Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Các yếu tố tác động đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp ngành dệt may việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.81 MB, 109 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT


HUỲNH PHÚC THÀNH

CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA
CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT


HUỲNH PHÚC THÀNH

CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA
CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM
Ngành: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
Mã số: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. TRẦN VIẾT HỒNG

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2018



i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép
các cơng trình nghiên cứu của người khác để làm sản phẩm của riêng mình. Các thơng
tin thứ cấp sử dụng trong luận văn là có nguồn gốc và được trích dẫn rõ ràng. Tơi xin
hồn tồn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận văn.
TÁC GIẢ

HUỲNH PHÚC THÀNH


ii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
FEM

Mơ hình đánh giá tác động cố định

FTA

Hiệp định thương mại tự do

HNX

Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội

HOSE


Sở giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh

ICB

Chuẩn phân ngành Industry Classification Benchmark

REM

Mơ hình đánh giá tác động ngẫu nhiên

ROA

Return on assets (Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản)

ROE

Return on equity (Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu)

ROS

Return on sales (Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu)

ROI

Return on investment (Tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư)

VITAS

Hiệp hội Dệt may Việt Nam


VCSH

Vốn chủ sở hữu


iii

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1 Quy trình nghiên cứu ...................................................................................... 26
Bảng 3.2 Lựa chọn biến nghiên cứu .............................................................................. 29
Bảng 3.3 Cách đo lường biến phụ thuộc ........................................................................ 33
Bảng 3.4 Cách đo lường biến độc lập ............................................................................ 34
Bảng 3.5 Tóm tắt các giả thiết nghiên cứu và dự đoán dấu ........................................... 37
Bảng 3.6 Nguồn thu thập dữ liệu nghiên cứu ................................................................ 39
Bảng 4.1 Một số chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp ngành dệt may ........................... 43
Bảng 4.2 Thống kê mô tả các biến ................................................................................. 57
Bảng 4.3 Ma trận hệ số tương quan giữa các biến ......................................................... 60
Bảng 4.4 Kết quả tính tốn hệ số VIF cho các biến độc lập .......................................... 61
Bảng 4.5 Kết quả kiểm định Hausman .......................................................................... 62
Bảng 4.6 Kết quả kiểm định nhân tử Lagrange ............................................................. 63
Bảng 4.7 Kết quả kiểm định Woolridge ........................................................................ 63
Bảng 4.8 Kết quả ước lượng cho mơ hình với biến phụ thuộc ROA ............................. 64
Bảng 4.9 Kết quả ước lượng cho mơ hình với biến phụ thuộc ROE ............................. 66
Bảng 4.10 Kết quả nghiên cứu so với kỳ vọng dấu ....................................................... 68


iv

DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ, HÌNH VẼ
Hình 2.1 Khái qt về hiệu quả hoạt động doanh nghiệp .............................................. 11

Hình 4.1 Các quy định lồng ghép tác động lên doanh nghiệp ngành dệt may............... 42
Đồ thị 4.1 Hiệu quả tài chính ROA theo quy mô ........................................................... 45
Đồ thị 4.2 Hiệu quả tài chính ROE theo quy mơ ........................................................... 45
Đồ thị 4.3 Hiệu quả tài chính ROA theo cơ cấu vốn ..................................................... 47
Đồ thị 4.4 Hiệu quả tài chính ROE theo cơ cấu vốn ...................................................... 47
Đồ thị 4.5 Hiệu quả tài chính ROA theo tính thanh khoản ............................................ 49
Đồ thị 4.6 Hiệu quả tài chính ROE theo tính thanh khoản ............................................ 49
Đồ thị 4.7 Hiệu quả tài chính ROA theo tỷ lệ tài sản cố định ....................................... 51
Đồ thị 4.8 Hiệu quả tài chính ROE theo tỷ lệ tài sản cố định ........................................ 51
Đồ thị 4.9 Hiệu quả tài chính ROA theo vòng quay tổng tài sản .................................. 53
Đồ thị 4.10 Hiệu quả tài chính ROE theo vịng quay tổng tài sản ................................. 53
Đồ thị 4.11 Hiệu quả tài chính ROA theo EMS............................................................. 55
Đồ thị 4.12 Hiệu quả tài chính ROE theo EMS ............................................................. 55
Đồ thị 4.13 Doanh thu theo EMS ................................................................................... 56


v

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................ i
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.........................................................................................ii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ, HÌNH VẼ ...................................................................... iv
MỤC LỤC ....................................................................................................................... v
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU................................................ 1
1.1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu....................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................. 2
1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................... 3
1.3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ................................................... 3

1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................... 3
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu................................................................................... 3
1.4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 4
1.5. Điểm mới của nghiên cứu................................................................................... 5
1.6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài............................................................ 6
1.7. Cấu trúc luận văn ................................................................................................ 7
TÓM TẮT CHƢƠNG 1 ................................................................................................. 9
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH VÀ CÁC YẾU
TỐ TÁC ĐỘNG............................................................................................................ 10
2.1. Hiệu quả tài chính của doanh nghiệp ............................................................... 10
2.1.1. Khái niệm hiệu quả tài chính của doanh nghiệp ..................................... 10
2.1.2. Đo lường hiệu quả tài chính của doanh nghiệp ...................................... 11
2.2. Tổng quan lý thuyết và các nghiên cứu trước .................................................. 13
2.2.1. Tổng quan lý thuyết ................................................................................ 13
2.2.2. Các nghiên cứu trên thế giới ................................................................... 14


vi

2.2.2.1. Cơ cấu vốn và hiệu quả tài chính .................................................. 15
2.2.2.2. Tính thanh khoản và hiệu quả tài chính ........................................ 16
2.2.2.3. Tài sản cố định và hiệu quả tài chính ............................................ 16
2.2.2.4. Hệ thống quản lý môi trường và hiệu quả tài chính ...................... 17
2.2.2.5. Một số yếu tố khác tác động đến hiệu quả tài chính ..................... 19
2.2.3. Các nghiên cứu tại Việt Nam .................................................................. 21
TÓM TẮT CHƢƠNG 2 ............................................................................................... 25
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU ............................. 26
3.1. Quy trình nghiên cứu ........................................................................................ 26
3.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 27
3.3. Mơ hình nghiên cứu .......................................................................................... 28

