ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
LƢƠNG VŨ THÙY DUNG
PHÁP LUẬT VỀ CHỨNG CỨ VÀ
CHỨNG MINH TRONG QUÁ TRÌNH
GIẢI QUYẾT VỤ ÁN DÂN SỰ TẠI TÒA ÁN
Ngành: Luật Dân sự và Tố tụng dân sự
Mã số: 60380103
LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS NGUYỄN ĐÌNH HUY
TP Hồ Chí Minh, Năm 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan luận văn này là cơng trình nghiên cứu khoa học của cá
nhân tác giả dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ Nguyễn Đình Huy, những tài liệu của
các tác giả khác được sử dụng trong luận văn này đều được trích dẫn nguồn đầy đủ.
Tác giả xin chịu trách nhiệm danh dự về cơng trình nghiên cứu của mình.
Tác giả luận văn
Lƣơng Vũ Thùy Dung
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BLTTDS
Bộ luật Tố tụng dân sự
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ------------------------------------------------------------------------------- 1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ
CHỨNG CỨ VÀ CHỨNG MINH TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ ----------------- 7
1.1.
Cơ sở lý luận và quy định của pháp luật về chứng cứ --------------------- 7
1.1.1. Khái niệm chứng cứ ....................................................................................... 7
1.1.2. Các đặc điểm của chứng cứ ............................................................................ 8
1.1.3. Nguồn của chứng cứ..................................................................................... 11
1.1.4. Phân loại chứng cứ ....................................................................................... 14
1.1.5. Xác định chứng cứ ....................................................................................... 17
1.2.
Cơ sở lý luận và quy định của pháp luật về chứng minh -----------------20
1.2.1. Khái niệm chứng minh ................................................................................. 20
1.2.2. Chủ thể chứng minh ..................................................................................... 21
1.2.3. Quá trình chứng minh................................................................................... 26
1.2.4. Những vấn đề cần phải chứng minh ............................................................. 32
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 -----------------------------------------------------------------34
CHƢƠNG 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ CHỨNG CỨ VÀ
CHỨNG MINH TRONG Q TRÌNH GIẢI QUYẾT VỤ ÁN DÂN SỰ TẠI
TỒ ÁN, KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN ------------------------------------------------35
2.1. Thực tiễn áp dụng pháp luật về chứng cứ và chứng minh trong quá trình
giải quyết vụ án dân sự của Toà án -----------------------------------------------------43
2.2.Bất cập trong quy định của pháp luật về chứng cứ, chứng minh trong quá
trình giải quyết vụ án dân sự của Toà án----------------------------------------------43
2.2.1. Về nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh của đương sự ...................... 43
2.2.2. Về việc quy định thời hạn giao nộp chứng cứ ............................................... 46
2.2.3. Về trách nhiệm cung cấp chứng cứ của các cá nhân, cơ quan, tổ chức .......... 48
2.2.4. Về hoạt động nghiên cứu và đánh giá chứng cứ ............................................. 50
2.3. Một số kiến nghị hoàn thiện --------------------------------------------------------51
2.3.1. Về việc đảm bảo quyền và nghĩa vụ cấp chứng cứ, chứng minh của đương sự 52
2.3.2. Về thủ tục giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ ........................................ 60
2.3.3. Về hoạt động thu thập, kiểm tra, nghiên cứu và đánh giá chứng cứ .............. 58
2.3.4. Một số kiến nghị khác .................................................................................... 60
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 -----------------------------------------------------------------65
KẾT LUẬN ----------------------------------------------------------------------------------66
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1
LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường và quá trình hội nhập
kinh tế, trên thực tế tranh chấp phát sinh ngày càng nhiều do những mâu thuẫn,
bất đồng phát sinh trong quá trình xác lập, thực hiện cũng như chấm dứt thoả
thuận, giao dịch ngày càng đa dạng hơn. Trong lĩnh vực dân sự, khi phát sinh
tranh chấp mà các bên có u cầu Tịa án giải quyết, q trình giải quyết vụ án
dân sự thơng thường sẽ kéo dài từ khi Tồ án có thẩm quyền thụ lý vụ án dân sự
cho đến khi có quyết định, bản án của Toà án về việc giải quyết tranh chấp hoặc
các bên có thoả thuận khác về việc giải quyết tranh chấp.
Chứng cứ và chứng minh là một trong những nội dung quan trọng trong
quá trình giải quyết các vụ án dân sự, kinh tế và đã được quy định trong các văn
bản pháp luật trước đây như Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm
1989, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế năm 1994, Pháp lệnh thủ tục
giải quyết các tranh chấp lao động năm 1996, Bộ luật Tố tụng dân sự (BLTTDS)
năm 2004 được sửa đổi bổ sung năm 2011.
Ngày 25 tháng 11 năm 2015, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 10 đã thông qua BLTTDS năm 2015 thay thế
cho BLTTDS năm 2004 với nhiều quy định mới tiến bộ, đặc biệt là chế định về
chứng cứ và chứng minh. Những quy định mới về chứng cứ và chứng minh theo
quy định của BLTTDS năm 2015 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm
2016 góp phần bảo đảm cho hiệu quả xét xử vụ án dân sự của Toà án được khách
quan, toàn diện, kịp thời và đúng pháp luật. Đây cũng là một trong những nhiệm
vụ trọng tâm của cơng cuộc cải cách và hồn thiện hệ thống tư pháp Việt Nam
mà Đảng và Nhà nước đã đề ra trong giai đoạn hiện nay.
Tuy nhiên, sau thời gian thực thi trên thực tế, những quy định về chứng cứ
và chứng minh theo quy định của BLTTDS năm 2015 đã bộc lộ nhiều điểm chưa
hợp lý dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau về chứng cứ và thực trạng áp dụng
2
không thống nhất quy định của pháp luật tố tụng dân sự trong quá trình thu thập,
kiểm tra, đánh giá chứng cứ ảnh hưởng đến hiệu quả công tác giải quyết các vụ
án dân sự của Toà án trong thời gian qua.
