Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

hoàn thiện luật pháp về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguyhiểm cao độ gây ra

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160 KB, 18 trang )

Phần mở đầu:
Trong điều kiện khoa học, kỹ thuật phát triển nhanh chóng như ngày nay; càng
ngày càng có nhiều những vật có công dụng to lớn, phục vụ nhu cầu sinh hoạt, giải
trí của con người. Tuy nhiên, khoa học càng phát triển, những vật xung quanh ta
càng ẩn chứa nhiều nguy cơ gây ra tai nạn, thiệt hại mà dù con người có cố gắng sử
dụng, bảo quản đúng quy trình thế nào cũng không thể phòng ngừa hết được. Càng
ngày càng có nhiều tai nạn do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Nhằm bảo đảm chủ
sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng của chúng luôn đảm bảo những quy định khắt
khe về sử dụng, bảo quản tài sản là nguồn nguy hiểm cao độ; cũng như đảm bảo
quyền và lợi ích cho những người bị thiệt hại bởi nguồn nguy hiểm cao độ; luật
pháp đã quy định rõ về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao
độ gây ra. Tìm hiểu lý luận và thực tiễn xung quanh vấn đề này là cơ sở để áp dụng
đúng và hoàn thiện luật pháp về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy
hiểm cao độ gây ra.

Phần nội dung:
1. Khái niệm nguồn nguy hiểm cao độ.
1.1. Định nghĩa.
Hiện nay, pháp luật chưa có định nghĩa rõ ràng về nguồn nguy hiểm cao độ. Có
thể hiểu một cách chung nhất, nguồn nguy hiểm cao độ là các dạng vật chất (kể cả
sống và không sống) mà tự thân nó ẩn chứa khả năng tạo ra những mối nguy hiểm
ra môi trường xung quanh. Trong lĩnh vực dân sự, nguồn nguy hiểm cao độ được
giới hạn lại chỉ là những đối tượng là tài sản của chủ sở hữu, được chiếm hữu, sử
dụng và có những biện pháp mang tính chuẩn mực nhằm phòng ngừa và kiểm soát
tính nguy hiểm của nó. Khái niệm nguồn nguy hiểm cao độ có ý nghĩa rất quan
trọng trong việc xác định thiệt hại có đúng là do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
hay không, từ đó mới có căn cứ để áp dụng những quy định của pháp luật về bồi
1


thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra trong những trường hợp thực


tế, cụ thể.
Trong pháp luật dân sự Việt Nam, khoản 1 điều 623 BLDS 2005 đã có quy
định: “ Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới,
hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất
cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do
pháp luật quy định”.
Theo nghị quyết 03/2006 của Hội đồng thẩm phán toàn án nhân dân tối cao thì
trong việc xác định nguồn nguy hiểm cao độ, ngoài những căn cứ tại điều khoản 1
623 thì còn phải căn cứ vào các văn bản pháp luật khác có liên quan hoặc các quy
định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về các lĩnh vực chuyên môn cụ thể.
Điều 623BLDS liệt kê những đối tượng được coi là nguồn nguy hiểm cao độ, trong
đó bao gồm:
- “Phương tiện giao thông vận tải cơ giới”: Hiện tại chưa có quy định nào của
pháp luật chỉ rõ khái niệm “phương tiện giao thông vận tải cơ giới”. Tuy nhiên, có
thể tìm thấy một số những quy định về các dạng của phương tiện giao thông vận tải
cơ giới trong các văn bản pháp luật khác. Chẳng hạn như khoản 18, điều 3, Luật
Giao thông đường bộ 2008 quy định “Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ
( sau đây gọi là xe cơ giới) gồm xe ô tô, máy kéo; rơ mooc hoặc sơ mi rơ mooc
được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh; xe gắn máy
(kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự”.
Luật giao thông đường bộ phân chia các loại phương tiện giao thông đường bộ
ra thành “phương tiện cơ giới” và “phương tiện thô sơ”. Nếu áp dụng cách hiểu
tương tự như vậy đối với các loại hình đường giao thông khác, ta có thể phân biệt
được phương tiện giao thông nào là nguồn nguy hiểm cao độ. Đối với phương tiện
giao thông trên mặt nước thì theo điều 11 Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 2005:“
Tàu biển là tàu hoặc cấu trúc nổi di động khác chuyên dùng hoạt động trên biển”
2


và khoản 7, điều 3 Luật giao thông đường thủy nội địa năm 2004 quy định:

“Phương tiện thủy nội địa (sau đây gọi là phương tiện) là tàu, thuyền và các cấu
trúc nổi khác, có động cơ hoặc không có động cơ, chuyên hoạt động trên đường
thủy nội địa”. Hay đối với tàu bay là phương tiện trong hoạt động vận chuyển hàng
không thì: “Tàu bay là thiết bị được nâng giữ trong khí quyển nhờ tác động tương
hỗ với không khí, bao gồm máy bay, trực thăng, tàu lượn, khí cầu và các thiệt bị
bay khác, trừ thiết bị được nâng giữ trong khí quyển nhờ tác động tương hỗ với
không khí phản lại từ bề mặt Trái Đất” (Khoản 1, điều 13, Luật hàng không dân
dụng Việt Nam 2006). Hoặc trong trường hợp phương tiện giao thông vận tải
đường sắt, khoản 20 điều 3 Luật đường sắt năm 2005 quy định: “Phương tiện giao
thông đường sắt là đầu máy, xe toa, xe toa động lực, phương tiện chuyên dùng di
chuyển trên đường sắt”. Có thể hiểu phương tiện giao thông có kích cỡ lớn (ngang
với các phương tiện giao thông đường bộ cơ giới trở lên) hay hoạt động bằng động
cơ thì đều là nguồn nguy hiểm cao độ.
- “Hệ thống tải điện” là hệ thống truyền điện bao lưới điện và các thiết bị đo đếm
điện. Theo quy định tại Luật điện lực 2004 thì: “…3. Lưới điện là hệ thống đường
dây tải điện, máy biến áp và trang thiết bị phụ trợ để truyền dẫn điện. Lưới điện,
theo mục đích sự dụng và quản lý vận hành, được phân biệt thành lưới điện truyền
tải và lưới điện phân phối…
4. Thiết bị đo đếm điện là thiết bị đo công suốt, điện năng, dòng điện, điện áp, tần
số, hệ thống công suốt, bao gồm các loại như công tơ, các loại đồng hồ đo điện và
các thiết bị, phụ kiện kèm theo.”
- “Nhà máy công nghiệp đang hoạt động” là tổ hợp công trình, cơ sở sản xuất của
nền công nghiệp; thường sử dụng máy móc với quy mô lớn; đang vận hành, thực
hiện các chức năng theo quy trình hoạt động thông thường. Cần phần biệt rằng nhà
máy công nghiệp đang ở trạng thái không hoạt động thì không phải là nguồn nguy
hiểm cao độ vì nó không tạo ra nguy hiểm cho môi trường xung quanh.
3


- “Vũ khí” theo quy định tại “Quy chế quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ

trợ” – ban hành kèm Nghị định số 47/CP của Chính phủ ngày 12/8/1996 bao gồm:
vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao, súng săn và các công cụ hễ trợ.
- “Chất cháy, chất nổ”. Theo khoản 2, điều 3 Luật phòng cháy, chữa cháy thì
nguy hiểm về cháy, nổ là chất lỏng, chất khí, chất rắn hoặc hàng hoá, vật tư dễ xảy
ra cháy, nổ. Chất cháy có đặc tính tự bố cháy khi tiếp xúc với ôxy trong không khú,
nước hoặc dưới tác động của các yếu tố khác ở nhiệt độ nhất định (diêm, phốt pho,
xăng dầu .v.v.) Chất nổ có khả năng gây nổ mạnh, nhanh tỏa nhiệt và ánh sáng
(thuốc nổ, thuốc pháo, thuốc súng.v.v.)
- “Chất độc”: Theo quy định tại khoản 5 điều 4 Luật Hóa chất 2007 thì “Hóa chất
độc là hóa chất nguy hiểm có ít nhất một trong những đặc tính quy định từ điểm a
đến n khoản 4 điều này”.
- “Chất phóng xạ” theo quy định tại khoản 3 điều 3 pháp lệnh an toànvà kiểm soát
bức xạ 1996 là chất ở thể rắn, lỏng hoặc khí có hoạt độ phóng xạ riêng lớn hơn 70
kilo Beccơren trên kilogam (70 kBq/kg. Nó là nhân tố sát thương của vũ khí hạt
nhân gồm những đồng vị không bền của các nguyên tố hóa học, có khả năng phát
ra những chùm tia phóng xạ không nhìn thấy gây bệnh hoặc gây nhiễm xạ đối với
người, động vật và môi trường sống.
- “Thú dữ” theo từ điển tiếng Việt là động vật bậc cao, có lông mao, có tuyến vú,
nuôi con bằng sữa, to lớn, rất dữ, có thể làm hại người. Ví dụ: hổ, báo, sư tử, gấu…
Định nghĩa trên được sử dụng đối với những loại động vật thuộc Lớp thú theo phân
loại sinh học. Tuy nhiên cũng cần phải thấy một số loài cá, bò sát .v.v. cũng có khả
năng gây nguy hiểm cho người và tài như thú dữ nên chúng cũng được coi là
nguồn nguy hiểm cao độ.

