mobifone.
- Không gian: tại Công ty cổ phần viễn thông tin học bưu điện với chức năng
chính trong các dự án như là nhà thầu thực hiện dự án
- Thời gian: từ 11/2011 đến 9/2016 tại công ty cổ phần viễn thông tin học
bưu điện. Giải pháp được đưa ra trong luận văn, xem xét đến năm 2025.
V.

Phương pháp nghiên cứu

- Khảo sát, thu thập tài liệu về cơ chế, chính sách, các Nghị định của Chính
phủ và các Bộ, ngành liên quan đến hoạt động quản lý dự án, quản lý tiến độ dự án.
- Thu thập các thông tin, tài liệu đã công bố cũng như các tài liệu mới.
- Sử dụng các dẫn chứng cụ thể, điển hình ở một số dự án đầu tư.
- Phân tích, tổng hợp thơng tin, so sánh các số liệu, viết báo cáo.

- Từ kết quả phân tích rút ra những thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực
hiện dự án đầu tư.
VI.

Kết cấu của luận văn
Luận văn gồm 3 chương:
Phần mở đầu.
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về dự án và quản lý tiến độ thực hiê ̣n dự án
Chương 2: Phân tích cơng tác quản lý tiến độ thực hiện dự án tại Công ty cổ
phần viễn thông tin học bưu điện.
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiê ̣u quả quản lý tiến độ thực hiện các dự án
tại công ty cổ phần viễn thông tin học bưu điện.

Luận văn cao học QTKD

ix

Ngô Quang Hưng


Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Viện Kinh tế và Quản lý

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ
DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1.1. Khái niệm về dự án đầu tư.
1.1.1. Khái niệm về dự án đầu tư.
Nói một cách đơn giản dự án là việc thực hiện một mục đích hay nhiệm vụ
cơng việc nào đó dưới sự ràng buộc về yêu cầu và nguồn lực đã định. Thông qua

việc thực hiện dự án để cuối cùng đạt được mục tiêu đã đề ra và kết quả của nó có
thể là một sản phầm hoặc một dịch vụ. Chúng ta có thể đưa ra định nghĩa về dự án
đầu tư như sau:
- Theo mục số 2, điều 3, chương 1 luật đầu tư năm 2014: “Dự án đầu tư là
tập hợp các đề xuất bỏ vốn trung và dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu
tư trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định”
- Về mặt hình thức: dự án đầu tư là một tập hồ sơ tài liệu trình bày một cách
chi tiết và có hệ thống các hoạt động và chi phí theo một kế hoạch nhằm đạt
được những kết quả và thực hiện được những mục tiêu nhất định
- Xét trên góc độ quản lý: dự án đầu tư là một công cụ quản lý việc sử dụng
vốn, vật tư, lao động để tạo ra các kết quả tài chính, kinh tế xã hội trong một
thời gian dài
- Trên góc độ kế hoạch hóa: dự án đầu tư là một cơng cụ thể, thể hiện kế
hoạch chi tiết của một công cuộc đầu tư sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế
xã hội, làm tiền đề cho các quyết định đầu tư và tài trợ. Xét theo góc độ này
dự án đầu tư là một hoạt động kinh tế riêng biệt nhỏ nhất trong cơng tác kế
hoạch hóa nền kinh tế nói chung.
- Xét về mặt nội dung: dự án đầu tư là tổng thể các hoạt động và chi phí cần
thiết, được bố trí theo một kế hoạch chặt chẽ với lịch thời gian và địa điểm xác
định để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất định nhằm
thực hiện những mục tiêu nhất định trong tương lai.
Một dự án đầu tư bao gồm 4 thành phần chính
❖ Mục tiêu của dự án được thể hiện ở hai mức:
- Mục tiêu phát triển thể hiện sự đóng góp của dự án vào việc thực hiện mục
tiêu chung của một quốc gia. Mục tiêu này được thực hiện thơng qua những
lợi ích dự án mang lại cho nền kinh tế xã hội.