Trước thực trạng trên, tác giả đã chọn đề tài “Pháp luật về chứng cứ và
chứng minh trong quá trình giải quyết vụ án dân sự tại Tồ án” làm đề tài luận
văn thạc sĩ luật học nhằm phát hiện và lý giải những bất cập trong thực trạng
pháp luật về chứng cứ và chứng minh trong quá trình giải quyết vụ án dân sự tại
Toà án, đồng thời đưa ra một số kiến nghị để góp phần hồn thiện quy định pháp
luật về chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề chứng cứ và chứng minh trong vụ án dân sự là một trong những
nội dung quan trọng của pháp luật tố tụng dân sự. Đây là đề tài được nhiều nhà
nghiên cứu quan tâm và tiếp cận ở các góc độ khác nhau bao gồm các cơng trình
nghiên cứu sau:
- Chế định chứng minh trong tố tụng dân sự Việt Nam, Luận án tiến sĩ luật
học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nguyễn Thị Minh Hằng (2007). Tác giả đã
nghiên cứu khái niệm chứng cứ và hoạt động chứng minh trong tố tụng dân sự
Việt Nam, đây là cơng trình khoa học được nghiên cứu cơng phu và có nhiều ý
nghĩa ứng dụng thực tế.
- Hoạt động thu thập chứng cứ trong tố tụng dân sự Việt Nam, Luận văn
thạc sĩ, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Thái Thơ (2013).
Cơng trình này, tác giả đã nghiên cứu một cách khái quát hoạt động thu thập
chứng cứ trong tố tụng dân sự trên cơ sở quy định của BLTTDS năm 2004, sửa
đổi bổ sung năm 2011.
- Hoạt động thu thập chứng cứ của Toà án cấp sơ thẩm trong quá trình
giải quyết vụ án dân sự, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ
Chí Minh, Trương Việt Hồng (2014). Tác giả luận văn đã tập trung nghiên cứu
hoạt động thu thập chứng cứ của Tòa án trong giai đoạn sơ thẩm trên cơ sở quy
định của BLTTDS năm 2004, sửa đổi bổ sung năm 2011.
3
- Hoạt động thu thập chứng cứ của Toà án cấp phúc thẩm trong quá trình
giải quyết vụ án dân sự, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ
Chí Minh, Nguyễn Văn Hiểu (2015). Tác giả luận văn đã tập trung nghiên cứu
hoạt động thu thập chứng cứ của Toà án trong giai đoạn phúc thẩm vụ án dân sự.
- Ủy thác thu thập chứng cứ trong tố tụng dân sự Việt Nam, Luận văn thạc
sĩ, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, Đặng Minh Trung (2017). Tác
giả đã tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận về chứng cứ, uỷ thác thu thập
chứng cứ cũng như phân tích những thực trạng trong việc uỷ thác thu thập chứng
cứ trong tố tụng dân sự để đề xuất, kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật.
Ngồi các cơng trình nghiên cứu là Luận án Tiến sĩ, Luận văn Thạc sĩ
Luật học nêu trên, nhiều công trình nghiên cứu là các bài viết, bài báo của các
nhà khoa học, nhà nghiên cứu và các tác giả được đăng trên các báo, tạp chí như:
- “Chế định chứng cứ và chứng minh trong BLTTDS”, Tạp chí Nhà nước
và Pháp luật, Nguyễn Cơng Bình (2004), trang 35-42.
- “Bàn về quy định liên quan đến quyền, nghĩa vụ cung cấp chứng cứ
trong tố tụng dân sự”, Tạp chí Kiểm sát, Nguyễn Minh Hằng (2004), trang 35-38.
- “Một vài suy nghĩ về vấn đề chứng cứ và chứng minh được quy định
trong BLTTDS”, Tạp chí Tồ án nhân dân, Tưởng Duy Lượng (2004), trang 2-7.
- “Bàn về chế định chứng minh và chứng cứ trong tố tụng dân sự”, Tạp chí
Dân chủ và pháp luật, Phạm Thái Quý (2008), trang 18-23.
- “Thực tiễn đánh giá chứng cứ trong tố tụng dân sự”, Tạp chí Luật sư
Việt Nam, Chu Hải Đăng (2015), trang 44-49.
- “Quy định của BLTTDS năm 2015 về những tình tiết, sự kiện khơng
phải chứng minh”, Tạp chí Luật học, Trần Phương Thảo (2016), trang 68-73.
Nhìn chung, các cơng trình trên đã đi sâu nghiên cứu về chứng cứ và
chứng minh trong tố tụng dân sự, trong đó có những đề tài tập trung nghiên cứu
chuyên sâu về chứng cứ và chứng minh hoặc các nội dung liên quan đến chứng
cứ, chứng minh dựa trên nền tảng luật thực định của Việt Nam và một số quốc
gia trên thế giới, từ đó kiến nghị một số giải pháp hồn thiện là tài liệu rất bổ ích
4
cho tác giả trong việc hoàn thành luận văn của mình. Tuy nhiên, đa phần những
cơng trình trên nghiên cứu đã lâu và nghiên cứu, kiến nghị dựa trên các quy định
của BLTTDS năm 2004 sửa đổi bổ sung năm 2011 và các văn bản hướng dẫn thi
hành, do đó, các số liệu dẫn chiếu trong các cơng trình trên đều dừng lại trước
thời điểm BLTTDS năm 2015 có hiệu lực thi hành. BLTTDS năm 2015 ban hành
có nhiều điểm mới tiến bộ, tuy nhiên, sau thời gian gần hai năm thực thi, vấn đề
chứng cứ và chứng minh đã bộc lộ nhiều bất cập trong quy định của pháp luật và
việc áp dụng trên thực tế. Do đó, cần có sự nghiên cứu thấu đáo và những kiến
nghị kịp thời để hoàn thiện quy định của BLTTDS năm 2015 về chế định chứng
cứ và hoạt động chứng minh trong q trình giải quyết vụ án dân sự của Tịa án
một cách toàn diện, bao quát. Điều này cho phép tác giả có cơ sở để khẳng định
tính cấp thiết của đề tài luận văn thạc sĩ của mình.
3. Mục đích nghiên cứu đề tài
Mục đích của đề tài là nghiên cứu và làm rõ các vấn đề lý luận về chứng
cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự cũng như phân tích các quy định pháp
luật Việt Nam về chứng cứ và chứng minh, từ đó chỉ ra những hạn chế, bất cập
trong quy định của pháp luật và việc áp dụng quy định pháp luật trên thực tế,
đồng thời nghiên cứu quy định về chứng cứ và chứng minh trong pháp luật của
một số nước trên thế giới để học tập kinh nghiệm. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất
các kiến nghị nhằm góp phần hồn thiện quy định pháp luật về chế định chứng
cứ và chứng minh trong BLTTDS năm 2015.
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu và phƣơng pháp nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu
Với mục đích nghiên cứu trên, đề tài sẽ tập trung làm sáng tỏ cơ sở lý
luận, quy định pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật trong quá trình giải quyết
vụ án dân sự tại Tồ án cấp sơ thẩm liên quan đến chứng cứ và chứng minh. Từ
đó, đề xuất các kiến nghị nhằm góp phần hồn thiện pháp luật về chứng cứ và
chứng minh theo BLTTDS năm 2015.
