Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 69 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT


ĐINH HUY ĐẠT

PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM
BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
DO NGƯỜI CỦA PHÁP NHÂN GÂY RA

Ngành: Luật Dân sự và tố tụng dân sự
Mã số:

60.38.01.03

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN NGỌC ĐIỆN

TP. HỒ CHÍ MINH . Năm 2017


Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học của cá nhân
tơi. Các thơng tin, ví dụ và trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy,
chính xác và trung thực. Phần kết luận khoa học của luận văn là của tác giả,
chưa từng được ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
TÁC GIẢ

inh Huy ạt



H

H

Bộ luật Dân sự

BLDS

Bộ luật Tố tụng Dân sự

BLTTDS

Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước

TNBTCNN

Bồi thường thiệt hại

BTTH


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU

Trang
01

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT
HẠI DO NGƯỜI CỦA PHÁP NHÂN GÂY RA


1.1. Bồi thường thiệt hại và thủ tục giải quyết yêu cầu bồi thường
thiệt hại.

06
06

1.1.1. Khái niệm bồi thường thiệt hại

06

1.1.2. Khái niệm thiệt hại

06

1.1.2.1. Thiệt hại về vật chất

06

1.1.2.2. Thiệt hại do tổn thất về tinh thần

07

1.1.3. Khái niệm người của pháp nhân

08

1.1.4. Thủ tục giải quyết yêu cầu bồi thường

13


1.2. Những đặc trưng cơ bản của bồi thường thiệt hại do người của
pháp nhân gây ra

18

1.3. Căn cứ xác lập trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người của
pháp nhân gây ra.

19

1.3.1. Về hành vi trái pháp luật

22

1.3.2. Có thiệt hại xảy ra

22

1.3.3. Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại với thiệt
hại xảy ra.

22

1.4. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại

23

1.5. Những trường hợp miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại của
pháp nhân.


24

Kết luận chương 1

30

Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI
THƯỜNG THIỆT HẠI DO NGƯỜI CỦA PHÁP NHÂN
GÂY RA VÀ KIẾN NGHỊ SỬA ĐỔI

2.1.Mối quan hệ trách nhiệm giữa pháp nhân với người bị thiệt hại
2.1.1. Trách nhiệm của pháp nhân công với người bị thiệt hại.

31
31
32


2.1.1.1. Về phạm vi bồi thường

32

2.1.1.2. Về yêu cầu bồi thường của người bị thiệt hại

33

2.1.2. Trách nhiệm của pháp nhân tư với người bị thiệt hại

34


2.1.2.1. về trình tự thủ tục giải quyết bồi thường thiệt hại.

34

2.1.2.2. Về nguồn tài chính thực hiện việc bồi thường thiệt hại

36

2.1.2.3. Thủ tục thực hiện việc chi trả bồi thường thiệt hại.

36

2.2. Mối quan hệ trách nhiệm giữa pháp nhân với thành viên của
pháp nhân trực tiếp gây ra thiệt hại

37

2.2.1. Quan hệ trách nhiệm giữa pháp nhân công và người gây thiệt
hại.

37

2.2.2. Quan hệ giữa pháp nhân tư và người gây thiệt hại.

40

2.2.3. Tranh chấp về trách nhiệm bồi thường thiệt hại giữa pháp
nhân và người của pháp nhân.

42


2.3. Thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về trách nhiệm
bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra

45

2.3.1. Về điều kiện thực hiện quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại

45

2.3.2. Về thời hiệu yêu cầu bồi thường thiệt hại

49

2.3.3. Về trách nhiệm của người bị thiệt hại trong việc cung cấp tài
liệu, chứng cứ.

49

2.3.4. Về phạm vi trách nhiệm bồi thường trong lĩnh vực quản lý
hành chính nhà nước.

50

2.3.5. Về thẩm quyền giải quyết yêu cầu bồi thường
2.3.6. Về phạm vi điều chỉnh trong Luật Trách nhiệm bồi thường
của Nhà nước.

50
51


2.3.7. Về căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường

52

2.3.8. Về thủ tục giải quyết bồi thường

53

2.4. Một số đề xuất, kiến nghị sửa đổi

54

2.4.1. Về phạm vi, đối tượng được bồi thường

54

2.4.2. Căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường

55

2.4.3. Về nguyên tắc giải quyết bồi thường

55

2.4.4. Về thủ tục giải quyết trách nhiệm bồi thường

56

2.4.5. Về quyền yêu cầu bồi thường


56


2.4.6. Về thời hiệu yêu cầu bồi thường
2.4.7. Về phạm vi trách nhiệm bồi thường trong lĩnh vực quản lý
hành chính nhà nước.
2.4.8. Về thẩm quyền giải quyết yêu cầu bồi thường

56
57
57

2.4.9. Về Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm
phán Tòa án nhân dân tối cao.

57

Kết luận chương 2

58

PHẦN KẾT LUẬN

59

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài :
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một hình thức cụ thể của
trách nhiệm dân sự, là quy định của Bộ luật Dân sự mà khi được áp dụng sẽ làm
hình thành một quan hệ dân sự trong đó người có hành vi xâm phạm đến tài sản, sức
khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín, các quyền và lợi ích hợp pháp của
người khác thì người gây ra thiệt hại phải bồi thường những thiệt hại do mình gây
ra. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại được áp dụng đối với bất kỳ một chủ thể nào
nếu xử sự của họ trái với pháp luật nói chung và gây ra thiệt hại cho chủ thể khác.
Pháp nhân là chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự, tuy nhiên việc tham gia
vào quan hệ dân sự của pháp nhân luôn thông qua hành vi của người đại diện, thông
qua hành vi của thành viên pháp nhân. Hành vi của người đại diện, của thành viên
pháp nhân ngoài việc mang lại quyền cho pháp nhân thì cũng mang lại nghĩa vụ cho
chính pháp nhân đó. Nếu những thành viên của pháp nhân gây thiệt hại trong khi
thực hiện cơng việc mà pháp nhân giao thì pháp nhân đó phải bồi thường thiệt hại.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra là trách
nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong trường hợp cụ thể được quy định
trong Bộ luật dân sự năm 2015 với vai trị là một đạo luật chung. Ngồi ra, để điều
chỉnh vấn đề bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra thiệt hại là tổ chức
do Nhà nước thành lập thì Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2009
được xem là văn bản pháp lý chuyên ngành điều chỉnh riêng đối với vấn đề bồi
thường thiệt hại do người thi hành công vụ gây thiệt hại trong q trình thực hiện
cơng việc được Nhà nước giao. Sau 6 năm thi hành, Luật TNBTCNN đã có nhiều
tác động tích cực, khơng chỉ thực sự trở thành công cụ pháp lý quan trọng để tổ chức,
cá nhân bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình mà Luật còn là cơ chế hiệu quả để
ngăn ngừa sự lạm dụng quyền lực nhà nước, phòng, chống các hành vi vi phạm pháp