Luận văn cao học QTKD

1


Ngô Quang Hưng


Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Viện Kinh tế và Quản lý

- Mục tiêu trực tiếp của chủ đầu tư: đó là mục tiêu cụ thể cần đạt được của
việc thực hiện dự án. Mục tiêu này được thực hiện thơng qua những lợi ích tài
chính mà chủ đầu tư thu được từ dự án.
❖ Các kết quả: Đó là những kết quả cụ thể, có thể định lượng được tạo ra từ
các hoạt động khác nhau của dự án. Đây là điều kiện cần thiết để thực hiện các
mục tiêu dự án.
❖ Các hoạt động: là những nhiệm vụ hoặc hành động được thực hiện trong dự
án để tạo ra các kết quả nhất định. Những nhiệm vụ hoặc hành động này cùng
với một lịch biểu và sự phân công trách nhiệm cụ thể của các bộ phận thực
hiện sẽ tạo thành kế hoạch làm việc của dự án.
❖ Các nguồn lực: về vật chất, tài chính và con người cần thiết để tiến hành các
hoạt động của dự án. Giá trị hoặc chi phí của nguồn lực này chính là vốn đầu
tư cần cho dự án.
1.1.2. Khái niệm về quản lý dự án đầu tư.
Quản lý dự án là quá trình lập kế hoạch, điều phối thời gian, nguồn lực và
giám sát quá trình phát triển của dự án nhằm đảm bảo cho dự án hoàn thành đúng
thời hạn, trong phạm vi ngân sách được duyệt và đạt được các yêu cầu đã định về
kỹ thuật và chất lượng sản phẩm dịch vụ, bằng những phương pháp và điều kiện tốt
nhất cho phép.
Quản lý dự án bao gồm ba giai đoạn chủ yếu. Đó là việc lập kế hoạch, điều
phối thực hiện mà nội dung chủ yếu là quản lý tiến độ thời gian, chi phí và thực
hiện giám sát các công việc dự án nhằm đạt được những mục tiêu xác định

- Lập kế hoạch: đây là giai đoạn xây dựng mục tiêu, xác định công việc, dự
tính nguồn lực cần thiết để thực hiện dự án, là quá trình phát triển một kế hoạch
hành động thống nhất, theo trình tự logic, có thể biểu diễn dưới dạng các sơ đồ hệ
thống hoặc theo các phương pháp lập kế hoạch truyền thống.
- Điều phối thực hiện dự án: đây là quá trình phân phối nguồn lực bao gồm
tiền vốn, lao động, thiết bị và đặc biệt quan trọng là điều phối và quản lý tiến độ
thời gian. Giai đoạn này chi tiết hóa thời gian, lập lịch trình cho từng cơng việc và
tồn bộ dự án (khi nào bắt đầu, khi nào kết thúc), trên cơ sở đó, bố trí tiền vốn, nhân
lực, và thiết bị phù hợp.

- Giám sát: là quá trình theo dõi kiểm tra tiến trình dự án, phân tích tình hình
thực hiện, báo cáo hiện trạng và đề xuất các biện pháp giải quyết những vướng mắc
trong quá trình thực hiện. Cùng với hoạt động giám sát, công tác đánh giá dự án

Luận văn cao học QTKD

2

Ngô Quang Hưng


Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Viện Kinh tế và Quản lý

giữa kỳ và cuối kỳ cũng được thực hiện nhằm tổng kết rút kinh nghiệm, kiến nghị
các pha sau của dự án.
Lập kế hoạch
• Thiết lập mục tiêu
• Dự tính nguồn lực

• Xây dựng kế hoạch






Điều phối thực hiện
• Bố trí tiến độ thời gian
• Phân phối nguồn lực
• Phối hợp các hoạt động