5
Về thực tiễn, tác giả tập trung nghiên cứu thực trạng thu thập, kiểm tra và
đánh giá chứng cứ tại Toà án cấp sơ thẩm ở nước ta giai đoạn từ năm 2014 đến
năm 2017. Đây là giai đoạn giao thoa giữa BLTTDS năm 2004 sửa đổi bổ sung
năm 2011 và BLTTDS năm 2015 được thơng qua và có hiệu lực thi hành từ ngày
01/7/2016 đến nay. Trên cơ sở đó, tác giả phát hiện và lý giải những nguyên nhân
của thực trạng áp dụng pháp luật trong việc thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ
tại Toà án cấp sơ thẩm để làm cơ sở cho những kiến nghị của mình.
Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, thực hiện đề tài, tác giả sử dụng một số
phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng khi nghiên cứu Chương
1 và Chương 2 về các vấn đề liên quan đến quá trình thu thập, kiểm tra và đánh
giá chứng cứ, từ đó, khái quát những nội dung cơ bản của từng vấn đề được
nghiên cứu trong luận văn. Bằng phương pháp phân tích, tổng hợp, tác giả phân
tích quy định của pháp luật hiện hành về chứng cứ, chứng minh và thực trạng
việc áp dụng quy định pháp luật về chứng cứ và chứng minh trong quá trình giải
quyết vụ án dân sự tại Tồ án cấp sơ thẩm. Từ đó, tác giả phân tích những tồn tại,
bất cập trong quy định của pháp luật hiện hành để làm cơ sở cho những đề xuất,
kiến nghị của mình.
- Phương pháp so sánh được thực hiện nhằm tìm hiểu quy định của pháp
luật hiện hành và pháp luật của một số nước trên thế giới quy định về chứng cứ
và chứng minh. Trên cơ sở đó, tác giả vận dụng vào tình hình thực tiễn tại Việt
Nam để làm cơ sở cho việc kiến nghị của mình.
5. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài
Luận văn này là kết quả của q trình nghiên cứu, tổng hợp, phân tích và
đánh giá về lý luận và thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về chứng cứ
và theo pháp luật Việt Nam. Ngoài việc cung cấp cho người đọc những kiến thức
chung nhất về chế định chứng cứ cũng như quá trình chứng minh trong việc giải
quyết vụ việc dân sự theo quy định của BLTTDS năm 2015, luận văn có ý nghĩa
6
ứng dụng là góp phần hồn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về chứng
cứ và chứng minh trên cơ sở những kiến nghị mà tác giả đề xuất.
6. Bố cục của Luận văn
Luận văn gồm Phần mở đầu, hai chương và phần kết luận:
Chương 1. Cơ sở lý luận và quy định của pháp luật về chứng cứ và chứng
minh trong tố tụng dân sự
Chương 2. Thực tiễn áp dụng pháp luật về chúng cứ và chứng minh trong
quá trình giải quyết vụ án dân sự tại Tịa án, kiến nghị hồn thiện.
7
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT
VỀ CHỨNG CỨ VÀ CHỨNG MINH TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ
1.1. Cơ sở lý luận và quy định của pháp luật về chứng cứ
1.1.1.
Khái niệm chứng cứ
Dưới góc độ khoa học pháp lý, khái niệm chứng cứ là một yếu tố quan
trọng trong tố tụng dân sự nên đã được pháp luật tố tụng dân sự của nhiều nước
đề cập đến. Điều 55 Bộ luật Tố tụng dân sự của Liên bang Nga quy định: “Chứng
cứ trong vụ án dân sự là những gì được thu thập theo trình tự, thủ tục do pháp
luật quy định mà Toà án căn cứ vào đó để xác định có hay khơng có các tình tiết
làm cơ sở cho những u cầu hay sự phản đối yêu cầu của các bên cũng như các
tình tiết khác có ý nghĩa để giải quyết đúng đắn vụ án”1. Theo quy định của Luật
tố tụng dân sự Nhật Bản thì “Chứng cứ là một tư liệu thơng qua đó một tình tiết
được tịa án cơng nhận và là một tư liệu, cơ sở thông qua đó tịa án được thuyết
phục là một tình tiết có tồn tại hay khơng”2. Nhìn chung, nội hàm của khái niệm
về chứng cứ nêu trên cũng giống như pháp luật của nước ta đều khẳng định:
chứng cứ là sự thật khách quan.
Theo từ điển Tiếng Việt, “chứng cứ” là “Cái được dẫn ra để làm căn cứ
xác định điều gì đó là có thật3”. Có thể nhận thấy, chứng cứ có vai trị rất quan
trọng trong hoạt động tố tụng nói chung và hoạt động tố tụng dân sự nói riêng, để
xác định sự thật của vụ án một cách cơng bằng, khách quan thì các chủ thể có
thẩm quyền tiến hành tố tụng phải dựa vào chứng cứ. Toà án khi đưa ra phán
quyết để giải quyết vụ án dân sự phải căn cứ vào những chứng cứ do các chủ thể
chứng minh cung cấp để làm cơ sở cho việc đưa ra phán quyết của mình.
1
Nguyễn Ngọc Khánh, Trần Văn Trung (2005), Bộ luật tố tụng dân sự Liên bang Nga, NXB Tư pháp, Hà
Nội tr 79,80.
2
Bộ Tư Pháp - Viện Nghiên cứu và đào tạo, Luật Tố tụng dân sự Nhật Bản (1998), tr453, 454.
3
Viện ngôn ngữ học (2005), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, Đà Nẵng, tr 192.
8
Về lý luận, chứng cứ là những gì có thật, không phụ thuộc vào ý thức chủ
quan của con người, việc đánh giá chứng cứ phải đặt trong mối quan hệ biện
chứng, mỗi chứng cứ đều có nguồn gốc dẫn đến sự hình thành, sự tồn tại của
chứng cứ ln ở dạng động và có liên quan đến nhau. Nhận thức được tầm quan
trọng của chứng cứ trong việc giải quyết các vụ án dân sự, BLTTDS năm 2015
của nước ta có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2016 đã sửa đổi, bổ sung các quy
định về chứng cứ từ Điều 93 đến Điều 95. Cụ thể, theo quy định tại Điều 93
BLTTDS năm 2015: “Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được
đương sự và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác giao nộp, xuất trình cho Tịa án trong
q trình tố tụng hoặc do Tịa án thu thập được theo trình tự, thủ tục do Bộ luật
này quy định và được Tòa án sử dụng làm căn cứ để xác định các tình tiết khách
quan của vụ án cũng như xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có
căn cứ và hợp pháp”.