4


- Ngoài ra, pháp luật còn dự liệu các nguồn nguy hiểm cao độ có thể xuất hiện
trong tương lại nên đã đặt ra quy định về nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp
luật quy định.

1.2. Đặc điểm.
Về bản chất, nguồn nguy hiểm cao độ có những đặc điểm riêng giúp phân biệt
nó với những vật khác. Điều này có ý nghĩa rất lớn trong việc giúp cơ quan có
thẩm quyền giải quyết tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có thể áp
dụng đúng quy định của pháp luật. Ta thấy, nguồn nguy hiểm cao độ có những tính
chất như sau:
- Tính tự nguy hiểm: Bản thân nguồn nguy hiểm cao độ đã có những yếu tố bên
trong xác định tính nguy hiểm của mình, sự nguy hiểm đó có thể bùng phát ra môi
trường xung quanh, gây thiệt hại.
- Tính xác định bởi quy định của pháp luật. Nguồn nguy hiểm cao độ không
phải là một khái niệm khoa học cụ thể mà là tập hợp các tài sản thuộc danh mục
được pháp luật quy định. Khi xem xét một vật có phải nguồn nguy hiểm cao độ
hay không phải căn cứ vào quy định của pháp luật, tránh nhầm lẫn với các trường
hợp khác. Chẳng hạn cần tránh nhầm giữa thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ là
thú dữ gây ra với thiệt hại do súc vật gây ra, giữa nhà máy công nghiệp đang hoạt
động với nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra .v.v.
2. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
2.1. Điều kiện phát sinh.
Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là một trường hợp cá
biệt của bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Vì vậy, ngoài những điều kiện cơ
bản, giống với điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
nói chung; điều iện phá sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm

5


cao độ gây ra còn có những điểm riêng biệt, đặc thù. Các điều kiện phát sinh trách
nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra bao gồm:
2.1.1. Có thiệt hại xảy ra.
Thiệt hại là yếu tố quan trọng, mang tính tiền đề của trách nhiệm bồi thường

thiệt hại nói chung và bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra nói
riêng. Khi có thiệt hại xảy ra trong thực tế thì mới đặt ra vấn đề trách nhiệm bồi
thường thiệt hại nhằm đảm bảo quyền lợi cho người bị xâm hại về lợi ích. Thiệt hại
là tổn thất thực tế bị mất được tính thành tiền do việc xâm phạm đến tính mạng,
sức khỏe, danh dự, uy tín, tài sản của cá nhân, tổ chức. Các dạng thiệt hại bao gồm:
- Thiệt hại về tài sản (tài sản bị mất, giảm sút .v.v.)
- Thiệt hại về tính mạng, sức khỏe (chi phí cứu chữa, bồi dưỡng; thu nhập thực
tế bị giảm, bị mất .v.v.)
- Tổn thất về tinh thần (bù đắp tổn thất của người bị hại và người thân của họ
trong trường hợp họ chết hoặc bị tổn hại về sức khỏe)
Ở đây ta thấy nguồn nguy hiểm cao độ không thể gây ra thiệt hại về danh dự,
nhân phẩm, uy tín cho người khác nên không đặt vấn đề trách nhiệm bồi thường
thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm hại.
2.1.2. Có sự kiện gây thiệt hại của chính nguồn nguy hiểm cao độ.
Trong trường hợp bồi thường thiệt hại gây ra bởi nguồn nguy hiểm cao độ, pháp
luật dân sự không đặt ra yếu tố hành vi gây thiệt hại. Vì bản chất, hành vi là sự
hành động hoặc không hành động của con người, nguồn nguy hiểm cao độ không
phải là con người nên không thể có hành vi gây thiệt hại mà phải gọi là “sự kiện
gây thiệt hại”. Sự kiện gây thiệt hại phải do tự thân nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
mà không phải thông qua sự điều khiển có mục đích của ý thức con người. Chẳng
hạn xe ô tô đang di chuyển bị đứt phanh và gây thiệt hại sẽ khác với người điều
khiển biết xe bị đứt phanh nhưng vẫn cho xe hoạt động với mục đích gây thiệt hại
6


cho người khác. Tuy không thể đánh giá một sự kiện gây thiệt hại của nguồn nguy
hiểm cao độ là hợp pháp hay không, nhưng có thể đánh giá được việc sử dụng, bảo
quản nguồn nguy hiểm cao độ của chủ sở hữu hay người được giao chiếm hữu, sử
dụng là có hay không đúng theo pháp luật. Đó là cơ sở để xác định lỗi và trách
nhiệm bồi thường. Chẳng hạn nếu một người cho người sử dụng xe ô tô khi chưa