Giám sát
Đo lường kết quả
So sánh với mục tiêu
Báo cáo
Giải quyết các vấn đề

Hình 1.1 : Chu trình quản lý dự án đầu tư
Nguồn : Từ Quang Phương (2012)
Các giai đoạn của quá trình quản lý dự án hình thành một chu trình năng động
từ việc lập kế hoạch đến điều phối thực hiện và giám sát, sau đó phản hồi cho việc
tái lập kế hoạch dự án như trình bày ở hình 1.2
1.1.3. Khái niệm về quản lý tiến độ thực hiện dự án đầu tư.
Quản lý thời gian và tiến độ dự án là q trình quản lý bao gồm việc thiết lập
mạng cơng việc, xác định thời gian thực hiện từng công việc cũng như tồn bộ dự
án. Quản lý tiến trình thực hiện các công việc dự án trên cơ sở các nguồn lực cho
phép và những yêu cầu về chất lượng đã định.
Mục đích của quản lý thời gian là làm sao để dự án hoàn thành đúng thời hạn
trong phạm vi ngân sách và nguồn lực cho phép, đáp ứng những yêu cầu đã định về

chất lượng.
Quản lý thời gian là cơ sở để giám sát chi phí cũng như các nguồn lực khác
cần cho công việc dự án. Trong môi trường dự án, chức năng quản lý thời gian và
tiến độ quan trọng hơn trong môi trường hoạt động kinh doanh thơng thường vì nhu
cầu kết hợp phức tạp và thường xuyên liên tục giữa các công việc, đặc biệt trong
trường hợp dự án phải đáp ứng một thời hạn cụ thể của khách hàng.

Luận văn cao học QTKD

3

Ngô Quang Hưng


Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Viện Kinh tế và Quản lý

1.2. Phân loại dự án đầu tư
1.2.1. Phân loại dự án đầu tư .
Để thuận tiện cho việc theo dõi, quản lý và đề ra các biện pháp nhằm nâng cao
hiệu quả của hoạt động đầu tư, cần thiết tiến hành phân loại các dự án đầu tư
Có thể phân loại các dự án đầu tư theo các tiêu thức sau:
- Xét theo cơ cấu tái sản xuất
Dự án đầu tư được phân thành dự án đầu tư theo chiều rộng và dự án đầu tư
theo sâu. Trong đó dự án đầu tư chiều rộng thường đòi hỏi khối lượng vốn lớn, thời
gian thực hiện đầu tư và thời gian cần hoạt động để thu hồi vốn lâu, tính chất kỹ
thuật phức tạp, độ mạo hiểm cao.
- Xét theo lĩnh vực hoạt động trong xã hội
Dự án đầu tư có thể phân chia thành dự án đầu tư phát triển sản xuất kinh

doanh, dự án đầu tư phát triển khoa học kỹ thuật, dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ
tầng (kỹ thuật và xã hội) .... Hoạt động của các dự án này có quan hệ tương hỗ với
nhau. Chẳng hạn các dự án đầu tư phát triển khoa học kỹ thuật và cơ sở hạ tầng tạo
điều kiện cho các dự án đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, đến lượt mình lại tạo
tiềm lực cho các dự án đầu tư phát triển khoa học kỹ thuật, cơ sở hạ tầng và các dự
án đầu tư khác
- Xét theo các giai đoạn hoạt động của các dự án đầu tư trong quá trình
tái sản xuất xã hội
Có thể phân lại các dự án đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh thành dự án
đầu tư thương mại và dự án đầu tư sản xuất
Dự án đầu tư thương mại là loại dự án đầu tư có thời gian thực hiện đầu tư và
hoạt động của các kết quả đầu tư để thu hồi vốn đầu tư ngắn, tính chất bất định
khơng cao lại dễ dự đốn và dự đốn dễ có độ chính xác cao
Dự án đầu tư sản xuất là lại dự án đầu tư có thời hạn hoạt động dài hạn (5, 10,
20 năm hoặc lâu hơn) vốn đầu tư lớn, thu hồi vốn chậm, thời gian thực hiện đầu tư
lâu, độ mạo hiểm cao, tính chất kỹ thuật phức tạp, chịu tác động của nhiều yếu tố
bất định trong tương lai không thể dự đốn hết và dự đốn chính xác được (về nhu
cầu, giá cả đầu vào và đầu ra, cơ chế chính sách, tốc độ phát triển khoa học kỹ
thuật, thiên tai, sự ổn định về chính trị ...)