1.1.2.
Các đặc điểm của chứng cứ
Dựa vào khái niệm chứng cứ quy định tại Điều 93 BLTTDS năm 2015, ta
có thể rút ra các đặc điểm của chứng cứ trong vụ việc dân sự đó là chứng cứ phải
thoả mãn ba đặc điểm là tính khách quan, tính liên quan và tính hợp pháp. Nếu
thiếu một trong ba thuộc tính này thì những tình tiết, sự kiện đó không được xem
là chứng cứ trong vụ việc dân sự.
Trong q trình tiến hành tố tụng, khơng chỉ có các cơ quan tiến hành tố
tụng hoặc người tiến hành tố tụng được sử dụng chứng cứ vào quá trình chứng
minh, mà tất cả những người tham gia tố tụng cũng có quyền đưa ra chứng cứ, sử
dụng chứng cứ nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình, nhằm làm sáng tỏ sự
thật khách quan của vụ án. Tuy nhiên, trong thực tiễn xét xử, phần lớn chứng cứ
của vụ án do các đương sự chủ động cung cấp cho Tồ án nhằm thực hiện nghĩa
vụ chứng minh của mình. Tồ án dựa vào những thơng tin chứa đựng trong các
tài liệu, đồ vật đó và trên cơ sở tranh tụng cơng khai tại phiên tồ để đánh giá
chứng cứ làm cơ sở cho việc ra phán quyết khách quan, đúng pháp luật, đảm bảo
công bằng và bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho các đương sự. Tuy nhiên, trên thực
9
tế, không phải bất kỳ tài liệu, đồ vật nào do đương sự thu thập được và giao nộp
cho Toà án đều được xem là chứng cứ, mà để trở thành chứng cứ trong vụ việc
dân sự, những thông tin được rút ra từ những tình tiết, sự kiện, tài liệu, đồ vật
phải thoả mãn ba thuộc tính của chứng cứ đó là tính khách quan, tính liên quan
và tính hợp pháp.
1.1.2.1. Tính khách quan
Tính khách quan của chứng cứ thể hiện ở chỗ chứng cứ phải là những gì
có thật, tồn tại một cách khách quan, không phụ thuộc vào ý thức chủ quan của
con người nhưng phải phù hợp với những tình tiết khác của vụ án. Lý luận nhận
thức của chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định con người có khả năng nhận
thức được thế giới khách quan, nhận thức là sự phản ánh hiện thực khách quan
đưa con người từ không biết đến biết, từ hiện tượng đến bản chất. Nhận thức và
thực tiễn có mối quan hệ biện chứng với nhau, quá trình nhận thức gắn liền với
quá trình thực tiễn, lấy hoạt động thực tiễn làm cơ sở, làm mục đích và là tiêu
chuẩn để kiểm tra tri thức. Theo quan điểm lý luận về nhận thức thì con người
chỉ nhận thức đúng bản chất của sự vật, sự việc khi nó được phản ánh lại một
cách khách quan. Những cái có được do sự tưởng tượng, hư cấu hay ngụy tạo
không bao giờ nói lên được bản chất sự vật, sự việc và khơng thể làm cơ sở của
nhận thức. Do đó, trong quá trình tố tụng, những người tiến hành tố tụng và
những người tham gia tố tụng không thể tạo ra chứng cứ theo ý muốn chủ quan
của họ mà chỉ có thể phát hiện, thu thập, nghiên cứu, đánh giá và sử dụng chúng.
Chứng cứ là những gì có thật được thu thập theo trình tự, thủ tục luật định,
dùng làm căn cứ để giải quyết đúng đắn vụ việc. Do đó, những gì khơng phản
ánh đúng sự thật của vụ việc dân sự sẽ không được coi là chứng cứ và không
được sử dụng để giải quyết vụ việc dân sự. Vì vậy, có những tài liệu, giấy tờ tuy
đúng là có tồn tại thật, nhưng nó khơng phản ánh bản chất của sự việc thì khơng
được coi là chứng cứ. Do đó, con người có thể tìm ra chứng cứ, phát hiện, thu
thập chứng cứ nhưng không thể tạo ra chứng cứ.
10
Việc xác định tính khách quan của chứng cứ có ý nghĩa giúp Tịa án trong
q trình giải quyết vụ việc dân sự nhận thức được việc thu thập đầy đủ chứng cứ
nhưng đồng thời cũng loại bỏ những thông tin, tình tiết, sự kiện khơng có thật
nhằm đảm bảo cho việc giải quyết vụ việc dân sự được khách quan, chính xác.
1.1.2.2. Tính liên quan
Trên thực tế, trong quá trình giải quyết các vụ việc dân sự, đương sự
thường cung cấp rất nhiều tình tiết, sự kiện, tài liệu, đồ vật và nó đều có thật,
nhưng khơng phải mọi tài liệu, đồ vật có thật đều có thể trở thành chứng cứ trong
tố tụng dân sự mà để có thể trở thành chứng cứ trong tố tụng dân sự nó cịn phải
thoả mãn thêm hai thuộc tính của chứng cứ đó là tính liên quan và tính hợp pháp.
Tính liên quan của chứng cứ thể hiện ở mối liên hệ khách quan giữa
chứng cứ với những vấn đề phải chứng minh trong vụ án. Những tình tiết, tài liệu
hay đồ vật phải nhằm xác định một vấn đề nào đó thuộc về đối tượng chứng
minh thì mới có thể được coi là chứng cứ.
Chứng cứ có tính liên quan bởi chứng cứ được Tòa án dựa vào để giải quyết
vụ việc dân sự. Tính liên quan của chứng cứ thể hiện ở chỗ giữa chứng cứ và vụ việc
dân sự có mối quan hệ nhất định. Nhờ chứng cứ mà Tịa án có thể cơng nhận hay
phủ nhận được tình tiết, sự kiện này hay tình tiết, sự kiện khác của vụ việc dân sự
hoặc đưa ra tin tức về nó. Tuy nhiên, mối liên hệ giữa các tài liệu, đồ vật đối với
một vụ án đôi khi rất dễ nhận thấy nhưng trong nhiều trường hợp lại rất khó xác
định nên có thể dễ bị bỏ qua. Do đó, khi thu thập chứng cứ, những người có thẩm
quyền cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề này, phải thu thập đầy đủ, khơng để bỏ
sót. Tuy nhiên, cũng không thể thu thập một cách tràn lan các đồ vật, tài liệu làm
cho thời gian giải quyết vụ án bị kéo dài không cần thiết khi phải xem xét, đánh
giá quá nhiều chứng cứ một lúc.
