Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

MỘT SỐ Ý KIẾN ĐÓNG GÓP NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TIN HỌC VÀ TRẮC ĐỊA BẢN ĐỒ SÔNG CHÂU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93 KB, 6 trang )

MỘT SỐ Ý KIẾN ĐÓNG GÓP NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN BÁN
HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
TIN HỌC VÀ TRẮC ĐỊA BẢN ĐỒ SÔNG CHÂU
I. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN
HÀNG TẠI CÔNG TY
Qua thời gian tìm hiểu tại Công ty cổ phần tin học và trắc địa bản đồ
Sông Châu trên cơ sở xem xét đánh giá và phân tích một số chỉ tiêu kinh tế cụ
thể em nhận thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đã đạt được
những kết quả khả quan và có xu hướng phát triển theo chiều hướng tốt.
Trong những năm qua công ty đã có những bước đi vững chắc và đạt
được những thành tựu đáng khích lệ. Công ty đã khẳng định được vị trí, tầm
quan trọng của mình và vươn lên cùng với nền kinh tế chung của đất nước.
Như ta đã biết trình độ tổ chức và bộ máy quản lý của các doanh nghiệp
là thể hiện thế mạnh về nội lực của mỗi doanh nghiệp. Công ty cổ phần tin học
và trắc địa bản đồ Sông Châu đã có 1 ban Giám đốc năng động, nhạy bén và tận
tuỵ với công việc, hết lòng vì sự phát triển của công ty cùng với cơ cấu tổ chức
bộ máy quản lý được tinh giảm và gọn nhẹ. Hầu hết các cán bộ nhân viên trong
công ty đều có trình độ Đại học (phần lớn là kỹ sư tin học, kỹ sư điện tử viễn
thông, kỹ sư điện , kỹ sư cơ khí đã tốt nghiệp các trường Đại học Bách Khoa,
Giao thông, Tổng hợp, Xây dựng...).
Công ty có một nguồn nhân lực được đào tạo bài bản và được sắp xếp
công việc khá phù hợp nên đã phát huy được hiệu quả cao trong công việc.
1. Ưu điểm:
Qua thời gian làm việc và thực tế tìm hiểu tình hình hạch toán Công ty
cổ phần tin học và trắc địa bản đồ Sông Châu, em nhận thấy nhìn chung công
tác hạch toán ở công ty được tiến hành có nề nếp, chấp hành đúng các quy
định, chế độ kế toán của Bộ tài chính ban hành. Những phép tính toán, các
chỉ tiêu kinh tế giữa kế toán và các bộ phận có liên quan, đảm bảo tính thống
nhất về phạm vi số liệu ghi chép trên sổ sách kế toán rõ ràng phản ánh chính
xác tình hình hiện có, tình hình nhập – xuất – tồn kho của nguyên vật liệu.
-Về tổ chức bộ máy kế toán:


Công ty đã xây dựng bộ máy kế toán gọn nhẹ, tổ chức tương đối hoàn
chỉnh với đội ngũ nhân viên kế toán có trình độ nghiệp vụ chuyên môn vững
vàng, được sự phân công nhiệm vụ rõ ràng. Mỗi nhân viên trong phòng kế
toán tại công ty được phân công một mảng công việc nhất định trong chuỗi
mắt xích công việc chung. Chính sự phân công trách nhiệm rõ ràng trong
công tác kế toán đã tạo ra sự chuyên môn hoá trong công tác kế toán, tránh
chồng chéo trong công việc từ đó nâng cao hiệu quả của công tác kế toán
cũng như công tác quản lý tài chính của công ty.
-Về sổ sách kế toán:
Phần lớn công tác kế toán được thực hiện bằng máy tính cho nên gần
như toàn bộ sổ sách của công ty được lưu trữ trên máy tính, do vậy giảm bớt
khối lượng tính toán rất nhiều, giúp cho kế toán lập báo cáo tài chính
nhanhchóng , thuận tiện và chính xác. Mặt khác, để bảo toàn dữ liệu và phục
vụ cho công tác kiểm tra, đối chiếu và tránh lệ thuộc hoàn toàn vào máy tính
đề phòng có rủi ro xáy ra, cuối kỳ công ty còn cho in từ máy tính các loại sổ
sách để lưu trữ số liệu song song cùng máy tính. Điều này chứng tỏ công ty
rất thận trọng trong công tác bảo quản và lưu giữ sổ sách theo đúng như chế
độ ban hành.
-Về chứng từ và luân chuyển chứng từ:
Công ty dang sử dụng rất nhiều các loại chứng từ khác nhau theo như
tiêu chuẩn Nhà nước qui định để phục vụ cho việc hạch toán được rõ ràng,
chính xác từ đó nâng cao tính kiểm tra, kiểm soát trong nội bộ công ty. Kế
toán thực hiện rất nghiêm túc việc lập và luân chuyển chứng từ theo quy định
để đảm bảo cho tín khách quan và tuân thủ của chứng từ. Chứng từ được lưu
trữ một cách khoa học, ngăn lắp tạo điều kiện thuận lợi cho việc tìm kiếm và
bảo quản.
-Về kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng :
Công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty đảm bảo
được ghi chép, phản ánh đầy đủ trên các sổ sách từ đó giúp cho việc xác định
kết quả kinh doanh được thực hiện nhanh chóng và chính xác. Công tác kế toán

bán hàngđược tuân thủ nghiêm nghặt từ khâu kí kết hợp đồng cho tới khi thanh
lý hợp đồng và hach toán doanh thu, giá vốn. Việc tập hợp chi phí quản lý
doanh nghiệp và chi phí bán hàng được tiến hành thường xuyên và đầy đủ, cuối
kỳ được kết chuyển để xác định kết quả tiêu thụ.
Tuy nhiên để phù hợp với sự biến động của kinh tế, chế độ kế toán cũng
thường xuyên được thay đổi do đó công tác kế toán xảy ra những tồn tại là
điều không thể tránh khỏi.
2. Những tồn tại trong công tác kế toán:
Về hệ thống sử dụng sổ kế toán: Hiện nay công ty đang vận dụng hệ
thống sổ sách kế toán theo hình thức “chứng từ ghi sổ”. Tuy nhiên trong hình
thức kế toán này công ty lại không sử dụng “sổ đăng ký chứng từ ghi sổ”, khi
lập BCTC thì căn cứ vào bảng tổng hợp chi tiết sau khi đã đối chiếu số liệu với
sổ cái và bảng cân đối phát sinh. Như vậy ta thấy cơ sở và số liệu của kế toán
khi vào báo cáo tài chính là chưa được chặt chẽ lắm. Đáng lẽ kế toán phải đối
chiếu số liệu giữa bảng cân đối số phát sinh với sổ đăng ký chứng từ ghi sổ rồi
mới vào báo cáo tài chính. Việc ghi sổ sách như trên là chưa lôgíc.
Việc sử dụng tài khoản kế toán: Như theo quy định của Bộ tài chính ban
hành về hệ thống tài khoản kế toán nói chung và với từng phần hành kế toán nói
riêng để phản ánh tình hình vật tư hàng hoá đã mua nhưng cuối tháng chưa về
nhập kho hoặc đã về nhưng đang làm thủ tục nhập kho, trong trường hợp như
vậy kế toán sẽ tiến hành hạch toán vào TK 151 nhưng ở công ty kế toán vật ta
lại không sử dụng vào tài khoản này. Đây là vấn đề cần phải khắc phục để tránh
trường hợp phải lưu chứng từ sang tháng sau mới hạch toán, dễ xảy ra trường
hợp nhầm lẫn, số liệu không chính xác.
II. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
- Mặc dù công ty áp dụng hình thức kế toán chứng từ ghi sổ nhưng công ty
lại không sử dụng “Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ”. Vậy Công ty nên sử dụng “sổ
đăng ký chứng từ ghi sổ” để việc hạch toán theo phương pháp chứng từ ghi sổ
được đúng trình tự để tiện cho việc theo dõi liên tục sự biến động của NVL, vốn
bằng tiền TSCĐ….hàng ngày để có đủ căn cứ chặt chẽ lôgíc khi vào báo cáo tài