Luận văn cao học QTKD

4

Ngô Quang Hưng


Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Viện Kinh tế và Quản lý


Loại dự án đầu tư này phải được chuẩn bị kỹ, phải cố gắng dự đốn những gì
liên quan đến kết quả và hiệu quả của hoạt động đầu tư trong tương lai xa, phải xem
xét các biện pháp xử lý khi các yếu tố bất định xảy ra để đảm bảo thu hồi đủ vốn và
có lãi khi hoạt động của dự án đầu tư kết thúc (đã hoạt động hết đời của mình).
Trong thực tế, người có tiền thích đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh thương mại.
Tuy nhiên trên giác độ xã hội, hoạt động của dự án đầu tư này không tạo ra của cải
vật chất cụ thể một cách trực tiếp, những giá trị tăng thêm do hoạt động của dự án
đầu tư thương mại đem lại chỉ là sự phân phối lại thu nhập giữa các ngành, các địa
phương, các tầng lớp dân cư trong xã hội
Do đó, trên giác độ điều tiết vĩ mơ, Nhà nước thơng qua các cơ chế chính sách
của mình để hướng dẫn được các nhà đầu tư khơng chỉ đầu tư vào lĩnh vực thương
mại mà cịn đầu tư vào cả lĩnh vực sản xuất, theo các định hướng và mục tiêu đã dự
kiên trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
- Xét theo thời gian thực hiện và phát huy tác dụng để thu hồi đủ vốn đã
bỏ ra
Ta có thể phân chia các dự án đầu tư thành dự án đầu tư ngắn hạn (như dự án
đầu tư thương mại) và dự án đầu tư dài hạn ( các dự án đầu tư sản xuất, đầu tư phát
triển khoa học kỹ thuật, xây dựng cơ sở hạ tầng...)
- Xét theo sự phân cấp quản lý dự án (theo thẩm quyền quyết định hoặc
cấp giấy phép đầu tư)
Tùy theo tầm quan trọng và quy mô của dự án, dự án đầu tư được chia làm 4
nhóm: dự án quan trọng quốc gia (do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư), dự án
nhóm A, dự án nhóm B, dự án nhóm C. Đối với các dự án đầu tư nước ngoài được
chia thành 3 nhóm: dự án nhóm A, dự án nhóm B và các dự án phân cấp cho các địa
phương
- Xét theo nguồn vốn
Dự án đầu tư có thể phân chia thành:
- Dự án sử dụng vốn bằng ngồn vốn ngân sách nhà nước;
- Dự án sử dụng vốn bằng nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước,

vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh.
- Dự án đầu tư bằng nguồn vốn huy động của doanh nghiệp và các nguồn vốn