Việc xác định tính liên quan của chứng cứ giúp cho Toà án thu thập,
nghiên cứu đánh giá và sử dụng chứng cứ một cách hợp lý, khơng làm lãng phí
thời gian, cơng sức, tiền bạc, đảm bảo cho quá trình giải quyết vụ việc dân sự
được nhanh chóng, đúng đắn.
11
1.1.2.3. Tính hợp pháp
Theo định nghĩa về chứng cứ theo quy định tại Điều 93 BLTTDS năm
2015, không phải mọi tình tiết, sự kiện, tài liệu, đồ vật có thật, có liên quan đến
vụ việc đều có thể trở thành chứng cứ trong tố tụng dân sự mà để có thể trở thành
chứng cứ trong tố tụng dân sự nó cịn phải thoả mãn tính hợp pháp.
Tính hợp pháp của chứng cứ thể hiện ở chỗ chứng cứ phải được rút ra từ
những nguồn chứng cứ do pháp luật quy định và quá trình thu thập, nghiên cứu,
đánh giá và sử dụng chứng cứ phải được tiến hành theo đúng quy định của pháp
luật, đảm bảo tính khách quan và tính lien quan của chứng cứ. Những thơng tin,
tình tiết, sự kiện chỉ được xem là chứng cứ khi được thu thập, bảo quản, kiểm tra,
đánh giá theo đúng trình tự, thủ tục luật định. Tuỳ thuộc vào bản chất, hình thức
và loại chứng cứ mà pháp luật tố tụng dân sự quy định trình tự, thủ tục thu thập,
bảo quản, kiểm tra, đánh giá khác nhau. Mọi hoạt động thu thập, bảo quản, kiểm
tra, đánh giá chứng cứ không tn thủ những quy định của pháp luật thì những
thơng tin đó khơng được xem là chứng cứ trong vụ việc dân sự.
Tính hợp pháp của chứng cứ gắn liền với giá trị chứng minh của chứng cứ
vì mọi chứng cứ được Toà án sử dụng làm căn cứ để giải quyết vụ việc dân sự
phải được thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục luật định nhằm đảm bảo tính
khách quan, chính xác của chứng cứ đồng thời thể hiện sự chặt chẽ cũng như độ
tin cậy và giá trị chứng minh của chứng cứ khi nó được sử dụng làm căn cứ để
giải quyết vụ việc dân sự, đảm bảo phán quyết của Tồ án được khách quan,
chính xác, công bằng, và đúng pháp luật.
1.1.3.
Nguồn của chứng cứ
Nguồn của chứng cứ là hình thức tồn tại chứa đựng chứng cứ và có ý
nghĩa quan trọng trong hoạt động chứng minh trong tố tụng dân sự. Theo quy
định tại Điều 94 BLTTDS năm 2015, nguồn chứng cứ bao gồm: các tài liệu đọc
được, nghe được, nhìn được, thơng điệp dữ liệu điện tử; vật chứng; lời khai của
đương sự; lời khai của người làm chứng; kết luận giám định; biên bản ghi kết quả
xem xét, thẩm định tại chỗ; kết quả định giá tài sản, thẩm định giá tài sản; văn
12
bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập; văn bản cơng
chứng, chứng thực và các nguồn khác mà pháp luật có quy định.
Các tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được là những loại tài liệu khác
nhau mà thông qua hành vi đọc, nghe và nhìn của con người để xác định nội
dung của tài liệu. Tuy nhiên, nếu tài liệu không thể xác định được nội dung thì
khơng được sử dụng làm chứng cứ.
Dữ liệu điện tử là một loại nguồn quan trọng trong việc giải quyết các vụ
việc dân sự. Hiện nay, giao dịch dân sự bằng dữ liệu điện tử được các bên thực
hiện truyền thơng tin từ máy tính đến máy tính nhằm góp phần giản tiện về thời
gian, chi phí... nhưng vẫn bảo đảm được hiệu quả của công việc. Đây là phương
tiện mà hiện nay trong các mối quan hệ về dân sự, kinh doanh, thương mại được
sử dụng khá phổ biến và phù hợp với Điều 1 Luật Giao dịch điện tử năm 2005.
Do đó, việc bổ sung nguồn chứng cứ này là cần thiết nhằm đáp ứng được những
yêu cầu thực tế đặt ra trong giai đoạn hiện nay.
Vật chứng là những vật vô tri, vô giác, chúng tồn tại khách quan và không
bị chi phối bởi các yếu tố tâm lý, tình cảm của con người và được thể hiện bằng
những hình dáng, kích thước, cơng dụng khác nhau. Do đó, những vật ảo hoặc
vật do con người nguỵ tạo nên không thể được xem là nguồn của chứng cứ.
Lời khai của đương sự là lời trình bày của đương sự về những tình tiết có
liên quan đến vụ việc mà Tồ án đang giải quyết. Lời khai của đương sự thường
được thể hiện ở hai dạng là lời khai về tình tiết, sự kiện, nguyên nhân dẫn đến
tranh chấp từ đó đề xuất yêu cầu hoặc phản bác yêu cầu, hoặc dạng thứ hai là lời
thừa nhận của đương sự trong đó đương sự khai nhận một hoặc một số tình tiết,
trách nhiệm của mình đối với vụ việc dân sự trên cơ sở đảm bảo sự tự nguyện4.
Lời khai của người làm chứng thể hiện những nội dung về tình tiết cần
chứng minh mà người làm chứng biết được liên quan đến vụ việc dân sự đang
4
Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2017), Giáo trình Luật Tố tụng dân sự Việt Nam, NXB
Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, Hà Nội, tr217.
13
được Tồ án giải quyết. Người làm chứng có nghĩa vụ phải khai báo trung thực,
khách quan và phải chịu trách nhiệm về nội dung lời khai báo của mình. Lời khai
của người làm chứng có ý nghĩa rất quan trọng giúp cho Tồ án xác định được
những tình tiết, sự kiện phải chứng minh trong vụ án làm cơ sở cho phán quyết
của mình. Tuy nhiên, lời khai của người làm chứng trong nhiều trường hợp
không đầy đủ hoặc khơng chính xác, thậm chí có thể là cố tình cho lời khai
khơng đúng sự thật. Do đó, trên thực tế, Toà án cần kiểm tra, đánh giá lời khai
người làm chứng trong tổng thể các chứng cứ khách quan trong vụ việc để xác
định độ tin cậy và giá trị chứng minh của loại nguồn này.