3.3.1. Các biến nghiên cứu ................................................................................ 28
3.3.2. Mơ hình nghiên cứu ................................................................................ 35
3.4. Dữ liệu nghiên cứu và nguồn thu thập dữ liệu ................................................. 38
3.4.1. Xác định mẫu nghiên cứu ....................................................................... 38
3.4.2. Nguồn thu thập dữ liệu............................................................................ 39
TÓM TẮT CHƢƠNG 3 ............................................................................................... 40
CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................................... 41
4.1. Thực trạng hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp ngành dệt may Việt Nam
giai đoạn 2009-2017 ....................................................................................................... 41
4.1.1. Tổng quan về doanh nghiệp ngành dệt may ........................................... 41
4.1.2. Hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp ngành dệt may ....................... 42
4.1.2.1. Hiệu quả tài chính theo quy mơ doanh nghiệp .............................. 43
4.1.2.2. Hiệu quả tài chính theo cơ cấu vốn ............................................... 46
4.1.2.3. Hiệu quả tài chính theo tính thanh khoản ...................................... 48
4.1.2.4. Hiệu quả tài chính theo tỷ lệ tài sản cố định ................................. 50
4.1.2.5. Hiệu quả tài chính theo vịng quay tổng tài sản ............................ 52


vii

4.1.2.6. Hiệu quả tài chính theo yếu tố mơi trường .................................... 54
4.2. Kiểm định thực chứng các yếu tố tác động đến hiệu quả tài chính của các
doanh nghiệp ngành dệt may.......................................................................................... 57
4.2.1. Thống kê mô tả ....................................................................................... 57
4.2.2. Phân tích tương quan .............................................................................. 60
4.2.3. Lựa chọn phương pháp ước lượng .......................................................... 61
4.2.4. Các kết quả kiểm định độ tin cậy của mơ hình nghiên cứu .................... 63
4.2.5. Kết quả ước lượng mơ hình hồi quy ....................................................... 64
4.2.5.1. Kết quả ước lượng cho mơ hình với biến phụ thuộc là ROA........ 64
4.2.5.2. Kết quả ước lượng cho mơ hình với biến phụ thuộc là ROE ........ 66

4.2.6. Phân tích kết quả nghiên cứu .................................................................. 68
TÓM TẮT CHƢƠNG 4 ............................................................................................... 72
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................. 73
5.1. Kết luận............................................................................................................. 73
5.1.1. Kết quả đạt được về cơ sở lý luận ........................................................... 73
5.1.2. Kết quả đạt được về ý nghĩa thực tiễn .................................................... 73
5.2. Một số kiến nghị nhằm cải thiện hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp
ngành dệt may ................................................................................................................ 74
5.2.1. Về quy mô doanh nghiệp: gia tăng quy mô hợp lý ................................. 74
5.2.2. Về tính thanh khoản: quản trị vốn lưu động hiệu quả ............................ 75
5.2.3. Về yếu tố mơi trường: áp dụng quy trình sản xuất bảo vệ môi trường ... 75
5.3. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo ........................................... 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 78
PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 84


1

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam đóng vai trị quan trọng trong chuỗi giá trị ngành dệt may toàn cầu.
Hơn 6.000 doanh nghiệp ở Việt Nam sản xuất hàng may mặc và các sản phẩm liên
quan đến hàng may mặc. Số lượng lao động làm việc trong ngành dệt may đạt hơn 2,5
triệu người, chiếm hơn 25% lao động cả khu vực kinh tế cơng nghiệp, đóng góp hơn
10% giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước1. Trong những năm gần đây, nhờ tích
cực tham gia đàm phán, kí kết và thực thi hàng loạt các hiệp định đối tác kinh tế, các
hiệp định thương mại tự do (FTA) ở cả cấp song phương và đa phương, Việt Nam trở
thành quốc gia có ngành dệt may đạt tốc độ tăng trưởng xuất khẩu nhanh nhất thế giới.
Kể từ năm 2015, Việt Nam đã vươn lên trở thành nước xuất khẩu hàng may mặc lớn
thứ 3 trên thế giới, sau Trung Quốc và Bangladesh (WTO, 2016). Theo số liệu thống

kê của Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), tỷ trọng đóng góp GDP của ngành dệt
may đạt trung bình 15% mỗi năm, đứng đầu trong các ngành hàng xuất khẩu cả nước.
Tuy nhiên, lợi nhuận mà doanh nghiệp Việt Nam được hưởng từ công nghiệp dệt may
chưa lớn2.
Mặt khác, tăng trưởng nhanh thường đi kèm với một cái giá phải trả - đó là vấn
đề ơ nhiễm mơi trường: nếu GDP Việt Nam tăng gấp đơi, thì ơ nhiễm mơi trường sẽ
tăng gấp ba lần; cứ tăng 1% GDP thì thiệt hại do ô nhiễm môi trường sẽ làm mất đi 3%
GDP3. Hiện tại, đi kèm với tốc độ tăng trưởng nhanh, vấn đề ô nhiễm môi trường trong

1

Cẩm nang về các hiệp định thương mại tự do dành cho doanh nghiệp dệt may, năm 2016, Sở Công Thương Hà

Nội, trang 9.
2

Báo cáo ngành dệt may tháng 12/2017, Công ty Cổ phần Chứng khốn FPT, trang 34.