có bằng lái gây thiệt hại vì xe bị đứt phanh thì người đó bị coi là có lỗi trong việc
sử dụng và người giao xe cho người đó sẽ có lỗi trong việc giao cho người khác
chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật.
2.1.3. Có mối liên hệ nhân quả giữa thiệt hại và sự kiện gây thiệt hại.
Trong quan hệ giữa thiệt hại và sự kiện gây thiệt hại thì thiệt hại là kết quả, sự
kiện gây thiệt hại của nguồn nguy hiểm cao độ là nguyên nhân. Việc xác định
đúng, có hay không liên hệ nhân quả là tiền đề cho việc áp dụng trách nhiệm bồi
thường thiệt hại. Theo nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin về cặp phạm trù
nguyên nhân kết quả, nguyên nhân là sự tác động qua lại giữa các mặt, các yêu tố
bên trong một sự vật, hiện tượng hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau gây ra
một sự biến đổi nhất định. Kết quả là sự biến đổi đó. Trong đó
- Nguyên nhân luôn là cái có trước và kết quả là cái có sau.
- Một sự vật, hiện tượng không chỉ là nguyên nhân của một kết quả này mà còn
là kết quả của một nguyên nhân khác, có trước. Tương tự, kết quả của một nguyên
nhân còn có thể là nguyên nhân của một kết quả khác. Do đó, khi xác định mối liên
hệ nhân quả giữa sự kiện gây thiệt hại và thiệt hại, cần xem xét trong mối liên hệ
trực tiếp, không xét đến nguyên nhân gián tiếp. Chẳng hạn, ô tô đứt phanh gây tai
nạn giao thông, tai nạn gây ra tắc đường làm chậm trễ công việc của nhiều người.
Khi đó không có mối liên hệ nhân quả trực tiếp giữa việc ô tô đứt phanh với hậu
quả là nhiều người bị chậm trễ công việc. Nếu có thiệt hại do chậm công việc thì
không có bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
7


- Một nguyên nhân có thể gây ra nhiều kết quả và một kết quả có thể gây ra bởi
nhiều nguyên nhân. Do đó khi xác định thiệt hại cần xác định rõ thiệt hại gây ra
cho những ai, mức độ của từng người và gây ra bởi những ai, mức độ từng người
ra sao. Từ đó ta mới xác định được có hay không liên đới quyền, nghĩa vụ bồi
thường thiệt hại.
2.1.4. Lỗi.

Khác với trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung, nguyên
tắc đảm bảo yểu tố lỗi trong bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây
ra đã được loại trừ. Theo khoản 3, điều 623 thì khi chủ sở hữu nguồn nguy hiểm
cao độ không có lỗi vẫn phải bồi thường trừ trường hợp do pháp luật qui định. Cụ
thể, theo quy định tại khoản 3 điều 623 BLDS và nghị quyết 03/2006 thì về nguyên
tắc, chủ sở hữu, người được giao chiếm hữu, sử dụng hợp pháp nguồn nguy hiểm
cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra cả khi không
có lỗi, trừ những trường hợp sau:
+ Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi có ý của người bị thiệt hại. Ta cần nhận rõ,
lỗi trong trường hợp này là lỗi đối với hậu quả xảy ra. Bởi trên thực tiễn lỗi cố ý
hoàn toàn của hành vi chưa hẳn là cố ý hoàn toàn đối với hậu quả.
Ví dụ: Xe ô tô đang tham gia giao thông theo đúng quy định của pháp luật, thì bất
ngờ có người lao vào xe để tự tử và hậu quả là người này bị thương nặng hoặc bị
chết. Trong trường hợp này, chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu,
sử dụng hợp pháp xe ô tô đó không phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm
cao độ gây ra.
+ Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ
trường hợp pháp luật có quy định khác. Đây là quy định tại điểm b, khoản 3 điều
623 BLDS.

8


2.2. Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Nhìn chung, năng lực chủ thể trong quan hệ trách nhiệm bồi thường thiệt hại do
nguồn nguy hiểm cao độ gây ra giống với năng lực chủ thể trong quan hệ trách
nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung. Cụ thể, các loại chủ thể có
thể tham gia vào quan hệ bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
bao gồm:
- Người từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ phải tự bồi