2

luật trong thực thi công vụ, nâng cao ý thức trách nhiệm trong thực thi công vụ của đội

ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
Tuy nhiên, như chúng ta đã biết, pháp luật ra đời nhằm mục đích điều chỉnh
các quan hệ xã hội, nghĩa là pháp luật ra đời sau nên tự thân nó ln có sự lạc hậu
nhất định so với sự phát triển không ngừng của các quan hệ xã hội, nhất là trong
thời kỳ đất nước ta đang thực hiện công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại
hóa và hội nhập quốc tế hiện nay.
Bộ luật Dân sự năm 2015 ra đời đã có nhiều điểm mới, khắc phục được nhiều
vấn đề bất cập trong Bộ luật Dân sự năm 2005. Nhưng chính những điểm này đã
làm cho Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2009 có những điểm lỗi
thời, bất cập so với Bộ luật Dân sự năm 2015, chưa theo kịp với sự phát triển của
các mối quan hệ xã hội, như: Về điều kiện thực hiện quyền yêu cầu bồi thường thiệt
hại; thời hiệu yêu cầu bồi thường thiệt hại; trách nhiệm của người bị thiệt hại trong
việc cung cấp tài liệu, chứng cứ; về phạm vi trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong
lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước; về thẩm quyền giải quyết yêu cầu bồi thường
thiệt hại; trình tự, thủ tục giải quyết bồi thường.
Trước tình hình đó, việc tiếp tục nghiên cứu để tìm ra những điểm còn bất cập
và chưa hợp lý của pháp luật từ đó đưa ra những giải pháp khắc phục vấn đề là một
yêu cầu cần thiết và quan trọng để góp phần xây dựng một cơ chế pháp lý đủ mạnh
và công bằng nhằm điều chỉnh hành vi xử sự của các chủ thể có liên quan.
Qua thời gian học tập, nghiên cứu và được sự quan tâm giúp đỡ của quý Thầy,
Cô giảng viên Trường Đại học Kinh tế- Luật, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí
Minh, tác giả nhận thấy đề tài “Pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do
người của pháp nhân gây ra” là một phần quan trọng và cần thiết trong số các nội
dung liên quan đến bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng nói chung và bồi thường
thiệt hại trong trường hợp cụ thể nói riêng nên đã chọn đề tài này làm luận văn tốt
nghiệp của mình với mong muốn tìm hiểu và làm rõ các quy định của pháp luật có


3


liên quan để tìm ra những vấn đề cịn hạn chế, khơng phù hợp, trên cơ sở đó đưa ra
một số kiến nghị nhằm góp phần khắc phục những vấn đề đó.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài.
Trong q trình thực hiện đề tài “Pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt
hại do người của pháp nhân gây ra”, tác giả có nghiên cứu và tham khảo một số
cơng trình nghiên cứu có liên quan của các tác giả như:

Giáo trình Pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
của Khoa Luật dân sự, Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh; Giáo
trình Luật dân sự tập II của Trường Đại học Luật Hà Nội; Giáo trình Luật dân sự
Việt Nam của PGS.TS Nguyễn Ngọc Điện, Trường Đại học Cần Thơ; Giáo trình
Luật dân sự tập 1-Tổng quan của PGS.TS Nguyễn Ngọc Điện, TS Đoàn Thị
Phương Diệp, ThS Lê Nguyễn Gia Thiện (2014).
Bài viết về “ Một số tình huống về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng” của
TS.Trần Minh Huệ- Khoa Pháp luật dân sự, Đại học Luật Hà Nội. Bài viết đi sâu
phân tích một số tình huống về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo quy định
của pháp luật, như: về gây thiệt hại trong trường hợp phòng vệ và trách nhiệm của
pháp nhân khi người của pháp nhân gây thiệt hại; về xác định lỗi trong trách nhiệm
bồi thường thiệt hại; trường hợp gây thiệt hại trong tình huống cấp thiết; gây thiệt
hại trong trong trường hợp phịng vệ chính đáng;…
Bài viết “Lỗi và trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng” của TS.
Phùng Trung Tập. Bài viết đi sâu vào việc phân tích về cơ sở xác định lỗi, hình thức
lỗi và những hành vi có lỗi trong một số loại trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng.
Luận văn thạc sỹ luật học của tác giả Nguyễn Thị Hương “Trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra”. Luận văn này nghiên cứu nhiều
vấn đề, trong đó có những nội dung liên quan đến đề tài nghiên cứu của tác giả như
việc nghiên cứu thực trạng pháp luật, thực tiễn giải quyết bồi thường thiệt hại do
người của pháp nhân gây ra và kiến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
của việc bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra. Đây là một cơng trình