3

Báo cáo hiện trạng mơi trường quốc gia giai đoạn 2011 – 2015, Bộ Tài nguyên và Môi trường, chương 8, trang

176.


2

ngành dệt may ở Việt Nam là một vấn đề gây nhức nhối không chỉ đối với các doanh
nghiệp, các cơ quan quản lý mà cả đối với toàn xã hội.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu và tìm giải pháp nhằm gi p các doanh nghiệp

ngành dệt may Việt Nam cải thiện lợi nhuận xét từ góc độ tài chính là việc làm thật sự
cần thiết. Xuất phát từ tầm quan trọng cũng như tính cấp bách của vấn đề nghiên cứu,
tác giả đã lựa chọn đề tài “Các yếu tố tác động đến hiệu quả tài chính của các
doanh nghiệp ngành dệt may Việt Nam”. Qua việc xác định các yếu tố và mức độ
tác động của ch ng đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp ngành dệt may, tác giả
ứng dụng kết quả nghiên cứu nhằm tìm ra các giải pháp giúp doanh nghiệp cải thiện
hiệu quả tài chính.
Dựa theo nghiên cứu gốc của Liargovas and Skandalis (2010), Li and Wu (2017),
tác giả tiến hành nghiên cứu thực nghiệm về tác động của các yếu tố đến hiệu quả tài
chính của các doanh nghiệp ngành dệt may. Trên cơ sở kế thừa các biến nghiên cứu
trong mô hình gốc, đồng thời có một số thay đổi để phù hợp với tình hình thực tế Việt
Nam, nghiên cứu của tác giả mang tính kế thừa và ổ sung các nghiên cứu trước. Cụ
thể, dưới góc độ tiếp cận tính đặc thù của ngành dệt may, tác giả xem xét tác động của
hệ thống quản lý môi trường (EMS) đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp ngành
dệt may Việt Nam. Đây được xem là một điểm mới góp phần bổ sung thêm vào kho
tàng đề tài nghiên cứu về hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp ngành dệt may nói
riêng và các doanh nghiệp tại Việt Nam nói chung.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu tổng quan của đề tài là phân tích các yếu tố tác động đến
hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp ngành dệt may Việt Nam. Để giải quyết mục
tiêu tổng quan trên, tác giả xác định các mục tiêu nghiên cứu cụ thể sau đây:
 Thứ nhất, trên cơ sở phân tích đánh giá đặc thù, quan hệ và tác động của các
yếu tố đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp ngành dệt may nói chung và ngành dệt


3

may Việt Nam nói riêng, lựa chọn các chỉ tiêu phân tích thực trạng hiệu quả tài chính
của các doanh nghiệp ngành dệt may Việt Nam.

 Thứ hai, phân tích đánh giá mức độ tác động của các yếu tố trên đến hiệu quả
tài chính của các doanh nghiệp ngành dệt may Việt Nam.
 Thứ ba, ứng dụng kết quả nghiên cứu đề xuất các kiến nghị nhằm cải thiện
hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp ngành dệt may Việt Nam.
1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu
Để giải quyết các mục tiêu nghiên cứu trên, tác giả đặt ra các câu hỏi nghiên cứu
như sau:
(1) Các yếu tố nào tác động đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp ngành
dệt may niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam?
(2) Mức độ tác động của từng yếu tố đến hiệu quả tài chính của các doanh
nghiệp ngành dệt may niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam như thế nào?
(3) Các hàm ý chính sách nhằm cải thiện hiệu quả tài chính cho các doanh
nghiệp ngành dệt may Việt Nam là gì?
1.3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các yếu tố tác động tới hiệu quả tài chính của
các doanh nghiệp ngành dệt may.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài về thời gian là trong giai đoạn từ năm 2009 đến
năm 2017.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài về không gian là các doanh nghiệp ngành dệt may
niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, ao gồm cả Sở giao dịch Chứng
khốn Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) và Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX).
Các doanh nghiệp được chọn trong mẫu nghiên cứu phải công ố các báo cáo tài chính,
áo cáo thường niên và minh ạch về các dữ liệu trong mơ hình ài nghiên cứu thực


4

hiện. Tác giả dựa trên tiêu chuẩn phân ngành Industry Classification Benchmark (ICB)