thường thiệt hại khi họ là chủ sở hữu hoặc là người được giao chiếm hữu, sử dụng
nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại.
- Người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi phải dùng tài sản của mình đề bồi
thường trước, cha mẹ chịu trách nhiệm bổ sung phần còn thiếu.
- Người dưới 15 tuổi khi sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ mà có thiệt hại gây
ra bởi nguồn nguy hiểm cao độ đó thì cha mẹ phải lấy tài sản của mình để bồi
thường, nếu không đủ sẽ lấy tài sản của con bù.
2.3. Xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây
ra.
2.3.1. Xác định thiệt hại.
Thiệt hại là điều kiện quan trọng làm phát sinh nghĩa vụ bồi thường. Do đó, vấn
đề đầu tiên khi xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao
độ gây ra là phải tính được một cách chính xác toàn bộ thiệt hại là bao nhiêu, từ đó
làm cơ sở ấn định mức bồi thường. Những thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ
gây ra chỉ có thể là bề tài sản, về sức khỏe, về tính mạng và tổn thất tinh thần do
sức khỏe, tính mạng bị xâm phạm.

9


2.3.1.1 Thiệt hại về tài sản.
Theo điều 608 BLDS thì thiệt hại về tài sản bao gồm tài sản bị mất, bị hủy hoại,
bị hư hỏng, lợi ích gắn liền với việc sử dụng khai thác tài sản, chi phí hợp lý để
ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại. Khi xác định và quy ra tiền cần chú ý:
- Tài sản bị mất sẽ được đền bù theo thời giá thị trường tại thời điểm tài sản bị
mất sau khi đã xem xét đến tình trạng (cũ, mới, hao mòn).
- Tài sản bị hư hỏng là tài sản bị mất một số chức năng. Khoản tiền đền bù sẽ là
chi phí hợp lý để phục hồi các chức năng đó.
- Tài sản bị hủy hoại là tài sản không thể phục hồi chức năng ban đầu. Nếu tài
sản bị hủy hoại là vật cùng loại, khoản đền bù có thể là chính vật cùng loại với tài

sản đó hoặc số tiền tương ứng với giá trị của nó. Nếu là vật đặc định, hai bên sẽ
thỏa thuận để bồi thường.
- Lợi ích gắn liền với việc khai thác tài sản.
- Hoa lợi, lợi tức chắc chắn thu được nếu không có thiệt hại xảy ra và những chi
phí cần thiệt khác để khắc phục thiệt hại.
2.3.1.2. Thiệt hại về sức khỏe.
a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng
bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại bao gồm: tiền thuê phương tiện đưa người
bị thiệt hại đi cấp cứu tại cơ sở y tế; tiền thuốc và tiền mua các thiết bị y tế, chi phí
chiếu, chụp X quang, chụp cắt lớp, siêu âm, xét nghiệm, mổ, truyền máu, vật lý trị
liệu... theo chỉ định của bác sỹ; tiền viện phí; tiền mua thuốc bổ, tiếp đạm, tiền bồi
dưỡng phục hồi sức khoẻ cho người bị thiệt hại theo chỉ định của bác sỹ; các chi
phí thực tế, cần thiết khác cho người bị thiệt hại (nếu có) và các chi phí cho việc
lắp chân giả, tay giả, mắt giả, mua xe lăn, xe đẩy, nạng chống và khắc phục thẩm
mỹ... để hỗ trợ hoặc thay thế một phần chức năng của cơ thể bị mất hoặc bị giảm
sút của người bị thiệt hại (nếu có).
10


b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại: Nếu trước khi
sức khoẻ bị xâm phạm người bị thiệt hại có thu nhập thực tế, nhưng do sức khoẻ bị
xâm phạm họ phải đi điều trị và do đó khoản thu nhập thực tế của họ bị mất hoặc
bị giảm sút, thì họ được bồi thường khoản thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút
đó.
c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị
thiệt hại trong thời gian điều trị bao gồm:
- Chi phí hợp lý cho người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị bao
gồm: tiền tàu, xe đi lại, tiền thuê nhà trọ theo giá trung bình ở địa phương nơi thực
hiện việc chi phí (nếu có) cho một trong những người chăm sóc cho người bị thiệt
hại trong thời gian điều trị do cần thiết hoặc theo yêu cầu của cơ sở y tế.

- Thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian
điều trị được xác định như sau:
+ Nếu người chăm sóc người bị thiệt hại có thu nhập thực tế ổn định từ tiền
lương trong biên chế, tiền công từ hợp đồng lao động thì căn cứ vào mức lương,
tiền công của tháng liền kề trước khi người đó phải đi chăm sóc người bị thiệt hại
nhân với thời gian chăm sóc để xác định khoản thu nhập thực tế bị mất.
+ Nếu người chăm sóc người bị thiệt hại có làm việc và hàng tháng có thu nhập
ổn định, nhưng có mức thu nhập khác nhau thì lấy mức thu nhập trung bình của 6
tháng liền kề (nếu chưa đủ 6 tháng thì của tất cả các tháng) trước khi người đó phải
đi chăm sóc người bị thiệt hại nhân với thời gian chăm sóc để xác định khoản thu
nhập thực tế bị mất.
+ Nếu người chăm sóc người bị thiệt hại không có việc làm hoặc có tháng làm
việc, có tháng không và do đó không có thu nhập ổn định thì được hưởng tiền công
chăm sóc bằng mức tiền công trung bình trả cho người chăm sóc người tàn tật tại
địa phương nơi người bị thiệt hại cư trú.
11