4

nghiên cứu khá chi tiết về vấn đề BTTH do người của pháp nhân gây ra. Tuy nhiên,
trong phạm vi đề tài này tác giả Nguyễn Thị Hương chủ yếu nghiên cứu về trách
nhiệm BTTH do người của pháp nhân tư gây ra mà chưa có sự phân biệt rõ về trách
nhiệm BTTH của pháp nhân công và trách nhiệm BTTH của pháp nhân tư.
Ngoài ra, tác giả cũng tham khảo một số cơng trình nghiên cứu khoa học và
những bài viết có liên quan trên các sách, báo, tạp chí chuyên ngành luật khác trên
cơ sở kế thừa, chọn lọc những tinh hoa từ các cơng trình đã có và tiếp tục tìm ra
những điểm cịn chưa hợp lý, từ đó đề xuất, kiến nghị một số giải pháp nhằm góp
phần hồn thiện vấn đề.
3. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
3.1. Mục đích nghiên cứu:
Trong phạm vi đề tài này, tác giả nghiên cứu, tìm hiểu một số vấn đề lý luận
về bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra để hiểu rõ được những đặc
trưng cơ bản của bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra, những căn cứ
xác lập trách nhiệm bồi thường thiệt hại của pháp nhân, nguyên tắc bồi thường thiệt
hại và những trường hợp miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại của pháp nhân.
Đồng thời tìm hiểu thực trạng thực hiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng của pháp nhân.
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, tác giả đưa ra những vấn đề còn bất cập và đề
xuất, kiến nghị nhằm góp phần khắc phục những vấn đề đó.
3.2. Về đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài chủ yếu xoay quanh các quy định của pháp
luật về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân
gây ra và việc thực hiện các quy định của các chủ thể có liên quan trên thực tế.
3.3. Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài tập trung nghiên cứu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người của
pháp nhân gây ra trong quá trình thực hiện công việc được giao và giới hạn trong

phạm vi pháp luật dân sự của Việt Nam hiện hành. Trong phạm vi đề tài, tác giả


5

khơng nghiên cứu đến vấn đề trách nhiệm hình sự khi người của pháp nhân gây ra
những thiệt hại thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật hình sự hay lĩnh vực hành
chính khác.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn nghiên cứu dựa trên quan điểm của Chủ nghĩa Mác- Lênin, ứng
dụng cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử.
Để thực hiện việc nghiên cứu đề tài, luận văn còn sử dụng nhiều phương pháp
nghiên cứu khoa học khác như: phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp và một số
phương pháp nghiên cứu khoa học phù hợp khác.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
Luận văn với đề tài “Pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người
của pháp nhân gây ra” là một cơng trình nghiên cứu nghiêm túc của bản thân tác
giả.
Luận văn góp phần làm phong phú thêm về mặt lý luận và thực tiễn liên quan
đến vấn đề trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung và trách
nhiệm bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra nói riêng. Luận văn này
có thể là tư liệu tham khảo cho sinh viên cũng như các pháp nhân, cá nhân trong
quá trình thực hiện việc nghiên cứu, học tập và thực thi pháp luật.
6. Kết cấu của luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm
2 chương cơ bản như sau:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về bồi thường thiệt hại do người của pháp
nhân gây ra.
Chương 2: Thực trạng pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do
người của pháp nhân gây ra và kiến nghị sửa đổi.



6

Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO
NGƯỜI CỦA PHÁP NHÂN GÂY RA
1.1. Bồi thường thiệt hại và thủ tục giải quyết yêu cầu bồi thường thiệt
hại.
1.1.1. Khái niệm bồi thường thiệt hại.
Trong cuộc sống thường ngày, khi xảy ra thiệt hại, đối tượng bị thiệt hại
được cộng đồng xã hội giúp đỡ, chia sẻ để vượt qua khó khăn, thể hiện tinh thần
tương thân tương ái, truyền thống tốt đẹp của con người. Trong trường hợp thiệt hại
do con người có lỗi gây ra thì việc giúp đỡ, chia sẻ cũng vẫn diễn ra, nhưng bên
cạnh đó cịn có trách nhiệm pháp lý của người có lỗi gây thiệt hại đối với người bị
thiệt hại, đó là trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Bồi thường thiệt hại là một hình thức của trách nhiệm dân sự, theo đó bên có
hành vi trái pháp luật một cách cố ý hoặc vô ý gây ra thiệt hại, phải bồi thường
những tổn thất về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, các
quyền và lợi ích hợp pháp khác của cá nhân; danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân
hoặc chủ thể khác bị thiệt hại.
1.1.2. Khái niệm thiệt hại.
Thiệt hại là tổn thất về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài
sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của cá nhân ; danh dự, uy tín, tài sản của
pháp nhân hoặc chủ thể khác. Thiệt hại bao gồm có hai loại, thiệt hại về vật chất và
thiệt hại do tổn thất về tinh thần.
1.1.2.1. Thiệt hại về vật chất:
Theo Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08 tháng 7 năm 2006 của Hội
đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của
BLDS năm 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì thiệt hại về vật chất là

thiệt hại “được đặt ra khi tài sản của con người bị xâm hại: đồ vật bị phá hủy, lợi
nhuận bị giảm sút, bị mất mát của cải, tiền bạc. Thiệt hại vật chất dễ định giá thành


7

tiền’’. Hầu hết, những thiệt hại về vật chất là những thiệt hại mang tính hữu hình, có
thể định lượng được.
1.1.2.2. Thiệt hại do tổn thất về tinh thần:
Theo Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08 tháng 7 năm 2006 của Hội đồng
Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ
Luật Dân sự năm 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì thiệt hại do tổn
thất về tinh thần được chia làm hai loại, bao gồm thiệt hại do tổn thất về tinh thần
của cá nhân và thiệt hại do tổn thất về tinh thần của tổ chức.
- Thiệt hại do tổn thất tinh thần của cá nhân:“thiệt hại do tổn thất về tinh thần
của cá nhân được hiểu là do sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm mà
người bị thiệt hại hoặc do tính mạng bị xâm phạm mà người thân thích gần gũi nhất
của nạn nhân phải chịu đau thương, buồn phiền, mất mát về tình cảm, bị giảm sút
hoặc mấy uy tín, bị bạn bè xa lánh do bị hiểu nhầm… và cần phải được bồi thường
một khoản tiền bù đắp tổn thất mà họ phải chịu” 1.
- Thiệt hại do tổn thất tinh thần của tổ chức (tổ chức là pháp nhân và tổ chức
không phải là pháp nhân): “thiệt hại do tổn thất về tinh thần của pháp nhân và các
chủ thể khác không phải là pháp nhân (gọi chung là tổ chức) được hiểu là do danh
dự, uy tín bị xâm phạm, tổ chức đó bị giảm sút hoặc mất đi sự tín nhiệm, lịng tin…
vì bị hiểu nhầm và cần phải được bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất mà tổ
chức phải chịu” 2.
Như vậy, so với thiệt hại về vật chất thì thiệt hại về tinh thần hay sự tổn thất về
tinh thần là những thiệt hại khơng thể đo lường được một cách chính xác, nó thể
hiện một cách trực tiếp hay gián tiếp dưới dạng các trạng thái cảm xúc “tiêu cực” do
dư chấn hay kết quả của một hành động đi liền trước đó.