để chọn ra các công ty niêm yết thuộc ngành dệt may. Theo phân ngành cấp 4 - Hàng
may mặc, các doanh nghiệp ngành dệt may đang niêm yết ao gồm 12 mã cổ phiếu
sau: ADS, EVE, FTM, GMC, KMR, MPT, STK, TCM, TET, TNG, TVT và X20. Do
số lượng doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu khá ít, nên tác giả dự kiến thu thập dữ
liệu theo tần suất quý, trong giai đoạn từ quý I/2009 đến quý IV/2017.
Dạng dữ liệu: dữ liệu ảng (panel data) dạng không cân ằng, ao gồm 247 quan
sát. Tiêu chuẩn phân ngành ICB và cơ sở dữ liệu để thực hiện luận văn được đơn vị
Stoxplus cung cấp.
1.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để giải quyết câu hỏi nghiên cứu (1), tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu
định tính, thơng qua việc tổng quan lịch sử các lý thuyết và các nghiên cứu thực
nghiệm về các yếu tố tác động đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp. Đồng thời,
trên cơ sở phân tích đánh giá đặc thù, quan hệ và tác động của các yếu tố trên đến
doanh nghiệp ngành dệt may nói chung và ngành dệt may Việt Nam nói riêng, tác giả
lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá và tiến hành phân tích thực trạng hiệu quả tài chính của
các doanh nghiệp ngành dệt may Việt Nam.
Để giải quyết câu hỏi nghiên cứu thứ (2) và (3), tác giả sử dụng phương pháp
định lượng. Dựa trên kết quả lựa chọn các chỉ tiêu ở phân tích định tính trước đó, tác
giả xây dựng mơ hình và sử dụng phân tích hồi quy đa iến nhằm kiểm định các yếu tố
tác động đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp ngành dệt may. Sau đó, ứng dụng
các kết quả nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện hiệu quả tài chính của các
doanh nghiệp ngành dệt may Việt Nam.
Nguồn dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu là các số liệu thứ cấp được lấy từ
áo cáo tài chính và áo cáo thường niên của các doanh nghiệp ngành dệt may niêm
yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (đại diện là HOSE và HNX). Dữ liệu trong
nghiên cứu là dữ liệu thời gian theo tần suất quý được thu thập từ 12 doanh nghiệp


5


ngành dệt may trong giai đoạn từ quý I/2009 đến quý IV/2017. Do dữ liệu nghiên cứu
vừa theo thời gian vừa theo không gian nên tác giả sử dụng phương pháp hồi quy với
dữ liệu bảng trong nghiên cứu này. Đối với phân tích hồi quy bằng dữ liệu bảng, tác
giả sử dụng 2 mơ hình: mơ hình đánh giá tác động cố định - (FEM) và mơ hình đánh
giá tác động ngẫu nhiên - Random effects model (REM). Đồng thời, tác giả cũng sử
dụng các kiểm định Hausman test để chọn ra mơ hình phù hợp. Dữ liệu được cung cấp
bởi đơn vị StoxPlus, xử lý thông qua phần mềm Excel và thực hiện định lượng bằng
phần mềm Stata.
1.5. Điểm mới của nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của doanh
nghiệp đã được nhiều tác giả thực hiện trên thế giới và ở Việt Nam. Hầu hết các nghiên
cứu đều tìm thấy các yếu tố có tác động đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp bao
gồm các yếu tố thuộc về cấu trúc vốn, cấu trúc sở hữu, các yếu tố liên quan đến tính
thanh khoản, địn ẩy tài chính, quy mơ doanh nghiệp... Các phương pháp thực hiện
nghiên cứu cũng rất đa dạng, từ khai thác mối quan hệ tuyến tính đến mối quan hệ phi
tuyến tính. Đồng thời, các nghiên cứu cũng được thực hiện với các phạm vi khơng gian
nghiên cứu phong phú, khi thì tiến hành phân tích ở các nước phát triển, khi thì nghiên
cứu ở các nước đang phát triển và cả so sánh giữa hai thị trường bao gồm các nước
phát triển và đang phát triển. Một số nghiên cứu còn xem xét các yếu tố tác động đến
hiệu quả tài chính ở các ngành nghề kinh doanh với các đặc thù khác nhau. Nghiên cứu
cho riêng ngành dệt may và các doanh nghiệp ngành dệt may Việt Nam cũng không
ngoại lệ trong xu hướng này.
Tuy nhiên, đặt trong bối cảnh nghiên cứu hiện tại, khi các doanh nghiệp dệt may
Việt Nam đã và đang tham gia các hiệp định đối tác kinh tế, các hiệp định thương mại
tự do, chưa có nhiều nghiên cứu khai thác các yếu tố đặc trưng ngành thuộc về rào cản
thuế quan, thương mại và kỹ thuật đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp. Trong đó,
yếu tố mơi trường (hệ thống quản lý mơi trường - EMS) là một yếu tố đặc trưng thuộc