Kết luận giám định, kết luận định giá tài sản, thẩm định giá tài sản là văn
bản do cá nhân hoặc cơ quan, tổ chức, hội đồng giám định, định giá tài sản lập để
kết luận chuyên môn về những vấn đề được trưng cầu, yêu cầu giám định hoặc
định giá. Đây là loại nguồn chứng cứ có giá trị chứng minh cao và quan trọng vì
trong nhiều trường hợp, nếu khơng có kết quả của việc giám định, định giá tài
sản của những cơ quan, tổ chức chun mơn thì Tồ án khơng thể giải quyết
đúng đắn vụ việc dân sự được. Ví dụ như những vụ án liên quan đến giám định
chữ ký, hoặc định giá tài sản thế chấp... Toà án phải chuyển cho chủ thể có thẩm
quyền hoặc thành lập Hội đồng định giá Nhà nước để kết luận về vấn đề cần
giám định, định giá, từ đó làm cơ sở cho Toà án giải quyết vụ việc.
Biên bản ghi nhận kết quả xem xét thẩm định tại chỗ là văn bản do chủ thể
có thẩm quyền tiến hành tố tụng lập với sự chứng kiến của những người liên
quan theo quy định để ghi nhận những nội dung về đối tượng xem xét. Biên bản
ghi nhận kết quả xem xét thẩm định tại chỗ là căn cứ ghi nhận thơng tin ngồi
Tồ án mà có thể vì tình trạng, tính chất, cơng năng, kích thước của đối tượng
cần xem xét, thẩm định mà các chủ thể chứng minh không thể mang đến Toà án
được, mà đa số là bất động sản.
Văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập.
Đây là một loại nguồn mới bổ sung trong BLTTDS năm 2015 thường do chủ thể
có thẩm quyền là Thừa phát lại lập theo yêu cầu của đương sự gọi là vi bằng. Vi
14
bằng là văn bản do Thừa phát lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi được dùng làm
chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác5.
Văn bản công chứng là hợp đồng, giao dịch, bản dịch đã được công chứng
viên chứng nhận theo quy định của Luật Công chứng6.
Văn bản chứng thực là giấy tờ, văn bản, hợp đồng, giao dịch đã được
chứng thực theo quy định của pháp luật về chứng thực7.
1.1.4.
Phân loại chứng cứ
Hiện nay, việc phân loại chứng cứ trong tố tụng dân sự khơng được pháp
luật quy định cụ thể mà đó chỉ là quan điểm khoa học của các nhà nghiên cứu
phân chia chứng cứ thành những loại khác nhau dựa trên những tiêu chí phân loại
khác nhau giúp cho quá trình thu thập, kiểm tra và đánh giá chứng cứ được nhanh
chóng, hiệu quả. Có thể có nhiều cách phân chia tuỳ thuộc vào quan điểm khoa
học, cách tiếp cận của các nhà nghiên cứu. Hiện nay, quan điểm phân loại chứng
cứ trong tố tụng dân sự được nhiều nhà nghiên cứu đồng tình đó là phân loại
chứng cứ dựa vào các tiêu chí sau: Theo nguồn gốc chứng cứ; tính chất hình
thành chứng cứ và hình thức liên hệ giữa thơng tin thực tế với tình tiết sự kiện
cần phải chứng minh8.
Dựa vào nguồn gốc, chứng cứ được phân thành chứng cứ theo người và
chứng cứ theo vật. Chứng cứ theo người là chứng cứ có nguồn gốc từ con người
và được rút ra từ con người bao gồm: lời khai của đương sự, người làm chứng,
kết luận của cơ quan giám định… Chứng cứ theo vật là chứng cứ có nguồn gốc
5
Nghị định số 135/2013/NĐ-CP ngày 18/10/2013 về sửa đổi tên gọi của Nghị định số 61/2009/NĐ-CP
ngày 24/7/2009 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố
Hồ Chí Minh.
6
Điều 2 Luật Cơng chứng năm 2014
7
Điều 2 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng
thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch.
8
Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh (2017), Giáo trình Luật Tố tụng dân sự Việt Nam, NXB
Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, Hà Nội, trang 212.
15
từ các vật tồn tại trong thế giới vật chất, hay nói cách khác chứng cứ theo vật là
những thơng tin được lấy ra từ vật bao gồm các vật, tài liệu chứa đựng những
thông tin liên quan đến vụ việc dân sự mà Toà án đang giải quyết. Về bản chất,
chứng cứ từ vật không mang những nội dung liên quan đến vụ việc dân sự nhưng
thông qua hoạt động của con người tác động lên nó để lại những thông tin nhất
định. Sự tác động của con người có thể là hành vi hợp pháp hoặc bất hợp pháp.
Dưới sự tác động của con người, các vật bị tác động sẽ chứa đựng những thông
tin, phản ánh những sự kiện mà từ đó, con người rút ra được những đánh giá, kết
luận. Trong đời sống xã hội, con người để lại rất nhiều dấu vết của mình lên các
vật khác nhau của thế giới vật chất và nó phản ánh sự giao tiếp của con người
gắn liền với nhu cầu của họ9.
Dựa vào tính chất hình thành, chứng cứ được phân thành chứng cứ gốc và
chứng cứ thuật lại. Chứng cứ gốc là loại chứng cứ được rút ra từ nơi xuất xứ đầu
tiên của nó, khơng thơng qua một khâu trung gian nào. Chứng cứ gốc thường
được tìm thấy trong lời khai của đương sự, người làm chứng, giấy tờ bản gốc…
Chứng cứ gốc có độ tin cậy cao hay nói cách khác giá trị chứng minh của chứng
cứ gốc rất cao, có tầm quan trọng đặc biệt đối với vụ án vì nó phản ánh khá chính
xác thực tại khách quan, xác định sự kiện xảy ra trên thực tế không thông qua
một khâu trung gian nào. Tuy nhiên, để khẳng định giá trị chứng minh của nó,
cần kết hợp với các loại chứng cứ khác, những tình tiết liên quan khác của vụ án
mà Tồ án thu thập được. Trong quá trình thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ,
cần thận trọng khi xem xét loại chứng cứ này vì một vài trường hợp người làm
chứng cố tình đưa ra những thơng tin sai sự thật hoặc chứng kiến sự việc không
rõ ràng. Chứng cứ thuật lại là loại chứng cứ có liên quan đến nơi xuất xứ đầu tiên
của nó thơng qua các khâu trung gian. Có thể nói chứng cứ thuật lại là “phiên
bản” của chứng cứ gốc vì nó là kết quả của sự tiếp nhận thông tin qua các khâu
9
Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh (2017), Giáo trình Luật Tố tụng dân sự Việt Nam, NXB
Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, Hà Nội, trang 214.