Từ các quy định trên ta thấy, pháp luật dân sự không đưa ra một định nghĩa về
thiệt hại hay tổn thất tinh thần nhưng theo các quy định trên ta có thể hiểu tổn thất
tinh thần là những tổn thất liên quan đến các quyền khơng có tính chất tài sản, đến
1

Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP, Mục 1.1.

2

Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP, Mục 1.1.


8

những lợi ích phi vật chất cần thiết cho cuộc sống: danh tiếng, tình cảm. Trên thực
tế, việc xác định tổn thất về tinh thần là rất khó khăn, phức tạp. Việc chứng minh
thiệt hại là rất khó, do đó việc xác định thiệt hại chủ yếu dựa vào chủ quan của
Thẩm phán phiên tòa. Đây là điều cần phải có hướng dẫn cụ thể để đảm bảo quyền
lợi hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Tóm lại, khái niệm thiệt hại là một khái niệm có nội hàm tương đối rộng, bao
hàm nhiều nội dung và việc xác định chính xác thiệt hại cũng chính là căn cứ cho
việc thực hiện trách nhiệm BTTH và thiệt hại luôn gắn với những chủ thể nhất định
hay nói cách khác ai là người gây ra thiệt hại và ai là người thực hiện trách nhiệm
BTTH.
1.1.3. Khái niệm người của pháp nhân
Như đã phân tích ở trên, một tổ chức được thành lập và đáp ứng các điều kiện
của một pháp nhân thì tổ chức đó được xem là có tư cách pháp nhân. Tuy vậy, để
tham gia các hoạt động xã hội cũng như các quan hệ dân sự và thực hiện các chức
năng của mình thì pháp nhân khơng thể tự mình làm tất cả các cơng việc và mục
tiêu đề ra mà phải thông qua những con người cụ thể đó chính là những người đại

diện và những thành viên khác của pháp nhân được gọi chung là người của pháp
nhân. Dưới góc độ pháp luật dân sự, BLDS năm 2015 cũng như các văn bản pháp
luật khác không đề cập đến khái niệm thế nào là người của pháp nhân. Do đó, thực
tế áp dụng pháp luật cũng như về mặt lý luận cũng tồn tại những cách hiểu khác
nhau về thuật ngữ “người của pháp nhân” trong đó, phổ biến nhất là hai loại cách
hiểu. Theo cách hiểu thứ nhất, người của pháp nhân là những người thuộc pháp
nhân như: nhân viên, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân (giám đốc, tổng
giám đốc). Với cách hiểu này thì người của pháp nhân bao gồm cả người làm công,
người học nghề theo quy định tại Điều 600 BLDS 2015. Theo cách hiểu thứ hai,
người của pháp nhân là những người đại diện của pháp nhân và không bao gồm
người làm công, người học nghề theo quy định tại Điều 600 BLDS năm 2015.3.

Đỗ Văn Đại (2013), Luật hợp đồng Việt Nam - Bản án và bình luận bản án, tập 1, Nxb
Chính Trị Quốc Gia,trang 96.
3


9

Theo giáo trình Luật dân sự tập II của Trường đại học Luật Hà Nội thì cho
rằng người của pháp nhân “được hiểu là bất cứ thành viên của pháp nhân. Thành
viên này có thể được pháp nhân tuyển dụng vào làm việc theo các quan hệ hợp đồng
dài hạn, ngắn hạn, đang trong thời gian thử việc...”4.
Theo quan điểm cá nhân, tác giả cho rằng, “người của pháp nhân” là một khái
niệm có nội hàm tương đối rộng, nó bao gồm hoạt động của người đại diện theo
pháp luật, đại diện theo ủy quyền và các thành viên khác của pháp nhân. Ngoài
người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo ủy quyền thì các hành vi của
thành viên khác của pháp nhân như những người lao động trực tiếp cho pháp nhân
thông qua hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc... cũng được coi là người của pháp
nhân. Bởi lẽ, khi giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc với pháp nhân

nghĩa là theo nguyên tắc suy đoán họ đã và đang thực hiện công việc theo sự phân
công của pháp nhân và như vậy quyền và nghĩa vụ của pháp nhân được xác lập bởi
những chủ thể này.
Trong BLDS năm 2015 ta thấy, ngồi Điều 597 thì tại Điều 598 quy định:
“Nhà nước có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật của người
thi hành công vụ gây ra theo quy định của Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà
nước”. Như vậy, bên cạnh khái niệm pháp nhân nói chung tức là pháp nhân là các
tổ chức kinh tế do các cá nhân, tổ chức thành lập thì cịn tồn tại thêm một dạng trách
nhiệm BTTH do người của pháp nhân là cơ quan, tổ chức quản lý cán bộ, công
chức; cơ quan tiến hành tố tụng gọi chung là cơ quan công quyền tức là cơ quan do
Nhà nước thành lập và quản lý. Ở góc độ này, người của pháp nhân sẽ bao gồm
người của pháp nhân công và người của pháp nhân tư.
Người của pháp nhân tư được hiểu là những người lao động đang làm việc
cho pháp nhân thông qua việc giao kết hợp đồng lao động: “người lao động là