6


về rào cản kỹ thuật của các doanh nghiệp ngành dệt may có hoạt động xuất nhập khẩu
và có tác động ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính.
Yếu tố mơi trường đã được nhiều nghiên cứu trên thế giới thực nghiệm, đặc biệt
là với mẫu dữ liệu ngành dệt may. Việc áp dụng hệ thống quản lý môi trường (EMS)
mang lại cả cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp. Một mặt, EMS giúp hình ảnh
của cơng ty trở nên tốt đẹp hơn trong mắt công chúng và thu hút nhiều người tiêu dùng
hơn. Mặt khác, EMS lại đòi hỏi doanh nghiệp tốn kém nhiều chi phí liên quan đến việc
xây dựng các nhà máy xử lý chất thải, đầu tư vào các công nghệ sạch, áp dụng các hệ
thống sản xuất thân thiện với mơi trường. Do đó, tác động của EMS lên hiệu quả tài
chính của doanh nghiệp vẫn còn gây nhiều tranh cãi nhất định.
Tại Việt Nam, tuy đã có nhiều doanh nghiệp dệt may áp dụng hệ thống quản lý
môi trường (EMS) trong hoạt động sản xuất, song vẫn chưa có nghiên cứu thực nghiệm
về tác động của nó lên hiệu quả tài chính của doanh nghiệp. Đây là một khoảng trống
trong đề tài nghiên cứu về các yếu tố tác động lên hiệu quả tài chính của doanh nghiệp
ngành dệt may tại Việt Nam. Bài nghiên cứu của tác giả kỳ vọng sẽ lấp khoảng trống
nghiên cứu này thông qua việc khai thác yếu tố môi trường và tác động của việc áp
dụng EMS đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp ngành dệt may Việt Nam để
tìm ra chiều hướng và mức độ tác động của EMS lên hiệu quả tài chính của doanh
nghiệp. Từ đó, ứng dụng kết quả nghiên cứu nhằm gi p các doanh nghiệp ngành dệt
may Việt Nam cải thiện hiệu quả tài chính xét từ góc độ môi trường.
1.6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Về mặt lý luận, đề tài tổng hợp những kiến thức tổng quan cũng như kết quả các
cơng trình nghiên cứu trên thế giới về vấn đề liên quan đến hiệu quả tài chính của
doanh nghiệp ngành dệt may và các yếu tố tác động. Ngoài ra, các kết quả của đề tài có
thể trở thành cơ sở phát triển cho những nghiên cứu tiếp theo theo hướng sâu hơn nhằm
làm r yếu tố ở khía cạnh đặc trưng thuộc ngành dệt may trong mối quan hệ với hiệu
quả tài chính của các doanh nghiệp dệt may tại Việt Nam.



7

Về mặt thực tiễn, tác giả hy vọng bài nghiên cứu này có thể giúp các doanh
nghiệp ngành dệt may Việt Nam nói riêng và các doanh nghiệp niêm yết nói chung
nhận ra được vai trị quan trọng của vấn đề môi trường và quản lý môi trường trong
việc cải thiện hiệu quả tài chính của doanh nghiệp. Đồng thời, ứng dụng các kết quả
nghiên cứu nhằm cải thiện hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp ngành dệt may Việt
Nam trong giai đoạn sắp tới. Bên cạnh đó, những nhà đầu tư sử dụng thơng tin doanh
nghiệp có thể đánh giá một phần về hiệu quả tài chính của doanh nghiệp qua các thông
tin về việc áp dụng hệ thống quản lý môi trường trong hoạt động sản xuất của doanh
nghiệp. Từ đó, nhà đầu tư có thể đưa ra quyết định đầu tư một cách đ ng đắn, tránh
được rủi ro.
Nhìn chung, kết quả của nghiên cứu này có thể làm cơ sở và hỗ trợ những nghiên
cứu sau trong việc tiếp cận số liệu, so sánh đối chiếu khi thực hiện những mơ hình thực
nghiệm khác nhau. Đối với những người hoạt động trong lĩnh vực tài chính, bài nghiên
cứu có thể giúp họ có được một cái nhìn rộng và sâu hơn trong việc đánh giá các yếu tố
tác động đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp ngành
dệt may.
1.7. Cấu trúc luận văn
Luận văn có kết cấu gồm 5 chương và được bố cục như sau:
Chƣơng 1: Tổng quan đề tài nghiên cứu. Chương này tác giả làm rõ lý do chọn
đề tài, mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu, đối tượng, phạm vi, phương pháp nghiên cứu,
điểm mới của nghiên cứu và cấu trúc luận văn.
Chƣơng 2: Cơ sở lý thuyết về hiệu quả tài chính và các yếu tố tác động. Chương
này trình bày khái niệm hiệu quả tài chính, hệ thống lại các lý thuyết có liên quan đến
hiệu quả tài chính và các yếu tố tác động, tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm.
Chƣơng 3: Phương pháp và mơ hình nghiên cứu. Chương này sẽ trình bày quy
trình nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, đưa ra mơ hình nghiên cứu của tác giả
đồng thời xác định mẫu dữ liệu nghiên cứu và nguồn thu thập dữ liệu.



8

Chƣơng 4: Kết quả nghiên cứu. Chương này nghiên cứu thực trạng hiệu quả tài
chính của các mẫu được quan sát, trình bày các kết quả nghiên cứu định lượng với việc
mơ tả dữ liệu thu thập được, phân tích mối tương quan của các biến trong mơ hình
nghiên cứu, kiểm định sự phù hợp của mơ hình nghiên cứu cũng như kiểm định các giả
thuyết của mơ hình nghiên cứu đề ra.
Chƣơng 5: Kết luận và kiến nghị. Chương này tổng kết lại đề tài nghiên cứu, đưa
ra các kiến nghị nhằm cải thiện hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp ngành dệt may
Việt Nam, hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo.


9

TÓM TẮT CHƢƠNG 1
Trong phần giới thiệu tổng quan, tác giả đã trình ày tính cấp thiết của vấn đề
nghiên cứu về các yếu tố tác động đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp ngành
dệt may Việt Nam. Từ đó, tác giả đã xác định mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên
cứu cùng với phương pháp nghiên cứu. Bên cạnh đó, tác giả cũng cho thấy được ý
nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu trong giai đoạn hiện nay.