+ Nếu trong thời gian chăm sóc người bị thiệt hại, người chăm sóc vẫn được cơ
quan, người sử dụng lao động trả lương, trả tiền công lao động theo quy định của
pháp luật lao động, bảo hiểm xã hội thì họ không bị mất thu nhập thực tế và do đó
không được bồi thường.
2.3.1.3. Thiệt hại về tính mạng.
- Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng chăm sóc người bị thiệt hại trước
khi chết .
- Chi phí hợp lý cho việc mai táng bao gồm: các khoản tiền mua quan tài, các vật
dụng cần thiết cho việc khâm liệm, khăn tang, hương, nến, hoa, thuê xe tang và các
khoản chi khác phục vụ cho việc chôn cất hoặc hoả táng nạn nhân theo thông lệ
chung. Không chấp nhận yêu cầu bồi thường chi phí cúng tế, lễ bái, ăn uống, xây
mộ, bốc mộ...

- Khoản tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp
dưỡng trước khi chết.
2.3.1.4. Tổn thất tinh thần khi người bị thiệt hại chết hoặc tổn hại sức khỏe.
Trước hết, những tổn thất về mặt tinh thần sẽ được các bên tự thỏa thuận, nếu
không thỏa thuận được sẽ áp dụng như sau:
- Tổn thất tinh thần do người bị thiệt hại bị tổn hại sức khỏe: không quá 30 tháng
lương cơ bản do nhà nước quy định.
- Tổn thất tinh thần cho gia đình, người thân khi người bị thiệt hại chết: không
quá 60 tháng lương cơ bản do nhà nước quy định.
2.3.2. Xác định chủ thể bồi thường thiệt hại.
- Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy
hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Chủ sở
hữu đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ là đang thực hiện mọi hành
vi theo ý chí của mình để nắm giữ, quản lý nguồn nguy hiểm cao độ, nhưng không
12


được trái pháp luật, đạo đức xã hội; khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ
nguồn nguy hiểm cao độ.
- Người được chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ giao chiếm hữu, sử dụng
nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng quy định của pháp luật phải bồi thường thiệt
hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, trừ trường hợp giữa chủ sở hữu và người
được giao chiếm hữu, sử dụng có thoả thuận khác không trái pháp luật, đạo đức xã
hội hoặc không nhằm trốn tránh việc bồi thường. Đó có thể là thỏa thuận liên đới
chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
- Trong trường hợp chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ giao cho người khác
chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ không theo đúng quy định của pháp
luật mà gây thiệt hại, thì chủ sở hữu phải bồi thường thiệt hại.
- Người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi
thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, nếu chủ sở hữu, người được

chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng hợp pháp không có lỗi trong việc để nguồn
nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật (đã tuân thủ các quy định
về bảo quản, trông giữ, vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng
các quy định của pháp luật).
Nếu chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng hợp pháp có lỗi
trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật (không
tuân thủ hoặc tuân thủ không đầy đủ các quy định về bảo quản, trông giữ, vận
chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo quy định của pháp luật) thì phải liên
đới cùng với người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật bồi thường thiệt hại do
nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
- Nếu chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ đã giao nguồn nguy hiểm cao độ cho
người khác mà gây thiệt hại thì phải xác định trong trường hợp cụ thể đó người

13


được giao nguồn nguy hiểm cao độ có phải là người chiếm hữu, sử dụng nguồn
nguy hiểm cao độ hay không để xác định ai có trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
2.3.3. Thời hạn được bồi thường.
Trong luật dân sự Việt Nam, vấn đề thời hạn được bồi thường chỉ được đặt ra
trong trường hợp bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm. Do
vậy, trong trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ gây ra thiệt hại về tính mạng, sức
khỏe thì việc tính thời hạn bồi thường sẽ được áp dụng theo quy định tại điều 612
BLDS. Cụ thể là :
«1 . Trong trường hợp người bị thiệt hại mất hoàn toàn khả năng lao động thì
người bị thiệt hại được hưởng bồi thường cho đến khi chết.
2. Trong trường hợp người bị thiệt hại chết thì những người mà người này có
nghĩa vụ cấp dưỡng khi còn sống được hưởng tiền cấp dưỡng trong thời hạn sau
đây:
a) Người chưa thành niên hoặc người đã thành thai là con của người chết và còn