Trường đại học Luật Hà Nội (2009), Giáo trình Luật dân sự tập II, Nxb Công an nhân
dân Hà Nội, trang 298.
4


10

người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng lao động,
được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động” 5.
Người của pháp nhân công bao gồm cán bộ, công chức theo quy định của luật
cán bộ, cơng chức. Theo đó, “cán bộ là cơng dân Việt Nam, được bầu cử, phê
chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng
Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị
xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng

lương từ ngân sách nhà nước.
Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch,
chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ
chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị
thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, qn nhân chun nghiệp,
cơng nhân quốc phịng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không
phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của
đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính
trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và
hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo,
quản lý của đơn vị sự nghiệp cơng lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của
đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
Cán bộ xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) là công dân Việt
Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân
dân, Ủy ban nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính
trị - xã hội; cơng chức cấp xã là cơng dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức
danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và
hưởng lương từ ngân sách nhà nước.” 6.

5
6

Bộ luật lao động 2012, Điều 3.
Luật cán bộ, công chức 2008, Điều 4.


11

Như vậy, để có cơ sở thực hiện việc BTTH do người của pháp nhân gây ra thì
việc xác định đối tượng pháp nhân nào thuộc đối tượng điều chỉnh của từng loại văn

bản pháp luật cụ thể nào là điều quan trọng và cần thiết để làm cơ sở cho việc thực
hiện trách nhiệm BTTH.
* Phân loại pháp nhân:
- Phân loại pháp nhân theo Bộ luật Dân sự năm 2015: Pháp nhân được
phân thành hai loại, đó là pháp nhân thương mại và pháp nhân phi thương mại.
Pháp nhân thương mại là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận
và lợi nhuận được chia cho các thành viên. Pháp nhân thương mại bao gồm các
doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác.
Pháp nhân phi thương mại là pháp nhân khơng có mục tiêu chính là tìm kiếm
lợi nhuận; nếu có lợi nhuận thì cũng khơng được phân chia cho các thành viên.
Pháp nhân phi thương mại bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ
chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức chính trị-xã hội-nghề nghiệp, tổ
chức xã hội, tổ chức xã hội-nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện và các tổ chức phi
thương mại khác.
- Phân loại pháp nhân theo học thuyết: Theo PGS.TS Nguyễn Ngọc Điện
(2014), ở góc độ học thuyết, từ kinh nghiệm của các nước, phân nhóm các pháp
nhân theo hai cách: hoặc phân biệt giữa pháp nhân theo luật công và pháp nhân theo
luật tư, hoặc phân chia pháp nhân tùy theo mục tiêu – có tìm kiếm hay khơng tìm
kiếm lợi nhuận.
Phân loại pháp nhân theo học thuyết, thường bao gồm pháp nhân theo luật
cơng (cịn gọi là pháp nhân cơng pháp) và pháp nhân theo luật tư.
“Tạm gọi là pháp nhân công pháp trong luật Việt Nam, các tổ chức nắm giữ
quyền lực công cộng và thực hiện một trong các chức năng của Nhà nước hoặc đảm
nhận một vai trị trong hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa. Đảng Cộng sản Việt
Nam, giữ vị trí trung tâm trong hệ thống chính trị, là một ví dụ về pháp nhân công
pháp. Trong danh sách pháp nhân công pháp được ghi nhận trong luật viết hiện
hành khơng có Nhà nước; song tư cách pháp nhân của Nhà nước được thừa nhận


12


trong nhiều chế định, đặc biệt là trong pháp luật về tài sản và pháp luật thừa kế. Nhà
nước là người thực hiện quyền sở hữu toàn dân về tài sản, là người tiếp nhận các di
sản không người hưởng.
Nhà nước có các cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang. Các cơ quan nhà nước
được phân loại thành cơ quan nhà nước trung ương và cơ quan nhà nước của địa
phương. Các đơn vị hành chính thành lập theo lãnh thổ (tỉnh, thành phố, huyện, thị
xã, xã phường, thị trấn) khơng phải là pháp nhân, mà chính các cơ quan nhà nước
được thành lập trong khuôn khổ tổ chức bộ máy chính quyền địa phương là các
pháp nhân. Bên cạnh Nhà nước, có các tổ chức thành viên khác của hệ thống chính
trị - xã hội chủ nghĩa: Mặt trận Tổ quốc, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam,…
Về nguồn gốc, pháp nhân cơng pháp có thể hình thành từ sự kết nhóm của các
cá nhân, tổ chức kết hợp với sáng kiến của Nhà nước như Mặt trận Tổ quốc, Tổng
Liên đoàn Lao động Việt Nam,… nhưng cũng có thể chỉ do ý chí của Nhà nước,
như các cơ quan hành chính nhà nước, các cơ quan dịch vụ cơng – trường học, bệnh
viện,…
Ở góc độ pháp luật dân sự, pháp nhân cơng pháp chỉ có những quyền hạn nhất
định đối với tài sản đặt dưới quyền quản lý của mình. Trên nguyên tắc, tài sản của
pháp nhân công pháp là tài sản công, thuộc sở hữu của Nhà nước, các pháp nhân
công pháp được Nhà nước giao các tài sản ấy để sử dụng phù hợp với mục đích tồn
tại của pháp nhân. Các pháp nhân cơng pháp quản lý tài sản của mình bằng các
cơng cụ của hệ thống kế tốn cơng” 7.
Pháp nhân theo luật tư: “Nếu định nghĩa bằng phương pháp loại trừ thì pháp
nhân theo luật tư không phải là pháp nhân công pháp . Tổ chức kinh tế là ví dụ điển
hình về pháp nhân theo luật tư. Tổ chức kinh tế có thể là doanh nghiệp nhà nước,
các hợp tác xã, các công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần thuộc các thành
phần kinh tế phi cơng hữu,… Có một số tổ chức kinh tế, do nhà nước thành lập,
mang tính chất của pháp nhân hỗn hợp, vừa cơng pháp, vừa tư pháp, như các doanh
PGS.TS Nguyễn Ngọc Điện, TS Đoàn Thị Phương Diệp, ThS Lê Nguyễn Gia Thiện,
Giáo trình Luật dân sự, tập 1- Tổng quan, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia thành phố Hồ