10

CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH VÀ CÁC
YẾU TỐ TÁC ĐỘNG
2.1. Hiệu quả tài chính của doanh nghiệp
2.1.1. Khái niệm hiệu quả tài chính của doanh nghiệp
Khái niệm về hiệu quả hoạt động doanh nghiệp xuất phát từ lý thuyết tổ chức và

quản trị chiến lược (Murphy, 1996), là một chủ đề gây tranh cãi trong tài chính bởi ý
nghĩa rộng lớn của nó. Theo lý thuyết tổ chức và quản trị doanh nghiệp, khái niệm hiệu
quả hoạt động được tiếp cận theo hai hướng: theo mục tiêu và theo hệ thống.
Theo hướng tiếp cận mục tiêu, dưới góc độ xem xét của các doanh nghiệp có mục
tiêu là tối đa hóa lợi nhuận thì hiệu quả hoạt động phản ánh lợi nhuận thu được trên
phần vốn bỏ ra an đầu và được đo ằng các chỉ số tài chính, hay hiệu quả hoạt động
của doanh nghiệp cũng là hiệu quả tài chính. Hiệu quả tài chính được đo lường theo hai
phương pháp phổ biến nhất là phương pháp dựa vào các chỉ tiêu kế toán (hiệu quả theo
chỉ số kế toán) và phương pháp dựa vào giá trị thị trường (hiệu quả theo chỉ số thị
trường). Cịn dưới góc độ xem xét của các doanh nghiệp không đặt mục tiêu lợi nhuận
lên trên hết thì hiệu quả hoạt động doanh nghiệp được đo ằng các yếu tố phi tài chính
như hiệu quả quản lý, hiệu quả xã hội (tạo ra công ăn việc làm, an sinh xã hội, th c đẩy
tăng trưởng kinh tế - trường hợp các cơng ty phi chính phủ, phi lợi nhuận…)
Theo hướng tiếp cận theo hệ thống thì hiệu quả l c này được đánh giá là hiệu quả
của toàn hệ thống, được đo ằng hiệu quả của tất cả các bộ phận trong doanh nghiệp
gộp lại như: ộ phận nghiên cứu và phát triển (R&D), marketing, án hàng, chăm sóc
khách hàng, quản lý, sản xuất…
Trong nghiên cứu này, nhằm đảm bảo phù hợp với đề tài nghiên cứu, tác giả xác
định khái niệm hiệu quả tài chính theo hướng tiếp cận mục tiêu và dưới góc độ xem xét
của các doanh nghiệp có mục tiêu hoạt động là tối đa hóa lợi nhuận: hiệu quả tài chính
được đo ằng chỉ số tài chính, phản ánh lợi nhuận thu được trên phần vốn bỏ ra ban
đầu.


11

Hình 2.1: Khái quát về hiệu quả hoạt động doanh nghiệp

Nguồn: Lê Thị Thùy Linh (2012)
2.1.2. Đo lường hiệu quả tài chính của doanh nghiệp

Thơng thường, hiệu quả tài chính được đo lường bằng hai cách sau đây:
 Thứ nhất, hiệu quả tài chính được đo lường bằng các chỉ tiêu kế toán về lợi
nhuận như: tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA), tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở
hữu (ROE), tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) (Liargovas and Skandalis, 2010).
 Thứ hai, hiệu quả tài chính được đo lường thơng qua chỉ số giá chứng khoán
trên thị trường như chỉ số giá trên thu nhập mỗi cổ phần (P/E), tỷ số giá thị trường của
vốn chủ sở hữu trên giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu (MBVR), chỉ số To in‟s Q
(Zeitun and Tian, 2007).
Trong luận văn này, khi xác định các yếu tố tác động đến hiệu quả tài chính của
các doanh nghiệp ngành dệt may niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, tác
giả chọn cách đo lường hiệu quả tài chính theo các chỉ số kế tốn bao gồm ROA và
ROE. Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả tài chính của doanh nghiệp theo các chỉ số kế
tốn bao gồm ROA, ROE có cơng thức tính cụ thể như sau:


12

 Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA): là một chỉ tiêu tài chính phản ánh
lợi nhuận thu được trên phần vốn bỏ ra an đầu để đầu tư vào tài sản của doanh nghiệp,
do đó chỉ tiêu này được xem là một thước đo hiệu quả tài chính của doanh nghiệp. Nếu
chỉ tiêu này lớn hơn 0, thì có nghĩa là doanh nghiệp hoạt động sinh lãi. Chỉ tiêu này
càng cao cho thấy doanh nghiệp hoạt động càng hiệu quả. Cịn nếu chỉ tiêu này nhỏ
hơn 0, thì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đang thua lỗ. Mức lãi hay lỗ được
đo ằng phần trăm của lợi nhuận sau thuế trên giá trị bình quân tổng tài sản của doanh
nghiệp. Do đó, chỉ tiêu này cũng cho biết hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản để tạo ra
thu nhập cho doanh nghiệp. Cơng thức tính:
( )
Hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp chịu tác động của nhiều yếu tố.
Tuy nhiên, yếu tố ảnh hưởng nhiều và quyết định đến hiệu suất sử dụng tài sản của

doanh nghiệp là khoa học và công nghệ. Khoa học và cơng nghệ phát triển thì đồng
nghĩa với việc doanh nghiệp tăng năng lực sản xuất, giảm bớt chi phí, nâng cao khả
năng cạnh tranh trên thị trường. Song, mặt trái của sự phát triển của khoa học và cơng
nghệ chính là làm cho tài sản của doanh nghiệp nhanh bị hao mịn vơ hình. Thậm chí
có những máy móc, thiết bị mới chỉ nằm trên các dự án mà đã ị lạc hậu. Bên cạnh đó,
yếu tố con người cũng có tác động nhiều đến hiệu quả sử dụng tài sản của doanh
nghiệp. Nhà quản trị doanh nghiệp có hướng đi đ ng đắn, chiến lược đầu tư hợp lý thì
doanh nghiệp sẽ sử dụng tài sản hiệu quả, từ đó dẫn đến sản xuất kinh doanh có hiệu
quả.
 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE): là tỷ số giữa lợi nhuận sau thuế
và vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp, phản ánh lợi nhuận thu được trên số vốn bỏ ra