16
trung gian (có thể từ nguồn thứ 2, thứ 3…) nghĩa là từ các bản sao chép tài liệu
hoặc từ những người không trực tiếp chứng kiến sự việc xảy ra. So với chứng cứ
gốc, chứng cứ thuật lại không có độ tin cậy bằng vì nó phụ thuộc vào nhiều yếu
tố khách quan và chủ quan của người cung cấp chứng cứ. Tuy nhiên, nó là loại
chứng cứ phổ biến và dễ thu thập. Việc phân loại chứng cứ gốc và chứng cứ
thuật lại có ý nghĩa trong việc xác định phương thức thu thập, kiểm tra và đánh
giá chứng cứ. Các chủ thể tiến hành tố tụng cần có quan điểm biện chứng về hai
loại chứng cứ trên, phải đặt chúng trong mối quan hệ hỗ trợ nhau vì nhờ có
chứng cứ gốc, chúng ta mới có thể đánh giá, so sánh, đối chiếu tính đúng đắn của
chứng cứ thuật lại nhưng thông qua chứng cứ thuật lại các chủ thể tiến hành tố
tụng có thể phát hiện, thu thập chứng cứ gốc, ngoài ra, chứng cứ thuật lại còn là
phương tiện để kiểm tra chứng cứ gốc.
Dựa vào hình thức liên hệ giữa thơng tin thực tế với tình tiết sự kiện cần
phải chứng minh, chứng cứ được phân chia thành chứng cứ trực tiếp và chứng cứ
gián tiếp. Chứng cứ trực tiếp là những tình tiết, sự kiện mà dựa vào đó, Tịa án
rút ra được một kết luận xác thực về sự kiện cần chứng minh như: hợp đồng bằng
văn bản có chứng nhận, chứng thực của cơ quan có thẩm quyền10. Chứng cứ gián
tiếp là loại chứng cứ không trực tiếp xác định các vấn đề của sự kiện cần chứng
minh, nhưng khi kết hợp với những sự kiện, tài liệu khác thì có thể xác định được
một vấn đề nào đó của đối tượng chứng minh mà dựa vào đó Tồ án đặt nhiều
giả thiết để đối chiếu, so sánh với các chứng cứ khác mới rút ra được một kết
luận về sự kiện cần chứng minh. So với chứng cứ trực tiếp, chứng cứ gián tiếp
thường phản ánh sự việc không rõ ràng, đưa ra nhiều giả thiết về sự kiện cần phải
chứng minh như bản sao các loại giấy tờ không có chứng nhận, chứng thực hoặc
lời khai của người làm chứng khơng có tính khẳng định hoặc khơng rõ ràng.
Chứng cứ gián tiếp phải nằm trong hệ thống các chứng cứ và tập hợp nhiều
10
Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2017), Giáo trình Luật Tố tụng dân sự Việt Nam, NXB
Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, Hà Nội, trang 215.
17
chứng cứ gián tiếp mới cho ta kết luận về sự kiện cần phải chứng minh. Khi tách
riêng các chứng cứ gián tiếp thì khơng cho ta kết luận gì. Đây là tiền đề cần thiết
để Toà án khi giải quyết vụ việc dân sự đưa ra các giả định, phán đốn và khi có
một hệ thống các chứng cứ gián tiếp phù hợp với nhau, nó sẽ biến những giả
thuyết, giả định ban đầu thành hiện thực, khẳng định một cách vững chắc về vấn
đề trong vụ án. Việc phân loại chứng cứ trực tiếp và chứng cứ gián tiếp có ý
nghĩa rất quan trọng trong q trình thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ. Sự cố
gắng thu thập chứng cứ trực tiếp khơng có nghĩa là chứng cứ trực tiếp có giá trị
chứng minh cao hơn chứng cứ gián tiếp mà hai loại chứng cứ này có giá trị như
nhau. Chứng cứ trực tiếp cho ta cơ sở để kết luận về các vấn đề thuộc đối tượng
chứng minh một cách nhanh chóng, rõ ràng nhưng chứng cứ gián tiếp cho ta thấy
cơ sở để kết luận vấn đề thuộc đối tượng chứng minh khi đặt nó trong quan hệ
với các chứng cứ khác. Nhờ có chứng cứ gián tiếp mà có thể tìm được chứng cứ
trực tiếp. Do đó, trong q trình thu thập chứng cứ, khơng được bỏ sót và xem
nhẹ loại chứng cứ nào.
1.1.5.
Xác định chứng cứ
Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự có rất nhiều những thơng tin,
tình tiết, sự kiện, tài liệu, đồ vật có liên quan đến vụ án nhưng khơng phải mọi
thơng tin, tình tiết, sự kiện, tài liệu, đồ vật thu thập được đều xác định là chứng
cứ mà chỉ những thơng tin, tài liệu có thật, có liên quan đến vụ việc dân sự và
được rút ra từ nguồn chứng cứ do luật định mới được xác định là chứng cứ. Xác
định chứng cứ là việc Tịa án cơng nhận và sử dụng những thơng tin, tài liệu làm
căn cứ để giải quyết các vụ việc dân sự. Các thơng tin, tình tiết, sự kiện chỉ được
công nhận là chứng cứ khi được cơ quan tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá và
sử dụng theo quy định của pháp luật. Việc xác định chứng cứ được thực hiện
theo quy định tại Điều 95 BLTTDS năm 2015 như sau:
Đối với các tài liệu đọc được: nội dung phải là bản chính hoặc bản sao có
cơng chứng, chứng thực hợp pháp hoặc do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cung
18
cấp, xác nhận. Bản chính có thể là bản gốc hoặc bản được dùng làm cơ sở lập ra
các bản sao.
Các tài liệu nghe được, nhìn được phải được xuất trình kèm theo văn
bản xác nhận xuất xứ của tài liệu đó hoặc văn bản về sự việc liên quan tới việc
thu âm, thu hình đó. Các tài liệu này có thể là băng ghi âm, đĩa ghi âm, băng
ghi hình, đĩa ghi hình, phim, ảnh,... Nếu đương sự khơng xuất trình các văn
bản nêu trên, thì tài liệu nghe được, nhìn được mà đương sự giao nộp khơng
được coi là chứng cứ. Ví dụ: Ơng A cho ơng B vay hai mươi triệu đồng trong
thời hạn 12 tháng, không có tài sản thế chấp cũng khơng lập thành văn bản nhưng
toàn bộ nội dung thoả thuận về việc vay tài sản, việc giao nhận tiền và thời điểm
thanh toán nợ giữa ông A và ông B được ông A ghi âm lại để làm bằng chứng
cho việc vay tài sản của ông B. Đến hạn trả nợ, ông B khơng trả số tiền đó cho
ơng A nên ơng A khởi kiện ơng B ra Tồ án. Trong trường hợp này, cùng với
việc giao nộp băng ghi âm, ông A phải gửi văn bản trình bày về xuất xứ của việc
thu âm đó và diễn giải ra bằng văn bản rõ ràng.