Chí Minh- 2014, trang 112.
7


13

nghiệp nhà nước độc quyền trong các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế quốc dân
(bưu chính viễn thơng, khống sản,…). Các hội tự nguyện của những người có cùng
nghề nghiệp, cùng sở thích, cùng lợi ích cá nhân chung (như hội những người nuôi
tôm, hội làm vườn,…) cũng là các pháp nhân theo luật tư. Các pháp nhân theo luật
tư hoạt động sản xuất, kinh doanh và pháp nhân hỗn hợp áp dụng chế độ kế toán
doanh nghiệp.
Trong luật Việt Nam hiện hành doanh nghiệp nhà nước trong các lĩnh vực nhà
nước không nắm độc quyền cũng mang các đặc điểm cơ bản của pháp nhân theo
luật tư. Tuy nhiên, các cán bộ điều hành chủ chốt của các doanh nghiệp này lại được
hưởng quy chế đặc biệt như công chức biệt phái sang khu vực kinh tế” 8.
1.1.4. Thủ tục giải quyết yêu cầu bồi thường
Thủ tục giải quyết yêu cầu bồi thường bao gồm các bước sau:
+ Thụ lý đơn yêu cầu bồi thường :
Theo quy định tại Điều 17 Luật TNBTCNN, việc thụ lý hồ sơ yêu cầu BTTH
được quy định như sau:
Khi nhận hồ sơ yêu cầu bồi thường, cơ quan có trách nhiệm bồi thường phải
kiểm tra và xác định tính hợp lệ của đơn và các giấy tờ kèm theo; trường hợp hồ sơ
khơng đầy đủ thì hướng dẫn người bị thiệt hại bổ sung.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn và các giấy tờ hợp
lệ, nếu xác định yêu cầu bồi thường thuộc trách nhiệm giải quyết của mình thì cơ
quan đã nhận hồ sơ phải thụ lý và thông báo bằng văn bản về việc thụ lý đơn cho
người bị thiệt hại; trường hợp yêu cầu bồi thường không thuộc trách nhiệm giải
quyết của mình thì cơ quan đã tiếp nhận hồ sơ phải trả lại hồ sơ và hướng dẫn người
bị thiệt hại gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền để yêu cầu giải quyết bồi thường.

+ Cử người đại diện thực hiện giải quyết bồi thường :
Ngay sau khi thụ lý đơn yêu cầu bồi thường, thủ trưởng cơ quan có trách
nhiệm bồi thường phải ra quyết định cử người đại diện thực hiện việc giải quyết bồi
PGS.TS Nguyễn Ngọc Điện, TS Đoàn Thị Phương Diệp, ThS Lê Nguyễn Gia Thiện,
Giáo trình Luật dân sự, tập 1- Tổng quan, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia thành phố Hồ
Chí Minh- 2014, trang 112.
8


14

thường (sau đây gọi chung là người đại diện). Trường hợp thủ trưởng cơ quan là
người thi hành công vụ đã gây ra thiệt hại hoặc là vợ (hoặc chồng), ông nội, bà nội,
ông ngoại, bà ngoại, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi (bên vợ hoặc bên chồng), con
đẻ, con nuôi, anh, chị, em ruột (bên vợ hoặc bên chồng), cháu nội, cháu ngoại của
người thi hành công vụ đã gây ra thiệt hại hoặc của người bị thiệt hại (sau đây gọi
chung là người liên quan) thì tập thể lãnh đạo cơ quan cùng thảo luận, thống nhất cử
một đại diện lãnh đạo cơ quan chịu trách nhiệm về việc giải quyết bồi thường.
Trường hợp cơ quan có trách nhiệm bồi thường hoạt động theo chế độ tập thể thì
tập thể cơ quan quyết định cử người đại diện.
Người đại diện phải có đủ các điều kiện sau đây: là cán bộ lãnh đạo cấp phòng
trở lên hoặc tương đương; có kinh nghiệm cơng tác trong ngành, lĩnh vực phát sinh
trách nhiệm bồi thường; không phải là người liên quan của người thi hành công vụ
đã gây ra thiệt hại hoặc của người bị thiệt hại 9.
+ Xác minh thiệt hại
Việc xác minh thiệt hại được tiến hành trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày thụ
lý đơn yêu cầu bồi thường. Trường hợp vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải
xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn xác minh thiệt hại có thể kéo dài nhưng
không quá 40 ngày. Căn cứ vào tính chất, nội dung của vụ việc, cơ quan có trách
nhiệm bồi thường có thể tổ chức việc định giá tài sản, giám định thiệt hại về tài sản,

giám định thiệt hại về sức khoẻ hoặc lấy ý kiến của các cơ quan có liên quan về việc
giải quyết bồi thường. Chi phí định giá, giám định được bảo đảm từ ngân sách nhà
nước.
Trường hợp người bị thiệt hại không đồng ý với kết quả định giá, giám định
mà yêu cầu định giá, giám định lại và được cơ quan có trách nhiệm bồi thường đồng
ý thì chi phí định giá, giám định lại do người bị thiệt hại chi trả, trừ trường hợp kết
quả định giá, giám định chứng minh yêu cầu định giá, giám định lại là có căn cứ 10.
+ Thương lượng việc giải quyết bồi thường

9

Nghị định số 16/2010/NĐ-CP, Điều 7.
Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2009, Điều 18.