13

an đầu của chủ sở hữu. Do đó, chỉ tiêu này được xem là một thước đo hiệu quả tài
chính của doanh nghiệp. Cơng thức tính như sau:
( )
Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng vốn bỏ ra thì tạo ra ao nhiêu đồng lợi
nhuận hay nói cách khác khả năng tạo ra lợi nhuận của một đồng vốn chủ sở hữu. Để
tăng tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, các nhà quản trị có thể gia tăng khả năng
cạnh tranh nhằm nâng cao doanh thu, đồng thời giảm chi phí làm gia tăng lợi nhuận
thuần. Hoặc doanh nghiệp có thể sử dụng tài sản hiệu quả hơn ằng cách nâng cao
vịng quay tài sản hay nói cách khác doanh nghiệp tạo ra nhiều doanh thu hơn từ những
tài sản sẵn có của doanh nghiệp. Ngồi ra, doanh nghiệp cũng có thể nâng cao tỷ số
này lên bằng cách nâng cao địn ẩy tài chính tức là vay nợ để tăng vốn đầu tư.
2.2. Tổng quan lý thuyết và các nghiên cứu trƣớc
2.2.1. Tổng quan lý thuyết
Lý thuyết nền tảng của nghiên cứu này xoay quanh vấn đề đại diện, chi phí đại

diện phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp và tính kinh tế theo quy mô
ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Lý thuyết đại diện (Agency theory) được đề xướng bởi Ross (1973), sau này được
Jensen & Meckling (1976) phát triển thêm. Nội dung của lý thuyết này đề cập đến mối
quan hệ giữa hai bên là bên ủy nhiệm và ên được ủy nhiệm, hay còn gọi là ên đại
diện. Theo đó, trong hoạt động của doanh nghiệp, bên ủy nhiệm sẽ ủy thác một số thẩm
quyền và giao cho ên đại diện các công việc trong hoạt động của doanh nghiệp. Mối
quan hệ giữa bên ủy nhiệm và ên đại diện xuất hiện trong trường hợp giữa cổ đông và
an giám đốc doanh nghiệp hoặc giữa chủ sở hữu doanh nghiệp và chủ nợ của doanh
nghiệp. Thứ nhất, trong mối quan hệ giữa cổ đông và an giám đốc doanh nghiệp, các
cổ đông ổ nhiệm an giám đốc doanh nghiệp với mong muốn các nhà quản lý sẽ làm


14

tăng giá trị doanh nghiệp và tối đa hóa lợi ích cho cổ đông. Tuy nhiên, các nhà quản lý
doanh nghiệp cũng có những lí do riêng để tối đa hóa lợi ích của cá nhân mình trước và
làm ảnh hưởng đến lợi ích của cổ đơng. Từ đó, nảy sinh mâu thuẫn về lợi ích giữa cổ
đơng và an giám đốc doanh nghiệp và làm phát sinh một khoản chi phí, gọi là chi phí
đại diện (agency cost). Thứ hai, trong mối quan hệ giữa chủ sở hữu (đại diện là ban
quản lý doanh nghiệp) và chủ nợ của doanh nghiệp, chủ nợ thường trao quyền sử dụng
số vốn vay cho doanh nghiệp và sau một thời gian sẽ thu hồi vốn vay cùng một khoản
lãi. Thực tế, trong mối quan hệ này cũng tồn tại các mâu thuẫn về lợi ích giữa hai bên.
Chẳng hạn như ban quản lý cơng ty vay càng nhiều thì địn ẩy tài chính càng cao, góp
phần tăng suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu, tuy nhiên lại làm cơ cấu vốn của công ty
rủi ro hơn, làm ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp cũng như giảm
khả năng thu hồi vốn vay của chủ nợ. Chính những mâu thuẫn này đã tạo nên chi phí
đại diện. Chi phí đại diện phát sinh trong các trường hợp trên đây thường được lý giải
là nguyên nhân chính làm giảm hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Ngồi ra, tính kinh tế theo quy mô cũng là một khái niệm thường được sử dụng

để giải thích mối quan hệ giữa quy mơ và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Tính
kinh tế theo quy mơ là lợi thế chi phí mà các doanh nghiệp có được nhờ vào quy mơ
doanh nghiệp, quy mơ có thể được hiểu là quy mơ sản xuất hoặc quy mô hoạt động.
Lợi thế này xảy ra với chi phí trên mỗi đơn vị đầu ra thường giảm đi khi quy mơ ngày
càng tăng vì chi phí cố định được chia đều trên mỗi đơn vị đầu ra. Do đó, doanh nghiệp
hoạt động hiệu quả hơn khi quy mô được mở rộng.
2.2.2. Các nghiên cứu trên thế giới
Cho đến nay, cả các nghiên cứu lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm đều cho
thấy có rất nhiều yếu tố tác động đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp và mỗi
ngành nghề với đặc thù riêng sẽ chịu tác động bởi các nhóm yếu tố tác động và mức độ
tác động khác nhau. Dưới đây là các yếu tố tác động mà hầu hết các nghiên cứu trước