Luận văn cao học QTKD

5

Ngô Quang Hưng


Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Viện Kinh tế và Quản lý

khác.
- Dự án đầu tư bằng nguồn vốn hỗn hợp.
Việc phân loại này cho thấy tình hình huy động vốn từ mỗi nguồn, vai trò của
mỗi nguồn vốn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của từng ngành, từng địa
phương và toàn bộ nền kinh tế cũng như có các giải pháp thích hợp đối với việc
quản lý các dự án đối với từng nguồn vốn huy động.
1.2.2. Các giai đoạn của dự án đầu tư.
Theo quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số
59/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 18 tháng 06 năm 2015 về Quản lý dự án đầu
tư cơng trình xây dựng ( nguồn: www.moj.gov.vn/vbpq), trình tự đầu tư và xây
dựng, thì từ thời điểm bắt đầu quyết định thực hiện một dự án cho tới khi dự án
thành hiện thực dưới dạng sản phẩm như một ngơi nhà hay một con đường, … mà
sau đó cịn phải duy tu bảo dưỡng, được chia thành 3 giai đoạn chính: chuẩn bị đầu
tư, thực hiện đầu tư và kết thúc dự án, đưa dự án vào khai thác sử dụng.
* Giai đoạn chuẩn bị đầu tư:
- Lập dự án đầu tư cơng trình:

- Thẩm định, phê duyệt và quyết định đầu tư dự án đầu tư cơng trình
* Giai đoạn thực hiện dự án đầu tư cơng trình:
- Thiết kế xây dựng cơng trình
- Giấy phép xây dựng cơng trình
- Quản lý thi cơng xây dựng cơng trình
* Giai đoạn kết thúc dự án đầu tư cơng trình:
- Ngiệm thu, bàn giao đưa cơng trình vào sử dụng
- Hướng dẫn sử dụng cơng trình và vận hành
- Bảo hành cơng trình
- Bảo trì cơng trình
- Thanh quyết tốn vốn đầu tư.

Luận văn cao học QTKD

6

Ngô Quang Hưng


Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Viện Kinh tế và Quản lý

1.3. Quản lý tiến độ dự án đầu tư
1.3.1. Khái niệm quản lý tiến độ dự án đầu tư
Tổ chức thời gian trong việc thực hiện dự án, thực chất là sử dụng thời gian
hợp lý để thực hiện dự án, muốn vậy cần phải làm được tốt hai nhiệm vụ sau:
Lập kế hoạch về thời gian để thực hiện các dự án sao cho hợp lý nhất, để đạt
được các mục tiêu cao nhất. Trong triển khai dự án các kế hoạch này được gọi bằng
một thuật ngữ tiến độ thi cơng.

Quản lý tiến độ đó trong suốt q trình thực hiện dự án bằng các cơng cụ và
kỹ thuật, sao cho q trình điều khiển có thể kiểm soát được tiến độ, để đạt được
các mục tiêu mong muốn, như hoàn thành đúng kế hoạch hoặc rút ngắn thời gian kế
hoạch.
Quản lý thực hiện tiến độ thời gian chính là q trình bao gồm cả việc thiết lập
mạng lưới công việc, xác định thời gian thực hiện từng cơng việc cũng như tồn bộ
dự án và kiểm sốt việc thực hiện tiến độ đó, điều chỉnh nó để đảm bảo cho dự án
hoàn thành đúng thời hạn.
Về mặt pháp lý, quản lý tiến độ xây dựng công trình viễn thơng là một trong
năm nội dung của quản lý thi cơng xây dựng cơng trình. Tại điều 28 nghị định số
12/2009/NĐ-CP nêu rõ:
- Cơng trình xây dựng trước khi triển khai phải được lập tiến độ thi công xây
dựng. Tiến độ thi cơng xây dựng cơng trình phải phù hợp với tổng tiến độ của dự án
đã được phê duyệt.
- Đối với cơng trình xây dựng có quy mơ lớn và thời gian thi cơng kéo dài thì
tiến độ xây dựng cơng trình phải được lập cho từng giai đoạn theo tháng, quý, năm.
- Nhà thầu thi công xây dựng cơng trình có nghĩa vụ lập tiến độ thi cơng xây
dựng chi tiết, bố trí xen kẽ kết hợp các công việc cần thực hiện nhưng phải bảo đảm
phù hợp với tổng tiến độ của dự án.
- Chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng, tư vấn giám sát và các bên có liên
quan có trách nhiệm theo dõi, giám sát tiến độ thi công xây dựng cơng trình và điều
chỉnh tiến độ trong trường hợp tiến độ thi công xây dựng ở một số giai đoạn bị kéo
dài nhưng không được làm ảnh hưởng đến tổng tiến độ của dự án.
Trường hợp xét thấy tổng tiến độ của dự án bị kéo dài thì chủ đầu tư phải báo
cáo người quyết định đầu tư để đưa ra quyết định việc điều chỉnh tổng tiến độ của
dự án.