10


15

Vấn đề thường lượng việc giải quyết bồi thường được quy định tại Điều 19
Luật TNBTCNN và Điều 9 Nghị định 16/2010/NĐ-CP. Theo đó:
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc việc xác minh thiệt hại,
cơ quan có trách nhiệm bồi thường phải tiến hành thương lượng với người bị thiệt
hại theo quy định tại Điều 19 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước. Trong
thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc việc thương lượng, cơ quan có trách
nhiệm bồi thường phải hoàn thành dự thảo quyết định giải quyết bồi thường. Trong
trường hợp cần thiết, cơ quan có trách nhiệm bồi thường có thể gửi dự thảo quyết
định giải quyết bồi thường để lấy ý kiến của các cơ quan có liên quan.
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày kết thúc việc xác minh thiệt hại, cơ quan
có trách nhiệm bồi thường phải tổ chức và chủ trì thương lượng với người bị thiệt

hại về việc giải quyết bồi thường; trường hợp vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp thì
thời hạn thương lượng có thể kéo dài nhưng khơng quá 45 ngày. Thành phần
thương lượng gồm đại diện cơ quan có trách nhiệm bồi thường và người bị thiệt hại
hoặc đại diện hợp pháp của họ. Trong trường hợp cần thiết, người thi hành công vụ
gây ra thiệt hại được mời tham gia vào việc thương lượng. Đại diện của cơ quan có
trách nhiệm bồi thường phải là người có thẩm quyền để thỏa thuận việc bồi thường
với người bị thiệt hại và chịu trách nhiệm trước cơ quan có trách nhiệm bồi thường.
Địa điểm thương lượng là trụ sở của cơ quan có trách nhiệm bồi thường hoặc trụ sở
của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người bị thiệt hại cư trú, trừ trường
hợp các bên có thỏa thuận khác.
Việc thương lượng phải lập thành biên bản. Biên bản thương lượng phải ghi rõ
những nội dung chính sau đây: ngày, tháng, năm tiến hành thương lượng; địa điểm
thương lượng, thành phần tham gia thương lượng; ý kiến của các bên tham gia
thương lượng; những nội dung thương lượng thành hoặc không thành. Biên bản
thương lượng phải có chữ ký của các bên và được gửi cho người bị thiệt hại một
bản ngay sau khi kết thúc thương lượng. Kết quả thương lượng là cơ sở để quyết
định việc bồi thường.
+ Ra quyết định giải quyết bồi thường


16

Việc ra quyết định giải quyết bồi thường và hiệu lực của quyết định giải quyết
bồi thường được quy định tại các Điều 20, 21 của Luật TNBTCNN:
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày kết thúc việc thương lượng, cơ quan có
trách nhiệm bồi thường phải ra quyết định giải quyết bồi thường. Quyết định giải
quyết bồi thường phải có các nội dung chính sau đây: tên, địa chỉ của người yêu cầu
bồi thường; tóm tắt lý do yêu cầu bồi thường; căn cứ xác định trách nhiệm bồi
thường; mức bồi thường; quyền khởi kiện tại Toà án trong trường hợp không tán
thành với quyết định giải quyết bồi thường. Quyết định giải quyết bồi thường phải

được gửi cho người bị thiệt hại, cơ quan cấp trên trực tiếp của cơ quan có trách
nhiệm bồi thường và người thi hành công vụ gây ra thiệt hại. Quyết định giải quyết
bồi thường có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày người bị thiệt hại nhận được quyết
định, trừ trường hợp người bị thiệt hại không đồng ý và khởi kiện ra Toà án.
+ Chuyển giao quyết định giải quyết bồi thường :
Việc chuyển giao quyết định giải quyết bồi thường cho người bị thiệt hại do
một trong những người sau đây thực hiện: đại diện của cơ quan có trách nhiệm bồi
thường; đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cá nhân bị thiệt hại cư trú, tổ chức bị
thiệt hại đặt trụ sở, trong trường hợp chuyển giao quyết định giải quyết bồi thường
thông qua Ủy ban nhân dân cấp xã; những người khác do pháp luật quy định. Người
thực hiện việc chuyển giao phải trực tiếp chuyển giao quyết định giải quyết bồi
thường cho người bị thiệt hại. Người bị thiệt hại phải ký nhận vào biên bản hoặc sổ
giao nhận quyết định giải quyết bồi thường. Ngày ký nhận của người bị thiệt hại
được tính là ngày nhận được quyết định giải quyết bồi thường.
Trong trường hợp người bị thiệt hại vắng mặt thì quyết định giải quyết bồi
thường có thể được giao cho người thân có đủ năng lực hành vi dân sự cùng cư trú
với họ. Người thân của người bị thiệt hại phải ký nhận vào biên bản hoặc sổ giao
nhận quyết định giải quyết bồi thường. Ngày ký nhận của người thân cùng cư trú
được tính là ngày người bị thiệt hại nhận được quyết định giải quyết bồi thường.
Trong trường hợp người bị thiệt hại khơng có người thân có đủ năng lực hành
vi dân sự cùng cư trú hoặc có nhưng họ từ chối nhận hộ quyết định giải quyết bồi


17

thường thì có thể chuyển giao quyết định giải quyết bồi thường thông qua Ủy ban
nhân dân cấp xã nơi người bị thiệt hại cư trú.
Trong trường hợp việc chuyển giao quyết định giải quyết bồi thường qua
người khác thì người thực hiện việc chuyển giao phải lập biên bản ghi rõ việc người
bị thiệt hại vắng mặt, quyết định giải quyết bồi thường đã được giao cho ai; lý do;