15

đây đã tìm thấy mối quan hệ tương quan với hiệu quả tài chính của doanh nghiệp nói
chung và doanh nghiệp ngành dệt may nói riêng.
2.2.2.1. Cơ cấu vốn và hiệu quả tài chính
Xuất phát từ lý thuyết đại diện, rất nhiều nghiên cứu tìm hiểu mối quan hệ tương
quan giữa cơ cấu vốn và hiệu quả tài chính của doanh nghiệp.
Myers (1977) cho rằng, do tồn tại mâu thuẫn giữa cổ đông (chủ sở hữu), ban quản
lý doanh nghiệp (người đại diện) và trái chủ (chủ nợ) trong một doanh nghiệp nên các
doanh nghiệp vay nợ nhiều ít có khả năng đầu tư vào các cơng ty có cơ hội tăng trưởng
có giá trị hơn các cơng ty có cơ hội tăng trưởng thấp, vì họ lo sợ rằng lợi ích từ dự án
sẽ chảy vào túi các chủ nợ. Từ đó, tác giả đi đến kết luận rằng cơ cấu vốn hay địn ẩy
tài chính làm cản trở đầu tư và chính nó đã gây ra đầu tư dưới mức cũng như làm giảm
hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Nối tiếp các nghiên cứu trước đó, Jensen (1986) và Stulz (1990) bổ sung thêm
mối quan hệ nghịch biến giữa cơ cấu vốn và đầu tư thông qua vấn đề đầu tư quá mức.
Các tác giả nhận thấy rằng chính mâu thuẫn giữa ban quản lý doanh nghiệp và cổ đông

đã dẫn đến vấn đề đầu tư quá mức (ngược lại với đầu tư dưới mức). Vì lý do theo đuổi
các mục tiêu riêng trong giai đoạn điều hành doanh nghiệp, các nhà quản lý thường mở
rộng quy mô cơng ty, thậm chí thực hiện các dự án rủi ro cao gây thiệt hại cho cổ đông.
Tuy nhiên, vấn đề đầu tư quá mức sẽ ị hạn chế nếu doanh nghiệp sử dụng địn ẩy tài
chính cao. Bởi vì, khi các nhà quản lý doanh nghiệp thực hiện vay nợ để đầu tư, họ
phải chịu áp lực phải trả nợ gốc và lãi, điều này làm tăng khả năng dẫn đến khó khăn
tài chính, thậm chí nguy cơ gặp phải vấn đề kiệt quệ tài chính. Do đó, địn ẩy tài chính
cao làm cản trở các nhà quản lý đầu tư quá mức vào các dự án rủi ro cao khơng có lợi
cho doanh nghiệp nói chung và cổ đơng nói riêng.
Trái ngược với kết quả tích cực trên, Gleason et al. (2000) tìm thấy mối quan hệ
ảnh hưởng tiêu cực khi tiến hành nghiên cứu với bộ dữ liệu từ các doanh nghiệp bán lẻ
ở 14 nước Châu Âu được chia thành 4 nhóm. Bằng việc sử dụng cả hệ thống đo lường


16

tài chính và hệ thống đo lường hoạt động để đánh giá hiệu quả doanh nghiệp, kết quả
nghiên cứu cho thấy tồn tại mối quan hệ trái chiều giữa cơ cấu vốn và hiệu quả của
doanh nghiệp do mâu thuẫn giữa người chủ và người đại diện có thể dẫn đến việc sử
dụng địn ẩy tài chính cao hơn mức độ phù hợp trong cấu trúc vốn, do đó làm giảm
hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Như vậy, d đã có rất nhiều nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm xem xét tác
động của cơ cấu vốn đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, các nghiên cứu đưa
đến những kết quả khác nhau và vẫn còn nhiều tranh luận nhất định trong mối quan hệ
tác động này.
2.2.2.2. Tính thanh khoản và hiệu quả tài chính
Khi nghiên cứu các cơng ty trong lĩnh vực dầu khí, Saleem and Rehman (2011)
phát hiện ra rằng tính thanh khoản là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả
hoạt động của công ty. Trong nghiên cứu này, để đo lường hiệu quả hoạt động, các tác
giả sử dụng chỉ số ROA, ROE và ROI, cũng tức là hiệu quả đo lường về mặt tài chính.

Kết quả nghiên cứu cho thấy tính thanh khoản có tác động ảnh hưởng tích cực đến hiệu
quả hoạt động của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, nghiên cứu của Pervan and Višić (2012) lại cho thấy rằng tính thanh
khoản khơng có ảnh hưởng đáng kể đến lợi nhuận. Tương tự, Saridakis et al. (2013)
nghiên cứu các tác động mang tính ràng buộc của thanh khoản cho thấy rằng sự tác
động đó là khơng đáng kể đến sự phát triển của công ty trong năm đầu tiên giao dịch.
2.2.2.3. Tài sản cố định và hiệu quả tài chính
Nghiên cứu của Himmelberg et al. (1999) cho thấy mối quan hệ tương quan đồng
biến giữa tài sản cố định và hiệu quả hoạt động công ty. Các tác giả xuất phát từ hướng
tiếp cận cho rằng tài sản hữu hình có thể dễ dàng được theo dõi và cung cấp tài sản thế
chấp tốt. Từ đó, doanh nghiệp có xu hướng giảm thiểu mâu thuẫn đại diện do giảm chi
phí giám sát và giảm chi phí đại diện và do đó làm tăng hiệu quả doanh nghiệp. Các tác
giả cũng nghiên cứu tính phi tuyến trong mối quan hệ giữa cơ cấu tài sản và hiệu quả


×