Luận văn cao học QTKD

7


Ngô Quang Hưng


Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Viện Kinh tế và Quản lý

- Khuyến khích việc đẩy nhanh tiến độ xây dựng trên cơ sở bảo đảm chất
lượng cơng trình.
Trường hợp đẩy nhanh tiến độ xây dựng đem lại hiệu quả cao hơn cho dự án
thì nhà thầu xây dựng được xét thưởng theo hợp đồng. Trường hợp kéo dài tiến độ
xây dựng gây thiệt hại thì bên vi phạm phải bồi thường thiệt hại và bị phạt vi phạm
hợp đồng.
1.3.2. Nội dung của quản lý tiến độ dự án đầu tư
❖ Các trình tự và nội dung chủ yếu của việc kiểm sốt tiến độ thi cơng cơng
trình như sau:
- Xác định cơng việc và sắp xếp trình tự thực hiện các công việc của dự án.
- Xác định phạm trù các công việc phải thực hiện.
- Đưa ra cấu trúc bóc tách cơng việc.
- Xác định các cơng việc cần thực hiện và mức độ chi tiết của công việc.
- Sắp xếp trình tự thực hiện cơng việc. Trong đó phải xác định được mối liên
hệ và sự ràng buộc giữa các công viêc.
❖ Dự trù thời gian và nguồn lực của dự án
- Xác định khối lượng công việc dựa trên cơ sở của bản vẽ thi công và định
mức nhân công vật liệu.
- Biện pháp thi công được lựa chọn phải phù hợp với điều kiện về năng lực
nhà thầu và điều kiện thi công ở công trường, đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật, chất
lượng và tiến độ.
- Xác định số lượng cũng như năng xuất máy móc, nhân cơng tham gia vào

thực hiện. Ở đây, nguồn lực và thời gian phân bổ mới chỉ là dự kiến, thời gian thực
tế còn phụ thuộc vào thời gian thực tế và năng suất thực tế trên công trường. Vì vậy
các số liệu này cịn phải điều chỉnh ở giai đoạn điều chỉnh tiến độ. Vì thế việc theo
dõi, đánh giá và tìm ra các biện pháp nâng cao năng suất trong q trình điều hành
thi cơng là điều cốt lõi để đảm bảo thực hiện tiến độ.
- Người quản lý áp dụng các kỹ năng lập kế hoạch, tổ chức lãnh đạo, điều
phối, và kiểm soát trong tồn bộ q trình thực hiện để làm sao dự án được thực
hiện một cách có hiệu quả nhất.
- Nói theo nghĩa hẹp, đây chính là sự điều phối, tổ chức và đặc biệt áp dụng
các kỹ năng truyền đạt thông tin, mệnh lệnh, lôi cuốn, động viên tạo sự nhiệt tình và

Luận văn cao học QTKD

8

Ngơ Quang Hưng


Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Viện Kinh tế và Quản lý

gắn bó, trách nhiệm với cơng việc của mọi thành viên của dự án trong việc đạt và
vượt mức mục tiêu đề ra.
❖ Lập, phê duyệt tiến độ dự án.
Các phương pháp lập tiến độ thông dụng và cơ bản:
 Phương pháp sơ đồ ngang: Đơn giản trong cách lập và hiển thị, nhưng cịn
nhiều hạn chế, khơng xác định được các cơng việc có tính quyết định đến thời gian
hồn thành tiến độ. Khơng phù hợp với những dự án có nhiều cơng việc
Ví dụ minh họa:


Hin
̀ h 1.2 - Ví dụ minh họa sơ đồ ngang
Nguồn: Đỗ Tiến Minh, (2016)
 Phương pháp sơ đồ xiên: Phương pháp này sử dụng phù hợp cho việc lập
tiến độ các cơng trình tổ chức thi cơng dây chuyền. Cho phép biểu hiện các cơng
việc theo 2 đại lượng đó là không gian và thời gian. Đặc trưng của phương pháp này
là tạo sự liên tục của từng quá trình giống nhau, sự nhịp nhàng. Bản thân phương
pháp tổ chức thi cơng dây chuyền khá cứng nhắc, khó đáp ứng được các biến động
vốn dĩ luôn đồng hành với công tác thi cơng. Có nhiều cơng tác găng, đặc biệt với
dây chuyền đồng nhịp

Ví dụ minh họa:

Luận văn cao học QTKD

9

Ngơ Quang Hưng


Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Viện Kinh tế và Quản lý

Hin
̀ h 1.3 - Ví dụ minh họa sơ đồ xiên
Nguồn: Đỗ Tiến Minh, (2016)
 Phương pháp sơ đồ mạng: Mơ tả được quy trình cơng nghệ, cho phép xây
dựng sơ đồ mà không cần biết thời gian của từng cơng việc, cho phép tạo ra các quy

trình mẫu. Các mối liên hệ và ràng buộc giữa các công việc được thể hiện rõ ràng.
Sử dụng các công cụ tốn học làm cho việc tìm phương án tối ưu được tính tốn
một cách khoa học, chính xác và rõ ràng
Ví dụ minh họa:

Hin
̀ h 1.4 - Ví dụ minh họa sơ đồ mạng
Nguồn: Đỗ Tiến Minh, (2016)

Luận văn cao học QTKD

10

Ngô Quang Hưng


Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Viện Kinh tế và Quản lý

 Phương pháp bảng: Mơ tả quy trình thực hiện, thời gian, các nguồn lực,…
một cách chi tiết bằng excel với mỗi hàng, mỗi cột là một trường thông tin cần thiết.
Ưu điểm của bảng tiến độ là có thể cung cấp đầy đủ các thông tin liên quan đến
từng giai đoạn, từng công việc. Nhược điểm là bảng khơng có tính trực quan, nên
khi trình bày thường phải kết hợp với sơ đồ để người xem dễ dàng nắm bắt được
quá trình tổng thể.
Các phương pháp điều chỉnh tiến độ:
Trên cơ sở phân tích ưu và nhược điểm của các phương án, đặc điểm của cơng
trình, ta tiến hành lập tiến độ. Ngoài việc áp dụng các bước lập tiến độ ứng với từng
phương pháp, hiểu biết và kinh nghiệm cũng như sự tham gia của mọi bộ phận vào

q trình lập tiến độ là vơ cùng quan trọng.
Tiến độ ban đầu lập ra khó có thể hồn chỉnh và đáp ứng được mục tiêu đặt ra
mà phải có sự điều chỉnh. Khi điều chỉnh tiến độ cần phải đưa ra các mục tiêu.
Việc điều chỉnh tiến độ thường căn cứ vào các mục tiêu:
 Hoàn thành thời gian theo yêu cầu của chủ đầu tư, tác dụng trực tiếp vào
các công tác găng thông qua các công việc găng.
 Sử dụng liên tục, điều hoà, hợp lý các nguồn tài ngun sao cho việc thi
cơng có hiệu quả.


Tối ưu hoá tiến độ.