sống sau khi sinh ra được hưởng tiền cấp dưỡng cho đến khi đủ mười tám tuổi, trừ
trường hợp người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi đã tham gia lao
động và có thu nhập đủ nuôi sống bản thân;
b) Người đã thành niên nhưng không có khả năng lao động được hưởng tiền cấp
dưỡng cho đến khi chết.»
3. Một số vấn đề thực tiễn liên quan đến trách nhiệm bồi thường do nguồn nguy
hiểm cao độ gây ra.
- Trước hết là vấn đề xác định nguồn nguy hiểm cao độ. Đây là vấn đề rất quan
trọng, liên quan trực tiếp đến việc có hay không áp dụng quy định của pháp luật về
bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Điển hình trong tình huống
có thật sau đây:

14


Chị Hoàng Thị N (giấu tên, 16 tuổi) đi nạo hút thai tại một cơ sở y tế huyện Từ
Liêm, Hà Nội. Sau khi y tá Chu Thị K (giấu tên) tiêm thuốc atropin, chị N co giật
và chết. Cô Cao Thị Thanh V đã làm đơn kiện đòi cơ sở ý tế đó bồi thường thiệt
hại về tính mạng do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Sau đó, cơ quan pháp y giám
định N chết vì nguyên nhân là sốc thuốc phản vệ không phục hồi được do atropin.
Tòa án nhân dân huyện Từ Liêm đã ra quyết định cơ sở y tế đó không phải bồi
thường vì thuốc atropin không phải nguồn nguy hiểm cao độ vì đó là thuốc tân
dược, có công dụng điều trị bệnh nhân chứ không phải thuốc độc.
- Một vấn đề nữa thuộc về chủ thể bồi thường thiệt hại. Trên nguyên tắc, nếu
nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại sau khi đã được chủ sở hữu giao cho người
khác chiếm hữu, sử dụng thì người được giao sẽ phải bồi thường thiệt hại. Tuy
nhiên, trong trường hợp chủ sở hữu giao cho người khác sử dụng bằng một hợp
đồng thuê thì vẫn phải liên đới chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Điển hình là
vụ chiếc xe bị lũ cuốn ở Hà Tĩnh ngày 18/10. Trong vụ này, dù chủ xe đã giao xe
cho tài xế Trần Văn Trường điều khiển nhưng vẫn được coi là đang sử dụng chiếc

xe thông qua việc kinh doanh và thu tiền. Do đó, khi xe xảy ra tai nạn, chủ xe phải
chịu trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại. Và cụ thể, vì xe đã được mua bảo
hiểm của công ti bảo hiểm Bảo Việt. Do đó, Công ty Bảo Việt phải cùng chịu trách
nhiệm với chủ xe. Bước đầu, chi nhánh Bảo Việt tại Đắc Lăk đã chi trả 25 triệu
cho gia đình mỗi người bị hại.
Ngoài ra còn có một vụ việc khác: 21g15 ngày 16/6/2007, anh Trần Hữu Cường
(26 tuổi, ở thôn Mỹ Hòa, xã Hòa Hiệp Bắc, huyện Đông Hòa) điều khiển xe máy
chở vợ là Lương Thị Qui đi trên đường Nguyễn Văn Linh, phường Phú Lâm (TP
Tuy Hòa). Do vừa chạy xe vừa mải mê nói chuyện với vợ, nên xe máy của anh
Cường lấn sang phần đường bên trái, tông vào xe máy do anh Phạm Hồng Ngà (26
tuổi, ở thôn Phước Lộc, xã Hòa Thành, huyện Đông Hòa) đang lưu hành ngược
chiều. Vụ tai nạn khiến cho anh Ngà bị thương tích nặng, mù hai mắt, tỉ lệ thương
15


tật do Tổ chức Giám định pháp y tỉnh Phú Yên kết luận là 97%. Sau khi khám
nghiệm điều tra tại hiện trường, Công an TP Tuy Hòa xác định nguyên nhân vụ tai
nạn hoàn toàn do lỗi của anh Trần Hữu Cường. Do đó, anh Cường bị truy tố, xét
xử về tội vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện đường bộ.
Do người bị hại trong vụ tai nạn giao thông này là công nhân hàn gò bậc 3/7,
đang làm việc tại Công ty Công nghiệp tàu thủy Phú Yên với mức lương mỗi tháng
1.247.000 đồng, nên ngoài việc yêu cầu bồi thường chi phí điều trị thương tích cho
nạn nhân tại các bệnh viện, vợ anh Ngà là chị Nguyễn Thị Tính còn yêu cầu bồi
thường các khoản mất thu nhập của nạn nhân trong thời gian nằm viện, tiền công
chăm sóc người bệnh, tiền tổn thất tinh thần, chi phí tái phẫu thuật tại TP Hồ Chí
Minh với tổng cộng hơn 104 triệu đồng. Ngoài các khoản nêu trên, đại diện bị hại
còn yêu cầu người gây tai nạn và người có trách nhiệm liên đới phải bồi thường
theo mức thu nhập tiền lương mỗi tháng anh Ngà đang hưởng 1.247.000 đồng và
tiền công người chăm sóc mỗi tháng 800.000 đồng cho đến khi nạn nhân qua đời.
Trước khi cấp sơ thẩm đưa vụ án ra xét xử, luật sư bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho

người bị hại đã gửi văn bản đề xuất tòa án triệu tập đại diện công ty bảo hiểm (Bảo
Việt Phú Yên) tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền, nghĩa vụ liên quan,
vì chiếc xe máy gây ra tai nạn thuộc sở hữu của ông Trần Ngọc Ẩn đã được Bảo
Việt Phú Yên cấp giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự còn hiệu lực. Đề
nghị của luật sư không được đáp ứng.
Theo đó, bản án sơ thẩm số 57/2008/HSST ngày 16/6/2008 của TAND TP Tuy
Hòa xử phạt bị cáo Trần Hữu Cường 9 tháng tù. Về dân sự, buộc Cường bồi
thường cho anh Ngà hơn 104 triệu đồng thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây
ra; bồi thường mức thu nhập tiền lương cho anh Ngà mỗi tháng 1.247.000 đồng,
tiền công người chăm sóc anh Ngà mỗi tháng 800.000 đồng kể từ khi bản án có
hiệu lực pháp luật cho đến khi anh Ngà chết. Không bằng lòng với phán quyết của
cấp sơ thẩm về phần dân sự, nên đại diện bị hại là chị Nguyễn Thị Tính kháng cáo
16


đề nghị cấp phúc thẩm xét xử lại vụ án, buộc ông Trần Ngọc Ẩn phải có trách
nhiệm liên đới, cùng với anh Trần Hữu Cường bồi thường tất cả các khoản thiệt
hại, mức thu nhập tiền lương, tiền công chăm sóc anh Ngà cho đến khi nạn nhân
qua đời.
Sau đó, TAND tỉnh Phú Yên đã tuyên bố hủy phần sơ thẩm của bản án này và
giao hồ sơ cho TAND thành phố Tuy Hòa xét xử lại. Theo đó, Tòa cho rằng cấp sơ
thẩm xác định tư cách tham gia tố tụng của ông Trần Ngọc Ẩn và vợ của người bị
hại (chị Nguyễn Thị Tính) là người có quyền, nghĩa vụ liên quan là chưa đúng.
Theo TAND tỉnh Phú Yên, ông Ẩn là chủ sở hữu chiếc xe máy gây ra tai nạn nên
cần xác định là bị đơn dân sự. Mặt khác, người bị hại đã mù hai mắt, thương tật
97% nên cần xác định chị Tính là đại diện hợp pháp cho người bị hại.

Phần kết luận.
Trong đời sống thực tế có rất nhiều vật mà tự bản thân nó đã có thể mang theo
khả năng gây thiệt hại cho thế giới xung quanh, một trong số đó là nguồn nguy

hiểm cao độ. Mặc dù chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao
độ đã áp dụng các biện pháp phòng ngừa nhưng không thể kiểm soát một cách
tuyệt đối khả năng gây thiệt hại của chúng. Do vậy, BLDS đã quy định trách nhiệm
bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Những quy định này
không những thắt chặt thêm nghĩa vụ sử dụng, bảo quản an toàn nguồn nguy hiểm
cao độ của chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng mà còn giúp bảo vệ lợi ích cho
những người không may mắn trở thành nạn nhân của những nguồn nguy hiểm cao
độ này.

17


Danh mục tài liệu tham khảo:
1. Trường đại học Luật Hà Nôi, Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam, module 2, Nxb
CAND, Hà Nội, 2007.
2. Ts. Lê Đình Nghị (Chủ biên), Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam, tập 2, Nxb
Giáo dục, Hà Nội, 2009.
3. Bộ Luật Dân sự 2005.
4. Nghị quyết 03/2006 Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
5. Lê Phước Ngưỡng, “Tìm hiểu về trách nhiệm bồi thường thiệt hịa do nguồn
nguy hiểm cao độ gây ra”, Tạp chí kiểm sát, số 1/2005.
6. Ts Lê Đình Nghị, Bàn về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm
cao độ gây ra.

18



×