ngày, giờ giao; quan hệ giữa người nhận hộ với người bị thiệt hại; cam kết giao
ngay tận tay quyết định giải quyết bồi thường cho người bị thiệt hại. Biên bản có
chữ ký của người nhận chuyển quyết định giải quyết bồi thường và người thực hiện
việc chuyển giao quyết định giải quyết bồi thường, người chứng kiến.
Trong trường hợp người bị thiệt hại vắng mặt mà không rõ thời điểm trở về
hoặc khơng rõ địa chỉ thì người thực hiện việc chuyển giao quyết định giải quyết
bồi thường phải lập biên bản về việc không thực hiện được việc chuyển giao. Biên
bản phải có chữ ký của người cung cấp thông tin về người bị thiệt hại.
Trong trường hợp người bị thiệt hại từ chối nhận quyết định giải quyết bồi
thường thì người thực hiện việc chuyển giao phải lập biên bản trong đó nêu rõ lý do
của việc từ chối, có xác nhận của tổ trưởng tổ dân phố hoặc Ủy ban nhân dân, công
an xã, phường, thị trấn về việc người đó từ chối nhận quyết định giải quyết bồi
thường 11.
+ Giải quyết yêu cầu bồi thường tại Tịa án:
Bên bị thiệt hại chỉ có thể tiến hành khởi kiện tại Tòa án khi quyết định giải
quyết bồi thường chưa có hiệu lực pháp luật. Việc yêu cầu bồi thường tại Tòa án
được thực hiện như sau:
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày hết thời hạn ra quyết định giải quyết bồi
thường quy định tại Điều 20 của Luật TNBTCNN mà cơ quan có trách nhiệm bồi
thường không ra quyết định hoặc kể từ ngày người bị thiệt hại nhận được quyết
định nhưng không đồng ý thì người bị thiệt hại có quyền khởi kiện ra Tồ án có
thẩm quyền theo quy định tại Điều 23 của Luật này để yêu cầu giải quyết bồi
thường.
11

Nghị định 16/2010/NĐ-CP, Điều 10.


18


Trường hợp người bị thiệt hại chứng minh được do trở ngại khách quan hoặc
do sự kiện bất khả kháng mà khơng thể khởi kiện đúng thời hạn thì thời gian có trở
ngại khách quan hoặc sự kiện bất khả kháng khơng được tính vào thời hạn khởi kiện
quy định tại khoản này 12.
Tịa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về bồi thường nhà nước là Tòa án
nhân dân cấp huyện theo quy định tại khoản 1 Điều 23 Luật TNBTCNN. Trường
hợp Tòa án nhân dân cấp huyện theo quy định tại khoản 1 Điều 23 Luật TNBTCNN
là Tịa án có trách nhiệm bồi thường thì Tịa án nhân dân cấp huyện báo cáo Tòa án
nhân dân cấp trên trực tiếp để Tòa án nhân dân cấp trên trực tiếp của Tịa án đó lấy
vụ án lên giải quyết theo thủ tục sơ thẩm.13.
1.2. Những đặc trưng cơ bản của bồi thường thiệt hại do người của pháp
nhân gây ra.
Thứ nhất, trách nhiệm bồi thường thiệt hại của pháp nhân trong trường hợp
người của pháp nhân gây ra thiệt hại là trách nhiệm trực tiếp.
Đặc trưng thứ nhất của bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra là
xác định trách nhiệm của pháp nhân trong việc thực hiện bồi thường thiệt hại do
người của pháp nhân gây ra là trách nhiệm trực tiếp.
Thứ hai, Việc bồi thường thiệt hại chỉ diễn ra khi người của pháp nhân thực
hiện hành vi trái pháp luật gây thiệt hại thực tế cho cá nhân, tổ chức khác và người
bị thiệt hại (hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại) đòi bồi thường thiệt
hại.
Là một dạng của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong pháp
luật dân sự nên các điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại của pháp
nhân cũng tương tự như các điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
ngồi hợp đồng thơng thường, như: 1) Người gây thiệt hại phải là người của pháp
nhân; 2) Hành vi gây thiệt hại diễn ra khi người của pháp nhân đang thực hiện

12
13


Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2009, Điều 22.
Thông tư Liên tịch số 01/2012/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP, Điều 18.


19

nhiệm vụ pháp nhân giao; 3) Hành vi gây thiệt hại có quan hệ trực tiếp với nhiệm
vụ được giao; 4) Có thiệt hại xảy ra.
Thứ ba, việc xác định giới hạn phạm vi thực hiện trách nhiệm bồi thường
thiệt hại do người của pháp nhân gây ra.
Hành vi gây thiệt hại do người của pháp nhân gây ra có thể làm phát sinh
một số loại trách nhiệm hoặc một trong số các loại trách nhiệm như trách nhiệm
hình sự, trách nhiệm dân sự, trách nhiệm kỷ luật. Có những trường hợp người của
pháp nhân vừa phải chịu trách nhiệm hình sự, trách nhiệm kỷ luật, vừa phải chịu
trách nhiệm dân sự bồi hồn lại một phần chi phí mà pháp nhân đã bỏ ra để bồi
thường. Cịn về phía pháp nhân, thiệt hại có thể do một người hoặc một số người
của một số pháp nhân hoặc người của nhiều pháp nhân gây ra nên giới hạn trách
nhiệm được xác định khác nhau, như trách nhiệm theo phần, trách nhiệm độc lập
hoặc trách nhiệm liên đới. Căn cứ để xác định giới hạn trách nhiệm trong trường
hợp này chính là hành vi do người của pháp nhân thực hiện, bên cạnh đó cũng cần
phải đề cập đến căn cứ là mức độ trái pháp luật của người giao nhiệm vụ, người có
thẩm quyền đồng ý với hành vi trái pháp luật trong trường hợp hành vi vi phạm kéo
dài, tức là hành vi trái pháp luật hoặc quyết định trái pháp luật.
Thứ tư,về bảo đảm thực hiện. Việc áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt haị
do Tòa án thực hiện bằng một bản án hoặc quyết định có hiệu lực pháp luật. Trách
nhiệm bồi thường thiệt haị do tính mạng bị xâm phạm được bảo đảm thực hiện bằng
biện pháp cưỡng chế của nhà nước.
Thứ năm, về hậu quả. Thiệt hại bao gồm cả vật chất và tinh thần nhưng trách
nhiệm bồi thường thiệt hại luôn mang đến một hậu quả bất lợi về tài sản cho người
gây thiệt hại.

1.3. Căn cứ xác lập trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người của pháp
nhân gây ra.
Pháp nhân được xem là chủ thể tham gia vào các quan hệ pháp luật dân sự và
có tài sản riêng để bảo đảm cho việc thực hiện các hoạt động của mình. Do đó, nếu
xét theo mối quan hệ giữa cá nhân với pháp nhân thì pháp nhân ln được suy đốn


×