Tiến độ sau khi được điều chỉnh, được thông qua và ký kết với chủ đầu tư
được gọi là tiến độ cơ sở. Nó là căn cứ để đánh giá việc hồn thành cơng trình giữa
nhà thầu và chủ đầu tư. Nó đồng thời cũng là cơ sở để theo dõi, chỉ đạo, giám sát,
và đánh giá việc thực hiện tiến độ của nhà thầu.
Tiến độ lập ra là để mọi người cùng thực hiện chứ khơng để trang trí, một
mặt nó cần có sự đóng góp của những cá nhân và bộ phận sau này sẽ thực hiện
chúng, nhưng đồng thời cũng phải có sự phối hợp và điều hành tổng thể để các công
việc được thực hiện nhịp nhàng.
Lập một tiến độ tốt cần huy động được sự tham gia, đóng góp của tất cả các bộ
phận. Sơ đồ tiếp theo sẽ đưa ra sự tham gia của các bộ phận đó vào cơng tác lập tiến
độ:

Luận văn cao học QTKD

11

Ngô Quang Hưng



Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Viện Kinh tế và Quản lý

Kế hoạch tài
chính

Kế hoạch hỗ trợ
kỹ thuật

Thẩm tra, phê
duyệt dự án

Giám sát hiện
trường

Dự án đầu tư xây
dựng

Cung cấp VTTB
của nhà thầu

Các nhà thầu

Nghiệm thu kỹ
thuật

Nhân cơng của
nhà thầu


Hình 1.5: Sơ đồ các bộ phận tham gia vào công tác lập kế hoạch
Nguồn: Phạm Thị Thu Hà (2013)
1.3.3. Các phương pháp lập kế hoạch và quản lý thực hiện tiến độ
Kiểm soát tiến độ là việc đối chiếu tốc độ thực trạng thi công ở công trường
với tiến độ cơ sở để từ đó đánh giá mức độ hồn thành dự án, xu thế hoàn thành,
nguyên nhân và biện pháp khắc phục.
Thực tế thi công không thể nào diễn ra đúng như tiến độ đã đề ra. Thứ nhất do
bản thân tiến độ dù có được lập hồn hảo thì cũng khơng thể đề cập và lường trước
một cách chính xác các diễn biến sẽ xảy ra trong thực tế thi công. Thứ hai, năng
suất lao động, tiến độ thực hiện các công việc trên thực tế sẽ chịu tác động của
nhiều yếu tố sẽ thay đổi. Kiểm soát việc thực hiện tiến độ nhằm đảm bảo các công
việc thi công được tiến hành theo đúng tiến độ đã đề ra.
Tồn bộ q trình đó có thể mơ tả qua sơ đồ sau:

Luận văn cao học QTKD

12

Ngô Quang Hưng


Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Viện Kinh tế và Quản lý

Tiến độ cơ sở

Xác định mức độ hoàn thành, lập báo cáo


So sánh thực tế với tiến độ cơ sở

Xác định ảnh hưởng đến sự hoàn thành

Lập kế hoạch điều chỉnh

Tiến độ mới cập nhật

Hình 1.6: Sơ đồ quá trình kiểm sốt việc thực hiện tiến độ
Nguồn: Phạm Thị Thu Hà (2013)
❖ Phương pháp xác định mức độ hoàn thành :
Là việc đo đạc, đánh giá khối lượng, năng suất và tốc độ công việc thực hiện
tại công trường ở thời điểm nào đó. Việc đánh giá có thể căn cứ vào các phương
pháp sau:
- Khối lượng hoàn thành theo đơn vị: Phương pháp này áp dụng cho các cơng
việc độc lập.
- Thời gian hồn thành: Phương pháp này áp dụng cho các công tác làm theo
ngày công.
- Các mốc hồn thành cơng việc cũng có thể lấy làm cơ sở để đánh giá mức
cơng tác có tính tổng hợp. Ví dụ: cơng tác lắp đặt trạm thu phát sóng di động BTS,
với các thành phần để tính tốn là công tác khảo sát hạ tầng nhà trạm, công tác thiết
kế các tham số lắp đặt, ...
- Theo ý kiến đánh giá: có thể chỉ là các đánh giá theo kinh nghiệm

Luận văn cao học QTKD

13

Ngô Quang Hưng



×