chính.
Để tránh tình trạng công việc bị ứ đọng vào cuối tháng trong khi đầu tháng
kế toán lại nhàn rỗi. Theo em khi nhận chứng từ gốc của thủ kho đưa lên, kế
toán nên ghi ngay vào “chứng từ ghi sổ” và sau đó ghi vào sổ đăng ký chứng từ
ghi sổ và các sổ sách hạch toán chi tiết khác. Tránh tình trạng thất lạc chứng từ
và trong trường hợp đột xuất khi có yêu cầu của công tác quản lý đòi hỏi về 1
loại vật tư nào đó hoặc khi có kiểm kê bất thường sẽ cung cấp thông tin nhanh
chóng.
Tóm lại: Trong từng giai đoạn phát triển phù hợp với quy mô sản xuất, yêu
cầu quản lý và hạch toán đúng chế độ kế toán quy định, công ty nên nhìn nhận
và đánh giá một cách chính xác và có biện pháp cụ thể để giải quyết những tồn
tại của công ty.
III. PHƯƠNG HƯỚNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ KẾ TOÁN BÁN HÀNG:
Với thành tựu đã đạt được trong thời gian qua đã phản ánh một cách trung
thực nhất những cố gắng, nỗ lực của toàn thể cán bộ trong công ty, từng bước
khắc phục những khó khăn, hạn chế để từng bước thúc đẩy công ty phát triển.
Để nâng cao hơn nữa năng lực cũng như hiệu quả hoạt động kinh doanh, bảo
đảm kinh doanh có lãi và tăng trưởng nhanh chóng trong nền kinh tể thị trường.
Muốn vậy Công ty sẽ phải tập trung cải tiến và nâng cao hiệu quả trên mọi mặt
trong đó có công tác kế toán. Công tác kế toán lúc này lại càng cần phải nâng
cao hơn nữa để có thể đảm bảo cung cấp thông tin được nhanh chóng, chính xác
và kịp thời để giúp cho các nhaf quản trị có thể ra được những quyết định chính
xác hơn dựa trên số liệu kế toán cung cấp. Nhu cầu về thông tin báo cáo tài
chính cũng là nhân tố thúc đẩy việc khắc phục những điểm còn hạn chế từ đó
hoàn thiện công tác hạch toán nâng cao hơn nữa những hiệu quả trên mọi mặt
và từng bước đáp ứng những yêu cầu mới đặt ra.
• Hoàn thiện hạch toán tiêu thụ
Là một doanh nghiệp chuyên cung cấp các sản phẩm phục vụ cho ngành
viễn thông, bưu điện và nhu cầu tiêu dùng của nhân dân cho nên các
nghiệp vụ bán hàng của công ty phát sinh liên tục và có giá trị lớn. Để ghi

nhận doanh thu, kế toán sử dụng “Nhật ký quỹ”(thanh toán ngay) và “sổ
chi tiết TK131, TK136 (thanh toán chậm). Có thể nhận thấy rằng kế toán
chưa có sự đối chiếu thường xuyên về doanh thu trên các loại sổ chi tiết
khác nhau, mặc dù đây là phần hành dễ xảy ra sai sót. Để khắc phục nhược
điểm này, kế toán nên sử dụng “Sổ chi tiết bán hàng” trong việc kế toán
bán hàng và xác định kết quả bán hàng. “Sổ chi tiết bán hàng” được mở
cho từng loại hàng hoá đã bán, sđược khách hàng thanh toán ngay hoặc
chấp nhận thanh toán.
Số liệu “Cộng phát sinh” và “Doanh thu thuần” trên “Sổ chi tiết bán
hàng” có thể đối chiếu với số liệu trên TK511, 521

×