Dữ liệu điện tử được thể hiện dưới hình thức trao đổi dữ liệu điện tử,
chứng từ điện tử, thư điện tử, điện tín, điện báo, fax và các hình thức tương tự
khác theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
Vật chứng phải là hiện vật gốc liên quan đến vụ việc dân sự; nếu không
phải là hiện vật gốc hoặc không liên quan đến vụ việc thì khơng phải là chứng cứ
trong vụ việc dân sự đó.
Lời khai của đương sự, lời khai của người làm chứng nếu được ghi bằng
văn bản, băng ghi âm, đĩa ghi âm, băng ghi hình, đĩa ghi hình và được xuất trình
theo đúng thủ tục quy định hoặc khai bằng lời tại phiên toà. Như vậy, phương
tiện ghi nhận lại chứng cứ được thừa nhận về mặt pháp lý so với trước đây đã
được mở rộng hơn, nó phản ánh sự ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ trong
cuộc sống thường ngày của nhân dân cũng như đời sống pháp lý trong xã hội.
Đây là một thuận lợi cho các bên đương sự trong quá trình ghi nhận lại các sự
kiện, các tình tiết có giá trị cho việc làm sáng tỏ sự thật, chứng minh cho các yêu
19
cầu của mình. Điều đó cũng có nghĩa là nếu các bên đương sự xuất trình cho Tồ
án băng ghi âm, đĩa ghi âm, băng ghi hình, đĩa ghi hình kèm theo văn bản xác
nhận xuất xứ, hoặc văn bản về sự việc liên quan tới việc thu âm, thu hình đó thì
Tồ án phải tiến hành lập biên bản về việc nhận các tài liệu này và phải bảo quản,
lưu giữ chúng cùng với hồ sơ vụ việc.
Kết luận giám định có giá trị chứng cứ nếu việc giám định đó được tiến
hành theo đúng thủ tục quy định của Luật giám định tư pháp, các văn bản quy
phạm pháp luật liên quan.
Biên bản ghi kết quả xem xét thẩm định tại chỗ có giá trị chứng cứ nếu
việc xem xét thẩm định tại chỗ được tiến hành theo đúng thủ tục quy định của
pháp luật.
Kết quả định giá tài sản, thẩm định giá tài sản nếu việc định giá tài sản
được tiến hành theo đúng thủ tục theo quy định của pháp luật.
Văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập tại
chỗ được coi là chứng cứ nếu việc lập văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý
được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.
Văn bản công chứng, chứng thực được coi là chứng cứ nếu việc công
chứng, chứng thực được thực hiện theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.
Các nguồn khác mà pháp luật có quy định được xác định là chứng cứ theo
điều kiện, thủ tục mà pháp luật quy định.
Trong trường hợp đương sự giao nộp cho Toà án chứng cứ bằng tiếng
dân tộc thiểu số, tiếng nước ngoài phải kèm theo bản dịch sang tiếng Việt,
được công chứng, chứng thực hợp pháp. Trường hợp đương sự chưa dịch
chứng cứ đó sang tiếng Việt hoặc đã dịch sang tiếng Việt nhưng bản dịch chưa
được công chứng, chứng thực hợp pháp, thì Tồ án khơng nhận chứng cứ đó.
Tịa án giải thích cho đương sự biết là họ phải tiến hành việc dịch chứng cứ
sang tiếng Việt và làm thủ tục công chứng, chứng thực theo quy định của pháp
luật về công chứng, chứng thực.
20
1.2. Cơ sở lý luận và quy định của pháp luật về chứng minh
1.2.1.
Khái niệm chứng minh
Theo Từ điển Luật học, chứng minh trong tố tụng dân sự là hoạt động của
chủ thể tố tụng theo quy định của pháp luật tố tụng trong việc làm rõ các sự kiện,
tình tiết của vụ việc dân sự. Chứng minh trong tố tụng dân sự bao gồm các hoạt
động như cung cấp, thu thập, nghiên cứu, đánh giá chứng cứ11. Trong tố tụng dân
sự thì chứng minh được hiểu là một quá trình bao gồm tồn bộ các hoạt động tố
tụng của các chủ thể tố tụng nhằm làm sáng tỏ sự thật của vụ án.
Để chứng minh làm rõ các sự kiện, tình tiết của vụ án, một mặt các chủ
thể tố tụng phải dựa vào các chứng cứ, mặt khác phải dựa vào các quy định của
pháp luật. Bởi lẽ trên thực tế, “giải pháp pháp lý được công nhận trong quyết
định tài phán chính là kết quả của việc giải quyết mối quan hệ giữa các sự việc và
việc áp dụng pháp luật. Do đó, cả hai yếu tố sự việc và yếu tố pháp luật phải
được xác lập”12.
Chứng minh là hoạt động trung tâm của quá trình giải quyết vụ án dân sự.
Bản chất sự việc hay sự thật của vụ án có được xác định chính xác hay khơng
phụ thuộc vào q trình chứng minh của các chủ thể chứng minh. Chỉ trên cơ sở
những tình tiết, sự kiện đã được làm rõ, Tồ án mới có cơ sở để đưa ra phán
quyết về việc giải quyết vụ việc dân sự. Dựa trên những chứng cứ do các bên thu
thập, cung cấp hoặc do Toà án thu thập được trong q trình giải quyết, Tồ án sẽ
kiểm tra và đánh giá những chứng cứ đó để làm cơ sở cho việc đưa ra kết luận
một cách khách quan và chính xác. Có thể khẳng định, hoạt động chứng minh
trong tố tụng dân sự là một dạng của hoạt động nhận thức thế giới khách quan đi
từ thấp đến cao, thống nhất biện chứng của nhận thức cảm tính và nhận thức lý
11
Bộ Tư pháp - Viện khoa học pháp lý (2006), Từ điển Luật học, NXB Tư pháp, NXB Từ điển Bách
khoa, Hà Nội, tr.166.
12
Nguyễn Cơng Bình (2004) “Chế định chứng cứ và chứng minh trong Bộ luật Tố tụng dân sự”, Tạp chí
Nhà nước và Pháp luật, (02), tr37.